Tiểu luận môn tiếng việt nâng cao (6)

21 0 0
Tiểu luận môn tiếng việt nâng cao (6)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO ( PHẦN NÓI ) Đề tài: VIẾT BÀI VĂN KỸ NĂNG NÓI 5 BÀI MỤC LỤC I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1 1 Nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào – Văn hóa chào hỏi 1 2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào 2 3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? .4 4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang chúng tôic ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam .5 5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn 6 I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1 Nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào – Văn hóa chào hỏi Nếu có dịp tới Lào, các bạn sẽ thấy chúng tôi dùng lời nói, kèm theo cúi đầu và chắp tay chào khi gặp người khác Đối với người Lào, chắp tay kèm theo cúi đầu có nghĩa là lời chào Từ này của chúng tôi thể hiện sự kính trọng, sự khiêm nhường với người khác Với người Lào, cúi đầu đồng thời chắp tay chào là tỏ lòng kính trọng và khiêm nhường, đó cũng là hai phẩm chất được đề cao đối với mỗi người Phương Đông Ý nghĩa trong cách chào hỏi của người Lào có thể phân ra thành hai loại “vái” và “hắp vái” (chắp tay cúi chào và chào đáp lại) Cách chào “vái” được thể hiện bằng bốn tư thế chính: Tư thế thứ nhất, hai lòng bàn tay úp vào nhau, hướng ngón tay lên ngang mặt, đầu cúi thấp, sao cho các ngón tay chạm vào chóp múi Đây là cách chào thể hiện sự kính trọng của người có địa vị thấp đối với người có địa vị cao hơn, hoặc của con cái với ông bà, cha mẹ Nếu người chào cúi càng thấp người ta coi đó là sự kính trọng càng lớn Tư thế thứ hai, hai tay đặt sát thân, các đầu ngón tay đặt ngang vị trí cổ, không quá cằm, đó là cách mà những người ngang hàng chào nhau như bạn bè và những người lạ chưa biết rõ địa vị của nhau Tư thế thứ ba, đặt hai bàn tay theo cách thông thường (hoặc thấp hơn tư thế thứ hai) đầu giữ thẳng hoặc hơi cúi Cách này dành cho người có địa vị cao chào người có địa vị thấp hơn mình Tư thế thứ tư, vẫn với cách chắp tay như vậy, trán cúi thấp chạm vào gốc hai ngón tay cái và cúi mình xuống Tư thế này thể hiện sự cung kính tột bậc giữa những người có vị trí xã hội khác nhau Khi khoảng cách xã hội giữa hai người cách nhau quá xa thì khi chào sẽ không có sự đáp lại như người dân đối với nhà sư; hoặc em bé chào cụ già, thì cụ già chỉ đáp lại bằng cách gật đầu hay mỉm cười Bốn tư thế cúi chào thể hiện trên đều được làm một cách thanh nhã, cử động chậm rãi Phong thái trên biểu lộ bản tính hiền hòa, vui vẻ trung dung của 1 người Lào Nếu người “vái” không đúng các trình tự trên thì sẽ rất khó coi và đương nhiên là sẽ không được thiện cảm của người trên Cách chào của người Lào có thể bày tỏ bất cứ lúc nào Lúc nhận từ ai vật gì thì “vái” và nói là “khọp chay” nghĩa là “cảm ơn” Khi tạm biệt cũng có thể chào và nói “xa bai đi” như lúc gặp nhau Xét trên phương diện tâm lý, khi chào người trên, người dưới luôn luôn phải chắp tay trước và người trên “hắp vái” bằng chắp tay đáp lại thì người được “vái” mặc dù có địa vị thực tế là cao hơn người “vái” nhưng vẫn cảm thấy rằng vào lúc đó mình mới thực sự được kính trọng và tôn vinh Do đó, người nhận “vái” luôn luôn có ý thức cư xử gương mẫu, đúng mực làm cho người dưới kính phục Điều này được thể hiện rõ rệt trong trật tự gia đình người Lào: Người cha là người đứng đầu trong gia đình theo chế độ phụ quyền và vai trò chức năng của các thành viên khác tùy thuộc vào quy luật “cao thấp” mà bao đời nay đã thấm nhuần tư tưởng của người dân đất nước giàu truyền thống văn hóa này Người Lào không xoa đầu mọi người kể cả trẻ em Hành động sờ, hay vỗ đầu một người Lào (đặc biệt là đàn ông) thì không những là điều kiêng kị mà còn bị xem là sự xúc phạm nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến ẩu đả gây thương tích Với người Lào việc chào hỏi bằng hành động hay đụng chạm chân tay với người đối diện có thể gây ra sự lung túng và không thoải mái đối với người xung quanh và chính bản thân người được chào hỏi Đây là nét đặc sắc của dân tộc chúng tôi trong việc chào hỏi 2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào Thượng tọa bộ Phật giáo hay Phật giáo Theravada, Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Nam tông là một nhánh của Phật giáo Nguyên thủy Giáo phái Đại thừa phổ biến ở các nước phía Bắc như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Hàn Quốc, Việt Nam Thượng tọa bộ Phật giáo xuất hiện đầu tiên ở Sri Lanka rồi sau đó được truyền rộng rãi qua nhiều xứ ở Đông Nam Á Ngày nay, Thượng tọa bộ Phật giáo vẫn rất phổ biến ở Sri Lanka và Đông Nam Á, đồng thời cũng có nhiều tín đồ phương Tây Thượng tọa bộ ở Việt Nam còn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy dù trong thực tế Thượng tọa bộ chỉ hình thành từ khi Phật 2 giáo phân chia thành các bộ, phái từ Hội nghị kết tập lần thứ hai sau khi Đức Phật nhập diệt khá lâu Phật giáo Nguyên thủy đúng ra là tư tưởng Phật giáo từ khi được Phật giảng đến trước khi phân chia bộ, phái Ngày nay, Thượng tọa bộ được lưu hành tại các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Lào Phật giáo Thượng toạ bộ có ảnh hưởng chi phối trong văn hoá Lào, được phản ánh trên khắp đất nước từ ngôn ngữ trong chùa và trong mỹ thuật, văn học, nghệ thuật trình diễn Nhiều yếu tố trong văn hoá Lào có trước khi Phật giáo truyền đến, chẳng hạn như âm nhạc Lào do nhạc cụ dân tộc là khèn chi phối, nó có nguồn gốc từ thời tiền sử Tiếng khèn theo truyền thống đi kèm với người hát theo phong cách dân gian lam Trong các phong cách lam, lam saravane có lẽ được phổ biến nhất Đây là sự tiếp thu văn hóa từ ngôn ngữ trong chùa và trong mỹ thuật, văn học, nghệ thuật trình diễn Về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, thể thơ, văn,… phản ánh thế giới quan, thế giới thực và thế giới Phật giáo tất cả những điều đó nhằm phát huy những điều tốt đẹp, vì tương lai tốt đẹp của xã hội, quốc gia và vai trò của Phật giáo đã được xếp hạng thứ bậc quan trọng như thứ nhất là quốc gia và thứ nhì là tôn giáo như khẩu hiệu của Hiệp hội Phật giáo Lào đã đề cập; Suốt thời kỳ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh trống thực dân kiểu cũ và kiểu mới cũng như thời kỳ bảo vệ và phát triển đất nước, sự sinh hoạt của nhân dân các tộc người lúc nào cũng quán triệt đạo lý của Phật giáo, biết phân biệt tốt, xấu, đúng, sai trái Nhân dân Lào cũng nào cũng gắn liền với chùa chiền ví như sông nước với cá được phản ảnh như: có bản, có chùa, sư, chú tiểu là người tuyên truyền giáo dục những đạo lý, lãnh đạo nhân dân xây dựng những công trình công cộng xã hội, thành người thầy dạy thủ công, nghệ thuật, văn học-ngôn ngữ, kiến trúc sư, thầy thuốc chữa bệnh, giải hòa vụ xích mích nhau theo đạo lý Phật giáo Một điều quan trọng nữa là khi đất nước trong thời chiến tranh, các sư sãi có lòng 3 yêu nước đã lãnh đạo nhân dân các tộc người chống giặc ngoại xâm giành chiến thắng về tay nhân dân Các sư sãi Lào lúc nào cũng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội Lào Chẳng hạn chùa trong ánh mắt của nhân dân là nơi tu thân tích đức, là mái trường đầu tiên của dân bản trước đây, nhà sư được coi là người bố thứ hai khuyên dạy những điều hay, ý đẹp để trở thành con người tốt phục vụ xã hội Do đó trên phương diện tôn giáo, chùa là trung tâm về mặt tinh thần, là hội trường hoạt động văn hóa, trao đổi bài học kinh nghiệm về nghệ thuật,… Ngoài ra, chùa là nơi tạm nghỉ của những người đi đường xa có thể ghé nghỉ qua đêm, là nơi chữa bệnh bằng thuốc Bắc, thuốc Nam, là nơi giải hòa các vụ xích mích nhau Tóm lại, sự hoạt động của người Lào gắn liền với chùa từ khi sinh ra và cho đến lúc chết