1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phần môn Quản Trị Marketing CHIẾN DỊCH KHỞI CHẠY SẢN PHẨM MỚI KẸO MILKKITA ZERO CALO (LOẠI 80G) CỦA CÔNG TY TNHH UNITED FAMILY FOOD VIỆT NAM TP.HCM TRONG QUÝ 4 NĂM 2023

26 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Dịch Khởi Chạy Sản Phẩm Mới Kẹo Milkkita Zero Calo (Loại 80G) Của Công Ty TNHH United Family Food Việt Nam TP.HCM Trong Quý 4 Năm 2023
Tác giả Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B, Nguyễn Văn C
Người hướng dẫn GVHT: Trần Thị B
Trường học Trường Đại Học XXX
Chuyên ngành Quản Trị Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đưa ra các chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm Milkita, nhằm tăng cường sự nhận diện thương hiệu, tạo ảnh hưởng lớn đến đ

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA MARKETING - -

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI : CHIẾN DỊCH KHỞI CHẠY SẢN PHẨM MỚI KẸO MILKKITA ZERO CALO (LOẠI 80G) CỦA CÔNG TY TNHH UNITED FAMILY FOOD VIỆT NAM TP.HCM TRONG QUÝ 4 NĂM 2023

SVTH: NHÓM A Lớp: XXX

TP Hồ Chí Minh, năm 2023

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA MARKETING - -

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI : CHIẾN DỊCH KHỞI CHẠY SẢN PHẨM MỚI KẸO MILKKITA ZERO CALO (LOẠI 80G) CỦA CÔNG TY TNHH UNITED FAMILY FOOD VIỆT NAM TP.HCM TRONG QUÝ 4 NĂM 2023

TP Hồ Chí Minh, năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 4

TÓM TẮT BÁO CÁO 5

1 GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 6

1.1 Vấn Đề Của Doanh Nghiệp: 7

1.2 Nguồn Vốn Doanh Nghiệp 9

2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 9

2.1 Tổng quan thị trường nghành bánh kẹo tại việt nam: 9

2.2 Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam 9

2.3 Phân tích ngành kẹo sữa milkita(5 FORCES): 11

2.4 Phân tích giá trị nội bộ (value chain) kẹo sữa Mikita: 12

2.5 Phân tích SWOT 14

3 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM 15

3.1 Phân khúc thị trường 15

3.2 Đối thủ cạnh tranh 16

3.3 Định vị sản phẩm kẹo sữa Milkita: 17

3.3.1 Định vị dựa vào đặc tính sản phẩm: 17

3.3.2 Định vị dựa vào giá 17

3.3.3 Định vị dựa vào đối tượng sử dụng 17

4 CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 18

4.1 Chiến lược Marketing mix 6p’s 18

4.2 Khởi chạy sản phẩm mới 18

4.3 Điểm đặc biệt của sản phẩm (Proposition) 18

4.4 Chiến lược về sản phẩm (Product), đóng gói (PACKAGING) 19

4.5 Chiến lược về giá (Price) 19

Trang 4

4.6 Chiến lược về địa điểm bán (Place) 20

4.7 Chiến lược quảng cáo (Promotion) 21

5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT ( Chiến Dịch Truyền Thông Marketing tích hợp) 22

5.1 Mục tiêu 22

5.2 Ý tưởng lớn thực hiện chiến dịch (Big idea) 22

5.2.1 Ý tưởng lớn: “kẹo sữa lành mạnh - môi trường bền vững” 22

5.2.2 Chức năng của sản phẩm (Product function) 22

5.2.3 Thông điệp chính (Key message) 22

5.3 Giai đoạn thực hiện chiến dịch 23

5.4 Ngân sách 25

6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

LỜI GIỚI THIỆU

Trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, việc tìm hiểu về một sản phẩm đặc thù như kẹo sữa Milkita là rất quan trọng để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xem xét và phân tích chi tiết về sản phẩm Milkita, từ đó tìm hiểu về thị trường và khách hàng tiềm năng của nó Mục tiêu cuối cùng là đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả và phù hợp nhằm nâng cao

sự nhận biết thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm

 Vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan đến sản phẩm Milkita và thị trường tiêu thụ Cụ thể, chúng tôi sẽ xem xét các yếu tố như tiềm năng thị trường, đối tượng khách hàng, sự cạnh

Trang 5

tranh, xu hướng tiêu dùng và những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thành công của sản phẩm Milkita trên thị trường

 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đưa ra các chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm Milkita, nhằm tăng cường sự nhận diện thương hiệu, tạo ảnh hưởng lớn đến đối tượng khách hàng tiềm năng và tăng cường doanh số bán hàng Bằng cách phân tích thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, chúng tôi sẽ đề xuất các phương pháp quảng cáo, chiến lược giá cả, cách tiếp cận thị trường và các hoạt động tiếp thị khác nhằm nâng cao sự thành công của sản phẩm Milkita trên thị trường

 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sẽ sử dụng một phương pháp nghiên cứu đa chiều, bao gồm phân tích thị trường, phỏng vấn khách hàng tiềm năng, nghiên cứu về sản phẩm và cạnh tranh, cũng như phân tích xu hướng tiêu dùng Chúng tôi sẽ thu thập và phân tích các dữ liệu liên quan, từ đó đưa ra các kết luận và đề xuất các chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm Milkita

TÓM TẮT BÁO CÁO

Báo cáo được chia thành 5 phần chính như sau:

Phần 1: Giới thiệu về doanh nghiệp

- Miêu tả về doanh nghiệp, bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp

- Đề cập đến vấn đề hiện tại của doanh nghiệp cần giải quyết

Phần 2: Phân tích môi trường kinh doanh

- Nghiên cứu thị trường kẹo sữa Milkita tại Việt Nam, bao gồm phân tích các yếu

tố như xu hướng tiêu dùng, đối tượng khách hàng và cạnh tranh trên thị trường

Trang 6

- Phân tích ngành kẹo sữa Milkita, xem xét các yếu tố về sản xuất, phân phối và tiếp thị trong ngành

Phần 3: Phân khúc thị trường và định vị sản phẩm

- Phân tích các phân khúc thị trường tiềm năng cho sản phẩm kẹo sữa Milkita

- Xác định các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và định vị sản phẩm trong ngành

- Đưa ra đặc tính sản phẩm, giá cả và đối tượng sử dụng để định vị sản phẩm kẹo sữa Milkita

Phần 4: Chiến lược marketing

- Trình bày chiến lược marketing về sản phẩm, bao gồm các hoạt động và chiến dịch liên quan đến sản phẩm Milkita

- Đưa ra chiến lược về giá cả, quảng cáo và điểm bán hàng để tăng cường sự nhận biết và tiếp cận khách hàng

Phần 5: Kế hoạch thực hiện và kiểm soát

- Đề xuất kế hoạch thực hiện chiến lược marketing, chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu và giai đoạn thứ hai

- Định rõ ngân sách cần thiết để thực hiện kế hoạch và kiểm soát quá trình triển khai

Bằng cách thực hiện các phần trên, báo cáo này đề xuất các chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm kẹo sữa Milkita, nhằm nâng cao sự nhận diện thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ

1 GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Công ty TNHH United Family Food Việt Nam (Unifam Việt Nam) là một công ty được hoạt động theo sự điều hành và định hướng của tập đoàn UNIFAM (Indonesia) dành cho thị trường Việt Nam

Trang 7

Hiện nay Công ty UNIFAM Việt Nam được biết đến với nhãn hiệu kẹo sữa MILKITA, thương hiệu hiện đang dẫn đầu thị trường Việt Nam, theo phân khúc kẹo sữa (kẹo dinh dưỡng) Kẹo sữa MILKITA hiện đang được người tiêu dùng tin dùng và đón nhận một cách nồng nhiệt vì chất lượng và sự khác biệt của nó Với phương châm:“Trẻ em xứng đáng được hưởng hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống của mình là lý do chúng tôi luôn cố gắng mang lại điều tốt nhất cho trẻ em bằng những sản phẩm chất lượng dinh dưỡng cao.”

Tầm Nhìn, Sứ Mạng, Mục Tiêu

 Mục tiêu: Unifam Việt Nam luôn nỗ lực để phát triển một cách thật bền vững tại thị trường Việt Nam Unifam Việt Nam đã, đang và sẽ không ngừng cung cấp những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao cũng như dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng

 Tầm nhìn: Công ty TNHH United Family Food Việt Nam phấn đấu trở thành một trong các công ty có hệ thống phân phối và nguồn lực nhân sự mạnh và chuyên nghiệp tại khắp 63 tỉnh thành trong cả nước trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bánh kẹo chất lượng cao và giàu dinh dưỡng ta ̣i Việt Nam

 Sứ mệnh: Với sứ mệnh “Góp phần mang lại niềm vui, sức khỏe và hạnh

phúc cho trẻ em thông qua những sản phẩm chất lượng cao và giàu dinh dưỡng”, Công ty TNHH United Family Food Việt Nam phấn đấu trở thành Top 5 các công ty có hệ thống phân phối và nguồn lực nhân sự mạnh và chuyên nghiệp tại khắp các tỉnh thành trong cả nước vào năm 2025 trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bánh kẹo chất lượng cao và giàu dinh dưỡng

ta ̣i Viê ̣t Nam

1.1 Vấn Đề Của Doanh Nghiệp:

 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19: Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,

và United Family Food Việt Nam không phải là ngoại lệ Các biện pháp

Trang 8

phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại có thể làm giảm doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp

 Cạnh tranh: Cạnh tranh trong ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng tăng lên, với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả các thương hiệu nội địa và quốc tế United Family Food Việt Nam phải tìm cách để nổi bật và thu hút khách hàng giữa sự cạnh tranh này

 Quản lý chất lượng sản phẩm: United Family Food Việt Nam phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng của khách hàng và các quy định pháp luật Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc xây dưng được uy tín thương hiệu trên thị trường, tăng cường lòng tin của khách hàng

 Môi trường kinh doanh: Các quy định và chính sách kinh doanh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của United Family Food Việc tuân thủ các quy định

về an toàn thực phẩm, chất lượng và môi trường cũng như sự thay đổi trong chính sách thuế và nhập khẩu có thể tạo ra áp lực cho doanh nghiệp

 Tiếp cận thị trường: United Family Food Việt Nam đang phải đối mặt với khó khăn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ Việc tìm kiếm

và duy trì quan hệ với các đại lý, siêu thị và nhà phân phối, nắm bắt được nhu cầu và sở thích của khách hàng địa phương là một thách thức lớn

 Quản lý tài chính: United Family Food Việt Nam cần phải quản lý tài chính của mình một cách cẩn thận để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững Điều này bao gồm việc quản lý cân đối nguồn lực và chi phí hoạt động, đảm bảo dòng tiền đủ để duy trì và phát triển doanh nghiệp

 Xây dựng thương hiệu: United Family Food cần xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ để thu hút và gây dựng lòng tin của khách hàng Điều này có thể đòi hỏi đầu tư vào quảng cáo và marketing, nâng cao nhận diện thương hiệu

và tạo ra sản phẩm và dịch vụ uy tín

Trang 9

1.2 Nguồn Vốn Doanh Nghiệp

Tình hình kinh doanh của công ty kẹo Milkita tới thời điểm hiện tại (tính đến tháng 11 năm 2023) khá tích cực Doanh thu của công ty trong năm 2023 đạt 1.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2022 Đây là mức doanh thu cao nhất

từ trước đến nay của công ty Lợi nhuận trước thuế của công ty kẹo Milkita năm

2023 công ty kẹo Milkita đã đạt được những kết quả kinh doanh tích cực nhờ vào

một số yếu tố sau:

Nhu cầu tiêu dùng kẹo của người tiêu dùng Việt Nam đang tăng lên Công ty đã thực hiện tốt chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu Công ty đã đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Công ty đã đẩy mạnh đầu tư cho kênh thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng

Trong thời gian tới, công ty kẹo Milkita sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho các kênh bán hàng hiện đại, đặc biệt là kênh thương mại điện tử Công ty cũng sẽ tiếp tục

đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.1 Tổng quan thị trường nghành bánh kẹo tại việt nam:

Bánh và kẹo nội địa được ưa chuộng rộng rãi ở Việt Nam với đa dạng về cấu trúc

và hương vị, là lựa chọn phổ biến ở mỗi hộ gia đình, nhất là đối với trẻ em

Trong bối cảnh hội nhập,”người tiêu dùng Việt cũng đang thể hiện sự quan tâm đến các loại bánh kẹo nhập khẩu Đất nước này đang trở thành thị trường tiềm năng cho sản phẩm bánh kẹo từ các quốc gia trên thế giới Sự gia tăng của các doanh nghiệp tham gia thị trường Việt Nam cùng với tăng trưởng nhu cầu đang

mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác’(Briefing, 2023)

2.2 Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam

Thị trường bánh kẹo tại Việt Nam được dự đoán sẽ tạo ra doanh thu 8,5 tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,17% Lượng tiêu thụ bánh kẹo có đường hiện là lớn nhất, tiếp theo là bánh ngọt và các sản phẩm được bảo

Trang 10

quản Hiện cũng có sự cạnh tranh đáng kể trong lĩnh vực bánh kẹo giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế Mặc dù thuế nhập khẩu bánh kẹo từ các quốc gia ASEAN vào Việt Nam đã giảm xuống 0%, nhưng bánh kẹo sản xuất trong nước vẫn tiếp tục nắm giữ thị trường, chiếm hơn 90% tổng doanh số bán bánh kẹo của cả nước.Về xu hướng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam, đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại thực phẩm ít béo, ít đường và ít calo Nguyên do là tỷ lệ béo phì ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa và thay đổi lối sống, cũng như ý thức về sức khỏe ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu đối với các loại thực phẩm ít béo tăng lên đáng kể (statista, 2023)

Tiêu dùng xanh cũng là một trụ cột chính trong Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Nắm bắt xu hướng này, các công ty cũng đang hướng đến xu hướng phát triển bền vững, ưu tiên tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm, lựa chọn các thành phần có nguồn gốc thân thiện với môi trường, đồng thời cân nhắc sử dụng vật liệu đóng gói có thể tái chế để giảm lượng khí thải carbon Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam đang chuyển dần sang các sản phẩm ít béo, ít đường và ít calo do tình trạng béo phì gia tăng, sự đô thị hóa và

ý thức về sức khỏe (Bộ Công Thương Việt Nam, 2021)

Theo như báo cáo cho rằng tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam đang tăng nhanh, với tỷ lệ trẻ em thừa cân từ 5 đến 19 tuổi tăng từ 8,5% vào năm 2010 lên 19% vào năm 2020 (UNICEF, 2021) Người tiêu dùng Việt Nam cũng đang chú ý đến các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường Tiêu dùng xanh đã trở thành một trụ cột quan trọng trong Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam từ năm 2011 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Các công ty đang tập trung vào phát triển bền vững, tìm kiếm nguồn cung ứng có trách nhiệm và sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, đồng thời hạn chế sử dụng vật liệu đóng gói không thân thiện với môi trường

Trong quá trình sản xuất, việc ưu tiên sử dụng nguyên liệu địa phương đang được coi là yếu tố quan trọng Ngành nông nghiệp tại Việt Nam đang phát triển mạnh

Trang 11

mẽ và các nguyên liệu chính như mía đường và ca cao đều có sự tăng trưởng tốt Việt Nam hiện là nguồn cung cấp ca cao chất lượng cao, với sản lượng đạt 5,75 triệu kg vào năm 2022 và đã nhận được danh hiệu ICCO Fine Flavor Cacao vào năm 2021 Công nghiệp bánh kẹo ở Việt Nam cũng có lợi thế khi xuất khẩu sang các quốc gia khác Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp giảm rào cản thương mại đối với ngành này Ví dụ, bánh kẹo Việt Nam đã trở nên cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc nhờ thuế suất gần như bằng 0% theo FTA giữa hai quốc gia

Với dân số đông dân thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới (Bộ lao động - thương binh và xã hội, 2019), Việt Nam được xem là một thị trường hấp dẫn với

cơ sở khách hàng lớn và đang mở rộng Sự tăng thu nhập cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có khả năng mua sắm các sản phẩm bánh kẹo chất lượng cao Thị trường cũng đang chuyển đổi với sự xuất hiện của các sản phẩm chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng sành ăn Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều công ty mới, cả trong và ngoài nước, mở rộng danh mục sản phẩm bánh kẹo của

họ Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều không gian cho các công ty hiện có để mở rộng hơn và thu hút các doanh nghiệp mới tham gia thị trường Các doanh nghiệp hiểu

rõ nhu cầu và xu hướng địa phương, điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ để phù hợp sẽ có lợi thế cạnh tranh Kẹo sữa Milkita đã ghi dấu ấn với người tiêu dùng tại Việt Nam kể từ khi ra mắt năm 2011 Hiện nay, sản phẩm này đã phân phối rộng rãi từ thành thị đến nông thôn thông qua mạng lưới hơn 150 nhà phân

phối, 300.000 cửa hàng và 700 nhân viên bán hàng khắp các kênh kinh doanh

2.3 Phân tích ngành kẹo sữa milkita(5 FORCES):

Sức mua của người tiêu dùng:

Sức mua của người tiêu dùng có thể được coi là mạnh đối với sản phẩm kẹo Milkita nếu có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong thị trường kẹo Khách hàng có khả năng chuyển đổi sang các sản phẩm kẹo khác nếu kẹo Milkita không đáp ứng nhu cầu giá cả cũng như chất lượng không hợp lý

Trang 12

 Sức mua của nhà cung cấp:

Sức mua của nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của sản phẩm kẹo Milkita Nếu công ty TNHH United Family Food Việt Nam phụ thuộc vào một

số lượng lớn nhà cung cấp quan trọng để sản xuất kẹo Milkita, thì sức mua của nhà cung cấp có thể là mối đe dọa nếu nhà cung cấp tăng giá hoặc gây nguy cơ cung ứng không ổn định

 Độ cạnh tranh giữa các đối thủ khác:

Sản phẩm kẹo Milkita cạnh tranh với nhiều đối thủ khác trong thị trường kẹo

Độ cạnh tranh cao có thể áp lực giảm giá cả và lợi nhuận, buộc công ty phải đổi mới và cải tiến sản phẩm để duy trì sự hấp dẫn trong thị trường

 Rủi ro của sản phẩm thay thế:

Sản phẩm kẹo Milkita có thể đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm kẹo thay thế hoặc thực phẩm ngọt khác Khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm thay thế, như sô cô la hoặc bánh kẹo, thay vì kẹo Mikita

 Rào cản mới vào thị trường:

Rào cản vào thị trường kẹo có thể thấp, cho phép sự xuất hiện của các đối thủ mới Tuy nhiên, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm để tham gia vào thị trường này

2.4 Phân tích giá trị nội bộ (value chain) kẹo sữa Mikita:

Sẽ giúp bạn hiểu rõ cách sản phẩm được tạo ra từ việc nhập liệu nguyên liệu ban đầu đến khi sản phẩm hoàn thành và đến tay người tiêu dùng Dưới đây là một ví dụ phân tích giá trị nội bộ cho sản phẩm kẹo sữa Mikita:

 Nhập liệu (Input):

Nguyên liệu: Bao gồm sữa, đường, hương liệu, dầu thực phẩm và các thành phần khác để tạo thành kẹo sữa

Trang 13

Nhà cung cấp: Các công ty hoặc nhà cung cấp cung cấp nguyên liệu này cho Mikita

 Phân loại và sơ chế nguyên liệu (Inbound Logistics):

Mikita phải kiểm tra chất lượng nguyên liệu, lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất, và lập kế hoạch cho việc sơ chế nguyên liệu

 Sản xuất (Operations):

Quá trình sản xuất kẹo sữa Mikita bao gồm trộn các nguyên liệu, đun nấu, tạo hình và đóng gói sản phẩm

 Kiểm tra chất lượng (Quality Control):

Mikita cần tiến hành kiểm tra chất lượng liên tục để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng

 Đóng gói (Outbound Logistics):

Sau khi sản phẩm đã được sản xuất và kiểm tra chất lượng, nó được đóng gói

để chuẩn bị cho việc phân phối và giao hàng

 Tiếp thị và quảng cáo (Marketing and Sales):

Mikita cần tiếp thị và quảng cáo sản phẩm để tạo nhu cầu và thu hút khách hàng Các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị trực tuyến có thể sử dụng để quảng

bá sản phẩm

 Dịch vụ (Service):

Dịch vụ khách hàng sau bán hàng và hỗ trợ kỹ thuật nếu cần thiết

 Hệ thống thông tin (Firm Infrastructure):

Hệ thống quản lý và hạ tầng công nghệ thông tin của Mikita giúp quản lý toàn

bộ quá trình sản xuất và kinh doanh

 Nhân sự (Human Resources):

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w