1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong kiểm toán

150 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Chi Phí Bán Hàng Và Chi Phí Quản Lý Trong Kiểm Toán
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Thị Trang
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kiểm toán
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 727,72 KB

Nội dung

Trong thực tế, quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp tại một số công ty kiểm toán, trong đó có Công tyTNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA

Trang 1

NGUYỄN THỊ THU TRANG

GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN

Chuyên ngành : Kiểm toán

Mã số : 22

Người hướng dẫn : ThS HOÀNG THỊ TRANG

HÀ NỘI- 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 5

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5

1.1 Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong Báo cáo tài chính 5

1.1.1 Khái niệm về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 5

1.1.2 Đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên BCTC 8

1.1.3 KSNB của đơn vị đối với bộ khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 9

1.2 Khái quát về kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính 11

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 11

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN 12

1.2.3 Những sai phạm thường gặp trong kiểm toán CPBH và CPQLDN 13

1.2.3.1 Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế 13

1.2.3.2 Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực tế phát sinh 14

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC 15

Trang 4

1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục CPBH và

CPQLDN 15

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 23

1.3.2.1 Khảo sát KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN 23

1.3.2.2 Khảo sát cơ bản 25

1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán 30

CHƯƠNG 2 33

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (AVA) THỰC HIỆN 33

2.1 Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam 33

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 33

2.1.2 Khách hàng và những loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp 36

2.1.2.1 Đặc điểm về khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và thẩm định giá Việt Nam (AVA) 36

2.1.2.2 Dịch vụ công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) cung cấp 37

2.1.2.3 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá (AVA) 38

2.1.3 Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá (AVA) 39

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 39

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý 40

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty 42

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức phương pháp kiểm toán 42

2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức nhóm kiểm toán 43

2.1.4.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán 43

2.1.4.4 Đặc điểm tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC 45

2.1.5 Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty 47

Trang 5

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện .49 2.2.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán BCTC khách hàng X do Công ty TNHH

Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) thực hiện 49

2.2.1.1 Khái quát chung về khách hàng 49

2.2.1.2 Giới thiệu về BCTC được kiểm toán (năm tài chính) 51

2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC Công ty cổ phần ABC do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện 51

2.2.2.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN 51

2.2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN 73

2.2.2.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán 89

2.3 Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện 93

2.3.1 Ưu điểm 93

2.3.2 Hạn chế 95

2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế 97

CHƯƠNG 3 100

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CPBH VÀ CPQLDN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 100

3.1 Định hướng phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện 100

3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam 100

Trang 6

3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và

CPQLDN tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam 101

3.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện 102

3.2.1 Các nguyên tắc hoàn thiện 102

3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện 103

3.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam 103

3.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 103

3.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 104

3.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 105

3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp nêu trên 106

3.4.1 Về phía cơ quan nhà nước 106

3.4.2 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam và KTV 106

3.4.3 Về phía khách hàng 107

3.4.4 Về phía Hiệp hội nghề nghiệp 108

KẾT LUẬN 111

PHỤ LỤC 112

Phụ lục 01: Chương trình kiểm toán mẫu Chi phí bán hàng do VACPA ban hành 114

Phụ lục 02: Chương trình kiểm toán mẫu Chi phí quản lý doanh nghiệp do VACPA ban hành 121

Phụ lục 03: Chấp nhận và duy trì khách hàng cũ 128

Phụ lục 04: Hợp đồng kiểm toán 131

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giámđốc, Bộ phận Nhân sự, các phòng ban và các anh chị đồng nghiệp tại Công tyTNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) đã tạo điều kiện thuậnlợi cho em được tham gia và tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tậptại Công ty

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Học viện, cácthầy cô giáo trong Khoa kế toán Học viện Tài chính đã tạo điều kiện cho emđược học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức trong suốt 4 năm đại học và cho

em cơ hội được tìm hiểu thực tiễn, áp dụng các kiến thức đã được học vàocông việc thực tế

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc nhất tới ThS.HoàngThị Trang - Giảng viên hướng dẫn, người trực tiếp đưa ra các định hướng vàchỉ dẫn quý báu, tận tình giúp đỡ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này

Là một sinh viên năm cuối chưa tiếp xúc nhiều với thực tế nên bài viếtcủa em chưa có sự nghiên cứu sâu rộng về thực tế, việc đưa ra nhận xét cũngnhư các giải pháp hoàn thiện còn nhiều hạn chế và thiếu sót, em mong nhậnđược sự chỉ bảo của thầy (cô) giáo để Luận văn tốt nghiệp của em được hoànthiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AVA

Công ty TNHH Kiểm toán Và Thẩm định

giá Việt Nam

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo xu hướng hội nhập, trong cơ chế thị trường có nhiều người quantâm đến tình hình tài chính cùng phản ánh của nó trên các tài liệu kế toán vàBCTC, kiểm toán đã ra đời và phát triển, đó là một tất yếu khách quan nhằmcung cấp thông tin trung thực, tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm trên thịtrường

Kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã ra đời được hơn 30 năm và thể hiện rõnét vai trò quan trọng của mình trong việc góp phần vào sự phát triển nềnkinh tế thị trường Trong những năm gần đây, hệ thống kế toán và kiểm toánViệt Nam không ngừng được hoàn thiện, phát triển phù hợp với nền kinh tếthị trường và xu hướng mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế,kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết Những thông tin dokiểm toán cung cấp sẽ là căn cứ đáng tin cậy cho nhà nước nhìn nhận, đánhgiá, xử lý đúng đắn các vấn đề kinh tế nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho cácnhà đầu tư, các nhà quản lý khi đưa ra quyết định đầu tư hay kinh doanh mới.Thông qua việc thực hiện các chức năng, nghiệp vụ của mình, kiểm toán viêncòn giúp các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nhận biết, khắc phục nhữngsai sót, vi phạm trong quản lý và trong việc chấp hành chính sách, luật lệ kinh

tế của nhà nước, cũng như phát hiện những lỗ hổng và cải thiện hệ thốngkiểm soát của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính được tổng hợp từ nhiều khoản mục khác nhau, tất

cả các khoản mục đều có tầm ảnh hưởng trọng yếu đến việc đưa ra ý kiến

của KTV trên BCKT.“Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp” là

một khoản mục quan trọng trong kiểm toán BCTC có ảnh hưởng lớn tới kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng tới

