Thứ năm là sự tác động của các loại hình phát triển và mô hình kinh doanhkhông bền vững, gia tăng nhanh chóng về dân số và phát triển kinh tế không bền vững cóthể dẫn đến suy thối mơi tr
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Các vấn đề lý luận về suy thoái môi trường 1
1.1 Khái niệm suy thoái môi trường 1
1.2 Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường 4
1.3 Các biện pháp phòng chống suy thoái môi trường 5
1.4 Những tác động của sự suy thoái môi trường 7
2 Ví dụ thực tiễn chứng minh 8
2.1 Thực trạng suy thoái môi trường vùng dân tộc và miền núi 8
2.2 Giải pháp giảm thiểu suy thoái môi trường vùng dân tộc và miền núi 12
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 2MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề suy thoái môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân, là một trong những thách thức nghiêm trọng
mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ 21 Càng ngày chúng ta càng phát hiện thêm nhiều vụ vi phạm pháp luật môi trường, như vụ Huyndai Vinasin, vụ Vedan, các khu công nghiệp gây ô nhiễm nó không chỉ đe dọa sự tồn tại của hàng triệu loài sinh vật trên hành tinh, mà còn đe dọa sức kháng của chính con người trước những thách thức môi trường ngày càng trầm trọng Mặt khác từ hoạt động của con người cũng là một vấn đề đang gây ra sự thay đổi môi trường rất nhanh, từ việc khai thác tài nguyên tự nhiên quá mức đến việc xả thải và ô nhiễm không khí và nước Sự gia tăng vượt bậc trong sản xuất công nghiệp, sử dụng năng lượng không bền vững, và sự lãng phí tài nguyên cũng góp phần làm gia tăng áp lực đối với môi trường Thay đổi khí hậu toàn cầu, do tăng nồng độ khí nhà kính, cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào suy thoái môi trường.Việc khai thác tài nguyên tự nhiên không bền vững, ô nhiễm môi trường, và biến đổi khí hậu đã góp phần tạo ra một hình ảnh bi đát về tương lai của hành tinh chúng ta Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề “Suy thoái môi trường? Nguyên nhân nào làm cho môi trường bị suy thoái? Phải làm gì để hạn chế suy thoái môi trường?” là cần thiết nhằm làm sáng tỏ những quy định này, để đưa ra một số nguyên nhân của suy thoái môi trường, đặc biệt là sự tham lam trong việc tận dụng tài nguyên và sự thiếu hiểu biết về hệ thống môi trường phức tạp
để đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế suy thoái môi trường và bảo vệ hành tinh cho thế hệ tương lai Điều này cần sự hợp tác toàn cầu, nỗ lực cá nhân, và sự thay đổi trong cách chúng ta tương tác với môi trường tự nhiên
NỘI DUNG
1 Các vấn đề lý luận về suy thoái môi trường
1.1 Khái niệm suy thoái môi trường
Suy thoái môi trường là quá trình biến đổi, giảm thiểu hoặc hủy hoại môi trường tự nhiên do sự tác động của con người và các yếu tố tự nhiên Suy thoái môi trường có thể bao gồm mất mát đa dạng sinh học, thay đổi trong hệ thống sinh thái, ô nhiễm môi trường, và sự thay đổi của các thành phần môi trường như không khí, nước, đất đai, và tài nguyên tự nhiên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tuyệt chủng của các loài, ô nhiễm trong không khí, nước và đất, và bùng nổ dân số
Hiện nay, như chúng ta được biết vấn đề suy thoái môi trường là một trong những mối đe dọa lớn nhất đang được thế giới quan tâm và chú ý đến Suy thoái môi trường có thể xảy ra theo nhiều hình thức khác nhau Vấn đề được kể đến đầu tiên đó là ô nhiễm môi trường Đây là một trong các hình thức suy thoái môi trường phổ biến nhất, bao gồm
ô nhiễm không khí, nước, và đất đai Các chất độc hại từ hoạt động công nghiệp, ô tô,
