thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển KTXH của đất nước. Tốc độ, quy mô tăng trưởng của đầu tư XDCB có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như thực hiện các mục tiêu KTXH đã đề ra. Trong các nguồn vốn cho đầu tư XDCB, vốn NSNN có vai trò hết sức quan trọng, tạo cơ sở hình thành nên các công trình có tính chất trọng điểm quốc gia, các công trình mang tính chất chiến lược dài hạn và đầu tư các công trình có khả năng thu hồi vốn thấp, tạo cú hích để thu hút VĐT toàn xã hội. Song hiệu quả VĐT XDCB lại phụ thuộc không nhỏ vào công tác kiểm soát của KBNN. Với ý nghĩa to lớn đó, công tác kiểm soát thanh toán VĐT XDCB từ NSNN qua KBNN luôn được các học giả, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu đó, trong những năm qua, công tác kiểm soát thanh toán VĐT XDCB từ NSNN qua hệ thống KBNN đã đạt được những kết quả đáng kể, nhất là từ khi KBNN thực hiện triển khai dự án TABMIS (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc), giúp cho quá trình quản lý rõ ràng, kiểm soát đồng bộ, có hệ thống, đồng thời công tác quản lý thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán được chú trọng hơn về chất lượng và thời gian, v.v… Tuy nhiên, công tác kiểm soát thanh toán VĐT XDCB từ NSNN qua KBNN vẫn còn nhiều bất cập: Thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN vẫn còn tình trạng lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả; các khâu tạm ứng VĐT, bố trí vốn kế hoạch, hay quy trình kiểm soát cam kết chi còn nhiều bất cập; các quy trình, thủ tục thanh toán còn phức tạp, gây không ít khó khăn cho hoạt động đầu tư... KBNN Vĩnh Thuận cũng không nằm ngoài thực tiễn chung đó. Làm thế nào để hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán VĐT XDCB từ NSNN qua KBNN Vĩnh Thuận đang là nhu cầu bức xúc của thực tiễn hiện nay. Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thuận, tỉnhKiên Giang” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho nhu cầu bức xúc đó của thực tiễn.
Trang 1TRẦN THỊ NGOAN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
ĐÀ NẴNG, NĂM 2020
Trang 3TRẦN THỊ NGOAN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH THUẬN,
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
5 Bố cục luận văn: 3
6 Tổng quan về nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 6
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 6
1.1.1 Khái quát về đầu tư, dự án và vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN 6
1.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN 10
1.1.3 Thanh toán đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước 12
Trang 617
1.2.2 Kiểm soát hồ sơ tài liêu ban đầu: 19
1.2.3 Thanh toán tạm ứng: 19
1.2.4 Thanh toán khối lượng hoàn thành 19
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC: 23
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 23
1.3.2 Các nhân tố khách quan: 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG 28
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NSNN QUA KBNN VĨNH THUẬN 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của KBNN Vĩnh Thuận: 30
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thuận: 32
2.1.4 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN của huyện Vĩnh Thuận giai đoạn 2017 – 2019 35
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU XDCB THUỘC NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH THUẬN 37
2.2.1 Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư: 37
2.2.2 Kiểm soát thanh toán vốn thực hiện đầu tư: 44
2.2.3 Kiểm soát thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư: 46
2.2.4 Kiểm soát thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư: 48
Trang 7XDCB THUỘC NSNN TẠI KBNN VĨNH THUẬN 53
2.3.1 Kết quả đạt được: 53 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN tại KBNN Vĩnh Thuận 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG 68 3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN VĨNH THUẬN 68
3.1.1 Mục tiêu chung 68 3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN qua KBNN Vĩnh Thuận trong giai đoạn mới 68
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH THUẬN 71
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 71 3.2.2 Giải pháp bổ trợ: 78
3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN 82
3.3.1 Đối với Kho bạc Nhà nước 82 3.3.2 Kiến nghị UBND huyện Vĩnh Thuận 84
Trang 8KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 89 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9TW Trung ương
TTVĐT Thanh toán vốn đầu tư
YCTT Yêu cầu thanh toán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước các năm 2017
-2019 trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận 36 Bảng 2.2 Số liệu thanh toán vốn đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực, ngành kinh tế 37 Bảng 2.3 Tình hình kiểm soát vốn chuẩn bị đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN giai đoạn 2017-2019 43 Bảng 2.4 Tình hình kiểm soát thanh toán thực hiện đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN giai đoạn 2017-2019 45 Bảng 2.5 Tình hình quyết toán các dự án hoàn thành từ 2017-2019 49 Bảng 2.6 Tình hình từ chối thanh toán trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Vĩnh Thuận giai đoạn 2017 - 2019 50 Bảng 2.7 Tổng hợp tình hình thu hồi vốn sau khi quyết toán công trình được phê duyệt 55
Trang 10Sơ đồ 2.1 Mô hình hệ thống KBNN 29
Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức KBNN Vĩnh Thuận 31
Trang 11MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động đầu tư XDCB góp phần tạo ra cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng
kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấukinh tế của mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển KTXH của đấtnước Tốc độ, quy mô tăng trưởng của đầu tư XDCB có ảnh hưởng lớn đếntốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như thực hiện các mục tiêu KTXH
đã đề ra
Trong các nguồn vốn cho đầu tư XDCB, vốn NSNN có vai trò hết sứcquan trọng, tạo cơ sở hình thành nên các công trình có tính chất trọng điểmquốc gia, các công trình mang tính chất chiến lược dài hạn và đầu tư các côngtrình có khả năng thu hồi vốn thấp, tạo cú hích để thu hút VĐT toàn xã hội.Song hiệu quả VĐT XDCB lại phụ thuộc không nhỏ vào công tác kiểm soátcủa KBNN Với ý nghĩa to lớn đó, công tác kiểm soát thanh toán VĐT XDCB
từ NSNN qua KBNN luôn được các học giả, các nhà nghiên cứu và các nhàquản lý quan tâm nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu đó, trong những năm qua, công tác kiểmsoát thanh toán VĐT XDCB từ NSNN qua hệ thống KBNN đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể, nhất là từ khi KBNN thực hiện triển khai dự ánTABMIS (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc), giúp cho quátrình quản lý rõ ràng, kiểm soát đồng bộ, có hệ thống, đồng thời công tácquản lý thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN trong những năm qua đã có nhữngchuyển biến tích cực, công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán được chú trọnghơn về chất lượng và thời gian, v.v…
Tuy nhiên, công tác kiểm soát thanh toán VĐT XDCB từ NSNN quaKBNN vẫn còn nhiều bất cập: Thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN vẫn còn
Trang 12tình trạng lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả; các khâu tạm ứng VĐT, bố trívốn kế hoạch, hay quy trình kiểm soát cam kết chi còn nhiều bất cập; các quytrình, thủ tục thanh toán còn phức tạp, gây không ít khó khăn cho hoạt độngđầu tư KBNN Vĩnh Thuận cũng không nằm ngoài thực tiễn chung đó Làmthế nào để hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán VĐT XDCB từ NSNNqua KBNN Vĩnh Thuận đang là nhu cầu bức xúc của thực tiễn hiện nay Đề
tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thuận, tỉnhKiên Giang” được lựa chọn
nghiên cứu nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho nhu cầu bức xúc đó của thực tiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hoá lý luận về đầu tư và công tác kiểm soát thanh toán vốnđầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang từ đóthấy rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục đồngthời đưa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết
- Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toánđầu tư XDCB qua KBNN Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện kiểm soát thanh toánvốn đầu tư XDCB qua KBNN
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu bao gồm các vấn đề liên quan đếnhoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN: Kháiniệm, nguyên tắc, căn cứ và quy trình kiểm soát thanh toán VĐT XDCB từNSNN, đồng thời nghiên cứu vai trò của KBNN trong kiểm soát thanh toánVĐT XDCB từ năm 2017 đến năm 2019
Trang 13- Về không gian: Tại KBNN Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang
4 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích kinh tế,phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và vận dụng lý thuyết của quản
lý hành chính Nhà nước và các chế độ chính sách hiện hành
5 Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn đầu tư và công tác kiểm soát thanhtoán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xâydựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toánvốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thuận, tỉnh KiênGiang
6 Tổng quan về nghiên cứu
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
“Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” Một số nghiên cứu
liên quan đến nội dung này trong những năm gần đây như sau:
Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Phan Văn Điện “Hoàn thiện công
tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Đăk Nông” (năm
2015),
Luận văn đã đánh giá cơ bản các vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tưXDCB từ NSNN của tỉnh Đăk Nông, phân tích thực trạng, đánh giá được kếtquả, chỉ ra hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm quản lývốn đầu tư XDCB Tuy nhiên, các giải pháp của tác giả đưa ra còn chưa thậttoàn diện
Trang 14Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Mạnh “Hoàn thiện
công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh tại Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh”, (năm 2014)
Điểm nổi bật của luận văn đã chỉ ra được mức độ hài lòng của các tổchức, cá nhân giao dịch tại KBNN Bắc Ninh Tác giả đã đưa ra được nhữngvấn đề lý luận cơ bản, chỉ rõ những bất cập và đưa ra được các giải pháp, kiếnnghị cụ thể Tuy nhiên, trong các nhận định đánh giá của mình tác giả chưa đềcập sâu đến các chỉ tiêu hiệu quả trong phần phân tích thực trạng đồng thờicũng chưa bàn nhiều đến kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN Phạm vi luậnvăn tuy rộng nhưng chưa phản ánh được hết những khó khăn trong khâu kiểmsoát chi ở cấp quận, huyện khi nhân sự cho bộ phận kiểm soát chi ở huyệnluôn ít, phải làm kiêm nhiệm nhiều việc
Luận văn thạc sĩ kế toán của tác giả Nguyễn Quang Lịch “Hoàn thiện
công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Kiên Giang ” (năm 2017),
Luận văn đã phân tích được thực trạng công tác kiểm soát thanh toánvốn đầu tư từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương qua KBNN tỉnhKiên Giang, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng caochất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư Tuy nhiên luận văn chưakhái quát hết được những tồn tại, khó khăn trong công tác kiểm soát thanhtoán nhất là chế độ kiểm soát hiện nay đã có nhiều thay đổi ở địa bàn huyệnVĩnh Thuận
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Khắc Toản ““Một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Hà Giang” (năm 2010),
Trong luận văn tác giả đã hệ thống lại toàn bộ những vấn đề lý luận
chung về công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, phần lý luận chung
đã chỉ ra được những nhân tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN
Trang 15cho đầu tư XDCB, đánh giá thực trạng công tác này tại tỉnh Hà Giang, thôngqua đánh giá thực trạng tác giả đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện
công tác quản lý chi ngân sách tỉnh cho đầu tư XDCB ở tỉnh Hà Giang như:
Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi đầu tư XDCB, Nhóm giải pháphoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tỉnh Hà Giang.Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả chưa đưa ra được các chỉ tiêu để đánhhiệu quả của hoạt động quản lý này
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho công tác hoànthiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN Tuynhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa thể nêu hết được các các nhân tố ảnhhưởng đến công tác kiểm soát thanh toán, dẫn đến hiệu quả kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư XDCB chưa cao Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” vẫn là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu.
Trang 161.1.1 Khái quát về đầu tư, dự án và vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN.