Trang 10

các chỉ tiêu quan trọng như: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợinhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, mà lợi nhuận chính làđiểm nhắm của các nhà đầu tư mới, hầu hết các công ty, doanh nghiệp đềumuốn đạt được một số liệu mô tả về tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh thật tích cực, hoạt động có hiệu quả và có lãi; từ đó thu hút các nhàđầu tư cũng như dễ dàng hơn trong các giao dịch đi vay Tuy nhiên, có một

số doanh nghiệp muốn tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp nên đã giảm lợi nhuận trong kỳ thông qua chỉ tiêu chi phí Chính

vì vậy, kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và chi phí quản lý mangtính cần thiết, giúp nhà đầu tư có quyết định đúng đắn hơn

Trong thực tế, quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp tại một số công ty kiểm toán, trong đó có Công tyTNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) còn tồn tại một số hạnchế như: Kết quả kinh doanh còn xa rời thực tiễn, quy trình tiếp cận cuộckiểm toán còn tồn tại hạn chế, việc đánh giá rủi ro chưa hợp lí, thiết thực.Những hạn chế này cần được khắc phục và hoàn thiện để nâng cao chất lượngkiểm toán BCTC

Qua nhận thức tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay vàthực tế quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm định giá

Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện” làm luận

văn tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu:

Trang 11

(1) Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mụcChi phí bán hàng và chi phí quản lý trong kiểm toán Báo cáo tài chính dokiểm toán viên độc lập thực hiện.

(2) Làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục này tại công tyTNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam

(3) Nhận biết các ưu điểm, hạn chế của công ty trong kiểm toán khoảnmục Chi phí bán hàng và chi phí quản lý Từ đó rút ra bài học từ những ưuđiểm đó, đồng thời tìm nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp khắc phụchạn chế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu đề tài: Là quy trình kiểm toán khoản mục Chi phíbán hàng và chi phí quản lý trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toánviên độc lập thực hiện

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình kiểm toán chi phí bán hàng

và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHKiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện tại khách hàng với tư cách

là một khoản mục của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

4 Phương pháp nghiên cứu

 Về phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trênphép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa họclogic, đi từ lý luận đến thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận

 Về phương pháp, kỹ thuật: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phươngpháp như phân tích tài liệu, phương pháp chọn mẫu, ước lượng khảnăng sai sót, nghiên cứu tổng hợp, đối chiếu so sánh tài liệu và thựctiễn; Phương pháp toán học, logic học; Các phương pháp, kỹ thuật kếtoán, kiểm toán khác

Trang 12

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện.

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm Định giá Việt Nam thực hiện

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính

do Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm Định giá Việt Nam thực hiện

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC

LẬP THỰC HIỆN

1.1 Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong Báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gọi chung là chi phíhoạt động, là những chi phí gián tiếp, những chi phí này phát sinh không trựctiếp liên quan đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhưng lại là cơ sở để xácđịnh chỉ tiêu lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh

Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC về “ Hướng dẫn Chế độ kế toánDoanh nghiệp”:

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá

trình bán sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ Chi phí bán hàng có ýnghĩa quan trọng, đặc biệt với những doanh nghiệp mà hoạt động chính làviệc tiêu thụ sản phẩm như doanh nghiệp thương mại, đó là hoạt động chủyếu tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp Chi phí bán hàng được phản ánh qua

TK 641 “Chi phí bán hàng

Nội dung của chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán

hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, baogồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,

- Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng

Trang 14

cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật liệuđóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản,bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệudùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ, dùng cho bộ phận bán hàng.

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục

vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phươngtiện tính toán, phương tiện làm việc,

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận

bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vậnchuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,

- Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm,

hàng hoá Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở

TK 627 “Chi phí sản xuất chung” mà không phản ánh ở TK này

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trựctiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyểnsản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vịnhận uỷ thác xuất khẩu,

- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh

trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộphận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng,chi phí hội nghị khách hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt

động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tínhchất chung toàn doanh nghiệp CPQLDN được phản ánh qua TK 642 “Chi phíquản lý doanh nghiệp”

Nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các yếu tố sau:

Trang 15

- Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ

nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của BanGiám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp

- Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công

tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm vật liệu sử dụng cho việcsửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ, (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT)

- Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn

phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT)

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung

cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vậtkiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trênvăn phòng

- Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế

môn bài, tiền thuê đất, và các khoản phí, lệ phí khác

- Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự

phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụngcác tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ)được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp;tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ

- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung

của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếpkhách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,

(Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC về “Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh ghiệp”)

Trang 16

Thông tin về CPBH và CPQLDN được trình bày trên Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh ( chỉ tiêu Chi phí bán hàng – Mã số 25 và chỉ tiêu Chiphí quản lý doanh nghiệp – Mã số 26) và Thuyết minh báo cáo tài chính( Thông tin bổ sung cho các khoản mục này đã được trình bày trên Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh).

1.1.2 Đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên BCTC

Đặc điểm chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trongquá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ loại chi phí này có: chiphí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viênbán hàng và chi phí khác gắn liền với bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hànghoá

Chi phí bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt đối với doanhnghiệp thương mại, hoạt động bán hàng là hoạt động chủ yếu tạo doanh thucho doanh nghiệp, điều đó cũng có nghĩa, chi phí bán hàng là chi phí chủ yếucủa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, chi phí bán hàng đượcphản ánh tại TK 641: “Chi phí bán hàng”

Đặc điểm chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một loại chi phí cơ bản, phát sinh ở hầuhết các doanh nghiệp hiện nay Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp không phải

là một khoản mục lớn nhưng cần phải được theo dõi, tính toán, kiểm tra, xemxét cẩn thận

Theo chế độ kế toán của doanh nghiệp hiện hành, chi phí quản lý doanhnghiệp được phản ánh tại TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

Trang 17

1.1.3 KSNB của đơn vị đối với bộ khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp

Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPBH và CPQLDN bao gồm toàn

bộ các chính sách kiểm soát, bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được DNxây dựng nhằm đạt được các mục tiêu KSNB đã đề ra

Để đạt được các mục tiêu KSNB, đơn vị phải tiến hành các công việckiểm soát cụ thể Nội dung công việc KSNB đối với khoản mục CPBH vàCPQLDN có thể khái quát ở những công việc chính sau đây:

Một là, Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định, quy chế về KSNB

liên quan đến khoản mục CPBH và CPQLDN cũng như các khoản mục chiphi nhỏ cấu thành nên CPBH và CPQLDN Những quy định này có thể chiathành hai loại:

- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của ngườihay bộ phận có liên quan đến việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liênquan đến CPBH và CPQLDN trong tổ chức bộ máy kế toán của DN Đơn vịcần có sự phân công rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phậnthực hiện chức năng liên quan đến CPBH và CPQLDN như: sự tách biệt của

kế toán tiền và kế toán bản hàng cũng như với thủ quỹ, thủ kho Song cầnphải có sự đối chiếu, kiểm tra thường xuyên giữa các bộ phận này ví dụ nhưkiểm tra, đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh và tình hình quỹ của đơn vị

- Quy định về các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPBH vàCPQLDN bao gồm:

+ Ban hành các chính sách, thủ tục về trách nhiệm phê chuẩn đối với cácnghiệp vụ phát sinh liên quan đến CPBH và CPQLDN ví dụ như các khoảnchi phí bán hàng từ năm triệu đồng trở lên cần có sự phê chuẩn của trưởngphòng bản hàng Mọi nghiệp vụ phát sinh chi phí cần phải có được sự phêduyệt của quản lý đơn vị và được kiểm tra thường xuyên bởi các cấp quản lý

Trang 18

+ Đối với các khoản chi phi tiền lương và các khoản trích theo lương củanhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp cần có những quy chế,quy định chặt chẽ từ khâu tiếp nhận và quản lý nhân sự; theo dõi và ghi nhậnthời gian lao động; tính lương, lập bảng lương và ghi chép sổ sách; thanh toánlương và các khoản khác chi nhân viên đến khâu giải quyết chế độ về lương,các khoản trích theo lương và chấm dứt hợp đồng lao động, đặc biệt là đối vớinhân viên quản lý.

+ Đối với các khoản chi phi NVL, CCDC, khấu hao TSCĐ dùng cho bộphận bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Đơn vị cần ban hành văn bản quyđịnh về định mức chi phí tiêu hao NVL, CCDC; phương thức phân bổ vậtliệu, CCDC dùng cho hoạt động bán hàng và QLDN; kế hoạch mua sắm vàxây dựng mới TSCĐ cũng như quy định về chính sách khấu hao đối vớiTSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng và QLDN

+ Đối với chi phi bảo hành sản phẩm: Đơn vị cần có quy định cụ thể vềchỉnh sách bảo hành, phương thức bảo hành đối với từng loại sản phẩm, hànghóa

+ Đối với các khoản chi phi dịch vụ mua ngoài và các chi phi bằng tiềnkhác: Đơn vị cần có những quy định về định mức, quy chế chi tiêu nội bộ; kếhoạch chỉ tiêu nhằm kiểm soát và tối thiểu hóa chi phí Không những thể, đơn

vị cần đặc biệt

chú trọng đến kiểm soát nội bộ đối với các khoản chi phí dễ xảy ra gianlận, sai sót như chi phi tiếp khách, hội nghị, chi phí hoa hồng bán hàng

Hai là, Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định, quy chế về

KSNB nói trên đối với khoản mục CPBH và CPQLDN như: tổ chức phâncông, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ và quyềnhạn của các bộ phận có liên quan; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định;

Trang 19

Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPBH và CPQLDNđược xây dựng và thực hiện một cách khoa học, hợp lý, chặt chẽ sẽ góp phầnquan trọng trong việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của DN nói chung

và góp phần đảm bảo thông tin về khoản mục CPBH và CPQLDN cũng nhưcác thông tin tài chính khác có liên quan đáng tin cậy hơn

1.2 Khái quát về kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp

Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độtin cậy của các thông tin trình bày trên BCTC được kiểm toán, mục tiêuchung của kiểm toán CPBH và CPQLDN là thu thập đầy đủ các bằng chứngthích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các thôngtin tài chính liên quan đến các khoản mục chi phí này Đồng thời cung cấpnhững thông tin tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán cáckhoản mục khác

Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán CPBH và CPQLDN là thu thập các bằngchứng kiểm toán nhằm xác minh các cơ sở dẫn liệu sau:

- Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến CPBH và

CPQLDN được nghi sổ là thực tế phát sinh, không có nghiệp vụ khai khống;

- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến CPBH

và CPQLDN được xác định theo đúng nguyên tắc, chế độ hiện hành

và được tính toán đúng đắn, không có sai sót;

- Đầy đủ: Các nghiệp vụ CPBH và CPQLDN phát sinh được phản ánh

và theo dõi đầy đủ trên sổ kế toán, không thừa, không thiếu;

- Phân loại và hạch toán đúng đắn: Các nghiệp vụ CPBH và CPQLDN

phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo Chuẩn mực, Chế độ kế

Trang 20

toán có liên quan, đồng thời các nghiệp vụ phát sinh chi phí này được hạchtoán theo đúng trình tự và phương pháp kế toán ;

- Đúng kỳ: Đảm bảo các nghiệp vụ CPBH và CPQLDN đều được nghi

nhận đúng kỳ kế toán mà chúng phát sinh, không có nghiệp vụ nào ghi sớmhay ghi muộn;

- Trình bày và công bố: Việc trình bày và công bố CPBH và CPQLDN

trên BCTC là phù hợp và đúng đắn

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN

Các nguồn tài liệu cụ thể để kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN

đa dạng về hình thức, nguồn gốc và nội dung Cụ thể bao gồm:

- Các chính sách, quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối với các khoản chi phí đơn vị xây dựng, ban hành và áp dụng trong công tác quản lý

và kiểm soát nội bộ Các chính sách và quy chế kiểm soát nội bộ này có thể

do các cấp có thẩm quyền của nhà nước ban hành, cũng có thể do bản thân đơn vị ban hành và áp dụng Nguồn tài liệu này vừa là đối tượng của kiểm tra

để thu thập bằng chứng về hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, vừa là căn cứ để kiểm toán viên đánh giá lại tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trên thực tế;

- BCTC của doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kê toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính kèm theo liên quan tới các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như nguyên tắc ghi nhận khoản mục chi phí này;

- Các chứng từ gốc (bảng tổng hợp tiền lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng khấu hao TSCĐ, phiếu chi, hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, )

Trang 21

- Các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liên quan (sổ chi tiết

TK 641, TK 642, TK 334 ), bảng tổng hợp phân bổ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…;

- Tài liệu về định mức, kế hoạch , dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến các khoản mục chi phí nêu trên như kế hoạch bán hàng, chiến lược kinh doanh…

1.2.3 Những sai phạm thường gặp trong kiểm toán CPBH và CPQLDN

1.2.3.1 Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế

Những nguyên nhân dẫn đến sai phạm:

-Ghi khống các khoản CPBH và CPQLDN nhằm tăng chi phí, giảm lãi,trốn thuế

- Kế toán đơn vị hạch toán các khoản chi mà không có hóa đơn, chứng từkèm theo hoặc có hóa đơn, chứng từ kèm theo nhưng không hợp lệ, hợp lí,hợp pháp;

- Hạch toán vào chi phí các khoản chi mà thực tế chưa phát sinh trong kì

kế toán; như: Để giảm bớt lãi thực tế, doanh nghiệp đã trích trước vào chi phítrong năm một khoản chi mà theo quy định khoản chi này phải trích năm sau;

- Nhầm lẫn trong việc phân loại chi phí:

+ Doanh nghiệp hạch toán vào CPBH và CPQLDN cả nhữngkhoản chi mà theo quy định là không được hạch toán vào CPBH và CPQLDNnhư các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật; các khoản chi phí kinh doanh,chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức quy định,

+ Doanh nghiệp thường có sự nhầm lẫn trong việc hạch toán giữa

TK 642 và TK 627, ví dụ các khoản tiền chi ăn ca, chi mua quần áo cho cán

bộ công nhân viên…doanh nghiệp thường hạch toán toàn bộ vào TK642 trongkhi thực tế cần phải phân bổ một phần vào TK627

Trang 22

- Hạch toán vào chi phí trong năm các khoản mục thực tế đã chi nhưng

do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của khoản chi nên theo quy định các khoảnchi này do nhiều kì sản xuất kinh doanh;

- Sai sót trong việc cộng dồn, chuyển sổ theo xu hướng tăng

1.2.3.2 Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực tế phát sinh

Nguyên nhân dẫn đến sai phạm:

-Một số khoản thực tế đã chi nhưng vì chứng từ thất lạc mà doanhnghiệp không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên khoảnchi này không được hạch toán vào chi phí trong kỳ

- Một số khoản thực tế đã chi ra như khoản tạm ứng cho cán bộ đi thựchiện nhiệm vụ, họ hoàn thành ngay trong kỳ nhưng đến cuối kỳ chưa làm thủtục thanh toán do đó những khoản chi này chưa ghi nhận vào chi phí trong kỳ

- Doanh nghiệp đã theo dõi, hạch toán các khoản chi tiêu theo nhữngcông việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán (chi phí dở dang) cao hơn so vớichi phí thực tế của những công việc này

- Doanh nghiệp không ghi nhận các chi phí phát sinh từ kỳ trước nhưngđược phân bổ trong nhiều kỳ

- Doanh nghiệp chưa hạch toán vào CPBH, CPQLDN những khoản đãtiêu dùng trong kỳ nhưng đến kỳ sau mới phải thanh toán cho kỳ này như chiphí điện, nước, điện thoại của tháng 12, sang tháng 1 năm sau mới có giấybáo của người cung cấp

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC

Trang 23

Kiểm toán CPBH và CPQLDN là một phần của kiểm toán BCTC, do

đó tuân theo quy trình kiểm toán BCTC gồm 3 bước: lập kế hoạch kiểm toán,thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán

1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN

Theo chuẩn mực kiểm toán số 300 KTV và công ty kiểm toán phải lập

kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách cóhiệu quả Các bước công việc trong thủ tục này nhằm thu thập hiểu biết vềngành nghề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống kế toán, hệ thốngKSNB và các bên hữu quan để đánh giá rủi ro đối với khoản mục CPBH vàCPQLDN Sau đó đánh giá về khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu, đưa

ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích để xácđịnh thời gian cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán đồng thời xác định khốilượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện

Lập kế hoạch kiểm toán sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành hiệuquả, KTV và công ty kiểm toán chủ động về công viên trong suốt quá trìnhkiểm toán, giúp các KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ

1 Tìm hiểu thông tin về đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị

2 Tìm hiểu chung về KSNB của đơn vị đối với khoản mục

3 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

4 Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trong yếu

Trang 24

5 Soạn thảo chương trình kiểm toán

a) Tìm hiểu thông tin về đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị

Bước này được thực hiện cho toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC, trong đónhững thông tin có liên quan đến từng khoản mục, đối với CPBH vàCPQLDN, theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 về “Xác định và đánhgiá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán

và môi trường của đơn vị”, có thể tìm hiểu một số thông tin sau:

- Ngành nghề kinh doanh hiện tại của DN; tìm hiểu về hoạt động tiêu thụhàng hóa của DN trên thị trường (cách thức bán hàng, các hoạt động về quảngcáo, khuyến mại phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm) vì những hoạt động này sẽlàm phát sinh CPBH và CPQLDN

- Đặc điểm của đơn vị bao gồm lĩnh vực hoạt động; loại hình sở hữu và

bộ máy quản trị; các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cảđầu tư vào các đơn vị có mục đích đặc biệt; các đặc thù về bộ máy quản lý (cơcấu, việc phân quyền, phân cấp)

- Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi(nếu có) KTV phải đánh giá các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng

có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất quán vớikhuôn khổ về lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán mà các đơn vịtrong cùng lĩnh vực hoạt động đang áp dụng hay không

Ngoài ra, một số thông tin khác mà KTV cần phải thu thập được trongquá trình lập kế hoạch kiểm toán gồm:

- Thông tin chung về nền kinh tế: mức độ lạm phát bình quân, tỷ lệ lãisuất, các chính sách của Chính phủ có liên quan đến hoạt động của đơn vị, tỷgiá ngoại tệ,…

- Những văn bản, quy định của Nhà nước về CPBH, CPQLDN mà doanhnghiệp đang áp dụng

Trang 25

- Những tài liệu về tình hình kinh doanh của khách hàng: Điều lệ công

ty, giấy phép thành lập, các biên bản, hợp đồng hoặc cam kết quan trọng, cácnội quy, chính sách của khách hàng, các văn bản luật, chế độ,… có liên quanđến hoạt động bán hàng và bộ máy quản lý DN

- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung

về khoản mục CPBH và CPQLDN

Những hiểu biết về các tài liệu này sẽ giúp KTV thu thập được đầy đủbằng chứng kiểm toán về CPBH, CPQLDN có liên quan trong suốt cuộc kiểm

toán và đảm bảo có những công khai đúng đắn trong các BCTC.