Trang 3nông nghiệp và các nguồn khác gây ra ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên Thứ hai là mất môi trường tự nhiên có thể xuất phát từ việc san phẳng rừng, biến đổi sông ngòi, mất rừng, đầm lầy, và các môi trường tự nhiên quý báu khác Điều này có thể dẫn đến mất mất đa dạng sinh học và làm thay đổi cơ cấu của các
hệ sinh thái Thứ ba, là sự thay đổi khí hậu toàn cầu do tăng nồng độ khí nhà kính, chẳng hạn như CO2 và metan, gây ra sự suy thoái môi trường lớn bằng cách làm tăng biến đổi khí hậu, biển mực dâng, và sự biến đổi của các mô hình thời tiết Thứ tư, khai thác tài nguyên không bền vững, khai thác quá mức các tài nguyên tự nhiên như dầu mỏ, than đá,
và khoáng sản dẫn đến suy thoái môi trường bằng cách làm mất các nguồn tài nguyên quý báu Thứ năm là sự tác động của các loại hình phát triển và mô hình kinh doanh không bền vững, gia tăng nhanh chóng về dân số và phát triển kinh tế không bền vững có thể dẫn đến suy thoái môi trường thông qua tăng cường sử dụng tài nguyên và áp lực lên môi trường
Vì vậy, khi các môi trường đang bị phá hủy và tài sản chung đang cạn kiệt thì môi trường được coi là bị hủy hoại và tàn phá
Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
“Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.”
Theo đó, suy thoái môi trường là sự suy giảm hoặc biến đổi trong các thành phần quan trọng của môi trường, bao gồm không khí, nước, đất đai, các hệ sinh thái, và các nguồn tài nguyên tự nhiên Chất lượng của môi trường có thể bị suy thoái thông qua việc
xả thải ô nhiễm, sử dụng không bền vững của nguồn tài nguyên, và biến đổi hóa học của môi trường Không những thế nó còn giảm lượng tự nhiên của các thành phần môi trường, bao gồm sự mất mát của rừng, hệ sinh thái, nguồn nước sạch và động vật hoang
dã dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học, giảm khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái,
và làm thay đổi cơ cấu của các hệ thống môi trường
Hậu quả của suy thoái môi trường có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe con người, bao gồm bệnh lý, vấn đề về hô hấp, bệnh lý do ô nhiễm nước và thảm họa môi trường như lũ lụt và hạn hán Sự giảm chất lượng của không khí và nước, sự tiếp xúc với các chất độc hại, và việc mất mát đa dạng sinh học đều có thể gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe của con người Mặt khác nó còn Ảnh hưởng xấu đến sinh vật và tự nhiên
Trang 4Mất mát đa dạng sinh học và biến đổi hệ sinh thái có thể dẫn đến suy giảm quần thể các loài và sự suy thoái của các loại hình sống Điều này có thể tạo ra một chuỗi tác động xấu cho toàn bộ hệ thống sinh thái và các dịch vụ môi trường mà con người và sinh vật phụ thuộc vào
Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:
Suy giảm về số lượng: Một dấu hiệu cơ bản của suy thoái môi trường là sự mất mát hoặc giảm số lượng của một thành phần môi trường cụ thể Ví dụ, suy thoái môi trường
có thể bao gồm mất rừng, sự giảm lượng nước trong hồ, hoặc mất mất đa dạng sinh học Suy giảm về chất lượng: Sự thay đổi chất lượng của một thành phần môi trường có thể cũng là một dấu hiệu suy thoái Ví dụ, ô nhiễm không khí hoặc nước làm suy giảm chất lượng của chúng và gây ra tác động xấu đến sức khỏe con người và sinh vật
Mất mát đa dạng sinh học: Khi có sự mất mát đa dạng sinh học, tức là mất đi các loài sinh vật và thực phẩm trong hệ sinh thái, đây là một dấu hiệu rõ ràng của suy thoái môi trường Mất mát này có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn, chẳng hạn như mất mất rừng,
sự thay đổi môi trường sống và sự ảnh hưởng của loài ngoại lai
Giảm khả năng tái tạo: Sự suy thoái môi trường có thể xuất phát từ sự giảm khả năng của môi trường tự tái tạo sau khi bị tác động Điều này có thể làm suy giảm khả năng cung cấp các dịch vụ môi trường, chẳng hạn như nguồn nước sạch, đất đai phù hợp cho nông nghiệp, hoặc khả năng nuôi dưỡng loài cây và động vật
Tác động xấu đối với sức khỏe con người: Suy thoái môi trường thường gây ra các tác động xấu đối với sức khỏe con người bao gồm bệnh lý, thất bại trong quá trình sinh sản Ví dụ, không khí ô nhiễm có thể dẫn đến bệnh lý hô hấp, nước uống bị ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa
Ảnh hưởng xấu đến sinh vật và tự nhiên: Sự suy thoái môi trường có thể gây ra sự giảm sút của quần thể các loài, làm thay đổi hành vi và phân bố của các loài Nó có thể dẫn đến sự suy thoái của các hệ thống sinh thái và mất mất đa dạng sinh học
Tác động đến sự ổn định xã hội: Suy thoái môi trường có thể dẫn đến sự thiếu ổn định xã hội, đặc biệt là trong các cộng đồng dựa vào môi trường để sống Mất mất nguồn sống, tài nguyên, và nền kinh tế có thể gây ra sự bất bình đẳng và xung đột xã hội
Trang 5Khi một thành phần môi trường hiện thấy đầy đủ các dấu hiệu này, nó có thể được coi là suy thoái môi trường, và cần được xem xét và đối phó để ngăn chặn hoặc đảm bảo
sự phục hồi
1.2 Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường, có thể kể đến:
Thứ nhất, do hoạt động con người Một trong những nguyên nhân chính của suy thoái môi trường là hoạt động của con người Điều này bao gồm sự khai thác quá mức các tài nguyên tự nhiên, như dầu mỏ, khoáng sản, và gỗ cây, cũng như việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, công trình xây dựng, và phát triển đô thị Sự tăng cường sản xuất nông nghiệp, sử dụng năng lượng không bền vững, và việc xả thải không quản lý cũng đóng góp vào suy thoái môi trường
Thứ hai là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, nước và đất đai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy thoái môi trường Các chất độc hại như khí nhà kính, hợp chất hóa học, và rác thải độc hại gây ra sự ô nhiễm và gây hại cho sức khỏe con người và môi trường tự nhiên
Thứ ba là tệ nạn phá rừng là một hành vi ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn thế giới Có thể nói rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của thực vật và sản xuất của xã hội góp phần tạo nên không khí trong lành của thiên nhiên … Thế nhưng cứ mỗi ngày trôi qua có tới hàng nghìn ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến sự nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển – một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất
Thứ tư là do sự mất cân bằng về tài nguyên và dân số Dân số ngày một tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn nhịp điệu cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường Thứ năm, suy thoái môi trường thường đi kèm với mất mất đa dạng sinh học, khi các loài biến mất do mất môi trường sống hoặc loài địa phương bị đe dọa Sự suy thoái này có tác động tiêu biểu đối với hệ sinh thái và chuỗi thức ăn Một số loài sinh vật tự nhiên đòi hỏi những vùng đất rộng lớn thuận tiện cho việc kiếm ăn, không gian sống, và các điều kiện khác Đây được gọi là “vùng đặc biệt” Khi các quần xã sinh vật bị chia cắt, một số vùng không gian sống không tồn tại nữa Điều này sẽ gây ra nhiều trở ngại các
Trang 6loài động vật hoang dã để dành được những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại Mặc dù môi trường vẫn còn đó chỉ là các loài động thực vật không còn ở đó để giúp nó cân bằng Thứ sáu, mất đất đai và biến đổi sử dụng đất: Sự san phẳng rừng, đô thị hóa, và sử dụng đất đai không bền vững có thể gây ra suy thoái môi trường bằng cách làm thay đổi cấu trúc đô thị, gây ra mất đất đai, và tạo ra vùng đất hoang dã giảm dần
Thứ bảy là hay đổi khí hậu: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu là một nguyên nhân nổi bật gây ra suy thoái môi trường Tăng nồng độ khí nhà kính, chẳng hạn như CO2, dẫn đến sự tăng nhiệt trái đất và thay đổi mô hình thời tiết, gây ra hạn hán, lũ lụt, và biến đổi khí hậu khó lường
Ngoài ra còn một số nguyên nhân tự nhiên như tuyết lở, động đất, sóng thần, cháy rừng có thể tàn phá hoàn toàn các loài động vật và thực vật gần đó đến mức tuyệt chủng tại khu vực đó Điều này có xảy ra khi có một thiên tai lớn phá hủy hết mọi vật chất của môi trường đó hoặc do sự xâm lấn của những loài ngoại lai vào môi trường đó gây ra sự thoái hóa lâu dài
Như vậy, Các nguyên nhân này thường là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa con người và môi trường, và để ngăn chặn suy thoái môi trường, mỗi chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững
1.3 Các biện pháp phòng chống suy thoái môi trường
Một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống suy thoái môi trường là: Thứ nhất, quản lý tài nguyên tự nhiên bền vững Điều này bao gồm việc đảm bảo
sử dụng tài nguyên như rừng, đất đai, nước và nguồn tài nguyên tự nhiên khác theo cách
có sự cân nhắc và quản lý hiệu quả để tránh suy thoái Phát triển các kế hoạch quản lý và luật pháp bảo vệ tài nguyên tự nhiên là quan trọng Đặt ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt và kiểm tra sự tuân thủ để giảm ô nhiễm không khí, nước và đất đai Khuyến khích công nghiệp và người tiêu dùng sử dụng các công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường Thứ hai, cần phải chủ động ngăn chặn phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽ các tác động xấu đến môi trường thông qua thực hiện phân vùng môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, quản lý dựa trên giấy phép môi trường Cụ thể, phải nên kế hoạch thiết lập các cơ chế kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động phát triển gây hại đến môi trường trong từng vùng, đặc biệt chú trọng đến các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải Rà soát, hoàn thiện các quy
Trang 7định, tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá môi trường chiến lược để hạn chế tối đa những định hướng phát triển gây hại đến môi trường trong các chiến lược, quy hoạch Phân luồng các dự án đầu tư mới theo mức độ tác động đến môi trường ngay từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư để kiểm soát trong suốt vòng đời hoạt động; đặc biệt chú trọng đối với nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao Kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua giấy phép môi trường dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, khả năng chịu tải môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Thứ ba, sử dụng kỹ thuật xanh để giảm suy thoái môi trường Kỹ thuật xanh bao gồm việc tái tạo cấu trúc cơ bản và sử dụng cây cỏ và hệ sinh thái để kiểm soát ô nhiễm
và đập Hơn nữa mỗi cá nhân cần phải chủ động phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các vấn đề môi trường xuyên biên giới Phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững Trong
đó, khuyến khích sử dụng các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện xanh hóa các ngành sản xuất công nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao, các khu công nghiệp sinh thái; thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ Khuyến khích sử dụng tài nguyên tái sinh và phát triển công nghệ sạch để giảm
sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không bền vững
Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; kiểm soát ô nhiễm, phát triển các mô hình khu dân cư, tuyến đường… kiểu mẫu, xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp; duy trì và nâng cao chất lượng môi trường nông thôn; Lồng ghép, thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội… Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc đưa ra quyết định và các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo rằng các giải pháp được thực hiện có sự ủng hộ của cộng đồng
