Báo cáo tiểu luận đề tài trình bày các biện pháp phòng chống tác hại của điện từ trường tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh

22 0 0
Báo cáo tiểu luận đề tài trình bày các biện pháp phòng chống tác hại của điện từ trường tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC HÌNH ẢNHHình ảnh 1: Sơ đồ biểu diễn phổ điện từ của một số nguồn điển hình...7Hình ảnh 2: Hình ảnh Iphone 12...8Hình ảnh 3: Các loại oxy phản ứng được tạo ra do tác động của việ

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘITRƯỜNG CƠ KHÍ – Ô TÔ

-BÁO CÁO TIỂU LUẬN

AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI BÁO CÁO: Trình bày các biện pháp phòng chống tác hại của điệntừ trường tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh

Giáo viên hướng dẫn: Bùi Tiến Tài

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Khánh Nam

Mã sinh viên: 2022604292

Lớp CODT03 – K17

Hà Nội – 2023

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIMÃ ĐỀ: 12

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PI3.2

Tên học phần: An toàn và môi trường công nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại học

Đề bài:

N I DUNG BÀI BÁO CÁO/ TI U LU NỘỂẬ I Thông tin chung

- Ho t đ ng 4: Thu th p s li u và hình nh v công tác an toàn phòngạ ộ ậ ố ệ ả ề

- Ho t đ ng 5: Vi t báo cáoạ ộ ế

- Quy n báo cáo trình bày toàn b k t qu v công tác an toàn phòngể ộ ế ả ề

III Nhi m v h c t pệụ ọậ

- Ngày giao đề bài: / /20… Ngày hoàn thành: / /20…

Hà Nội, ngày tháng năm 20…

GI NG VIÊN GI NG D YẢẢẠ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN!

Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Bùi Tiến Tài – Giảng

Viên môn An Toàn Và Môi Trường Công Nghiệp của Trường Cơ Khí Ô Tô đã tận

tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên chúng em trong suốt thời gian học Nhờ vào những lời khuyên, những bài giảng và kinh nghiệm quý báu của thầy thì em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài tiểu luận của mình.

Tiếp đến, em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô Trường Cơ Khí – Ô Tô nói riêng và Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội nói chung - Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp em có được thêm vốn kiến thức về môn học cũng như là ngành nghề của mìn Ngoài ra, em cũng không thể không nhắc tới gia đình, bạn bè người thân đã là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần của em trong thời gian qua Sự thành công của bài tiểu luận không thể không kể đến công ơn của mọi người.

Nhưng đối với em, em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài tiểu luận này sẽ khó tránh khỏi thiếu sót Em mong rằng quý thầy cô thông cảm và góp ý để em có thể hoàn thiện hơn.

Trang 4

CHƯƠNG I Điện từ trường là gì ? 7

CHƯƠNG II Những tác động của trường điện từ đối với cơ thể con người 8

2.1 Tác động sinh học của trường điện từ lên cơ thể 8

2.2 Tác động nhiệt 9

2.3 Tác động lên hệ thống nội tiết 9

2.4 Tác động gây rối loạn thần kinh 11

2.5 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn 11

2.6 Tác động tĩnh điện 12

2.7 Các tác động khác 12

CHƯƠNG III Phân tích và đánh giá các biện pháp phòng chống tác hại của điện từ trường trong cuộc sống và trong môi trường công nghiệp 13

3.1 Một số biện pháp hạn chế tiếp xúc với sóng điện từ trong cuộc sống hàng ngày 13

3.1.1 Giảm bớt nguồn bức xạ 13

3.1.2 Giữ khoảng cách thật xa với nguồn bức xạ 13

3.1.3 Sử dụng thiết bị điện tử có dây 14

3.1.4 Dùng màng chắn sóng 14

3.2 Các biện pháp an toàn phòng chống tác hại của điện từ trường trong môi trường nghiên cứu, kinh doanh và công nghiệp 15

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình ảnh 1: Sơ đồ biểu diễn phổ điện từ của một số nguồn điển hình 7

Hình ảnh 2: Hình ảnh Iphone 12 8

Hình ảnh 3: Các loại oxy phản ứng được tạo ra do tác động của việc tiếp xúc với sóng điện từ có thể làm hỏng các cấu trúc tế bào khác nhau trong tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương 11

Hình ảnh 4: ảnh hưởng của sóng điện từ từ điện thoại dẫn đến mất ngủ 11

Hình ảnh 5: Hãy tắt nguồn điện thoại khi đi ngủ 13

Hình ảnh 6: Cục phát wifi để cạnh giường ngủ 13

Hình ảnh 7: Tai nghe dây 14

Hình ảnh 8: ốp điện thoại giúp phần nào hạn chế tiếp xúc giữa sóng điện từ của điện thoại với con người 14

Trang 7

MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống trong thời đại điện từ, bao quanh ta là những đường dây tải điện, điện thoại, wifi, ti vi, tủ lạnh, vi tính, máy giặt, lò vi sóng việc nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường điện từ trường là vấn đề cần thiết.

Và đến với bài tiểu luận này chúng ta sẽ thấy được những mối nguy hại của điện từ trường ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống của nhưng người lao động trong môi trường nhiều sóng điện từ nói riêng và con người nói chung để chúng ta có thể nhận

các biện pháp phòng chống tác hại của điện từ trường tại các địa điểm như phòng thí nghiệm, thực hành, đơn vị sản xuất, hoặc kinh doanh Bài tiểu luận này sẽ dựa vào các nguồn thông tin uy tín và cập nhật mới nhất, cũng như các kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia và cơ quan liên quan Với tất cả các kiến thức trong đây thì bài tiểu luận sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan và chi tiết về vấn đề nan giải này, cũng như đề xuất các giải pháp hữu hiệu và phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Trang 8

CHƯƠNG 1.Điện từ trường là gì ?

Điện từ trường là những nguồn bức xạ điện tử Electromagnetic Fields (EMFs) và con người đang phải hứng chịu sự bức xạ điện từ đó.

Nguồn EMFs đến rất nhiều nơi và tiếp xúc với con người khác nhau, trong đó có nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo, do đó rất khó xác định mối liên hệ liều lượng - hậu quả của một nguồn EMFs duy nhất nào đó Trong tự nhiên các EMFs được tạo ra bởi quá trình sấm chớp và từ trường của trái đất Trong cơ thể con người cũng có trường điện từ để vận chuyển các thông tin trong hệ thống thần kinh Các nguồn EMFs nhân tạo sinh ra từ quá trình sản xuất từ các nhà máy, các dịch vụ - hệ thống viễn thông, các máy móc, lò vi sóng trong gia đình và các bộ phận truyền tải và sử dụng điện Chúng ta cũng cần chú ý là điện trường không thể xuyên qua các vật liệu xây dựng, từ trường có thể xuyên qua được các vật liệu này Cả điện và từ trường dưới dạng bức xạ (tần số cao) sẽ xuyên qua bất cứ vật cản nào và tác động một nguồn năng lượng lên con người, do đó ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường điện từ trường là đáng lo ngại.

Hình ảnh 1:Sơ đồ biểu diễn phổ điện từ của một số nguồn điển hình

Trang 9

CHƯƠNG 2.Những tác động của trường điện từ đối với cơ thể con người

Theo thông tin mới nhất được cập nhật từ ngày 13/09/2023 đến nay thì đã có một thông báo từ Cơ Quan Điều Tiết Tần Số Vô Tuyến Pháp (ANFR) đã yêu cầu Apple ngừng bán Iphone 12 mới trên toàn lãnh thổ Pháp với lí do là tỉ lệ hấp thụ sóng điện từ theo khối lượng S.A.R (Specific Absorption Rate) vượt quá ngưỡng cho phép Phần thân máy của Iphone 12 đạt chỉ số S.A.R lên tới 5,74W/Kg trong khi mức có thể sử dụng ở Châu Âu chỉ là 4W/Kg Những quy định nghiêm ngặt cũng như các bài test kiểm định sẽ được Apple thực hiện lại tại Pháp Và đến nay thì lệnh cấm bán Iphone 12 vẫn đang được ban hành tại Pháp và chúng ta sẽ chờ các thông tin mới nhất từ Pháp về vấn đề này.

Hình ảnh 2: Hình ảnh Iphone 12

Vậy nên chúng ta có thể thấy được sự nghiêm trọng của sóng điện từ liên quan đến sức khỏe của người dân trong toàn quốc gia.

2.1 Tác động sinh học của trường điện từ lên cơ thể

Con người không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận ngay được sự hiện diện của trường điện từ, chính vì vậy không phải bao giờ cũng có thể lường trước được sự nguy hiểm của sự tác động của chúng Sự phát xạ điện từ tác động có hại đến cơ thể người Kết quả của sự tác động của trường điện từ làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ thống khác của cơ thể người.

Trang 10

Sự tác động thường xuyên của bức xạ điện từ nhân tạo thực sự làm sa sút sức khỏe của mỗi cá thể người và sinh vật Trẻ con và đặc biệt là thai nhi, rất nhạy cảm đối với sự tác động khó chịu của trường điện từ Cơ chế hấp thụ năng lượng của cơ thể người khá phức tạp Cơ quan nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ là hệ thống thần kinh trung ương.

Việc làm suy giảm chức năng nội tiết sẽ gây hiệu ứng từ phía hệ thống tim mạch, tuần hoàn, miễn dịch và trao đổi chất v.v Sự ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây ra sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trao đổi chất, thay đổi mạch đập và nhịp tim.

2.2 Tác động nhiệt

Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ là sự đốt nóng, mà có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô của cơ thể sống Cơ chế hấp thụ năng lượng thực sự hết sức phức tạp Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn đến sự thay đổi tần số của mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch Máu được coi là một chất điện phân, dưới tác động của trường điện từ, trong máu sinh ra các dòng điện ion, gây sự phát nóng các mô và tế bào Với một cường độ xác định trường điện từ gây ra một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể người không chịu nổi Sự đốt nóng đặc biệt nguy hiểm đối với các cơ quan có hệ thống mao mạch kém , với sự lưu thông máu ít (như mắt, não, dạ dày ) Đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là thủy tinh thể của mắt, túi mật, bọng đái,tinh hoàn và một số cơ quan khác.

2.3 Tác động lên hệ thống nội tiết

Nhiều nghiên cứu với loài gặm nhấm và khỉ đã chứng minh rằng việc tiếp xúc với mức bức xạ RF sinh nhiệt sẽ tạo ra những thay đổi nội tiết, sự thay đổi nhất quán nhất là sự gia tăng corticosterone trong huyết tương, giá trị SAR vượt quá 3 W/kg tạo ra sự gia tăng corticosterone trong huyết tương ở chuột phụ thuộc vào sự tiết ra hormone vỏ thượng thận của tuyến yên Mức độ hormone tuyến giáp giảm cũng đã được quan sát thấy trong phản ứng với mức độ bức xạ RF sinh nhiệt, và phản ứng này có liên quan đến sự ức chế tiết thyrotropin của tuyến yên Nói chung, sự thay đổi nồng độ hormone có thể đảo ngược sau khi chấm dứt tiếp xúc với RF Những phát hiện này chỉ ra rằng hệ thống sưởi RF làm thay đổi các tương tác phức tạp của hệ thống vùng dưới đồi,

Trang 11

tuyến yên, tuyến thượng thận và tuyến giáp rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi Điều đáng chú ý là việc chuột tiếp xúc với vi sóng 2,45 GHz xung không sinh nhiệt trong 2 năm không tạo ra những thay đổi nội tiết có thể phát hiện được

Các nghiên cứu về tác động nội tiết có thể có của điện trường và từ trường ELF đã mang lại kết quả không nhất quán Tăng, giảm và không thay đổi hormone steroid trong huyết tương đã được báo cáo Kết quả nghiên cứu với chó và chuột cho thấy ngưỡng điện trường 60 Hz cần thiết để tạo ra sự thay đổi nồng độ corticosterone hoặc testosterone trong máu vượt quá 10 kV/m Kết quả thí nghiệm với khỉ tiếp xúc với điện trường và từ trường 60 Hz ở cường độ điển hình của những người ở gần đường dây điện cao thế cho thấy sự giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh xảy ra khi tiếp xúc lâu dài Tuy nhiên, không có quan sát nào khác về những thay đổi hành vi hoặc sinh lý ở động vật bị phơi nhiễm.

Tác dụng được nghiên cứu rộng rãi nhất của trường ELF đối với hệ thống nội tiết là làm giảm rõ rệt sự gia tăng của melatonin tuyến tùng về đêm Những thay đổi trong melatonin tuyến tùng đã được báo cáo xảy ra sau 2-3 tuần tiếp xúc với điện trường với cường độ vượt quá 1,7 kV/m trong không khí Tác dụng này có thể đảo ngược, với sự quay trở lại của melatonin tuyến tùng về đêm để kiểm soát các giá trị trong vòng 3 ngày sau khi chấm dứt tiếp xúc Một tác dụng tương tự đối với melatonin tùng quả đã được quan sát thấy sau khi loài gặm nhấm tiếp xúc với từ trường tĩnh 0,05 mT được bật và tắt liên tục theo chu kỳ 5 phút trong 1 giờ bắt đầu từ 3,5 giờ sau khi bắt đầu trời tối Sự quan tâm đến hiện tượng này tập trung vào tác động của melatonin lên sự tăng sinh tế bào và tác dụng gây ung thư có thể có của nó Một vấn đề lớn trong việc giải thích kết quả nghiên cứu là thiếu thông tin định lượng về các trường ngưỡng cần thiết để thay đổi nồng độ melatonin Người ta cũng không rõ liệu các trường ELF có trực tiếp làm thay đổi chức năng của tế bào tùng hay liệu sự thay đổi được báo cáo trong việc sản xuất melatonin tuyến tùng là thứ yếu do tác động của các trường lên hệ thần kinh Cần có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá ảnh hưởng có thể có của những thay đổi do melatonin gây ra tại hiện trường đối với sự điều hòa sinh lý và nguy cơ mắc các bệnh ung thư phụ thuộc vào nội tiết Hiện tại không thể ngoại suy thông tin có sẵn thu được từ trường 60 Hz hoặc từ trường DC không liên tục cho các tác động có thể có của trường có tần số cao hơn.

Trang 12

2.4 Tác động gây rối loạn thần kinh

Cùng với tác động nhiệt, trường điện từ còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh Sự tác động của trường điện từ lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt, v.v Người ta cho rằng sự phá hủy các chức năng sinh lý của cơ thể bởi tác động của trường điện từ lên từng phần khác nhau của hệ thống thần kinh Trong đó sự tăng kích thích của hệ hống thần kinh trung ương gây ra do tác động phản xạ của trường điện từ, còn hiệu ứng cản - do tác động trực tiếp của trường điện từ lên cấu trúc của não bộ Các chuyên gia cho rằng vỏ não là bộ phận nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ.

Hình ảnh 3: Các loại oxy phản ứng được tạo ra do tác động của việc tiếp xúc với sóng điện từ có thể làm hỏng các cấu trúctế bào khác nhau trong tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương

2.5 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn

Trường điện từ gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây hiện tượng đau thắt ở vùng tim Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây ra sự thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ

Trang 13

Hình ảnh 4 ảnh hưởng của sóng điện từ từ điện thoại dẫn đến mất ngủ

2.6 Tác động tĩnh điện

Cùng với sự tác động sinh học, điện trường còn gây ra sự xuất hiện của các điện tích giữa người và các vật dụng kim loại có điện thế khác so với cơ thể người Nếu người đứng trực tiếp dưới đất hoặc trên sàn dẫn điện có tiếp xúc với đất, thì điện thế của nó so với đất sẽ là 0, còn nếu cách ly với đất, thì cơ thể người sẽ phải chịu một điện thế nhất định, mà đôi khi có thể đạt đến vài kilôvôn Sự tiếp xúc của cơ thể người cách ly với đất đến các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất, mà có thể gây cảm giác đau, đặc biệt ở thời điểm đầu tiên Đôi khi trong sự tiếp xúc này có thể xuất hiện sự phóng điện Trong trường hợp người tiếp xúc với các vật thể kim loại dài cách ly với đất như hệ thống ống dẫn, hàng rào thép có cột gỗ v.v , dòng điện chạy qua cơ thể người có thể đạt đến giá trị nguy hiểm.

2.7 Các tác động khác

Ngoài những tác động nói trên, điện từ trường còn gây ra nhiều tác động phụ trợ khác, bằng cảm nhận chủ quan, các nhân viên vận hành ở các trạm điện, trạm biến áp, các trạm phát sóng… thường phàn nàn về chứng đau đầu, mỏi mắt, chóng mặt

Những tác động đối với những người điều trị hoặc sử dụng thiết bị y tế đặc thù như cấy ghép xương có chứa các thiết bị kim loại hoặc dang trong quá trình phục hồi sau điều trị.

Trường điện từ siêu cao tần có thể gây tác động đối với mắt, dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể.Mức độ tác động sinh học của trường điện từ đến cơ thể người phụ thuộc tần số dao động, cường độ và thời gian tiếp xúc.

Trang 14

CHƯƠNG 3.Phân tích và đánh giá các biện pháp phòng chống tác hại của điện từ trường trong cuộc sống và trong môi trường công nghiệp.

3.1 Một số biện pháp hạn chế tiếp xúc với sóng điện từ trong cuộc sống hàng ngày

3.1.1 Giảm bớt nguồn bức xạ

Càng dùng nhiều thiết bị điện tử và dùng trong thời gian dài thì càng phải tiếp

xúc nhiều với bức xạ điện từ Nếu loại bỏ bớt các loại thiết bị này thì bạn sẽ hạn chế

được với tiếp xúc bức xạ điện từ Như tắt nguồn điện thoại khi đi ngủ, tắt đèn khi không cần thiết,

Hình ảnh 5: Hãy tắt nguồn điện thoại khi đi ngủ

Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ đạt được hiệu quả tương đối vì dù bạn đã loại bỏ bớt thiết bị điện tử quanh mình thì môi trường xung quanh vẫn có bức xạ đến từ tháp di động, smartphone, điểm đặt wifi,

3.1.2 Giữ khoảng cách thật xa với nguồn bức xạ

Càng ở xa với nguồn bức xạ thì càng giảm thiểu được tác hại của sóng điện từ Bởi vậy, để bảo vệ chính mình, hãy cố gắng giữ khoảng cách với các nguồn phóng xạ chứa loại sóng này như: không ở gần trạm biến áp hay điện cao thế, cột viễn thông, lò vi sóng, hãy dùng ốp và miếng dán màn hình cho các thiết bị di động và không để cục phát wifi sung quanh giường ngủ.

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan