1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài ảnh hưởng của nho giáo, phật giáo và đạo giáo đối với đời sống tinh thần của người việt nam

39 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Ảnh Hưởng Của Nho Giáo, Phật Giáo Và Đạo Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Của Người Việt Nam
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 433,58 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (2)
    • 1. Lý do chọn đề tài (2)
    • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (3)
    • 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu (3)
    • 4. Kết cấu của đề tài (3)
  • PHẦN II. NỘI DUNG (4)
  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO, NHO GIÁO, ĐẠO GIÁO (4)
    • 1.1. Quá trình hình thành và những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo (4)
      • 1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo (4)
      • 1.1.2. Những tư tưởng triết học chủ yếu của Phật giáo (5)
    • 1.2. Vài nét về tiến trình phát triển và một số quan điểm cơ bản của Nho giáo (8)
      • 1.2.1. Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo (8)
      • 1.1.2. Một số quan điểm cơ bản của Nho giáo (10)
      • 1.3.1. Khởi nguồn và sự phát triển của Đạo giáo (15)
      • 1.3.2. Tư tưởng triết học của Đạo giáo (15)
  • CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO, NHO GIÁO VÀ ĐẠO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT (17)
    • 2.1. Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội và con người Việt Nam (17)
      • 2.1.1. Phật giáo với xã hội và con người Việt Nam xưa kia (17)
      • 2.1.2. Phật giáo với xã hội và con người Việt Nam ngày nay (21)
      • 2.1.3. Ảnh hưởng của Phật giáo tới thế hệ trẻ (22)
    • 2.2. Ảnh hưởng của nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam (0)
    • 2.3. Ảnh hưởng của Đạo giáo trong sinh hoạt tinh thần của người Việt (0)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN (32)

Nội dung

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận của mình nhằm tìm hiể

NỘI DUNG

1.1 Quá trình hình thành và những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo

1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI trước Công nguyên ở Ấn độ, đến nay đã trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia, dân tộc Theo kinh Phật cùng sử liệu thì Đức Thích Ca Mâu Ni (Shakya thub-pa) vốn xuất thân là một thái tử thuộc hoàng tộc của tiểu quốc Shakya ở vùng Kapilavastu Tuy nhiên, lúc hai mươi chín tuổi, Đức Phật từ bỏ cuộc sống gia đình và di sản hoàng tộc của mình, trở thành một người tầm đạo lang thang hành khất Qua những chuyến du hành của mình, Đức Phật đã nhận định rõ ràng nỗi khổ thật sự mà mọi người phải trải qua và phương cách khả dĩ để thoát khổ Và sau 6 năm tu đạo, Ngài đạt được giác ngộ chính pháp vào năm 35 tuổi và dành tiếp 45 năm còn lại cho việc truyền bá, giảng dạy giáo lý Phật pháp trên khắp những khu vực ở Đông và Nam tiểu lục địa Ấn Độ Tất-đạt-đa đề xướng con đường Trung đạo - tức vừa từ bỏ đời sống xa hoa nhưng cũng không đi theo lối tu hành ép xác khổ hạnh vốn rất thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó Giáo pháp của Ngài đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của giáo lý đạo Phật ngày nay

Sự phát triển của đạo Phật có thể được chia làm bốn giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: (Giữa thế kỷ thứ 6 đến giữa thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên) Giai đoạn nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá

+ Giai đoạn 2: (Kể từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên) Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra nhiều trường phái qua các lần kết tập về giáo pháp

+ Giai đoạn 3: (Kể từ thế kỷ thứ 1) Xuất hiện giáo phái Đại thừa với hai tông phái quan trọng là Trung quán tông và Duy thức tông

+ Giai đoạn 4: (Kể từ thế kỷ thứ 7) Xuất hiện Phật giáo Mật tông (Phật giáo Tây Tạng, Kim cương thừa)

Sau thế kỷ thứ 13, do ở Ấn Độ, đạo Hồi đã thâm nhập mạnh; những người cực đoan đã tiêu hủy nhiều kiến trúc cũng như các tổ chức Phật giáo nên tôn giáo này được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh đạo Phật Từ thế kỷ thứ 3, đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nước đó Ngày nay, phái Tiểu thừa với quan điểm của Thượng tọa bộ được truyền bá rộng rãi tại Tích Lan (Sri Lanka), Thái Lan, Miến Điện (Myanma), Campuchia Đại thừa được truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản,

TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO, NHO GIÁO, ĐẠO GIÁO

Quá trình hình thành và những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo

1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI trước Công nguyên ở Ấn độ, đến nay đã trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia, dân tộc Theo kinh Phật cùng sử liệu thì Đức Thích Ca Mâu Ni (Shakya thub-pa) vốn xuất thân là một thái tử thuộc hoàng tộc của tiểu quốc Shakya ở vùng Kapilavastu Tuy nhiên, lúc hai mươi chín tuổi, Đức Phật từ bỏ cuộc sống gia đình và di sản hoàng tộc của mình, trở thành một người tầm đạo lang thang hành khất Qua những chuyến du hành của mình, Đức Phật đã nhận định rõ ràng nỗi khổ thật sự mà mọi người phải trải qua và phương cách khả dĩ để thoát khổ Và sau 6 năm tu đạo, Ngài đạt được giác ngộ chính pháp vào năm 35 tuổi và dành tiếp 45 năm còn lại cho việc truyền bá, giảng dạy giáo lý Phật pháp trên khắp những khu vực ở Đông và Nam tiểu lục địa Ấn Độ Tất-đạt-đa đề xướng con đường Trung đạo - tức vừa từ bỏ đời sống xa hoa nhưng cũng không đi theo lối tu hành ép xác khổ hạnh vốn rất thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó Giáo pháp của Ngài đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của giáo lý đạo Phật ngày nay

Sự phát triển của đạo Phật có thể được chia làm bốn giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: (Giữa thế kỷ thứ 6 đến giữa thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên) Giai đoạn nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá

+ Giai đoạn 2: (Kể từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên) Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra nhiều trường phái qua các lần kết tập về giáo pháp

+ Giai đoạn 3: (Kể từ thế kỷ thứ 1) Xuất hiện giáo phái Đại thừa với hai tông phái quan trọng là Trung quán tông và Duy thức tông

+ Giai đoạn 4: (Kể từ thế kỷ thứ 7) Xuất hiện Phật giáo Mật tông (Phật giáo Tây Tạng, Kim cương thừa)

Sau thế kỷ thứ 13, do ở Ấn Độ, đạo Hồi đã thâm nhập mạnh; những người cực đoan đã tiêu hủy nhiều kiến trúc cũng như các tổ chức Phật giáo nên tôn giáo này được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh đạo Phật Từ thế kỷ thứ 3, đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nước đó Ngày nay, phái Tiểu thừa với quan điểm của Thượng tọa bộ được truyền bá rộng rãi tại Tích Lan (Sri Lanka), Thái Lan, Miến Điện (Myanma), Campuchia Đại thừa được truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc và Việt Nam Giáo pháp Kim cương thừa – cũng được xếp vào Đại thừa – phát triển mạnh tại Tây Tạng, Mông Cổ

1.1.2 Những tư tưởng triết học chủ yếu của Phật giáo

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỉ VI TCN, Đức Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật:

+ Người nhận thấy cuộc sống giàu sang về vật chất, thoả mãn dục vọng và cả cuộc sống tu hành khổ hạnh ép xác đều là con đường sai lầm

+ Sau khi tự suy nghĩ tìm con đường giác ngộ, Người quyết định từ bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh để đi vào tư duy trí tuệ

+ Sau 49 ngày ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề, Ngài đã giác ngộ được chân lí, lí giải được nguồn gốc của nỗi khổ con người cũng như phương pháp diệt khổ, giải thoát

Sinh thời, đức Phật không viết sách mà chỉ thuyết giảng bằng lời nói Sau khi nhập Niết bàn, các đệ tử đã tập hợp, phát triển tư tưởng của Ngài thành một học thuyết tôn giáo hoàn chỉnh (kinh, phật, luận) Về sau, Phật giáo được chia thành Tiểu thừa và Đại thừa với nhiều tông phái khác nhau

Trong thế giới quan, Phật giáo tập trung giải quyết những vấn đề về các yếu tố tạo nên thế giới, các cõi trên thế giới và vị trí của con người trong thế giới:

Thứ nhất, quan niệm về các yếu tố tạo nên thế giới và các cõi trên thế giới:

+ Về các yếu tố tạo nên thế giới:

Mọi sự vật, hiện tượng đều có bản chất, quy luật vận hành, phát triển của nó, theo đúng tinh thần của Phật giáo là không thêm, không bớt Đây là quan điểm xuất phát vô cùng quan trọng để nhận thức thế giới theo thế giới quan Phật giáo

Nói đến thế giới là nói đến sự tổng hợp của tất cả hiện tượng sinh diệt biến dị qua không gian và thời gian Theo Phật giáo, các hiện tượng sinh diệt biến dị này chịu sự chi phối của nhân duyên Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) là hai pháp của thân và tâm Nguồn gốc nhân duyên sinh diệt của vũ trụ vạn hữu bắt nguồn từ “thức” và “sắc” Chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức tương quan duyên với nhau trong phạm vi đối đãi để hình thành thế giới nên “thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức”, đức Phật muốn nói về vũ trụ vạn hữu đều do ngũ uẩn và nhân duyên hoà hợp tạo thành

