Vì vậy là để sử dụng mình thật hiệu quả và đảm bảo được sức khỏe, chúng ta có thể làm những điều sau nhé: Đặt máy vi tính ở một vị trí, không gian thích hợp Ngồi sử dụng máy tính đúng tư
Trang 1UBND TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 6
EM SỬ DỤNG MÁY TÍNH THẾ NÀO LÀ KHOA HỌC 6
CHƯƠNG 1 8
SỬ DỤNG MÁY TÍNH ĐÚNG CÁCH ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE 8
I NHỮNG TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH SAI CÁCH 9
1.1 Vấn đề cơ xương khớp 9
1.2 Chấn thương lặp đi lặp lại 9
1.3 Vấn đề thị giác 10
1.4 Vấn đề đau đầu 10
1.5 Vấn đề béo phì, lười vận động 10
1.6 Rối loạn căng thẳng, mệt mỏi 11
II SỬ DỤNG MÁY TÍNH ĐÚNG CÁCH ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE 11
III PHẦN MỀM BẢO VỆ MẮT 13
3.1 Khi nào nên sử dụng phần mềm bảo vệ mắt 13
3.2 Cách kích hoạt Night Light trên Windows 10 13
3.3 Phần mềm Eyeleo 14
CỦNG CỐ 18
CHƯƠNG 2 19
SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN 19
I GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH 19
1.1 Các khái niệm cơ bản trong Windows 19
1.2 Sử dụng các thiết bị xuất/nhập 19
1.3 Các đối tượng do Hệ điều hành quản lý 23
1.4 Khởi động và tắt Windows 24
1.5 Các thành phần của màn hình Desktop 26
1.6 Cửa sổ chương trình ứng dụng 27
1.7 Hộp hội thoại 28
1.8 Thao tác đối với tập tin/thư mục 29
II THAY ĐỔI CẤU HÌNH MÁY TÍNH 31
2.1 Cài đặt và loại bỏ font chữ 32
2.2 Thay đổi thuộc tính màn hình 34
2.3 Cài đặt và loại bỏ chương trình 34
2.4 Cấu hình ngày giờ cho hệ thống 35
2.5 Thay đổi thuộc tính của bàn phím và chuột 36
2.6 Thay đổi thuộc tính vùng 39
3 Cài đặt phần mềm 40
CỦNG CỐ 41
CHƯƠNG 3 43
GÕ BÀN PHÍM VỚI 10 NGÓN 43
I LỢI ÍCH CỦA VIỆC GÕ BÀN PHÍM BẰNG MƯỜI NGÓN TAY: 43
II CÙNG LUYỆN GÕ PHÍM 10 NGÓN 44
2.1 Làm quen các khu vực của bàn phím: 44
2.2 Cách đặt tay khi gõ mười ngón 45
III THỰC HÀNH LÀM QUEN LUYỆN GÕ MƯỜI NGÓN 46
IV Sử dụng phần mềm luyện gõ mười ngón 47
4.1 Phần mềm Mario 47
4.2 Luyện gõ bàn phím với phần mềm Rapid Typing 49
4.3 Luyện gõ bàn phím trực tuyến qua các Website 50
CHƯƠNG 4 51
Trang 4I LƯU TRỮ DỮ LIỆU KHOA HỌC 51
1.1 Lưu dữ liệu khác ổ với hệ điều hành 52
1.2 Sử dụng các thư viện của Windows 52
1.3 Tất cả dữ liệu cần tổ chức logic theo cây thư mục 53
1.4 Chọn Icon làm nổi bật các thư mục quan trọng 53
1.5 Thiết lập/huỷ bỏ thuộc tính ẩn cho tập tin, thư mục: 54
II BẢO MẬT DỮ LIỆU 55
2.1 Đặt mật khẩu máy tính và ứng dụng 55
2.2 Đề phòng khi giao dịch trực tuyến 57
2.3 Sử dụng phầm mềm diệt virus 58
2.4 Cập nhật phần mềm thường xuyên 59
2.5 Mã hóa dữ liệu tối quan trọng 59
2.6 Bảo mật mạng không dây tại nhà 59
2.7 Bảo vệ máy tính khỏi những người sử dụng khác nếu cần bảo mật 60
2.8 Xóa hoàn toàn tập tin cần xóa 60
III NÉN VÀ GIẢI NÉN VỚI TẬP TIN, THƯ MỤC LỚN HOẶC CẦN LƯU TRỮ 60
3.1 Khi cần nén và giải nén 60
3.2 Khởi động WinRar 60
3.3 Tạo tập tin nén thông thường 60
3.4 Cắt file nén ra làm nhiều files nhỏ 61
3.5 Đặt Password cho tập tin nén 61
3.6 Giải nén tập tin nén 61
IV TÌM KIẾM DỮ LIỆU 62
4.2 Tìm kiếm phân loại file tập tin với từ khóa Kind 63
4.3 Tìm kiếm file tập tin theo ngày giờ tạo file với Date Modifield 63
4.4 Tìm kiếm file, tập tin theo dung lượng của file dữ liệu với từ khóa Size 64
4.5 Tìm kiếm theo các thuộc tính của file 65
V SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DIỆT VIRUT HIỆU QUẢ 66
5.1 Virus là gì 66
5.2 Spyware 67
5.3 Các phương pháp phòng và diệt virus 67
5.4 Một số chương trình diệt virus phổ biến hiện nay 67
CỦNG CỐ 69
CHƯƠNG 5 70
SOẠN THẢO VĂN BẢN 70
I MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN CỬA SỔ MICROSOFT WORD 70
1.1 Khởi động 70
1.2 Các thao tác cơ bản khi soạn thảo 74
II ĐỊNH DẠNG CƠ BẢN 76
2.1 Định dạng kí tự 76
2.2 Định dạng đoạn văn bản 78
III MỘT SỐ ĐỊNH DẠNG KHÁC 80
3.1 Chèn ký tự đặc biệt (Symbol) 80
3.2 Sử dụng thanh Drawing 80
IV SỬ DỤNG BẢNG BIỂU 81
4.1 Các thao tác cơ bản 81
4.2 Trình bày và trang trí bảng biểu 84
V ĐỊNH DẠNG TRANG VÀ IN ẤN 85
5.1 Canh lề 85
5.2 In văn bản 86
CỦNG CỐ 88
CHƯƠNG 6 95
Trang 51.1 Giới thiệu Microsoft Powerpoint 95
1.2 Một số thao tác cơ bản trên cửa sổ Microsoft Powerpoint 95
1.3 Một số thao tác trên slide 98
2 TẠO BÀI TRÌNH DIỄN SINH ĐỘNG 100
2.1 Thiết lập hiệu ứng trình diễn 100
2.2 Tạo bài trình bày 102
CỦNG CỐ 106
CHƯƠNG 7 107
SỬ DỤNG INTERNET HIỆU QUẢ 107
I SỬ DỤNG EMAIL 107
1.1 Tạo email 107
1.2 Sử dụng email 109
II TÌM KIẾM VÀ DOWNLOAD 113
2.1 Tìm kiếm 113
2.2 Download 117
III SỬ DỤNG INTERNET HIỆU QUẢ 118
3.1 Tìm hiểu các ứng dụng trực tuyến 118
3.2 Kiểm tra kết nối Internet 122
CỦNG CỐ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
Trang 6Nội dung:
Các bạn thân mến, các bạn có nhận ra mình không! Mình chắc chắn rằng đã
có nhiều bạn nhỏ nhận ra mình Mình là chiếc MÁY VI TÍNH mà các bạn thường gặp đây Mà gặp ở đâu nhỉ? Mình có thể quen thuộc với nhiều bạn, khi các bạn lớn lên
đã thấy mình rồi ấy chứ Có khi nào bạn thấy ba mẹ và người thân các bạn làm việc với mình chưa? Và mình còn
ở trong phòng thực hành máy vi tính của các trường học nữa đấy Còn ở đâu nữa nhỉ, mình chắc chắc là bạn có thể kể được! Chúng mình chắc chắn
sẽ là những người bạn rất thân thiết Mình không chỉ muốn có thể giúp các bạn học thật tốt, cất giữ thật nhiều tài liệu, hình ảnh đẹp… mà còn giúp các bạn giải trí thật vui và sáng tạo nữa Để làm được, mình sẽ giúp các bạn hiểu hơn về mình, để chúng mình là những người bạn thật thân thiết và để các bạn sử dụng mình thật khoa học nhé! Các bạn đã sẵn sàng chưa nào! Mình bắt đầu nhé!
Trang 7Vậy sử dụng máy vi tính như thế nào là khoa học?
Các bạn biết không, từ khi các bạn bắt đầu dùng đến máy vi tính là các bạn
có rất nhiều thao tác làm với mình đấy, bạn có tin không?
Này nhé, đầu tin bạn phải TRÔNG THẤY mình
rồi bạn bước lại… NGỒI gần mình rồi bạn…KHỞI ĐỘNG mình rồi bạn…ĐẶT TAY LÊN BÀN PHÍM rồi bạn NHÌN vào màn hình rồi bạn SỬ DỤNG mình để…
và bạn TẮT mình
Phải không nhỉ
Đấy…bắt đầu là có nhiều thao tác thế rồi Vậy mà có thể các bạn sẽ cần đến mình rất nhiều và rất lâu Vì vậy là để sử dụng mình thật hiệu quả và đảm bảo được sức khỏe, chúng ta có thể làm những điều sau nhé:
Đặt máy vi tính ở một vị trí, không gian thích hợp
Ngồi sử dụng máy tính đúng tư thế để hạn chế bị mỏi, vẹo
cổ, lưng, gối
Bảo vệ mắt khi sử dụng máy tính
Gõ bàn phím bằng 10 ngón chứ không phải gõ như cò mổ đâu nhé
Sử dụng máy tính để lưu trữ dữ liệu thật ngăn nắp, khoa học, bảo mật và dễ dàng tìm kiếm
Tùy chỉnh một số tiện ích của máy vi tính theo sở thích của bạn
Học tập, sáng tạo, rèn luyện, giải trí với máy tính
Sử dụng máy tính đúng cách để hạn chế hỏng hóc
t ừng bài học sau nhé!
Trang 8tốt đấy, hoan hô bạn ấy nào!
Vậy bạn có thể kể tên những BỆNH thường gặp khi
sử dụng máy vi tính sai tư thế hoặc sai cách trong thời gian dài không ?
Bệnh về
XƯƠNG KHỚP
Hội chứng
Trang 9B ẠN CÓ BIẾT!
I NHỮNG TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH SAI CÁCH
Công nghệ đã thực sự trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống và công cụ thiết yếu trong mọi lĩnh vực Nhưng với sự gia tăng số lượng người dùng máy tính, các vấn đề về sức khỏe cũng phát triển với một tốc độ nhanh chóng Nếu bạn làm việc ở trước một máy tính nhiều lần và mỗi lần trong một khoảng thời gian
ngắn, bạn có thể không có nguy cơ về sức khỏe Nhưng nếu bạn dành khoảng 4
GI Ờ hoặc nhiều hơn mỗi ngày thì có thể bạn nên giữ một kiểm tra về những vấn đề
sức khỏe Sau đây là một số vấn đề sức khỏe liên quan đến sử dụng máy tính
1.1 Vấn đề cơ xương khớp
Đau nhức cơ bắp và mệt mỏi cơ bắp là những bệnh phổ biến nhất của người dùng máy tính thường xuyên Đau lưng, đau ngực, đau hoặc tê ở cánh tay, vai và chân xảy ra phổ biến nhất Những vấn đề này xảy ra chủ yếu do tư thế ngồi của bạn trong khi sử dụng máy tính là không chính xác Có thể bạn đang ngồi trên một chiếc ghế không thoải mái hoặc máy tính của bạn được đặt không đúng tư thế
1.2 Chấn thương lặp đi lặp lại
Đau ở cổ, vai, hoặc bất cứ nơi nào từ vai đến ngón tay có thể biểu lộ chấn thương lặp đi lặp lại Khi bạn sử dụng cơ bắp của bạn ở một vị trí bất tiện, bạn có thể đau hoặc sưng ở khu vực đó
Bệnh
ĐAU ĐẦU
Bệnh BÉO PHÌ, LƯỜI VẬN ĐỘNG
RỐI LOẠN, CĂNG THẲNG, MỆT MỎI
Hình 1.1: Đau cơ xương khớp
Hình 1.2: Đau mỏi vai gáy
Trang 10Ví dụ, vặn cổ tay để sử dụng chuột hoặc kỹ thuật đánh
máy làm ngón tay căng ra hoặc áp lực lên cổ tay có thể
gây ra đau đớn Một trong những rối loạn ảnh hưởng
đến các ngón tay và cổ tay là hội chứng ống cổ tay
trước máy tính, bạn sẽ thấy mắt khô, mờ đi,
bị mỏi, đỏ rát: các biểu hiện trên được gộp chung thành hội chứng thị giác màn hình
Nếu có là bạn chưa biết trân quý đôi mắt của mình rồi Bạn nên bảo vệ đôi mắt của mình cẩn thận hơn nhé
Ngoài ra, chúng ta thường tiếp xúc với “ÁNH SÁNG XANH” (hoặc ánh sáng xanh tím) có năng lượng cao Ánh sáng này được phát ra liên tục từ những thiết bị như màn hình máy tính, tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng hay đèn LED
1.4 Vấn đề đau đầu
Do tăng căng cơ hoặc đau ở cổ, đau đầu là vấn đề thường gặp khi sử dụng máy tính Sử dụng máy tính lâu có thể ảnh hưởng đến năng lực mắt cần điều chỉnh tầm nhìn Điều này cũng có thể dẫn đến đau đầu Một số người có thể cảm thấy đau đầu chỉ sau vài tiếng ngồi trước màn hình
1.5 Vấn đề béo phì, lười vận động
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng máy tính kéo dài, đặc biệt là ở trẻ bạn, là những yếu tố góp
Hình 1.3: Đau ống cổ tay
Hình 1.4: Đôi mắt phải làm việc nhiều trước máy tính
Hình 1.5: Ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ máy
tính
Hình 1.6: Đau đầu do ngồi máy tính
Trang 111.6 Rối loạn căng thẳng, mệt mỏi
Công nghệ có một tác động rất lớn đến hành vi và cảm xúc của chúng ta Sử dụng máy tính kéo dài cùng với các yếu tố khác như sức khỏe kém, áp lực công việc và môi trường làm việc có thể làm cho bạn dễ bị căng thẳng Sử dụng máy tính kéo dài cũng có thể dẫn đến mất tập trung, chóng mặt và mệt mỏi
II SỬ DỤNG MÁY TÍNH ĐÚNG CÁCH ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE
Nào các bạn hãy cùng quan sát hình ảnh hướng dẫn tư thế ngồi đúng khi dùng máy tính ở hình bên dưới nhé, và mô tả tư thế ngồi thế nào là đúng?
Để bảo vệ cơ xương khớp: Điều chỉnh ghế và bàn mà màn hình của bạn hoặc là
ngang tầm mắt của bạn hoặc thấp hơn Ngồi với lưng thẳng và chân vuông góc với sàn nhà với đôi chân nghỉ ngơi trên sàn nhà, khuỷu tay của bạn nên đặt nghỉ ngơi hai bên Nghỉ giải lao hoặc đi bộ ngắn
Hình1 8: Vấn đề rối loạn, căng thẳng, mệtt
mỏi do ngồi máy tính
Trang 12Bảo vệ thị giác: Điều chỉnh độ tương phản và độ sáng mà mắt của bạn không căng
thẳng Bạn có thể nghiêng màn hình của bạn để tránh chói Duy trì một khoảng cách thích hợp từ màn hình và đừng quên nhấp nháy
Phòng tránh đau đầu và vai gáy: Giữ thẳng cổ của bạn khi ở phía trước máy tính,
vì thường xuyên nhìn xuống hay kéo căng cổ sang một bên cũng có thể gây đau Nghỉ giải lao và xoay tròn cổ của bạn một ít để giải phóng căng thẳng
Phòng ngừa béo phì: Thiết lập GIỚI HẠN THỜI GIAN sử dụng máy tính Người
lớn làm việc 7-8 giờ nên tránh dành thời gian trên máy tính sau khi về đến nhà Cơ thể và tâm trí của bạn đều cần thư giãn Tham gia một phòng tập thể dục hoặc đi, chạy bộ vào buổi tối
Phòng ngừa rối loạn căng thẳng: Hãy chủ động và có biện pháp thư giãn nghỉ ngơi
cần thiết để ngăn ngừa căng thẳng trước khi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn Hãy thử các biện pháp tự nhiên để ngăn ngừa stress
Trang 13III PHẦN MỀM BẢO VỆ MẮT
3.1 Khi nào nên sử dụng phần mềm bảo vệ mắt
Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử là ánh sáng xanh Ánh sáng xanh là loại ánh sáng có bước sóng ngắn (450 – 495 nm) nhưng lại mang năng lượng cao Vì thế chúng có khả năng tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc Nếu dùng máy tính nhiều vào ban đêm, thì lượng ánh sáng xanh đi vào mắt sẽ nhiều hơn Bật chế độ ban đêm trên điện thoại, máy tính (win 10) là việc nên
làm để bảo vệ đôi mắt
Bạn nên sử dụng phần mềm bảo vệ mắt khi dùng máy tính thường xuyên và đặc biệt là khi dùng vào ban đêm Vì ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại có tác hại lớn đến đôi mắt của chúng ta Trên Windows 10 chúng ta có sẵn
tính năng chế độ Ánh sáng ban đêm (Night light) Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ bảo vệ mắt
3.2 Cách kích hoạt Night Light trên Windows 10
- Vào Settings, chọn Display
- Chuyển công tắc tại mục Night Light sang On (Bật) và sau đó di chuyển chọn
phần Night light settings
- Lên lịch bật chế độ Night Light theo các giờ cụ thể hoặc dựa trên thời điểm
Mặt Trời mọc (Sunrise) và lặn (Sunset) tại vị trí hiện tại của bạn
Trang 14Bởi vì mỗi màn hình khác nhau có độ sáng và độ tương phản khác nhau, mỗi người cần phải điều chỉnh Night Light trên từng màn hình hiển thị để nó phù hợp nhất với mắt của mình
3.3 Phần mềm Eyeleo
Đặc điểm: Đơn giản, gọn nhẹ, miễn phí, dễ sử dụng, giao diện thân thiện
Cách sử dụng:
Download phần mềm tại trang http://eyeleo.com/download
Sau khi cài đặt, bạn khởi động EyeLeo, dưới khay hệ thống sẽ có biểu tượng hình chú cọp cho biết chương trình đang hoạt động EyeLeo “im lặng” giám sát và
cứ sau 15 phút, một hộp thoại nhỏ hiện ra giữa màn hình yêu cầu bạn thực hiện một hoạt động ngẫu nhiên để thư giãn cho mắt
Có nhiều hoạt động để thư giãn mắt như nhìn ra ngoài cửa sổ, chớp mắt liên tục, nhắm mắt lại hay đảo mắt nhìn lên và nhìn xuống trong khoảng từ 8 đến 10 giây
Hướng dẫn: Bạn nhìn vào hình minh họa trên hộp thoại để làm theo như yêu cầu Khi hộp thoại này biến mất cũng là lúc bạn có thể tiếp tục làm việc lại với máy
tính Thời gian nghỉ ngắn sau mỗi 15 phút gọi là “Short break”
Ngoài ra, cứ sau mỗi một giờ, chương trình lại hiện ra hộp thoại yêu cầu bạn tạm rời khỏi máy tính để co giãn xương cốt và thư giãn cho mắt trong vòng 5 phút
Nếu đang bận việc và không muốn rời khỏi máy, bạn nhấn Skip để bỏ qua Thời gian nghỉ dài sau mỗi giờ được gọi là “Long break”
Trang 15Thiết lập lại thời gian ở hai chế độ nghỉ: Nhấn vào biểu tượng hình chú cọp
dưới khay hệ thống, chọn EyeLeo Settings
Ở hộp thoại cấu hình EyeLeo Settings, có thể thiết lập khoảng thời gian sau mỗi lần nghỉ dài tại mục Take a long break every xx minutes for yy minutes (xx là khoảng cách giữa hai lần nghỉ, yy là số phút nghỉ ngơi)
Tương tự, mục Take a short break every xx minutes cho phép thiết lập khoảng
thời gian giữa hai lần nghỉ ngắn
Có thể đánh dấu vào ô Enable sounds để phát ra âm báo khi đến giờ nghỉ
ngơi
Ngoài ra, mục Enable strict mode dành cho những bạn quyết tâm bảo vệ mắt Khi đánh dấu vào ô Enable strict mode, bạn bắt buộc phải nghỉ ngơi trong những lần nghỉ dài, bạn không thể nhấn nút Skip để bỏ qua Khi cấu hình xong, bạn nhấn Save and Close để lưu lại
Khi muốn EyeLeo tạm ngừng hoạt động, bạn nhấn vào biểu tượng hình chú
cọp dưới khay hệ thống, chọn Pause monitoring
3.4 F.lux – Phần mềm bảo vệ mắt khi dùng máy tính thường xuyên
F.lux là phần mềm giúp điều chỉnh độ sáng màn hình để bảo vệ mắt, giảm tác hại của ánh sáng xanh Có thể điểm qua một số tính năng của phần mềm, đó là:
Phần mềm rất nhỏ gọn (Dưới 1 MB) và hoàn toàn miễn phí
Trang 16• Có sẵn những lựa chọn điều chỉnh độ sáng màn hình để bạn chọn lựa phù hợp
• Tích hợp phím tắt để thiết lập, điều chỉnh độ sáng màn hình
Tải phần mềm F.lux tại https://justgetflux.com/flux-setup.exe
Cilck đúp vào file flux-setup.exe để cài đặt phần mềm
Chọn Accept để đồng ý với điều khoản của phần mềm Nếu phần mềm yêu cầu khởi động lại, bạn có thể chọn Later để khởi động lại sau
Khi đến bước nhập nơi ở, vì Việt Nam nằm trọn trong một múi giờ Nên bạn
có thể nhập hanoi và chọn Search để tìm cho dễ Chọn OK để hoàn tất thiết lập vị
trí
Khi nhập xong vị trí, phần mềm sẽ tự động điều chỉnh lại ánh sáng màn hình
về chế độ mặc định Đây là chế độ giúp bạn bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh Để hiển thị lựa chọn như hình dưới, nhấp đúp chuột vào biểu tượng F.lux ở taskbar
Trang 17Như hình trên, phần mềm hiển thị là mặt trời lặn cách đây 4h và mọc sau 10h nữa Phần mềm rất hay ở chỗ là tự động điều chỉnh độ sáng màn hình theo từng thời điểm
Các chế độ điều chỉnh độ sáng màn hình chính có thể chọn:
• Recommended Colors: Chế độ màu khuyến cáo (mặc định) Bạn có thể sử
dụng chế độ này cũng rất ổn
• Reduce Eyestrain: Chế độ giảm căng nhức mắt
• Classic f.lux: Chế độ flux cổ điển
• Working Late: Chế độ làm việc vào đêm khuya
Ngoài ra bạn có thể thao tác một số tùy chọn khác của phần mềm bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng F.lux ở taskbar như hình dưới
Phần Change color to… giúp bạn lựa chọn cường độ sáng theo nhiều chế độ ánh
sáng khác nhau
Mục Disable giúp bạn tạm thời vô hiệu hóa phần mềm F.lux với các lựa chọn:
Trang 18• until sunrise: Vô hiệu hóa cho đến khi mặt trời mọc
• for fullscreen apps: Vô hiệu hóa cho các ứng dụng full màn hình
• when using Google Chrome: Vô hiệu hóa khi sử dụng trình duyệt Chrome
Phím tắt khi sử dụng phần mềm bảo vệ mắt F.lux:
• Alt + End: Vô hiệu hóa F.lux
• Alt + Page Up, hoặc Alt + Page Down: Tăng giảm độ sáng màn hình
• Alt + Shift + Page Up hoặc Alt + Shift + Page Down: Thay đổi màu sắc
màn hình
Điểm nổi bật của phần mềm F.lux là tự động điều chỉnh ánh sáng màn hình theo
thời gian Việc này luôn giúp đôi mắt của bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng máy tính thường xuyên Giảm tác hại của ánh sáng xanh đặc biệt là khi dùng máy tính
vào ban đêm
CỦNG CỐ
Câu 1 Bạn hãy kể tên những nguy hại về sức khỏe khi sử dụng máy tính sai cách?
Câu 2 Bạn hãy quan sát ảnh 2 bên dưới và giải thích nhé
Trang 19CHƯƠNG 2
SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN
Mục tiêu
- Giới thiệu cơ bản về cách sử dụng máy tính: Cách sử dụng từng thiết bị của
máy tính như chuột, bàn phím
- Sử dụng, thao tác thành thạo trên các đối tượng của hệ điều hành Windows, đặc biệt trên Windows Explore như các thao tác trên tập tin, thư mục: Tạo, xóa, sao chép, di chuyển, tìm kiếm, xác định kích thước
- Cấu hình máy tính như cài đặt ngày giờ, màn hình nền, cài đặt và gỡ bỏ phần mềm, thêm font chữ…
Nội dung:
I GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH
1.1 Các khái niệm cơ bản trong Windows
1.1.1 Khái niệm hệ điều hành
Hệ điều hành (Operating System) là một tập hợp các phần mềm dùng để
quản lý tài nguyên phần cứng và cung cấp các dịch vụ cho các chương trình máy tính Hệ điều hành là một THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT trong hệ thống các phần mềm, tạo SỰ LIÊN HỆ giữa người sử dụng và máy tính thông qua các lệnh điều khiển Nếu không có hệ điều hành máy tính sẽ không thể hoạt động được
Windows là một hệ điều hành do hãng Microsoft phát triển Từ version 3.0 ra
đời vào tháng 5 năm 1990, đến nay hãng Microsoft đã không ngừng cải tiến làm cho hệ điều hành này ngày càng được hoàn thiện Microsft Windows gồm các phiên bản sau: Windows 95, Windows 98, Windows Me, Windows
NT 4.0, Windows 2000, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 10 Trong giáo trình này, chúng mình cùng tìm hiểu hệ điều hành Windows 7 nhé
1.1.2 Chức năng chính của Hệ điều hành
Hệ điều hành có những chức năng chính sau:
- Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy tính
- Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ
- Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,
- Quản lý dữ liệu trong máy tính như tập tin, thư mục…
+ Nhóm phím chức năng (function keypad): gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím như:
Trang 20PrintScreen : cắt nội dung màn hình và đưa vào clipboard
Pause : tạm ngưng một hoạt động của máy
CapsLock : tắt/bật chế độ chữ in
Shift trái và Shift phải : một ký tự được gõ trong khi gõ phím Shift sẽ in ra chữ hoa hoặc in ra kí tự ở trên nếu phím đó có 2 kí tự
BackSpace : xoá kí tự phía bên trái con trỏ
Delete : xoá kí tự phía phải con trỏ
Enter : xuống dòng hoặc kết thúc một lệnh, một công việc
+ Nhóm phím số (numeric keypad) như NumLock (cho các ký tự số), CapsLock (tạo các chữ in), ScrollLock (chế độ cuộn màn hình) thể hiện ở các đèn chỉ thị
+ Nhấn phím tổ hợp: khi cần sử dụng phím tổ hợp, bạn cần nhấn và giữ phím
tổ hợp điều khiển trước (Ctrl hoặc Alt hoặc Shift) sau đó bấm tiếp phím còn lại
+ Tình trạng đèn báo sáng: Đôi khi người sử dụng không chú ý và vô tình bật các tính năng hỗ trợ, chẳng hạn chế độ gõ chữ hoa, chế độ gõ số, chế độ khóa thanh
cuộn Các tính năng này, khi bật lên có thể làm cho thao tác của người sử dụng gặp khó khăn Do đó khi gặp điều lạ khi gõ các phím, hãy nhìn khu vực đèn báo tình
trạng bàn phím trước tiên
Hình 2.1: Mô hình bàn phím
- Chuột (Mouse): là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi trường Windows Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên
một tấm phẳng (mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình
sẽ di chuyển theo hướng đó tương ứng với vị trí của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng của nó Một số máy tính có con chuột được gắn trên bàn
phím
Hiện tại có 2 loại chuột thông dụng trên thị trường đối với các máy tính để
bàn đó là chuột dùng bi và chuột dùng cảm biến quang Các thành phần cơ bản của chuột máy tính như hình 1.8: (1) Nút nhấn trái (left button), (2) Bánh xe cuộn
(Scroll wheel) và (3) Nút nhấn phải (right button) Tùy theo mục tiêu sử dụng mà có thể có thêm nhiều loại nút bấm khác được bố trí tại các vị trí khác nhau trên thân chuột
Trang 21Các khái niệm thao tác với chuột
+ Bánh xe cuộn (Scroll wheel): cho phép người sử dụng di chuyển giữa các mục nội dung trải dài của chương trình và có tính năng tương tự thanh cuộn ở một số chương trình như Word, Chrome,…
+ Trỏ chuột (Point): trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn nút nào cả
+ Nhấn chuột (Click): hành động này tương ứng với việc nhấn nút chuột một lần (áp dụng cho cả hai nút trái và phải)
+ Nhấn chuột phải (Right_Click): điều này tương ứng với việc kích hoạt thực đơn ngữ cảnh của chương trình, hệ điều hành tại đối tượng/ nhóm đối tượng được chọn hoặc tại cửa sổ làm việc hay màn hình nền
+ Nhấn kép (Double_Click): thao tác này ứng với việc bạn nhấn một nút chuột
2 lần liên tiếp Nhấn kép chuột được hệ điều hành quy định tương đương với việc kích hoạt chương trình hoặc tính năng của chương trình
+ Lựa chọn (Select): Để làm việc với một đối tượng, người sử dụng cần phải lựa chọn chúng, có 2 kiểu lựa chọn: lựa chọn một đối tượng và lựa chọn vùng chứa nhiều đối tượng
+ Lựa chọn một đối tượng: Nhấn chuột trái vào đối tượng cần lựa chọn
+ Lựa chọn vùng đối tượng: Nhấn chuột trái vào vùng chứa đối tượng (điểm bắt đầu nhấn phải là điểm nằm ngoài, không chồng lặp lên vùng đối tượng), giữ
nguyên nhấn chuột và kéo chuột đến khi vùng lựa chọn bao phủ hết vùng cần chọn
và thả chuột Lúc này vùng được lựa chọn sẽ được kích hoạt bằng kiểu hiển thị khác (khác nhau tùy theo chương trình phần mềm) Để lựa chọn nhiều đối tượng không
liên tiếp, cần kết hợp giữ phím Ctrl và nhấn chuột vào đối tượng cần chọn Nhấn Shift đồng thời với sử dụng chuột để chọn sẽ giúp chọn nhiều đối tượng liên tiếp trong vùng
+ Kéo thả (Drag): Hành động này tương ứng với việc bạn nhấn chuột trái vào đối tượng, giữ nguyên chuột và kéo đối tượng sang một khu vực khác hay đến một
đối tượng khác Nói chung tác vụ này được áp dụng để thực hiện nhiều loại hành
động khác nhau di chuyển đối tượng, chọn khối văn bản, …
Chú ý: Trong Windows các thao tác được thực hiện mặc nhiên với nút chuột trái, vì vậy để tránh lặp lại, khi nói Click (nhấn chuột) hoặc Double_Click (nhấn đúp
chuột) thì được ngầm hiểu đó là nút chuột trái Khi nào cần thao tác với nút chuột phải sẽ mô tả rõ ràng
Một số thiết bị nhập khác:
- Máy quét hình (Scanner): là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, hình chụp vào máy tính Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu
số tạo thành các tập tin ảnh (image file)
- Cần điều khiển (Joystick): là một thiết bị đầu vào thường được sử dụng để điều khiển trò chơi video và công nghệ hỗ trợ Joystick bao gồm một chân đế, một tay
đòn (stick) với một hay nhiều nút nhấn có thể được di chuyển bất kỳ hướng nào
- Webcam: viết tắt của 'web camera, là một máy quay phim kỹ thuật số được kết nối với một máy tính Nó có thể gửi hình ảnh trực tiếp từ bất cứ nơi nào nó được bố
trí tới vị trí khác bằng phương thức Internet Nhiều màn hình máy tính để bàn và máy tính xách tay có gắn sẵn Webcam và micro, tuy nhiên, chúng ta có thể gắn thêm một webcam riêng Có nhiều loại Webcam khác nhau Một số được cắm vào máy tính thông qua cổng USB, một số khác là không dây (wireless) (hình 1.9)
Trang 22-
Máy quét (Scanner) Cần điều khiển (Joystick) Webcam
Hình 2.3: Các thiết bị nhập ngoại vi
b Các thiết bị xuất
Thiết bị xuất cơ bản gồm các thiết bị sau: (hình 1.10)
- Màn hình (Screen hay Monitor, thiết bị xuất chuẩn): dùng để thể hiện thông tin cho người sử dụng xem Thông tin được thể hiện ra màn hình bằng phương pháp ánh
xạ bộ nhớ (memory mapping), với cách này màn hình chỉ việc đọc liên tục bộ nhớ
và hiển thị (display) bất kỳ thông tin nào hiện có trong vùng nhớ ra màn hình Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn hình màu SVGA 15”,17”, 19” với độ phân giải có thể đạt 1280 X 1024 pixel
- Máy in (Printer): là thiết bị xuất để đưa thông tin ra giấy Máy in phổ biến hiện nay là loại máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 24 kim, máy in phun mực, máy in
laser trắng đen hoặc màu
- Tốc độ của một máy in được đo bởi các đơn vị sau: cps (ký tự trên mỗi giây), LPS (dòng trên mỗi giây) hoặc ppm (số trang mỗi phút)
- Máy chiếu (Projector): chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng thay cho màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, …
c Cổng (Port)
Một cổng hoạt động như một mạch ghép nối (interface) giữa các thiết bị ngoại vi của hệ thống và máy tính, cho phép trao đổi dữ liệu khi chúng được kết nối Như bạn có thể thấy trên mặt sau của máy tính xách tay hiện trong hình 1.11, cổng
có thể có hình dạng và kích cỡ khác nhau
Màn
Máy chiếu Hình 2.4: Các thiết bị xuất ngoại vi
Trang 23USB ports
Modem port FireWire
port
or RJ-11 port
Hình 2.5: Các cổng thông thường trên máy tính xách tay
1.3 Các đối tượng do Hệ điều hành quản lý
a Tập tin (File)
Trên máy tính, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các tập tin theo một cấu trúc nào đó
Nội dung của tập tin có thể là chương trình, dữ liệu, văn bản, Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt Mỗi hệ điều hành có qui ước đặt tên khác nhau,
hệ điều hành Windows có thể hỗ trợ đặt tên tập tin có chiều dài tối đa lên tới 255 ký
tự
Tên tập tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension) Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tập tin, còn phần mở rộng thì có thể có hoặc không
- Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z,
các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #, $, %,
~, ^, @, (, ), !, _, khoảng trắng Phần tên do người
tạo ra tập tin đặt.Phần mở rộng: thường dùng 3 ký
tự trong các ký tự nêu trên Thông thường phần
mở rộng do chương trình ứng dụng tạo ra tập tin
Phân loại tập tin
Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file:
- COM, EXE : Các file khả thi chạy trực tiếp được trên hệ điều hành
- TXT, DOC, : Các file văn bản
- MP3, DAT, WMA, …, BMP, GIF, JPG, : Các file âm thanh, video và các
file hình ảnh
DVI port
Speaker port
Monitor port
Ethernet port
Trang 24Để chỉ ra một nhóm các tập tin muốn truy xuất, ta có thể sử dụng hai ký tự đại diện:
- Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên tập tin tại vị trí nó xuất hiện
- Dấu * dùng để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong tên tập tin từ vị trí nó xuất hiện
Ví dụ: - Bai?.doc đại diện cho Bai1.doc, Bai6.doc, Baiq.doc, …
- Bai*.doc đại diện cho Bai.doc, Bai6.doc, Bai12.doc, Bai Tap.doc, …
b Thư mục (Folder/ Directory)
Các tập tin được lưu trữ trên máy tính tại một nơi được gọi là thư mục Thư
mục là nơi lưu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng
Đây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi
cần truy xuất
Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc Thư mục gốc không có tên
riêng và được ký hiệu là\ (dấu xổ phải:
backslash) Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin
trực thuộc và các thư mục con
Trong các thư mục con cũng có các tập tin trực
thuộc và thư mục con của nó Thư mục chứa thư
mục con gọi là thư mục cha Thư mục đang làm
việc gọi là thư mục hiện hành Tên của thư mục
tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin
c Ổ đĩa (Drive)
Ổ đĩa là thiết bị dùng để đọc và ghi thông tin vào
đĩa, các ổ đĩa thông dụng là: Ổ đĩa di động (còn
gọi là ổ đĩa USB), Ổ đĩa cứng, Ổ đĩa CD/DVD
d Đường dẫn (Path)
Mỗi thư mục có thể chứa nhiều tập tin và thư mục con, mỗi thư mục con lại
có thể chứa nhiều tập tin và thư mục con bên trong Với kiểu lưu trữ như vậy
tạo nên một cấu trúc cây gọi là cây thư mục (Folder tree) Để đi đến thư mục
được chỉ định cần phải đi qua các thư mục trung gian Đường đi từ một thư
mục đến một thư mục chỉ định được gọi là đường dẫn Đường dẫn là một
danh sách có thứ tự của các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký
hiệu \ (dấu xổ phải: backslash)
Ví dụ: Giả sử trên đĩa D có cây thư mục như hình bên Để đi đến thư mục Windows
Trang 25- Bước 2: Thực hiện đăng nhập (login): Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng (hình 1.1)
Hình 2.6: Màn hình đăng nhập Hình 2.7: Màn hình Start
- Bước 3: Hiển thị màn hình chính sau khi đăng nhập: Khi nhập đúng tài khoản và mật khẩu thì sẽ đăng nhập thành công, một màn hình chứa các biểu tượng có thể kích hoạt các ứng dụng sẽ hiển thị, màn hình này được gọi là Start Screen (hình 1.2) Nhấn vào nút Desktop để mở ra màn hình desktop
Mỗi người sử dụng sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như hình nền, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v ) gọi là user profile và được Windows lưu giữ lại để sử dụng cho những lần đăng nhập sau
b.Tắt máy tính
- Bước 1: Đóng các chương trình đang mở trước khi muốn thoát khỏi hệ điều hành
- Bước 2: Tiếp đến rê chuột vào biên phải của màn hình (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + C) để hiển thị menu đứng bên phải (charm bar), sau đó nhấn vào nút
Settings/Power sau đó chọn Shut downs để tắt máy, chọn Restart để khởi động lại
và chọn Sleep để chuyển sang chế độ chờ (tiết kiệm điện năng) (hình 1.3)
Nếu chọn Shutdown, ứng dụng đang chạy sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt Nếu vì một lý do nào đó mà máy tính không sẵn sàng để đóng (chưa lưu dữ liệu cho một ứng dụng hoặc sự trao đổi thông tin giữa hai máy nối mạng đang tiếp diễn v.v ) thì sẽ có thông báo để xử lý
Hình 2.8: Tắt máy tính trong Windows 7
Chú ý: Nếu không làm những thao tác đóng Windows mà ta tắt máy tính ngay thì có thể một phần dữ liệu trong các tập tin đang mở bị mất và hệ điều hành Windows phải
chỉnh sửa các tập tin này trong lần khởi động máy tính tiếp theo
c Thoát khỏi tài khoản Windows
Một máy tính có thể có nhiều người sử dụng chung, mỗi người dùng sẽ được cấp một tài khoản riêng để đăng nhập vào máy tính Khi đăng nhập thành công
Trang 26khoản đăng nhập Để thoát khỏi tài khoản người dùng cần thực hiện một thao tác
gọi là đăng xuất (Sign out hoặc Logout) Sau khi Sign out, màn hình đăng nhập sẽ được hiển thị và lúc này người dùng khác có thể đăng nhập vào để sử dụng máy tính Để thực hiện thao tác Sign out người dùng cần phải thực hiện các bước:
Mở Start Screen bằng cách click vào góc trái của thanh taskbar hoặc nhấn phím Windows ( có biểu tượng lá cờ) trên bàn phím
Nhấn vào biểu tượng người dùng bên góc trên bên phải của màn hình
Chọn Log off để đăng xuất (hình 1.4)
Hình 2.9: Log off trong Windows 7
1.5 Các thành phần của màn hình Desktop
a Màn hình Desktop
Desktop là nơi bắt đầu các hoạt động, nó chứa các biểu tượng để kích hoạt các chương trình, các lối tắt có thể thay đổi thông số thiết lập hệ thống, thông tin về các chương trình đang hoạt động, các trạng thái hiện hành…(hình 2.10)
Hình 2.10: Màn hình Desktop của Windows Nằm cuối màn hình là thanh tác vụ (Taskbar) Trên thanh tác vụ có biểu tượng Internet Explorer, File Explorer,
b Những biểu tượng trên màn hình nền
* Các biểu tượng (icon)
Biểu tượng là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một đối
tượng nào đó của Windows hoặc của các ứng dụng chạy
Trang 27thông thường tên biểu tượng diễn giải cho chức năng nào đó được gán cho biểu tượng (ví dụ nó mang tên của 1 trình ứng dụng)
* Computer
Biểu tượng này cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính Khi mở Computer (bằng thao tác Double Click hoặc Right Click/ Open trên biểu tượng của nó), cửa sổ Computer sẽ xuất hiện
* Recycle Bin
Recycle Bin (hình 1.7) là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xóa Những đối tượng này chỉ thật sự mất khi bạn xóa chúng trong cửa sổ Recycle Bin hoặc Right_Click vào biểu tượng Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin Nếu muốn phục hồi các tập tin hoặc các đối tượng đã bị xóa trong cửa sổ Recycle Bin, bạn chọn đối tượng cần phục hồi, sau đó Right_Click/ Restore
Chú ý: Muốn xóa các tập tin, các đối tượng trực tiếp không lưu trong Recycle Bin, ta thực hiện các cách sau:
- R- Click lên đối tượng Recycle Bin trên màn hình nền và chọn Don't move files to the Recycle Bin Remove files immediately when deleted
- Nhấn tổ hợp phím Shift + Delete lên đối tượng muốn xóa
* Các lối tắt (biểu tượng chương trình - Shortcuts)
Các lối tắt giúp bạn truy nhập nhanh một đối tượng hoặc một thư mục nào đó, ví dụ
mở một chương trình, một đĩa cứng, một thư mục, v.v
Để mở một đối tượng, bạn Double_Click trên Shortcut
của nó hoặc Right_Click/ Open Biểu tượng của các lối
tắt sẽ có hình mũi tên màu xanh chỉ về hướng đông bắc
(hình 1.8)
c Menu ngữ cảnh (Context menu)
Trong Windows khi Right_Click lên một đối tượng (tập tin, thư mục…), một menu ngữ cảnh sẽ hiển thị chứa các lệnh cho phép tương tác với đối tượng đó Tùy vào đối tượng và quyền của người dùng mà các lệnh xuất hiện trong menu ngữ cảnh sẽ khác nhau.(hình 1.9)
Hình 2.11: Menu ngữ cảnh (Context menu)
1.6 Cửa sổ chương trình ứng dụng
a Cửa sổ và các thành phần của cửa sổ
Một cửa sổ trên hệ điều hành Windows bao gồm rất nhiều thành phần như hộp điều khiển (Control box), thanh menu lệnh (Menu bar), tiêu đề cửa sổ (Title bar), nút thu nhỏ cửa sổ (Minimize), nút phóng to/thu nhỏ (Maximize/Restore), nút đóng cửa sổ (Close), … (hình 1.9)
Trang 28Control Box Menu bar Title bar Minimize Maximize/Restore
Status bar Horizontal scroll bar
Hình 2.12: Cửa sổ phần mềm Microsoft Word và các thành phần
b Các thao tác trên một cửa sổ
- Di chuyển cửa sổ: Drag thanh tiêu đề cửa sổ (Title bar) đến vị trí mới
- Thay đổi kích thước của cửa sổ: Di chuyển con trỏ chuột đến nút cạnh hoặc nút góc của cửa sổ, khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai chiều thì Drag chuột để thay đổi kích thước
- Phóng to cửa sổ ra toàn màn hình: Click lên nút Maximize
- Phục hồi kích thước trước của cửa sổ: Click lên nút Restore
- Thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên Taskbar: Click lên nút Minimize
- Chuyển đổi giữa các cửa sổ của các ứng dụng đang mở: Để chuyển đổi giữa các ứng dụng nhấn tổ hợp phím Alt + Tab hoặc click chọn biểu tượng ứng dụng trên thanh Taskbar
- Đóng cửa sổ: Click lên nút Close của cửa sổ hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4
1.7 Hộp hội thoại
Các hộp thoại thường xuất hiện khi chạy chương tình ứng dụng Windows để giúp bạn chọn thêm thêm những thông số trước khi chương trình thực hiện lệnh của bạn
Các thành phần của hộp hội thoại:
Thông thường, trên một hộp hội thoại sẽ có các thành phần sau (hình 1.10)
- Hộp văn bản
(Text box): dùng để
nhập thông tin
- Hộp liệt kê (List
box): liệt kê sẵn một
danh sách có các
mục có thể lựa chọn,
nếu số mục trong
danh sách nhiều
không thể liệt kê hết
thì sẽ xuất hiện thanh
trượt để cuộn danh
Trang 29- Hộp liệt kê thả (Drop down list box/ Combo box): khi Click chuột vào nút thả thì sẽ liệt kê một danh sách các mục và cho phép chọn một mục
- Hộp lựa chọn (Check box): cho phép chọn một hoặc nhiều mục
- Nút tùy chọn (Option button): bắt
buộc phải chọn một trong số các mục
- Nút lệnh (Command button): yêu cầu thực hiện lệnh
Các nút lệnh thông dụng:
- OK: thực hiện lệnh theo thông số đã chọn và đóng hộp thoại
- Close: giữ lại các thông số đã chọn và đóng hộp thoại
- Cancel (hay nhấn phím Esc): không thực hiện lệnh và đóng hộp thoại
- Apply: áp dụng các thông số đã chọn nhưng không đóng hộp thoại
- Default: đặt mặc định theo các thông số đã chọn
1.8 Thao tác đối với tập tin/thư mục
a Chọn File/Folder (tập tin/ thư mục):
- Chọn một đối tượng: trỏ chuột vào đối tượng đó nhấn nút trái
- Chọn nhiều đối tượng liên tiếp nhau:
+ click vào đối tượng đầu tiên
+ nhấn giữ phím Shift và click vào đối tượng cuối cùng
- Chọn nhiều đối tượng rời rạc: Nhấn giữ phím Ctrl trong suốt quá trình click các đối tượng đó
b Tạo Folder (thư mục):
- Mở thư mục (hoặc ổ đĩa ) sẽ chứa thư mục cần tạo
- Chọn vào biểu tượng New Folder trên thanh menu (hình 1.11) hoặc nhấn phải chuột vào khoảng trống trên màn hình ở cửa sổ bên phải để mở menu chọn -
>New -> Folder
- Xoá tên đã gán sẵn
- Gõ tên mới cho thư mục cần tạo rồi nhấn phím Enter
Hình 2.13 Nhấp vào biểu tượng New Folder để tạo thư mục mới
c Tạo File (tập tin):
- Mở thư mục (hoặc ổ đĩa ) sẽ chứa tập tin cần tạo
- Nhấn phải chuột vào khoảng trống trên màn hình ở cửa sổ bên phải) ->New -> Text document hoặc Micrsoft Word (hình 1.12)
- Xoá tên đã gán sẵn , Gõ tên mới cho file cần tạo rồi nhấn phím Enter
- Nhấp đôi vào file (để mở file đó), sau đó gõ nội dung cho File rồi nhấp dấu X để
đóng File lại, trả lời Yes để lưu nội dung cho file, No là không lưu
Trang 30Hình 2.14 Chọn New để mở menu tạo file mới
d Xoá bỏ các đối tượng:
- Chọn các đối tượng cần xoá
- Nhấn nút trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Delete
hoặc nhấn phải chuột lên đối tượng rồi chọn Delete
- Chọn Yes để đồng ý xoá, No huỷ lệnh
* Ghi chú: Nếu các thao tác: di chuyển, xoá, đổi tên không phù hợp với yêu cầu, để
trở về tình trạng trước đó ta có thể thực hiện theo một trong những cách sau:
- Nhấn chuột lên nút lệnh trên thanh công cụ
- Nhấn Ctrl+Z
Chú ý: Lệnh này chỉ để quay lại tình trạng làm việc trước chứ không cứu lại được
các dữ liệu đã bị xoá từ lâu
e Sao chép File, Folder:
- Chọn đối tượng cần sao chép
- Nhấn Ctrl + C hoặc chọn trên thanh công cụ
Hoặc Edit (hay nhấn nút phải chuột tại đối tượng) -> Copy
- Mở thư mục đích
- Nhấn Ctrl+V hoặc chọn trên thanh công cụ
hoặc Edit -> Paste
f Di chuyển:
- Chọn những đối tượng cần di chuyển
Trang 31- Nhấn Ctr+X hoặc Edit -> Cut hoặc nhấn vào nút trên thanh công cụ
- Mở thư mục đích
- Nhấn Ctrl+V hoặc Edit -> Paste hoặc nhấn vào nút trên thanh công cụ
g Đổi tên:
- Nhấp phải chuột lên đối tượng cần đổi tên (hoặc vào trình đơn File)
- Chọn Rename -> xoá tên cũ, vào tên mới -> Enter
h Thiết lập/huỷ bỏ thuộc tính cho tập tin, thư mục:
- Chọn các đối tượng cần thiết lập/ huỷ bỏ thuộc tính
- Nhấn phải chuột -> chọn Properties hoặc chọn trên thanh công cụ
- Chọn các thuộc tính cần thiết lập hay huỷ bỏ trong mục Attributes
- Apply -> OK
Chú ý:
* Có 4 thuộc tính của File như sau:
Read Only (R): chỉ đọc Hidden (H): ẩn
Archive (A) : lưu trữ System (S): hệ thống
i Xác định kích thước tập tin/thư mục:
- Chọn thư mục /tập tin
- Chọn nút trên thanh công cụ hoặc nhấp phải tại thư mục/file đó
rồi chọn properties , sau đó xem kích thước ở mục Size
k Tìm kiếm tập tin/thư mục:
Mở chức năng tìm kiếm:
Start -> Search -> For Files or folders
Chọn All File or Folder
• All or part of the file named: Nhập tên hoặc kiểu tập tin cần tìm kiếm
Ví dụ: baihat.doc, *.txt , *.doc , *.ini , t*.*
• A word or phrase in the file : nhập nội dung có trong tập tin cần tìm kiếm.(nếu cần)
• Look in : chỉ định ổ đĩa tìm kiếm (ổ C, D )
Chọn Search để bắt đầu việc tìm kiếm
Máy sẽ tự động tìm và cho hiển thị một dãy tên các tập tin, thư mục tìm được theo yêu cầu ( có hiện cả địa chỉ, kiểu file, kích thước, ngày tháng tạo lập)
II THAY ĐỔI CẤU HÌNH MÁY TÍNH
Windows cho phép thay đổi cấu hình cho phù hợp với công việc hoặc sở thích của người sử dụng thông qua nhóm các công cụ trong Control Panel Trên Windows 8
để vào control panel thực hiện các cách sau:
- D-Click vào biểu tượng Control Panel trên màn hình nền nếu có
- Nhấp chuột phải ở góc dưới bên trái của màn hình (hoặc tổ hợp phím Windows
+ X), khi đó menu xuất hiện và chọn Control panel Cửa sổ Control Panel
sẽ xuất hiện (hình 4.13)
-
Trang 32- Trước tiên phải mở charm bar bằng cách rê chuột vào biên bên phải màn hình, chọn Settings / Control Panel
Từ cửa sổ Control Panel ta có thể sử dụng các công cụ để thiết lập cấu hình cho hệ thống, thay đổi ngày giờ, cài đặt thêm Font chữ, thiết bị phần cứng, phần mềm mới hoặc loại bỏ chúng đi khi không còn sử dụng nữa
2.1 Cài đặt và loại bỏ font chữ
a Cách 1: Copy trực tiếp vào thư mục font
Cách này rất đơn giản, không tốn thời gian mà áp dụng được cho mọi loại hệ điều hành mà bạn đang sử dụng
Bước 1:
- Truy cập vào ổ cài windows của bạn, Thông thường là ổ C:\
- Tìm đến thư mục Windows
- Tìm tiếp thư mục Font (đây là nơi lưu hệ thống Font của máy tính)
- Đường dẫn thư mục có dạng: C:\Windows\Fonts
Bước 2: Copy toàn bộ Font bạn muốn cài vào thư mục Font này Như vậy bạn đã
cài xong toàn bộ Font vào máy tính
Trang 33Chú ý
Do bộ Font Full có thể có một số Font đã có trên hệ thống Font của máy tính, nên khi bạn Copy Font vào trong thư mục Font, hệ thống sẽ thông báo Font đã tồn tại
- Chọn Yes để ghi đè lên Font cũ
- Chọn No để bỏ qua Font đang Copy
(Bạn có thể tích chọn vào ô Do this for all current items để thực hiện thao
tác cho những Font khác)
b Cách 2: Cài font máy tính trực tiếp
Áp dụng đối với những người sử dụng Windows 7 trở lên
Bước 1: Đơn giản sau khi bạn tải font về và giải nén để có các file font thường có
phần mở rộng là TTF hoặc fon, bạn có thể click chuột phải vào từng file hoặc chọn tất cả số font đó rồi click chuột phải và nhấn Install để cài font, tính năng này bắt đầu có từ trên Windows 7 giúp bạn cài Font nhanh mà không cần phài vào thư mục như cách trên
Bước 2: Sau đó nhớ tích vào Do this for all current items để hệ thống chỉ hỏi một
lần mà thôi và cuối cùng bamasm yes để tiến hành cài đặt toàn bộ Font bao gồm cả
cũ lẫn mới
Trang 34Quá trình này nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào số Font mà bạn cài, sau khi cài đặt xong là bạn đã có thể sử dụng được ngay
2.2 Thay đổi thuộc tính màn hình
Màn hình Desktop là nơi mà người sử dụng sẽ khởi động các chương trình cũng như quản lý các ứng dụng đang mở Windows cho phép thay đổi hình nền của desktop theo ý thích của người sử dụng bằng cách:
- Right_click vào vị trí trống trên màn hình desktop và chọn Personalize
- Chọn Desktop Background, khi đó cửa sổ mới hiện ra (hình 4.14)
- Nếu muốn các ảnh thay đổi không theo thứ tự ta check vào mục Shuffle
Hình 2.10: Cửa sổ thay đổi ảnh nền Desktop
2.3 Cài đặt và loại bỏ chương trình
Sau khi cài đặt hệ điều hành Windows, chỉ có một số ứng dụng cơ bản được cài đặt kèm theo như chương trình vẽ (paint), máy tính điện tử (calculator), … và một vài chương trình khác Nếu muốn sử dụng các chương trình không được cài đặt sẵn, người sử dụng có thể cài đặt (install) thêm vào hoặc có thể gỡ bỏ (uninstall) các chương trình đã cài đặt nhưng không còn sử dụng
a Cài đặt chương trình
Để cài đặt chương trình vào máy tính trước tiên người dùng cần phải có tập tin cài đặt (thường có tên là setup.exe/install.exe) Ta double_click vào tập tin cần cài đặt và làm theo các hướng dẫn Thông thường ở các bước cài đặt chương trình
sẽ hỏi nơi để cài đặt (mặc định sẽ cài vào thư mục C:\Program Files\), các lựa chọn cài đặt (cài đặt toàn bộ các tính năng hay chỉ chọn một vài tính năng), nhập vào thông tin bản quyền phần mềm (thường là product key hoặc serial, email…) để chương trình kiểm tra Khi hoàn thành các bước chương trình sẽ bắt đầu quá trình
Trang 35cài đặt và hiển thị trạng thái cài đặt Khi kết thúc quá trình cài đặt, một thông báo sẽ hiển thị để cho người dùng biết quá trình cài đặt thành công hoặc thất bại
b Gỡ bỏ chương trình đã cài đặt
- Để gỡ bỏ các chương trình không còn sử dụng ta double_click chuột vào biểu tượng Programs and Features trong cửa sổ Control Panel Một cửa sổ mới hiện
ra chứa danh sách các chương trình đã được cài đặt trong máy tính
- Để gỡ bỏ chương trình nào ta chỉ cần chọn chương trình trong danh sách đã liệt
kê, nhấn chuột phải và chọn Uninstall Một hộp thoại sẽ hiện ra thông báo rằng chương trình sẽ bắt đầu gỡ bỏ, nhấn Yes để xác nhận Nếu chương trình có hiển thị các lựa chọn, đọc kỹ các lựa chọn và chọn Next để tiếp tục Sau khi gỡ bỏ chương trình sẽ thông báo đã gỡ bỏ thành công hay thất bại
Hình 2.11: Gỡ bỏ các chương trình đã cài đặt
Chú ý: Một số chương trình có thể thực thi trực tiếp mà không cần phải qua tiến trình cài đặt ở trên, do đó khi liệt kê các chương trình đã được cài đặt ta sẽ không
thấy chương trình đó trong danh sách này
2.4 Cấu hình ngày giờ cho hệ thống
- Để thay đổi ngày tháng và thời gian cho
máy tính người dùng có thể vào Control
Panel chọn Date and Time hoặc nhấn chuột
lên biểu tượng đồng hồ ở thanh Taskbar,
chọn Change date and time settings, chọn
tiếp Change Date and Time để thay đổi
ngày giờ
- Để thay đổi múi giờ cho hệ thống nhấn
chọn Change time zone và chọn múi giờ
Trang 36thích hợp (ví dụ: Việt Nam sử dụng múi giờ (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta)
2.5 Thay đổi thuộc tính của bàn phím và chuột
Bước 1: Trong Start Menu bạn chọn Control Panel, giao diện hiện ra bạn nhấn chọn Hardware and Sound
Bước 2: Tiếp theo bạn chọn tiếp Mouse
Bước 3: Giao diện Mouse properties giúp bạn tùy chỉnh con chuột của mình theo
ý muốn
Tab Buttons
- Buttons configuration: Thay đổi nút
chuột chính, nếu bạn tích chọn chuột phải sẽ
thay thế cho chuột trái làm nút chính
- Double click speed: Thay đổi tốc độ nháy
đúp của chuột
- ClickLock: Giữ chuột, khi tích chọn,
chuột bạn nhấn sẽ tiếp tục được giữ khi bạn
đã thả tay, để thôi bạn nhấn chuột một lần
nữa
Tab Pointers
Giúp bạn thay đổi các biểu tượng của con
Trang 37trỏ Bạn có thể chọn theo những mẫu có sẵn của windows bằng việc chọn một bộ con trỏ trong Scheme Mỗi bộ sẽ bao gồm các con trỏ khác nhau tương ứng Hoặc
bạn có thể thay đổi từng con trỏ theo ý thích bằng cách chọn con trỏ bên dưới và nhấn Browse
Và công việc của bạn chỉ là chọn mẫu theo ý thích
Tab Poiters Option
Giúp bạn tùy chỉnh các hiệu ứng của con trỏ, tốc độ di chuyển con trỏ trên màn hình Tại đây, bạn cũng có thể dễ dàng tinh chỉnh tốc độ chuột trên máy tính Windows dễ dàng bằng cách kéo thả slide Motion về phía tùy chọn Fast để tăng tốc chuột trên máy tính, trường hợp muốn thay đôi tốc độ chuột theo hướng chậm đi, bạn kéo chuột về phía tùy chọn Slow nhé
Trang 39Trong giới hạn bài viết chúng tôi đã hướng dẫn các bạn các bước đơn giản giúp bạn tùy chỉnh “chú chuột máy tính” theo sở thích của mình Ngoài ra, Tùy chỉnh bàn phím (Keyboard) được thực hiện tương tự
2.6 Thay đổi thuộc tính vùng
Thông thường, hệ điều hành sử dụng định dạng tiền tệ và ngày tháng của Mỹ (ví dụ ngày tháng có định dạng mm/dd/yyyy, do đó 07/26/2017 là ngày 26 tháng 07 năm 2017) Ứng dụng có tên Region trong Control Panel cho phép thay đổi định dạng này
Hình 2.12: Cửa sổ thay đổi định dạng ngày và giờ và lớp Number
Để thay đổi định dạng ngày và giờ, trong danh sách Format chọn lại định dạng muốn thay đổi (ví dụ chọn Vietnamese (Vietnam)) Kết quả sẽ hiển thị ở các ô: Date and time formats Trong khung Examples hiển thị các kết quả của định dạng được thiết lập tương ứng với các mục ở trên Sau khi lựa chọn xong nhấn Apply để thay đổi Để thay đổi các định dạng tiền tệ, định dạng số ta click chuột vào nút Additional settings để thay đổi Chọn các lớp tương ứng để thay đổi:
Trang 40Number: Thay đổi định dạng số, cho phép định dạng việc hiển thị giá trị số (hình 4.18) - Decimal symbol: Thay đổi ký hiệu phân cách hàng thập phân
- No of digits after decimal: Thay đổi số các số lẻ ở phần thập phân
- Digit grouping symbol: Thay đổi ký hiệu phân nhóm hàng ngàn
- Digit grouping: Thay đổi số ký số trong một nhóm (mặc nhiên là 3)
- Negative sign symbol: Thay đổi ký hiệu chỉ số âm
- Negative number format: Thay đổi dạng thể hiện của số âm
- Display leading zeroes: Hiển thị hay không hiển thị số 0 trong các số chỉ có phần thập phân: 0.7 hay 7
- Measurement system: Chọn hệ thống đo lường như cm, inch, …
- List separator: Chọn dấu phân cách giữa các mục trong một danh sách
Currency: Thay đổi định dạng tiền tệ ($,VND, )
Time: Thay đổi định dạng thời gian, cho phép bạn định dạng thể hiện giờ trong ngày theo chế độ 12 giờ hay 24 giờ
Date: Thay đổi định dạng ngày tháng (Date), cho phép bạn chọn cách thể hiện
dữ liệu ngày theo 1 tiêu chuẩn nào đó Trong đó Short date format: cho phép chọn
quy ước nhập dữ liệu ngày tháng
Ví dụ: ngày/tháng/năm (d/m/yy) hoặc tháng/ngày/năm (m/d/yy)
3 Cài đặt phần mềm
Sau khi cài đặt hệ điều hành Windows, chỉ có một số ứng dụng cơ bản được cài đặt kèm theo như chương trình vẽ (paint), máy tính điện tử (calculator), … và một vài chương trình khác Nếu muốn sử dụng các chương trình không được cài đặt sẵn, người sử dụng có thể cài đặt (install) thêm vào hoặc có thể gỡ bỏ (uninstall) các chương trình đã cài đặt nhưng không còn sử dụng
3.1 Cài đặt chương trình
Để cài đặt chương trình vào máy tính trước tiên người dùng cần phải có tập tin cài đặt (thường có tên là setup.exe/install.exe) Ta double_click vào tập tin cần cài đặt và làm theo các hướng dẫn Thông thường ở các bước cài đặt chương trình
sẽ hỏi nơi để cài đặt (mặc định sẽ cài vào thư mục C:\Program Files\), các lựa chọn cài đặt (cài đặt toàn bộ các tính năng hay chỉ chọn một vài tính năng), nhập vào thông tin bản quyền phần mềm (thường là product key hoặc serial, email…) để chương trình kiểm tra Khi hoàn thành các bước chương trình sẽ bắt đầu quá trình cài đặt và hiển thị trạng thái cài đặt Khi kết thúc quá trình cài đặt, một thông báo sẽ hiển thị để cho người dùng biết quá trình cài đặt thành công hoặc thất bại
3.2 Gỡ bỏ chương trình đã cài đặt
- Để gỡ bỏ các chương trình không còn sử dụng ta double_click chuột vào biểu tượng Programs and Features trong cửa sổ Control Panel Một cửa sổ mới hiện
ra chứa danh sách các chương trình đã được cài đặt trong máy tính
- Để gỡ bỏ chương trình nào ta chỉ cần chọn chương trình trong danh sách đã liệt kê, nhấn chuột phải và chọn Uninstall Một hộp thoại sẽ hiện ra thông báo rằng chương trình sẽ bắt đầu gỡ bỏ, nhấn Yes để xác nhận Nếu chương trình có hiển thị