3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---QUẢN TRỊ CÔNG TY NGUYÊN TẮC CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
Trang 2
_DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT_
🙜🙜🙜
MỤC LỤC
🙜🙜🙜
I NGUYÊN TẮC CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ TÍNH MINH BẠCH THEO OECD.
1
1.1 Khái niệm nguyên tắc công bố thông tin và tính bạch. 1
1.2 Nội dung của nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch. 2
1.3 Vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch. 2
II SỰ TIẾP THU NGUYÊN TẮC CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ TÍNH MINH
2.1 Sự thể hiện của nguyên tắc trong Luật Doanh nghiệp năm 2020. 3
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-QUẢN TRỊ CÔNG TY
NGUYÊN TẮC CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 VÀ
THỰC TIỄN THỰC THI CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG OCEANBANK VÀ BIDV
Trang 32.2 Liên hệ pháp luật nước ngoài. 8
III THỰC TIỄN THỰC THI NGUYÊN TẮC CÔNG KHAI, MINH BẠCH CỦA
I NGUYÊN TẮC CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ TÍNH MINH BẠCH THEO OECD.
1.1 Khái niệm nguyên tắc công bố thông tin và tính bạch
Những thông tin được công bố thường về thông tin của công ty niêm yết: “Thông tin của công ty là các hình thức cung cấp câu trả lời cho một câu hỏi nào đó hoặc giải quyết sự không rõ ràng, chắc chắn; thông tin cung cấp có liên quan đến dữ liệu và tiếp thu dữ liệu Thông tin được truyền tải dưới dạng nội dung của vấn đề có thể quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể hiểu như một thông điệp truyền đi theo đúng nghĩa của nó, thông tin luôn được chuyển tải như là nội dung của một thông điệp công ty”.1
Nội hàm của nguyên tắc trên bao gồm công bố thông tin và tính minh bạch Công
bố thông tin được OECD giải thích như sau: “Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công
ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty.” 2
- Theo từ điển tiếng Việt, công bố thông tin là thông báo cho mọi người biết một vấn đề hoặc một thông tin nào đó Công bố thông tin của bất kỳ chủ thể nào phải đảm bảo cho một nhóm đối tượng có thể tiếp cận được thông tin.3
- Theo từ điển Cambridge: “Công bố thông tin (Disclosure) là chỉ ra các hoạt động hay yếu tố tác động tạo ra một sự vật, sự kiện của công ty phải được biết đến Bất kỳ công bố công khai các thông tin này sẽ đem lại lợi hay hại cho công ty.” Công bố thông tin của một công ty là quá trình cung cấp những tài liệu bằng chứng có liên quan một cách rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như website, báo in - tin ảnh,
1 Lê Xuân Thái (2020), “Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam”, trang 7
2 OECD,”Các nguyên tắc QTCT của OECD”, trang 22 truy cập ngày 24/11/2021 lúc 14:28 tại
https://www.oecd.org/
3 Lê Xuân Thái (2020), “Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam”, trang 9
Trang 4bản tin chuyên ngành, Thông tin được công bố theo hai dạng là bắt buộc hoặc tự nguyện: thông tin bắt buộc công bố (theo các quy định của cơ quan quản lý) và thông tin
tự nguyện công bố
Về tính minh bạch:
Tính minh bạch (transparency) trong QTCT được hiểu là khung khổ các quy định
pháp luật và quy định quản trị nội bộ công ty có tính bắt buộc tuân thủ về công bố công khai, kịp thời và chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính, kinh doanh
và các vấn đề quan trọng về sở hữu và QTCT 4
1.2 Nội dung của nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch 5
Thứ nhất, công bố thông tin phải bao gồm, nhưng không hạn chế các thông tin
quan trọng về: kết quả tài chính và hoạt động của công ty; mục tiêu của công ty; sở hữu
cổ phần đa số và quyền biểu quyết; chính sách thù lao cho thành viên HĐQT và cán bộ quản lý cấp cao, bao gồm trình độ, quy trình tuyển chọn, các vị trí đang nắm giữ tại công
ty khác và liệu họ có được HĐQT coi là độc lập hay không; các giao dịch với các bên liên quan; các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu; các vấn đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền lợi liên quan khác và cơ cấu và chính sách quản trị, cụ thể là nội dung của bất kỳ quy tắc hoặc chính sách quản trị nào và quy trình thực hiện nó
Thứ hai, thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩn chất
lượng cao về công bố thông tin kế toán, tài chính và phi tài chính
Thứ ba, Kiểm toán hằng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm toán độc
lập đủ năng lực vào có chất lượng cao nhằm cung cấp ý kiến đánh giá độc lập và khách quan cho HĐQT và các cổ đông, đảm bảo rằng các báo cáo tài chính đã thể hiện một cách trung thực tình hình tài chính và hoạt động của công ty về mọi mặt chủ chốt
Thứ tư, đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với cổ đông và có
trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách chuyên nghiệp đối với công ty
Thứ năm, các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận thông tin bình
đẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho người sử dụng
Thứ sáu, khuôn khổ QTCT phải được bổ sung bằng các biện pháp thúc đẩy sự
phát triển của các dịch vụ phân tích hay tư vấn do các tổ chức phân tích, môi giới chứng
4 TS Phan Thị Thanh Thuỷ, “Bàn về tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam” đăng ngày
01/01/2018, truy cập ngày 24/11/2021 lúc 14:51 tại http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=206802
5 International Finance Corporation, World Bank Group, “Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD”, 2004
Trang 5khoán, định mức tín nhiệm…cung cấp Các tư vấn, phân tích liên quan tới quyết định của nhà đầu tư này phải không bị ảnh hưởng bởi những xung đột lợi ích quan trọng có thể tác động đến tính trung thực của ý kiến phân tích hoặc tư vấn của họ
1.3 Vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch
Các nguyên tắc QTCT nói chung và nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch nói riêng có thể hiểu là những tiêu chí và yêu cầu cần được đảm bảo trong việc QTCT Nếu không có nguyên tắc này, việc đặt ra những quy định về QTCT sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhận thức chủ quan của nhà làm luật cũng như phong tục, tập quán, thói quen của từng quốc gia khi xây dựng quy định pháp luật liên quan.6
Thứ nhất, nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch đảm bảo sự tiếp cận
thông tin một cách bình đẳng giữa các cổ đông Nguyên tắc này được đặt ra nhằm đưa lợi ích tối đa cho các cổ đông, trao cho họ quyền được biết các thông tin cần thiết và được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định trong các hoạt động của công ty
Việc công bố thông tin cũng có thể là một công cụ hiệu quả để tác động tới hoạt động của công ty và bảo vệ nhà đầu tư Một hệ thống công bố thông tin tốt có thể giúp thu hút vốn và duy trì lòng tin của thị trường7 Ngược lại, công bố thông tin yếu kém và không minh bạch có thể dẫn đến hành vi phi đạo đức và mất đi tính trung thực của thị trường, gây thiệt hại lớn không chỉ cho công ty và cổ đông mà cho cả nền kinh tế nói chung Thông tin không đầy đủ và không rõ ràng có thể cản trở khả năng hoạt động của thị trường, làm tăng chi phí vốn và dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả
Thứ hai, nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch tạo cơ hội tiếp cận thị
trường tốt hơn cho các công ty Việc đảm bảo công bố thông tin đầy đủ là cách để công ty tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn vốn nhanh với chi phí thấp nhất.8
Công bố thông tin cũng giúp nâng cao hiểu biết của công chúng về cơ cấu và hoạt động của công ty, chính sách công ty và hoạt động liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường và đạo đức, quan hệ của công ty với cộng đồng nơi công ty hoạt động Từ nguyên tắc này, việc áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và công bố thông tin có chất lượng cao sẽ góp phần nâng cao đáng kể khả năng giám sát công ty của nhà đầu tư thông qua việc cải
6 Võ Thị Hà Linh (2015), “Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công
ty niêm yết của Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – ĐHQGHN, trang 15
7 G20/OECD (2015), “Các nguyên tắc quản trị công ty”, trang 38, truy cập ngày 23/11/2021 tại
https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/f05f4bff-81c1-4f41-a689-0bf68ec03b49/G20-OECD+CG+Principles_English-Vietnamese+by+IFC.pdf?MOD=AJPERES&CVID=lAAQVAw.
8 Võ Thị Hà Linh (2015), “Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công
ty niêm yết của Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – ĐHQGHN, trang 22.
Trang 6thiện sự phù hợp, độ tin cậy, và khả năng so sánh của báo cáo cũng như sự hiểu biết của nhà đầu tư về hiệu quả hoạt động của công ty
Thứ ba, nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch mang tính định tính, làm
hướng chung cho các nguyên tắc cụ thể khác được thiết lập dựa vào đó Vì đây là một trong 06 nguyên tắc cơ bản về QTCT của OECD nên nó được coi là nguồn tham khảo vô cùng quý giá cho các cơ quan lập pháp của các nước để soạn thảo quy định pháp luật cho riêng từng nước nhằm xây dựng một khung pháp lý phù hợp với tình hình của từng quốc gia.9
II SỰ TIẾP THU NGUYÊN TẮn, so với công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân,
pháp luật đòi hỏi trách nhiệm công bố thông tin của CTCP cao hơn thể hiện qua việc Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ nghĩa vụ công khai thông tin của CTCP tại Điều 176.
Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp hiện hành còn quy định cả những trường hợp cần
phải được công bố thông tin định kỳ tại Điều 109 và công bố thông tin bất thường tại Điều 110 Như vậy có thể thấy, có rất nhiều thông tin trong CTCP cần được công bố.
Những thông tin này đều rất cần thiết đối với cổ đông và những người có quyền và lợi ích liên quan tới CTCP niêm yết hoặc đại chúng Với đặc trưng CTCP là loại hình công ty đối vốn điển hình với tính chất nổi bật dễ dàng chuyển nhượng về vốn Điều đó cho thấy
sự tương đối ổn định về tài sản công ty dù cổ đông của công ty luôn linh động chuyển
nhượng vốn Tuy nhiên, với tư cách là chủ sở hữu, các cổ đônC CÔNG BỐ THÔNG
TIN VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
CỔ PHẦN.
2.1 Sự thể hiện của nguyên tắc trong Luật Doanh nghiệp năm 2020
Thứ nhất: Cách thức công bố thông tin:
Khái niệm về Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên đã được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 và nay tiếp tục được ghi nhận, kế thừa trong Luật doanh nghiệp 2020 Theo đó, “Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp bao gồm Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu liên quan và hạ tầng kỹ thuật hệ thống 10”
9 Võ Thị Hà Linh (2015), “Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công
ty niêm yết của Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – ĐHQGHN, trang 20
10 Khoản 19 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020.
Trang 7Chính việc quy định về hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp này
sẽ tạo ra kênh thông tin chính thức cung cấp, công bố thông tin về địa vị pháp lý của tất
cả các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc Điều này góp phần làm minh bạch hóa môi trường kinh doanh cũng như tạo được sự an toàn, tin cậy cho các cổ đông và các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
Thứ hai: Nội dung công bố thông tin:
Cũng theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020; công bố, công khai thông tin là nghĩa vụ của tất cả loại hình công ty Tuy nhiên có quyền được theo dõi hoạt động của công ty và được đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình Do đó mà pháp luật quy định bắt buộc CTCP phải công khai các thông tin về tình hình quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của công ty
Luật doanh nghiệp 2020 cũng đưa ra quy định: “Thù lao của từng thành viên Hội
đồng quản trị, tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, được thể hiện thành mục riêng trong ông bố thông tin phải được diễn ra
một cách công khai, minh bạch kịp thời dễ dàng tiếp cận Đại hội đồng cổ đông theo pháp
luật Việt Nam là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, thư báo cáo tài chính hằng năm
của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên 11” Việc quy định công bố thông tin về chính sách lương thưởng tạo điều kiện cho cổ đông và các nhà đầu tư đánh giá những thông số và cơ sở chính tạo nên các khoản mục trong gói thù lao
và mối liên hệ giữa thù lao với kết quả công việc Quy định công bố như vậy là nhằm tăng cường tính giải trình cũng như tính trách nhiệm của công ty trước cổ đông
Tuy nhiên, Khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu cho rằng cũng nên công bố minh bạch không chỉ với các mức thù lao mà còn cả với phương pháp xác định thù lao Các thông tin khác như tiêu chí xác định mức thù lao cho các thành viên HĐQT, TGĐ hoặc các thành viên BGĐ cũng như tổng số tiền thù lao đã hoặc sẽ trả dựa trên kết quả của năm báo cáo phải được công bố trong báo cáo thường niên
Thứ ba: Trách nhiệm công bố thông tin.
Theo Bộ nguyên tắc QTCT của OECD, việc cc thi nguyên tắc minh bạch bằng cách thành lập ra cơ quan giám sát nội bộ để giám sát hoạt động của HĐQT, giám đốc/TGĐ điều hành, và thông qua các báo cáo của các cơ quan quản lý dựa trên sự đánh giá của cơ quan giám sát Bên cạnh ĐHĐCĐ, HĐQT cũng được coi là trọng yếu trong việc thực thi nguyên tắc minh bạch, thực hành việc kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ, nhằm
11 Khoản 3 Điều 163 Luật doanh nghiệp 2020.
Trang 8bảo đảm thông tin được công bố là chính xác, kịp thời và đầy đủ Ngoài việc công bố công khai những thông tin như được pháp luật yêu cầu, HĐQT khi công bố thông tin cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo mật những thông tin quan trọng của CTCP Đối với mô hình QTCTCP bắt buộc phải có BKS thì BKS và các kiểm soát viên được ví như trung tâm giám sát nội bộ và thực thi nguyên tắc minh bạch trong hoạt động của CTCP
Tuy nhiên, quy định của Luật còn nửa vời về cách thức xử lý đối với người quản
lý có sai phạm12 Chẳng hạn, Luật doanh nghiệp quy định trường hợp BKS phát hiện ra sai phạm của người quản lý công ty, phải thông báo ngay bằng văn bản với HĐQT, đồng thời yêu cầu người đó chấm dứt hành ngay vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả, nhưng lại không quy định các chế tài áp dụng là gì nếu HĐQT không có biện pháp xử lý Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy pháp luật hiện hành thường chỉ tập trung vào xử phạt với các hành vi che giấu thông tin trong các CTCP niêm yết mà chưa thực sự quan tâm đến các hành vi vi phạm nguyên tắc minh bạch trong các CTCP thông thường
Thứ tư: Yêu cầu đối với việc Công bố thông tin và tính minh bạch:
Vấn đề công khai và minh bạch thông tin là nghĩa vụ của lãnh đạo công ty, các vấn đề này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời và chính xác Tuy nhiên, các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn sơ lược cũng như chưa có
sự tương thích với các thông lệ quốc tế13 Điều đó đã dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn như: làm mất niềm tin của các cổ đông và các nhà đầu tư, gây thiệt hại cho thị trường và các bên liên quan Cụ thể là:
Việc công bố thông tin đôi khi bị nhầm lẫn với tính minh bạch Đáng tiếc là hai khái niệm này thường bị sử dụng thay thế cho nhau một cách nhầm lẫn Dù mới nhìn qua thì việc công bố thông tin và tính minh bạch có vẻ là một, nhưng thực tế đó là hai khái niệm khác nhau.14
Mặt khác, cho dù Luật Doanh nghiệp năm 2020 chỉ nhắc đến nguyên tắc công khai trong công ty mà không nói đến minh bạch, theo đó doanh nghiệp có nghĩa vụ công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo, công khai lợi ích và
12 TS Phan Thị Thanh Thủy, Bài viết: “Bàn về tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam”, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp, đăng ngày 01/01/2018, truy cập ngày 20/11/2021 lúc 15:21 tại http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=206802
13 Nguyễn Hữu Trinh, Lê Văn Tấn và Lê Văn Đại, Bài viết: “Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh
nghiệp Việt Nam”, Tạp chí công thương, đăng ngày 04/08/2021 lúc 15:15 (GMT), truy cập ngày 20/11/2021 lúc
16:10 tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quan-tri-cong-ty-co-phan-theo-phap-luat-doanh-nghiep-viet-nam-82547.htm
14 Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Cẩm nang Quản trị công ty (2008) trang 494.
Trang 9người có liên quan của công ty và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật tuy nhiên nhu cầu về minh bạch vẫn được nhận diện là một nhu cầu quan trọng15
Theo quy định của pháp luật Việt Nam về QTCTCP, có hai hình thức cơ bản là CTCP thông thường và CTCP đại chúng – gọi tắt là Công ty đại chúng và về bản chất, công ty đại chúng chính là CTCP Tuy nhiên, để trở thành công ty đại chúng, ngoài đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về CTCP theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, công
ty đó còn phải đầy đủ những điều kiện đặc biệt được quy định ở Luật Chứng khoán 2019
Và Luật doanh nghiệp hiện hành cũng chỉ quy định nghĩa vụ công khai thông tin đối với CTCP thông thường còn vấn đề công khai thông tin đối với công ty đại chúng sẽ thuộc sự điều chỉnh bởi Luật chứng khoán 2019
Cụ thể là, so với Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán năm 2019 dành ra hẳn một chương riêng biệt để quy định nhiều hơn về vấn đề công bố thông tin của công ty đại chúng, theo đó ghi nhận nguyên tắc minh bạch trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của công ty; bảo đảm cổ đông được tiếp cận thông tin công bằng Ngoài ra, luật này cũng ghi nhận trách nhiệm công bố thông tin minh bạch trong nội dung QTCT đại chúng
tại Khoản 6, Điều 41, Luật Chứng khoán năm 2019
Như vậy, pháp luật đã quy định rõ việc công khai, minh bạch trong CTCP đại
chúng là bắt buộc và được ghi nhận một cách rõ nét trong Luật Chứng khoán hiện hành Tuy nhiên, do chưa có sự tách bạch hai khái niệm tính công khai và tính minh bạch nên luật doanh nghiệp 2020 mới chỉ yêu cầu về tính công khai thông qua quy định về trách nhiệm công bố thông tin tại Điều 176 mà chưa có quy định bắt buộc và rõ ràng nào về tính minh mạch trong CTCP thông thường Song, xuất phát từ bản chất của CTCP như đã nêu trên thì nhu cầu về tính minh bạch đối với loại hình CTCP thông thường này là vô cùng cần thiết
Điều này được lý giải bởi đây là loại hình công ty có nhiều cổ đông, chỉ quy định
số lượng tối thiểu mà không giới hạn số lượng tối đa dẫn đến việc CTCP có thể thu hút, huy động vốn không có giới hạn Những cổ đông góp vốn vào công ty chính là chủ sở hữu, họ thường không tham gia quản lý điều hành công ty nhưng lại vẫn có quyền được biết nguồn vốn mình góp vào công ty đang được dùng với mục đích gì và được sử dụng như thế nào Do đó, tất yếu pháp luật về QTCTCP tại Việt Nam cần phải có sự bổ sung chi tiết hơn, rõ ràng hơn nhằm đảm bảo cho lợi ích của các cổ đông, đồng thời đảm bảo
sự tách bạch giữa chủ sở hữu và cơ quan quản lý để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông
15
Trang 10Nhận xét việc tiếp thu nguyên tắc công bố thông tin, tính minh bạch trong QTCT của OECD vào Luật doanh nghiệp:
Thực tiễn hiện nay cho thấy, yêu cầu về công khai và minh bạch hóa thông tin đối với doanh nghiệp nói chung còn yếu, nhất là đối với các CTCP thông thường và doanh nghiệp nhà nước16 Các yêu cầu về công khai thông tin chưa thật đầy đủ và tương thích với thông lệ quốc tế; chưa có cơ chế kiểm tra và giám sát hiệu quả chất lượng của các thông tin được công bố Do đó để khắc phục phần nào những hạn chế trên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã tiếp tục kế thừa những bổ sung một số quy định về nghĩa vụ công khai thông tin đối với doanh nghiệp nhà nước, CTCP mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và CTCP chưa đại chúng (CTCP thông thường) Theo đó, các loại công ty này có
trách nhiệm phải “công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ
quan đại diện chủ sở hữu những thông tin định kỳ; công bố trên trang thông tin điện tử
và ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ 17”
Vậy là, nhu cầu về minh bạch trong công ty CTCP là vô cùng quan trọng và thiết yếu, nếu không thực hiện công khai minh bạch thì không những quyền lợi của các cổ đông không được đảm bảo mà lợi ích liên quan lại không được tách bạch và các ban quản
lý thực hiện hành vi sai trái không được phát hiện kịp thời Như vậy tăng cường tính minh bạch đồng nghĩa với nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát nội bộ trong CTCP Cẩm nang QTCT của Tổ chức tài chính quốc hững yêu cầu công bố thông tin mang tính chất tối thiểu và chưa thực sự đi theo các tiêu chuẩn và thông lệ hiện hành trên thế giới về QTCT Do đó, cần thiết phải có sự nghiên cứu sâu hơn nữa các quy định của pháp luật nước ngoài nói chung và các nguyên tắc QTCT của OECD nói riêng để hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về vấn đề này
2.2 Liên hệ pháp luật nước ngoài
2.2.1 Hoa Kỳ
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ quản trị doanh nghiệp bao gồm các luật về CTCP của các bang, các án lệ cấp Liên bang và bang, các luật về chứng khoán, Luật Sarbanes-Oxley 2002130, các luật khác và các quy chế Ủy ban Chứng khoán (SEC) ban hành Bên cạnh đó, để bảo đảm rằng những người lập ra CTCP và CTTNHH ở Hoa Kỳ công bố thông tin về những người chủ sở hữu hưởng lợi của các CTCP và CTTNHH, để phòng
16 Tuấn Hoàng, Bài viết: “Luật Doanh nghiệp 2020 - Đột phá trong công khai, minh bạch thông tin”, Cổng thông
tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, truy cập ngày 21/11/2021 lúc 10:10 tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/611/3525/luat-doanh-nghiep-2014 -dot-pha-trong-cong-khai minh-bach-thong-tin.aspx
17 Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020.