g Nếu xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có thể gây ra mất an toàn cho người và hư hỏng thiết bị thì nhân viên vận hành được phép cắt các máy cắt, dao cách ly mà không phải có lệnh hoặc phiếu, n
Kỹ thuật an toàn nhà máy điện
Chấp hành nội quy, quy định về An toàn vệ sinh lao động
1.1 Những nội dung cơ bản của nội quy làm việc liên quan đến An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) bao gồm: a) Thời gian làm việc: Không đến muộn, về sớm Vắng mặt phải có lý do và chỉ được về khi đã được cho phép b) Tư thế, tác phong làm việc:
- Phải sử dụng đúng, đủ trang bị KTAT, BHLĐ
- Phải ăn mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ
- Phải đảm bảo sức khỏe sẵn sàng làm việc, không được sử dụng hoặc bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích khi làm việc c) Chấp hành sự phân công, nhiệm vụ:
- Không được tự ý bỏ nơi làm việc; phải tập trung làm việc, chấp hành nghiêm các quy trình sản xuất, quy định an toàn
- Phải chấp hành nhiệm vụ khi người sử dụng lao động phân công, thực hiện xong phải báo cáo kết quả thực hiện d) Chấp hành nội quy, quy định về bảo hộ lao động:
- Phải tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, các quy định về KTAT- VSLĐ-PCCN
- Khi phát hiện các hiện tượng lạ như: Nghi cháy, hư hỏng máy, khả năng sụp đổ ; các yếu tố gây mất an toàn, điều kiện lao động không đảm bảo ATVSLĐ… phải báo động cho mọi người và báo cho người có thẩm quyền biết e) Sinh hoạt: Trong lúc làm việc không được uống rượu, bia ; không được đùa giỡn; không làm ảnh hưởng tới người khác; không làm các việc riêng ngoài nhiệm vụ đã được giao f) Kết thúc ngày làm việc:
- Dọn vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp sẵn sàng để hôm sau làm việc
- Cắt điện, khóa nước; đóng cửa, che đậy, bảo quản nguyên vật liệu…
- Báo cho người quản lý, nhóm trưởng (hoặc người sử dụng lao động) khi ra về
1.2 Nội dung giao kết về BHLĐ trong hợp đồng lao động
Trong hợp đồng lao động, các nội dung giao kết về BHLĐ giữa người sử dụng lao động đối với NLĐ thường bao gồm những nội dung sau đây: a) Được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn- vệ sinh b) Được huấn luyện, sát hạch lần đầu và định kỳ về KTAT-VSLĐ c) Được cấp BHLĐ và bồi dưỡng bằng hiện vật (nếu làm việc trong điều kiện có yếu tố độc nguy hiểm, độc hại) d) Được hưởng các chế độ, chính sách về BHLĐ.
Những quy định chung để đảm bảo an toàn điện
a) Mọi công việc khi thực hiện tại thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện mang điện (kể cả điện cảm ứng) đều phải thực hiện theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác quy định trong Quy trình này b) Cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người chưa được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu Quy trình này và các quy trình có liên quan, chưa biết rõ những việc sẽ phải làm c) Những mệnh lệnh không đúng Quy trình này và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với cấp trên d) Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm Quy trình này và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc mất an toàn đối với thiết bị, người phát hiện phải lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền e) Người trực tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây lắp điện phải có sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về lao động f) Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra bằng bài viết và vấn đáp trực tiếp, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ g) Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương), đội trưởng, đội phó đội sản xuất, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất, công nhân (nhân viên) phải được huấn luyện, kiểm tra quy trình này mỗi năm 01 lần Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật cấp Công ty (hoặc đơn vị tương đương) công nhận kết quả huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện, lưu giữ hồ sơ huấn luyện theo hằng năm h) Khi phát hiện có người bị điện giật, trong bất kỳ trường hợp nào người phát hiện cũng phải tìm biện pháp nhanh nhất để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu chữa người bị nạn.
Quy định chung thao tác thiết bị điện
a) Trong chế độ bình thường, các thao tác ở thiết bị điện cao áp đều phải lập và thực hiện theo phiếu thao tác quy định trong Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia
Cho phép thực hiện các thao tác trên sơ đồ nối điện chính bằng các “Phiếu thao tác mẫu” Phiếu thao tác mẫu phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành b) Trong chế độ sự cố, thao tác các thiết bị điện thực hiện theo Quy trình
Xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia c) Thao tác đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp, ít nhất phải do hai người thực hiện (trừ trường hợp thiết bị được trang bị đặc biệt và có quy trình thao tác riêng) Những người này phải hiểu rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiện trường, một người thao tác và một người giám sát thao tác Người thao tác phải có bậc 3 an toàn điện trở lên, người giám sát thao tác phải có bậc 4 an toàn điện trở lên d) Cấm đóng, cắt điện bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ hoặc thay dây chì đối với thiết bị ở ngoài trời trong lúc mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc đang có giông sét e) Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó do đơn vị quản lý vận hành ban hành Các trường hợp dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện được quy định cụ thể trong Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia f) Trường hợp đặc biệt được phép đóng, cắt dao cách ly khi trời mưa, giông ở những đường dây không có điện và thay dây chì của máy biến áp, máy biến điện áp vào lúc khí hậu ẩm, ướt sau khi đã cắt dao cách ly cả hai phía cao áp và hạ áp của máy biến áp, máy biến điện áp g) Nếu xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có thể gây ra mất an toàn cho người và hư hỏng thiết bị thì nhân viên vận hành được phép cắt các máy cắt, dao cách ly mà không phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách trực tiếp của mình biết nội dung những việc đã làm, đồng thời phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành h) Phiếu thao tác thực hiện xong phải được lưu ít nhất 03 tháng Trường hợp thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị i) Người ra lệnh thao tác phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ k) Người nhận lệnh thao tác (người giám sát thao tác) phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi chép đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác Khi chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghị người ra lệnh giải thích Chỉ khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người giám sát thao tác và người thao tác mới được tiến hành thao tác Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho người ra lệnh Trường hợp người nhận lệnh thao tác không phải là người giám sát thao tác thì người nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó vào sổ nhật ký vận hành, ghi âm (nếu có) và có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng người giám sát thao tác l) Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao tác và người thao tác phải thực hiện những quy định sau: a) Khi nhận phiếu thao tác phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ, nếu chưa rõ thì phải hỏi lại người ra lệnh Nếu nhận lệnh bằng điện thoại thì người giám sát thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó và nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi âm lại (nếu có), ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác, sổ nhật ký vận hành b) Người giám sát thao tác và người thao tác, sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác c) Tới nơi (vị trí) thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có) và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu, đồng thời kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn gì trở ngại không, sau đó mới được phép thao tác d) Người giám sát thao tác đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu Người thao tác phải nhắc lại, người giám sát thao tác ra lệnh “đóng” hoặc
“cắt” người thao tác mới được làm động tác Mỗi động tác đã thực hiện xong, người giám sát đều phải đánh dấu (x) vào mục tương ứng trong phiếu e) Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì phải ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới tiếp tục tiến hành f) Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay việc thực hiện theo phiếu thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết Việc thực hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một phiếu mới g) Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động của dao cách ly phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” và phải có thêm biện pháp tăng cường (khoá tay truyền động, đặt tấm lót, cử người canh gác v.v) để không thể đóng dao đưa điện vào thiết bị có người đang làm việc h) Đóng, cắt dao cách ly tại chỗ trực tiếp bằng tay phải mang găng tay cách điện và đi ủng cách điện (hoặc mang găng tay cách điện và đứng trên ghế cách điện) Chỉ được đóng, cắt dao cách ly (hoặc cầu chì tự rơi) trên cột với cấp điện áp ≤ 35 kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 3,0 m, trong trường hợp này người thao tác phải mang găng tay cách điện i) Trong mọi trường hợp, người ra lệnh thao tác, người giám sát thao tác, người thao tác, người nhận chuyển lệnh thao tác (nếu có) phải chịu trách nhiệm về việc thao tác các thiết bị điện Chỉ được cho là hoàn thành nhiệm vụ khi người giám sát thao tác báo cáo cho người ra lệnh thao tác đã thao tác xong.
Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc
Những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện bao gồm: a) Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc
- Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc
- Những phần có điện mà khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc vi phạm khoảng cách quy định như sau:
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách đến phần mang điện (m)
- Trường hợp không thể cắt điện được, nhưng khi làm việc vẫn có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 2 Điều này thì phải làm rào chắn Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện quy định như sau:
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất (m)
* Yêu cầu, cách thức đặt rào chắn, treo biển báo, tín hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 17 và 18 Quy trình này và được xác định tùy theo điều kiện cụ thể, tính chất công việc do người chuẩn bị nơi làm việc, người cho phép hay người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm
- Phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo dây dẫn (trừ trạm GIS)
- Cấm cắt điện để làm việc chỉ bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ truyền động tự động
- Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao, hạ áp qua các máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, máy phát điện khác có điện ngược trở lại gây nguy hiểm cho người làm việc Đối với những máy phát điện diesel hoặc những máy phát điện bằng nguồn năng lượng sơ cấp khác khi hoạt động phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập (kể cả phần trung tính) với phần thiết bị đang có người làm việc
- Nếu cắt điện bằng máy cắt và dao cách ly có bộ truyền động điều khiển từ xa thì phải khoá mạch điều khiển các thiết bị này, bao gồm: cắt aptomat, gỡ cầu chì v.v
- Đối với dao cách ly thao tác trực tiếp bằng tay, sau khi cắt điện phải kiểm tra lưỡi dao đã ở vị trí cắt và có giải pháp như ở Điểm g Khoản 3 Điều 7 Quy trình này để không thể đóng điện trở lại
- Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm Cấm uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác, trừ trường hợp người thực hiện thao tác đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của đơn vị vận hành
- Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho đơn vị công tác
- Người thực hiện thao tác cắt điện phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly
…mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc Với các dao cách ly một pha, phải treo biển báo ở từng pha Chỉ có người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế mới được tháo các biển báo này Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” b) Kiểm tra không còn điện
1 Người thực hiện thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt điện
2 Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện
3 Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện, nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện
4 Phải kiểm tra thiết bị thử điện ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn điện Nếu ở nơi làm việc không có điện để thử thì được thử ở nơi khác trước lúc thử ở nơi làm việc và phải bảo quản tốt thiết bị thử điện khi chuyên chở c) Đặt (làm) tiếp đất nơi làm việc có cắt điện
Nơi làm việc có cắt điện, vị trí tiếp đất phải thực hiện như sau:
- Phải tiếp đất ngay sau khi thử hết điện
- Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến
- Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện
- Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất
- Tiếp đất khi làm việc ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối
+ Khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn được phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải tiếp đất, trong trường hợp này chỉ được làm việc trên mạch đấu có tiếp đất
+ Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn phải có một bộ tiếp đất
- Tiếp đất khi làm việc trên đường dây, Đường dây đã cắt điện (hoặc đang xây dựng mới) có tiếp xúc hay đến gần dây dẫn (kể cả khi mang dụng cụ) với khoảng cách theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Quy trình này được thực hiện như sau:
Thực tập vận hành tổ máy
Thực hiện nội quy an toàn khi vận hành tổ máy
1.1 Quy định về vận hành Tổ máy
- Nhân viên vận hành trực ca Nhà máy phải được huấn luyện về quy trình Vận hành nhà máy, Quy trình kỹ thuật an toàn và các Quy trình liên quan đến vận hành và xử lý sự cố Nhà máy, lưới truyền tải, được sát hạch đạt yêu cầu mới được phân công trực vận hành Nhà máy
- Nhân viên trực ca phải thực hiện đúng theo quy định về biểu đồ phát công suất hàng ngày, hàng tuần, hàng năm; chế độ phát công suất phản kháng, bù điện áp và các yêu cầu khác về chế độ phát độc lập khi mất lưới điện Quốc gia
- Trong quá trình vận hành, nếu xảy ra hiện tượng bất thường gì thì phải thông báo ngay với điều độ hệ thống điện để phối hợp xử lý theo phân cấp
1.2 Quy định về xử lý sự cố trong ca trực
1.2.1 Khi có sự cố mất điện lưới
- Trong trường hợp vận hành bình thường các thiết bị của Nhà máy đặt trong chế độ làm việc tự động Khi mất điện lưới, các tổ máy sẽ tự động tách lưới theo chương trình định sẵn của các thiết bị điều khiển cục bộ và các thiết bị liên động Nhân viên vận hành trực ban không được thao tác bất cứ gì trong trình tự làm việc tự động của các thiết bị
- Trong trường hợp các tổ máy gặp phải các lỗi ở các bộ phận điều khiển cục bộ hoặc liên động mà không thể tiến trình dừng máy như đã cài đặt Nhân viên vận hành bằng các quan sát lỗi phát ra từ các bộ điều khiển, các màn hình hiển thị tiến hành tham gia vào tiến trình dừng máy, đưa tổ máy về trạng thái dừng hoàn toàn
- Khi đã dừng máy hoàn toàn phải báo cáo lại với cấp điều độ có quyền điều khiển Tổ máy chỉ được đưa vào trạng thái vận hành trở lại khi đã được giải trừ toàn bộ các sự cố của tổ máy cũng như các sự cố liên quan khác, đồng thời phải được sự nhất trí của cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị Nhà máy
1.2.2 Khi có sự cố dừng máy hoặc giảm tải
- Báo cáo điều độ hệ thống điện dạng ngừng máy hoặc giảm tải, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, giá trị công suất khả dụng và công suất phản kháng bị ảnh hưởng, nguyên nhân gây ra sự cố ngừng máy hoặc giảm tải
- Sau khi đã giải trừ sự cố, phải thông báo tình trạng các thiết bị và biểu đồ phát công suất mới Khi có lệnh của Điều độ hệ thống điện mới được hoà lại vào lưới điện hoặc tăng tải, tuyệt đối không được đóng điện lên lưới hoặc tăng tải khi chưa có lệnh của Điều độ hệ thống điện.
Thực hành thao tác vận hành theo quy trình vận hành của nhà máy
1 Thông số cơ bản (Francis- trục ngang)
- Công suất thiết kế N = 2564 kW
- Bộ phận làm kín trục chính CONTACT-LESS SEAL
- Hiệu suất ở phụ tải thiết kế 91,2%
- Chiều quay của tua bin Theo chiều kim đồng hồ nhìn từ phía đuôi
2 Đặc điểm cấu tạo và phương pháp lắp đặt của tua bin
Tùy loại tua bin, ví dụ loại tua bin Francis- trục ngang Nước chảy qua van cửa vào khớp lắp ráp, buồng xoắn làm quay bánh xe công tác Tổ máy này có cấu tạo trục bản lề kép - cửa vào thẳng đứng Bộ phận phân phối của tua bin gồm các phần sau: a) Bộ phận ống cửa vào
Bộ phận ống cửa vào gồm có đường ống, van cửa vào, khớp lắp ráp, ống côn và ống cong
- Van cửa vào cách dòng chảy khi tua bin có sự cố hoặc ngừng để sửa chữa
- Ống cửa vào chịu được áp lực thuỷ lực
- Khớp lắp ráp được đặt giữa buồn xoắn và van cửa vào b) Bộ phận chính
Cánh hướng nước bằng thép không rỉ, có hai trụ đỡ Nắp phía trên và vòng đáy bằng thép đúc, ZG 230 - 450 Bộ phận phân phối có cấu trúc đơn giản, để lắp đặt và bảo dưỡng c) Bộ phận quay
Bánh xe công tác được lắp ở đầu trục của máy phát cùng với nắp côn Bánh công tác làm bằng thép đúc không rỉ ZG06Cr13Ni4Mo có độ bền chịu được xâm thực d) Bộ phận ống xả
Bộ phận này gồm có thiết bị thông khí, ống cong và ống côn Thiết bị thông khí đặt giữa vòng đáy và ống cong Để giảm độ rung thuỷ lực và sự phá huỷ do xâm thực, thiết bị thông khí và nạp khí tự nhiên được bố trí cho tổ máy e) Bộ phận làm kín trục chính
Bộ phận làm kín trục được cấu thành từ thiết bị làm kín kiểu cung xoắn, bộ phận quay, vòng làm kín, làm kín kiểu xoắn, vòng cao su làm kín và bộ xoắn nước Đây là một kiểu làm kín CONTACT-LESS SEAL với công nghệ làm kín tiên tiến f) Dụng cụ và phụ tùng
Các dụng cụ đặc biệt dùng để tháo bánh xe công tác và nắp côn của bánh xe công tác g) Phương pháp và trình tự lắp đặt tua bin h) Chuẩn bị trước khi lắp đặt
- Theo danh sách thiết bị được cung cấp bởi nhà sản xuất, kiểm tra các bộ phận của thiết bị, các phụ tùng của tổ máy và các tài liệu kỹ thuật
- Xem kỹ các bản vẽ của tổ máy, đọc kỹ các chỉ dẫn này và các tài liệu kỹ thuật khác
- Kiểm tra bệ bê tông liên quan đến tổ máy Kiểm tra cao trình, vị trí lắp đặt và các lỗ đặt trước phù hợp với bản vẽ
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đo cần thiết cho thiết bị lắp đặt Kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ chính xác như micromet, thước thăng bằng Kiểm tra độ bền vững của dụng cụ nâng
- Không phá dỡ các vạch bao chống bụi bẫn để thiết bị trở nên ẩm và hút bụi
- Kiểm tra tấm bệ móng, phụ tùng kèm theo…phụ tùng phải sạch không có bụi bẩn và rỉ
2.2 Trình tự và phương pháp lắp đặt
Nguyên tắc lắp đặt tua bin như sau: Lắp từ trên thân máy xuống dưới, từ trong ra ngoài Khi lắp chú ý các trục toạ độ X, Y và cao trình các bộ phận phải phù hợp với thiết kế Kiểm tra độ thẳng đứng và độ thăng bằng của các bộ phận
- Dựa trên đường tâm của các tổ máy trong nhà trạm và đường tâm trục của ống cửa vào, đặt buồng xoắn vào vị trí Điều chỉnh độ thẳng đứng và cao trình của tâm buồng xoắn
- Lắp ống xả với buồng xoắn sau khi đã hiệu chỉnh và bê tông đông cứng Chú ý kiểm tra độ thẳng đứng của vùng xoắn Đảm bảo vị trí lắp đặt và cao trình của ống côn Lắp ống cửa vào, khớp lắp ráp, van cửa vào…nối đường ống áp lực với buồng xoắn sau cùng đổ bê tông
- Lắp đặt các bộ phận của thiết bị hướng dòng Khe hở giữa các cánh hướng nước phải phù hợp với yêu cầu
- Lắp đặt bộ phận làm kín
- Lắp đặt bộ phận thông khí và ống cong
- Nối các bộ phận ống tua bin
- Lắp đặt thanh kéo đẩy điều khiển, hiệu chỉnh thông qua việc nối trục điều tốc, việc điều khiển phải nhẹ nhàng, chính xác
3.1 Khởi động và ngừng tua bin
- Trước khi khởi động phải kiểm tra các bộ phận quay, phải quay tay nhẹ nhàng
- Cho nước vào tua bin và kiểm tra sự rò rỉ ở các bộ phận làm kín và các chỗ nối
- Kiểm tra đường ống dẫn nước đảm bảo không bị tắt ngẽn
- Kiểm tra điều kiện làm việc của van cửa vào, điều tốc và các thiết bị đồng bộ khác
- Kiểm tra điều kiện làm việc của các đồng hồ đo và các thiết bị điều khiển
- Cho nước vào đường ống áp lực sau khi thực hiện các công việc nêu trên, rồi mở van cân bằng cho nước vào buồng xoắn, thoát khí bên trong buồng xoắn Mở van cửa vào, sau đó mở cánh hướng nước từ từ để tổ máy chạy không tải ở tốc độ thiết kế, tránh tăng tốc độ quá nhanh
- Kiểm tra độ ngập cửa miệng ống nước xả, không được nhỏ hơn 300 mm
- Khi tổ máy chạy không tải bình thường trong 4 giờ, kiểm tra độ rung động Sau đó tăng dần phụ tải cho tổ máy và đặt bộ điều tốc vào chế độ điều khiển tự động
3.1.2 Vận hành sơ bộ tua bin
- Trước khi cho tua bin vào vận hành chính thức, phải tiến hành vận hành sơ bộ (khởi động) tua bin Mục đích đê xem xét tình trạng vận hành của từng bộ phận của tua bin, máy phát
- Theo chương trình khởi động, cho tổ máy vận hành 30 phút với 25%, 50%, 75% vận tốc thiết kế rồi tăng tốc tới vận tốc thiết kế và tiếp tục cho chạy không tải trong 4 giờ Nếu vận hành bình thường thì cho tổ máy chạy với 25%, 50%, 75%, 100% phụ tải thiết kế trong vòng 72 giờ Chú ý quan sát tình trạng từng bộ phận Sau đó ngừng tỏ máy và loại trừ các thiếu soát cho chạy tiếp 72 giờ nữa
- Đóng bộ phận phân phối và ngừng tổ máy bằng phanh hãm khi tốc độ tổ máy đã giảm 30% tốc độ thiết kế
- Đóng van cửa vào khi đã ngừng tổ máy quá 24 giờ
- Khi ngừng lâu dài thì phải mở van sả ở đáy buồng xoắn
Phải ngừng tổ máy khẩn cấp trong các trường hợp sau đây và phải báo cáo với người quản lý, sau đó tìm nguyên nhân và khắc phục
- Khi công suất tua bin giảm đột ngột
- Xảy ra sự cố máy phát hoặc điều tốc
- Tổ máy rung động hoặc có tiếng kêu không bình thường
4 Vận hành và bảo dưỡng tua bin
- Kiểm tra sự rò rỉ và mức dầu trong mỗi ổ trục
- Kiểm tra thường xuyên độ chặt của bu lông và êcu
- Kiểm tra định kỳ và ghi lại áp lực thuỷ lực, chân không, nhiệt độ, công suất và độ mở cánh hướng nước
- Chú ý bộ phận quay không có hiện tượng bất thường và chạy trơn
Những hư hỏng của tua bin và biện pháp xử lý
1 Công suất tua bin giảm
Nguyên nhân hư hỏng (Faults
Biện pháp xử lý (Treating methods)
1 Độ ngập sâu của ống xả không đủ, không khí chưa vào nên độ chân không bị phá huỷ
1 Độ ngập sâu của ống xả không được nhỏ hơn 300mm
2 Lưới chắn rác bị bịt kín làm cho cột nước động học giảm
2 Làm sạch nước chắn rác
3 Bồi lắng hoặc tắt ngẽn kênh dẫn làm cho cột nước động học giảm
3 Làm sạch kênh dẫn, đảm bảo kích thước thiết kế của kênh dẫn
4 Độ mở của cửa không đạt được 4 Kiểm tra bộ điều phối và cánh hướng nước giảm sai hỏng
5 Bánh xe công tác bị hỏng 5 Sửa chữa hoặc thay mới
6 Bộ phận làm kín bị phá hỏng 6 Sửa chữa và phục hồi
7 Ống xả bị nứt hoặc rò khí từ mặt bích nối
7 Hàn bích hoặc siết chặt bu lông mặt bích nối
2 Tổ máy không phát ra điện khi vận hành
1 Van cửa vào chưa mở hoàn toàn 1 Mở hết cửa van
2 Bộ phận làm kín bị hỏng dẫn đến nước bị tổn hao tăng
2 Kiểm tra và thay thế vòng làm kín
3 Lưới chắn rác bị tắt 3 Làm sạch lưới chắn rác
1 Tua bin bị rung ở một vài phạm vi phụ tải
1 Tránh cho tua bin vận hành ở phạm vi phụ tải bị rung
2 Tua bin làm việc ở điều kiện khí thực
2 Kiểm tra điều kiện làm việc, thay đổi phương thức vận hành Cho tua bin vận hành ở cột nước cho phép
3 Bộ phận quay không cân bằng 3 Kiểm tra, xử lý độ mất cân bằng
4 Bị tắt kẹt giữa các cánh tua bin làm cho dòng chảy vào bánh xe công tác không đối xứng
4 Làm sạch chỗ tắt kẹt.
Máy phát
1 Tổng quan Đây là máy phát đồng bộ ba pha trục ngang và hệ thống làm lạnh bằng không khí tuần hoàn tự nhiên thông qua hệ thống quạt gió Khí lạnh vào máy phát từ 2 phía đi qua rotor và rãnh thông gió của lõi Stator, sau đó được đẩy ra ngoài thông qua 2 quạt gió gắn trên trục máy phát Hệ thống kích thích cho máy phát sử dụng thiết bị kích từ tĩnh Thyristor điều khiển
Toàn bộ phần quay được đỡ bởi 02 gối đỡ, một ổ đỡ 220 (mm) và một ổ chặn 250 (mm), hướng quay theo chiều kim đồng hồ nhìn từ phía bánh đà
Việc chế tạo máy phát tuân thủ các tiêu chuẩn của nước sản xuất và theo các điều kiện trong hợp đồng
2 Các thông số chính và dữ liệu kỹ thuật
Cấp cách điện stator/rotor F/F Điện áp kích từ không tải 20 V Điện áp kích từ định mức 63 V
Tốc độ quay định mức 1000 v/ph
2.2 Dữ liệu về nước và dầu Áp lực nước làm mát 0,4 MPa
Kiểu dầu bôi trơn L-TSA 46
Lượng dầu trong hai gối 150 L
Mức tiêu thụ nước làm mát của 2 gối 20 m 3 /s 2.3 Các kích thước và trọng lượng của bộ phận quay và tĩnh
Tên thiết bị Các kích thước (dài x cao x rộng) Khối lượng
Stator, đế, gối đỡ và các phần khác 4,270m x 2,380m x 2,323m 14000 kg
3 Tóm tắt về cấu tạo
3.1 Máy phát này là một tổ hợp gồm 2 phần Rotor và các bộ phận quay của tua bin được lắp đặt trên cùng một trục, để việc lắp đặt và điều chỉnh bộ phận này được thuận lợi Có 2 gối đỡ trong máy phát, một gối chặn 250 được lắp ở đuôi tua bin và gối đỡ hướng tâm khác 250 nằm ở phía cuối bánh đà, cổ góp được lắp đặt ở bên ngoài gối đỡ hướng tâm Tổ máy được phanh bởi thiết bị phanh sử dụng áp suất khí nén Vỏ ngoài của khung máy phát là một kiểu dạng uốn cong, vì vậy mặt ngoài của nó được thiết kế một cách có mỹ thuật
3.2 Máy phát được làm mát bằng khí tự nhiên, khí được đưa vào máy phát từ 2 bên của máy phát để làm lại Sroto và rô to sau đó nó được đưa qua máy phát và chuyển ra ngoài nhà máy
4 Cấu tạo các bộ phận
Máy phát chủ yếu bao gồm Stator và rotor, 2 trục và đế máy…Stator và 2 gối trục được lắp ráp trên đế máy Trong tâm trục máy phát cao 710mm tính từ sàn máy
Kiều đấu nối dây quấn stator Y
Dòng điện kích từ không tải 189 A
Dòng điện kích từ định mức 430 A
Stator gồm một khung, lõi stator và cuộn dây stator…
Khung của stator được hàn từ các tấm thép và khung máy, chúng được sử dụng để gắn cố định vào lõi của stator
Lõi của stator được làm từ các lá thép silicon có độ dẫn từ cao, tổn thất thấp, các lá thép có độ mỏng 0,5mm Lõi của stator được đặt trên khung, bên trong và khe của lõi thực hiện xử lý hoàn hảo nhằm ngăn chặn sự phóng điện hồ quang
Các cuộn dây stator được làm bằng các sợi dây đồng ghép đôi Lớp cách điện trong và lớp cách điện ngoài đều được tạo thành bằng các sợi vải mica epoxy ép nóng Bề mặt của mỗi cuộn dây được xử lý để bảo vệ tia lửa điện
Khi các cuộn dây stator được gắn vào bên trong khe của lõi stator, 6 bộ dò nhiệt độ điện trở dây đồng (RTD, 100 ở 0 0 C) được gắn vào các rãnh của stator để phát hiện các kênh nhiệt độ của các cuộn dây stator và lõi stator
Có 6 sợi cáp đầu ra của máy phát, trong đó có 3 sợi cáp đầu ra và 3 sợi cáp trung tính Nếu vị trí của các sợi cáp này không thuận lợi cho việc kết nối trong việc thiết kế và lắp đặt của nhà máy, các sợi cáp đầu ra và các sợi cáp trung tính có thể chuyển đổi vị trí cho nhau
Rotor bao gồm trục và gông từ, cực từ và các quạt gió…
Cực và gông từ được làm từ thép chất lượng cao 45A (tương đương với vật liệu cấp D ASTM A688) và được rèn toàn bộ, vì vậy chúng có các đặc tính kết cấu tốt
Cực từ bao gồm lõi từ và cuộn dây Lõi từ được làm từ cực đục lỗ, nó được tạo nên từ các tấm thép dày 1,5 mm có độ bền và chất lượng cao và chúng được kẹp bởi các mộng đuôi én, được vặn chặt với các nêm kép Vì vậy cực có tính dẫn từ tốt và chống được dòng xoáy Cực và gông từ được kết nối với nhau bằng cách ghép lại và chúng được gia cố bằng các nêm an toàn
Cuộn dây từ được hình thành bởi các thanh đồng mỏng Lớp cách điện của chúng được tạo bởi từ các sợi vải thuỷ tinh êpoxy ở mỗi phần trên và phần dưới của mỗi cuộn dây các lớp cách điện đều được ép nóng toàn bộ Cấp cách điện của cực từ là cấp F Có một cuộn dây từ nằm giữa các cực trong rotor nhằm giảm áp lực đặt vào cạnh của cuộn dây kích từ
Có 1 quạt nằm ở mỗi phía của rotor Khi máy phát chạy khí làm lạnh sẽ thổi qua máy phát nhờ các cánh quạt nhằm làm mát cuộn dây và lõi của stator và rotor
Rotor có các cuộn dây dọc trục và ngang trục nhằm tăng khả năng mất cân bằng tải và cải thiện dạng sóng điện áp
4.3 Ổ trục Ổ trục bạt lót của máy phát là ổ trục tự bôi trơn Dầu bôi trơn được đưa lên phía trên và đổ vào ống bạc lót phía trên bởi một bánh công tác để bôi trơn và làm lạnh cho toàn bộ bạc lót Vật liệu của bề mặt làm việc của bạc lót là lớp babit mỏng
Bộ phận làm lạnh dầu gồm một số ống đồng và được đặt trong một bể chứa dầu, ở đáy của vị trí ổ trục áp lực của nước làm mát là 0,2 MPa, nước phải được làm sạch
Dầu được rót vào ổ trục từ một lỗ dầu trên nắp ổ trục đến vạch giữa của đồng hồ đo dầu (khi máy không hoạt động thì mức dầu cao hơn đường trung tâm một ít) Ta có thể tháo dầu từ ống dầu thông qua van xả đặt ở đáy ổ trục Ổ trục phía bánh đà được cách điện để tạo điều kiện cho việc kiểm tra và đo điện trở cách điện ống dẫn nước làm mát nối với ổ trục phải có một bộ phận là phi kim loại để đảm bảo cách điện với bề mặt của ổ trục
Vận hành trong điều kiện không tải
1 Kiểm tra và thử nghiệm
Trước khi khởi động máy phát, phải kiểm tra sự có mặt của các then cài tại tất cả các vị trí, nhất là tại các vị trí trên phần quay và các phần tĩnh, kiểm tra
2 gối đỡ có tốt không và các mức dầu của chúng có đảm bảo không, kiểm tra các RTD đã được lắp đặt và kết nối các đầu dây của chúng đã đúng chưa, kiểm tra các ống dẫn của hệ thống nước làm mát có làm việc bình thường không Trình tự khởi động bình thường như sau:
- Kiểm tra mức dầu trong các gối đỡ, quan sát trên bề mặt gối đỡ xem dầu bôi trơn có chảy tràn ra khỏi gối đỡ hay không
- Mở nước làm mát cho các gối đỡ
- Mở van cửa vào của tua bin để khởi động tổ máy Sau khi tổ máy đã khởi động, kiểm tra các âm thanh phát ra có bất bình thường như ma sát hoặc va đập trong tổ máy hay không Nếu tổ máy chạy bình thường, tốc độ tổ máy sẽ tăng nhanh đến 50% tốc độ định mức, sau khi duy trì 5-10 phút tại tốc độ này Nếu tổ máy vận hành bình thường với tốc độ này, thì tăng dần tốc độ của tổ máy lên tốc độ định mức
- Sau khi đã khởi động tổ máy thì dầu sẽ duy trì các nhiệt độ của các gối đỡ Nếu bất kỳ gối đỡ nào mà nhiệt độ tăng quá nhanh, tổ máy sẽ phải dừng một cách sớm nhất có thể và kiểm tra nguyên nhân và tiến hành loại trừ sự cố
- Sau khi việc chạy máy không tải là bình thường, phải kiểm tra điện trợ cách điện của các cuộn dây và điện trở một chiều và thứ tự pha của các cuộn dây tại nhiệt độ môi trường
- Dưới tốc độ định mức, máy phát có thể sản xuất ra một điện áp ở phần cuối của các đầu ra sau khi được tác dụng một dòng điện kích thích Nếu tần số, gốc pha và điện áp của máy phát tương tự như nguồn truyền tải của hệ thống, các đầu ra có thể được kết nối đến nguồn truyền tải hệ thống (đồng bộ) Sau khi đã được kết nối, nhiệt độ tại các vị trí phát hiện sẽ được tính toán duy trì trong khi máy phát tăng tải dần dần Khi đạt đến tải định mức, kiểm tra các kênh nhiệt độ của stator, các gối đỡ và rung động của tổ máy Nếu các nhiệt độ và sự rung động này là bình thường tổ máy có thể đặt vào phương thức chạy thử nghiệm
2 Trong quá trình vận hành, nhân viên vận hành: Phải thường xuyên theo dõi các mức dầu của gối đỡ, các kênh nhiệt độ và rung động của máy phát một cách thường xuyên Nếu có bất kỳ tình trạng không bình thường nào phát hiện thì phải giải quyết vấn đề ngay lập tức nhằm ngăn chặn tổ máy khỏi rắc rối và đảm bảo tổ máy kéo dài tuổi thọ trong trạng thái vận hành an toàn
3 Bảo dưỡng bên trong và bên ngoài máy phát sạch sẽ: Không có bất kỳ sự tắt ngẽn trong đường thông khí của hệ thống làm mát
4 Nước làm mát của gối đỡ: Phải sạch và đáp ứng đủ và không bị tắc ngẽn trong đường ống của hệ thống nước làm mát
5 Khi xuất hiện các tình trạng như sau, tổ máy không được phép chạy và khởi động:
- Có bất kỳ sự suy giảm không bình thường trên các điện trở của phạm vi cách điện của tổ máy
- Hệ thống bảo vệ điện của máy phát cảnh báo sự cố
- Thiết bị nhiệt điện trở đưa ra tín hiệu cảnh báo sự cố
- Hệ thống thông khí bị tắc nghẽn
- Ống dẫn nước của hệ thống nước làm mát bị tắc ngẽn
- Có bất kỳ sự suy giảm mức dầu của các gối đỡ
- Các bộ phận của máy phát bị rơ lỏng
- Sau khi bề mặt làm việc của vòng góp bị nguy hại và đã không được khắc phục
6 Khi xảy ra một trong các trường hợp sau, tổ máy phải dừng để kiểm tra nguyên nhân:
- Rung động hoặc dao động của máy phát trở nên đột ngột
- Trong khi chạy máy, có các âm thanh không bình thường, như các âm thanh pha trộn hoặc cọ sát trong tổ máy;
- Nhiệt độ của gối đỡ cao đột ngột;
- Có sự tăng hoặc giảm không bình thường của mức dầu trong gối;
- Việc cung cấp nước làm mát bị gián đoạn;
- Có sự xuất hiện của các mùi không bình thường xuất hiện từ máy phát;
- Hiện tượg đánh lửa xuất hiện trên vành góp trở nên lớn
7 Trước khi đưa máy phát vào làm việc phải thực hiện các nội dung sau:
- Kiểm tra xem tất cả các bu lông và ốc vít đã được vặn chặt chưa
- Điều chỉnh khe hở giữa các phần quay và Stator để đảm bảo rằng luôn có một khe hở an toàn giữa các phần quay và Stator
- Kiểm tra xem liệu khoảng cách cần thiết giữa mỗi phần được điều chỉnh là phù hợp
- Kiểm tra mức dầu nhờn (HU-30) Nếu dầu nhờn bị bẩn thì cần phải thay ngay
- Kiểm tra xem dầu có bị rò rỉ khi bôi trơn ổ trục
- Kiểm tra xem liệu có lỗ rò rỉ nào trong các ống, các khớp nối và các van nối với bộ phận làm mát và liệu ống nước và ống lọc có bị tắc không
- Trước khi cho nước làm mát vào, phải kiểm tra giá trị đo điện trở của bộ cách điện đối với đất của ổ trục phía dưới bánh đà
- Kiểm tra điện trở cách điện của mỗi máy đo nhiệt độ điện trở trong Stator
- Kiểm tra các mạch đo nhiệt độ, phát tín hiệu và kích từ có bình thường không
- Kiểm tra xem cáp kích từ có nối với máy kích từ không
- Kiểm tra xem hoạt động của các thiết bị có chính xác hay nhạy bén không
Trình tự khởi động như sau:
- Cho nước làm mát vào khoang làm lạnh của gối trục
- Khởi động tua bin và khi tốc độ tổ máy tăng lên một cách nhanh chóng đạt tới 1/3 hay 1/2 tốc độ thiết kế thì tạo ra màng dầu trong ổ trục
- Khi nhiệt độ của ổ trục và máy phát đã vận hành ổn định, thì tăng vận tốc tới giá trị thiết kế Dừng vận hành máy khi mà độ rung tăng khi tốc độ khi tốc độ của máy tăng lên khi tăng tốc độ của máy tới giá trị thiết kế
- Các mục được kiểm tra hay giám sát khi máy chạy không tải với tốc độ thiết kế như sau: a Giám sát âm thanh của máy để nhận biết xem liệu máy có hoạt động bình thường không b Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ của mỗi ổ trục và ghi lại những giá trị này c Kiểm tra áp lực nước và nguồn nước cấp cho mỗi bộ phận làm mát dầu nếu cần phải điều chỉnh d Đo độ rung của mỗi ổ trục
- Nếu máy chạy không tải không có vấn đề gì thì có thể khẳng định rằng máy phát phù hợp với kiểm tra lắp ráp tại hiện trường.
Vận hành song song với mạng lưới điện và phụ tải
1 Hãy thực hiện bước kiểm tra tiếp theo, sau khi hoàn thành việc lắp đặt và kiểm tra đặc tính khởi động và vận hành không tải phù hợp với các đặc tính kỹ thuật yêu cầu
- Đo lường điện trở cách điện của các cuộn dây
- Đo điện trở cuộn dây dòng điện trực tiếp ở nhiệt độ môi trường
- Kiểm tra điện trở cách điện của mỗi một ổ trục đối với đất
- Kiểm tra thứ tự pha của máy phát
- Xác định các đặc tính không tải
2 Khi máy phát kích từ vận hành ở tốc độ thiết kế thì tần số, góc pha tương ứng với lưới, lúc đó tăng dần phụ tải đồng thời nhiệt độ của máy cũng tăng lên Kiểm tra độ tăng nhiệt độ, độ rung và tình trạng vận hành các vành góp sau khi máy phát vận hành liên tục với phụ tải thiết kế.
Vận hành và bảo dưỡng
1 Kiểm tra: Định kỳ hàng năm phải thực hiện kiểm tra duy tu bảo dưỡng, các nội dung kiểm tra tuân thủ như sau:
- Kiểm tra bên trong và bên ngoài máy phát được làm sạch
- Kiểm tra tất cả các thiết bị định vị (như bu lông, đai ốc, ) đã được siết chặt chưa
- Kiểm tra tổ hợp máy có bị lỏng không, có bất kỳ sự biến dạng tại các đầu bu lông của dây quấn stator
- Kiểm các nêm khe đã chắc hay chưa
- Kiểm tra tất cả các hư hỏng cơ khí trên bề mặt các cuộn dây stator và các cực
- Kiểm tra các cuộn dây kích thích và các chốt nêm trong mộng đuôi én đã chắc chắn chưa
- Kiểm tra xem có gãy hoặc hư hỏng tại các đường hàn của các đầu cáp và vòng chống rung
- Kiểm tra điện trở cách điện của ổ hướng tâm giá trị đo được phải lớn hơn 1,0 M
- Kiểm tra điện trở cách điện của các cuộn dây của stator và rotor với đất, tỷ lệ điện trở đo được theo công thức sau: Rcđ = Sđm/(1000 + Uđm/100) phải lớn hơn 1,7
- Kiểm tra các cánh quạt đã được kẹp chặt và có bất kỳ các nứt gãy và hư hỏng tại bệ đỡ của quạt hay không
- Dầu bôi trơn trong các gối đỡ phải được lấy mẫu và kiểm nghiệm định kỳ Dầu bôi trơn phải được thay mới nếu cần thiết
- Kiểm tra sự rò rỉ và tắc nghẽn của đường ống nước làm mát và hệ thống nước làm mát
- Kiểm tra các hiển thị nhiệt độ tại tất cả các điểm đo nhiệt độ đã chính xác chưa, các RTD có thể gửi các tín hiệu ra ngoài một cách chính xác không
- Kiểm tra việc có hoặc không sự thay đổi về khe hở trong các gối đỡ và các rung động trong tổ máy
- Thường xuyên duy trì chổi than tiếp xúc tốt với các vòng góp Diện tích tiếp xúc phải lớn hơn 80% bề mặt làm việc của chổi than Chổi than nằm trong các hộp đỡ phải trượt một cách dễ dàng áp lực tiếp xúc của chổi than phải được giữ trong khoảng 0.015 ~ 0.018 Mpa
- Khi thay đổi, chổi than phải được so khớp với bề mặt tiếp xúc của vòng góp
- Giữ các bề mặt làm việc của vòng góp sạch sẽ Sau khi chạy một thời gian (khoảng một năm), các cực tính của cáp của vòng góp phải được chuyển đổi nhằm tránh sự ăn mòn điện
- Khi xảy ra lồng tốc, tổ máy phải được dừng hoàn toàn để khiểm tra lại tất cả
- Tổ máy không được sử dụng dưới trạng thái vượt quá khả năng định mức được ghi trong bảng thông số kỹ thuật gắn trên máy
2 Giám sát trong điều kiện thông thường
- Định kỳ ghi lại nhiệt độ của cuộn dây Stator Nếu thấy bấy kỳ sự thay đổi bất thường nào, hãy chú ý và tìm rõ nguyên nhân
- Vận hành máy phát phải được thực hiện bình thường tại hệ số công suất thiết kế Nếu công suất nhỏ hơn giá trị thiết kế thì dòng kích từ không được vượt quá giá trị thiết kế
- Nhìn chung, máy phát không được hoạt động trong điều kiện thiếu kích thích (kích từ không đủ)
- Định kỳ ghi lại nhiệt độ tại mỗi ổ trục Nếu thấy bất kỳ sự thay đổi bất thường nào, hãy chú ý và tìm rõ nguyên nhân
- Sự ổn định tương đối của nhiệt độ các cuộn dây duy trì khi vận hành để tránh tình trạng nhiệt độ tăng bất thường
- Chú ý tới các dấu hiệu báo động phát ra từ các thiết bị bảo vệ
- Khi máy phát vận hành song song với mạng điện không đối xứng, nếu dòng điện ở bất cứ pha nào cũng không vượt quá số thiết kế và tỷ lệ dòng điện thứ tự nghịch không vượt quá 12% của dòng điện thiết kế thì có thể cho phép vận hành lâu dài
- Nếu mạch không đối xứng đột nhiên xuất hiện khi máy phát chạy và giá trị dòng điện tạo ra vượt quá 40% thì phải dừng ngay máy phát và kiểm tra xem liệu có chỗ nối của cuộn dây nào bị hư hỏng hay không
- Kiểm tra độ rung của máy Nếu xảy ra độ rung bất thường thì phải tìm rõ nguyên nhân
3 Kiểm tra và sửa chữa thông thường
Kiểm tra và sửa chữa định kỳ có thể phát hiện và giải quyết được những vấn đề tiềm tàng, tránh được tình trạng khẩn cấp xảy ra, do đó nó là nhân tố chính đảm bảo cho sự vận hành ổn định, đáng tin cậy của máy Việc sửa chữa có thể phân loại thành chính và phụ Khi sửa chữa chính, rotor có thể được lấy ra khỏi stator trong khi sửa chữa phụ bao gồm các mục sau:
- Phải lấy mẫu và kiểm tra dầu nhờn trong các ổ trục theo định kỳ
- Kiểm tra khe hở ở đỉnh và phía bên giữa trục và bạc ổ trục để khẳng định độ hao mòn của nó Đo độ rung ở mỗi ổ trục
- Làm sạch bộ phận làm mát dầu theo định kỳ Loại bỏ những bụi bẩn trong đường ống và các lớp lọc bộ phận đó
- Kiểm tra điện trở cách điện đối với đất của mỗi một ổ trục
- Kiểm tra xem liệu bánh công tác trong thiết bị cấp dầu có bị hư hại không
- Kiểm tra liệu các RTD trong stator có bị hư hại không
- Đo điện trở dòng điện trực tiếp và điện trở cách điện của rotor và cuộn dây stator theo định kỳ
- Kiểm tra ống thông hơi Nếu phát hiện ra có gì bịt ống thông hơi lại phải loại đi ngay
- Kiểm tra bộ lọc nước làm mát Nếu phát hiện ra có gì bịt ống thông hơi lại phải loại đi ngay
- Kiểm tra xem liệu tất cả các ốc vít có ở trong điều kiện tốt hay không
- Kiểm tra xem liệu các điểm mút của cuộn dây stator có bị hư hỏng hay biến dạng gì không Loại bỏ các vật cản hoặc bụi bẩn trong máy phát nếu có
- Kiểm tra xem liệu có vết nứt nào xuất hiện ở các điểm nối mối hàn hay không
- Kiểm tra xem các ốc nối của cáp kích từ có bị lỏng hay không
- Đo khe hở không khí giữa stator và rotor
- Kiểm tra xem liệu các thiết bị điều khiển tự động có ở điều kiện bình thường hay không
- Kiểm tra các bộ phanh có hoạt động tốt hay không
(Mẫu PCT ban hành kèm theo công văn số /EVN NPC -AT ngày tháng 3 năm 2015 của Tổng Công ty Điện lực)
PHIẾU CÔNG TÁC (TRÊN Đ.DÂY CAO ÁP, TRONG TBA, HẠ ÁP, Ở THIẾT BỊ ĐIỆN NMĐ)
1.1 Người lãnh đạo công việc (nếu có): Bậc ATĐ …/5 1.2 Người chỉ huy trực tiếp: ……… Bậc ATĐ …/5 1.3 Nhân viên đơn vị công tác: (ghi số luợng người): ……… Thuộc (Công ty, Phân xưởng v.v) ……….……
1.4 Địa điểm công tác: 1.5 Nội dung công tác: …… 1.6 Thời gian theo kế hoạch:
- Bắt đầu công việc: giờ phút, ngày / /
- Kết thúc công việc: giờ phút, ngày …./ /
1.7 Điều kiện về an toàn điện để tiến hành công việc (ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây):
……… ……….……… 1.8 Các đơn vị QLVH khác có liên quan đến công việc (Đơn vị cấp Giấy phối hợp cho phép-nếu có):
………… 1.9 Người giám sát an toàn điện (nếu có): Bậc ATĐ ….…./5 1.10 Người cho phép: Bậc ATĐ ……./5 Phiếu công tác cấp ngày / / Người cấp phiếu (ký và ghi họ, tên):
2 Cho phép làm việc và Tiếp nhận nơi làm việc:
2.1 Những thiết bị, đường dây, đoạn đường dây đã cắt điện
……… …….……… Đã làm rào chắn và treo biển báo tại
2.2 Phạm vi được phép làm việc:
2.3 Cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm thiết yếu để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác:
2.4 Người chỉ huy trực tiếp đã kiểm tra và làm biện pháp an toàn tại hiện trường:
Và nhận đủ “Giấy phối hợp cho phép” của các đơn vị QLVH có liên quan
Cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc lúc giờ ….phút, ngày / /
Người chỉ huy trực tiếp
(ký và ghi họ, tên)
Người giám sát an toàn điện
(ký và ghi họ, tên- nếu có)
(ký và ghi họ, tên)
3 Danh sách nhân viên đơn vị công tác và thay đổi người (nếu có) :
B Bậc ATĐ Đến làm việc Rút khỏi
4 Cho phép làm việc và kết thúc công tác hàng ngày, di chuyển nơi làm việc:
TT Địa điểm công tác
Thời gian (giờ, ngày, tháng)
Người chỉ huy trực tiếp
Người cho phép (ký hoặc ghi tên)
5.1 Toàn bộ công tác đã kết thúc, dụng cụ đã thu dọn, người đã tập kết tại vị trí an toàn; tiếp đất và biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm (nếu có) đã rút hết đảm bảo an toàn Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác (đã trả hết thiết bị và Giấy phối hợp cho phép của các đơn vị liên quan-nếu có) trả lại nơi làm việc cho ông (bà) ………chức danh … ……… đại diện đơn vị quản lý vận hành ……… lúc giờ ngày / /
Người chỉ huy trực tiếp (ký và ghi họ, tên): ………
5.2 Đã tiếp nhận và kiểm tra nơi làm việc đảm bảo an toàn, khoá phiếu công tác lúc giờ phút, ngày…… / … / ………
Người cho phép (ký và ghi họ, tên): ………
* Đã kiểm tra hoàn thành Phiếu công tác ngày / /
Người cấp phiếu (ký và ghi họ, tên):
TÊN ĐƠN VỊ GIẤY PHỐI HỢP CHO
1.1 Người lãnh đạo công việc (nếu có): 1.2 Người chỉ huy trực tiếp: Bậc ATĐ /5 1.3 Nhân viên đơn vị công tác: (ghi số luợng người): Thuộc (Công ty, Phân xưởng v.v) ………
1.4 Địa điểm công tác: 1.5 Nội dung công tác: 1.6 Thời gian theo kế hoạch:
- Bắt đầu công việc: giờ phút, ngày / /
- Kết thúc công việc: giờ phút, ngày / /
1.7 Điều kiện về an toàn điện để tiến hành công việc (ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây, tiếp đất tại vị trí nào):
1.8 Các đơn vị QLVH khác có liên quan đến thực hiện cho phép vào làm việc: ………
1.9 Người thực hiện biện pháp an toàn của đơn vị QLVH cấp Giấy phối hợp cho phép để người cho phép của đơn vị QLVH cấp PCT thực hiện cho phép làm việc tại hiện trường: …… Chức danh:
1.10 Người giám sát an toàn điện (nếu có) ……… Bậc ATĐ …/5
Giâý phối hợp cho phép cấp ngày / / Người cấp (ký và ghi họ, tên):
2 Biện pháp an toàn phối hợp cho phép:
2.1 Những thiết bị, đường dây, đoạn đường dây đã cắt điện: …… 2.2 Đã tiếp đất tại vị trí: ………… 2.3 Biện pháp an toàn khác: ……… 2.4 Phạm vi được phép làm việc: ……….…
2.5 Cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết: ………
2.6 Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép được phép làm thủ tục cho phép làm việc đối với phần thiết bị của ……… , lúc … giờ … phút, ngày … /… /…
Người thực hiện biện pháp an toàn phối hợp cho phép (ký và ghi họ, tên):
3 Tiếp nhận phần thiết bị của đơn vị có liên quan đến nơi làm việc:
3.1 Đã kiểm tra những biện pháp an toàn tại hiện trường: ……… 3.2 Đơn vị công tác làm biện pháp an toàn ………
NCHTT nhận “Giấy phối hợp cho phép” lúc giờ phút, ngày
Người chỉ huy trực tiếp (ký và ghi họ, tên): Người giám sát an toàn điện (ký và ghi họ, tên-nếu có):
4 Trả lại cho đơn vị QLVH phần thiết bị không còn liên quan đến công việc:
4.1 Thời gian, nội dung giao, nhận: ……… 4.2 Họ tên người nhận ………… chức danh ……… đơn vị …………
4.3 Đã thông báo với đơn vị QLVH cấp phiếu công tác, lúc …giờ
Họ, tên người nhận ……… chức danh ……… 4.4 Người chỉ huy trực tiếp (ký và ghi họ, tên): ……… Đã kiểm tra hoàn thành phiếu, ngày / /
Người cấp Giấy phối hợp cho phép (ký và ghi họ, tên):
1 Trình bày nội quy an toàn khi vận hành tổ máy
2 Nêu những hư hỏng thường gặp của tua bin và biện pháp xử lý
3 Trình bày các thông số chính và dữ liệu kỹ thuật của máy phát
4 Trình bày vận hành máy phát trong điều kiện không tải
Thực tập hệ thống tự dùng 0,4 KV
Một số vấn đề chung về hệ thống tự dùng trong nhà máy thủy điện
1.1.Khái niệm về tự dùng trong nhà máy thủy điện
Trong nhà máy điện ngoài các thiết bị chính như lò hơi, tuabin, máy phát,…còn có nhiều loại cơ cấu khác nhau để phục vụ hay tự động hòa qúa trình công tác của các tổ máy Tất cả những cơ cấu này cùng với các động cơ điện kéo chúng, mạng điện, thiết bị phân phối máy biến áp giảm áp, nguồn năng lượng độc lập, hệ thống điều khiển, tín hiệu, thắp sáng tạo thành hệ thống tự dùng của nhà máy
Trong nhà máy thủy điện có các cơ cấu tự dùng chính sau :
- Các cơ cấu của tuabin nước - máy phát: Bơm dầu của hệ thống điều chỉnh bôi trơn cho các tổ máy, bơm nước của hệ thống làm mát máy phát vá làm mát dầu bôi trơn
- Các cơ cấu phục vụ cho đập, các cửa đập, gian máy,
Ngoài các cơ cấu để phục vụ cho qúa trình công nghệ chính trên, còn có các cơ cấu làm nhiệm vụ phụ như: Bơm cấp nước kỹ thuật, bơm chữa cháy, thiết bị nén khí, máy nạp ắc quy, hệ thống điều khiển, tín hiệu, thắp sáng,
Tính đảm bảo của hệ thống tự dùng quyết định đến sự làm việc đảm bảo của toàn bộ nhà máy điện Vì vậy hệ thống tự dùng phải yêu cầu có độ tin cậy cao, nhưng phải đồng thời đảm bảo tính kinh tế
Tùy theo vai trò trong quá trình công nghệ, người ta chia các cơ cấu tự dùng chính thành các cơ cấu tự dùng quan trọng vá không quan trọng Các cơ cấu quan trọng là các cơ cấu mà khi ngừng làm việc, dù chỉ trong thời gian rất ngắn cũng làm giảm điện năng hay nhiệt năng phát ra hay ngừng làm việc các tổ máy
Trong nhá máy thủy điện là: Bơm dầu áp lực của thiết bị điều tốc cho tổ máy, bơm dầu của hệ thống bôi trơn ổ trục, bơm nước làm mát máy phát
Ngoài ra, người ta còn chia tự dùng thành haii phần: Tự dùng chung cho toàn bộ nhà máy và tự dùng riêng cho từng tổ máy a/ b/
Hình 1 Để truyền động các máy công tác trong nhà máy điện người ta sử dụng chủ yếu các động cơ điện Vì động cơ điện có tính đảm bảo cao, kinh tế và vận hành đơn giản Khi truyền động bằng động cơ điện việc tự động hóa quá trình công nghệ trong nhà máy đơn giản rất nhiều
Công suất và điện năng tiêu thụ cho tự dùng của nhà máy điện phụ thuộc vào loại nhà máy, công suất nhà máy Trong nhà máy thủy điện công suất tự dùng, chiếm khoảng một vài phần trăm công suất nhà máy
1.2.Nguồn cung cấp điện và các cấp điện áp tự dùng trong nhà máy điện Điện áp tự dùng được sử dụng chủ yếu là cấp 6 KV và 0,4 KV (380V/220V) Cấp 6KV được dùng để cấp cho các động cơ công suất lớn hơn
200 KW, cấp 0,4 KV cấp cho các động cơ công suất bs hơn, thắp sáng, tín hiệu,
Cấp điện áp 3 KV không dùng vì giá thành động cơ 3 KV và 6 KV không lệch nhau nhiều nhưng phí tổn kim loại màu và tổn thất trong mạng 3KV lớn hơn rất nhiều so với cấp 6KV Hơn nữa dùng cấp 6KV còn có ưu điểm là :
- Tăng đựơc công suất đơn vị của các động cơ
- Tăng đựơc công suất của MBA chính nên có thể chọn số lựơng MBA ít hơn
- Điều khiển tự mở máy tốt hơn
Nguồn điện tự dùng làm việc trong nhà máy điện thường lấy trực tiếp từ bản thân nhà máy Nên ở nhà máy điện có xây dựng thiết bị phân phối cấp điện áp máy phát thì điện tự dùng được lấy ngay từ thanh góp điện áp máy phát qua máy biến áp tự dùng hoặc qua kháng điện Nếu cấp điện áp tự dùng bằng cấp điện áp máy phát thì người ta sẽ lấy qua kháng điện, ngược lại ta phải lấy qua máy biến áp tự dùng
Trong nhà máy điện sử dụng sơ đồ bộ MF - MBA, thì điện tự dùng có thể trích từ đầu cực máy phát hoặc lấy từ TBPP điện áp cao
Khi công suất của bộ lớn thì công suất tự dùng lớn Mà MBA tự dùng có công suất càng lớn thì dòng ngắn mạch trong hệ thống tự dùng càng lớn, do vậy làm cho thiết bị tự dùng làm việc rất nặng nề, đắt tiền Để khắc phục, có thể dùng MBA có điện áp ngắn mạch
Un% lớn hoặc dùng MBA có cuộn dây phân chia ở cáp 6 KV Khi máy biện áp tự dùng có công suất từ 25
MVA trở lện, theo qui phạm phải dùng MBA có cuộn dây phân chia phía hạ
Ngoài ra, trong nhà máy nhiệt điện có thể dùng tổ TB - MF phụ như hình (H.1.a) Hơi nước được lấy từ tuabin chính, còn máy phát thì độc lập, không nối với các máy phát chính của nhà máy
Hoặc dùng máy phát phụ nối đồng trụcc với máy phát chính (H.1.b)
Phương án này có hiệu suất của tuabin chính cao hơn, tiết kiệm hơn nhiều so với phương án đặt tuabin riêng và được sử dụng rộng rãi ở các nhà máy nhiệt điện khu vực và nhà máy điện nguyên tử
Hệ thống tự dung 0,4 KV
2.1.Chức năng và thông số kỹ thuật chính a Chức năng nhiệm vụ
Hệ thống điện TD 0,4 kV, dùng để cung cấp điện 0,4kV phục vụ vận hành nhà máy, bảo dưỡng, sửa chữa… b.Thông số kỹ thuật
- Máy biến áp tự dùng (MBA TD; TD1;TD2): Kiểu máy; công suất địn mức, điện áp (cuộn cao, cuộn hạ); dòng điện định mức (cuộn cao, cuộn hạ); điện áp ngắn mạch; tổ đấu dây; nhà chế tạo, năm sản xuất; loại MBA; kiểu làm mát tự nhiên
- Máy phát ĐIEZEN( Máy phát diezen AC 3 pha không chổi than tự kích thích): Công suất tác dụng, công suất biểu kiến, tốc độ định mức, tần số, dòng điện định mức; nguồn cung cấp mạch điều khiển, khởi động động cơ đề máy
- Máy cắt MCTD ( TD1; TD2; TDĐP): Kiểu MC; Uđm; Iđm; dòng cắt định mức; nguồn điều khiển; tần số
2.2 Các qui định về an toàn a Yêu cầu về nhân viên phân xưởng Vận hành
- Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn
- Đã được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị
- Đã được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm và đủ tiêu chuẩn làm việc theo yêu cầu của đơn vị b Các yêu cầu về an toàn thiết bị
1 Gian máy a Cô lập thiết bị:
- Cô lập hoàn toàn Máy Phát (H1; H2; H3)
- Cô lập hoàn toàn hệ thống cần bảo dưỡng phía 6,3kV
- Cô lập hoàn toàn hệ thống TD1(TD2)
- Cô lập các DPT có liên quan cấp nguồn cho MBATD
- Cô lập hoàn toàn hệ thống kích từ của tổ máy cần bảo dưỡng
- Cô lập hoàn toàn hệ thống: bơm dầu OPU, van D900 cần bảo dưỡng b Các lưu ý về an toàn
- Hệ thống TD 0,4kV nhà máy thủy điện ry ninh 2 khi bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống không cắt điện hoàn toàn Do đó khi vào công tác trong khu vực phải nắm rõ sơ đồ đấu nối và các thiết bị khu vực mình công tác Phải đảm bảo khoảng cách an toàn
- Khi bảo dưỡng ở MBA thì phải bắt thêm tiếp địa di động
- Khi làm việc phải đảm bảo đầy đủ bảo hộ lao động
- Dụng cụ đồ nghề phải được kiểm tra và để trong túi đựng dụng cụ
- Nhóm công tác ít nhất phải có 2 người (ít nhất có một người an toàn bậc 4) c Các lưu ý về an toàn
- Khi làm việc phải đảm bảo đầy đủ bảo hộ lao động: mũ, quần áo, giày, khẩu trang, bao tay, mắt kính
- Dụng cụ đồ nghề khi làm việc bên trong MBA, MCTD phải được kiểm soát kỹ lưỡng, cẩn thận trước và sau khi làm việc
- Nhóm công tác làm việc trên các thiết bị điện phải có ít nhất 2 người Người chỉ huy trực tiếp phải có mặt trong suốt quá trình công tác
- Không được tự ý đóng cắt điện cung cấp nguồn ánh sáng các khu vực đang bảo dưỡng, sửa chữa
- Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn
- Đã được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm và đủ tiêu chuẩn làm việc theo yêu cầu của đơn vị
2.3 Vận hành hệ thống tự dùng 0,4KV a Công tác chuẩn bị
- Cồn, xăng, nước cất, chất RP7
- Bulong, ê cu, long đen các loại
- Clê, mỏ lết, kìm, búa, tô vít, đồng hồ v.v…
- Thùng, túi đựng dụng cụ, máy hút bụi
- Tiếp địa di động b Máy biến áp tự dùng (TD1; TD2)
1 Đo kiểm tra các thông số ban đầu
- Đo điện trở cách điện MBA
- Tháo các nắp đậy MBA
- Dùng máy hút bụi vệ sinh MBA và thanh cái
- Dùng khí vệ sinh các ngăn, vách của các cuộn dây
- Lau chùi các đầu tiếp xúc, bôi mỡ tiếp xúc mới
- Xiết lại các bulong liên kết giá đỡ lõi từ máy biến áp
Kiểm tra, hoàn thiện MBA c Máy cắt TD 0,4 KV
- Kiểm tra vệ sinh Máy cắt 0,4kV
- Các đầu tiếp xúc thanh cái, bôi mỡ tiếp xúc
- Kiểm tra tình trạng làm việc của Máy cắt
- Kiểm tra cuộn đóng, cắt MC
+ Thử đóng cắt bằng điện ở vị trí thử nghiệm
- Siết kiểm tra toàn bộ các bu lông trên thanh cái
- Vệ sinh kiểm tra các tủ đầu cáp đấu vào thanh cái
- Tháo tiếp địa di động kiểm tra toàn bộ các tủ đã được bảo dưỡng, lắp hoàn thiện các nắp tủ lại cho phép đưa tự dùng vào làm việc d Máy phát ĐIEZEN
Máy phát ĐIEZEN là nguồn điện dự phòng nên phải đảm bảo luôn luôn hoạt động tốt khi được sử dụng Chính vì vậy việc bảo dưỡng, sửa chữa để dự phòng, ngăn ngừa và cảnh báo là điều cần thiết cho hoạt động của máy.Đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và nâng cao tuổi thọ máy
* Sau 50 giờ vận hành đầu tiên hoặc 3 tháng ở chế độ dự phòng: thay nhớt mới và lọc nhớt
* Định kỳ sau mỗi 250 giờ hoạt động hoặc 6 tháng: thay lọc nhớt, nhớt máy, lọc nhiên liệu, vệ sinh lọc gió tùy theo điều kiện nào đến trước
* Định kỳ sau mỗi 500 giờ hoạt động hoặc 12 tháng: thay lọc nhớt, nhớt máy, lọc nhiên liệu và lọc gió, xúc rửa két nước
B1 Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ
- Ghi nhận thời gian vận hành máy và đề xuất thay thế vật tư theo số giờ vận hành bao gồm: Thay lọc gió, lọc nhớt, lọc nhiên liệu
- Thay thế vật tư theo các triệu chứng hư hỏng như: dây cu roa, cánh quạt, thiết bị điện
- Kiểm tra vệ sinh lọc gió, lọc nhớt, két nước, hệ thống làm mát
- Kiểm tra dây curoa, puly, dinamo
- Kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu, hút xả khí, bộ khởi động hệ thống bôi trơn
- Kiểm tra khả năng mang tải và ổn định của động cơ
- Vệ sinh và kiểm tra toàn bộ máy
B2 Hệ thống điều khiển và phân phối điện
- Kiểm tra bộ điều khiển và cài đặt nếu cần
- Kiểm tra các đồng hồ báo và các thiết bị hiển thị
- Kiểm tra cầu chì,sạc ắcqui, bình ắcqui át tômát và các thiết bị bảo vệ cảnh báo
- Kiểm tra toàn bộ các vấn đề an toàn điện
- Vệ sinh thanh cái, vệ sinh bề mặt tiếp xúc của thanh cái bằng cồn tuyệt đối
- Kiểm tra, siết chặt các khớp nối thanh cái với nhau
- Vệ sinh và kiểm tra lại toàn bộ máy phát
- Chạy thử máy, kiểm tra các thông số và điều chỉnh nếu cần
- Lập biên bản bảo dưỡng và ghi vào sổ nhật ký máy phát
1 Vai trò của hệ thống điện tự dùng AC, DC? Nêu mối liên hệ giữa hệ thống tự dùng AC, DC trong nhà máy thủy điện? Giải pháp nào để tiết kiệm được chi phí cho việc sử dụng điện tự dùng?
2 Trình bày những qui định an toàn khi vận hành hệ thống tự dùng 0,4KV Qui trình vận hành tự dùng 0,4 KV?
Thực tập hệ thống tự dùng 6,6KV
- Trình bày được những quy định chung, những kiến thức bắt buộc đối với nhân viên vận hành hệ thống tự dùng 6,6 KV
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị điện ở trong hệ thống tự dùng 6,6
- Sử dụng được các thiết bị thông tin liên lạc
- Phối hợp với các nhân viên trạm khác để tiến hành khắc phục xử lý sự cố điện khi có xự cố xảy ra
Vận hành hệ thống tự dùng 6,3KV
Trong thiết kế nhà máy thủy điện thông thường gian 6,3kV được thiết kế gồm các phân đoạn cho các tổ máy
Ví dụ: Nhà máy thủy điện Ry ninh II gian 6,3kV được thiết kế gồm 3 phân đoạn cho ba tổ máy H1, H2 và H3 làm việc độc lập với nhau và được bố trí các thiết bị tương tự nhau về điện và cơ
Những thông số kỹ thuật cần tìm hiểu cụ thể là:
- MC Hợp Bộ 6kV: Mã hiệu, Hãng sản xuất, Điện áp định mức, Dòng điện định mức, Dòng cắt định mức, Tần số, Điện áp định mức mạch đóng/cắt, Điện áp động cơ tích năng, Áp lực khí SF6 định mức
- Thông số TI: Ký hiệu, số lượng, moden, tỉ số biến, cấp chính xác
- Thông số TU: Mã hiệu, Nước sản xuất, Điện áp định mức, Công suất, Cấp chính xác, Tỉ số biến áp, năm chế tạo
- Mô tả mặt trước, mặt trong các thiết bị đóng cắt: Tủ máy cắt, dao phụ tải
Ví dụ: Đối với dao phụ tải (641-1; 641-2; 642-2; 642-3) tại Nàh máy Thủy điện Ry Ninh II thì ở mặt trước tủ: Rơ le IDMTL+INST O/C INS: Bảo vệ MBA tự dùng; 04 đèn hiệu báo trạng thái làm việc
1.2 Các qui định an toàn
- Các yêu cầu về chuyên môn đối với người vận hành hệ thống 6,3kV:
Vận hành hệ thống 6,3kV chỉ được giao cho công nhân có chuyên môn kỹ thuật, đã qua huấn luyện và sát hạch an toàn điện đạt yêu cầu, có giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền
- Kiểm tra hệ thống trước khi vào làm việc
Chỉ cho phép vận hành hệ thống 6,3kV khi đã hoàn tất các công tác bảo dưỡng, sửa chữa Các biên bản thí nghiệm đạt yêu cầu và được lãnh đạo đồng ý
- Cấm vận hành khi phát hiện tình trạng không bình thường trên thiết bị: + Nhiệt độ các má tiếp xúc cao, các khớp nối thanh cái tăng quá cao + Phát sinh hồ quang trong tủ
+ Áp lực khí SF6 của MC dưới giá trị cho phép làm việc
+ Các cửa, vỏ tủ không còn nguyên vẹn hoặc không được tiếp đất an toàn + Tích năng lò xo của MC không còn đủ
1.3 Vận hành hệ thống 6,3kV a Trước khi vận hành hệ thống 6,3kV phải kiểm tra các nội dung sau:
- Mọi công tác bảo dưỡng, sửa chữa đã kết thúc
- Các phiếu công tác, thao tác đã hoàn tất
- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật
- Không còn vật tư, dụng cụ trong khu vực SCBD, thiết bị và vệ sinh sạch sẽ
- Các rào chắn, biển báo an toàn được thu dọn
- Các dao tiếp địa di động đã được mở
- Các cửa tủ thiết bị đã được đóng kín
- Nguồn cung cấp cho mạch điều khiển, bảo vệ sẵn sàng
- Các thiết bị đúng với sơ đồ vận hành (thực hiện theo phiếu thao tác)
- Tất cả thao tác vận hành và xử lý sự cố hệ thống 6,3kV đều phải tuân thủ theo quy trình, quy phạm an toàn điện b Vận hành MC (Máy cắt 601; 602; 603 ở Nhà máy thủy điện RyninhII)
1 TEST: Vị trí thí nghiệm
2 SEVICES: Vị trí vận hành
1 Chế độ làm việc tại chỗ: LOCAL
- Vận hành tại chỗ chỉ được dùng trong thí nghiệm, bảo dưỡng, sự cố
2 Chế độ làm việc từ xa: REMOTE
MC vận hành bình thường chỉ được phép làm việc ở chế độ từ xa (Remote)
Trước khi thao tác MC phải kiểm tra điều kiện an toàn và mạch liên động cơ, điện, vị trí phù hợp với phương thức vận hành
- Đóng ATM cấp nguồn điều khiển 220VDC; 220VAC cho MC (601; 602;
- Xoay công tắc về vị trí “LOCAL”
- Thực hiện lệnh: đóng (ON) cắt (OFF)
- Nhấn nút màu xanh: Đóng MC
- Nhấn nút màu đỏ: Cắt MC
I: MC đóng đèn đỏ sáng
0: MC mở đèn xanh sáng
* Chế độ vận hành bình thường:
Trước khi thao tác MC phải kiểm tra điều kiện an toàn và mạch liên động cơ, điện, vị trí phù hợp với phương thức vận hành
- Đóng ATM cấp nguồn điều khiển 220VDC; 220VAC
- Chuyển khóa LOCAL/REMOTE tại tủ MC về vị trí REMOTE
- Lệnh đóng / cắt MC áp dụng theo quy trình VH&XLSC máy phát
Lưu ý: Nút ấn cơ khí Emergency Trip Chỉ được phép vận hành MC ở chế độ khẩn cấp ( Trừ trường hợp sự cố khí SF6 giảm thấp cấp 2) c Vận hành TU (C61; C62; C63)
1 Kiểm tra tình trạng làm việc của TU, đưa TU vào vị trí vận hành
2 Việc thao tác TU, phải đảm bảo điều kiện an toàn
3 Vận hành TU theo phiếu thao tác d Vận hành DPT
1 Kiểm tra tình trạng làm việc DPT, đưa DPT vào vị trí vận hành
2 Đóng ATM cấp nguồn điều khiển DPT
3 Kiểm tra sơ đồ kết nối phù hợp với sơ đồ vận hành
4 Nghiêm cấm đóng 2 DPT cho một MBA TD
* Chọn chế độ vận hành tại chỗ:
- Chuyển khóa chọn chế độ vận hành về vị trí: LOCAL
- Đóng DPT: quay khóa BREAKER CONTROL SWITCH về vị trí CLOSE Đèn ON sáng
- Cắt DPT: quay khóa BREAKER CONTROL SWITCH về vị trí TRIP Đèn OFF sáng
- Chuyển khóa chọn chế độ vận hành về vị trí: REMOTE
- Đóng/cắt (theo quy trình vận hành SCADA)
1.4 Các sự cố và biện pháp xử lý (vận dụng tại nhà máy thủy điện Ryminh II) a Sự cố áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 1 MC (601; 602; 603)
- Trên bảng báo tín hiệu sự cố 30G GRMP1,2,3, Đèn báo áp lực khí SF6 giảm thấp “sáng”
- Đèn báo tại tủ MC GASLOW sáng
- Còi báo tín hiệu sự cố kêu
- Do áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 1 so với quy định
- Do tín hiệu tác động nhầm
- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận, tại tủ SYN
- Kiểm tra các thông số vận hành của MC
- Kiểm tra giá trị áp suất khí SF6 Nếu giá trị áp suất bình thường (xấp xỉ 2,5 bar) do tín hiệu tác động nhầm Tìm nguyên nhân và xử lý tín hiệu
- Nếu áp suất khí thiếu thì tiến hành cô lập MC theo quy trình
- Báo lãnh đạo và Phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố
- Sau đó tiến hành nạp bổ sung khí theo quy định sau khi đã tìm ra và xử lý nguyên nhân khí SF6 giảm thấp
- Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong tình trạng sự cố
- Nhấn nút RESET tại tủ SYN giải trừ đèn sự cố
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành b Sự cố áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 2 MC (601; 602; 603)
- Trên bảng báo tín hiệu sự cố 30G GRMP1,2,3, Đèn báo áp lực khí SF6 giảm thấp “sáng”
- Đèn báo tại tủ MC GASLOW sáng
- Còi báo tín hiệu sự cố kêu
- Do áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 2 so với quy định
- Do tín hiệu tác động nhầm
- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận tại tủ SYN
- Kiểm tra các thông số vận hành của MC
- Kiểm tra giá trị áp suất khí SF6 Nếu giá trị áp suất bình thường (xấp xỉ 2,5 bar) do tín hiệu tác động nhầm Tìm nguyên nhân và xử lý tín hiệu
- Nếu áp suất khí thiếu thì tiến hành cô lập máy:
- Nghiêm cấm không được thao tác cắt MC
+ Giảm công suất tổ máy tương ứng từ 0 – 150 kW
+ Chuyển TD nếu TD đang đóng ở thanh cái của máy đó
- Báo lãnh đạo và Phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố
- Sau đó tiến hành nạp bổ sung khí theo quy định sau khi đã tìm ra và xử lý nguyên nhân khí SF6 giảm thấp
- Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong tình trạng sự cố
- Nhấn nút RESET tại tủ SYN giải trừ đèn sự cố
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành c Sự cố mất tích năng lò xo của MC
- Trên tủ MC (601; 602; 603) Đèn báo tích năng lò xo MC “BKR SPRING CHARGED” không sáng
- Đèn báo CHARGED tại MC không sáng
- Hư hỏng bộ phận tích năng ( Phần điện hoặc cơ khí )
Kiểm tra các thông số vận hành của MC
Kiểm tra tại tủ MC, nếu bộ chỉ vị trí tích năng lò xo vẫn chỉ đúng, do báo tín hiệu nhầm, tìm nguyên nhân và xử lý tín hiệu
- Nếu bộ chỉ vị trí tích năng lò xo tại tủ MC báo mất tích năng lò xo: + Kiểm tra nguồn 220VAC, động cơ lên tích năng MC
+ Kiểm tra phần cơ khí
- Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố
- Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố
- Nhấn nút RESET tại tủ SYN giải trừ đèn sự cố
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành d Sự cố mạch cắt MC
- Trên bảng tín hiệu 30G tại bảng điều khiển GRMP(1,2,3) Đèn báo lỗi MC sáng
- Còi báo tín hiệu sự cố kêu
- ATM nguồn điều khiển tác động cắt
- Do chạm chập hoặc ngắn mạch trên mạch đóng, cắt MC
- Do hư hỏng cuộn dây cắt
- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận, tại tủ SYN
- Kiểm tra thông số, tình trạng làm việc của MC
- Nếu tín hiệu báo nhầm tìm kiểm tra giải trừ tín hiệu
- Kiểm tra toàn bộ MC, mạch nguồn và cuộn cắt, rơ le 74
- Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố
- Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố
- Nhấn nút RESET tại tủ SYN giải trừ đèn sự cố
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành e Sự cố DPT
- Đèn báo tín hiệu sự cố tại bảng 30 – ANN sáng
- Tại tủ DPT ATM nguồn điều khiển tác động cắt, các đèn tín hiệu không sáng
- Khóa điều khiển chọn sai chế độ, vị trí DPT sai lệch
- Sự cố còn tồn tại, rơ le 51/51N chưa được giải trừ
- Do nhảy ATM nguồn, hoặc chạm chập mạch điều khiển DPT
- Kiểm tra vị trí DPT
- Kiểm tra khóa chọn chế độ điều khiển LOCAL/REMOTE
- Tìm nguyên nhân xử lý sự cố, giải trừ rơ le 51/51N
- Kiểm tra ATM, cầu chì nguồn và mạch điều khiển đóng, cắt
- Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố
- Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố
- Ấn nút RESET tại TD địa phương để giải trừ
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành
II Không cắt được DPT
- Tại tủ DPT ATM nguồn điều khiển tác động cắt, các đèn tín hiệu không sáng
- Đèn báo tín hiệu sự cố tại bảng 30 – ANN sáng
- Khóa điều khiển REMOTE/LOCAL chọn sai chế độ
- Do nhảy ATM nguồn, hoặc chạm chập mạch điều khiển DPT
- Cháy cầu chì, cháy cuộn dây cắt, hỏng khóa điều khiển đóng cắt
- Kiểm tra vị trí DPT
- Kiểm tra khóa đóng cắt TRIP/CLOSE
- Kiểm tra khóa chọn chế độ điều khiển LOCAL/REMOTE
- Kiểm tra ATM, cầu chì nguồn và mạch điều khiển đóng, cắt
- Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố
- Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố
- Ấn nút RESET tại TD địa phương để giải trừ
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành g Mất nguồn nhị thứ TU (C61; C62; C63)
- Đồng hồ báo điện áp pha tủ (T1,T2,T3) bằng 0, đèn báo pha không sáng
- Đèn báo GRID AVAILABLE tại tủ TACP không sáng
- Đứt cầu chì sơ cấp, thứ cấp TU
- Chạm chập trên mạch đo lường, bảo vệ TU
- Kiểm tra mạch đo lường TU
- Kiểm tra cầu chì sơ cấp, thứ cấp
- Kiểm tra tình trạng của TU
- Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố
- Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành
1 Trình bày những qui định an toàn khi vận hành hệ thống tự dùng 6,3KV và Qui trình vận hành hệ thống tự dùng 6,3 KV?
Thực tập chức danh trực chính trung tâm
Qui định chung
- Trực trung tâm và gian máy phải là người công nhân đã tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật điện
- Trước khi đảm nhận công việc trực trung tâm và gian máy phải qua kiểm tra sức khoẻ xem có phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
- Trực trung tâm và gian máy phải có trình độ an toàn bậc 3 trở lên về điện
- Trước khi nhận nhiệm vụ trực trung tâm và gian máy phải được qua đào tạo ít nhất là 4 tháng theo chương trình được Lãnh đạo nhà máy duyệt và dưới sự kèm cặp của trưởng ca
- Trong thời gian đào tạo, trực trung tâm và gian máy người tập sự không đi lại một mình đến các thiết bị điện, cơ
- Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, trực trung tâm và gian máy phải qua kỳ kiểm tra Nếu kiểm tra kết quả đạt sẽ được công nhận là công nhân vận hành chính thức và được bố trí đi ca theo lịch được Quản đốc PXVH Nhà máy duyệt
- Vị trí trực trung tâm và gian máy là phòng điều khiển trung tâm, 6,3kV hoặc, nhà van, nhà tời, gian máy, trạm OPY 35kV và các phòng khác.
Nội dung trực trung tâm và gian máy cần biết
2.1 Trực trung tâm và gian máy cần phải biết:
- Pháp quy quản lý kỹ thuật, quy trình kỹ thuật an toàn, quy trình thử nghiệm những trang thiết bị an toàn dùng để thao tác thiết bị điện
- Quy trình phòng chống cháy, nổ
- Quy trình trực trung tâm và gian máy
2.2 Các quy trình vận hành và nguyên lý các thiết bị sau:
- Máy phát và Turbin thuỷ lực
- Máy biến thế lực, biến thế tự dùng
- Vận hành Máy phát điezel
- Hệ thống điều tốc cơ, điện
- Mạch tự động, bằng tay chạy và dừng máy
- Mạch hoà đồng bộ máy cắt 6,3kV
- Bảo vệ rơle khối máy phát, máy biến điện áp, máy biến áp 35/6,3kV
- Bảo vệ đường dây 35kV
- Bảo vệ thanh cái 35kV
- Hệ thống điện một chiều và xoay chiều
- Quy trình thao tác đóng, cắt các thiết bị
- Quy trình xử lý sự cố phần điện, cơ
- Sơ đồ hệ thống dầu thủy lực, nước làm mát
- Sơ đồ nhị thứ cơ bản của nhà máy về điều khiển và bảo vệ khối tổ máy, các thiết bị phụ…
Quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của trực trung tâm và gian máy
- Đề nghị hoặc tự mình tách bất kỳ thiết bị đang vận hành khi thấy rõ ràng, chắc chắn thiết bị đó đã bị hư hỏng, đe doạ đến an toàn tính mạng con người và thiết bị Sau đó kịp thời báo cho trưởng ca vận hành
- Yêu cầu người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực do vận hành quản lý cụ thể như: Trạm phân phối điện 35/6.3kV, phòng điều khiển trung tâm, nhà đặt máy phát điezel, nhà van, nhà tời, toàn bộ các thiết bị phụ, các tủ bảng điện…vv
- Đảm bảo các thiết bị vận hành an toàn, liên tục, kinh tế thực hiện tốt các pháp quy quản lý kỹ thuật, quy trình kỹ thuật an toàn, quy trình phòng chống cháy nổ, nội quy, quy định của Chi nhánh
- Giữ gìn, bảo quản thiết bị sạch sẽ tại vị trí đã được phân công, sử dụng tiết kiệm điện tự dùng
- Thực hiện các thao tác đóng, cắt trên các thiết bị điện theo phiếu công tác, thao tác đã được phê duyệt một cách nhanh chóng và an toàn
- Đọc, ghi chính xác, đúng giờ và đúng quy định các thông số vận hành của tổ máy phát, máy biến áp 35/6,3kV, máy biến áp tự dùng, đường dây…vv
- Theo lịch kiểm tra và quy trình vận hành trực trung tâm và gian máy có trách nhiệm kiểm tra các thiết bị điện, cơ
- Thực hiện các công việc như làm vệ sinh lọc kép, hệ thống dầu OPU, phía trong trạm biến áp 35/6,3kV,…vv
- Khi xảy ra sự cố và phát hiện các hiện tượng bất thường của thiết bị trực trung tâm và gian máy phải:
+ Chủ động xử lý khắc phục sự cố theo khả năng của mình và báo cáo cho Trưởng ca biết về tình trạng của thiết bị đó
+ Tham gia xử lý sự cố theo sự phân công và hướng dẫn của Trưởng ca
+ Trường hợp sự cố, hư hỏng thiết bị mà nhân viên sửa chữa chưa đến thì trực trung tâm và gian máy theo lệnh Trưởng ca tham gia khắc phục mọi sự cố, hư hỏng cho đến khi nhân viên sửa chữa đến
+ Yêu cầu cắt hoặc tự cắt thiết bị khi thấy nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn thiết bị, thực hiện xong báo cáo cho Trưởng ca được biết
- Trực trung tâm và gian máy có nhiệm vụ ghi vào sổ “nhật ký vận hành”:
* Mọi công việc do chính mình thực hiện hoặc kiểm tra phát hiện được
* Mọi mệnh lệnh của Trưởng ca
* Hướng dẫn tận tình cho những người tập sự trực trung tâm và gian máy
+ Trực trung tâm và gian máy phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ một cách có hệ thống bằng cách tham gia các buổi bồi huấn do nhà máy tổ chức Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiết kiệm vật tư, bảo vệ tài sản…vv
- Trực trung tâm và gian máy chịu trách nhiệm về hành chính và hình sự cũng như đền bù vật chất do chính mình gây ra sự cố do vi phạm chế độ làm việc bình thường của thiết bị, vi phạm các quy trình vận hành, vi phạm kỷ luật lao động
- Chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành trách nhiệm được giao.
Quan hệ của trực trung tâm và gian máy với các nhân viên trong, Ngoài ca và các nhân viên khác
ngoài ca và các nhân viên khác
- Trực trung tâm và gian máy phải thực hiện các mệnh lệnh của Trưởng ca một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ
- Nếu như nhận lệnh của Trưởng ca mà nhân viên trực trung tâm và gian máy nhận thấy không rõ ràng, hoặc còn nghi ngờ thì phải yêu cầu “người ra lệnh” giải thích một cách cặn kẽ sau đó mới được thực hiện lệnh đó Trong quá trình thực hiện mệnh lệnh trực trung tâm và gian máy có quyền từ chối không thực hiện các thao tác khi nhận thấy mối đe doạ đến an toàn cho thiết bị và con người Sau đó trình bày, giải thích rõ ràng với Trưởng ca hoặc Phân xưởng vận hành về lý do không thực hiện mệnh lệnh đó
- Các mệnh lệnh của Giám đốc, Quản đốc PXVH, Kỹ thuật về các vấn đề liên quan đến vận hành thiết bị phải báo cáo cho Trưởng ca và chỉ thực hiện sau khi có sự đồng ý Trưởng ca
- Khi trao đổi các thao tác qua điện thoại cần phải xưng hô rõ ràng họ, tên Khi nhận mệnh lệnh cần lặp lại để kiểm tra sự thu nhận hiểu biết mệnh lệnh đó có đúng không Mọi thông tin liên lạc qua điện thoại cần phải được ghi đầy đủ và chính xác vào sổ “nhật ký vận hành”.
Thủ tục giao nhận ca
- Trực trung tâm và gian máy chịu sự phân công trực ca theo lịch, vị trí đã được PXVH hoặc của Trưởng ca đồng ý Thay đổi ca trong những trường hợp cần thiết phải được sự đồng ý của Trưởng ca và Quản đốc PXVH
- Cấm không được trực hai ca liên tiếp
- Nghiêm cấm không được giao, nhận ca khi đã uống rượu, bia Nếu phát hiện nhân viên nào có mùi rượu, bia thì xử lý theo quy chế của Chi nhánh nhà máy
- Cấm không được kiêm nhiệm hai nhiệm vụ trong ca
- Trong trường hợp trực trung tâm và gian máy nếu ca trực sau chưa đến thì không được phép rời bỏ vị trí mà phải ở lại chờ cho đến khi ca trực sau đến Chỉ được xem công tác giao, nhận ca đã hoàn thành khi cả hai bên đồng ý và ký vào sổ “nhật ký vận hành”, khi đó công tác giao nhận ca mới được xem là xong Đồng thời báo cáo cho Trưởng ca của cả hai bên giao và nhận
- Để thuận tiện cho việc giao nhận ca thì trực trung tâm và gian máy cần phải: Đi đúng giờ, kiểm tra tình trạng làm việc của các thiết bị điện, cơ theo quy trình, báo cáo cho Trưởng ca biết về tình trạng làm việc của các thiết bị và những hiện tượng bất thường phát hiện được trong quá trình kiểm tra
- Thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ công việc theo sự phân công, chỉ đạo và hướng dẫn của Trưởng ca
1 Trình bày chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của trực chính trung tâm và gian máy?
2 Trình bày mối quan hệ giữa trực chính trung tâm và gian máy với các nhân viên khác?
3 Nêu những qui định khi giao nhận ca?