Đặc điểm đầu tư tài chính- Các khoản đầu tư ngắn hạn: Là các tài sản tài chính phi phái sinh với cáckhoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố định mà đơn vị có ý
Trang 1NGUYỄN THỊ KIM ANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG
TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN
Chuyên ngành: Kiểm toán
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Minh
HÀ NỘI - 2023
Trang 2NGUYỄN THỊ KIM ANH
TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN
Chuyên ngành: Kiểm toán
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Minh
HÀ NỘI - 2023
Trang 3quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ KIM ANH
Trang 4MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 4
1.1.1 Khái niệm đầu tư tài chính 4
1.1.2 Đặc điểm đầu tư tài chính 5
1.1.3 Hạch toán kế toán khoản mục đầu tư tài chính 6
1.1.4 Vị trí, ý nghĩa của khoản đầu tư tài chính 11
1.1.5 Kiểm soát nội bộ đối với khoản đầu tư tài chính 12
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 13
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính 13
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính 15
1.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản đầu tư tài chính 16
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 17
1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán 17
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 22
1.3.3 Kết thúc kiểm toán 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
Trang 5TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 33
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM 33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 33
2.1.2 Đặc điểm hoạt động và các loại hình dịch vụ cung cấp chủ yếu 36
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý của Công ty TNHH EY Vietnam 38
2.1.4 Quy trình kiểm toán chung của công ty 41
2.1.5 Quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong BCTC do Công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện 45
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM THỰC HIỆN 48
2.2.1 Thực trạng giai đoạn chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán 48
2.2.2 Thực trạng giai đoạn thực hiện kiểm toán 70
2.2.3 Thực trạng giai đoạn kết thúc kiểm toán 93
2.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM THỰC HIỆN 95
2.3.1 Ưu điểm 95
2.3.2 Hạn chế 99
2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng 102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 106
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM THỰC HIỆN 107
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM 107
Trang 63.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 109
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH EY VIỆT NAM THỰC HIỆN 109
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 110
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán 113
3.3.3 Giải pháp hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán 116
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 117
3.4.1 Về phía các cơ quan Nhà nước 117
3.4.2 Về phía Kiểm toán viên 118
3.4.3 Về phía Hiệp hội nghề nghiệp 119
3.4.4 Về phía khách hàng được kiểm toán 120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 121
KẾT LUẬN 122
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 125
Trang 7BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
EY Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
VACPA Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
Trang 8Sơ đồ 2.2: Quy trinh kiểm toán tại EY Việt Nam 47
Bảng 1.1: Các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến các khoản đầu tư tài chính 26
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển của EY Việt Nam 36
Bảng 2.2 Hệ thống phần hành kiểm toán 45
Bảng 2.3 Quy trình chấp nhận khách hàng kiểm toán của EY 49
Bảng 2.4 Cơ cấu nhóm kiểm toán 53
Bảng 2.5 GTLV [A310] Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng 55
Bảng 2.6 Phân tích sơ bộ BCTC 59
Bảng 2.7 GTLV [A710] Xác định mức trọng yếu 63
Bảng 2.8 GTLV [D230] Chương trình kiểm toán khoản đầu tư tài chính 66
Bảng 2.9: GTLV [D240.1] Đầu tư tài chính – Kiểm tra chính sách kế toán 71
Bảng 2.10 GTLV [D240.2] Đầu tư tài chính – Lập bảng tổng hợp số liệu so sánh với sô dư cuối năm trước 72
Bảng 2.11 GTLV [D240] Đầu tư tài chính – Thủ tục phân tích 75
Bảng 2.12 GTLV [D240] Đầu tư ngắn hạn – Summary 78
Bảng 2.13 GTLV [D250] Đầu tư dài hạn – Summary 79
Bảng 2.14 GTLV [D242] Đầu tư ngắn hạn – Kiểm tra nghiệp vụ bất thường 81
Bảng 2.15 GTLV [D252] Đầu tư dài hạn – Kiểm tra nghiệp vụ bất thường 83
Bảng 2.16 GTLV [D246] Đầu tư ngắn, dài hạn – Đối chiếu 85
Trang 9đổi 90 Bảng 2.19 Trích GTLV [G540] Doanh thu tài chính 92 Bảng 2.20 GTLV - Kết quả kiểm toán khoản đầu tư tài chính 94
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên thế giới, dịch vụ kiểm toán được coi là một trong những dịch vụ có tínhchuyên nghiệp cao và có ý nghĩa lớn trong việc tạo lập môi trường kinh doanh minhbạch và hiệu quả Những năm qua, kiểm toán đã góp phần thúc đẩy khu vực doanhnghiệp phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật, củng cố nề nếp hoạt động tài chính
kế toán cũng như hoạt động quản lý Hiện nay, kiểm toán viên đã trở thành nhà tưvấn, người bạn không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp cũng như những người sửdụng thông tin trên báo cáo tài chính Đặc biệt từ năm 2006, với sự kiện Việt Namgia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động kiểm toán đã ngày càngphát triển và thể hiện rõ hơn vai trò quan trọng của mình trong sự thúc đẩy pháttriển kinh tế
Trong bối cảnh hội nhập đó, sự liên doanh hợp tác giữa các doanh nghiệp, cáctập đoàn ngày càng phát triển và lan rộng trong nền kinh tế nên khoản đầu tư tàichính ngắn và dài hạn trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp ngày càngphức tạp Đầu tư ngắn hạn là những khoản đầu tư tài chính ngoài các khoản đầu tưchứng khoán: cho vay lấy lãi, tiền gửi có kỳ hạn,….;Đầu tư dài hạn bao gồm gópvốn liên doanh; đầu tư và công ty con; đầu tư vào công ty khác và các khoản đầu tưtài chính dài hạn khác
Để có thể đánh giá một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không,ngoài việc phải đánh giá tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp đó, còn đánh giá việc đầu
tư của doanh nghiệp đó có đạt được hiệu quả hay không Vì lý do này, việc kiểmtoán khoản đầu tư tài chính ngày càng được chú trọng, cùng với đó việc xác minhkhoản đầu tư tài chính đã được phản ánh hợp lý và trung thực hay chưa luôn là mộtvấn đề quan trọng đối với các nhà đầu tư Đây là khoản mục dễ xảy ra sai phạm, làcác khoản mục thường xuyên phát sinh và có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhưtiền, tài sản cố định, Vì vậy, kiểm toán các khoản mục này là khá phức tạp, do đó,khi thực hiện kiểm toán các khoản mục này, KTV phải thiết kế và vận dụng các thủ
Trang 11tục kiểm toán sao cho rủi ro kiểm toán là thấp nhất Việc này đòi hỏi sự chuẩn bịcông phu và sự thực hiện chu đáo.
Nhận thấy được tầm quan trọng của khoản mục Đầu tư tài chính như trên và thựctrạng quy trình kiểm toán khoản mục này của Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam
còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực tập, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy
trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện”.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoảnđầu tư tài chính trong kiểm toán BCTC
- Tiếp cận và tìm hiểu thực tế quy trình kiểm toán khoản đầu tư tài chính doCông ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện Từ đó, nhận thức được được rõ rànghơn, chính xác và đầy đủ hơn về những kiến thức lý thuyết đã học
- Đánh giá được những điểm mạnh và phát hiện ra một số hạn chế về quytrình kiểm toán khoản đầu tư tài chính trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHErnst&Young Việt Nam thực hiện Từ đó, tìm hiểu rõ nguyên nhân của những hạnchế và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểmtoán khoản đầu tư tài chính trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHErnst&Young Việt Nam thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục đầu tưtài chính trong kiểm toán BCTC
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tàichính trong kiểm toán BCTC năm 2022 do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Namthực hiện
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về khoa học: Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quytrình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểmtoán độc lập thực hiện
Trang 12- Về thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về về quytrình kiểm toán khoản đầu tư tài chính trong kiểm toán BCTC do EY Việt Nam thựchiện, mô tả sự vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác kiểm toán BCTC và đưa ramột số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trongkiểm toán BCTC do EY Việt Nam thực hiện.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trênphép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học logic
- Về phương pháp kỹ thuật: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương phápnhư khảo sát trực tiếp thực tế tại đơn vị khách hàng; so sánh, đối chiếu giữa số liệukhách hàng cung cấp và số liệu mà KiTV thu thập được, quan sát và tổng hợp kếtquả từ các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03chương:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản đầu tư tài chính trong
kiểm toán BCTC
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong
kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
đầu tư tài chính trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Namthực hiện
Trang 13CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính ở doanh nghiệp là hoạt động tài chính dùng vốn để muachứng khoán (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, tín phiếu kho bạc, tráiphiếu công ty cổ phiếu) với mục đích hưởng lãi hoặc mua vào, bán ra chứng khoán
để kiếm lời, hoặc bỏ vốn vào doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn liên doanh,mua cổ phần, góp vốn với tư cách là một thành viên tham gia quản lý và điều hànhcông ty liên doanh, công ty cổ phần nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với doanhnghiệp khác
Đầu tư tài chính được chia thành hai loại: Đầu tư tài chính dài hạn và đầu tưtài chính ngắn hạn
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014:
Đầu tư tài chính ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các
khoản đầu tư ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán kinhdoanh), bao gồm: Chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh, các khoản đầu tưnắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư khác có kỳ hạn còn lại không quá 12tháng kể từ thời điểm báo cáo
Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong chỉ tiêu này không bao gồmcác khoản đầu tư ngắn hạn đã được trình bày trong chỉ tiêu “Các khoản tươngđương tiền”, chỉ tiêu “Phải thu về cho vay ngắn hạn”
Đầu tư tài chính dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản
đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi khoản dự phòng tổnthất đầu tư vào đơn vị khác), như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liênkết, liên doanh, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
có kỳ hạn còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh
Trang 141.1.2 Đặc điểm đầu tư tài chính
- Các khoản đầu tư ngắn hạn: Là các tài sản tài chính phi phái sinh với cáckhoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố định mà đơn vị
có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn ngoại trừ:
+ Các tài sản tài chính mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu đã được xếp vàonhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;+ Các tài sản tài chính đã được xếp vào nhóm sẵn sàng để bán;
+ Các tài sản tài chính thỏa mãn định nghĩa về các khoản cho vay và phải thu;Các khoản đầu tư ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm: Các khoản tiền gửi
có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cáckhoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn khác
Đặc điểm của khoản đầu tư ngắn hạn
Các khoản đầu tư ngắn hạn có những đặc điểm:
+ Là các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được
+ Có kỳ đáo hạn cố định
+ Không phải là công cụ tài chính phái sinh
+ Công ty có chủ ý và khả năng tích cực giữ đến ngày đáo hạn
Doanh nghiệp sẽ không được phân loại tài sản tài chính vào nhóm giữ đếnngày đáo hạn nếu như trong năm tài chính hiện tại hoặc trong vòng hai năm tàichính trước đó, doanh nghiệp đã bán hoặc đã phân loại trước thời gian đáo hạn một
số lượng nhiều hơn mức không đáng kể (nhiều hơn mức không đáng kể so với tổngtoàn bộ các khoản đầu tư tài chính) trừ khi việc bán hoặc phân loại lại thỏa mãn cácđiều kiện:
Gần đến ngày đáo hạn hoặc ngày gọi của các tài sản tài chính (ít hơn 3 thángtrước khi đáo hạn) đến mức những thay đổi trong lãi suất thị trường sẽ không có ảnhhưởng đáng kể đến giá trị hợp lý của tài sản tài chính
Được thực hiện khi mà doanh nghiệp đã thu hồi gần hết số tiền gốc của tàisản qua việc theo tiến độ thanh toán hoặc đã thanh toán trước
Trang 15 Việc bán tài sản thực hiện một cách cô lập, nằm ngoài kiểm soát của doanhnghiệp, không lặp lại và doanh nghiệp không thể đoán trước được.
- Các khoản đầu tư dài hạn: Là các khoản đầu tư với thời gian thu hồi vốn trênmột năm, bao gồm đầu tư bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng các tài sản khác Nếuhiểu một cách cơ bản nhất thì đầu tư tài chính dài hạn là sử dụng các khoản tiềnnhàn rỗi hoặc các tài sản khác của doanh nghiệp này góp với các đơn vị kinh doanhkhác trong thời hạn trên một năm với mong muốn tạo ra lợi nhuận trong tương lai Các khoản đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp bao gồm: Đầu tư vào công tycon, Góp vốn liên doanh, Đầu tư vào công ty liên kết, Các khoản đầu tư dài hạnkhác
1.1.3 Hạch toán kế toán khoản mục đầu tư tài chính
1.1.3.1 Nguyên tắc hạch toán kế toán
Để thực hiện được nhiệm vụ kế toán các khoản đầu tư tài chính, kế toán các khoảnđầu tư tài chính phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau:
- Các khoản đẩu tư tài chính phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc gồm: giámua (giá hợp lý, giá thoả thuận) cộng các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến cáckhoản đầu tư:
+ Trường hợp mua các loại chứng khoán: Chứng khoán niêm yết được ghinhận theo giá tại thời điểm khớp lệnh (T+0) cộng các chi phí liên quan khác;Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền
sở hữu theo quy định của pháp luật cộng các chi phí liên quan khác
+ Trường hợp góp vốn vào đơn vị khác bằng tài sản phi tiền tệ, giá gốc đượcxác định theo giá thoả thuận giữa các bên tham gia góp vốn cộng với cáckhoản chi phí liên quan trực tiếp Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hoặc giátrị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và giá trị còn lại của tài sản mang đi góp vốnđược ghi nhận vào thu nhập khác hoặc chi phí khác
+ Trường hợp đầu tư vào đơn vị khác dưới hình thức mua lại phần vốn góp tạiđơn vị khác bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ, giá gốc khoản đầu tư được xácđịnh bằng giá mua hoặc giá trị hợp lý của các tài sản mang đi trao đổi cộng với
Trang 16các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác Nếu thanh toán bằng tài sản phi tiền
tệ là hàng tồn kho, nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch bán hàng tồn khodưới hình thức hàng đổi hàng, Trường hợp thanh toán bằng TSCĐ, BĐSĐT,nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT Nếu thanhtoán bằng công cụ vốn hoặc công cụ nợ, nhà đầu tư phải kế toán như giao dịchthanh lý nhượng bán các khoản đầu tư (ghi nhận lãi, lỗ vào doanh thu hoặc chiphí của hoạt động tài chính)
- Kế toán phải theo dõi chi tiết đối với từng khoản đầu tư, từng đối tác đầu tưtheo mệnh giá và giá mua; theo thời hạn đầu tư, mục đích đầu tư
- Các khoản lãi, cổ tức, lợi nhuận nhận được từ khoản đầu tư hặc lãi (chênhlệch giữa giá bán với giá vốn khoản đầu tư) từ thanh lý, nhượng bán, thu hồi,chuyển đổi mục đích đầu tư (từ khoản cho vay hoặc nợ phải thu thành các khoảnvốn góp hoặc cổ phiếu) được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính Cáckhoản chi phí không được tính vào giá gốc khoản đầu tư; các khoản chi phí, lỗ khithanh lí, thu hồi, chuyển nhượng, hoặc chuyển đổi mục đích các khoản đầu tư đượchạch toán vào chi phí hoạt động tài chính
- Cổ tức được chia bằng cổ phiếu chỉ theo dõi số lượng và trình bày trên Bảnthuyết minh Báo cáo tài chính Cổ tức được chia từ lãi dồn tích trước khi mua khoảnđầu tư (hoặc từ lợi nhuận chưa phân phối tại ngày mua) được hạch toán giảm giágốc khoản đàu tư
- Giá vốn khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư (đầu tư chứng khoán)được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền di động
- Trường hợp giải thể công ty con và sáp nhập toàn bộ tài sản và nợ phải trảcủa công ty con vào công ty mẹ Kế toán công ty mẹ hạch toán giảm giá gốc khoảnđầu tư vào công ty con và ghi nhận tài sản, nợ phải trả nhận về theo giá trị hợp lý,nếu phát sinh chênh lệch ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính
- Cuối kỳ kế toán khi lập BCTC:
+ Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loiaj làkhoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải đánh giá lịa theo tỷ giá thực tế cuối kỳ
Trang 17+ Trường hợp có bằng chứng cho thấy có khả năng phát sinh tổn thất cáckhoản đàu tư tài chính, kế toán xem xét xác định giá trị tổn thất và lập dự phòng tổnthất các khoản đầu tư tài chính theo quy định.
+ Phân loại và trình bày các khoản đầu tư tài chính trên BCTC: Đầu tư tàichính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn chi tiết theo chỉ tiêu phù hợp
1.1.3.2 Chứng từ kế toán
- Hợp đồng tiền gửi, hợp đồng cho vay, hợp đồng đầu tư
- Thư xác nhận, sao kê các khoản tiền gửi
- Giấy chứng nhận đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết
- Sổ cái các tài khoản
- Sổ chi tiết các tài khoản
- Các tài liệu liên quan khác …
1.1.3.3 Tài khoản kế toán
Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục đầu tư tài chính, kế toán sử dụngcác tài khoản chính sau:
- Tài khoản 121; Chứng khoán kinh doanh
- Tài khoản 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
- Tài khoản 221: Đầu tư vào công ty con
- Tài khoản 222: Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
- Tài khoản 228: Đầu tư khác
- Tài khoản 229: Dự phòng tổn thất tài sản
1.1.3.4 Sơ đồ hạch toán kế toán
Sau đây là sơ đồ hạch toán các khoản đầu tư tài chính
1 Kế toán nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán kinh doanh
Trang 182 Kế toán nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Trang 193 Kế toán nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến đầu tư vào công ty con
4 Kế toán nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Trang 205 Kế toán nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến đầu tư khác
1.1.4 Vị trí, ý nghĩa của khoản đầu tư tài chính
Vị trí: Các khoản đầu tư tài chính là một khoản mục thuộc phần Tài sản
trong BCĐKT của một doanh nghiệp Các khoản đầu tư tài chính bao gồm chứngkhoán kinh doanh, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến
ngày đáo hạn,…
Trong báo cáo tài chính, nhà đầu tư phải trình bày:
- Danh sách các công ty liên kết kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ
lệ (%) quyền biểu quyết, nếu tỷ lệ này khác với phần sở hữu;
- Các phương pháp được sử dụng để kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên
kết
Các khoản đầu tư vào công ty liên kết hạch toán theo phương pháp vốn chủ sởhữu phải phân loại như các tài sản dài hạn và phản ánh thành một khoản mục riêngbiệt trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất Phần sở hữu của nhà đầu tư về lãi hoặc lỗ
Trang 21của những khoản đầu tư đó phải trình bày thành một khoản mục riêng biệt trongBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
- Về pháp lý: Số liệu về giá trị các khoản đầu tư tài chính trong phần tài sảnthể hiện phần trị giá vốn doanh nghiệp đang có quyền quản lý, quyền sử dụng (kể cảquyền phải thu) trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mặt khác doanh nghiệp phải
có trách nhiệm trong việc sử dụng lượng tài sản đó trong hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
1.1.5 Kiểm soát nội bộ đối với khoản đầu tư tài chính
KSNB đối với khoản mục đầu tư tài chính bao gồm toàn bộ các chính sáchkiểm soát, bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được DN xây dựng nhằm đạt đượccác mục tiêu KSNB đề ra
Để đạt được mục tiêu KSNB, đơn vị phải tiến hành các công việc kiểm soát cụthể Nội dung công việc KSNB đối với khoản mục đầu tư tài chính có thể khái quát
ở những công việc chính sau đây:
a Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định, quy chế về KSNB liên quan đếnmục đầu tư tài chính cũng như các khoản mục chi phí nhỏ cấu thành nên đầu tư tàichính Những quy định này có thể chia thành hai loại:
- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay
bộ phận có liên quan đến việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến đầu
tư tài chính trong tổ chức bộ máy kế toán của DN Đơn vị cần có sự phân công rõràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận chức năng liên quan đến đầu tư
Trang 22tài chính như: đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu,…Song cần phải có sự đốichiếu, kiểm tra thường xuyên giữa các bộ phận này ví dụ như kiểm tra, đối chiếugiữa chi phí thực tế phát sinh và tình hình quỹ của đơn vị.
- Quy định về các thủ tục KSNB đối với khoản mục đầu tư tài chính bao gồm:Ban hành các chính sách, thủ tục về trách nhiệm phê chuẩn đối với các nghiệp vụphát sinh liên quan đến đầu tư tài chính Mọi nghiệp vụ phát sinh chi phí cần phảiđược sự phê duyệt của quản lý đơn vị và được kiểm tra thường xuyên bởi các cấpquản lý
b Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định, quy chế về KSNB nói trênđối với các khoản mục vay và nợ thuê tài chính như: tổ chức phân công, bố trí nhânsự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận cóliên quan; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định…
Hoạt động KSNB đối với khoản mục đầu tư tài chính được xây dựng và thựchiện một cách khoa học, hợp lý, chặt chẽ sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lýchi phí sản xuất kinh doanh của DN nói chung và góp phần đảm bảo thông tin vềkhoản mục đầu tư tài chính cũng như các thông tin tài chính khác có liên quan đángtin cậy hơn
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính
Trước khi bắt đầu thực hiện một cuộc kiểm toán, KiTV phải xác định rõ mụctiêu của cuộc kiểm toán đó, từ những mục tiêu chung đến những mục tiêu cụ thểcho từng phần hành kiểm toán, kết hợp với những hiểu biết về đơn vị để quyết địnhmục tiêu trọng yếu và cần tập trung vào phần hành nào Mục tiêu kiểm toán có giátrị giúp KiTV xây dựng nền tảng cho cuộc kiểm toán, từ đó xác định khối lượngcông việc, thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp phục vụ cho việc thực hiện kiểmtoán và hoàn thành công việc trong tiến độ Trong kiểm toán khoản đầu tư tài chính,các mục tiêu kiểm toán được xác định như sau:
Trang 23Mục tiêu kiểm toán chung khi kiểm toán khoản đầu tư tài chính: Kiểm tra và
xác nhận mức độ trung thực và hợp lý của khoản đầu tư tài chính trên BCTC Đồngthời cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểmtoán các chu kỳ và khoản mục khác
Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán khoản đầu tư tài chính: Nhằm thu thập đầy đủ
các bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác minh cho các cơ sở dẫn liệu liên quanđến các nghiệp vụ và số dư của các khoản đầu tư tài chính, bao gồm các cơ sở dẫnliệu:
+ Sự hạch toán đầy đủ: Các nghiệp vụ liên quan tới khoản đầu tư tài chính đềuphải được ghi chép đầy đủ
+ Sự phân loại và hạch toán đúng đắn: Các nghiệp vụ liên quan đến khoản đầu
tư tài chính đều phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán, đúngquan hệ đối ứng tài khoản và chính xác về số liệu tương ứng phản ánh trên cácchứng từ
+ Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: Các nghiệp vụ liên quan tới khoản đầu
tư tài chính phải được ghi nhận đúng kì phát sinh và hạch toán kịp thời
Trang 24toán liên qua Với mọi khoản nợ được phản ánh thì doanh nghiệp phải thực sự cónghĩa vụ trả nợ.
+ Tính toán và đánh giá: Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phải được ghi nhậntheo giá trị thích hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán hoặc đượcchấp nhận phổ biến Các số liệu và phép toán khi thực hiện phải chính xác về mặttoán học và không có sai sót
+ Tính đầy đủ: Các sự kiện và giao dịch kinh tế cần được báo cáo đầy đủ trênbáo cáo tài chính
+ Tổng hợp và công bố: Số liệu cộng dồn trên tài khoản và sổ kế toán phảiđược tính toán một cách chính xác Các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên báo cáotài chính phải được xác định, trình bày và công bố theo đúng yêu cầu của chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành
- Về trình bày và thuyết minh BCTC:
+ Phân loại và trình bày: Số dư khoản đầu tư tài chính cuối kỳ phải được phânloại và trình bày theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán
+ Kiểm tra, đánh giá tính thích hợp và hiệu quả của hoạt động KSNB trongquản lý các nghiệp vụ biến động của khoản đầu tư tài chính, trên các khía cạnh: Sựđầy đủ và thích hợp của các quy chế KSNB, sự hiện hữu, tính thường xuyên liên tục
và hiệu quả của các quy chế KSNB; kết quả này được sử dụng để kiểm toán cácthông tin khác; cũng như để phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa những sai phạm vềđầu tư (nếu có) tại doanh nghiệp
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính
Các nguồn tài liệu, thông tin cần thiết để tiến hành kiểm toán và đưa ra nhậnxét về các chỉ tiêu liên quan đến khoản mục đầu tư tài chính trên BCTC là rất đadạng Tuy nhiên, để thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, KiTV có thể dựa vàocác căn cứ chủ yếu sau:
- Các chính sách, chế độ liên quan đến quản lý khoản đầu tư tài chính do nhànước ban hành như: quy định về mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng; quy
Trang 25định về thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt; quy định vềquản lý và hạch toán các khoản đầu tư…
- Các quy định của Hội đồng quản trị (hay Ban Giám đốc) của đơn vị về việcphê duyệt trách nhiệm, quyền hạn, trình tự, thủ tục phê chuẩn, xét duyệt đầu tư, sửdụng các khoản đầu tư; về phân công trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, kiểmtra, đối chiếu xác nhận…
- Các Báo cáo tài chính: BCĐKT, BCKQHĐKD, Thuyết minh BCTC, Báocáo lưu chuyển tiền tệ
- Các sổ hạch toán, bao gồm các sổ hạch toán nghiệp vụ (sổ theo dõi cáckhoản đầu tư, nhật ký ghi chép công việc); các chứng từ gốc (các hợp đồng tiền gửi,hợp đồng cho vay, hợp đồng đầu tư…); các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiếtcủa các tài khoản liên quan trong hạch toán các nghiệp vụ về đầu tư tài chính (TK128,112,228,229,515,.…)
- Các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ biến động các khoản đầu tư tài chínhnhư: Hợp đồng tiền gửi, Hợp đồng cho vay, Hợp đồng đầu tư, giấy báo Nợ, giấybáo Có (của ngân hàng), chứng từ chuyển tiền.…
- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến các khoản đầu tư tài chính: Bản sao
kê của ngân hàng, Bản đối chiếu tài khoản của ngân hàng, TXN các khoản cho vay,TXN các khoản đầu tư, Biên bản đối chiếu công nợ,.…
1.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản đầu tư tài chính
- Chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng loại hình đầu tư: Khách hàng không
mở sổ theo dõi chi tiết các khoản đầu tư như các khoản tiền gửi có kỳ hạn, cáckhoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng hợp đồng, từng đối tượng cụthể
- Không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoảnđầu tư tài chính: Đối với các khoản đầu tư khó có khả năng thu hồi đã xác địnhđược một cách chính xác, khách hàng vẫn chưa tiến hành trích lập dự phòngphải thu khó đòi đối với các khoản đầu tư đó
Trang 26- Không hạch toán lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư tài chínhhoặc hạch toán khi chưa có đầy đủ hóa đơn chứng từ: Qua việc thanh lý, nhượng bán cáckhoản đầu tư mà khách hàng có thu được một khoản lỗ, lãi tuy nhiên không được kế toáncủa đơn vị ghi nhận vào trong kỳ hoặc là được ghi nhận khi chưa nhận được đầy đủhóa đơn chứng từ hợp lệ để ghi nhận.
- Đầu tư tài chính không mang tính chất đầu tư mà là các khoản phải thu khác:
Ví dụ như thu tiền chi phân phối sai chế độ cho cán bộ công nhân viên
- Cuối kỳ không đánh giá lại dự phòng để hoàn nhập dự phòng hoặc trích thêm
- Không có bằng chứng chứng từ hợp lệ chứng minh cho khoản đầu tư: Không
có hợp đồng, hợp đồng không hợp lệ theo quy định,…
- Không có xác nhận của đối tượng nhận đầu tư về khoản đầu tư của doanhnghiệp: Mặc dù đơn vị có ghi nhận khoản đầu tư với đối tượng được đầu tư tuynhiên khi thực hiện việc xác nhận khoản đầu tư lại không được đơn vị được đầu tưxác nhận về tính có thực của khoản đầu tư
Để có thể xác minh tính trung thực hợp lý của khoản đầu tư tài chính trênBCTC, dựa vào các sai sót thường gặp ở trên khi kiểm toán khoản đầu tư tài chính,kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của KiTV và đặc điểm của khách hàng được kiểmtoán, KiTV thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết đạt được mục tiêu đề ra
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán
1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KiTV cần phải đưa ra được nhữngđịnh hướng và những công việc mà KiTV dự kiến phải làm trong quá trình kiểmtoán, đồng thời chỉ ra những điều kiện cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán, đóchính là kế hoạch kiểm toán Theo đó, việc lập kế hoạch kiểm toán đối với khoảnđầu tư tài chính được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Trang 27Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KiTV bắt đầu thu thập những thông tinnhằm đạt được hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìmhiểu hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên hữu quan Trên cơ sở đó, KiTVđưa ra những đánh giá về rủi ro tiềm tàng tại đơn vị được kiểm toán Đối với kiểmtoán khoản đầu tư tài chính, KiTV đánh giá rủi ro trên các khía cạnh:
- Các chính sách, chế độ liên quan đến quản lý khoản đầu tư tài chính, như:quy định về việc mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, quy định về thực hiện đầu tư dướihình thức cho vay, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, Nếu các chính sáchđược ban hành tuân thủ theo đúng quy định hiện hành, phù hợp với tình trạng củađơn vị và được thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ thì KiTV có thể dựa trên cơ sở đó
để đánh giá rủi ro tiềm tàng là thấp, còn ngược lại thì rủi ro được đánh giá là caohơn
- Các quy định của Hội đồng quản trị (hay Ban giám đốc) của đơn vị về tráchnhiệm và thủ tục phê chuẩn, xét duyệt đầu tư, quy định về phân công trách nhiệmtheo dõi các khoản đầu tư, kiểm kê, đối chiếu xác nhận các khoản đầu tư Nếunhững người chịu trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định và trung thực thì KiTV
có cơ sở để đánh giá rủi ro tiềm tàng là thấp, còn ngược lại thì rủi ro được đánh giá
là cao hơn
- Các chứng từ, tài liệu về đầu tư, ghi nhận khoản đầu tư và tất toán khoản đầu
tư, nếu các chứng từ nhìn chung được lập đầy đủ, đánh số liên tuc, đúng quy định
về chữ ký, đóng dấu, và được sắp xếp gọn gàng, rõ ràng thì RRTT được đánh giá làthấp, còn ngược lại thì rủi ro được đánh giá là cao hơn
- Sổ kế toán các tài khoản đầu tư tài chính (bao gồm sổ tổng hợp, sổ chi tiết vàcác chứng từ, tài liệu, sổ kế toán khác có liên quan), nếu các sổ kế toán được lậpđầy đủ đối với các tài khoản đầu tư tài chính, phản ánh đầy đủ các nội dung về ngàytháng ghi sổ, số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ, nộidung, số tiền của nghiệp vụ kế toán và số dư đầu kỳ, cuối kỳ, thì KiTV có cơ sở
để đánh giá rủi ro tiềm tàng là thấp, còn ngược lại thì rủi ro được đánh giá là caohơn
Trang 28Bước 2: Phân tích sơ bộ khoản đầu tư tài chính
KiTV sử dụng những kỹ thuật phân tích sơ bộ sau:
- Phân tích ngang (phân tích xu hướng): Đối với khoản đầu tư tài chính, KiTV
có thể so sánh số liệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động vàtìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để xem xét về tính hợp lý hay nghi ngờ về khả năngsai phạm đối với biến động bất thường Đồng thời KiTV có thể so sánh dữ kiện củakhách hàng với số liệu của ngành để nhận biết được sai phạm nếu có, cụ thể, nếu sốliệu của đơn vị kiểm toán có biến động quá lớn (hoặc quá nhỏ), hay trái chiều so với
sự biến động của ngành thì KiTV cần thiết phải đi sâu làm rõ
Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): KiTV có thể tính toán một số hệ số sau: hệ
số thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán tức thời, tỷ suất thanh toán hiện hành Saukhi tính toán, KiTV so sánh với các hệ số của năm trước để xem xét về tính hợp lýcủa sự biến động
Bước 3: Đánh giá RRKS nội bộ khoản đầu tư tài chính
KiTV thu thập thông tin về kế toán và KSNB liên quan đến khoản đầu tư tàichính tại đơn vị khách hàng như chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng, nguyên tắcghi nhận, quy trình hạch toán, quản lý khoản đầu tư tài chính
KiTV tìm hiểu hệ thống KSNB khoản đầu tư tài chính của đơn vị trên hai khíacạnh: thiết kế và vận hành Nếu hệ thống KSNB khoản đầu tư tài chính của đơn vịđược thiết kế chặt chẽ, khoa học, phù hợp và được vận hành một cách liên tục, cóhiệu quả thì đó là một cơ sở để KiTV có thể đánh giá RRKS khoản đầu tư tài chínhcủa đơn vị là thấp, còn ngược lại rủi ro có thể được đánh giá là cao hơn Cụ thể,KiTV tìm hiểu hệ thống KSNB khoản đầu tư tài chính như sau:
- Về mặt thiết kế: KiTV xem xét việc xây dựng, ban hành các quy định vềKSNB đối với khoản đầu tư tài chính như việc quy định về chức năng, quyền hạn,trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, theo dõi các khoản đầu tư; quy định về trình tự,thủ tục KSNB, phân cấp thực hiện
- Về mặt vận hành: KiTV xem xét việc tổ chức và thực hiện các nguyên tắcKSNB đối với khoản đầu tư tài chính
Trang 29Bước 4: Đánh giá tính trọng yếu cho khoản mục đầu tư tài chính
Đánh giá tính trọng yếu là việc KiTV đưa ra ước lượng ban đầu về tính trọngyếu, phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục kiểm toántrong đó có khoản đầu tư tài chính
Kiểm toán viên xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC, sau đó tiếnhành phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục, trong đó có khoản đầu tư tàichính Việc phân bổ này giúp KiTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toánthích hợp cần phải thu thập cho từng khoản mục với mức chi phí thấp nhất có thể
mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượngban đầu về tính trọng yếu Cơ sở để thực hiện phân bổ mức ước lượng cho khoảnđầu tư tài chính là dựa vào bản chất của khoản đầu tư tài chính, RRTT và RRKSđược đánh giá sơ bộ, kinh nghiệm của KiTV và chi phí kiểm toán đối với khoản đầu
1.3.1.2 Soạn thảo chương trình kiểm toán
Sau khi lập kế hoạch, KiTV phải xây dựng một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủtục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu của các công việc kiểm toán cụ thểtheo một trình tự nhất định, đó chính là chương trình kiểm toán
KiTV có thể dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA và căn cứ vàođối tượng kiểm toán cụ thể; sử dụng xét đoán chuyên môn, cách thức thực hiện cácthủ tục kiểm toán để xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục phù hợpvới nhu cầu của mình Theo đó, chương trình kiểm toán khoản đầu tư tài chính đượcxây dựng theo một số nội dung chính sau đây:
Trang 30Mục tiêu kiểm toán: Sự hiện hữu; đầy đủ; chính xác; quyền và nghĩa vụ;đánh giá; trình bày và công bố.
Phạm vi kiểm toán: Nếu KiTV cho rằng RRKS cao, HTKSNB không đángtin cậy thì phạm vi kiểm toán cần được mở rộng và ngược lại
Thời gian thưc hiện cuộc kiểm toán: căn cứ vào quy mô, khả năng và yêu cầucủa đơn vị được kiểm toán để cân đối thời gian thực hiện kiểm toán khoản đầu tư tàichính
Thủ tục kiểm toán:
- Thử nghiệm kiểm soát
- Thủ tục phân tích: Tìm hiểu sự biến động của khoản đầu tư tài chính qua cácnăm; Tìm hiểu hệ thống thanh toán của đơn vị; Tìm hiểu HTKSNB đối với khoảnđầu tư tài chính của đơn vị
- Thủ tục kiểm tra chi tiết :
Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn : Lập bảng đối chiếu số dư ngân hàng ;Thu thập thư xác nhận của ngân hàng và kiểm tra ghi nhận trong sổ kế toán của đơn
vị, nhằm đảm bảo số dư đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là hợp lý; Thuthập các hợp đồng tiền gửi ,chứng từ gốc để đảm bảo việc trình bày là đúng và phùhợp;…
Đối với các khoản cho vay với mục đích thu lãi : Thu thập thư xác nhận củacác đối tượng nhận khoản vay và kiểm tra ghi nhận trong sổ kế toán của đơn vị ;Thu thập các hợp đồng cho vay, chứng từ gốc có liên quan để đảm bảo tính có thực
và việc trình bày là trung thực, hợp lý ;…
Đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết : Thuthập TXN của các đối tượng nhận đầu tư và kiểm tra ghi nhận trong sổ kế toán củađợn vị: Thu thập các hợp đồng đầu tư, chứng từ gốc có liên quan, biên bản đối chiếucông nợ 2 bên (3 bên) để đảm bảo tính có thực và việc trình bày là trung thực, hợplý,…
Trang 31Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi đề phù hợpvới sự biến động của doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện đượctrước đó.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán thực chất là triển khai các nội dung kế hoạch kiểm toán
và chương trình kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán cho các nộidung và các mục tiêu đã được thiết lập Để đạt được điều này, KiTV cần phải ápdụng các phương pháp kiểm toán và các thủ tục kỹ thuật để thu thập các bằng chứngkiểm toán Công việc kiểm toán được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu
Nội dung của giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm:
- Thực hiện khảo sát kiểm soát
- Thực hiện các thủ tục phân tích
- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
1.3.2.1 Khảo sát kiểm soát khoản mục đầu tư tài chính
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KiTV chỉ thực hiện khảo sát KSNB khiviệc đánh giá rủi ro ở giai đoạn lập kế hoạch cho thấy RRKS đối với khoản đầu tưtài chính là không cao, HTKSNB thiết kế cho khoản đầu tư tài chính chưa đầy đủ,chưa khoa học, chưa chặt chẽ, các quy chế KSNB không thường xuyên liên tục, KiTV cần khảo sát HTKSNB để thu thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở đểđánh giá lại tính hiệu lực của HTKSNB của đơn vị được kiểm toán nói chung đặcbiệt là xem xét, đánh giá tính hiệu lực của khâu kiểm soát đối với khoản đầu tư tàichính Các nội dung và thủ tục khảo sát KSNB đối với khoản đầu tư tài chính có thểkhái quát như sau:
- Kiểm tra: là việc kiểm tra, đánh giá sự tồn tại, tính đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp
và hiệu lực của HTKSNB
- Phỏng vấn: trao đổi, phỏng vấn các cán bộ quản lý và nhân viên có trách
nhiệm của DN Qua những cuộc tiếp xúc, ngoài việc tìm hiểu về phương diệnchuyên môn, KTV cũng cần đánh giá sơ bộ về năng lực, phẩm chất của các nhânviên trong DN…
Trang 32- Quan sát: thực hiện tiếp cận và quan sát thiết kế và vận hành của HTKSNB,
giúp KTV hiểu khái quát, sơ bộ đánh giá về KSNB và giúp KTV đánh giá phân tíchcác trọng yếu kiểm toán
- Thực hiện lại: KTV làm lại các hoạt động của nhân viên đã làm và để xác
nhận mức độ trách nhiệm của họ với công việc được giao
Dựa vào kinh nghiệm của KiTV tiền nhiệm: Hầu hết các cuộc KiT của một công tyđược một công ty thực hiện hàng năm Do vậy KiTV thường bắt đầu cuộc kiểmtoán với một lượng thông tin đáng kể về HTKSNB của khách hàng đã thu thập được
từ các cuộc kiểm toán trước như: biên bản các cuộc họp cổ đông và cuộc họp bấtthường liên quan đến chiến lược đầu tư cũng như các quyết định đầu tư trong ngắn
và dài hạn Các tài liệu này được lưu trong hồ sơ thường niên của khách hàng KiTV
có thể dựa vào tài liệu năm trước để kiểm tra kế hoạch đầu tư của khách hàng trong nămnay Khi KiTV kiểm tra hồ sơ hoặc có thể phỏng vấn trực tiếp KiTV tiền nhiệm (nếu làKiTV khác thực hiện kiểm toán kỳ trước) để biết định hướng phát triển của khách hàng,sau đó trong khi thực hiện kiểm toán năm nay sẽ đối chiếu với những thông tin đãnhận được từ cuộc kiểm toán năm trước , từ đó đánh giá tính trung thực của BGĐ
- Thẩm vấn nhân viên của Công ty khách hàng: Đối với khách hàng mới,KiTV cần sử dụng phương pháp này để nắm bắt khái quát HTKSNB của kháchhàng Ngoài ra, KiTV có thể sử dụng phương pháp này để trực tiếp kiểm tra cáchquản lý và kiểm soát các khoản đầu tư tài chính của khách hàng Đối với kháchhàng thường niên công việc này giúp KiTV cập nhật được những thay đổi trongHTKSNB của khách hàng, từ đó khoanh vùng được rủi ro đối với các khoản mụctrên BCĐKT
- Xem xét và kiểm tra hệ thống sổ sách đã hoàn tất của khách hàng Trong hồ
sơ thường niên của khách hàng đã có lưu các thông tin về bộ máy kế toán cũng nhưhình thức sổ sách kế toán của khách hàng, KiTV có thể tham khảo sổ sách kế toáncũng như các thông tin về nhân viên kế toán của khách hàng và so sánh với kỳ kiểmtoán năm nay để có thể thấy được sự thay đổi Thông thường hình thức sổ sách kếtoán là không thay đổi, tuy nhiên có thể có những thay đổi về mặt nhân sự kế toán
Trang 33Ví dụ đối với các khoản đầu tư tài chính, kỳ kế toán năm trước là do một kế toánviên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kế toán đảm nhiệm còn trong kỳ kếtoán năm nay lại do một nhân viên kế toán non nớt thiếu kinh nghiệm phụ trách thìrủi ro kiểm soát trong kiểm toán các khoản đầu tư tài chính năm nay sẽ cao hơn nămtrước.
Sau khi thực hiện các thủ tục trên, KiTV sẽ đánh giá lại RRKS đối với khoản đầu
tư tài chính Công việc này chủ yếu là để nhận diện các điểm yếu và điểm mạnh củaHTKSNB nhằm điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp
KiTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản đầu tư tài chính là cao đốivới cơ sở dẫn liệu của BCTC trong trường hợp: hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ không đầy đủ, hiệu quả; KiTV không có được đầy đủ cơ sở để đánh giá
sự thích hợp, đầy đủ, hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB
Ngược lại, KiTV cũng có thể đánh giá RRKS ở mức độ không cao đối với cơ
sở dẫn liệu của BCTC khi: KiTV có đầy đủ điều kiện và có kế hoạch để thử nghiệm
về kiểm soát nhằm khẳng định việc đánh giá rủi ro kiểm soát của mình; KiTV cóđầy đủ bằng chứng và cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của
DN là có hiệu quả, có khả năng ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các gian lận,sai sót trọng yếu của DN
Nếu KiTV đánh giá RRKS là thấp thì có thể hạn chế bớt các thử nghiệm cơbản Nếu đánh giá mức độ RRKS trung bình, thì có thể áp dụng các thủ tục trên và
bổ sung thêm một số thủ tục nhằm phát hiện gian lận Nếu đánh giá RRKS là đáng
kể hay tối đa, KiTV cần phải mở rộng phạm vi thực hiện thử nghiệm chi tiết cáckhoản đầu tư tài chính
1.3.2.2 Phân tích đánh giá tổng quát
Thủ tục phân tích giúp KTV đánh giá được những biến động tổng thể màkhông bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể, giúp KTV định hướng kiểm toán, thu hẹpphạm vi, tiết kiệm thời gian kiểm toán Sau khi thu thập được số liệu về các loại chiphí, KiTV thực hiện các thủ tục phân tích sau:
Trang 34Phân tích các thông tin tài chính
Khi phân tích khoản đầu tư tài chính là, KiTV phân tích tỷ trọng số dư cáckhoản đầu tư tài chính trên tổng tài sản, các tỷ suất tài chính về tiền, khả năng thanhtoán và so sánh với số dư cuối năm trước Từ đó, xem xét và đánh giá sự biến độngcủa tỷ suất của các khoản đầu tư theo tháng và cụ thể theo từng loại đầu tư tài chính
Phân tích các thông tin phi tài chính:
KiTV phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan đến khoản đầu tư tàichính để làm rõ mối liên hệ và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến thông tin vềkhoản đầu tư tài chính Các thông tin phi tài chính rất đa dạng và phức tạp, phổ biến làcác điều kiện về hoạt động sản xuất kinh doanh như sự điều chỉnh quy mô sản xuất, kinhdoanh, sự biến động của giá cả thị trường, Một thông tin phi tài chính phổ biến nữa là
sự bất cập trong quản lý và kiểm soát nội bộ đối với khoản đầu tư tài chính củachính bản thân đơn vị được kiểm toán
Áp dụng thủ tục phân tích trên, KiTV sẽ tìm ra được những biến động bấtthường Trên cơ sở đó, KiTV tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây ra những biến độngbất thường đó và xác định xem nguyên nhân trên là hợp lý hay bất hợp lý Nếunguyên nhân gây ra biến động là bất hợp lý, KiTV cần phải mở rộng thủ tục kiểmtra, thu thập bằng chứng cho đánh giá của mình KiTV có thể thu thập thông tin từHTKSNB của đơn vị cũng như thu thập thông tin liên quan từ bên ngoài để làmbằng chứng rõ hơn cho nhận định của mình Từ đó, hỗ trợ KiTV xác định mức độtăng hay giảm việc áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết cho khoản đầu tư tài chính
1.3.2.3 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản
Dựa trên cơ sở xét đoán của KiTV trong bước phân tích đánh giá tổng quát,bước tiếp theo của KiTV là tổ chức các công việc kiểm tra chi tiết, nhằm thu thậpđầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để trực tiếp xác minh về các cơ sở dẫnliệu của quá trình hạch toán các nghiệp vụ và tính toán, tổng hợp số dư các tàikhoản, cụ thể như sau:
a) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh
Trang 35Các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến khoản đầu tư tàichính được trình bày trong bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1: Các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến các khoản
đầu tư tài chính
Mục tiêu kiểm toán Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ thông thường
- Kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ đầu tư trong kỳ đã
phản ánh ở trên sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản tiềnmặt; một số nghiệp vụ ghi tăng TGNH trong bảng kê chi tiếtTGNH đối chiếu với các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ
đó ( giấy báo Có, giấy báo Nợ, sao kê ngân hàng ) nhằm đảmbảo nghiệp vụ trên là thực sự xảy ra
- Kiểm tra tính đầy đủ của các chứng từ chứng minh cho sự
diễn ra của các nghiệp vụ đầu tư Đối chiếu với các hợp đồngtiền gửi, hợp đồng cho vay, hợp đồng đầu tư chứng minhnghiệp vụ đầu tư là có thực về tên khách hàng, nội dung đầutư
- Kiểm tra dấu hiệu phê chuẩn các nghiệp vụ đầu tư (chữ ký,
tính hợp lý, đúng đắn của sự phê duyệt)
- Kiểm tra xem xét việc ghi chép nhật ký quỹ, việc đối chiếu
số liệu về tiền giữa đơn vị với ngân hàng và các bộ phận khác
- Kiểm tra lại cơ sở dùng để tính toán các khoản đầu tư trong
kỳ có chính xác không, kết quả của phép tính có phù hợpkhông Đặc biệt các khoản tiền bằng ngoại tệ, tỷ giá hối đoái
và kết quả tính toán, chất lượng, quy cách,
Trang 36- Nếu cần, KiTV tự tính toán lại và đối chiếu với kết quả ghinhận các nghiệp vụ thu, chi tiền của đơn vị.
Tính đầy đủ: Các
nghiệp vụ đầu tư đã xảy
ra ngoài thực tế phải
được vào sổ đầy đủ
- Kiểm tra số lượng bút toán ghi sổ các khoản đầu tư với sốlượng các chứng từ chứng minh như giấy báo Nợ/Có, hợpđồng tiền gửi, hợp đồng cho vay
- So sánh, đối chiếu các nghiệp vụ đầu tư (chọn mẫu) trong kỳ
đã phản ánh ở trên chứng từ với việc vào sổ kế toán có liên quan
- Tiến hành khảo sát các nghiệp vụ đầu tư đồng thời với cácnghiệp vụ hạch toán lãi từ hoạt động đầu tư để phát hiện cáctrường hợp bỏ sót, ghi thiếu hoặc để ngoài sổ về tiền (nếu có)
- Kiểm tra đối chiếu ngày ghi sổ các nghiệp vụ đầu tư giữacác sổ có liên quan như: sổ quỹ, sổ kế toán tiền mặt, sổ phảithu khách hàng, sổ tiền gửi ngân hàng,
- Chọn mẫu một số nghiệp vụ chi TGNH như các séc đãthanh toán, giấy báo Nợ và các khoản chi khác phản ánh trêncác bản sao kê của ngân hàng sau ngày khóa sổ kiểm tra xemnghiệp vụ có thực sự được loại trừ đi trên bảng kê chi tiết số dưtiền gửi hay không
Tính đúng đắn: Các
nghiệp vụ đầu tư phải
được phân loại đúng
Trang 37Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản đầu tư tài chính:
- Thu thập hoặc chuẩn bị danh mục các khoản đầu tư tài chính thể hiện giá trịmang sang vào thời điểm trước cuối kỳ kế toán (31/12), các khoản tăng và khoảngiảm trong năm, thu nhập hoặc tổn thất từ hoạt động thanh lý, nhượng bán cáckhoản đầu tư tài chính và số dư cuối kỳ Cộng các tổng số và đối chiếu chúng vớiBCĐKT và kết quả công việc thực hiện trong thời kỳ kiểm toán tạm thời để xácđịnh sự tồn tại của các khoản đầu tư đó tại thời điểm cuối kỳ kế toán (31/12)
- Kiểm tra giá trị của các khoản tăng đầu tư tài chính có quy mô lớn như sau:
Đối chiếu với các tài liệu hỗ trợ, ví dụ như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, hợpđồng đầu tư, giấy chứng nhận cổ phần, hợp đồng liên doanh
Đối chiếu hồ sơ thanh toán (sổ quỹ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng)
- Kiểm tra việc cổ phần của Doanh nghiệp trong liên doanh được đưa vào sổmột cách chính xác bằng cách thực hiện các công việc sau:
Đối chiếu lợi nhuận được chia hoặc tổn thất trong liên doanh hoặc cácgiấy chứng nhận khác của liên doanh
Đối chiếu lợi nhuận được chia hoặc tổn thất của liên doanh với báo cáo lãi
lỗ của doanh nghiệp
- Đánh giá sự cần thiết lập khoản dự phòng phải thu khó đòi các khoản đầu tưngắn hạn :
Đối với các khoản đầu tư quá thời hạn thanh toán, mức trích lập dự phòngbằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:
Đối với các khoản đầu tư chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế
đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏtrốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố , giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án
Trang 38hoặc đã chết,… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích
Đối với các khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh thì phải đối chiếu vớiphần TSCĐ của liên doanh theo BCTC đã kiểm toán của liên doanh
Đối với các khoản ĐTDH khác, thì phải so sánh với sự đánh giá bất động sảnthực tế đối với các tài sản tương tự hoặc các bằng chứng thích hợp khác
- Kiểm tra hạch toán việc thanh lý như:
Đối chiếu giá bán với hợp đồng bán, với hồ sơ thanh toán tiền
Đối chiếu giá trị mang sang tại thời điểm thanh lý với tài liệu làm việc củanăm trước nếu có thể hoặc với sổ phụ theo dõi đầu tư
Tính toán lại thu nhập hoặc tổn thất từ việc thanh lý đầu tư và đối chiếuchúng với báo cáo lãi lỗ
- Đánh giá việc phân loại các khoản đầu tư tài chính như:
Bảo đảm không có khoản đầu tư tài chính nào được thanh lý đến hết kỳ kếtoán
Thu thập được văn bản của Ban lãnh đạo về việc các khoản ĐTNH vàĐTDH được phân loại và miêu tả chính xác
- Đưa ra kết luận về việc các khoản ĐTNH, ĐTDH trong BCĐKT:
Thể hiện các khoản ĐTNH, ĐTDH thực tế thuộc quyền sở hữu của DN tạithời điểm cuối kỳ kế toán
Được kê khai và đánh giá chính xác
Được phân loại và miêu tả chính xác
1.3.3 Kết thúc kiểm toán
Trang 39Khi kết thúc công việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh và số dư các tàikhoản đầu tư tài chính, người thực hiện kiểm toán khoản đầu tư tài chính soát xét lạiGTLV và tổng hợp kết quả rồi gửi kết quả kiểm toán khoản đầu tư tài chính chongười được giao nhiệm vụ soát xét hoặc trưởng nhóm kiểm toán
Kết quả kiểm toán này được thể hiện trên GTLV (trang tổng hợp) của KiTV.Các nội dung chủ yếu thể hiện trong trang tổng hợp kết quả kiểm toán bao gồm:
- Kết luận về mục tiêu kiểm toán;
- Kiến nghị;
- Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộphận được kiểm tra
a) Kết luận về mục tiêu kiểm toán
KiTV nêu rõ kết luận việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán.KiTV đạt được mục tiêu kiểm toán khi thỏa mãn kết quả kiểm tra, đánh giá về bộphận đã được kiểm toán vì đã có đủ bằng chứng thích hợp về mọi khía cạnh để đưa
ra kết luận rằng số liệu, thông tin khoản đầu tư tài chính đã được phản ánh hợp lý,đúng đắn hoặc chỉ rõ thông tin nào còn chứa đựng sai sót Ngược lại, khi KiTVchưa thỏa mãn với kết quả kiểm toán, phạm vi kiểm toán bị hạn chế, không thựchiện được thủ tục bổ sung, KiTV sẽ đưa ra kết luận chưa đạt được mục tiêu kiểmtoán
b) Kiến nghị
Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán khoản đầu tư tài chính, KiTV dựa vào ýkiến kiến nghị của năm kiểm toán trước để đánh giá liệu những kiến nghị năm ngoái
đã được chỉnh sửa cho năm nay hay không
KiTV đưa ra các ý kiến:
- Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh (nếu có), những giải trình thuyết minhcần bổ sung trên BCTC trong đó phải ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiền điềuchỉnh đối với khoản đầu tư tài chính
Trang 40- Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán, HTKSNB đối với bộ phậnđược kiểm tra và ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện HTKSNB đối với khoản đầu tưtài chính.
Nội dung ý kiến của KiTV gồm 3 đoạn: vấn đề thực tế phát sinh ở đơn vị;nhận định của KiTV có chiểu theo văn bản hiện hành; ý kiến của khách hàng đồng ýchỉnh sửa hay không đồng ý
c) Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộ phận được kiểm tra
- Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KiTV có được phản ánh đầy
đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không
- Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề tồn tại mà KiTV đã nêu
- Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lýkhông và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có)
Trang tổng hợp kết quả kiểm toán đối với khoản đầu tư tài chính là một căn cứquan trọng để KiTV tổng hợp lập Báo cáo kiểm toán cho toàn bộ BCTC đã đượckiểm toán