đi, lúc chết đi cũng phải làm lễ ở chùa Hiện nay chùa có vai trò quan trọng vì có các nhà sư là người chủ trì các lễ, là người giữ gìn, bảo tồn và kế thừa phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Lào; tuyên tuyền giáo dục đạo lý cho nhân dân chấp hành và thực hiện pháp luật và quy chế nhà nước Sự tiếp thu văn hóa Phật giáo Thượng toạ bộ đã tạo nên sự vận động văn hóa quốc gia của Lào 3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? Quốc gia Lào đang ngày càng ghi nhân sự gia tăng của các hiện tượng thời tiêt cực đoan ít xuất hiện do tình trạng biến đổi khí hậu Trong những năm trở lại đây, các chuyên gia môi trường chỉ ra rằng Lào đang phải đối mặt với hạn hán và lũ lụt có tần suất nhiều hơn, trong khi thời tiết đang biến đổi nóng hơn và lạnh hơn ở nhiều vùng của đất nước, gây ra ảnh hưởng đến nền nông nghiệp cũng như sức khỏe của người dân Năm 2021, Lào ghi nhận diễn biến thời tiết phức tạp xuất phát từ tình trạng biến đổi khí hậu Trong đó đáng chú ý là việc xuất hiện một đợt mưa tuyết lịch sử tại các huyện biên giới của tỉnh XIeng Khuang tại miền bắc, nơi giáp với một số tỉnh của Việt Nam Tuần qua, một đợt giông lốc xảy ra tại Vientiane và gây ra sương mù cục bộ, điều đã không xảy ra trong nhiều năm qua 4 Cục trưởng Cục Quản lý thiên tai và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Syamphone Sengchandala hôm 10/2/2021 cho biết thời tiết khắc nghiệt thường xuyên xảy ra tại Lào, đặc biệt là đợt sương mù ở Viêng Chăn có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu do tăng trưởng kinh tế và giải phóng khí nhà kính từ xe cộ và các ngành công nghiệp khác Theo các nhà khoa học, sương mù thường hình thành khi không khí ấm hơn trên mặt nước đột ngột tiếp xúc với bề mặt mát hơn của đất liền Tất cả các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đều được các chuyên gia môi trường cho rằng nó có thể liên quan đến biến đổi khí hậu do mức độ gia tăng carbon dioxide thải ra ở Lào và các nước lân cận Hiện tại, Chính phủ Lào đã thiết lập kế hoạch chiến lược hành động khí hậu đến năm 2050 nhằm nỗ lực lồng ghép các biện pháp rủi ro thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và phúc lợi con người vào các chiến lược phát triển quốc gia Nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng nhiều loại cây lương thực trở nên ít dinh dưỡng hơn khi được trồng dưới mức CO2 cao dự kiến vào năm 2050, với lượng protein, sắt và kẽm bị giảm ước tính từ 3 đến 17% Các chuyên gia môi trường dự đoán rằng biến đổi khí hậu có thể xảy ra với tần suất hạn hán và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng ở Lào, với năng suất cây trồng có thể giảm 10% vào năm 2020 và 30% vào năm 2050 Điều này có thể ảnh hưởng thêm đến các biện pháp cải thiện an ninh lương thực mà Lào đang thực hiện 4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang chúng tôic ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam Tôi làm việc tại Văn phòng công tác tài chính Thời gian trước đây, tôi sinh sống và làm việc tại Lào Tôi đã có vợ và các con Lào là đất nước nơi tôi sinh sống Lào nổi tiếng là một quốc gia có nhiều chùa, với nhiều điểm du lịch nổi tiếng Tôi là một trong những cán bộ trẻ được Lào cử sang Việt Nam học tập Và tôi đã đạt được các tiêu chuẩn như có trình độ, đang công tác tại các cơ quan nhà 5 nước, không quá 40 tuổi, đã tốt nghiệp đại học tại CHDCND Lào và đã được làm cán bộ tại Lào Cuộc sống trước đây của tôi bên Lào rất tốt Và khi sang Việt Nam tôi gặp khó khăn về ngôn ngữ của mình Mặc dù trước khi sang học tập tại Học viện Báo chí và tuyên truyền, tôi đã học tập tại trường hữu nghị T78 sẽ có lớp dạy tiếng tuy nhiên không phải ai cũng tiếp thu nhanh và học nói một ngôn ngữ mới một cách dễ dàng Chính vì vậy, ban đầu tôi chưa mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp với người Việt Do mới sang Việt Nam nên tôi chưa quen cách ăn uống tại đây, nên người Lào thường nấu ăn tại nhà theo cách truyền thống và ít khi ra ngoài ăn Sau khoảng nửa năm tôi mới có thể quen với thói quen ăn uống tại đây Cảm thấy đồ ăn người Việt Nam ngon, như món bún, phở Trong quá trình học tập, giáo viên của Học viện Báo chí và tuyên truyền rất nhiệt tình, thầy cô luôn tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ chúng tôi khi học tập tại đây Do văn hóa và chưa hiểu rõ ngôn ngữ tiếng Việt nên nhiều khi thầy cô nói tôi chưa hiểu rõ Nhưng đã chủ động hỏi lại và nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy cô Sinh viên người Việt rất thoải mái, nếu như tôi không hiểu vấn đề gì của tiểu luận sẽ giải thích cho tôi hiểu Sống xa nhà, học tập xa nhà, nên tôi đã cảm thấy mình dần thích nghi được Người Việt Nam rất tốt, tôi thường dành thời gian vào buổi chiều để tham gia đá bóng cùng các bạn Việt Nam tại kí túc xã Giải đấu đã mang lại một sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết, mối quan hệ hữu nghị keo sơn giữa sinh viên hai nước 5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn Quá trình đô thị hóa của Lào đang được phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng tại Luang Namtha hoàn thành vào cuối năm 2021 Dự án phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng Mekong tại huyện Luang Namtha, tỉnh Luang Namtha bắt đầu triển khai từ năm 2016, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021, sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trị giá 52 triệu USD 6 Luang Namtha là tỉnh nhỏ, với diện tích hơn 9.000km2 và 85% là đồi núi Địa phương có 189.000 dân nằm ở vị trí tiếp giáp với cả Trung Quốc và Myanmar Trong vài năm trở lại đây, LuangNamtha nhận được đầu tư lớn của chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng với định hướng trở thành trung tâm thương mại mới trên các tuyến hành lang kinh tế khu vực Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, tỉnh Luang Namtha ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 8.56%/năm, tổng giá trị sản phẩm nội tỉnh đạt 3.114 tỷ Kip, tăng hơn 958.2 tỷ Kíp so với cùng giai đoạn 5 năm trước đó, bình quân thu nhập đầu người đạt 1897.5 USD, tăng 403.5 USD so với năm 2015 Trong đó, lĩnh vực nông-lâm nghiệp tăng trưởn 8.84%, chiếm 49.95%, công nghiệp tăng 7.87%, chiếm 20.38% và dịch vụ tăng trưởng 3.1%, chiếm 28.15% GDP Lĩnh vực thuế quan cũng ghi nhận mức tăng 1.53%, chiếm 1.52% GDP Luang Namtha là đầu mối giao thông ở khu vực phía Bắc Lào, ghi nhận 743.000 lượt nhập cảnh từ Trung Quốc vào năm 2019 Tỉnh này có một số tiềm năng về tự nhiên và du lịch nhưng nhìn chung chưa được khai thác nhiều Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Lào gặp nhiều khó khăn, thách thức Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt qua khả năng điều hành của chính quyền địa phương, phát triển không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dịch cư thiếu kiểm soát, chênh lệch giàu nghèo, liên kết đô thị- nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra, Lào cũng phải đối mặt với các vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị, biến đổi khí hậu 7 TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO PHẦN 2 ( PHẦN VIẾT ) Đề tài: TÓM TẮT 4 BÀI ĐỌC VÀ VIẾT 4 BÀI VĂN THEO 4 CHỦ ĐỀ MỤC LỤC II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT 1 Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM 1 Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG 1 Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU 2 Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 3 Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội 3 Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào 4 Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào 6 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? .7 II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM Văn hóa không chỉ bao gồm những hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn bao gồm những tri thức, hệ giá trị và phong cách sống của một cộng, đồng dân cư hay một dân tộc Theo dòng chảy thời gian, hội nhập quốc tế về văn hóa xuất phát từ sự giao lưu văn hóa mà lợi ích là làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đây phát triển của mỗi nền văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung Mục tiêu hội nhập quốc tế về văn hóa bao gồm hai quá trình song song: Thứ nhất, tham gia sâu rộng vào các cơ chế hợp tác đa phương và tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành quảng bá, giới thiệu cái hay, cái đẹp, cái đặc biệt của nền văn hóa dân tộc; Thứ hai, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, bao gồm cả những tri thức về khoa học, những ý tưởng về văn hóa và giáo dụ, những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển, từ đó góp phần phát triển đất nước Có thể nói hội nhập quốc tế về văn hóa liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân, và gắn liền với các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế Hội nhập quốc tế về văn hóa cần phải lấy con người làm trung tâm, do toàn dân thực hiện, phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần xây dựng con người có văn hóa Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG Trong bản báo cáo “Môi trường toàn cầu : Vì sự phát triển (GEO-4)”, Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết các nguy cơ chính đe doạ hành tinh chúng ta như biến đổi khí hậu, tốc độ tuyệt chủng của các loài và thách thức của việc cung cấp lương thực cho số dân cư đang ngày càng tăng chỉ là một số trong muôn vàn những vấn đề còn tồn tại, khiến loài người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới 1 Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95% lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cùng với sáng kiến mua bán khí thải và thị trường mua bán khí thải; tăng diện tích đất liền được bảo vệ lên đến gần 12% diện tích Trái Đất Theo các nhà nghiên cứu, nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống của con người vượt quá mức có sẵn hiện nay, nhu cầu môi trường của con người là 21,9 héc ta/người trong khi năng lực sinh thái của Trái Đất chỉ có thể cung cấp trung bình 15,7 ha/người Thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không chỉ bao gồm biến đổi khí hậu, tỉ lệ tuyệt chủng và nghèo đói mà gồm cả những vấn đề do tăng dân số, tăng nhu cầu tiêu dùng của người giàu và sự tuyệt vọng của người nghèo gây ra Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải là ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn câu hóa tư bản chủ Bởi lẽ quá trình đó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản chủ, đặc biệt là các nước tư bản lớn Thông qua quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển phương Tây muốn bắt phần còn lại của thế giới không chỉ khuất phục về kinh tế, chính trị và quân sự, mà còn muốn hạn chế tối đa nét đặc thù của văn hóa phi phương Tây, bởi theo họ, các nền văn hóa này không phù hợp, thậm chí còn xung đột với văn hóa và văn minh phương Tây Báo cáo phát triển người của UNDP năm 1999 đã phác họa một bức tranh khá không bình đẳng giữa các nước, cũng như giữa những tầng lớp người khác nhau Toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ 2 Xét một cách đại thể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiều hơn các nước nghèo Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội Toàn cầu hóa đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn theo nghĩa tất cả chúng ta đều phải chịu ảnh hưởng từ những hành động của nhau, chứ không phải theo nghĩa tất cả chúng ta đều sử dụng những lợi thế của nó và cùng nhau chia sẻ gánh nặng Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Đô thị hóa là một quá trình tất yếu Chính quyền các đô thị