1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán bctc do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán sao việt thực hiện

122 8 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Trong Kiểm Toán BCTC Do Chi Nhánh Công Ty TNHH Kiểm Toán Sao Việt Thực Hiện
Tác giả Nguyễn Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Cù Hoàng Diệu
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kiểm toán
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Đặc điểm của tiền lương, khoản trích theo lương và ảnh hưởng của khoản mục tiền lương tới kiểm toán BCTC...15 1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương...16

Trang 1

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu,

kết quả trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thu Trang

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 9

LỜI MỞ ĐẦU 10

1 Tính cấp thiết của đề tài 10

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Nội dung và kết cấu của luận văn 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH 14

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 14

1.1 Khái quát chung về khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 14 1.1.1 Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương 14

1.1.2 Đặc điểm của tiền lương, khoản trích theo lương và ảnh hưởng của khoản mục tiền lương tới kiểm toán BCTC 15

1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 16

1.1.4 KSNB đối với khoản mục tiền lương 20

1.2 Khái quát về kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện 22

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện 22

Trang 4

1.2.1.1 Mục tiêu chung trong kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực

hiện 22

1.2.1.2 Mục tiêu kiểm toán cụ thể trong kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện 22

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương .24

1.2.3 Các sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 24

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính 25

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 26

1.3.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 26

1.3.1.2 Lập hợp đồng kiểm toán và chọn nhóm kiểm toán 28

1.3.1.3 Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động 29

1.3.1.4 Tìm hiểu chính sách kế toán và khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 29

1.3.1.5 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính 30

1.3.1.6 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận đối với tiền lương và các khoản trích theo lương 30

1.3.1.7 Xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu đối với tiền lương và các khoản trích theo lương 31

1.3.1.8 Lập chương trình kiểm toán chi tiết cho tiền lương và các khoản 33

1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 35

1.3.2.1 Khảo sát kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương 35

Trang 5

1.3.2.2 Khảo sát cơ bản đối với tiền lương và các khoản trích theo lương 36

1.3.3 Kết thúc cuộc kiểm toán 41

1.3.3.1 Tổng hợp kết quả kiểm toán 42

1.3.3.2 Tổng hợp bút toán điều chỉnh 42

1.3.3.3 Lên biên bản kiểm toán 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 43

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀNLƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRICH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT THỰC HIỆN 44

2.1 Tổng quan chung về chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Sao Việt 44

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Sao Việt 44

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 44

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 44

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Công ty TNHH kiểm toán Sao Việt 48

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động của chi nhánh Công ty TNHH kiểm toán Sao Việt 50

2.1.3.1 Các dịch vụ của công ty 50

2.1.3.2 Thị trường hoạt động của chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Sao Việt 53

2.1.3.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian gần đây 53 2.2 Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt 54

2.2.1 Quy trình chung kiểm toán BCTC của chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt 54

Trang 6

2.2.2 Đặc điểm của phương pháp tiếp cận kiểm toán 55

2.2.3 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán 56

2.2.4 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán 58

2.2.5 Đặc điểm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty 59

2.2.5.1 Mô tả hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ 59

2.2.5.2 Thiết kế chính sách và thủ tục để vận hành hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ 60

2.2.5.3 Nội dung, lịch trình và phạm vi thực hiện kiểm tra, soát xét đảm bảo chất lượng 61

2.3Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại khách hàng do chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt thực hiện 62

2.3.1 Thực trạng giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 62

2.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 84

2.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 84

2.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 87

2.3.2.3 Kết thúc kiểm toán 99

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 101

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT THỰC HIỆN 102

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán SAO VIỆT thực hiện 102

Trang 7

3.1.1 Định hướng phát triển của chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán

SAO VIỆT 102

3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 103

3.2 Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt thực hiện 105

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện 105

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 106

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt thực hiện 107

3.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 108

3.3.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 108

3.3.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 109

3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp 110

3.4.1 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 110

3.4.2 Về phía Hiệp hội nghề nghiệp 111

3.4.3 Về phía Công ty Kiểm toán và các Kiểm toán viên 112

3.4.4 Về phía các cơ sở đào tạo 113

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 115

KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SVA Chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt

IFRS International Financial Reporting Standard

(Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

VSA Vietnamese Standards in Auditing

(Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam)VACPA Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán tiền lương 18

Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế TNCN 20

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của công ty 48

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức đoàn kiểm toán 57

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG 2.1 : Danh sách nhân sự chủ chốt công ty TNHH kiểm toán Sao Việt

50

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt từ năm 2018 đến năm 2021 54

Bảng 2.3: Hồ sơ chỉ mục trong phần mềm SVA audit 59

Bảng 2.4: Tìm hiểu chung về khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần ABC 63

Bảng 2.5: Tìm hiểu về tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty TNHH ABC 64

Bảng 2.6 A611- Tìm hiểu về quy trình kiểm soát nội bộ tiền lương 67

Bảng 2.7 A510 Phân tích sơ bộ BCTC 70

Bảng 2.9: E430 Chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương 79

Bảng 2.10 :E430 Chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương 80

Bảng 2.11 E440:Hồ sơ kiểm toán công ty ABC năm 2022 87

Bảng 2.12 Khảo sát số nhân viên khống 88

Bảng 2.13 E410 kiểm tra khoản đối ứng bất thường 90

Bảng 2.14 Lương của các tháng 91

Bảng 2.15 Lương tháng 12 phòng kĩ thuật 93

Bảng 2.16 : Bảng đối chiếu BHYT,BHXH,BHTN 95

Bảng 2.17:Kiểm tra chọn mẫu nộp tiền trong năm 96

Bảng 2.18: Một số tháng có biến động tiền lương lớn của một số bộ phận tương ứng 96

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hòa mình với xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu, Việt Nam đang cónhững bước chuyển vượt bậc và có những lối đi cho riêng mình Quy mô vềnền kinh tế, số lượng các doanh nghiệp, hình thức và lĩnh vực hoạt động ngàycàng được mở rộng và từ đó thách thức về tính minh bạch, lành mạnh của cácthông tin tài chính được nâng cao rõ rệt Báo cáo tài chính là một tài liệu tổnghợp quan trọng chứa đựng những thông tin tài chính của các công ty và nhữngthông tin này chỉ thực sự có ích khi nó được trình bày một cách trung thực vàhợp lý Do đó cần có một tổ chức chuyên nghiệp, khách quan và độc lập đểkiếm chứng tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính được cung cấp.Trong tình hình thực tế đó, kiểm toán Việt Nam ra đời để kiểm tra, đánh giá,xác nhận độ tin cậy của các thông tin tài chính góp phần thu hút các nhà đầu

tư, giúp hỗ trợ quản lý nhà nước và tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước

Trong kiểm toán BCTC, khoản mục tiền lương và các khoản tríchtheo lương là một trong những vấn đề rất được quan tâm, bởi tiền lương làmột khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp, liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên BCTC Vìvậy, mỗi doanh nghiệp cần có một cơ cấu nhân sự hợp lý và quy chế lươngphù hợp để mang lại hiệu quả hoạt động cao

Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán BCTC nói chung

và kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêngnên trong thời gian thực tập tại chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán SAO

VIỆT em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán

khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt thực hiện”

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quytrình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong

Trang 12

Kiểm toán BCTC.

Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoảnmục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại chinhánh Công ty

TNHH kiểm toán Sao Việt Qua đó làm rõ những ưu điểm và tìm ra nhữnghạn chế

còn tồn tại

Thứ ba, Đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểmtoán BCTC tại Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương

và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC

 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Quy trình kiểm toán khoản mục Tiềnlương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do chi nhánhCông ty TNHH kiểm toán Sao Việt thực hiện

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong thời gian kiểm toán BCTC năm 2021tại công ty khách hàng ABC từ ngày 27/02/2023 –02/03/2023 do chi nhánhCông ty TNHH Kiểm toán Sao Việt thực hiện

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận chung: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện dựa trên

phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư duy khoa học

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp

như: đọc và nghiên cứu những văn bản pháp lý có liên quan đến kiểm toánBCTC, quan sát thực tiễn quy trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng, phỏngvấn các KTV công ty thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng, sử dụngnhiều kỹ thuật xử lý số liệu, cụ thể:

+ Nghiên cứu các tài liệu, văn bản pháp lý như: Chuẩn mực kế toán, chuẩnmực kiểm toán Việt Nam,hồ sơ kiểm toán khách hàng năm trước,sổsách,

Trang 13

để làm tài liệu phục vụ cho bài luận văn này.

+ Phương pháp điều tra: thu thập những dữ liệu sơ cấp như giấy tờ làm việc,các phiếu điều tra chuyên môn được thiết kế dưới dạng câu hỏi được thựchiện tại đơn vị khách hàng

+ Phương pháp quan sát: quá trình khách hàng thực hiện các bước công việctrong quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theolương, đồng thời quan sát quá trình lưu giữ hồ sơ chứng từ cũng như là cáchghi nhận các nghiệp vụ, đồng thời quan sát cách thức các KTV thực hiện tạiđơn vị KH

+ Phương pháp xử lý số liệu: tổng hợp, phân loại, phân tích những dữ liệuliên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương, đối chiếu, so sánh với

số liệu trong sổ sách

Bài nghiên cứu kết hợp các phương pháp luận của phép biện chứng duy vậtvới các phương pháp toán học, logic…cùng với các kỹ thuật kế toán, kiểmtoán và những kiến thức mà em đã học, tích lũy

5 Nội dung và kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, dah mục chữ viết tắt và danh mục bảngbiểu sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục, đề tài gồm có 3phần sau:

Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương

và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm

Trang 14

toán độc lập thực hiện

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do chi nhánh Công ty TNHH kiểm toán Sao Việt thực hiện

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Sao Việt thực hiện

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo chi nhánh Công tyTNHH Kiểm toán Sao Việt cùng các anh chị kiểm toán viên đã chỉ bảo giúp

đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty Đồng thời em cũng chân thànhcảm ơn giảng viên hướng dẫn TS Cù Hoàng Diệu đã nhiệt tình hướng dẫn emhoàn thành Báo cáo này

Do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên khóa luận này khôngtránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của cácthầy cô giáo để bài luận của em ngày càng hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 15

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN

1.1 Khái quát chung về khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

1.1.1 Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương

Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền củahao phí sức lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao độngcăn cứ vào thời gian khối lượng, chất lượng công việc mà họ đã đóng góp chodoanh nghiệp

Về mặt bản chất, Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao

động Tiền lương của một DN bao gồm: lương nhân viên hành chính; lươngtrả cho người lao động sản xuất theo sản lượng, công việc đã hoàn thành haythời gian lao động thực tế; các khoản tiền thưởng, hoa hồng; các khoản phúclợi và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế(BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ)

- Bảo hiểm xã hội: là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu

nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thaisản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc

chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (Trích khoản 1, điều 3- Luật

bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11)

Bảo hiểm y tế: là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực

chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thựchiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật Bảohiểm Y tế

Trang 16

(Trích khoản 1, điều 2, Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12) Các

đối tượng có trách nhiệm tham gia Bảo hiểm y tế được quy định tại điều 12,Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12

- Kinh phí công đoàn: là kinh phí được sử dụng cho hoạt động thực

hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thốngcông đoàn được quy định theo Luật Công đoàn số 12/2012/QH13

- Bảo hiểm thất nghiệp: là sự bù đắp một phần thu nhập cho người

lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làmviệc nhưng chưa tìm được việc làm

1.1.2 Đặc điểm của tiền lương, khoản trích theo lương và ảnh hưởng của khoản mục tiền lương tới kiểm toán BCTC

Khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương là khoản mục đặcbiệt vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý nghĩa về mặt xã hội.Khoản mục này có những đặc điểm riêng có ảnh hướng tới quá trình kiểmtoán

- Mỗi doanh nghiệp có một chính sách tiền lương riêng, mặt khác cácchứng từ liên quan tới tiền lương của nhân viên đều phát sinh trong nội bộdoanh nghiệp Do đó, khi kiểm toán khoản mục tiền lương các KTV cần tìmhiểu chính sách lương của đơn vị, từ đó xây dựng thủ tục kiểm toán phù hợpđặc điểm kinh doanh và hình thức lương áp dụng trong doanh nghiệp

- Chi phí tiền lương là cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN và thuế TNCN mà doanh nghiệp và người lao động phải nộp cho cơquan chức năng nhằm tái phân phối thu nhập, đảm bảo cuộc sống và cácchính sách cho người lao động Do đó, khi kiểm toán khoản mục tiền lương,KTV cần phải xem xét việc áp dụng các chính sách bảo hiểm, thuế của doanhnghiệp, khẳng định việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước tại đơn vị là đầy đủhợp lý

Trang 17

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương luôn được đánhgiá là khoản mục chứa đựng các rủi ro tiền tàng Tiền lương của đơn vị cóthể bị lãng phí do công tác quản lý không hiệu quả hay do biển thủ thông quacác hình thức gian lận (lập hợp đồng lao động khống, chấm công khống…).Trong thực tế phần lớn các doanh nghiệp thường vi phạm các quy định về tiềnlương như xác định mức lương, hệ số lương, đơn giá lương, các thời điểmtăng lương, trích lập dự phòng tiền lương, trích lập các khoản trích theolương… Do đó KTV cần thực hiện kết hợp nhiều thủ tục kiểm toán, đặc biệt

là thủ tục phân tích tỷ suất, ước tính và kiểm tra chi tiết chi phí lương và cáckhoản trích theo lương của doanh nghiệp Kiểm toán khoản mục tiền lương vàcác khoản trích theo lương sẽ giúp KTV phát hiện ra những sai sót trọng yếunếu có đối với các chỉ tiêu nói trên Đồng thời cũng phát hiện ra những lãngphí hay sai phạm trong quản lý và sử dụng lao động, tiền lương và các khoảntrích theo lương đã gây ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và người laođộng cũng như tính toán không đúng khoản thuế và các khoản phải nộp kháccủa người lao động, không tuân thủ đúng pháp luật…

1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

* Tổ chức hệ thống chứng từ:

Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay việc tính lương, tínhthưởng và các khoản phải trả cho người lao động được thực hiện tập trung tạiphòng kế toán Thời gian để tính lương, tính thưởng và các khoản khác làhàng tháng Theo quy định hiện hành, hệ thống chứng từ phát sinh trong việchạch toán tiền lương là:

- Chứng từ về số lượng lao động: Các chứng từ tuyển dụng,

Trang 18

thuyên chuyển công tác, bổ nhiệm, bãi nhiệm… là căn cứ để ghi vào “Sổnhân viên” Các chứng từ này chủ yếu do phòng nhân sự lập.

- Chứng từ về thời gian và kết quả lao động: Bao gồm các chứng

từ nhằm xác định các công việc đã được người lao động thực hiện như: Bảngchấm công, Phiếu giao nhận sản phẩm, Biên bản kiểm tra chất lượng

- Chứng từ tiền lương, các khoản phải trả và các khoản thanh toáncho người lao động: Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân phối thu nhậptheo lao động, Chứng từ chi tiền thanh toán lương…

Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán sẽ lập bảng thanh toán lương chotừng bộ phận tương ứng với Bảng chấm công, các chứng từ chi tiền thanhtoán lương

*Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán:

- Sổ nhân sự: Là loại sổ sách theo dõi các dữ kiện như: ngày bắtđầu làm việc, hồ sơ cá nhân, mức lương, các khoản khấu trừ đã phê chuẩn vàngày kết thúc hợp đồng

- Các sổ kế toán các TK chi phí như: TK622, TK627, TK641, TK 642

- Sổ nhật ký tiền lương: Dùng để chi sổ các phiếu chi tiền lương, trongđó ghi rõ tổng tiền lương, các khoản trích theo lương và mức lương thực lĩnh.Các số liệu trên là căn cứ để ghi vào sổ cái TK 334

- Sổ chi tiết và sổ cái TK338: Theo dõi các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và theo dõi việc trích nộp thuế thu nhập cánhân

*Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương

Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng vàtình hình thanh toán với người lao động là TK334 – Phải trả công nhân viên.Nội dung của TK này như sau:

Trang 19

Bên nợ:

Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả,

đã ứng trước cho người lao động

Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người

lao động Kết chuyển tiền lương người lao

động chưa lĩnh

Bên có:

Các khoản tiền lương, BHXH và các khoản thực tế phải trả chongười lao động

Dư có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng còn phải trả cho người lao động.

Dư nợ: Trả thừa cho người lao động.

Trang 20

Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán tiền lương.

Trang 21

Dựa vào bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các chứng từ gốckèm theo, kế toán phân loại tiền lương cho từng bộ phận và ghi nhận các búttoán chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Sau đó thủ quỹ tiến hành thanh toánlương cho từng bộ phận, từng người lao động, đồng thời tiến hành ghi sổ kếtoán.

- Thuế TNCN là khoản thuế đánh vào người lao động có thu nhập caonhằm phân phối lại thu nhập trong xã hội Cơ sở tính thuế TNCN là tổng thunhập của người lao động và tỷ lệ tính thuế Theo quy định tại thông tư số111/2013/TT- BTC mức khởi điểm chịu thuế thu nhập đối với cá nhân trongnước là trên 5 triệu/ tháng của thu nhập tính thuế sau khi trừ đi các khoảngiảm trừ

Theo chế độ kế toán hiện hành thì để hạch toán tổng hợp BHXH,BHYT, KPCĐ và thuế TNCN kế toán sử dụng các TK sau:

TK3382: Kinh phí công đoàn TK3383: Bảo hiểm xã hội

TK3384: Bảo hiểm y tế TK3386: Bảo hiểm thất nghiệp TK3388: Phảitrả, phải nộp khác

Căn cứ vào quỹ lương và các khoản thanh toán thực tế với công nhânviên, kế toán tiến hành tính các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và thuếTNCN Đồng thời doanh nghiệp cũng tiến hành khai báo số lượng lao động,mức lương cơ bản, số người mua BHYT cho các cơ quan chức năng liênquan

Trang 22

Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế

TNCN.

1.1.4 KSNB đối với khoản mục tiền lương

Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cánhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp

lý về khả năng đạt được mục tiêu kiểm toán của đơn vị trong việc đảm bảo độtin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật

và các quy định có liên quan

Chu kỳ Tiền lương và nhân sự bao gồm các bước công việc chủ yếu:

- Tiếp nhận và quản lý nhân sự (tuyển dụng, phê chuẩn, ký HĐLĐ);

- Theo dõi và ghi nhận thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ hoàn thành;

- Tính lương, lập bảng thanh toán lương và ghi chép sổ sách;

- Thanh toán lương và các khoản khác cho công nhân viên;

- Giải quyết chế độ về lương, các khoản trích theo lương và chấm dứt

Trang 23

hợp đồng lao động

Mỗi bước công việc đều cần có chức năng KSNB độc lập và phù hợp.Việc xây dựng và ban hành các quy định, quy chế và các bước kiểm soát rõràng sẽ đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và hiệu quả kinh tế cho các hoạt động

về tiền lương và lao động cũng như chi phí tiền lương và các khoản khác

Nội dung công việc KSNB có thể khái quát như sau:

- Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về KSNB liên quan đếntiền lương và nhân sự:

+ Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ củangười hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc như: Quy định về chứcnăng, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ tiếpnhận và quản lý nhân sự, theo dõi và ghi nhận thời gian lao động, tính lương

và thanh toán lương, ) Những quy định này vừa thể hiện trách nhiệm côngviệc chuyên môn nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm về góc độ kiểmsoát

+ Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện xử lý công việc như: trình tự,thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận lao động, chấm dứt hợp đồng lao động…; thẩmquyền xét duyệt quy định rõ cấp nào, bộ phận nào của doanh nghiệp thực hiện

- Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểmsoát gắn với từng khâu công việc của chu kỳ Các chính sách, quy chế và thủtục kiểm soát đã được thiết lập phải được đơn vị thực hiện một cách nghiêmchỉnh, thường xuyên và liên tục Toàn bộ công việc của nhân viên phải đượcthực hiện theo đúng các quy định liên quan đến từng bước công việc của chu

kỳ Tiền lương và nhân sự như: tại khâu tiếp nhận và quản lý nhân sự (Tổ chứcphân công, bố trí nhân sự tham gia vào việc tuyển dụng, tiếp nhận nhân sự,theo dõi và ghi nhận thời gian lao động)

Trang 24

1.2 Khái quát về kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện

1.2.1.1 Mục tiêu chung trong kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện

Nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp cho các nghiệp vụ, số dư

về tiền lương và các khoản trích theo lương Qua đó, KTV có đầy đủ căn cứ

để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu liên quantrên BCTC như: Các khoản chi phí về lương và các khoản phải thanh toán chocông nhân viên, thuế và các khoản phải nộp tính theo lương

Cụ thể, đối với kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theolương cần có những mục tiêu sau:

- Đánh giá mức độ hiệu lực của hệ thống KSNB đối với các hoạtđộng thuộc chu kỳ tiền lương và các khoản trích theo lương

 Đánh giá việc xây dựng (thiết kế) hệ thống KSNB trên khía cạnh đầy

Trang 25

a) Đối với nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương

Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tiền lương và các khoản tríchtheo lương trên các khía cạnh phát sinh, tính toán, đánh giá, ghi chép:

 Phát sinh: Các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lươngđược ghi chép vào các sổ sách kế toán phải thực tế xáy ra và có căn cứ hợp lýcho việc ghi chép

 Phân loại: nghiệp vụ được đưa vào tài khoản phải trả người lao động

và các khoản trích theo lương đưa vào BCTC phải đúng bản chất kinh tế củanghiệp vụ

 Tính toán, đánh giá: Tiền lương và các khoản trích theo lương phảiđược tính toán đúng theo chế độ kế toán và các quy định pháp lý hiện hành.Việc tính toán phải chính xác về mặt số học

 Ghi chép: Các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lươngthực tế phát sinh phải được ghi chép đầy đủ, hạch toán đúng tài khoản vàphân loại đúng đắn

b) Đối với số dư tiền lương và các khoản trích theo lương

Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theolương trên các khía cạnh: hiện hữu, nghĩa vụ, cộng dồn và trình bày, công bố

 Hiện hữu: Số dư tài khoản phải trả người lao động và tài khoản phảitrả, phải nộp khác trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế tại thời điểm báocáo

 Nghĩa vụ: Toàn bộ các khoản phải trả về tiền lương và các khoảntrích theo lương trên thực tế doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cho cán bộ,công nhân viên trong đơn vị

 Cộng dồn: Số liệu lũy kế trên các sổ chi tiết TK 334, 338 được xácđịnh đúng đắn Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các sổ

kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót

Trang 26

 Trình bày, công bố: Các chỉ tiêu liên quan đến tiền lương và cáckhoản trích theo lương trên các báo cáo tài chính được xác định đúng theo cácquy định của chuẩn mực và chế độ kế toán, đảm bảo không có sai sót.

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

- Báo cáo tài chính (chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh )

- Sổ hạch toán (sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của các TKcó liên quan như TK 334, TK 338 (3382, 3383, 3384); TK 622, 6271, 6411,6421; TK 333; TK 111, TK112; TK 138…và các sổ nghiệp vụ khác;

- Các chứng từ kế toán có liên quan như: Bảng chấm công; Phiếuxác nhận sản phẩm, lao vụ hoàn thành; Bảng kê khối lượng công việc, sốlượng; Bảng tính lương và các khoản trích theo lượng; Phiếu báo làm thêmgiờ;…

- Các quy định, quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ như quy chếtuyển dụng và phân công lao động, quy chế lương

- Các tài liệu có liên quan khác như: Định mức lao động, tiềnlương; Kế hoạch (dự toán) chi phí nhân công…

1.2.3 Các sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Khi kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương thường xảy racác sai phạm trong việc quản lý, hạch toán, tính toán tiền lương của người laođộng gây ra tình trạng sai tăng hoặc sai giảm về chi phí tiền lương và cáckhoản trích theo lương Việc đánh giá rủi ro kiểm toán của lương và cáckhoản trích theo lương phụ thuộc vào đánh giá rủi ro toàn bộ BCTC, và rủi rokiểm toán đối với kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

Trang 27

Theo đó các sai phạm thường xảy ra đối với kiểm toán viên đó là: khidoanh nghiệp chưa có kế hoạch về tiền lương, chưa xây dựng quy chế trảlương có sự phê duyệt của người có thẩm quyền; cách thức tính lương và trảlương chưa nhất quán với nhau Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng chưa cóhợp đồng lao động với người lao động hay hợp đồng lao động vô hiệu, cácnghiệp vụ nâng lương khi không có quyết định của cấp có thẩm quyền phêduyệt tại thời điểm gần nhất, xuất hiện những bất thường và ngoại lệ về tiềnlương của Ban lãnh đạo doanh nghiệp Ngoài ra việc quyết toán lương chưakịp thời, thanh toán lương cho người lao động chậm, thanh toán lương khống,hạch toán lương và các khoản trích theo lương không đúng định kì….

Thông thường các sai phạm này sẽ dẫn đến tình trạng sai tăng về chiphí tiền lương và các khoản trích theo lương Bởi bất kỳ một doanh nghiệpnào khi đăng ký hoạt động kinh doanh cũng được cấp mã số doanh nghiệp/

mã số thuế và phải chịu một khoản thuế cho cơ quan thuế được gọi là thuếTNDN, và chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuếTNDN do đó việc khai khống chi phí tiền lương sẽ làm cho số thuế TNDNphải nộp ít hơn Bên cạnh thuế TNDN mà doanh nghiệp phải đóng thì nhữngngười thuộc bộ phận Ban giám đốc có mức lương cao còn phải chịu thuếTNCN, việc sai phạm này cũng nhằm mục đích trốn thuế, giảm số thuếTNCN phải nộp…

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính

Trong kiểm toán BCTC, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểmtoán có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực, hợp lý củacác thông tin trên BCTC đồng thời đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệuquả của cuộc kiểm toán, KTV xây dựng quy trình cụ thể cho kiểm toán khoảnmục tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm 3 bước:

Trang 28

- Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản tríchtheo lương

- Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

- Kết thúc kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theolương

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

1.3.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Đây là bước đầu tiên nhằm mục đích đánh giá tổng quan về khách hàng

để từ đó đưa ra kết luận chấp nhận yêu cầu kiểm toán hay không Nếu chấpnhận yêu cầu kiểm toán của khách hàng thì đây đồng thời là bước quan trọng

để lập kế hoạch tổng quát cho cuộc kiểm toán.

- Xem xét lý do mà KH lựa chọn và mời kiểm toán xem có hợp lý,thỏa đáng không : tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên chủchốt của Ban Giám đốc và Ban quản trị, phạm vi kiểm toán

- Xem xét yêu cầu của KH trên các mặt chủ yếu: mục tiêu kiểm toán,phạm vi kiểm toán có bị giới hạn không, thời gian thực hiện, hình thức báo

Trang 29

- Chuẩn bị các nội dung đàm phán và thực hiện đàm phán, ký kết hợpđồng kiểm toán với KH như: trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, giá phíkiểm toán, thời gian tiến hành kiểm toán…

Cách thức thực hiện

✓ Đối với khách hàng mới :

- Tìm hiểu những thông tin chung về khách hàng thông qua internet,báo chí : hội đồng cổ đông, ban giám đốc, sơ đồ tổ chức, đơn vị trực thuộc,thông tin về hoạt động kinh doanh, thông tin về hệ thống kế toán và kiểm soátnội bộ, các thông tin về việc kiểm toán trước đây của khách hàng, các công tycon, các công ty liên kết, các bên liên quan

- Đối với nhận diện lý do kiểm toán, KTV thực hiện kỹ thuật phỏngvấn để có thể xác định được mục đích đối tượng sử dụng và mục đích sử dụngthông tin trên BCTC, đồng thời xác định được quy mô và mức độ phức

tạp của cuộc kiểm toán Công việc này cũng được KTV thực hiện tiếptục trong quá trình tiến hành kế hoạch kiểm toán

- Có thể liên hệ với công ty kiểm toán năm trước để phóng vấn về cácvấn đề của khách hàng liên quan đến pháp luật và các quy định, điều kiện tàichính, các vấn đề về hệ thống kế toán của khách hàng, như tính độc lập vàkhả năng cung cấp dịch vụ của công ty kiểm toán đối với khách hàng

✓ Đối với khách hàng cũ:

- Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước để nắm rõ những thông tin nhữngvấn đề của khách hàng về hệ thống kế toán, vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toántrước

- Phỏng vấn nhóm kiểm toán năm trước để thu thập thêm thông tin vềnhững vấn đề cần lưu ý, phạm vi kiểm toán,thời gian làm việc, quy trình làmviệc,

Trang 30

- Tìm hiểu các thông tin bất lợi liên quan đến khách hàng và ban lãnhđạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet,v.v )

Sau khi thực hiện các đánh giá đã nêu ở trên, , Công ty sẽ đánh giá mức

độ rủi ro của hợp đồng để từ đó đưa ra kết luận chấp nhận khách hàng/ tiếptục chấp nhận khách hàng Tiếp đó, công ty tiến hành thiết lập nhóm kiểmtoán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán, đảm bảo hiệu quả cho cuộc kiểm toán

và tuân thủ theo các chuẩn mực chung được thừa nhận Sau đó, công ty tiếnhành ký kết hợp đồng kiểm toán

1.3.1.2 Lập hợp đồng kiểm toán và chọn nhóm kiểm toán.

- Hợp đồng kiểm toán: Trước khi đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán,công ty kiểm toán sẽ có những trao đổi và thảo luận sơ bộ với khách hàng vềmột số điều khoản chính và từ đó soạn ra hợp đồng kiểm toán bao gồm cácthông tin như sau: mục đích và phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của Ban giámđốc công ty khách hàng và kiểm toán viên, hình thức thông báo kết quả kiểmtoán, thời gian tiến hành cuộc kiểm toán, căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán

và hình thức thanh toán,… Nếu công ty khách hàng và công ty kiểm toán đềuđồng ý với những điều khoản trong hợp đồng kiểm toán thì hai bên sẽ kí kếtvào hợp đồng kiểm toán Đây là sự thoả thuận chính thức giữa công ty kiểmtoán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quankhác Và lúc này, công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểm toán chính thứccủa công ty khách hàng

Khâu chọn và chỉ định người phụ trách kiểm toán được thực hiện theocác yêu cầu tại chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 và số 300 Theo đó,cuộc kiểm toán cần thực hiện bởi những KTV có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, có sự hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, có tính độclập khi thực hiện và dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty kiểm toán

Trang 31

Ký kết hợp đồng kiểm toán: Là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn

bị cho kế hoạch kiểm toán, là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán

và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 quy định: “Vì lợi ích của cả

đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, hợp đồng kiểm toán phải

được ký kết trước khi thực hiện cuộc kiểm toán để tránh những hiểu lầm liên

quan đến cuộc kiểm toán” (Chuẩn mực ban hành kèm theo Thông tư số

214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính); việc ký kết hợp

đồng kiểm toán phải được tuân thủ pháp lệnh hợp đồng kinh tế

1.3.1.3 Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động

Thông qua việc hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường củađơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ giúp KTV xác định và đánh giá được rủi

ro và sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC và cấp độ

cơ sở dẫn liệu từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biệnpháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá

Trang 32

1.3.1.4 Tìm hiểu chính sách kế toán và khoản mục tiền lương và các

khoản trích theo lương

- KTV kiểm tra chính sách kế toán có áp dụng nhất quán với nămtrước và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng không.Trường

hợp có thay đổi chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫncủa CMKT số 29 không

- Nắm được nét tổng quát quy trình tiền lương và nhân sự cũng nhưnhững nét đặc thù riêng của khoản mục này của đơn vị khách hàng này

Cách thức thực hiện

- Sử dụng thủ tục phân tích và đánh giá chính sách kế toán của công

ty đang áp dụng

- Tìm hiểu, điều tra phân tích những biến động quan trọng về kế toán

và tiền lương – nhân sự của khách hàng

- Tiến hành thử nghiệm kiểm soát nếu có

- Phỏng vấn nhân viên chịu trách nhiệm ghi chép, xử lý và hạch toáncác giao dịch phức tạp và bất thường có thể giúp kiểm toán viên đánh giá tínhphù hợp của việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán của đơn

1.3.1.5 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

- Việc phân tích sơ bộ báo cáo tài chính giúp KTV có cái nhìn khái quát

về khách hàng đặc biệt là sự biến động của những chỉ tiêu,khoản mục quantrọng và cụ thể ở đây doanh nghiệp sẽ tập trung phân tích sự biến động củakhoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, đánh giá được mối quan

hệ giữa khoản mục này với các khoản mục khác

VD: So sánh số lũy kế trên tài khoản chi phí nhân công giữa các quý(bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên bán hàng, chi phínhân viên quản lý, ), số dư TK 334 kỳ này so với kỳ trước

Trang 33

1.3.1.6 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận đối với tiền lương và các khoản trích theo lương

Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá được rủi

ro kiểm soát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợpcho kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với khoản mục tiền lương và cáckhoản trích theo lương thường được áp dụng là kiểm tra các tài liệu, các quyđịnh của đơn vị về việc xây dựng và hoạt động của hệ thống; phỏng vấnnhững người có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệthống; kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tục kiểm soátnội bộ đã được thực hiện

Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro ban đầu

về kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát Bước công việc này đượcthực hiện như sau:

- Xác định loại gian lận và sai sót có thể xảy ra trong chu kỳ

- Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện vàngăn chặn các gian lận và sai sót đó

Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao và KTV xét thấycó khả năng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánh giá xuống một mức thấphơn, KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết Ngược lại, nếumức rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả nănggiảm được trong thực tế, KTV không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

mà phải tiến hành ngay các thủ tục phân tích và thủ tục

1.3.1.7 Xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu đối với tiền lương và các khoản trích theo lương

Việc KTV xác định mức trọng yếu nhằm cung cấp cơ sở cho việc xácđịnh nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro; nhận biết

Trang 34

và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu; xác định nội dung, lịch trình vàphạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

• Thủ tục cần thực hiện:

- Xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính;

- Xác định mức trọng yếu thực hiện;

- Xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu cho các nhóm giaodịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh

• Cách thức thực hiện

- Đối với khách hàng năm đầu tiên kiểm toán, KTV cần chọn lựa tiêuchí phù hợp để xác định mức trọng yếu tổng thể; xác định người sử dụngchính BCTC và các biến động có thể xảy ra đối với tiêu chí được lựa chọn

- Đối với các khách hàng cũ, KTV cần cân nhắc xem có sự thay đổinào tương ứng với việc xem xét lựa chọn tiêu chí xác định mức trọng yếu củanăm trước không?

Xác định mức trọng yếu kế hoạch bao gồm việc xác định các mức trọngyếu sau đây:

Mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí được lựa chọn x Tỷ lệ sử

dụng để ước tính mức trọng yếu

Thông thường, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, tiêu chí và tỷ lệthường được sử dụng là:

+ Tổng tài sản : 1% - 2%

+ Vốn chủ sở hữu : 1% - 5%

Đối với các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và lâu dài, tiêu chí và

tỷ lệ thường được sử dụng là

+ Lợi nhuận trước thuế : 5%-10%

+ Doanh thu thuần : 0,5%-3%

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các tiêu chí khác

Trang 35

như tổng chi phí… để xác định mức trọng yếu kế hoạch.

✓ Mức trọng yếu thực hiện :

Mức trọng yếu thực hiện = [50%-75%] x Mức trọng yếu kế hoạch

Mức trọng yếu thực hiện là mức các mức giá trị do KTV xác định nhằmgiảm khả năng các ảnh hưởng tổng hợp của các sai sót không được điều chỉnh

và không được phát hiện bằng hoặc vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thểBCTC (hoặc các nhóm giao dịch, số dư TK hay thông tin thuyết minh) xuốngmức thấp hợp lý có thể chấp nhận được

✓ Ngưỡng sai sót không đáng kể :

Ngưỡng sai sót không đáng kể = Tỷ lệ được lựa chọn x Mức trọng yếu

kế hoạch KTV xây dựng khung tỷ lệ để xác định ngưỡng sai sót không đángkể

khi kiểm toán BCTC ở mức tối đa không quá 4% mức trọng yếu đốivới tổng thể BCTC

1.3.1.8 Lập chương trình kiểm toán chi tiết cho tiền lương và các khoản trích theo lương

Dựa trên những thông tin thu thập được về khách hàng, mức độ trọngyếu và rủi ro kiểm toán đã xác định ở các bước trên, KTV tiến hành xây dựngchương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểmtoán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụthể được sắp xếp theo một trình tự nhất định

Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành,nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gianước tính cần thiết cho từng phần hành Đồng thời, chương trình kiểm toáncũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vàocông việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình

Trang 36

thực hiện kiểm toán.

Cụ thể đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương nộidung chương trình kiểm toán bao gồm:

- Thử nghiệm kiểm soát: được thực hiện để xem xét hiệu quả củaKSNB và đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tiền lương và cáckhoản trích theo lương thông qua khảo sát về các chính sách kiểm soát đối vớikhoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, về sự vận hành các quychế KSNB, về sự thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB liênquan khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

- Thủ tục phân tích: KTV so sánh số dư lương phải trả, các khoảntrích theo lương phải trả

- Thủ tục kiểm tra chi tiết: nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểm toánkhoản mục khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương Các thủ tụcthường được thiết kế gồm:

+ Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường, tìm hiểunguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng nếu cần

+ Thủ tục kiểm tra số dư đầu kì: Chọn mẫu kiểm tra bảng tính lương,các khoản trích theo lương

+ Kiểm tra chi tiết bảng lương: Kiểm tra việc tính toán chính xác trênbảng lương bao gồm tổng lương phải trả, các khoản khấu trừ lương (BHXH,BHYT, BHTN, thuế TNCN), lương thuần phải trả

+ Kiểm tra cách phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theolương giữa bảng lương và sổ cái để đảm bảo chi phí tiền lương đã được phân

bổ phù hợp vào giá thành và chi phí SXKD

+ Đối chiếu các khoản khấu trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)với các biên bản quyết toán số phải nộp trong năm, kiểm tra các chứng từ nộptiền và xác định tính hợp lý của số dư còn phải trả cuối năm

Trang 37

1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán

1.3.2.1. Khảo sát kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương

Thử nghiệm tuân thủ là quá trình mà kiểm toán viên thực hiện thủ tụckhảo sát về kiểm soát nội bộ của đơn vị Việc áp dụng thử nghiệm tuân thủ ởmức độ nào là tùy thuộc vào xét đoán của KTV về hiệu lực KSNB của doanhnghiệp đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương Việckhảo sát KSNB được xem xét trên 2 khía cạnh:

Về mặt thiết kế: KTV đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế

các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ, tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệulực của các quy chế và thủ tục kiểm soát đã được thiết lập đối với khoản mụctiền lương

- KTV thường đọc các tài liệu quy định về kiểm soát nội bộ áp dụngcho khoản mục như quy chế tuyển dụng lao động, quy chế tiền lương tiềnthưởng, quy định về việc tính và thanh toán các khoản trích theo lương…

- Bên cạnh đó, KTV còn có thể thực hiện kỹ thuật phỏng vấn nhữngngười có liên quan về việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát Bằngchứng thu được giúp KTV kết luận về sự tồn tại, tính thích hợp và đầy đủ củacác quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ đã được đặt ra đối với khoản mụcnày

Về mặt vận hành: KTV thường sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, quan

sát, kiểm tra tài liệu

- Kỹ thuật phỏng vấn được áp dụng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi

để thu thập bằng chứng có liên quan đến việc phân chia trách nhiệm giữachức năng quản lý nhân sự, theo dõi kết quả lao động, tính và trả lương củađơn vị có đảm bảo thường xuyên hay không… Phương pháp phỏng vấn chophép KTV có thể thu thập được bằng chứng về sự vận hành của bất kỳ quy

Trang 38

chế và thủ tục kiểm soát nội bộ nào mà KTV cho là quan trọng và đã đượcdoanh nghiệp đặt ra.

- Kỹ thuật quan sát có thể được KTV sử dụng như quan sát việc chấm

công, việc nghiệm thu sản phẩm hoàn thành, quan sát việc phát lương để thuthập bằng chứng về việc thực hiện các quy chế và thủ tục kiểm soát

- Kiểm tra hồ sơ nhân viên, bảng chấm công, thẻ tính giờ để thu thập

bằng chứng xác đáng về tính thường xuyên liên tục của việc thực hiện cácquy chế…

- KTV kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với việc tính và phân bổ lương

bằng cách kiểm tra căn cứ và phép tính, kiểm tra chữ ký của người phê chuẩn,kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ trên bảng tính lương, bảng phân bổlương

Kiểm tra tính đúng đắn và nhất quán trong việc áp dụng chính sáchphân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp.Kiểm tra việc ghi chép nghiệp vụ tiền lương bằng cách đối chiếu việc ghi sổvới thực tế… Đặc biệt, KTV chú ý đến khâu KSNB đối với lương của banlãnh đạo và nhân viên quản lý về tính đúng đắn và hợp lý

KTV cần chú ý việc tuân thủ 3 nguyên tắc: ủy quyền phê chuẩn, phân

công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm

Từ đó, KTV đưa ra kết luận về tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả củakiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương,quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát, phục vụ cho việc thiết kế các thủ tụckiểm toán cơ bản đối với tiền lương cho phù hợp

1.3.2.2. Khảo sát cơ bản đối với tiền lương và các khoản trích theo lương

1.3.2.2.1 Thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản

Kiểm toán viên có thể áp dụng một số thủ tục phân tích như sau:

Trang 39

- So sánh giữa chi phí tiền lương kỳ này với các kỳ trước, kết hợp so sánh với sản lượng sản xuất hoặc tiêu thụ;

- So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp trên giá vốn hàng bán của

kỳ này với kỳ trước;

- So sánh chi phí tiền lương giữa các tháng kết hợp so sánh với sảnlượng sản xuất hoặc tiêu thụ;

- So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên bán hàng trên chi phí bán hàng của

kỳ này với kỳ trước;

- So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp trên chi phíquản lý doanh nghiệp của kỳ này với kỳ trước

Nếu có biến động bất thường, kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyênnhân

1.3.2.2.2 Thực hiện các kiểm tra chi tiết đối với tiền lương và các khoản trích theo lương

a Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương

a1 Sự phát sinh

Thủ tục kiểm toán thường là:

– Đối chiếu tên và mức lương của từng công nhân viên trên bảnglương với tên và mức lương của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xemcó phù hợp không?

– So sánh tổng số tiền trên bảng thanh toán lương với tổng số tiền đãchi lương trên phiếu chi tiền mặt, séc trả lương… xem có trường hợp khaikhống tiền lương đã trả không?

– Kiểm tra đối chiếu chữ ký của công nhân viên trên bảng thanh toánlương giữa các kỳ xem có sự thay đổi không, có chữ ký trùng lặp không

Trang 40

– Kiểm toán viên kiểm tra sự phê chuẩn về mức lương trên các quyếtđịnh tiếp nhận nhân sự hoặc hợp đồng lao động, sự phê chuẩn của người quản

lý bộ phận trên bảng chấm công, hay phiếu xác nhận sản phẩm, công việchoàn thành, sự phê chuẩn trên các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán bảohiểm xã hội xem có đầy đủ và đúng thẩm quyền không?

a2 Sự tính toán, đánh giá

– Tính lại số giờ công, ngày công trên bảng chấm công, thẻ tính giờ haykhối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành

– So sánh mức lương, phụ cấp của từng công nhân viên trên bảng tínhlương với mức lương, phụ cấp của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viênxem có phù hợp không?

– Kiểm tra lại việc tính các khoản khấu trừ lương, các khoản lương đãtạm ứng trong kỳ, còn được lĩnh cuối kỳ của từng công nhân viên xem đúngkhông?

a3 Sự phân loại và hạch toán đầy đủ

– Đối chiếu số tiền ghi có, ghi có TK 334, đối ứng nợ các TK 622,

6271, 6411, 6421… trên sổ cái TK 334 và số tiền ghi có TK 338 đối ứng nợcác TK 622, 6271, 6411, 6421… trên sổ cái TK 338 với số liệu tương ứngtrên bảng phân bổ tiền lương và BHXH hàng tháng

a4 Sự phân loại và hạch toán đúng đắn

– Kiểm tra lại việc tính toán, phân bổ tiền lương và các khoản trích theolương cho các đối tượng chịu chi phí bằng cách kiểm tra xem việc lựa chọntiêu thức phân bổ có hợp lý, nhất quán không, kiểm tra việc tổng hợp các tiêuthức phân bổ như thời gian làm việc, khối lượng sản phẩm hoàn thành… chotừng bộ phận

– Đối chiếu số liệu chi tiết trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH với

số liệu ghi trên các sổ kế toán các TK chi phí như TK 622, TK 6271, TK

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w