Tiểu luận môn tiếng việt nâng cao (10)

20 0 0
Tiểu luận môn tiếng việt nâng cao (10)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO ( PHẦN NÓI ) Đề tài: VIẾT BÀI VĂN KỸ NĂNG NÓI 5 BÀI MỤC LỤC I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1 1 Về 01 nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào: Lễ hội đua thuyền truyền thống 1 2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào – Văn hóa ẩm thực 2 3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? .3 4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam .4 5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn 5 I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1.Về 01 nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào: Lễ hội đua thuyền truyền thống Một trong những lễ hội lớn và quan trọng trong văn hóa Lào, là lễ hội đua thuyền truyền thống trong tiếng Lào gọi là Boun Suang Huea, là một trong những lễ hội lâu đời và lớn tại Lào Lễ hội đua truyền thống của đất nước tôi được tổ chức hằng năm vào cuối mùa chay (Ok Phansa), tính theo Phật lịch Lào là ngày rằm tháng 11 Đêm trước của lễ hội đua thuyền còn có lễ hội thả đèn hoa đăng, nhưng thu hút sự chú ý hơn cả vẫn là lễ hội đua thuyền, do đây là hoạt động mang tính tổ chức cao, thi đấu thể thao, thể hiện ý chí chế ngự thiên nhiên và nét đẹp của người dân vùng sông nước Hàng nghìn người dân Lào đã tham dự lễ hội đua thuyền, trong đó có không ít là du khách nước ngoài Sau hai ngày tranh tài với ba loại thuyền, trong đó đua thuyền truyền thống được tổ chức thành hai bảng với các tay chèo nam và nữ riêng biệt Tuy nhiên trong năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 không khí tổ chức đua thuyền không nhộn nhịp như mọi năm Thường thì các địa phương ở Lào có các con sông lớn chảy qua mới tổ chức lễ hội đua thuyền và tổ chức vào những thời điểm khác nhau Một số địa điểm tổ chức lễ hội luôn thu hút được đông đảo người tham gia như: thủ đô Vientiane, Luangprabang, Xayyaboury Trong đó, Xayyaboury, thủ đô Vientiane đã tổ chức lễ hội trong không khí cổ vũ sôi động của hàng nghìn người dân tham gia Lễ hội đua thuyền truyền thống của Lào được xem như là một mốc khởi động cho sự vui chơi giải trí, lập gia đình, làm nhà của người dân Lào Lễ hội đua thuyền truyền thống là tập quán đã có từ hàng trăm năm, thể hiện tâm linh, bản sắc văn hóa và tinh thần thể thao của dân tộc Lào, lễ hội Boun Suang Huea được tổ chức hàng năm nhằm tạ ơn trời đất, tạ ơn Mẹ nước đã phù hộ cho nông dân Lào một vụ mùa thuận lợi và bội thu; tạ ơn Thần rắn Naga - vật 1 tổ, thủy thần của người Lào đã cho mưa thuận gió hòa để người dân được sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời cũng để duy trì và phát huy những phong tục tập quán đẹp đẽ của người dân Lào 2.Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào – Văn hóa ẩm thực Người Lào tiếp thu văn hóa ẩm thực của các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan, gồm có 3 loại hương vị đặc trưng là cay, chua và ngọt Người Lào học người Việt Nam trong cách nấu món Khausoy, món này giống như nấu phở Tuy nhiên khi về Lào cách chế biến món ăn của người Lào, lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng Nhưng đều có chung là gia vị cay Người Lào ăn gạo nếp là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, các loại ớt tươi, nhiều loại ớt khô rất cay Vị chính trong các món ăn đều có rất nhiều ớt Ớt được chế biến thành nhiều kiểu như: ớt hiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Người Lào học cách làm món nộm đu đủ của Thái Lan, và đến bây giờ món ăn đó là món ăn đặc trưng ở Lào Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ, và có cả loại mắm cho vào Người Lào cũng thích ăn các món ăn từ côn trùng là loại thức ăn giàu đạm giống Campuchia và Thái Lan Sự tiếp thu ẩm thực của Thái Lan vào Lào dựa trên nền tảng có chọn lọc, chúng