b) Tìm hiểu chung về KSNB của đơn vị đối với khoản mục

Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối vớiCPBH và CPQLDN là bước công việc quan trọng mà KTV cần thực hiện khitiến hành kiểm toán khoản mục này không chỉ để xác định tính hữu hiệu của

hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở xác định phạm vi kiểm toán, thời gian vàbản chất các khảo sát cần thực hiện Để đánh giá về hệ thống KSNB, KTVcần phải đánh giá từng nhân tố cấu thành hệ thống KSNB: Môi trường kiểmsoát, thủ tục kiểm soát và hệ thống kế toán

- Môi trường kiểm soát: phong cách làm việc của Ban giám đốc kháchhàng, khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh, quy định về quyền hạn vàtrách nhiệm của từng vị trí quản lý,…

- Thủ tục kiểm soát: KTV kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp, đầy đủcủa các quy chế kiểm soát khoản mục CPBH và CPQLDN KTV phải khẳngđịnh được các quy chế đó được xây dựng đúng nguyên tắc: bất kiêm nhiệm,phân công phân nhiệm, ủy quyền phê chuẩn KTV chú ý đến việc thực hiệnthủ tục phê duyệt có đúng chức năng hay không, việc phân công bố trí ngườitrong các khâu liên quan đến phê duyệt - thực hiện, kế toán- thủ kho - thủ quỹ

có đảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ hay không

Trang 26

- Hệ thống kế toán: hệ thống kế toán của khách hàng có hữu hiệu không,tức là: việc xác định và ghi sổ tất cả các nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN là

có thực; phản ánh các nghiệp vụ kịp thời, đầy đủ và chính xác; trình bày cácnghiệp vụ CPBH và CPQLDN, các khoản liên quan chính xác trong BCTC Sau khi đã thu thập được các thông tin, KTV sẽ mô tả lại hệ thốngKSNB của khách hàng và thực hiện đánh giá KTV thường sử dụng bảng câuhỏi để đánh giá về KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN

KTV đối chiếu với các mục tiêu đã đề ra như ở trên để đánh giá rủi rokiểm soát Rủi ro kiểm soát là khả năng trong đó các sai phạm trọng yếu trongcác thông tin được kiểm toán đã không được hệ thống KSNB ngăn ngừa, pháthiện, sửa chữa Điều này phụ thuộc vào hệ thống KSNB: trình độ, ý thức, củaban giám đốc cụ thể là cơ cấu tổ chức, nhân sự, kiểm toán nội bộ, tính đầy đủ

và hợp lý của các thủ tục kiểm soát

c) Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với khoản mục

Thủ tục phân tích bao gồm việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷsuất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động quan trọng và tìm

ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có

sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến KTV thường áp dụng hai phươngpháp phân tích là phân tích dọc và phân tích ngang

- Phân tích ngang (Phân tích xu hướng): Là việc phân tích dựa trên cơ sở

so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC:

+ So sánh số liệu CPBH và CPQLDN năm nay với năm trước hoặc giữacác kỳ với nhau, qua đó thấy được những biến động và tìm hiểu rõ nguyênnhân cụ thể để xem xét về tính hợp lý hay nghi ngờ về khả năng sai phạm đốivới biến động bất thường

+ So sánh số liệu CPBH và CPQLDN của khách hàng với số liệu củangành để nhận biết được sai phạm nếu có, cụ thể, nếu số liệu của đơn vị kiểm

Trang 27

toán có biến động quá lớn (hoặc quá nhỏ), hay trái chiều so với sự biến độngcủa ngành thì KTV cần thiết phải đi sâu làm rõ.

- Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất): Là việc phân tích dựa trên cơ sở sosánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu với CPBH và CPQLDN Cụ thể, sosánh tỷ lệ CPBH và CPQLDN trong tổng doanh thu kỳ này so với kỳ trước

d) Đánh giá rủi ro và xác đinh mức trọng yếu

Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 320 về “ Mức trọng yếu trong lập kếhoạch và thực hiện kiểm toán”, Trọng yếu Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầmquan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính.Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếutính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế củangười sử dụng báo cáo tài chính Khái niệm mức trọng yếu được hiểu là “ mộtmức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất củathông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể”

Quá trình xác định mức trọng yếu đối với kiểm toán BCTC trải qua 5bước:

- Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu, bước này thường được thực hiệnchung cho cả cuộc kiểm toán BCTC

- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận

- Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận

- Ước tính sai số toàn bộ

- So sánh ước tính sai số tổng hợp với ước lượng ban đầu

Đối với khoản mục CPBH, CPQLDN không sử dụng toàn bộ năm bước

để xác định tính trọng yếu của khoản mục Ban đầu, KTV sẽ xác định mứctrọng yếu cho toàn bộ BCTC :

Mức trọng yếu tổng thể = Tiêu chí lựa chọn * Tỷ lệ (%) quy định

Mức trọng yếu thực hiện = Mức trọng yếu tổng thể * (50%-75%)

Trang 28

Ngưỡng sai sót có thể bỏ

qua

= Mức trọng yếu thực hiện * (1%-4%)

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu lựa chọn và tỷ lệ (%) quy định để xác định mức

trọng yếu tổng thể theo VACPA Tiêu chí lựa chọn Tỷ lệ quy định (%)

bộ đối với CPBH, CPQLDN dựa vào kinh nghiệm KTV Rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát nằm ngay trong bản thân đơn vị được kiểm toán trong khi đó,rủi ro phát hiện lại phụ thuộc vào công việc kiểm toán Mối quan hệ này cómột sự gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cuộc kiểm toán BCTC và được thểhiện qua công thức sau:

AR = IR x CR x DR = ROMM x DR

Trong đó: AR ( Audit Risk) : là rủi ro kiểm toán

IR ( Inherent Risk) : là rủi ro tiềm tàng

CR ( Control Risk) : là rủi ro kiểm soát

DR ( Detection Risk) : là rủi ro phát hiện

ROMM ( Risk of Material Misstatement) : là rủi ro có sai sót trọng yếu Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, với mức rủi ro kiểm toán dựkiến có thể chấp nhận được đã được KTV xác định ban đầu kết hợp với mức

độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã được tìm hiểu, đánh giá thì mức độrủi ro phát hiện do KTV dự kiến sẽ được xác định dựa vào mô hình rủi rokiểm toán:

Trang 29

DR = IR ×CR AR

Ngoài ra KTV còn có thể dự kiến rủi ro phát hiện dựa trên mối quan hệgiữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện thông qua ma trậndưới đây Kết quả của việc xác định rủi ro phát hiện cao hay thấp sẽ là căn cứ

để KTV dự kiến về quy mô, phạm vi, khối lượng công việc và các phươngpháp, thủ tục kiểm toán sao cho phù hợp

Bảng 1.2 : Ma trận đánh giá rủi ro phát hiện

(Nguồn: Giáo trình “ Lý thuyết kiểm toán căn bản”)

Rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát

e) Soạn thảo chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết, tỷ mỷ về nội dung,trình tự công việc kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản hay từng thông tin tàichính cần được kiểm toán

Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểmtoán, trong đó xác định mục tiêu kiểm toán, nội dung, lịch trình và phạm vicủa các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán

Nội dung của chương trình kiểm toán thường gồm: mục tiêu kiểm toánđối với từng khoản mục, các chỉ dẫn về các bước công việc cần phải làm, cácthủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán cụ thể cần áp dụng và sự phối hợp giữa

các phần hành kiểm toán (Chi tiết G330 và G430: Chương trình kiểm toán của khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) Cụ thể:

Trang 30

- Mục tiêu kiểm toán: Đảm bảo các khoản CPBH và CPQLDN là cóthực, được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được trình bày phù hợpvới các khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

Kiểm tra chi tiết: Lập Bảng tổng hợp đối ứng tài khoản để xác định đốiứng bất thường; Kiểm tra và đánh giá tính hợp lý của tiêu thức phân bổ, tậphợp chi phí; Ước tính chi phí; Chọn mẫu kiểm tra chứng từ liên quan; Kiểmtra định mức chi phí; Kiểm tra tính đúng kỳ…

Chương trình kiểm toán CPBH, CPQLDN là chương trình kiểm toán cụ thểnằm trong chương trình kiểm toán tổng thể cả BCTC Chương trình kiểm toánmẫu khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp do Hiệp

hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành (Phụ lục 01).

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Khảo sát KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN

Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát: xem xét hiệu quả của hệ thống kiểmsoát nội bộ và đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục CPBH,CPQLDN…

KTV sử dụng thử nghiệm kiểm soát để phân tích về môi trường của công

ty kiểm toán, xem xét hệ thống kế toán và thủ tục kiểm toán hiện đang đượcthực hiện ở khách hàng Từ đó, KTV thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệuquả của HTKSNB đối với CPBH, CPQLDN để có thể xác định các thửnghiệm cơ bản cần thiết

Trang 31

Khảo sát về sự hiện hữu (thiết kế) của các chính sách kiểm soát, quy định về KSNB

Để tìm hiểu tính đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế các quy chế và thủtục kiểm soát nội bộ, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục sau:

- Tìm kiếm, đọc, nghiên cứu các chính sách và quy định mà đơn vị ápdụng để quản lý CPBH và CPQLDN như: định mức chi công tác phítrong doanh nghiệp, quy định về mức chi hoa hồng đại lý…

- Trao đổi với đơn vị về quan điểm trong việc ban hành các chính sách,chế độ, quy định để quản lý, theo dõi kiểm soát chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp

- Phỏng vấn những người có liên quan về việc thiết kế các quy chế và thủtục kiểm soát

Khảo sát về việc áp dụng (vận hành) các quy chế KSNB

Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế vàthủ tục kiểm soát đã được thiết kế, KTV có thể sử dụng các kỹ thuật: phỏngvấn, quan sát, kiểm tra tài liệu

- Phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu hỏi đến bộ phận bán hàng, bộphận quản lý doanh nghiệp và những cá nhân có liên quan như BanGiám đốc, nhân viên Kế toán chịu trách nhiệm hạch toán nhằm thu thậpbằng chứng về sự vận hành của các quy chế và thủ tục kiểm soát

- Quan sát trình tự các thủ tục bán hàn`g, trình tự xuất kho công cụ dụng

cụ phục vụ cho công tác bán hàng, và quản lý doanh nghiệp , quan sáttrực tiếp các TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý để đảm bảocho việc trích khấu hao là đúng đắn

- Tìm hiểu dấu vết về kiểm soát đối với các hoạt động làm phát sinhCPBH hoặc CPQLDN như: chữ ký phê duyệt trên các Hợp đồng kinh tếmua bán sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho công tác bán hàng và quản lý

Trang 32

doanh nghiệp, kế hoạch có phê chuẩn về tổ chức hội nghị khách hàng,các chi phí quảng cáo, tiếp thị phải có đầy đủ hóa đơn hợp lý hợp lệ,quyết định, kế hoạch chi quảng cáo được phê chuẩn đúng đắn

Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB

Để đánh giá tình hình thực hiện nguyên tắc ủy quyển phê chuẩn, nguyêntắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong khâu KSNB,KTV có thể thực hiện thủ tục phỏng vấn các nhân viên có liên quan như kếtoán, thủ quỹ, Giám đốc , tiến hành kiểm tra các quy định liên quan đếnthẩm quyền phê duyệt đồng thời kiểm tra dấu vết kiểm soát lưu lại trên các hồ

sơ tài liệu xem có đúng với thẩm quyền hay không…

Các khảo sát đối với KSNB nói trên là cơ sở để KTV đánh giá về hiệulực của KSNB và mức độ rủi ro kiểm soát liên quan đến CPBH và CPQLDN,

từ đó xác định phạm vi thực hiện các khảo sát cơ bản tiếp theo

1.3.2.2 Khảo sát cơ bản

1.3.2.2.1 Thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản

Nội dung thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH, CPQLDN:

Tuỳ đặc điểm từng doanh nghiệp, mức chi phí kiểm toán và thời giankiểm toán mà KTV có thể lựa chọn thực hiện một hoặc một số nội dung phântích sau:

- Lập bảng tổng hợp CPBH, CPQLDN sau đó so sánh với CPBH,CPQLDN kỳ này với kỳ trước hoặc số kế hoạch, số dự toán đã điều chỉnhtheo sản lượng tiêu thụ, doanh thu…Mọi biến động cần được tìm hiểu nguyênnhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những nghi ngờ về khả năng sai phạm

- So sánh tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu, chi phí quản lýdoanh nghiệp trên doanh thu và thu nhập khác, tỷ suất chi phí bán hàng, tỷsuất chi phí quản lý doanh nghiệp giữa kỳ này với kỳ trước hoặc với số kế

Trang 33

hoạc, số dự toán (có thể là số bình quân ngành) để xem xét khả năng có biênđộng bất thường không

- Tính toán tỷ lệ so sánh giữa CPBH với CPQLDN nhằm đánh giá mức

độ hợp lý của cơ cấu này đối với hoạt động của đơn vị được kiểm toán

- Xem xét biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH vàCPQLDN giữa các kỳ này với kỳ trước và giữa tháng trong năm để phát hiệncác biến động bất thường, đánh giá mức độ trọng yếu của từng loại chi phí vàđánh giá sự biến động Cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận

- So sánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên BCTC

kỳ này với số ước tính của kiểm toán viên về chi phí bán hàng và chi phí quản

lý doanh nghiệp kỳ này (ước tính dựa trên chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp kỳ trước và tỷ lệ tiêu thụ, doanh thu bán hàng của kỳ này so với

kỳ trước) nhằm phát hiện những biến động bất hợp lý nếu có

- Phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan ảnh hưởng đến CPBH

và CPQLDN

Trong quá trình phân tích nếu phát hiện ra chênh lệch cần tìm hiểu vàphân tích nguyên nhân Chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hoặcloại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót nhưng cũng có thể chênhlệch được hình thành từ chính các ước tính trong phân tích

Việc thực hiện các thủ tục phân tích sẽ giúp KTV đánh giá khái quát vềCPBH, CPQLDN của đơn vị trong mối quan hệ với các khoản mục khác trênBCTC Đồng thời, đem lại cho KTV những hiểu biết chi tiết hơn về việc hạchtoán và sự biến động của CPBH và CPQLDN, tìm ra nguyên nhân của nhữngdấu hiệu bất thường phát sinh trong kỳ đối với hai khoản mục trên

Phương pháp thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH, CPQLDN:

- KTV dựa vào những dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp đểtiến hành các thử nghiệm đưa ra các đánh giá ban đầu: dựa vào mối quan hệ

Trang 34

logic của CPBH và CPQLDN trên BCTC để đánh giá tổng quát Sử dụng các

tỷ lệ, các mối quan hệ tài chính của đơn vị thông qua các tỷ suất tài chính đểxác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường của hai khoảnmục trên Áp dụng các kỹ thuật phân tích ngang (so sánh về lượng), phân tíchdọc ( phân tích tỷ suất)…để tìm ra các biến động của CPBH và CPQLDN

1.3.2.2.2 Kiểm tra chi tiết

Mục tiêu của việc thực hiện kiểm tra chi tiết là nhằm thu thập bằngchứng để chứng minh cho các cơ sở dẫn liệu: Sự phát sinh, sự tính toán vàđánh giá, sự phân loại và hạch toán đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ và sự tổng hợpbáo cáo, công bố của các khoản mục CPBH và CPQLDN

 Kiểm tra về sự phát sinh

- Kiểm tra bộ chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ nghiệp vụ CPBH vàCPQLDN xem có đầy đủ, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và được phê duyệt đúngđắn hay không

+ Đối với chi phí tiền lương nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu, CCDC; chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp: KTV kiểm tra bảng phân bổ tiền lương và

BHXH; bảng phân bổ vật liệu, CCDC, phiếu xuất kho NVL, CCDC dùng chohoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp; bảng tính và phân bổ khấu haoTSCĐ

+ Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác như tiền thuê cửa hàng, tiền vận chuyển, tiền điện, tiền nước, chi phí quảng cáo, chi phí giới thiệu sản phẩm, chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí,… phục vụ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp: thực hiện kiểm tra hóa đơn

bán hàng, hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, phiếu chi, giấy báo Nợ,…

- Kiểm tra các tài liệu khác chứng minh cho tính có thật của nghiệp vụnhư: kế hoạch quảng cáo, kế hoạch giới thiệu sản phẩm, kế hoạch sửa chữa

Trang 35

TSCĐ, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý,… và các quyết định của Hội đồngquản trị, Ban giám đốc về việc phê duyệt các kế hoạch trên.

 Kiểm tra về sự tính toán, đánh giá

- Kiểm tra các cơ sở tính toán đối với CPBH và CPQLDN xem có đảmbảo độ tin cậy, tính hợp lý hay không, kiểm tra kết quả tính toán xem có đảmbảo tính chính xác hay không

- Trường hợp nghi ngờ có sự tính toán thiếu chính xác, KTV tiến hànhtính toán lại để đối chiếu với số của đơn vị và nếu thấy có sự chênh lệch thìyêu cầu đơn vị cung cấp giải trình

- Kiểm tra việc tính toán phân bổ CPBH và CPQLDN trong kỳ xem cóđúng đắn, hợp lý và nhất quán hay không bằng cách:

+ Kiểm tra chính sách phân bổ CPBH và CPQLDN xem có hợp lý, đúngđắn và nhất quán với các kỳ trước hay không

+ Đánh giá tính hợp lý của các tiêu thức phân bổ các khoản chi phí giántiếp vừa thuộc CPBH và CPQLDN, vừa thuộc chi phí sản xuất sản phẩm.+ Kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản CPBH và CPQLDN được tính

và phân bổ xem có đầy đủ, đúng đắn và đúng kỳ hay không

 Kiểm tra về sự hạch toán đầy đủ

- So sánh, đối chiếu số lượng chứng từ về CPBH và CPQLDN với sốlượng bút toán ghi sổ nghiệp vụ CPBH và CPQLDN để kiểm tra việc ghi sổ

có đầy đủ hay không, có bị bỏ sót nghiệp vụ hay không Do số lượng nghiệp

vụ CPBH và CPQLDN phát sinh ở các doanh nghiệp thường lớn nên KTV cóthể chọn mẫu một số hóa đơn, chứng từ bất kỳ sau đó kiểm tra xem nghiệp vụ

đó có được hạch toán đầy đủ vào sổ kế toán hay không

- Đối chiếu các nghiệp vụ trên TK 133 với TK 641,TK 642 để kiểm traviệc ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ liên quan đến hoạt động bán

Trang 36

hàng và quản lý doanh nghiệp thì có các nghiệp vụ tương ứng về CPBH vàCPQLDN trên TK 641 và TK 642 hay không.