Các yếu tố vật chất tạo nên thế giới là đất, nước, lửa, gió (tứ đại); chỉ cho bốn tính chất cứng, ướt, nóng, động Sắc uẩn do bốn tính chất này tạo nên với sự vật muôn hình vạn trạng

Thụ uẩn là sự nhận lấy, nghĩa là đem tâm thụ nhận mọi hiện tượng xảy ra xung quanh mình

Tưởng uẩn là sự nắm bắt tướng trạng, nghĩa là khi nhận thức về cảnh giới, chúng ta đem tâm nhận lấy mọi thứ để tạo thành khái niệm

Hành uẩn là sự tạo tác, nghĩa là đối cảnh sinh tâm hoặc suy xét và quyết đoán khi tiếp xúc với thế giới hiện tượng

Thức uẩn là sự phân biệt của năm giác quan, nghĩa là khi mắt nhìn thấy sắc lại phân biệt trắng, đen, hồng, tím; tai nghe thấy tiếng lại phân biệt tốt xấu;…

➔ Theo quan điểm của Phật giáo, năm uẩn trên đã tạo thành thế giới Ngũ uẩn cũng được gọi là “danh sắc”, nguồn gốc để tạo nên vũ trụ Thức uẩn chính là thể thức nhận biết mang tính chủ quan, các uẩn còn lại chính là sự vật được nhận biết mang tính khách quan

Thế giới trong thế giới quan Phật giáo là mọi sự vật, hiện tượng, các pháp đều do nhân duyên sinh Nhân duyên ở đây chỉ mối liên hệ điều kiện (có cái này thì có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt) Các sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, không có sự vật gì tồn tại một cách tuyệt đối

Thế giới quan Phật giáo cho rằng thế giới này sinh ra do mối quan hệ nhân quả nối tiếp nhau mà thành Những sự vật hiện tượng ở hiện tại đều do cái nhân từ trước, tạo thành mối quan hệ nối tiếp không ngừng nghỉ, thế giới là vô thuỷ (không có khởi thuỷ)

Theo quan điểm của Phật giáo, thế giới này về đại thể có hai yếu tố cơ bản là danh và sắc (yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất, theo triết học là vật chất và ý thức) Theo thuyết

Vài nét về tiến trình phát triển và một số quan điểm cơ bản của Nho giáo

1.2.1 Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo

Hệ tư tưởng của Nho giáo trải qua hơn 2000 năm phát triển và biến đổi Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Nho giáo được Khổng Tử, tên thật là Khâu, hay còn gọi là Trọng Ni, người nước Lỗ (551 - 479 trước Công nguyên, thời Xuân Thu - Chiến quốc) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo

Khổng Tử là người mở đường vĩ đại của lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại Ông là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung quốc cổ đại Ông đã hệ thống những tri thức tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức chính trị riêng, gọi là Nho giáo Học thuyết của ông được hai nhà tư tưởng là Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển Mạnh Tử theo hướng duy tâm, Tuân Tử theo hướng duy vật Trong lịch sử sau này dòng Khổng Mạnh có ảnh hưởng lâu dài nhất Từ nhà Hán trở đi, Nho giáo được nhiều nhà tư tưởng phát triển và sử dụng theo môi trường xã hội của nó

Khi lịch sử phức tạp của Trung Quốc tiến vào thời kỳ phát đạt - thời kỳ nhà Tống, vị hoàng đế khai quốc là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lập tức chủ trì nghi lễ long trọng tế tự Khổng Tử để biểu dương lòng thiếu đễ, vua còn thân chủ trì khoa thi tiến sĩ mà nội dung hoàn toàn theo Nho học Đối với Nho học mới bột hưng ở thời Tống, chúng ta thường gọi đó là Lý học

Nội dung và kết cấu của Lý học hết sức rộng lớn, bắt đầu từ Hàn Dũ đời nhà Đường, trải qua nỗ lực của Tôn Phục, Thạch Giới, Hồ Viên, Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Thương Tái, Trình Di, Trình Hạo đời Bắc Tống cho đến Chu Hi đời Nam Tống là người tập đại thành hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng Lý học Lý học trình Chu nhấn mạnh Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín như lễ trời (thiên lý) dùng học thuyết Khổng Mạnh làm nguồn gốc, hấp thu thêm các học thuyết tư tưởng của Phật giáo, Đại giáo cung cấp sự nhu yếu cho xã hội quân chủ chuyên chế Chu Hi tập chú giải thích các kinh điển Nho gia như Luận ngữ, Mạnh Tử trở thành những sách giáo khoa bắt buộc của sĩ tử trong xã hội phong kiến và là tiêu chuẩn pháp định trong khoa cử của chính phủ

Ngoài Lý học của Trình Chu có địa vị chi phối, phái Công học của Trần Lượng, Diệp Thích, phái Tâm học của Vương Dương Minh cũng đều tôn sùng Khổng Tử, hấp thu một phần tư tưởng cơ bản của ông Những học thuyết này đều được lưu truyền rộng rãi và tạo ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội văn hoá Trung Quốc