1.1.1.1 Đầu tư và dự án đầu tư xây dựng cơ bản:
Từ các cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra những kháiniệm khác nhau về “đầu tư”, về “dự án đầu tư”
“Đầu tư” là đem một khoản tiền đã tích lũy được sử dụng vào một việcnhất định để sau đó thu lại một khoản tiền có giá trị lớn hơn
“Đầu tư” là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành cáchoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhấtđịnh trong tương lai
“Dự án đầu tư xây dựng” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cảitạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng côngtrình hặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạnchuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáonghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tưxây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng [18, trang 3]
Ngân hàng thế giới xem dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạtđộng và chi phí liên quan với nhau, được hoạch định nhằm đạt những mụctiêu nhất định, trong một thời gian nhất định
Trang 17“Đầu tư công” là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình,
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chươngtrình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [18, trang 2]
“Hoạt động đầu tư công” bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủtrương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công;lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công;quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kếhoạch, chương trình, dự án đầu tư công [3, trang 2]
“Vốn đầu tư công” quy định tại Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13ngày 18 tháng 6 năm 2014 gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốcgia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nướcngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lạicho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN, các khoản vốn vay khác củangân sách địa phương để lại cho đầu tư
- Chủ đầu tư, các cơ quan, tổ chức được cơ quan quyết định đầu tư
(Bộ, ngành trung ương, Chủ tịch UBND các cấp) giao nhiệm vụ quản lý thựchiện dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Cơ quan cấp trên trực tiếp hay cơ quan chủ quản, là bộ, ngành và
địa phương quy định: cơ quan của tổ chức chính trị, cơ quan của Quốc hộiquản lý Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước,
Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau
đây gọi là bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Cơ quan trung
ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội và cơquan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công.chương trình, dự án
Trang 181.1.1.2 Vốn đầu tư và vốn đầu tư XDCB
* Vốn đầu tư
Vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường, việc tái sản xuất đơn giản vàtái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là điều kiện quyết định mọi tồn tạicủa mọi chủ thể kinh tế, để thực hiện điều này, các tác nhân trong nền kinh tếphải dự trữ tích lũy các nguồn lực Khi các nguồn lực này được sử dụng vàoquá trình sản xuất để tái sản xuất ra tài sản cố định thì nó trở thành vốn đầutư
Vốn đầu tư chính là tiền tích lũy của xã hội bỏ ra để thực hiện mục tiêuđầu tư, trực tiếp làm tăng tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ,hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có Sự biểu hiệnbằng tiền tất cả tất cả các nguồn lực đã bỏ ra gọi là vốn đầu tư hay vốn đầu tưphát triển
*Vốn đầu tư XDCB:
Là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phícho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị vàcác chi phí khác ghi trong tổng dự toán
Nội dung vốn đầu tư XDCB gồm các khoản chi phí gắn liền với hoạtđộng đầu tư XDCB bao gồm:
- Vốn cho xây dựng và lắp đặt, là những chi phí xây dựng công trình,hạng mục công trình, chi phí cho lắp đặt máy móc, trang thiết bị vào côngtrình, hạng mục công trình
- Vốn mua sắm máy móc thiết bị, là toàn bộ các chi phí cho công tácmua sắm vận chuyển bốc dỡ, bảo quản máy móc thiết bị
- Vốn kiến thiết cơ bản khác, là chi phí cho tư vấn đầu tư, đền bùGPMB, chi phí quản lý dự án, bảo hiểm, dự phòng, thẩm định
- Vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách Nhà nước:
Trang 19Vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách nhà nước là một bộ phận quantrọng của vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân Vốn được cân đối trong dựtoán ngân sách Nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước, nước ngoài(bao gồm vay nước ngoài của chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quannhà nước) để cấp phát cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi xã hội không có khả năng thu hồi vốn
và các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật ngân sách, bao gồm:
- Vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương:
Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không
có khả năng thu hồi vốn do Trung ương quản lý; chi cho Quỹ hỗ trợ đầu tưquốc gia và các Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án pháttriển kinh tế; dự trữ nhà nước; cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển;Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, liêndoanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia củanhà nước theo quy định của pháp luật Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủđạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia
Vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương gồm có vốn trong nước và vốnngoài nước
+ Vốn trong nước: Vốn dành để chi cho đầu tư phát triển, chủ yếu đểđầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khảnăng thu hồi vốn, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước
và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
+ Vốn ngoài nước: Là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức củachính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triểntheo 2 phương thức: Viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại (tín dụng
ưu đãi)
- Vốn đầu tư ngân sách địa phương
Trang 20Vốn đầu tư từ Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọichung là ngân sách cấp tỉnh): Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầngkinh tế xã hội do cấp tỉnh quản lý; đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệpNhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung làngân sách cấp huyện): Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội theo sự phân cấp của tỉnh, trong đó có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựngcác trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng,điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệsinh đô thị
Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã):Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phâncấp của thành phố
1.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN.
Vốn đầu tư là những khoản tiền tài trợ cho hoạt động của dự án đầu tư
từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa dự ánvào sử dụng và có những đặc điểm sau:
Một là, nguồn vốn lớn, luân chuyển trong thời gian dài.
Dự án đầu tư thường đỏi hỏi một khối lượng vốn lớn vì mục đích của
dự án là nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo chotăng trưởng và phát triển kinh tế như: Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng,xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoádầu, công nghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng và thời gian thựchiện đầu tư thường kéo dài trên một năm, thậm chí là 3 năm, 5 năm hay lâuhơn nữa
Quá trình đầu tư XDCB phải trải qua một quá trình lao động rất dàimới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn lâu vì sản phẩm XDCB
Trang 21mang tính đặc biệt và tổng hợp Sản xuất không theo một dây chuyền hàngloạt mà mỗi công trình, dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụ thuộcvào nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liên tục vàphân tán, thời gian khai thác và sử dụng thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm, 50năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tính chất dự án.
Trong thực tế, thành quả của nhiểu dự án đầu tư xây dựng cơ bản có giátrị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, thậm chí còn tồn tại hàng ngàn năm nhưcác công trình nổi tiếng thế giới: vườn Babylon ở Iraq, tượng nữ thần tự do ở
Mỹ, kim tự tháp cổ Ai Cập, nhà thờ La Mã ở Roma
Hai là, đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.
- Tác động đến sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực.
Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất phức tạp liên quanđến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, diễn ra khôngnhững ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều địa phương với nhau Vì vậy,khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành,các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải quy định rõ phạm vitrách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải đảm bảođựơc tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư
- Tác động đến tổng cầu.
Dự án đầu tư thường đỏi hỏi một khối lượng vốn lớn nên đầu tư là yếu
tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thường
từ 25% - 30% Khi mà tổng cung chưa thay đổi sự tăng lên của đầu tư làmcho tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo và giá cân bằngtăng
- Tác động đến tổng cung.
Dự án đầu tư thường tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiếtcho phát triển kinh tế như: Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng
Trang 22các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá dầu, côngnghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng….do đó quy mô đầu tư lànguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung nền kinh tế, nếu các yếu tố kháckhông thay đổi Mặt khác tác động của vốn đầu tư thông qua các hoạt độngđầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ gián tiếp làmtăng tổng cung đến nền kinh tế.
Ba là, tác động phát triển khoa học công nghệ và dịch chuyển cơ cấu
kinh tế
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và pháttriển khoa học công nghệ của doanh nghiệp và quốc gia, từ đó tác động quantrọng đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược pháttriển kinh tế xã hội mỗi quốc gia trong từng thời kỳ
1.1.3 Thanh toán đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước
* Khái niệm về Ngân sách Nhà nước
Theo “Luật NSNN” số 83/2015 /QH13 được Quốc hội thông qua ngày18/6/2015 quy định rõ: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi củaNhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năn vànhiệm vụ của nhà nước [16, trang 3]
* Khái niệm về thanh toán Ngân sách Nhà nước:
Thanh toán NSNN là việc tiêu dùng NSNN Thực chất, thanh toánNgân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nướcnhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắcnhất định
Thanh toán NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đãđược tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó, thanhtoán NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà
Trang 23phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chứcnăng của nhà nước Chính vì vậy thanh toán đầu tư XDCB chủ yếu là thanhtoán từ nguồn vốn NSNN.
Thanh đầu tư XDCB của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng mộtphần vốn tiền tệ từ NSNN để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từngbước tăng cường, hoàn thiện, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lựcsản xuất, phục vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng và hiệm vụ củaNhà nước về bảo đảm an ninh quốc phòng, quản lý nhà nước và phát triểnKTXH trong từ ng thời kỳ
* Đặc điểm của thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước
Thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN là các khoản thanh toán để đầu tưxây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khảnăng thu hồi vốn, các công trình của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư theo kếhoạch được duyệt… Bản chất của thanh toán đầu tư XDCB của NSNN là quátrình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư táisản xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đạihoá cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốcdân Thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà
nước là khoản thanh toán lớn nhưng không có tính ổn định
Thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảocho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Trước hết thanh toán đầu
tư XDCB của NSNN nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuấtcủa nền kinh tế; đó chính là nền tảng bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xãhội của mỗi quốc gia, đồng thời thanh toán đầu tư XDCB của NSNN còn có ýnghĩa là vốn mồi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các
Trang 24nguồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển các hoạt động kinh
tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ Quy mô và tỷtrọng thanh toán NSNN cho đầu tư phát triển trong từng thời kỳ phụ thuộcvào chủ trương đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước vàkhả năng nguồn vốn của NSNN
Đối với Việt nam, mặc dù khả năng của NSNN còn hạn chế, song Nhànước luôn có sự ưu tiên NSNN cho thanh toán đầu tư XDCB Thanh toán đầu
tư XDCB là một khoản thanh toán lớn của NSNN (thường chiếm khoảng 30%tổng thanh toán NSNN) trong tổng thanh toán NSNN
Tuy vậy, cơ cấu thanh toán đầu tư XDCB của NSNN lại không có tính
ổn định giữa các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội Thứ tự và tỷ trọng ưu tiênthanh toán đầu tư XDCB cho từng nội dung thanh toán, cho từng lĩnh vựckinh tế - xã hội thường có sự thay đổi giữa các thời kỳ phụ thuộc vào chủtrương, đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa Đảng và Nhà nước Chẳng hạn sau một thời gian ưu tiên tập trung đầu tưvào lĩnh vực hạ tầng giao thông thì thời kỳ sau sẽ không còn ưu tiên vào lĩnhvực đó nữa do hạ tầng giao thông đã tương đối hoàn chỉnh; hoặc khi Đảng,Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển Nông nghiệp, nông dân và nông thônthì các công trình phục vụ trực tiếp cho lĩnh vực này sẽ được tập trung ưu tiên
bố trí đầu tư…
Thứ hai, xét theo mục đích kinh tế - xã hội và thời hạn tác động thì
thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Nhà nước mang tính chấtthanh toán cho tích lũy
Thanh toán đầu tư XDCB là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vậtchất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích luỹ tài sản của nền kinh tếquốc dân Cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo rathông qua các khoản thanh toán đầu tư XDCB của NSNN là nền tảng vật chất
Trang 25đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, làm tăng tổng sảnphẩm quốc nội Với ý nghĩa đó, thanh toán đầu tư XDCB của NSNN là thanhtoán cho tích luỹ.