 Kiểm tra về sự phân loại, hạch toán đúng đắn

- Đọc nội dung các khoản chi phí trong phần diễn giải ở sổ chi tiếtCPBH và CPQLDN để kiểm tra việc phân loại các khoản chi có đúng đắn haykhông nhằm phát hiện việc hạch toán nhầm lẫn hoặc không được phép hạchtoán vào CPBH và CPQLDN và không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ củadoanh nghiệp theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành

- Kiểm tra việc phân loại chi phí theo nội dung từng loại chi phí cấuthành và đánh giá xem việc phân loại này có phù hợp với chính sách, chế độ

và quy định kế toán hiện hành hay không như: chi phí nhân viên; chi phí vậtliệu, công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài, chiphí bằng tiền khác,… phục vụ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanhnghiệp

- Kiểm tra việc ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ kế toán tương ứng vàxem xét quan hệ đối ứng tài khoản trong hạch toán có đảm bảo tính chính xác

và phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành hay không

+ Kiểm tra việc ghi chép ngay trên chứng từ ban đầu Ngay từ sự ghichép này đã thể hiện được sự phân loại và việc ghi chép trên các sổ kế toán.+ Đối chiếu bút toán trên sổ kế toán có tương ứng với các hóa đơn,chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ nghiệp vụ hay không

+ Tham chiếu với các bút toán ghi trên các sổ kế toán khác có liên quan

 Kiểm tra về sự hạch toán đúng kỳ

Đối với việc kiểm tra chi tiết CPBH và CPQLDN là các chỉ tiêu thời kỳtrên BCKQHĐKD thì tính đúng kỳ là CSDL quan trọng nhất vì việc hạchtoán sai kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ dẫnđến sự sai lệch của chỉ tiêu lợi nhuận và số thuế TNDN phải nộp Mặt khác,

Trang 37

đa số các doanh nghiệp thường gặp sai phạm đối với CSDL này tức là hạchtoán sớm để tăng chi phí hoặc hạch toán muộn để đẩy chi phí sang kỳ sau tùythuộc vào ý đồ chủ quan của doanh nghiệp để thực hiện mục đích nào đó.Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến để kiểm tra tính đúng kỳ đólà:

- Đối chiếu ngày, tháng phát sinh nghiệp vụ ghi trên chứng từ với ngày,tháng ghi sổ nghiệp vụ đó

- So sánh, đối chiếu số liệu, ngày tháng cập nhật trên các sổ chi tiếtCPBH và CPQLDN với sổ chi tiết tài khoản đối ứng có liên quan

- Kiểm tra toàn bộ đối với các nghiệp vụ bất thường và chọn mẫu cácnghiệp vụ phát sinh đầu và cuối niên độ kế toán có giá trị lớn vì liên quan đếnCSDL tính đúng kỳ thì sai phạm thường xảy ra vào đầu hoặc cuối niên độ

 Kiểm tra sự cộng dồn và báo cáo

- Kiểm tra việc tính toán lũy kế số phát sinh CPBH và CPQLDN trêntừng sổ chi tiết, sổ cái tài khoản sau đó đối chiếu các số liệu đó với nhau vàvới số liệu trên BCTC

- Tính toán, cộng lại số liệu lũy kế phát sinh đã kết chuyển của TK 641,

TK 642 và đối chiếu với kết quả tính toán của đơn vị

- Xem xét, đánh giá việc trình bày và công bố thông tin về CPBH vàCPQLDN trên BCTC có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành

về lập và trình bày các chỉ tiêu trên BCTC hay không

1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán

Sau khi kiểm tra chi tiết, KTV sẽ tiến hành lập “trang tổng hợp” hay

“biên bản kiểm toán” để tổng hợp kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN theocác nội dung sau:

+ Sai phạm đã tìm ra khi kiểm toán chi tiết CPBH, CPQLDN, kết luận

về mức độ sai phạm, các bút toán điều chỉnh sai phạm

Trang 38

+ Nguyên nhân của sai lệch (nếu có).

+ Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa

+ Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối vớiCPBH, CPQLDN

+ Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)

Tổng hợp kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN là một căn cứ quan trọngcho KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán

Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần tiến hành tổng hợp kết quảkiểm toán của tất cả các khoản mục đã được kiểm toán và đưa ra ý kiến nhậnxét, trong đó có khoản mục CPBH và CPQLDN thể hiện qua một số thủ tụcsau:

- Rà soát lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán : các thông tin thu được từ khi lập

kế hoạch kiểm toán, kết quả thực hiện kiểm toán từng khoản mục, các bằngchứng thu thập được,…

- Yêu cầu khách hàng cung cấp thư giải trình

- Xem xét các thông tin liên quan trong BCTC

- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán

- Xem xét vấn đề hoạt động liên tục của khách hàng: KTV và công tykiểm toán có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục

mà Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán đã sử dụng khi lập và trình bàyBCTC Xem xét các yếu tố không chắc chắn, trọng yếu liên quan tới khả nănghoạt động liên tục của khách hàng thì cần phải được trình bày đầy đủ trênBCTC

Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán

sẽ tổng hợp kết quả liên quan đến khoản mục CPBH và CPQLDN, tiến hànhthảo luận với Ban Giám đốc hoặc đại diện khách hàng để thống nhất bút toánđiều chỉnh Nếu khách hàng đồng ý với những điều chỉnh của KTV thì các bút

Trang 39

toán này sẽ được tổng hợp trên giấy tờ làm việc và chốt số đối với khoản mụcCPBH và CPQLDN trên BCTC Ngược lại, nếu khách hàng không đồng ý vớicác bút toán điều chỉnh đó và KTV cho rằng các sai lệch đó ảnh hưởng trọngyếu đến BCTC nhưng mức độ không lan tỏa thì KTV đưa ra ý kiến ngoại trừđối với khoản mục CPBH và CPQLDN.

Trong thư quản lý, đối với khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản

lý doanh nghiệp, KTV sẽ nêu những quan sát về việc hạch toán CPBH,CPQLDN, nêu những sai phạm ở mức độ nhỏ, không trọng yếu hoặc nhữngnhược điểm khi hạch toán CPBH, CPQLDN, qua đó giúp đơn vị được kiểmtoán có những điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống KSNB

Trang 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương 1, luận văn đã trình bày về những lý luận chung về quytrình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệptrong kiểm toán BCTC do các Công ty kiểm toán độc lập thực hiện Cụ thể:Một là, khái quát về khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lídoanh nghiệp

Hai là, khái quát về kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phíquản lí doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính

Ba là, quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lídoanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính

Kết quả nghiên cứu chương 1 sẽ làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng quytrình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC doCông ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện trongchương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện trong chương 3 của luận văn

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w