tôi chế biến các món ăn dựa trên nguyên liệu có sẵn và chế biến theo phong cách của người Lào Và ngày nay, văn hóa ẩm thực nổi tiếng là với các món nướng, điển hình là món cá nướng, cá được làm sạch ruột rồi nhét bào cây sả, ướp muối ớt rồi đem nướng Món nướng của Lào là xúc xích thịt heo được làm từ thịt heo xay nhuyễn, nêm nếm với nhiều loại gia vị khác, có thể là nướng, chiên lên Món ăn này khá giống dồi trường của Việt Nam Nên khi đến Việt Nam tôi rất thích món ăn này 2 Người Lào cũng học người Việt Nam trong cách nấu Khausoy, giống phở nhưng cách chế biến và các nguyên liệu đơn giản hơn Chỉ cần chút thịt lợn xay nhuyễn với tỏi, cà chua và được nêm gia vị Lào là món ăn trở nên hấp dẫn Ẩm thực của Lào được học tập ở các nước láng giếng, từ gia vị cho đến cách chế biến món ăn Điều này là sự tiếp thu văn hóa ẩm thực khiến cho nền ẩm thực văn hóa ẩm thực của quốc gia ngày càng đa dạng hơn 3.Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? Trong vòng 60 năm, diện tích rừng của Lào giảm gần phân nửa theo thống kê năm 2010 Nạn phá rừng ở Lào là một vấn đề môi trường nghiêm trọng, với việc Lào mất rừng để khai thác gỗ hợp pháp và bất hợp pháp Các sản phẩm gỗ khai thác ở Lào bao gồm gỗ tràm, gỗ gụ, thông, gỗ thủy sam, gỗ tếch và các sản phẩm lâm nghiệp khác - benzoin (nhựa), than củi, và Resina Lacca Rừng cũng là một nguồn thực phẩm hoang dã quan trọng, thuốc chữa bệnh thảo dược và gỗ làm nhà, thậm chí vào những năm 90 tiếp tục là một kho dự trữ các sản phẩm thiên nhiên có giá trị cho tiêu dùng phi thương mại Kể từ giữa thập niên 80, việc khai thác gỗ thương mại rộng rãi cho thị trường xuất khẩu đã làm gián đoạn việc thu hái lâm sản truyền thống ở một số địa điểm và góp phần vào nạn phá rừng cực kỳ nhanh trong cả nước Phá rừng là một trong những nguyên nhân chính của sự biến đổi khí hậu Đó là nguồn cácbon điôxít có nguồn gốc từ con người lớn thứ hai chỉ sau việc đốt nhiên liệu hóa thạch Phá rừng và suy thoái rừng đóng góp phát thải khí nhà kính vào không khí thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh học của rừng và sự phân hủy những vật chất thực vật còn lại và đất carbon Nó đã từng chiếm hơn 20% lượng khí thải cácbon điôxít, nhưng hiện giờ chỉ đang ở quanh cột mốc 10% Đến năm 2008, phá rừng chiếm 12% tổng lượng CO2, hoặc 15% nếu bao 3 gồm cả than bùn Những con số này có khả năng đều giảm kể từ đó, do sự tiếp tục gia tăng của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch Hiện nay nền nông nghiệp đốn đốt vẫn còn xảy ra ở Lào, điều đó làm phá huỷ môi trường rừng Các nỗ lực của nhà chức trách đang dần giúp môi trường rừng ở Lào được phục hồi Năm 2020, rừng bao phủ đạt 70% diện tích cả nước, trong đó bao gồm việc phục hồi 6 triệu ha diện tích rừng suy thoái, thực hiện trồng 500 nghìn ha cây công nghiệp và ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép Tuy nhiên, mục tiêu này đã đã không đạt được do Lào đối mặt với nhiều khó khăn Theo thông tin mới nhất Bộ Nông Lâm nghiệp phấn đấu đẩy mạnh hoạt động trồng mới 200.000 ha rừng, bao gồm 160.000 ha cây sản xuất, 40.000 ha cây phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ môi trường, bên cạnh mục tiêu phục hồi 1.8 triệu ha rừng trên phạm vi cả nước Vấn đề bảo vệ môi trường rừng ở Lào vẫn đang là vấn đề khó khăn, nhà nước Lào đang cố gắng ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ những loại cây gỗ quý hiếm, phấn đấu đẩy mạnh hoạt động trồng mới rừng 4.Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam Tôi là cán bộ của Văn phòng hành chính huyện Tôi đã kết hôn và lập gia đình Tôi có vợ và 2 đứa con rất kháu khỉnh Cuộc sống ở Lào của tôi khá bình yên 10 năm trở lại đây, Lào đang không ngừng đổi mới đất nước, đầu tư vào giáo dục đào tạo Nhằm nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, tôi rất vinh dự là cán bộ trẻ được cơ quan cử sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, kiến thức về làm giàu cho quê hương 4 Khoảng thời gian ban đầu tôi học tập và sống ở Việt Nam, thì việc đầu tiên tôi phải làm là học tiếng việt tại Chi hội Trường Hữu nghị T78, Hà Nội Đây là nơi tôi sinh sống suốt 1 năm, tôi được nhận làm con nuôi tại trường, được tham gia sinh sống, sinh hoạt với các bạn và thầy cô người Việt Nam Trong vòng 1 năm học tiếng việt, tôi cảm thấy tiếng việt có nhiều nghĩ, nói đơn giản nhưng khi viết ra nhiều khi tôi viết sai Tiếng Việt rất khó nên tôi chỉ nói được những từ đơn giản Sau đó tôi vào học tại Học viện báo chí và tuyên truyền, tôi được học các môn đại cương và được học môn nói viết tiếng việt Đây là môn học rất có ích để chúng tôi rèn luyện thêm khả năng viết và nói của mình Trong quá trình viết Tiếng Việt, nói tiếng việt thì tôi sai rất nhiều Tôi đã nhờ các bạn Việt Nam đã hỗ trợ tôi, nên gờ tôi đã nghe và nói tiếng việt tốt hơn trước rất nhiều Cô giáo Việt Nam rất xinh, có cách truyền đạt đến sinh viên dễ hiểu Các kiến thức được phân bổ phù hợp giữa lý thuyết và thực hành Em nghĩ rằng 4 năm học tập tại mái trường Học viện tôi mong mình có thể tiếp thu nhiều kiến thức không chỉ là về kiến thức trên trường lớp, còn về môi trường, các quan điểm lãnh đạo phát triển đất nước Việt Nam Để sau khi trở lại Lào tiếp tục công tác, tôi có thể đóng góp ý kiến của mình trong xây dựng các chính sách Thời gian ở Việt Nam trong lúc dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, tôi cảm thấy rất biết ơn cán bộ Việt Nam đã sang Lào hỗ trợ chống dịch Tôi mong tình đoàn kết hợp tác của hai nước mãi gắn kết, để đưa đất nước ngày càng phát triển Tôi cảm thấy biết ơn chính phủ Lào, Đảng và Nhà nước Việt Nam, thầy cô giáo tại Học viện đã giúp đỡ tôi học tập tại đây 5.Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn 5 Ô nhiễm môi trường đô thị là vấn đề nổi cộm trong nhiều năm gần đây và là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu, trong đó các đô thị là khu vực chịu ảnh hưởng về biến đổi khí hậu rõ rệt nhất 10 năm trở lại đây Lào đang không ngừng mở đường cho phát triển kinh tế và hợp tác với nước ngoài Dân số tại các thủ đô, đô thị lớn và mức độ đô thị hóa của Lào diễn ra với tốc độ nhanh, sự phát triển này thể hiện qua quá trình phát triển, mở rộng địa giới đô thị của Thủ đô Vientiane, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhường chỗ cho các hoạt động công nghiệp, thương mại - dịch vụ Thủ đô Vientiane có dân số khoảng 200.000 người, trong khi dân số toàn khu đô thị Vientiane là khoảng 730.000 người (năm 2005) Việc gia tăng dân số trong quá trình đô thị hóa dẫn đến những vấn nạn cho đô thị như: rác thải sinh hoạt, quá tải hạ tầng xã hội - hạ tầng kỹ thuật, và biến đổi khí hậu Trong đó, thời tiết tại thủ đô Vientiane hiện nay bị thay đổi thất thường, đi kèm theo là những trận mưa rất lớn Thông số trên cho thấy, Vientiane dễ bị “tổn thương” do những biến đổi của môi trường, khí hậu Trong những năm trở lại đây, các chuyên gia môi trường chỉ ra rằng Lào đang phải đối mặt với hạn hán và lũ lụt có tần suất nhiều hơn, trong khi thời tiết đang biến đổi nóng hơn và lạnh hơn ở nhiều vùng của đất nước, gây ra ảnh hưởng đến nền nông nghiệp cũng như sức khỏe của người dân Năm 2021, Lào ghi nhận diễn biến thời tiết phức tạp xuất phát từ tình trạng biến đổi khí hậu Trong đó đáng chú ý là việc xuất hiện một đợt mưa tuyết lịch sử tại các huyện biên giới của tỉnh XIeng Khuang tại miền bắc, nơi giáp với một số tỉnh của Việt Nam Tuần qua, một đợt giông lốc xảy ra tại Vientiane và gây ra sương mù cục bộ, điều đã không xảy ra trong nhiều năm qua Hiện tại, Chính phủ Lào đã thiết lập kế hoạch chiến lược hành động khí hậu đến năm 2050 nhằm nỗ lực lồng ghép các biện pháp rủi ro thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và phúc lợi con người vào các chiến lược phát triển quốc gia Nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng nhiều loại cây 6 lương thực trở nên ít dinh dưỡng hơn khi được trồng dưới mức CO2 cao dự kiến vào năm 2050, với lượng protein, sắt và kẽm bị giảm ước tính từ 3 đến 17% Các chuyên gia môi trường dự đoán rằng biến đổi khí hậu có thể xảy ra với tần suất hạn hán và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng ở Lào, với năng suất cây trồng có thể giảm 10% vào năm 2020 và 30% vào năm 2050 Điều này có thể ảnh hưởng thêm đến các biện pháp cải thiện an ninh lương thực mà Lào đang thực hiện Những hiện tượng thời tiết cực đoan, đã làm cho giới quan chức Lào đang phải xem xét đầu tư trở thành đô thị thông minh - đô thị xanh cùng với sự phát triển kinh tế 7 TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO PHẦN 2 ( PHẦN VIẾT ) Đề tài: TÓM TẮT 4 BÀI ĐỌC VÀ VIẾT 4 BÀI VĂN THEO 4 CHỦ ĐỀ MỤC LỤC II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT 1 Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM 1 Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU 2 Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 3 Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội 3 Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào 4 Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào 6 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? .7 II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM Văn hóa không chỉ bao gồm những hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn bao gồm những tri thức, hệ giá trị và phong cách sống của một cộng, đồng dân cư hay một dân tộc Theo dòng chảy thời gian, hội nhập quốc tế về văn hóa xuất phát từ sự giao lưu văn hóa mà lợi ích là làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đây phát triển của mỗi nền văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung Mục tiêu hội nhập quốc tế về văn hóa bao gồm hai quá trình song song: Thứ nhất, tham gia sâu rộng vào các cơ chế hợp tác đa phương và tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành quảng bá, giới thiệu cái hay, cái đẹp, cái đặc biệt của nền văn hóa dân tộc; Thứ hai, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, bao gồm cả những tri thức về khoa học, những ý tưởng về văn hóa và giáo dụ, những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển, từ đó góp phần phát triển đất nước Có thể nói hội nhập quốc tế về văn hóa liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân, và gắn liền với các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế Hội nhập quốc tế về văn hóa cần phải lấy con người làm trung tâm, do toàn dân thực hiện, phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần xây dựng con người có văn hóa Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG Trong bản báo cáo “Môi trường toàn cầu : Vì sự phát triển (GEO-4)”, Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết các nguy cơ chính đe doạ hành tinh chúng ta như biến đổi khí hậu, tốc độ tuyệt chủng của các loài và thách thức của việc cung cấp lương thực cho số dân cư đang ngày càng tăng chỉ là một số trong muôn vàn những vấn đề còn tồn tại, khiến loài người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới 1 Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95% lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cùng với sáng kiến mua bán khí thải và thị trường mua bán khí thải; tăng diện tích đất liền được bảo vệ lên đến gần 12% diện tích Trái Đất Theo các nhà nghiên cứu, nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống của con người vượt quá mức có sẵn hiện nay, nhu cầu môi trường của con người là 21,9 héc ta/người trong khi năng lực sinh thái của Trái Đất chỉ có thể cung cấp trung bình 15,7 ha/người Thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không chỉ bao gồm biến đổi khí hậu, tỉ lệ tuyệt chủng và nghèo đói mà gồm cả những vấn đề do tăng dân số, tăng nhu cầu tiêu dùng của người giàu và sự tuyệt vọng của người nghèo gây ra Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải là ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn câu hóa tư bản chủ Bởi lẽ quá trình đó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản chủ, đặc biệt là các nước tư bản lớn Thông qua quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển phương Tây muốn bắt phần còn lại của thế giới không chỉ khuất phục về kinh tế, chính trị và quân sự, mà còn muốn hạn chế tối đa nét đặc thù của văn hóa phi phương Tây, bởi theo họ, các nền văn hóa này không phù hợp, thậm chí còn xung đột với văn hóa và văn minh phương Tây Báo cáo phát triển người của UNDP năm 1999 đã phác họa một bức tranh khá không bình đẳng giữa các nước, cũng như giữa những tầng lớp người khác nhau 2 Toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ Xét một cách đại thể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiều hơn các nước nghèo Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội Toàn cầu hóa đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn theo nghĩa tất cả chúng ta đều phải chịu ảnh hưởng từ những hành động của nhau, chứ không phải theo nghĩa tất cả chúng ta đều sử dụng những lợi thế của nó và cùng nhau chia sẻ gánh nặng Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Đô thị hóa là một quá trình tất yếu Chính quyền các đô thị phải bắt kịp được sự phát triển của các thành phố, tạo điều kiện để sự phát triển được thực hiện trong tầm kiểm soát Việc tăng dân số thành thị và sự tập trung dân số thành thị, dẫn đến những siêu thành phố sẽ xuất hiện, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, tăng gánh nặng cho dịch vụ công, tình hình tội phạm và người nghèo thành thị ngày càng gia tăng Trong nhiều năm qua, quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái Chính quyền đô thị cần tìm kiếm cách tiếp cận để giải quyết những vấn đề đó chứ không phải tìm các biện pháp ngăn chặn luồng di cư vào đô thị Một trong những biện pháp hạn chế được luồng di cư vào đô thị là chiến lược xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách nông thôn, đô thị 1.Viết bài văn ngắn theo 4 chủ đề sau: Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội 3 Tôi là người Lào được sang Hà Nội học tập Tôi cảm thấy Hà Nội là một thành phố không lớn lắm, nhưng tôi thấy ai sống ở đây đều tự hào khi sống ở Hà Nội Tôi thấy người Hà Nội giới thiệu nổi tiếng với món Phở Hà Nội, Ô mai Hà Nội, bánh Trung Thu Hà Nội… Và tôi được biết người Hà Nội cổ xưa là những người rất thanh lịch và trí thức, sau đó trong quá trình đô thị hóa nhiều người đổ về Hà Nội sinh sống Tôi cảm nhận Hà Nội này có một khi hậu tuyệt vời, không nóng và không lạnh, không quá nắng và cũng không quá mưa Kiến trúc ở Hà Nội có cổ kính, có hiện đại, có nửa cổ kính, nửa hiện đại Ở Hà Nội có đủ các thứ xe cộ, quang gánh, hàng quán la liệt, phong phú, rực rỡ, lộn xộn, ở khắp nơi trên phố phường Chỉ cần di chuyển vài mét là có thể bắt gặp những quán nước trà đá trên vỉa hè Tôi thấy Hà Nội rất nhiều xe máy, luôn kẹt xe vào giờ tan tầm, kẹt xe người ta phải nhăn nhó, nhiều khi tôi thấy họ to tiếng với nhau Nhiều người khác thì lại đi lên vỉa hè, đi vào các ngỏ nhỏ Hà Nội là trung tâm văn hoá và chính trị của cả nước, Hà Nội có vô vàn danh lam thắng cảnh đẹp với những nét đặc sắc riêng thu hút du khách đến thăm quan Và nơi đầu tiên tôi được đến chính là Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm Tôi được một bạn hướng dẫn viên du lịch kể rằng Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm bởi nó gắn liền với sự tích trả gươm thần huyền thoại của vua Lê Lợi cho Rùa Vàng Ngoài ra tôi còn từng thăm quan: Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long – Cột cờ Hà Nội… Tất cả đều rất nguy nga, mang đậm tính lịch sử cho đến ngày nay Dù mới sống ở Hà Nội không lâu nhưng tôi cảm nhận đây là một thành phố có nhịp sống trẻ trung, say sưa, đầy sôi động Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào 4 Quốc gia Lào là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á Lào giáp giới nước Myanmar và Trung Quốc phía Tây Bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía Nam, và Thái Lan ở phía Tây Quốc gia Lào có tiềm năng đáng kể chưa được khai thác để thúc đẩy du lịch hơn nữa, theo báo cáo của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Theo báo cáo, Lào có tổng cộng 2.208 điểm du lịch, trong đó có 1.318 điểm du lịch tự nhiên, 596 điểm du lịch văn hóa và 294 di tích lịch sử Trong đó nổi bật là di sản thế giới, cố đô Luang Prabang, quần thể chùa đá Vatphou Champasak và Cánh đồng Chum ở tỉnh Xieng Khuang Bên cạnh một biểu tượng nổi bật khác của Lào là âm nhạc khèn, đã được Unesco đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Thác nước lớn nhất Đông Nam Á, Khonphapheng trên sông Mekong ở phía Nam tỉnh Champasak, là một trong những điểm tham quan hùng vĩ và thu hút du khách bậc nhất tại Lào Tiềm năng du lịch ở Lào là rất lớn tuy nhiên chưa được khai thác tốt Hơn 21,7 triệu du khách nước ngoài đã đến Lào trong 5 năm qua, từ 2016-2020, tăng 17,7% so với cùng giai đoạn trước đó Để tối đa hóa tiềm năng du lịch của Lào, chính Phủ Lào đã và đang thu hút thêm nguồn đầu tư để cải thiện các địa điểm du lịch và các hoạt động liên quan để thu hút thêm nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước Trong đó đặc biệt là hệ thống đường giao thông tiếp cận khu du lịch quan trọng, mở rộng mạng lưới đường bộ, hàng không hơn nữa và tăng cường thêm nhiều loại hình du lịch mới Mặc dù Lào đã thu hút ngày càng nhiều du khách nước ngoài trong những năm gần đây, các quan chức cho biết các chiến dịch tiếp thị vẫn chưa tiếp cận được nhiều thị trường mục tiêu và các chiến dịch quảng bá du lịch hiện đang được sử dụng không đủ hấp dẫn Trong bối cảnh tăng trưởng nhanh về mọi mặt của ngành du lịch, công tác quản lý du lịch còn nhiều bất cập và việc phát triển các điểm du 5 lịch không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Mặc dù đầu tư vào du lịch không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của ngành, nhưng lĩnh vực này đã có sự tiến bộ về mọi mặt trong giai đoạn 5 năm qua Lĩnh vực lưu trú đã chứng kiến số lượng khách sạn tăng 4%, nhà nghỉ và khu nghỉ dưỡng tăng 3,6% và các công ty lữ hành tăng 9,1% Ngành du lịch đã tạo việc làm cho 1.275 hướng dẫn viên du lịch Ngành du lịch của Lào bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đại dịch Covid-19, khiến lượng du khách nước ngoài giảm mạnh vào năm ngoái Tuy nhiên, Chính phủ Lào đã yêu cầu các cơ quan chức năng lập kế hoạch phục hồi và phát triển ngành du lịch, bất chấp tình hình còn nhiều biến số khó lường Chúng tôi đều mong các quốc gia chung tay đẩy lùi Covid-19 để người dân có cuộc sống bình thường như trước đây Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào Sông Mekong dài hơn 4.900 km, bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông Các ngành kinh tế xung quanh sông Mekong chính là thuỷ điện, nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ Ngoài nguồn tài nguyên nước, lưu vực sông MeKong có tính đa dạng sinh học rất cao, chỉ xếp sau lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ Dòng Mekong trên đất Lào có một loại cá vốn là đặc sản, đó là cá da trơn nước ngọt lớn nhất thế giới Trọng lượng của cá da trơn lớn có thể đạt 300kg, có nghĩa là tương đương một con gấu xám trưởng thành Đất ngập nước vùng sông Mekong có vai trò quan trọng là nguồn sống của người dân địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa và phát triển du lịch Ngoài ra, các vùng đất ngập nước tự nhiên còn mang lại các lợi ích khác như giảm thiểu lũ, trữ nước và làm sạch môi trường 6 Những