Vì Nho học được các sĩ đại phu tôn sùng, được các vương triều đua nhau đề xướng nên Nho học thuận lợi thẩm thấu trong mọi lĩnh vực trong mọi giai tầng xã hội, từ rất sớm nó đã vượt qua biên giới dân tộc Hán, trở thành tâm lý của cộng đồng dân tộc Trung Quốc, là cơ sở văn hoá của tín ngưỡng và tập tính

Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền) Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân" Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh Nhìn chung hệ tư tưởng Nho giáo khi hình thành và phát triển đã là hình thái ý thức của giai cấp thống trị trong xã hội phong k iến ở Trung Quốc Đối với nó thì ngũ luân, ngũ thường, hay tam cương ngũ thường là những cái tuyệt đối Đối với nó xã hội phong kiến không phải chỉ là một giai đoạn trong lịch sử loài người, luân lý phong kiến không chỉ là một hình thái ý thức của giai đoạn ấy, như họ nói: “Quân thần chi nghĩa vô sở đào ư thiên địa chi gian”

Hay là: “Thiên bất biến, đạo diệc bất biến” (Đổng Trọng Thư) Đạo ở đây tức là tam cương, ngũ thường

1.1.2 Một số quan điểm cơ bản của Nho giáo:

Tựu trung lại tư tưởng trung tâm của Nho giáo là những giá trị tinh thần về chính trị, đạo đức của con người và xã hội

- Quan điểm về bản chất con người:

Nho giáo đặt vấn đề đi tìm một bản tính có sẵn và bất biến của con người Đức Khổng

Tử và Mạnh Tử đều quan niệm bản tính con người ta sinh ra vốn thiện Bản tính "Thiện" ở đây là tập hợp các giá trị chính trị, đạo đức của con người Xuất phát từ quan niệm cho rằng bản tính của con người là thiện, Khổng Tử đã xây dựng phạm trù "Nhân" với tư cách là phạm trù trung tâm trong triết học của ông Theo ông, một triều đại muốn thái bình thịnh trị thì người cầm quyền phải có đức Nhân, một xã hội muốn hoà mục thì phải có nhiều người theo về điều Nhân Chữ Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội Nếu Khổng Tử cho rằng chữ Nhân là cái gốc đạo đức của con người, thì theo ông, để trở thành một con người hoàn thiện, một điều kiện tất yếu khác là phải "hiểu biết mệnh trời" để sống "thuận mệnh" Ông viết: "Không biết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử", nhưng ông kêu gọi mọi người trước hết phải tìm sức mạnh vươn lên ở trong chính bản thân mỗi người, đừng trông chờ vào trời đất quỷ thần: "Đạo người chưa biết thì làm sao biết được đạo quỷ thần" Con người phải chú trọng vào sự nỗ lực học tập, làm việc tận tâm, tận lực, còn việc thành bại như thế nào, lúc đó mới tại ý trời

Trong triết học Nho giáo, nếu Khổng Tử và Mạnh Tử cho rằng con người vốn có bản tính thiện thì Tuân Tử đưa ra lý luận bản tính con người là ác: "Tính người là ác, thiện là do người làm ra"; nhưng trong quan điểm sai lầm đó cũng có nhân tố hợp lý như: hành vi đạo đức của con người là do thói quen mà thành, phẩm chất con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và kết quả của sự học tập, giáo dục lâu ngày mà nên, từ đó ông cho rằng có thể giáo dục, cải hoá con người từ ác thành thiện được Nếu ra sức tu dưỡng đạo đức thì bất cứ người nào cũng đều có thể đạt được địa vị "người quân tử" Tuân Tử đề cao khả năng và vai trò của con người Ông khẳng định trời không thể quyết định được vận mệnh của con người Ông cho rằng con người không thể chờ đợi tự nhiên ban phát một cách bị động mà phải vận dụng tài trí, khả năng của mình, dựa vào quy luật của tự nhiên mà sáng tạo ra những của cải, sản vật để phục vụ cho đời sống con người

Như vậy, Nho giáo thể hiện là một học thuyết có tính nhân văn rất cao, nhìn thấy nét đẹp của con người và rất tin tưởng vào con người, tin tưởng vào khả năng giáo dục con người

Tuy nhiên quan niệm về Nhân của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ ràng, ông cho rằng chỉ có người quân tử, tức kẻ cai trị mới có được đức nhân, còn người tiểu nhân, tức nhân dân lao động, không thể có được đức nhân Đạo nhân chỉ là đạo của người quân tử, tức giai cấp thống trị Đây chính là điểm hạn chế bởi lập trường giai cấp trong quan điểm của Khổng Tử khi ông cho rằng Tiểu nhân và Quân tử là hai loại người đối lập nhau không phải chủ yếu về địa vị xã hội mà chủ yếu là về phẩm chất đạo đức