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự) phải thực sự đủ mạnh để
đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm và đưa ra những biện pháp để xử lí một cách hiệu
Trang 8quả và kịp thời Giáo dục và tạo đào tạo cho cộng đồng về vấn đề môi trường và cách thực hành bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày là quan trọng
Thứ sáu, triển khai thực hiện đầy đủ Luật bảo vệ môi trường Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên môi trường, tập trung xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả của chiến tranh Tăng cường giám sát công khai đầy đủ, kịp thời thông tin về chất lượng môi trường không khí
ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung, khu đông dân cư Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp, làng nghề và khu vực nông thôn
Thứ bảy, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này
Thứ tám, hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học, là quan trọng.Sử dụng công nghệ tiên tiến để theo dõi và đánh giá môi trường, cũng như để tạo ra các giải pháp hiệu quả hơn cho bảo vệ môi trường
Thứ chín, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm
xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường
Như vậy, Các biện pháp này cần được thực hiện cùng nhau và phải liên tục theo dõi
và đánh giá để đảm bảo rằng môi trường được bảo vệ và phát triển một cách bền vững
1.4 Những tác động của sự suy thoái môi trường
Suy thoái môi trường có một loạt tác động đáng lo ngại đối với con người, động vật, và tự nhiên Dưới đây là một số tác động chính của suy thoái môi trường:
Tác động đến sức khỏe con người: Suy thoái môi trường có thể gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất đai, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe con người Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh lý hô hấp và tim mạch Nước uống bị ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa Ngoài ra, sự thay đổi khí hậu có thể tạo ra tình trạng khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt, làm tổn hại đến sức khỏe con người
Mất mất đa dạng sinh học: Suy thoái môi trường thường đi kèm với mất mất đa dạng sinh học Việc mất mất đa dạng này có thể dẫn đến giảm sút quần thể các loài và
Trang 9làm thay đổi cơ cấu của các hệ sinh thái Điều này có thể tạo ra chuỗi tác động tiêu biểu cho môi trường và con người, vì đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm, thuốc, và các dịch vụ môi trường
Biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu Thay đổi khí hậu này có thể tạo ra tình trạng thời tiết cực đoan như cảnh báo nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt, và cơn bão mạnh hơn Điều này có tác động xấu đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, và cuộc sống hàng ngày của con người
Mất mất nguồn tài nguyên quý báu dẫn đến sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên tự nhiên quý báu như nước sạch, nhiên liệu, khoáng sản và đất đai Sự mất mất này có thể gây ra các vấn đề kinh tế và xã hội, đặc biệt trong các khu vực chịu áp lực môi trường lớn
Sự gia tăng của thảm họa môi trường làm gia tăng nguy cơ xảy ra các thảm họa môi trường như sự cạn kiệt tài nguyên, lũ lụt, hạn hán, đối mặt với nguy cơ bão và sóng biển tăng cao Những thảm họa này có thể gây thiệt hại lớn cho cộng đồng và kinh tế
Ảnh hưởng đối với nguồn thực phẩm và an ninh lương thực có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm và an ninh lương thực Mất mất đa dạng sinh học, sự thay đổi khí hậu và mất mất đất đai có thể dẫn đến giảm sản xuất nông nghiệp và sự khan hiếm của thực phẩm, ảnh hưởng đến cả con người và động vật
