1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kết thúc học phần môn quản trị học

16 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Môn: Quản Trị Học
Tác giả Nguyễn Thùy Trang
Người hướng dẫn Th.S. Lê Trương Thảo Quyên
Trường học Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 807,91 KB

Nội dung

Kế thừa những cơ sở lý thuyết cổ điển về quản trị cũng như kết hợp với sự hiện đại, phát triển trong thời đại ngày nay, định nghĩa là về quản trị cho rằng: “Quản trị bao gồm toàn bộ các

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

ạ m phát ở Vi ệ t Nam hi ệ n nay Hãy nên nguyên nhân và gi ả i pháp cho th ự c tr ạ

Mã lớp học phần: 23C1MAN50200129

Phòng học: N2-105

Buổi học: Chiều thứ 4

Giảng viên: Th.S Lê Trương Thảo Quyên

\

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023

Họ tên sinh viên: Nguy ễn Thùy Trang

MSSV: 31221020057

TRƯỜNG KINH DOANH

Trang 2

M ỤC LỤC MỞ ĐẦU

L ỜI NÓI ĐẦU 1

N ỘI DUNG 1 Giải thích mối quan hệ giừa các chức năng trong quản trị 1.1 Khái niệm bốn chức năng trong quản trị 2

1.2 Mối quan hệ giữa bốn chức năng trong quản trị 3

2 Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này 2.1 Nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow 4

2.2 Ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow trong công ty Google 7

3 D ùng kiến thức về chức năng tổ chức của quản trị học tư vấn giúp ông An giải quyết tình huống ủy quyền điều hành công ty cổ phần An Tâm 3.1 Hoàn cảnh 10

3.2 Thông tin của các nhà quản trị 10

3.3 Giải pháp 11

K ẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

L ỜI NÓI ĐẦU

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên, Thạc sĩ Lê Trương Thảo Quyên đã truyền tải cho chúng em những kiến thức cần thiết, bổ ích từ giáo trình một cách cô đọng, dễ hiểu và truyền cảm hứng cho chúng em qua các ví dụ thực tế từ chính những quan sát và trải nghiệm của cô trong công việc và cuộc sống Cảm ơn cô vì đã luôn khuyến khích chúng em bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của mình và cùng nhau bàn luận để có thêm những góc nhìn mới đầy thú vị và bổ ích đối với chúng em

Bài tiểu luận này em mong muốn áp dụng những kiến thức đã học từ sách giáo trình cũng như những kỹ năng trong quá trình rèn luyện, tham gia các hoạt động ở trường để làm

rõ lí thuyết cơ bản đã được học và ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế thông qua cách tư duy

và suy nghĩ mà em được trau dồi trong quá trình học tập

Cuối cùng, em xin gửi lòng biết ơn đến Quý Nhà trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và các tác giả đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thành thật tốt bài tiểu luận này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

N ỘI DUNG

1 Gi ải thích mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị?

Từ mấy ngàn năm trước Công Nguyên, con người đã thực hiện công việc quản trị để hình thành nên chính quyền nhà nước đầu tiên cũng như xây dựng các công trình mang tính biểu tượng cho đến ngày nay như kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc Những công trình kiến trúc cần có sự phối hợp chặt chẽ này là một bằng chứng đầy tính thuyết

phục cho sự hình thành và phát triển của quản trị đã có từ rất lâu đời Ngày nay, khi nền văn minh nhân loại đã có những bước ngoặt thay đổi lớn, các phương pháp và kỹ thuật trong quản trị cũng nhanh chóng thay đổi qua từng thời kỳ Kế thừa những cơ sở lý thuyết cổ điển về

quản trị cũng như kết hợp với sự hiện đại, phát triển trong thời đại ngày nay, định nghĩa là về quản trị cho rằng: “Quản trị bao gồm toàn bộ các hoạt động hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao thông qua hoạt động hoạch định, tổ

chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức” Và định nghĩa chung về quản trị này cũng cho thấy được bốn chức năng quan trọng của công việc quản trị chính là :”Hoạch định,

tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát”

1.1 Khái niệm bốn chức năng trong quản trị:

được mục tiêu đó một cách hiệu quả và phù hợp với tổ chức

hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra

Lãnh đạo: Lãnh đạo là việc tạo ra các giá trị phát triển, động viên và truyền cảm hứng

cho người khác nhằm tăng hiệu quả trong công việc cũng như nâng cao sự phối hợp, gắn kết của tổ chức

nhằm đảm bảo tiến độ, hướng đi của các hoạt động trong thực tế với mục tiêu ban đầu và thực hiện những điều chỉnh khi cần thiết

Trang 5

1.2 M ối quan hệ giữa bốn chức năng trong quản trị

Một nhà quản trị để làm tốt vai trò của mình là xác định mục tiêu của tổ chức và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu thì cần phải thực hiện đầy đủ bốn chức năng là :” Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát” Bốn chức năng này có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình quản trị Trước khi một tổ chức đi vào hoạt động, nhà quản trị đã có tầm nhìn của mình trong việc xác định những mục tiêu chiến lược và vạch ra những hướng đi của tổ chức để đạt đến mục tiêu, điều này thể hiện chức năng hoạch định Khi tổ chức bắt đầu hoạt động, mọi người trong tổ chức đã xác định được mục tiêu thì nhà quản trị phải triển khai và bố trí các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả và phù hợp với chiến lược của tổ chức, việc xác định chi tiết kế hoạch hoạt động và thực hiện nó đã thể hiện chức năng

tổ chức Trong quá trình từng bước thực hiện theo kế hoạch của tổ chức, qua những quan sát

và các đánh giá, nhà quản trị liên tục thực hiện các phương pháp, chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích nhân viên nâng cao hiệu quả công việc, nghiên cứu các biện pháp để khắc phục hạn chế trong cách thức thực hiện công việc, tạo ra những giá trị có ý nghĩa cho sự phát triển của nhân viên và cả tập thể, toàn bộ các hoạt động này là chức năng lãnh đạo Chuỗi hệ thống nhà hàng lẩu nổi tiếng Haidilao là một dẫn chứng của việc thực hiện tốt chức năng lãnh đạo trong tổ chức ngày nay Chuỗi nhà hàng này không chỉ nổi tiếng với chất lượng sản phẩm tốt, thái độ phục vụ tận tình mà còn ở chính sự trung thành của nhân viên Tinh thần này là kết quả của sự điều hành và lãnh đạo tài tình của Trương Dũng, cha đẻ của Haidilao, khi ông cho những nhân viên cấp thấp nhất được sở hữu một phần lợi nhuận của công ty, bên cạnh đó còn cho họ cơ hội để thăng tiến, phát triển trong công việc bằng cách tham gia học tập tại một trường đào tạo nhân sự do chính các quản lí cấp cao của Haidilao giảng dạy Các vị trí quản

lí ở Haidilao cũng được chọn từ các nhân viên cấp thấp ở đây chứ không chỉ thuê người tài giỏi từ bên ngoài Việc lãnh đạo tốt cùng với thấu hiểu mong muốn của nhân viên và sẵn sàng trao cho họ cơ hội để đóng góp, phát triển, đã làm cho hệ thống nhà hàng lẩu này đã có những thành công rực rỡ khi có hơn 1300 nhà hàng tại Trung Quốc và 97 nhà hàng tại nước ngoài như Mỹ, Singapore, Anh, Nhật, Hàn, Cuối cùng thì để đảm bảo công việc được hoàn thành theo đúng hướng đã đề ra ban đầu cũng như được thực hiện đúng thời hạn, tiến độ thì nhà

quản trị thực hiện chức năng kiểm soát của mình để giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên, xác định vị trí hiện tại của tổ chức trong quá trình thực

Trang 6

hiện mục tiêu để đề ra các biện pháp phù hợp và thực hiện các thay đổi cần thiết để nâng cao chất lượng hoàn thành công việc Các chức năng trên thường được thực hiện đồng thời để bổ trợ cho nhau trong suốt quá trình hoạt động nhưng tùy vào bối cảnh cũng như cấp bậc mà nhà quản trị sẽ phải thực hiện một số chức năng một cách thường xuyên hơn so với các chức năng còn lại Một nhà quản trị sẽ phải liên tục thực hiện cùng một lúc chức năng hoạch định và tổ

chức trong các giai đoạn cần đưa ra nhiều sự thay đổi về cấu trúc cũng như mục tiêu của doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng phải truyền cảm hứng, khích lệ, dẫn dắt nhân viên thực hiện mục tiêu cùng với việc giám sát, đánh giá và yêu cầu nhân viên báo cáo kết quả của công

việc Qua đó thấy được tầm quan trọng của bốn chức năng mà nhà quản trị cần thực hiện cũng như nhấn mạnh sự linh hoạt, tinh tường của một nhà quản trị trong việc phối hợp giữa bốn chức năng trong từng bối cảnh khác nhau

2 Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này

Qua nhiều thời kỳ lịch sử, con người được nhận định vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa

là một thực thể xã hội, và ngày nay v1ai trò của con người ngày càng được nhấn mạnh, đề cao trong các hoạt động trong đời sống xã hội, đặc biệt là ở các tổ chức, doanh nghiệp Bên cạnh đó nhu cầu và mong muốn của con người cũng ngày càng trở nên phức tạp, việc nghiên cứu về các nhu cầu của con người đã được các nhà quản trị đặt nhiều sự quan tâm nhằm đề ra các chính sách đáp ứng các nhu cầu này một cách tốt và phù hợp nhất với nguồn lực giới hạn của công ty, qua đó thúc đẩy động lực làm việc và sự gắn bó của nhân viên trong tổ chức Hiện nay có rất nhiều lý thuyết về nhu cầu của con người, tuy nhiên phổ biến và nhận được nhiều ý kiến ủng hộ nhất vẫn là “Thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow” Abraham Maslow là một nhà tâm lý học người Mỹ và ông cũng chính là tác giả của “chủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học” và “Thuyết nhu cầu”

2.1 Nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow

“Thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow” phân loại nhu cầu của con người thành 5 nhóm khác nhau theo thứ tự cấp bậc từ thấp đến cao, bao gồm: “Các nhu cầu sinh lý, các nhu cầu an toàn, các nhu cầu xã hội, các nhu cầu được tôn trọng, các nhu cầu tự thể hiện”

Lý thuyết này cho rằng con người sẽ hành động để được đáp ứng các nhu cầu của họ theo thứ

tự lần lượt từ thấp đến cao, cụ thể họ sẽ cố gắng đạt được những nhu cầu ở cấp thấp trước,

Trang 7

sau khi nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn ở một mức độ nhất định, con người mới tiến đến mong muốn đạt được nhu cầu ở cấp bậc cao hơn một cách có thứ tự Và động lực hành động của con người cũng đều dựa trên mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu trên

Hình 1: Tháp nhu cầu Maslow

B ậc 1: Các nhu cầu sinh lý

Các nhu cầu sinh lý là các nhu cầu cơ bản nhất để đảm bảo cho sự tồn tại của con người Các nhu cầu này bao gồm được ăn uống, ngủ, hít thở và bài tiết Vì con người bắt buộc cần

thỏa mãn các nhu cầu này để sống, các nhu cầu này được xếp ở cấp bậc thấp nhất, cho thấy con người phải thỏa mãn được nó đầu tiên trong tất cả các nhóm nhu cầu

Trang 8

B ậc 2: Các nhu cầu an toàn

Sau khi thỏa mãn được các nhu cầu sinh lý, con người bắt đầu giảm mong muốn đạt được nhu cầu này và tập trung hành động để đạt được các nhu cầu an toàn Các nhu cầu an toàn là mong muốn được bảo vệ về tính mạng, tài sản cá nhân, có nơi cư ngụ, được sống trong môi trường đảm bảo sức khỏe, môi trường làm việc ổn định và có tính bền vững

Sau khi các nhu cầu an toàn đã được thỏa mãn ở một mức độ nhất định, con người bắt đầu nâng cao nhu cầu của mình lên cấp bậc cao hơn tiếp theo đó là các nhu cầu xã hội Qua

đó con người được thỏa mãn các nhu cầu xã hội thông qua việc được tham gia và chấp nhận

là một phần của tổ chức, tập thể, điều này đòi hỏi con người phải cảm thấy được gắn bó, kết

nối và giao tiếp với những người khác

Tiếp theo con người sẽ tiến đến các nhu cầu cao hơn các nhu cầu xã hội đó là các nhu cầu được tôn trọng Bởi vì một khi con người đã là một bộ phận trong tập thể thì họ sẽ mong

muốn được người khác quan tâm, chú ý, công nhận và đánh giá cao những đóng góp cũng như khả năng của mình Nhu cầu được tôn trọng chính là nhu cầu có được sự uy tín, địa vị, trách nhiệm cao trong công việc đối với những người khác

B ậc 5: Các nhu cầu tự thể hiện

Cấp bậc cao nhất trong hệ thống cấp bậc nhu cầu đó là các nhu cầu tự thể hiện Nhu cầu

tự thể hiện nói lên mong muốn được tiếp cận với các cơ hội học hỏi, hoàn thiện bản thân cả

về thể chất và trí tuệ cũng như thăng tiến, phát triển trong công việc của con người Nhu cầu này cũng nói lên khát khao được đóng góp, cống hiến và sáng tạo nên các sáng kiến mới trong quá trình làm việc

Qua nội dung của thuyết thang nhu cầu của Maslow, các nhà quản trị được tìm hiểu về các cấp bậc và nhóm trong nhu cầu của con người cũng như cách thức mà mỗi người mong muốn để đạt được các nhu cầu đó một cách lần lượt và có tính trật tự từ thấp lên cao Các nhà quản trị sẽ xác định người lao động của mình đang ở cấp bậc nhu cầu nào để đáp ứng phù hợp với mong muốn của nhân viên, nhằm làm hạn chế các lãng phí trong chính sách lao động cũng như tối đa hóa lợi ích của công ty và người lao động một cách khoa học hơn

Trang 9

2.2 Ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow trong công ty Google

Hình 3: Một văn phòng làm việc tại Google

Trong kỷ nguyên công nghệ số ngày nay, thế giới đang từng bước chạm đến những thành tựu to lớn từ tất cả các lĩnh vực trong đời sống Trong đó, công nghệ là một lĩnh vực thu hút rất nhiều nguồn vốn và nhân lực đến từ các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới Và một trong các tập đoàn công nghệ lớn, có đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của công nghệ chính

là Google Google là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia có trụ sở chính tại Hoa Mỹ, công

ty có hơn 140 nghìn nhân viên và là công ty công nghệ có doanh thu hằng năm hàng đầu trên thế giới hiện nay Bên cạnh nổi tiếng về quy mô, doanh số lớn và các tiện ích như Google Search, Youtube, Gmail cũng như hệ điều hành Android, công ty này còn được quan tâm và học hỏi bởi nhiều người trên thế giới về cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn liền

với các chính sách chăm sóc nhân viên vô cùng đặc biệt

Trang 10

Hình 3: Phòng họp đầy tính sáng tạo của Google

Chính sách làm việc tại Google đã làm rất nhiều người kinh ngạc trước sự sáng tạo của

nó, và khi phân tích kỹ hơn sẽ thấy rằng các chính sách này nhằm thỏa mãn cho các nhân viên

một cách tốt nhất các cấp bậc nhu cầu của thuyết nhu cầu của Abraham Maslow đã được đề cập Đầu tiên, nhân viên của Google được trả lương vô cùng hậu hĩnh, được cung cấp các bữa

an và dịch vụ miễn phí cùng với các chính sách phúc lợi khác, xứng đáng với những đóng góp họ bỏ ra cho một công việc mang tính thách thức và đòi hỏi sáng tạo về mặt trí tuệ như phát minh và cải tiến cho các dịch vụ mới của công ty Mức lương cơ bản này đã làm cho các nhân viên tại đây đạt được nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn được nêu trong thuyết nhu cầu khi họ có đủ tiền để chi trả cho các khoản cần thiết trong cuộc sống cá nhân Google còn khuyến khích các nhân viên kết nối và giao lưu với nhau qua việc tổ chức những cuộc thi thể thao, trang trí văn phòng làm việc, các hoạt động thường niên được Google chú trọng tổ chức này là để nhân viên có thể tăng cường sự hiệu quả trong phối hợp làm việc, trở nên gần gũi

và gắn kết với tập thể nhiều hơn, từ đó thỏa mãn nhu cầu xã hội của nhân viên một cách đầy

Trang 11

thú vị và ý nghĩa Không chỉ được gắn kết với các đồng nghiệp khác trong rất nhiều hoạt động giải trí cũng như công việc, nhân viên của Google mỗi tuần đều được tham gia một cuộc họp, được nêu ý kiến và đặt câu hỏi trực tiếp với những người cấp trên cao nhất của công ty, các ý kiến đều được lắng nghe và đón nhận đối với mỗi nhân viên ở cấp thấp đến cấp cao, chính nhờ thái độ rộng mở, quan tâm nhân viên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu được tôn trọng

của con người, qua đó cũng khuyến khích nhân viên không ngừng học hỏi phát triển, đưa ra các ý kiến đóng góp để cải thiện chất lượng công việc Ngoài ra Google cũng rất nổi tiếng với

sự quan tâm và đầu tư cho việc phát triển cá nhân của mỗi nhân viên Nhân viên Google được

học tập và rèn luyện để phát huy tối đa những năng lực của bản thân qua những buổi chia sẻ

và huấn luyện từ những nhân vật nổi tiếng được chính Google mời đến công ty Các chương trình huấn luyện này của Google là cơ hội đặc biệt để nhân viên tiếp cận với các kiến thức mới và đầy tính thách thức để phục vụ cho khao khát phát triển của cá nhân trong tổ chức Ngoài ra công ty này còn có chính sách “20% Time”, chính sách này cho phép nhân viên sử dụng 20% thời gian làm việc để tự do thực hiện các dự án riêng, thúc đẩy nhân viên thể hiện năng lực sáng tạo, tự học trong suốt quá trình làm việc, và đó cũng chính là cách mà Google

sử dụng để đáp ứng nhu cầu tự thể hiện của con người Cùng với tất cả các chính sách đặc biệt gắn liền với nỗ lực đáp ứng thuyết nhu cầu, Google đã luôn giữ được vị trí hàng đầu giữa các tập đoàn khủng lồ về công nghệ như Microsolf, Apple và không ngừng cung cấp, sáng tạo những công nghệ mới, tiên tiến và giúp ích cho đời sống con người

Hình 4: Các sản phẩm và dịch vụ nổi tiếng của Google

Ngày đăng: 26/02/2024, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w