- Quan điểm về xã hội học:

Nho giáo đứng trên quan điểm duy tâm để giải quyết những vấn đề xã hội bởi vì khi giải quyết những vấn đề xã hội Nho giáo là hình thái ý thức của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến ở Trung Quốc Đối với nó thì “ngũ luân, ngũ thường, hay tam cương ngũ thường” là những cái tuyệt đối, bao gồm:

Quan hệ thứ nhất thuộc quan hệ quốc gia, còn hai quan hệ sau thuộc quan hệ gia đình Điều này nói lên rằng trong quan niệm về xã hội, Nho giáo đặc biệt quan tâm tới những quan hệ nền tảng của xã hội là quan hệ gia đình Quan hệ gia đình ở đây mang tính chất tông tộc, dòng họ Xã hội trị hay loạn trước hết thể hiện ở chỗ có giữ vững được ba quan hệ ấy hay không:

“Xã hội là tam cương - tam cương là quốc gia

Mỗi cương thay đổi xã hội loạn”

Vì vậy , muốn cải loạn thành trị, muốn thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh lại ba quan hệ đó Để chấn chỉnh lại ba quan hệ đó, Nho gia nguyên thủy lấy giáo dục đạo đức làm cứu cánh

- Quan điểm về giáo dục:

Trước hết, Nho giáo có nêu quan điểm về một xã hội lý tưởng Lý tưởng cao nhất của đức Khổng Tử cũng như các tác giả sau này của Nho giáo là xây dựng một xã hội "Đại đồng" Khái niệm xã hội đại đồng của Nho giáo không phải là một xã hội đặt trên nền tảng của một nền sản xuất phát triển cao mà là một xã hội "an hoà", trong đó sự an hoà được đặt trên nền tảng của sự công bằng xã hội Để thực hiện xã hội lý tưởng, xã hội đại đồng, xã hội an hoà trên, Nho giáo không đặt vấn đề về một cuộc cách mạng, không cầu cứu ở bạo lực, mà tìm cứu cánh ở một nền giáo dục Đức Khổng Tử là người đầu tiên lập ra trường tư, mở giáo dục ra toàn dân Có giáo dục và tự giáo dục thì mỗi người mới biết phận vị của mình mà nhìn nhận hành động trong cuộc sống cho đúng

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO, NHO GIÁO VÀ ĐẠO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT

Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội và con người Việt Nam

2.1.1 Phật giáo với xã hội và con người Việt Nam xưa kia Đạo phật truyền vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã trở thành một trong những hệ tư tưởng Tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn tại cho đến mãi ngày nay, đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tinh thần của người Việt Nam

Vào lúc này, mặc dù đang phải chống lại các thế lực thực dân phương bắc, nhân dân Việt Nam vẫn đủ thông minh, tỉnh táo để tiếp nhận Đạo Phật đến với dân tộc ta bằng tinh thần hoà bình, hữu nghị

Sự tiếp nhận đạo phật trong hoàn cảnh như vậy, không thể bỏ qua vấn đề nội dung của đạo phật Điều đó có nghĩa là bản thân đạo phật phải có những nội dung nào đó mà nhân dân Việt Nam có thể chấp nhận được.ở đây chính là nội dung của hai nền tín ngưỡng có nét giống nhau, có lẽ do những nét giống nhau mà có sự hợp nhất tạo nên các chùa pháp vân, pháp vũ, pháp nôi, pháp điện Tức là tín ngưỡng phật và tín ngưỡng thần của Việt Nam khi đó có sự hợp nhất Hình ảnh phật đã trở thành hình ảnh bụt

Một điều thể hiện đặc biệt phổ quát mà nhiều người đã nhắc đến là phật giáo vốn dễ hoà hợp với tín ngưỡng dân gian ở những nơi nó được truyền bá đến ở bắc Việt Nam đặc điểm đó càng nổi bật Nếu đặc điểm tôn giáo Việt Nam là sự thờ cúng tổ tiên (linh hồn người thân đã khuất ) thì phật hay quan âm cũng được coi là một thứ tổ tiên (trong tâm thức dân gian việt cổ, phật hay quan âm không phải là người “ngoại quốc ‘người khác tộc) Nếu đặc điểm của tôn giáo Việt Nam là sự thờ thần (thế lực siêu nhiên) mà con người cũng cầu để nhờ sự “phù hộ độ trì” thì phật hay quan âm cũng trở thành một loại thần, phật điện cũng trở thành một thứ thần điện, tính tâm linh ấn độ nhường bước cho tính tính Việt Nam (hơn đâu hết, tôn giáo Việt Nam nặng về tính tình cảm hơn là giáo lý, giỏi luật, đoàn thể, tôn giáo)

Bụt người Việt Nam không phải thuần tuý là việc phiên âm thuật ngữ Bonddha Hình ảnh bụt của người Việt Nam là sự sáng tạo từ hai nguyên liệu tín ngưỡng phật và tín ngưỡng thần linh đương thời của người Việt Nam Bụt có những nét giống và khác phật.Bụt giốg phật ở lòng từ bi, bác ái, vị tha đối với những người bị áp bức bóc lột.Nhưng bụt khác phật ở chỗ bất kỳ người nghèo nào gặp tai nạn, gặp áp bức bất công mà cần tới bụt, bụt lập tức xuất hiện ngay để cứu vớt các vị thần trong nhà nhưng lại có cái oai lực, uy quyền hơn cả trời Đối với những người bị áp bức trời ở quá xa, kêu trời khó thấu, còn các thần linh gần nhưng lại yếu đuối, bất lực trước những việc quá sức của mình quả là gần gũi ,công bằng vì phật không hề chia cấp bậc Có lẽ ngày xưa chưa có một người dân bình thường nào nghĩ đến khái niệm bình đẳng Nhưng đối với phật họ cũng có thể có mặc cảm sâu sa rằng phật có cái nhìn ngang bằng với tất cả chúng sinh Với phật, không ai tiểu nhân, không ai quân tử Cũng không có quân, không có dân, chia cắt nhau bằng các hàng rào cấp bậc giai cấp Với phật, còn cả một niềm từ bi bác ái, không có hằn học, oán ghét, phục thù Đó cũng là điều phù hợp với bản chất dân tộc Việt Nam Tiếp đó phật kêu gọi sự tự giác, giac tha không những để giải quyết nỗi khổ của mình mà còn phải cứu nhân độ thế Chăc chắn trong tư duy của người dân bình thường, chưa ai băn khoăn tìm hiểu thế nào là bản ngã là chân theo nghĩa sâu xa của phật học Người ta chỉ thấy ở đây một chủ nghĩa nhân đạo lớn lao và có phần tích cực Có thực hiện được hay không là vấn đề khác mà chúng ta cần xem xét, để phê phán giá trị của học thuyết này Nhưng ở đây thì rõ ràng đó là những điểm chính yếu làm cho phật giáo gắn bó được với quần chúng

Tâm lý dân gian Việt Nam ta thiên về sự cân bằng, sự bù đắp Nỗi khổ hôm nay phải được đền bù bằng sự sung sướng ngày mai Cô tấm trong cổ tích trải qua bao gian nan cuối cùng vẫn được hưởng hạnh phúc Phật giáo cũng hứa hẹn với con người sự đền bù không do quyền phép nào, chỗ dựa nào của nho giáo, cũng không do cán cân phúc tội của đạo gia, mà do chính nỗ lực của bản thân mình Người dân bình thường ở xứ ta ở phần bản chất cũng có quan niệm nhận thức như vậy, mà chăc chắn không phải vì do họ quán triệt thuyết bát chánh đạo của nhà thiền Mặc dù bát chánh đạo không có gì là thần bí, nhưng dễ đã có mấy ông sư nhớ đủ tám đường mà phật tổ đã đề ra Vấn đề là ở cái tinh thần quàn xuyến rút từ bát chánh đạo.Tinh thần ấy là sự cố gắng tu dưỡng, vun thêm cho bản thân mình Và họ cũng mong mỏi một sự đền bù này, khi thấy phật tổ vạch ra cho họ và khẳng định điều tất nhiên sẽ đến Tuy nhiên, không phải phật giáo đi được vào quần chúng,có một sự gắn bó sâu sa nhất định, mà không một sự thẩm định, chọn lựa nào có lựa chọn để chối bỏ hoặc đồng hoá nữa Đối với phật giáo sự lựa chọn này bao hàm cả ý nghĩa phê phán Ngày nay, chúng ta có thể chỉ ra được nhiều khuyết điểm của nho, phật, lão ở góc độ chính trị hay tư tưởng triết học Dân gian xưa không có điều kiện hay trình độ để làm việc ấy, song khi họ chấp nhận, chối bỏ hoặc biến hóa những giáo lý để thích nghi với trình độ tư duy, với các sinh hoạt của họ tức là họ đã lộ cái ý đồng hay không đồng Có thể nói rằng văn hoá Việt Nam hoá phật hơn là hoá phật hoá Phật giáo đến Việt Nam dù là phật giáo nguyên thuỷ hay đa dạng sau này bởi tiểu thừa hay đạo thừa thì vẫn nhất phải nhập với tín ngưỡng bản địa Để biến man nương thành phật mẫu, ỷ lan thành quan âm mà không cần phải tạo ra xung quanh nhân vật ấy những gì huyền bí thần kỳ cho lắm

Phật giáo còn là một sự kiện văn hoá, phật giáo từ ấn độ được truyền vào Việt Nam vốn không phải một sự kiện đơn độc mà kéo theo nó là cái ảnh hưởng của tổng thể văn hoá ấn độ đối với Việt Nam cổ Mặc dù chúng ta còn ít nghiên cứu và hiểu biết về văn hoá việt- ấn nhưng chắc chắn ảnh hưởng của văn hoá ấn độ lên Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, y dược, âm nhạc vũ đạo ngôn ngữ Điều quan trọng là văn hoá Việt Nam cổ tiếp thu một liều lượng quan trọng văn hoá ấn độ qua ngả đường phật giáo, vào suốt thời bắc thuộc và chống bắc thuộc, khi ảnh hưởng văn minh trung hoa tràn lan đất nước Việt Nam và mang khuynh hướng đồng hoà rõ rệt

Về khách quan, ảnh hưởng của văn hoá ấn độ là một đối trọng của văn hoá trung hoa trên đất việt Nó có tác dụng trung hoà ảnh hưởng quá mạnh mẽ của văn hoá trung hoa; Nó góp sức cùng nền văn hoá Việt Nam cổ ngăn chặn sự đồng hoá của văn minh trung hoa, nó hội nhập và làm giàu làm nên cái khác của văn hoá việt với văn hoá trung hoa

Ví dụ: Như ở thăng long thời lý: Hoàng thành Long Phượng mở bốn cửa nếu cửa phía bắc thờ thành trần vũ – trần võ là một vị thần linh trung hoa được nhập nội vào đất việt, thì của tây long thành được mang tên “quảng phúc môn “ mở ra phía tây để mong phúc lớn rộng “phúc đẳng hà sa của Đức Phật ở Tây Thiên

Cũng vậy, Đạo Phật từ ấn Độ được truyền bá vào đất Việt ở buổi đầu thời kỳ Bắc thuộc về khách quan mà nói là một đối tượng của Nho giáo Đạo nho cũng bắt đầu phát huy ảnh hưởng ở đất Việt từ buổi đầu công nguyên với việc mở trường nhằm “ giáo lễ nghĩa Trung Hoa” cho người Việt Ta không thể phủ nhận các mặt tích cực của Nho giáo, góp phần làm tăng tri thức người dân, nhấn mạnh vào Nhân, Nghĩa, ái Nhưng dù sao đi nữa Nho giáo vẫn là một công cụ của tầng lớp thống trị Trung Hoa nhằm nô dịch người nông dân Trung Quốc và các dân tộc vùng ngoại vi để chế Trung Hoa lấn áp Sao chăng nữa, dù có đề cao Nhân, Trí, Dũng là những giá trị con người muôn thủa thì Nho giáo vẫn đặt cược cơ bản vào Lễ, mà Lễ là gì nếu không phải thực chất là trật tự “ Tiên học lễ hậu học văn”, nghĩa là trước hết và trên hết phải học tập để tôn trọng và duy trì trật tự đẳng cấp, trật tự trên dưới: Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ (tam cương) Nếu hoàn toàn chấp nhận Nho giáo trong thời Bắc thuộc thì nói chung chẳng còn gì là chống Bắc thuộc cả Hãy cúi mình trước thiện mệnh trìu tượng và thiên tử Trung hoa cụ thể:

Song người Việt cổ, tổ tiên chúng ta vốn có một nội lực tự sinh quật cường, bất khuất, thích lối sống riêng tự do thuần phác từ thời Bắc thuộc, một lối sống không quá ngăn cách giữa vua và dân, một lối sống khá bình đẳng giữa cha và con, bình đẳng giữa vợ và chồng Bởi vậy người Việt cổ khó lòng chấp nhận nổi trật tự “ Cương thường “ của Nho gia Nhưng người Việt bình dân cũng khó lòng “ cãi lý” nổi với những nho sĩ, Nho gia

“Bụng đầy chữ nghĩa” Họ chỉ còn biết dựa vào các sư sãi vừa có chữa nghĩa vừa bảo vệ họ, Sao chăng nữa, đạo Phật đã chủ trương bình đẳng, Phật là đức Phật đã thành, chúng sinh là Đức Phật sẽ thành, chúng sinh đều có Phật tính, đều bình đẳng trước Phật Nếu như Nho giáo Việt Nam dựng ra cái Đình ở làng quê với một “ tiểu triều đình” trọng nam khinh nữ thì dân quê Việt Nam dựng và bảo vệ chùa, chùa làng của dân gian và trước hết là giới đàn bà được loại khỏi sinh hoạt ở Đình có thể sinh hoạt thậm chí trở thành lực lượng quan trọng trong sinh hoạt chùa làng

Mặt khác, điều kiện xã hội con người xưa kia cũng mở rộng cho Phật giáo dễ dàng du nhập so với Trung Quốc Phật giáo khi du nhập Trung Quốc đã bị phản ứng mãnh liệt của tâm lý dân tộc, truyền thống văn hoá, đặc biệt là ý thức hệ Nho giáo Trong khi đó Phật giáo vào Việt Nam tương đối thuận lợi, phát triển nhanh chóng, hầu như không bị phản ứng sâu sắc trừ một số ít Nho sỹ thời Trần, Hồ Xã hội Việt Nam khi tiếp nhận Phật giáo từ ấn Độ hay Trung Quốc sang chưa có sự phân chia gay gắt và đối kháng kịch liệt, mối quan hệ của Tông tộc gia đình chưa chịu ảnh hưởng của lý thuyết Tam cương nặng nề Điều này khiến Phật giáo khi thâm nhập không bị phản đối Song lý do chính có lẽ là do Phật gia khi vào đây chưa gây một đảo lộn, một biến cách, không phủ nhận những giá trị tinh thần, phong tục tập quán của từng người, từng gia đình, của xã hội Vì vậy người Việt bình dân đã khá dễ dàng hấp thụ cái triết lý nhân sinh quan của Đạo Phật, không biết có quá không nhưng một nhà Phật học của Việt Nam đã nói có phần đúng rằng ở thời Bắc thuộc Đạo Phật đã thấm vào lòng người dân Việt như nước thấm vào lòng đất

Dòng Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài trong xã hội Việt Nam là Thiền Tông Thiền Tông có một số đặc điểm mà dân gian dễ chấp nhận

+ Phật giáo Thiền Tông ít bàn về lý luận mà chuyển sang tông phong phong cách tu hành Thiền Tông chủ trương “ Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành phật, tức tâm thị Phật” Như vậy chủ chương của Thiền tông là lôi kéo thế giới Tây Phương cực lạc về trần thế, đặt nó trong lòng con người, tâm thị Phật + Thiền tông chủ trương lao động theo thanh qui của Bách Trượng ( 720- 814) : “ Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” ( một ngày không làm, một ngày không ăn) và lấy việc phục vụ xã hội làm điều kiện tu hành Điều này khiến cho các tăng nhân không phải là một tầng lớn ăn bám xã hội

Ảnh hưởng của Đạo giáo trong sinh hoạt tinh thần của người Việt

Ngày xưa trong kinh dịch có câu “Thánh nhân nam diện trị ư thiên hạ”, phương nam quẻ càn trời phương nam nóng ấm, mọi vật sinh sôi phát triển, xã hội đi lên Ý nói thánh nhân phải điều hành đất nước, chăm lo sức dân theo cách sinh sôi phát triển Theo quan niệm của người dân, mỗi vùng đất mà họ sinh sống đều có một vị thần cai quản Do vậy, trong dân gian mới có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” Thần đất còn có những cái tên khác như: Thổ Địa, Thổ Lệnh, Thổ Thần hay Thổ Công Tuy nhiên, cần phân biệt giữa Thần Đất và Ông Địa Thần Đất được thờ phổ biến ở nước ta Còn Ông Địa do từng chủ hộ, các chủ trong cùng một phòng trong cùng một hộ đứng ra lập bàn thờ, Thần Đất là của chung trong một khu vực rộng, do chức sắc của vùng đứng ra lập nơi đề thờ và chủ trì việc tế lễ Quan niệm “đất có Thổ Công”, nên bất kỳ một hoạt động nào có liên quan đến vùng đất họ sinh sống, nằm trong sự cai quản của Thổ Công như đào kênh, đào mương máng, xây miếu, xây đình làng… đều phải làm lễ xin phép Thần Đất Người xưa cho rằng: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, thờ Thần Đất trở thành thiêng liêng đối với cuộc sống của mỗi người dân Điều đó thể hiện trong bài khấn của mỗi gia đình, dù đó là ngày cúng tổ tiên, tuần rằm, mùng một đều có “lạy Thổ Công Táo quan Thổ Thần Thổ Địa”

Thần sông hay còn gọi là Hà Bá, Thủy Thần… làm nhiệm vụ cai quản sông ngòi, kênh rạch và ao hồ Có thần Sông nên bất cứ ai qua sông, đi trên sông nước đều phải rất cẩn trọng giữ lễ, mọi điều thần linh đều biết dù là nơi vắng vẻ không ai hay biết Cùng với Thần Đất, Thần Sông còn có Thần Núi hay còn gọi là Sơn Thần cai quản một dãy nũi, một ngọn núi hay một quả đồi Hình dạng của thần rất đa dạng, lúc thì được mô tả là người có hình dáng cao lớn, cũng có khi là một loại thú khỏe mạnh kì lạ hoặc tinh khôn hơn cả Cũng có khi, Thần được mô tả có phép thuật biến hóa khôn lường…

Ngày đăng: 05/03/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w