phải bắt kịp được sự phát triển của các thành phố, tạo điều kiện để sự phát triển được thực hiện trong tầm kiểm soát Việc tăng dân số thành thị và sự tập trung dân số thành thị, dẫn đến những siêu thành phố sẽ xuất hiện, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, tăng gánh nặng cho dịch vụ công, tình hình tội phạm và người nghèo thành thị ngày càng gia tăng Trong nhiều năm qua, quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái Chính quyền đô thị cần tìm kiếm cách tiếp cận để giải quyết những vấn đề đó chứ không phải tìm các biện pháp ngăn chặn luồng di cư vào đô thị Một trong những biện pháp hạn chế được luồng di cư vào đô thị là chiến lược xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách nông thôn, đô thị 1 Viết bài văn ngắn theo 4 chủ đề sau: Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội Tôi đến với Hà Nội bởi lý do được cử sang Việt Nam học tập, những ngày đầu chuẩn bị cho chuyến đi xa thật sự mà nói lo nhiều hơn là mừng Với chuyến bay vượt đường dài gần cây số khi máy bay chuẩn bị 3 hạ cánh xuống đường băng sân bay Nội Bài nhìn qua khung cửa sổ thấy Hà Nội thu nhỏ trong tầm mắt càng thấy nôn nao thật là lãng mạn Hà Nội đây rồi Như có một nhân duyên không hẹn trước Sau đó, thời gian sinh sống và học tập tại Hà Nội đã để lại trong lòng những dấu ấn kỷ niệm không thể nào quên về một thành phố mà tôi cho là đẹp nhất có chiều dài lịch sử hào hùng, nhiều bước ngoặc thăng hoa rất đáng tự hào Hà Nội là một thành phố có vẻ đẹp chưa từng thấy, một vẻ đẹp huyền bí lung linh bởi nước Hồ Tây, Hồ gươm, Hồ Bảy Mẫu, Hà Nội 36 phố phường những căn biệt thự nguy nga vào thời Pháp còn lại Hà Nội có nét rất Tây nhưng cũng rất Á Đông như một bức tranh với nhiều đường nét sắc sảo pha trộn muôn màu muôn sắc, hấp dẫn người dân từ mọi chân trời góc biển Khoảng thời gian mà tôi thích nhất và luôn cố gắng tranh thủ để tận hưởng ở Hà Nội là khoảng bốn hoặc năm giờ sáng, đi bộ vòng quanh khu công viên nghĩa đô, ngắm nhìn mặt trời hiện dần lên trên thành phố, mây trong xanh in hình đáy nước, sương trắng mờ giăng giăng trên mặt hồ xa xa làm cho không gian Hà Nội rất thơ và cũng rất mộng mơ Tôi thật may mắn vì chiêm ngưỡng Hà Nội đẹp và mơ mộng như chính lịch sử hiện thân của nó "Thăng Long-Hà Nội “,”Thành phố vì hòa bình” Tôi được biết Hà Nội trải qua biết bao đau thương bỗng chốc hóa anh hùng Hà Nội còn là niềm tự hào trong ánh mắt của người Việt Nam và là sự thán phục trong ánh mắt của người nước ngoài về con người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Dù chỉ mới gắn bó với Hà Nội nhưng tôi cảm thấy Hà Nội, bình yên, ổn ã, vui động láo nhiệt nhưng lại ghi nhớ nhiều nét hào hùng của lịch sử Thật hạnh phúc vì cuộc đời của tôi được sống ở đất nước Việt Nam, tại thủ đô Hà Nội 4 Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào Người Lào ăn gạo nếp nhiều nhất thế giới và không có mùa nào đẹp nhất khi tới đây vì khí hậu quanh năm giống hệt nhau Quốc gia Lào của tôi là quốc gia duy nhất không có biển ở Đông Nam Á, giáp biên với các nước: Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan Lào có 7 vùng chính: Vientiane, Xiengkhoang, Luang Phabang, Thakhek, Savanakhet, Pakse và Champasak Đặc biệt, Vientiane (Viêng Chăn) còn được gọi là “xứ chùa” Bởi những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng Viêng Chăn (Vientiane) là thủ đô của nước Lào Bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp 2, trong đó có 5 đơn vị đô thị và 4 đơn vị nông thôn Chùa Sisaket (Wat Sisaket) là một trong những ngôi chùa cổ nhất và quan trọng nhất tại Viêng Chăn (Vientiane), nằm ngay trên con phố dẫn đến Phủ Thủ tướng Lào Tại đây, có đến gần 7.000 tượng phật lớn nhỏ quý hiếm bậc nhất, đa số được làm từ Đồng, một số khác làm từ bạc, gỗ quý hiếm hoặc mạ vàng Dù vậy, nơi này có rất nhiều sông, hồ, thác nước như một sự bù đắp cho việc không có đường bờ biển Lào được biết đến với tên gọi “xứ sở triệu voi” Cụm từ này được dịch từ Lan Xang (hoặc Lan Xan) – tên của vương quốc Lào trong thế kỷ 14 Tuy nhiên ngày nay, số lượng voi ở Lào đã giảm đi đáng kể, chỉ còn khoảng 1.000 con Năm mới ở Lào diễn ra từ 14 đến 16/4 mỗi năm Ngày 13 là ngày cuối cùng của năm cũ Người dân thường tổ chức các hoạt động như lễ hội té nước, đưa rước các nhà sư, các biểu ngữ đầy màu sắc giăng khắp nơi cùng nhiều nghi lễ quan trọng khác Trong thời gian này, mọi người cũng thường làm công đức Ảnh: Sayaboury Tourism 5 Người Lào ăn gạo nếp nhiều nhất thế giới, và người dân thường ăn bốc Ẩm thực thường khô và cay, có nhiều rau, thảo mộc tươi Người dân cũng thường ăn thịt và cá hấp hoặc nướng Khi đến Lào, du khách có thể nhìn thấy những chiếc bình bằng đá cổ khổng lồ, nằm rải rác trong khu vực gần thành phố Phonsavan (được gọi là Jars) Có khoảng hơn 2.500 bình như vậy và các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được lời giải đáp về sự ra đời của chúng Ngôn ngữ chính là tiếng Lào và chúng có liên quan chặt chẽ với tiếng Thái Lan Do vậy, người dân của một trong hai nước có thể hiểu được phần lớn người còn lại nói gì Trước đây quốc gia này cũng là thuộc địa của Pháp, nên ngôn ngữ này vẫn thường được sử dụng Lào là một kho báu và điều này được hiểu theo đúng nghĩa đen Các ngọn núi ở đây chứa rất nhiều khoáng sản, được khai thác từ thế kỷ 11 Vàng, đá sapphire, thạch anh tím, đá phiến, đá cẩm thạch, đá muối, đá granit… là một trong số những kho báu đã được tìm thấy Luang Prabang là địa điểm nhất định phải đến khi tới đây Thành cổ đã được UNESCO công nhận này từng là kinh đô cho đến năm 1975 Nơi đây có những ngôi đền và cung điện cổ được bảo tồn, rất cổ kính và đẹp mắt Nếu tới đây, bạn nhất định nên đi lang thang ở các khu chợ, ghé thăm bảo tàng Quốc gia và dành thời gian để tận hưởng bầu không khí của thị trấn xinh đẹp này Vì vậy có thể nhận thấy, quốc gia của chúng tôi rất nhiều điều bí ẩn, nơi có vô vàng cảnh đẹp để có thể phát triển du lịch trong tương lai Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào Dòng sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng nối liền 6 quốc gia Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam 6 Với khoảng 4.800km chiều dài, con sông quốc tế này tạo ra nhiều sinh cảnh độc đáo, các hệ sinh thái giàu có và nhiều vùng châu thổ phì nhiêu Những cánh rừng rộng lớn trong lưu vực sông Mê Công là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động, thực vật Các hệ sinh thái rừng ở lưu vực này rất phong phú với các khu rừng xanh, rừng trên núi, rừng cây rụng lá, cây bụi, cây lấy gỗ và rừng đước Rừng cung cấp vật liệu xây dựng và các sản phẩm ngoài gỗ là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn và nguồn thị trường các sản phẩm động, thực vật như thức ăn, dược liệu và các loại khác Hạ lưu vực sông Mê Công là “ngôi nhà” của hơn 60 triệu người với trên 100 dân tộc khác nhau tạo thành một trong những vùng đa dạng văn hoá nhất trên thế giới Nông dân trong lưu vực Mê Công đã canh tác ruộng nước từ lâu đời Ngày nay, nhiều nông dân đã có cơ hội canh tác 2 đến 3 vụ một năm trên những vùng đất với khoảng 12.500 hệ thống tưới tiêu Do yếu tố giá cả nông phẩm biến động, người dân chuyển dần từ canh tác lúa sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn Ở phía hạ nguồn, Lào là quốc gia đầu tiên trong 4 thành viên của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế thông báo kế hoạch xây đập thủy điện dòng chính Dự án đập Xayabury được Chính phủ Lào thông báo lên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế vào tháng 9/2010 đã vấp phải nhiều phản đối từ nhiều phía do lo ngại về tác động tiềm tàng lên con người và hệ sinh thái Mới đây, Lào tiếp tục thông báo kế hoạch triển khai tiếp hai dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông là đập Don