cánh rừng rộng lớn trong lưu vực sông Mê Công là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động, thực vật, cung cấp vật liệu xây dựng và các sản phẩm ngoài gỗ như thức ăn, dược liệu và các loại khác Sông suối là đường vận chuyển hàng hóa chính trong lưu vực sông Mê Công Trừ khu vực gần thác Khone ở biên giới Lào - Campuchia thì gần như toàn bộ dòng chính sông Mê Công đều có thể đi lại bằng đường thủy Về mặt kỹ thuật, tiềm năng thủy điện của sông Mê Kông có thể lên tới 176.350 – 250.000 MW Thủy điện được kỳ vọng là đòn bẩy kinh tế Cụ thể, tại Lào, việc sử dụng các khoản thu từ thủy điện để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và phát triển xã hội đã được xác định trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các chiến lược quốc gia về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo Hiện nay Lào đã có tới 5 thủy điện được xây dựng tại sông Mekong Và hiện nay tới 80% lượng điện được xuất khẩu sang Thái Lan, Myanmar Còn lại là phục vụ trong nước Sông Mekong cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch đến Lào để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó Sông Mekong đã đem lại cho quốc gia Lào sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào việc xuất khẩu điện Vì vậy có thể nói, sông Mekong có vai trò rất to lớn đối với đất nước Lào Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? CHDCND Lào nằm ở khu vực Ðông – Nam Á, có diện tích 236.800 km2, dân số khoảng 6,9 triệu người, gồm 49 dân tộc và có bốn nhóm ngôn ngữ Phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, dưới sự lãnh đạo chiến lược, tài tình của Ðảng NDCM Lào, nhân dân các dân tộc Lào anh em đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chế độ quân chủ lập hiến, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh nước CHDCND Lào vào ngày 2-12-1975 Ðây là một mốc son chói lọi trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Lào, mở ra một kỷ 7 nguyên phát triển mới cho “đất nước hoa Chăm-pa”, kỷ nguyên của hòa bình, độc lập, tự chủ, thống nhất và thịnh vượng Trên chặng đường 45 năm qua, dù đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, “đất nước Triệu Voi” vẫn đạt những thành tựu đáng khâm phục về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Về kinh tế, Lào là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ASEAN và duy trì mức 7%/năm trong những năm gần đây Về đối ngoại, Lào có quan hệ ngoại giao với 140 quốc gia và hơn 130 đảng chính trị trên thế giới Uy tín và vị thế của Lào ở khu vực và trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Lào đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực vào công tác phòng, chống dịch và đạt được những kết quả quan trọng Tháng 6-2020, Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít tuyên bố, Lào đã chiến thắng trong giai đoạn một chống dịch Covid-19 Những thành tựu đã đạt được là động lực để CHDCND Lào tiếp tục giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Bên cạnh những tác động tích cực, những lợi ích toàn cầu hóa cũng có một số biểu hiện tiêu cực cần được hạn chế toàn cầu hóa làm mai một, xói mòn bản sắc giá trị truyền thống văn hóa địa phương Các hàng hóa xuất khẩu của Lào đang phát triển thường có hàm lượng công nghệ thấp, giá thành rẻ và thường phải nhập thiết bị công nghệ giá cao nên dẫn đến thâm hụt ngoại thương cao Trong quá trình đón nhận vốn viện trợ, đầu tư hợp tác, các nước đang phát triển do thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và không quản lý được tham nhũng, các dự án đầu tư kém hiệu quả dẫn đến nợ nước ngoài càng gia tăng Tuy niên giới quan chức Lào sẽ xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, phát triển đất nước lên tầm cao mới, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới 8 9

Ngày đăng: 07/03/2024, 15:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan