1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hân tích nội dung nguyên tắccông khai trong hoạt động ngân sách nguyên tắc công khai có ý nghĩa thế nào liên hệ thực tiễn để chỉ ra những khó khăntrong thực hiện nguyên tắc này

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nội dung nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách? Nguyên tắc công khai có ý nghĩa thế nào? Liên hệ thực tiễn để chỉ ra những khó khăn trong thực hiện nguyên tắc này?
Tác giả Nhóm 07, Lớp N04.TL1
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tài Chính
Thể loại Bài tập nhóm
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 406,76 KB

Nội dung

Đề xuất phương hướng hồn thiện...14KẾT LUẬN...15DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...16DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTNSNN Ngân sách Nhà nướcUBND Ủy ban nhân dân Trang 3 LỜI NÓI ĐẦUHiến pháp nước Cộng

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

- -BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH

Đề bài: Phân tích nội dung nguyên tắc

công khai trong hoạt động ngân sách? Nguyên tắc công khai có ý nghĩa thế nào? Liên hệ thực tiễn để chỉ ra những khó khăn

trong thực hiện nguyên tắc này?

Trang 2

Biên bản làm việc

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 0

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Phân tích nội dung nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách 1

1 Công khai ngân sách 2

1.1 Đối tượng công khai 2

1.2 Nội dung công khai: 2

1.3 Hình thức công khai: 5

1.4 Thời điểm công khai: 5

2 Công khai thủ tục NSNN 6

2.1 Đối tượng phải thực hiện công khai: 6

2.2 Nội dung công khai: 6

2.3 Hình thức công khai: 6

2.4 Thời điểm công khai 6

II Ý nghĩa của nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách 6

III Những khó khăn trong thực hiện nguyên tắc công khai 9

1 Những khó khăn trong thực hiện nguyên tắc công khai 9

2 Đề xuất phương hướng hoàn thiện 14

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận vai trò giám sát và sự tham gia của người dân vào các hoạt động của Đảng và Nhà nước, đồng thời đề cao tính minh bạch trong mọi hoạt động Trong hoạt động ngân sách, nguyên tắc công khai chính là một trong những nguyên tắc được đặt lên hàng đầu Việc công khai nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, là điều kiện để chuyên gia kinh tế, các tổ chức đại diện cho người dân và người dân có thể tiếp cận, đóng góp ý kiến, tham gia giám sát việc huy động và sử dụng ngân sách; đồng thời giúp hoạt động ngân sách được thực hiện hiệu quả, liên kết Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách còn tồn đọng nhiều khó khăn, thiếu sót, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân sách Chính vì

vậy, nhóm chúng em xin phép lựa chọn đề tài “Phân tích nội dung nguyên

tắc công khai trong hoạt động ngân sách? Nguyên tắc công khai có ý nghĩa thế nào? Liên hệ thực tiễn để chỉ ra những khó khăn trong thực hiện nguyên tắc này?” làm chủ đề nghiên cứu cho bài tập lần này.

NỘI DUNG

I Phân tích nội dung nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách.

Theo khoản 4 Điều 14, Luật Ngân sách NSNN 2015, sửa đổi bổ sung

bởi Luật Doanh nghiệp 2020 (sau đây gọi tắt là Luật NSNN): Ngân sách nhà

nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện

trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Công khai ngân sách là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai thông qua các hình thức mà pháp luật quy định như: công bố trong các kỳ họp thường niên, phát hành ấn phẩm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng của hoạt động ngân sách, được quy định tại Điều 15, Luật NSNN

Trang 4

1 Công khai ngân sách

1.1 Đối tượng công khai

Theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 163/2016/ NĐ-CP, đối tượng phải thực hiện công khai ngân sách gồm các cấp NSNN; đơn vị dự toán ngân sách;

tổ chức được NSNN hỗ trợ; chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN Các tài liệu thuộc diện bắt buộc phải công khai gồm: Số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán NSNN trình Quốc hội, HĐND; dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện NSNN; quyết toán NSNN được Quốc hội, HĐND phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản

sử dụng vốn NSNN Theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 163/2016/ NĐ-CP, đối tượng phải thực hiện công khai ngân sách gồm các cấp NSNN; đơn vị dự toán ngân sách; tổ chức được NSNN hỗ trợ; chương trình, dự án đầu tư xây dựng

cơ bản có sử dụng vốn NSNN

1.2 Nội dung công khai:

Điều 47, Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về nội dung công khai NSNN Điều 3, Điều 7, Điều 11, Điều 15, Thông tư 343/2016/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể về nội dung công khai với Biểu kèm theo Tiếp đó, Điều 48 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về nội dung công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ kinh phí, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN Nội dung chi tiết được quy định tại Điều 3, Điều 7 Thông tư 61/2017/TT-BTC (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 90/2018/TT-BTC)