Sự mất cơ hội phát triển bền vững có thể tạo ra cơ hội kém cho phát triển bền vững, đặc biệt đối với các cộng đồng dưới áp lực môi trường Việc phục hồi và bảo vệ môi trường có thể tạo ra cơ hội cho sự phát triển bền vững và sự tăng trưởng kinh tế
Như vậy, có rất nhiều thứ có thể có ảnh hưởng đến môi trường Nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể là một trong những thành phần gây ra suy thoái môi trường-một hiện tượng chung trên toàn thế giới Tuy nhiên, chúng ta có thể hành động ngăn chặn
nó và vun đắp thế giới chúng ta sống bằng cách giáo dục kiến thức môi trường cho mọi người giúp họ thân thuộc với môi trường xung quanh mình và sẽ quan tâm môi trường
Vì vậy, họ sẽ cải thiện và bảo vệ môi trường hơn cho thế hệ con cháu sau này
2 Ví dụ thực tiễn chứng minh
2.1 Thực trạng suy thoái môi trường vùng dân tộc và miền núi
Trong thời kỳ đổi mới, quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam mới quan tâm đến bề rộng, khai thác tài nguyên là chính; chưa quan tâm đúng mức bề sâu, chưa đầu tư khoa
Trang 10học và công nghệ cho khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, nên hiệu quả kinh tế chưa cao Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, từ khâu khai thác, chế biến, cũng như xử lý chất thải phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu sinh thái, đã thải ra quá nhiều chất độc hại cho môi trường Rừng bị khai thác một cách cạn kiệt, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, thể hiện ở các thông số sau:
Thứ nhất, diện tích rừng Việt Nam ngày càng giảm Theo số liệu công bố chính thức năm 1976, diện tích rừng nước ta có 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ 34%; từ năm 1976 đến năm 1990, quá trình mất rừng diễn ra nhanh, mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000 ha/năm Năm 1985 còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%; năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28% Năm 1999 cả nước còn 10,88 triệu ha rừng và độ che phủ là 33% Hiện nay,
độ che phủ rừng trung bình của nước ta chỉ còn 27,7%, trong đó khu vực Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình) chỉ còn từ 8 -10% Năm 1995, diện tích rừng bình quân đầu người ở Việt Nam là 0,13 ha, thấp hơn mức trung bình ở Đông Nam Á là 0,42%.1
Thứ hai, suy thoái chất lượng rừng Năm 1990, diện tích rừng giàu ở nước ta còn lại
613 nghìn ha, nhưng chủ yếu ở trên núi cao, gần biên giới rất khó khai thác hoặc không thể khai thác được Diện tích rừng còn lại hầu hết là rừng nghèo, rừng thứ sinh và rừng mới trồng, ít có giá trị kinh tế Trữ lượng gỗ rừng năm 1993 ước tính khoảng 525 triệu m3 (trung bình 76 m3/ha) Tốc độ tăng trưởng trung bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1-3m3/ha/năm, đối với rừng trồng có thể đạt 5-10 m3/ha/năm
Thứ ba, suy thoái về tài nguyên đất Tổng diện tích đất của nước ta là 33,1 triệu ha, trong đó chỉ có khoảng 20% là đất tốt mà chủ yếu là 3 triệu ha đất phù sa ngọt, 3,3 triệu
ha đất đỏ bazan còn lại hơn 6 triệu ha đất nông nghiệp là đất xấu cần cải tạo: 3 triệu ha đất ngập mặn, phèn; 2,8 triệu ha đất bạc màu; 72 nghìn ha đất lầy, thụt; 35 nghìn ha đất khô hạn và 500 nghìn ha đất cát trắng Những loại đất xấu này không những khó cải tạo
mà lại có xu thế tăng lên về diện tích do quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên nước ta ngày càng bừa bãi, cả nước hiện nay có khoảng 10 triệu ha đất trống đồi trọc
Thứ tư, suy thoái về tài nguyên sinh vật trên cạn Theo thống kê, nước ta đang có
500 loài thực vật, 85 loài thú, 63 loài chim, 54 loài động vật có xương sống đang mất dần; trong đó có 100 loài thực vật, 83 loài thú, 60 loài chim, 40 loài động vật xương sống đang có nguy cơ tuyệt chủng