Thứ ba, phạm vi và mức độ thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản của
Ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ
Thanh toán đầu tư xây XDCB của NSNN nhằm để thực hiện các mụctiêu phát triển KTXH của Nhà nước trong từng thời kỳ Kế hoạch phát triểnKTXH là cơ sở nền tảng việc xây dựng kế hoạch thanh toán đầu tư XDCB từNSNN Kế hoạch phát triển KTXH của Nhà nước trong từng thời kỳ có ýnghĩa quyết định đến mức độ và thứ tự ưu tiên thanh toán đầu tư XDCB củaNSNN Thanh toán đầu tư XDCB của NSNN gắn với kế hoạch phát triểnKTXH nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhất việc thực hiện kế hoạch phát triểnKTXH và hiệu quả chi đầu tư
Thứ tư, thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi có tác động
lớn tới phát triển kinh tế - xã hội
Các khoản thanh toán đầu tư XDCB là các khoản thanh toán xây dựngcác công trình thuộc kết cấu hạ tầng KTXH của một địa phương Do đó, thanhtoán đầu tư XDCB tác động làm gia tăng, phát triển cơ sở hạ tầng của một địaphương Sự tiến bộ của cơ sở hạ tầng sẽ tạo động lực trực tiếp thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó, gia tăng năng lực sản xuất chođịa phương
Thứ năm, thanh toán đầu tư XDCB là khoản thanh toán được lấy
nguồn chủ yếu từ thuế do đó phải kiểm soát công khai và minh bạch
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, chiếm tới 80% thu NSNN hằngnăm Ngay cả đối với nguồn thu khác từ đi vay nước ngoài hay phát hành tráiphiếu chính phủ, thì trong tương lai NSNN vẫn phải hoàn trả bởi nguồn thu
Trang 26thuế là chủ yếu Đây là khoản thu từ mọi thành phần trong nền kinh tế từ tầnglớp dân cư có thu nhập thấp tới thu nhập cao Trong khi đó, các khoản thanhtoán đầu tư XDCB là các khoản thanh toán có quy mô lớn, và nếu không kiểmsoát chặt chẽ sẽ dễ dàng xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí Trong nhiềutrường hợp, chủ đầu tư, các nhà thầu xây lắp và người được thụ hưởng kếtquả đầu ra của dự án ĐTXDCB từ NSNN không phải là một Chủ đầu tư sửdụng nguồn vốn NSNN để đầu tư XDCB công trình không phải cho mình màlại chuyển giao quyền quản lý và sử dụng cho đơn vị khác nên khả năng lãngphí, thất thoát, tiêu cực là rất lớn, nếu không được kiểm soát chật chẽ Việc sửdụng nguồn vốn của các công trình, dự án ĐTXDCB từ NSNN chủ yếu bằng
cơ chế đại diện, ủy thác: Nhà nước đại diện cho nhân dân quản lý, sử dụngquỹ NSNN (chủ yếu từ nguồn thu thuế của nhân dân); các cơ quan nhà nước
ở cấp cao (Chính phủ, Quốc hội) ủy thác việc quản lý, sử dụng vốn NSNNcho các bộ, ngành Các chủ thể này chỉ là đại diện không phải là “ông chủ sởhữu đích thực” Chính vì vậy yêu cầu của thanh toán đầu tư XDCB phải đượcquản lý, kiểm soát công khai và minh bạch
Thứ sáu, thanh toán đầu tư XDCB là khoản thanh toán có tính nhạy
cảm với dư luận
Như trên đã phân tích, khoản thanh toán đầu tư XDCB là khoản thanhtoán được lấy từ sự đóng góp của người dân nhưng lại dễ dàng xảy ra thấtthoát, lãng phí tham nhũng Vì khác với khoản thanh toán thường xuyên vốnđược quy định những định mức cụ thể thì thanh toán đầu tư XDCB không cóđịnh mức quản lý Khoản thanh toán đầu tư XDCB cũng có tác động lớn tớiphát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương nên được người dân đặc biệtquan tâm Chính vì vậy, khoản thanh toán này tính nhạy cảm với dư luận rấtcao
Trang 271.2 CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1 Nội dung và quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN.
Hoạt động kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc đượcđiều chỉnh bởi các qui định pháp lý như: Luật NSNN, Luật Đầu tư xây dựng
cơ bản, Luật Đấu thầu, Quy chế quản lý và xây dựng, …các Nghị định củaChính phủ về việc hướng dẫn thực hiện các Luật nêu trên, và các Thông tưhướng dẫn của Bộ Tài chính, đặc biệt là Thông tư số: 08/2016/TT-BTC của
Bộ Tài chính về việc “Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sựnghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách Nhà nước” Các qui địnhpháp lý cơ bản liên quan đến quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đượckhái quát như sau:
- Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư bao gồm các công việc thựchiện trước khi dự án được phê duyệt: Dự toán chuẩn bị đầu tư hoặc báo cáokinh tế kỹ thuật, các hồ sơ kèm theo
- Kiểm soát thanh toán vốn thực hiện đầu tư bao gồm ngoài kiểm soátnội dung như giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì còn kiểm soát thanh toán chi phíBan quản lý dự án
- Kiểm soát thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cưbao gồm các công việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thực hiện các dự ánđầu tư XDCB
- Kiểm soát thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư có nội dungkiểm soát như các giai đoạn trên nhưng chỉ khác hình thức cấp phát như dựtoán Kiểm soát thanh toán vốn dự án một hoặc nhiều nguồn vốn thuộc nhiềucấp ngân sách Dự án đầu tư một hoặc nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngânsách là dự án có một hoặc nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư (nguồn XDCB
Trang 28tập trung, nguồn vốn chương trình mục tiêu, nguồn vốn khác, v,v ) và thuộchai cấp ngân sách trở lên (ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, xã) Kiểm soáttheo quy trình hiện hành, khi thanh toán vốn một lúc của cấp ngân sách thìphải dùng Giấy rút vốn đầu tư riêng cho từng cấp.
- Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư các công trình đặc thù
+ Đối với công trình bí mật nhà nước: Kho bạc Nhà nước chỉ kiểm soáttính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ rút vốn, chủ đầu tư hoàn toàn chịu tráchnhiệm về việc kiểm soát nội dung thanh toán
+ Đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp
Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán theo đề nghị của người đượcgiao quản lý, thực hiện công trình khẩn cấp, trong phạm vi giá trị khối lượnghoàn thành được nghiệm thu, các điều khoản thanh toán được quy định tronghợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và cácđiều kiện thanh toán) và không vượt kế hoạch vốn được giao
+ Đối với công trình tạm.Trường hợp đối với các công trình có quy môlớn, phức tạp mà chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi côngđược lập dự toán thì kiểm soát thanh toán theo dự toán được duyệt
Trường hợp chi phí lán trại, nhà ở, nhà điều hành thi công trên côngtrường được tính theo tỷ lệ % trong hợp đồng xây dựng thì được thanh toántheo tỷ lệ quy định và thanh toán theo hợp đồng không thực hiện theo quyđịnh trên
Về nguyên tắc, tất cả các khoản thanh toán đều được kiểm tra trước,trong và sau quá trình cấp phát thanh toán KBNN kiểm soát tính hợp pháp,hợp lệ của hồ sơ, chứng từ, kiểm soát tính hợp pháp về con dấu, chữ ký củathủ trưởng và kế toán đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát các điều kiệnthanh toán theo chế độ quy định: Các khoản thanh toán phải có trong dự toánNSNN được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đã được thủ trưởng đơn
Trang 29vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi; có đầy đủ hồ
sơ chứng từ theo chế độ quy định
1.2.2 Kiểm soát hồ sơ tài liêu ban đầu:
Cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB kiểm tratính đầy đủ số lượng hồ sơ, tính hợp pháp hợp lệ, logic của hồ sơ tài liệu dochủ đầu tư gửi tới KBNN (Những tài liệu này do chủ đầu tư gửi đến KBNN
và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ những trường hợp cóthay đổi, bổ sung) Hồ sơ phải được lập theo đúng mẫu quy định, chữ ký,đóng dấu của người, cấp có thẩm quyền ban hành, các hồ sơ phải được lập, kýduyệt theo đúng trình tự về quản lý vốn đầu tư xây dựng, sự phù hợp về mãđơn vị sử dụng ngân sách, nguồn vốn, niên độ, kế hoạch vốn
1.2.3 Thanh toán tạm ứng:
- Căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng của chủ đầu tư thực hiện kiểm tra việclựa chọn nhà thầu có theo quy định không (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấuthầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác)
- Kiểm soát nội dung tạm ứng xem có đúng đối tượng được tạm ứng,kiểm soát mức vốn tạm ứng (tỷ lệ % tạm ứng) có phù hợp với quy định vềtạm ứng trong hợp đồng không
- Kiểm tra, đối chiếu kế hoạch vốn năm, cán bộ kiểm soát chi xác định
số vốn chấp nhận tạm ứng, tên, tài khoản đơn vị được hưởng
1.2.4 Thanh toán khối lượng hoàn thành
Nhằm đảm bảo các khoản thanh toán đúng chế độ tiêu chuẩn định mức
và đảm bảo kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thanh toán và thỏa mãncác điều kiện quy định đối với việc thực hiện thanh toán NSNN, đồng thờiphải đảm bảo khối lượng công việc hoàn thành, đảm bảo tiến độ thi công
* Đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiềulần (trừ lần thanh toán cuối cùng):
Trang 30- Trình tự thanh toán trước:
+ Kiểm soát tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ đảm bảo sựtrùng khớp các hạng mục, nội dung đầu tư trong dự toán Nắm được các chỉtiêu cơ bản như các hạng mục công trình, tiến độ xây dựng
+ Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư thực hiện kiểm traviệc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầuhay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); đối chiếu mức vốn đề nghị thanhtoán phù hợp với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng
Trường hợp dự án thuộc đối tượng chỉ định thầu, trường hợp tự thựchiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng: Đối chiếu đảm bảo số vốn đềnghị thanh toán phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng, các điều kiệntrong hợp đồng và theo dự toán được duyệt
Trường hợp dự án thuộc đối tượng đấu thầu: Đối chiếu đảm bảo số vốn
đề nghị thanh toán phù hợp với giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng
+ Đối với công việc thực hiện không theo hợp đồng: Đối chiếu đảmbảo số vốn đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt
Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ kiểm soát chixác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có), tên, tàikhoản đơn vị được hưởng Số vốn đề nghị thanh toán phải phù hợp với giá trịcông việc hoàn thành theo hợp đồng, kiểm tra số học xem có đúng không
- Trình tự kiểm soát sau:
Căn cứ hồ sơ đã nhận, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm soát lại hồ
sơ thanh toán, trong đó ngoài việc kiểm tra hồ sơ, tài liệu gửi môt lần va gửihàng năm, cán bộ kiểm soát thanh toán cần tập trung kiểm soát các vấn đềsau: Kiểm tra kế hoạch vốn năm của dự án; Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầutheo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựachọn nhà thầu khác)
Trang 31+ Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượnghoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đềnghị thanh toán, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoàihợp đồng đề nghị thanh toán, để đảm bảo giá trị khối lượng hoàn thành đượcthanh toán theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và dự toán được duyệt (trường hợpchỉ định thầu và thanh toán theo dự toán được duyệt hoặc trường hợp tự thựchiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng); phù hợp với từng loại hợpđồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.
+ Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra khốilượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo khốilượng hoàn thành được thanh toán theo dự toán được duyệt
* Đối với công việc, hợp đồng thanh toán một lần và lần thanh toáncuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần KBNN kiểm soáttheo nguyên tắc kiểm soát trước, thanh toán sau Trình tự kiểm soát thanhtoán được thực hiện như sau:
Cán bộ kiểm soát chi căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tưthực hiện:
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việckiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách
+ Kiểm tra nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn và kế hoạch vốn năm của
Trang 32thanh toán theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và dự toán được duyệt (trường hợpchỉ định thầu và thanh toán theo dự toán được duyệt hoặc trường hợp tự thựchiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng); phù hợp với từng loại hợpđồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.
+ Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra khốilượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo khốilượng hoàn thành được thanh toán theo dự toán được duyệt
* Thanh toán vốn khi được phê duyệt quyết toán:
Khi chủ đầu tư gửi đến KBNN quyết định phê duyệt quyết toán của cấp
có thẩm quyền duyệt, cán bộ Kiểm soát chi đối chiếu số vốn đã thanh toán vớiquyết định phê duyệt quyết toán do chủ đầu tư gửi đến, nếu:
+ Trường hợp quyết toán được duyệt lớn hơn số vốn đã thanh toán:KBNN thực hiện thanh toán tiếp phần chệnh lệch giữa số được phê duyệtquyết toán và số đã thanh toán
+ Trường hợp quyết toán được duyệt nhỏ hơn số vốn đã thanh toán:Phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn đã thanh toán
Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc
“thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soáttrước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng thanhtoán nhiều lần và hợp đồng thanh toán một lần Hai nguyên tắc này áp dụngvới tất cả các dự án công trình sử dụng vốn NSNN
+ Ưu điểm và nhược điểm của phương thức “thanh toán trước, kiểmsoát sau”: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của chủđầu tư, KBNN kiểm soát cấp vốn thanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạmứng theo quy định, vì vậy vốn đầu tư được giải ngân nhanh Nhưng do chưakiểm soát đã thanh toán nên hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định, khi kiểm soátlại hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đầy đủ các yếu tố, KBNN yêu cầu hoàn thiện
Trang 33nhưng một số chủ đầu tư còn hoàn thiện chậm, thậm chí có trường trường hợpthanh toán lần tiếp theo mới hoàn thiện hồ sơ, những trường hợp này làm chocông tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB gặp khó khăn vì phải theodõi riêng trong thời gian dài.
+ Ưu điểm và nhược điểm của phương thức "kiểm soát trước, thanhtoán sau": Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của chủđầu tư, KBNN kiểm soát cấp vốn thanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạmứng theo quy định, vì vậy vốn đầu tư giải ngân được nhanh hơn và hồ sơthanh toán được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng theo chế độ quy định Tuynhiên từng lúc, từng thời điểm có nhiều hồ sơ gửi đến Kho bạc cùng mọi thờiđiểm thì thời gian thanh toán có thể kéo dài hơn so với quy định
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC:
Đầu tư XDCB là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp,nhiều ngành và nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức trong xã hội Kiểm soát thanhtoán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN tại KBNN là công việc quan trọng nhấttrong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, là công việc phức tạp và chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
- Cơ cấu tổ chức bộ máy càng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quảcông việc luôn là mục tiêu hướng tới không chỉ của quá trình kiểm soát chiđầu tư XDCB mà là cả của nền hành chính quốc gia Sự phân biệt giữa yếu tốquản lý và thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm chồng chéo cũng không ngoàimục đích nâng cao trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong công táckiểm soát
Trang 34- Yếu tố con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyếtđịnh hiệu quả kiểm soát chi NSNN, năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa cán bộ làm công tác kiểm soát chi quyết định đến hiệu quả của công táckiểm soát chi Nếu năng lực chuyên môn cao, khả năng phân tích, tổng hợptốt, nắm chắc, cập nhật kịp thời và áp dụng chính xác các chế độ chính sách
về thanh toán đầu tư XDCB thì hiệu quả kiểm soát chi sẽ cao tránh thất thoátvốn NSNN
- Tổ chức bộ máy đây cũng là một khâu rất quan trọng, tổ chức bộ máyphù hợp và sắp xếp cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với từng vị trícông việc Sẽ tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phát huy hếtnăng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương các chủ đầu tư
và ban quản lý dự án có tác dụng rất quan trọng KBNN trong quá trình kiểmsoát chi cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tài chính, các bộ các ngành liênquan để trong quá trình kiểm soát chi đem lại hiệu quả cao nhất
- Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, mức độ ứng dụng công nghệ hiệnđại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác kiểm soát thanh toánVĐT XDCB Việc ứng dụng tin học trong công tác kiểm soát, thanh toánVĐT đã giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, rút ngắn thời gianthanh toán VĐT XDCB Ngoài ra còn giúp cho việc cập nhật, tổng hợp sốliệu nhanh chóng, chính xác tạo tiền đề cho những cải tiến quy trình nghiệp
vụ một cách hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành Chính
vì vậy công nghệ thông tin là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng, hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN nói chung và chi cho đầu
tư XDCB nói riêng
- Quan điểm của các cấp lãnh đạo cũng là nhân tố quan trọng tác độngtới hiệu quả của công tác kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN Nếu
Trang 35như các cấp lãnh đạo nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác này thì nộidung kiểm soát thanh toán và quy trình kiểm soát thanh toán được thực hiệnnghiêm túc và có hiệu quả.
- Quy trình kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN có hợp lý thìviệc kiểm soát các khoản thanh toán mới chặt chẽ và hiệu quả Quy trình kiểmsoát còn lỏng lẻo sẽ tạo ra nhiều kẽ hở gây thất thoát vốn
- Nội dung kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB phải toàn diện thì mới
có thể bao quát và kiểm soát được hết các khoản thanh toán đầu tư XDCBxem có đúng mục đích, tiến độ, chế độ, định mức hay không
- Phương pháp kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB phải linh hoạt, đadạng thì mới có thể đảm bảo được kiểm soát đẩy đủ hiệu quả của công tácthanh toán đầu tư XDCB
1.3.2 Các nhân tố khách quan:
- Chế độ chính sách: Chế độ chính sách phải đồng bộ, thống nhất,mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảocông tác kiểm soát diễn ra chặt chẽ, tuy nhiên cũng không được gây phiền hà.Bên cạnh đó chế độ chính sách phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiểunhằm tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện
Pháp luật, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức: Hệ thống pháp luật, chế
độ, tiêu chuẩn định mức thanh toán NSNN là một căn cứ quan trọng việc xâydựng, phân bổ và kiểm soát thanh toán NSNN Vì vậy nó cần đảm bảo tínhchính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, cácđịa phương, và các đơn vị sử dụng vốn; và tính đầy đủ, bao quát được tất cảcác nội dung phát sinh
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan Bêncạnh việc ban hành các quy trình nghiệp vụ về kiểm soát thanh toán VĐTXDCB, cơ chế chính sách của Nhà nước, của các bộ ngành liên quan cũng
Trang 36đóng một vai trò quan trọng, là căn cứ cho việc kiểm tra kiểm soát Nếu cơchế chính sách phù hợp, năng động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công táckiểm soát chi được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác Ngược lại,chính sách chồng chéo, chậm đổi mới sẽ cản trở hiệu quả công tác kiểm soát.
- Quy trình nghiệp vụ: Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, ảnhhưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB Vì vậy, quytrình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính,quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải được thựchiện một cách khoa học đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng như tráchnhiệm tới từng bộ phận
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động trực tiếp tới tốc độ,tính chính xác và hiệu quả của công tác kiểm soát Một quy trình công nghệhiện đại, thống nhất trong cả nước sẽ là cơ sở quan trọng để công tác kiểm tra,kiểm soát được thuận lợi Trong bối cảnh hiện nay, khi khối lượng vốn giảingân qua KBNN ngày càng nhiều thì việc phát triển ứng dụng công nghệ tinhọc hiện đại sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo côngviệc được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm và đảm bảo chính xác Do đó, việcxây dựng một cơ sở vật chất và kĩ thuật công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo choviệc kết nối, trao đổi thông tin trong nội bộ KBNN, giúp cho việc giao dịchngày càng thuận tiện, tăng tính minh bạch trong công tác kiểm soát thanh toán
để thực hiện tốt mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn NSNN
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua những cơ sở lý luận về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB qua KBNN, chương này giúp chúng ta hiểu tất cả các khái niệm vềvốn và nguồn vốn đầu tư XDCB, Ngân sách Nhà nước, thanh toán ngân sáchNhà nước, thanh toán đầu tư XDCB , nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư thuộc NSNN, vốn và nguồn vốn đầu tư XDCB, những nội dung chủ yếu vàquy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN, cùng với đó làxem xét các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB tại KBNN Từ đó hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát thanh toán vốnđầu tư XDCB sát với thực tế, để công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB ngày càng chặt chẽ, quy củ hơn, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tưXDCB thuộc NSNN
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH THUẬN,
TỈNH KIÊN GIANG
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NSNN QUA KBNN VĨNH THUẬN.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Hệ thống Kho bạc Nhà nước chính thức được ra đời và đi vào hoạtđộng kể từ ngày 01 tháng 04 năm 1990 đến nay đã được hơn 29 năm Trongsuốt quá trình hơn 29 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của hệ thốngKho bạc Nhà nước, tuy ở từng giai đoạn cụ thể có khác nhau nhưng mục tiêuchỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước các cấp đều đặt ra vàquyết tâm triển khai thực hiện tốt, đó là từng bước mở rộng hoàn thiện chứcnăng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy không ngừng cải cách hoàn thiện và chuẩnhoá các quy trình nghiệp vụ, ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả công nghệ tinhọc vào các quy trình công tác chuyên môn để ngày càng nâng cao chất lượngquản lý tài chính, ngân sách Quản lý chặt chẽ đúng pháp luật, an toàn tiềnvốn và tài sản của Nhà nước từng bước nâng cao chất lượng phục vụ hướngtới đối tượng giao dịch
Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từTrung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tậptrung, thống nhất Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương gồm: Vụ Tổnghợp - Pháp chế; Vụ Kiểm soát chi; Vụ Kho quỹ; Vụ Hợp tác quốc tế; VụThanh tra - Kiểm tra; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phòng;Cục Kế toán nhà nước; Cục Quản lý ngân quỹ; Cục Công nghệ thông tin; Sở
Trang 39Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Trường Nghiệp vụ Kho bạc; Tạp chí Quản lýNgân quỹ Quốc gia Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương gồm: Kho bạcNhà nước cấp tỉnh và Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
- Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo,quản lý tập trung thống nhất toàn hệ thống, trực tiếp quản lý ngân sách trungương
- Cơ quan Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cácKBNN quận, huyện, trực tiếp quản lý ngân sách tỉnh Giúp việc Giám đốcKBNN tỉnh có văn phòng và các phòng nghiệp vụ
- KBNN cấp huyện trực tiếp quản lý ngân sách trên địa bàn huyện
Sơ đồ 2.1 Mô hình hệ thống KBNN
Cùng với sự hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước, Kho bạcNhà nước Vĩnh Thuận được thành lập theo Quyết định 186/1990/QĐ-BTCngày 21/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Thời gian đầu hoạt động gặp rấtnhiều khó khăn, do bộ máy tổ chức vừa thiếu lại vừa yếu; cơ sở vật chất phảilàm việc nhờ trụ sở chung với phòng Tài chính huyện; điều kiện và phươngtiện làm việc thiếu thốn, nhất là cơ sở vật chất, các phương tiện làm việc Song được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự phối hợp tíchcực của các cơ quan tài chính, ngân hàng, các ban ngành có liên quan cũng
KBNN Trung ương
KBNN Thành phố trực thuộc TW
KBNN cấp tỉnh
KBNN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh
Trang 40như sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN tỉnh Kiên Giang, KBNN Vĩnh Thuận với
sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ công chức đã nhanh chóng ổnđịnh tổ chức, từng bước củng cố, hoàn thiện bộ máy, vươn lên thực hiện tốtnhiệm vụ chính trị được giao
Từ ngày thành lập đến nay, đơn vị đã ngày càng phát triển về số lượnglẫn chất lượng Khi mới thành lập Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thuận chỉ có 06biên chế trong đó chỉ có 1 cán bộ có trình độ đại học năm 1999, đến nay là 12cán bộ công chức trong đó 10 cán bộ có trình độ đại học, 01cán bộ có trình độcao đẳng và 01 cán bộ có trình độ trung cấp Với chức năng quản lý quỹ ngânsách và các quỹ tài chính, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước, Kho bạcNhà nước Vĩnh Thuận đã quản lý quỹ NSNN an toàn, kiểm soát chi chặt chẽ,tham mưu cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu, chi NSNN
có hiệu quả cao
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của KBNN Vĩnh Thuận:
Kho bạc Nhà nước cấp huyện tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên.Nhưng để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, bộ máy giúp việc của KBNNVĩnh Thuận hiện nay gồm 3 bộ phận nghiệp vụ gồm: Bộ phận kiểm soát chi(Trong bộ phận này phân công một công chức làm công tác Tổng Hợp - HànhChính); Bộ phận Kế toán nhà nước ( trong bộ phận này phân công một côngchức làm công tác kho quỹ) và bộ phận bảo vệ Cùng với việc ổn định bộ máy
tổ chức và số cán bộ hiện có, KBNN Vĩnh Thuận luôn chú trọng tới công tácđào tạo dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
và trình độ lý luận chính trị cho cán bộ