*Nội dung công khai NSNN và ngân sách trung ương:

Công khai số liệu, thuyết minh dự toán NSNN trình Quốc hội, dự toán NSNN được Quốc hội quyết định; quyết toán NSNN được Quốc hội phê chuẩn; gồm: Cân đối thu, chi NSNN; Thu NSNN theo lĩnh vực và theo từng loại thuế; Chi NSNN, trong đó chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả

Trang 5

nợ lãi, chi viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách; Bội chi NSNN; tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của NSNN; Chi ngân sách trung ương theo từng lĩnh vực; tổng số

và chi tiết theo từng lĩnh vực chi ngân sách trung ương cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; chi ngân sách trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia; Thu NSNN trên địa bàn, chi ngân sách địa phương, số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán thu, chi NSNN, bao gồm cân đối thu, chi NSNN, thu NSNN theo từng lĩnh vực, chi NSNN chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên

*Nội dung công khai ngân sách các cấp ở địa phương:

Công khai số liệu, thuyết minh dự toán ngân sách địa phương trình HĐND, dự toán ngân sách địa phương được HĐND quyết định; quyết toán ngân sách được HĐND phê chuẩn; gồm: Thu NSNN trên địa bàn theo từng lĩnh vực và theo từng loại thuế; Cân đối thu, chi ngân sách địa phương; Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp; Chi ngân sách địa phương, trong đó chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên; chi trả nợ lãi và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính đối với ngân sách cấp tỉnh, dự phòng ngân sách; Chi ngân sách cấp mình theo từng lĩnh vực; tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực chi ngân sách cấp mình cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình; chi xây dựng

cơ bản từ ngân sách cấp mình cho từng dự án, công trình; chi cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia; Thu NSNN trên địa bàn từng địa phương cấp dưới, chi ngân sách cấp dưới, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp mình cho từng ngân sách cấp dưới; Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho từng cấp ngân sách cho các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách

Trang 6

Công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, dự toán chi ngân sách địa phương

* Nội dung công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách

Đối với đơn vị dự toán ngân sách cấp trên, công khai dự toán thu chi NSNN; nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc, các đơn vị được ủy quyền; các căn cứ, nguyên tắc, định mức phân bổ dự toán ngân sách; thuyết minh tình hình thực hiện dự toán NSNN (quý, 6 tháng, năm) đã được phê duyệt; số liệu thực hiện dự toán NSNN; thuyết minh quyết toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số liệu quyết toán NSNN

Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, công khai dự toán thu - chi NSNN; thuyết minh tình hình thực hiện dự toán NSNN (quý, 6 tháng, năm) đã được phê duyệt; số liệu thực hiện dự toán NSNN (quý, 6 tháng, năm) đã được phê duyệt; thuyết minh quyết toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

số liệu quyết toán NSNN

* Nội dung công khai ngân sách với các tổ chức được NSNN hỗ trợ

Đối với tổ chức cấp trên, công khai dự toán thu - chi NSNN hỗ trợ, nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc; các căn

cứ, nguyên tắc, định mức phân bổ dự toán ngân sách; thuyết minh tình hình thực hiện dự toán NSNN đã được phê duyệt; số liệu thực hiện dự toán NSNN

đã được phê duyệt; thuyết minh quyết toán NSNN hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số liệu quyết toán NSNN hỗ trợ

Đối với đơn vị sử dụng NSNN hỗ trợ, công khai dự toán thu - chi NSNN hỗ trợ; thuyết minh tình hình thực hiện dự toán NSNN đã được phê duyệt; số liệu thực hiện dự toán NSNN đã được phê duyệt; thuyết minh quyết toán NSNN hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số liệu quyết toán NSNN hỗ trợ

Nhìn chung, nội dung công khai ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ,

giúp cho người dân cũng như các doanh nghiệp có thể theo dõi giám sát toàn

bộ quy trình ngân sách, qua đó đóng góp ý kiến góp phần hoàn thiện thể chế

Trang 7

1.3 Hình thức công khai:

Căn cứ Điều 51 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, công khai NSNN được thực hiện bằng một trong các hình thức sau: Công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên

thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng

Thông tư 343/2016/TT-BTC, Thông tư 61/2017/TT-BTC (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 90/2018/TT-BTC) đã quy định hình thức công khai bắt buộc đối với từng nội dung ngân sách Trong đó, hình thức bắt buộc đa số là công bố trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính (đối với NSNN

và ngân sách trung ương); Sở Tài chính, UBND tỉnh/huyện Trường hợp không có Cổng/Trang thông tin điện tử thì thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND ít nhất 30 ngày Với đơn vị dự toán và tổ chức được NSNN hỗ trợ, nếu đơn vị có Cổng thông tin điện tử thì phải thực hiện công khai ngân sách qua Cổng thông tin của đơn vị mình

1.4 Thời điểm công khai:

Điểm b khoản 1 Điều 15 Luật NSNN đã quy định về thời điểm công khai đối với từng loại báo cáo, cụ thể như sau: Báo cáo dự toán NSNN phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, UBND gửi đại biểu HĐND; Báo cáo dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán NSNN, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành; Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hằng quý,

06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý

và 06 tháng; Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau

1 http://ckns.mof.gov.vn

Trang 8

2 Công khai thủ tục NSNN

Khoản 2 Điều 15 Luật NSNN đã quy định về công khai thủ tục NSNN

2.1 Đối tượng phải thực hiện công khai:

Căn cứ điểm a, đối tượng phải công khai thủ tục NSNN là cơ quan thu,

cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước

2.2 Nội dung công khai:

Căn cứ điểm b, nội dung công khai bao gồm các quy định về quy trình, thủ tục kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán NSNN Nội dung công khai phải đảm bảo đầy đủ theo các chỉ tiêu, biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định

2.3 Hình thức công khai:

Theo điểm c, việc công khai được thực hiện bằng các hình thức niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan

2.4 Thời điểm công khai

Căn cứ khoản 6 Điều 49 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, công khai thủ tục NSNN chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quy định

II Ý nghĩa của nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách

NSNN được xem là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của mỗi quốc gia như: Huy động nguồn tài chính để bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước; Kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế; Điều tiết giá cả, ổn định thị trường; Hạn chế lạm phát và giảm phát; Điều tiết thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội; Chính vì tầm quan trọng của NSNN, để việc quản lý NSNN có hiệu quả thì hoạt động giám sát trong lĩnh vực tài chính - NSNN càng cần phải được quan tâm nhiều hơn Và đối với hoạt động quản lý nhà nước thì việc công khai, minh bạch trong chi tiêu tài chính, ngân sách là rất quan trọng Đây là thước đo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền dân

Trang 9

chủ, tiến bộ của một quốc gia Nguyên tắc công khai trong hoạt đô ̣ng ngân sách có ý nghĩa rất lớn trong viê ̣c quản trị Nhà nước

Công khai ngân sách và quản trị Nhà nước có sự gắn bó vô cùng mâ ̣t thiết Công khai tạo nên sự minh bạch – mô ̣t trong những đă ̣c trưng của quản trị tốt Hơn nữa, sự minh bạch có mối quan hê ̣ khăng khít với pháp quyền và trách nhiê ̣m giải trình Đi đôi với viê ̣c công khai ngân sách là trách nhiê ̣m giải trình của các cơ quan nhà nước đối với những chủ thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định của mình Những câu hỏi quan trọng về vai trò của Nhà nước được nêu ra và giải đáp trong hoạt động ngân sách Tăng và giảm chi tiêu ngân sách ảnh hưởng trực tiếp hoă ̣c gián tiếp tới cuô ̣c sống của mọi người dân trong xã hội

Công khai, minh bạch chu trình ngân sách đem lại cơ hô ̣i cho người dân tham gia vào tiến trình xây dựng chính sách và phân bổ nguồn lực Khi người dân được tiếp câ ̣n thông tin, có kỹ năng và có cơ hô ̣i tham gia vào quy trình ngân sách cùng sẽ giúp cải thiê ̣n chất lượng cung cấp các dịch vụ công

và hiê ̣u quả quản trị Nhà nước Như vâ ̣y, công khai ngân sác là mô ̣t cách thức trao quyền cho người dân, nhằm tác đô ̣ng tới các chính sách, chương trình và phân bổ nguồn lực Vì thế, cần thực hiện công khai kịp thời để đảm bảo cho người dân có thể tham gia hiê ̣u quả vào viê ̣c giám sát các hoạt đô ̣ng ngân sách, đảm bảo tính dân chủ đồng thời mang lại hiê ̣u quả quản trị

Nói mô ̣t cách cụ thể, ý nghĩa của nguyên tắc công khai trong hoạt đô ̣ng ngân sách được thể hiê ̣n qua các vấn đề sau:

Thứ nhất, công khai ngân sách sẽ giúp giảm tham nhũng, tăng hiê ̣u quả

sử dụng các nguồn lực công

Nếu hoạt đô ̣ng ngân sách được công khai cho người dân mô ̣t cách đầy đủ, kịp thời thì sẽ giúp cho viê ̣c giám sát quá trình lâ ̣p ngân sách, chi tiêu tốt hơn Nhà nước và chính quyền địa phương ít có khả năng thao túng ngân sách, hạn chế viê ̣c nhân viên có hành vi tham nhũng NSNN thể hiê ̣n các ưu tiên của Nhà nước thành các chính sách và chương trình Tuy nhiên, ngay cả khi ngân

Trang 10

sách đã được phân bổ cho các chương trình cụ thể, bao gồm dành cho các nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương thì viê ̣c quản lý yếu kém, sai mục đích, tham nhũng có thể dẫn tới các khoản ngân sách này không tới được các nhóm thụ hưởng như kỳ vọng của Nhà nước

Thứ hai, công khai trong hoạt đô ̣ng ngân sách làm tăng niềm tin của

người dân về Nhà nước

Ở nhiều, nhâ ̣n thức và thái đô ̣ của người dân về Nhà nước thường mang tính tiêu cực Nhà nước bị gắn với tham nhũng, chất lượng dịch vụ công kém,

hê ̣ thống hạ tầng không đảm bảo, sử dụng lãng phí các nguồn lực công Những con số thống kê về các vụ tham nhũng, những trường hợp cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư xây dựng có chất lượng không tương xứng với giá tiền là mô ̣t trong những lí do khiến người dân e ngại khi đă ̣t lòng tin vào Nhà nước Những hoài nghi của người dân về tính hiê ̣u quả của hoạt đô ̣ng ngân sách vẫn luôn tồn tại Vì vâ ̣y, nếu ngân sách được công khai rõ ràng, chính xác, người dân sẽ nhìn thấy sự minh bạch trong từng hoạt đô ̣ng, củng cố lòng tin của người dân với Nhà nước, giúp viê ̣c thực thi chính sách được tốt hơn

Thứ ba, công khai trong hoạt đô ̣ng ngân sách còn là công cụ giúp tăng

nguồn thu của NSNN

Khi Nhà nước công khai, minh bạch viê ̣c phân bổ và sử dụng NSNN sẽ giúp người dân giám sát được tiền thuế của họ được sử dụng như thế nào Bên cạnh đó, người dân cũng sẽ biết được những đồng thuế mà mình đóng mang ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của xã hô ̣i Họ sẽ nhâ ̣n ra rằng bản thân đã giúp ích được cho rất nhiều mảnh đời kém may mắn, và cũng giúp ích được rất nhiều cho công cuô ̣c xây dựng mô ̣t đất nước ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn Từ đó, có thể khuyến khích người dân nô ̣p thuế đầy đủ vì họ đã biết được tiền thuế của mình được chi tiêu mô ̣t cách hợp lý, hiê ̣u quả

Thứ tư , công khai trong hoạt đô ̣ng ngân sách giúp tăng cường trách

nhiệm của các cấp sử dụng ngân sách

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w