Sahong và đập Pak Beng Trong những tuyên bố của mình, Chính phủ Lào không dấu giếm tham vọng biến quốc gia này nguồn cung năng lượng cho khu vực Lào dự định tăng diện tích tưới tiêu vào mùa khô từ 100.000 hecta/năm lên 300.000 hecta/năm trong vòng 20 năm tới Các hoạt động kinh tế khác khai thác lợi thế của sông Mê Kông ở Lào bao gồm phát triển nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy, quản lý lũ lụt và du lịch 7 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu Điều đó tạo cơ hội cho Lào có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước Tác động tích cực của quá trình hội nhập, toàn cầu hóa cụ thể: Quốc gia Lào của chúng tôi là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á Từ năm 2010 đến 2018, Lào có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) về xuất khẩu cao thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Việt Nam Điều này càng đáng chú ý vì đây là quốc gia lục địa (không có biển) duy nhất tại Đông Nam Á: khoảng 80% thương mại thế giới là qua đường biển; thương mại của các quốc gia nội địa chậm hơn nhiều (từ 9%-130%) và đắt hơn nhiều (từ 8% – 250%) Mở rộng kinh tế đối ngoại Lào đã chủ động thiết lập các mạng lưới kinh tế-thương mại bằng cách tham gia các thỏa thuận hội nhập khu vực và tự do thương mại Lào là thành viên ASEAN, Lào tham gia hàng loạt hiệp định thương mại khu vực với các thành viên là Trung Quốc (2007), Nhật Bản (2008), Hàn Quốc (2008), Úc, New Zealand và Ấn Độ (2011) Đồng thời, Lào chủ động tham gia Hiệp định Thương mại Châu Á – Thái Bình Dương (APTA) với Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Sri Lanka năm 1975 Lào đã tăng trưởng xuất khẩu theo CAGR 8 năm sang Thái Lan tăng 13%, sang Trung Quốc tăng 27% và sang Việt Nam tăng 28% Đây cũng là các quốc gia quá cảnh lớn nhất của Lào Tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường lớn gần gũi về địa lý trong khuôn khổ các thỏa thuận thương mại hay hội nhập khu vực đương nhiên là điều đáng chú ý song không phải quá ngạc nhiên 8 Tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường xa xôi đáng quan tâm hơn nhiều Tăng trưởng xuất khẩu CAGR sang Nhật đạt 16%, sang Ấn Độ đạt 156% Dù các nước này chỉ chiếm chưa đến 5% kim ngạch xuất khẩu của Lào năm 2018, nhưng thành công của việc tăng trưởng xuất khẩu tới các thị trường ngoài các nước láng giềng trực tiếp trong bối cảnh là quốc gia nội địa là điều hiếm có Lào đã tận dụng tốt các cơ hội để tăng trưởng thương mại và đa dạng hóa thương mại trong một môi trường thương mại ngày càng hiệu quả 5 trong 8 hiệp định thương mại của Lào bao gồm cả thương mại hàng hóa và dịch vụ Lào đã lập các kênh đầu tư vào nâng cấp hạ tầng và năng lực sản xuất Khu vực sản xuất của Lào tăng trưởng CAGR 8 năm đạt 7%, khu vực dịch vụ đạt 12% CAGR 2010-2018 Lào đang tham gia vào Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc với dự án đường sắt Lào – Trung, sẽ giúp tăng cường mạng lưới xuất nhập khẩu vốn đã mạnh của Lào với các đối tác lớn và quan trọng nhất là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam Lào vẫn còn cơ hội để tăng trưởng hơn nữa, bao gồm việc tăng cường thu hút FDI Đưa vào thực tế các biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và sở hữu trí tuệ là điều thiết yếu để thu hút FDI và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay Các chính sách cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các sáng kiến của doanh nghiệp để thiết lập doanh nghiệp số Dù là một quốc gia lục địa, Lào đạt tăng trưởng xuất khẩu CAGR 8 năm ở mức 15%, GDP 12% và GNI đầu người 10% Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào lại phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả quốc tế, vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước phát triển do vậy, mà chứa 9

Ngày đăng: 07/03/2024, 15:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan