1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Trà Sữacủa Giới Trẻ Trên Địa Bàn Tp.hcm.pdf

39 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Trà Sữa Của Giới Trẻ Trên Địa Bàn Tp.Hcm
Tác giả Lê Thành Đạt, Võ Thị Mỹ Huyền, Chu Khả Lai, Đặng Thị Tốt, Kha Bảo Trân, Ngô Quỳnh Thư
Người hướng dẫn Trần Hà Quyên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp.Hcm
Chuyên ngành Thống Kê
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 877,71 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (7)
    • 1.1 Bối cảnh đề tài nghiên cứu (7)
    • 1.2 Phát biểu vấn đề nghiên cứu (8)
    • 1.3 Mục tiêu của đề tài (8)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (9)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (9)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết (10)
      • 2.1.1 Thống kê mô tả (10)
      • 2.1.2 Thống kê suy diễn (12)
    • 2.2 Các kết quả nghiên cứu trước đây (0)
      • 2.2.1 Thị trường trà sữa ở Việt Nam (14)
      • 2.2.2 Độ nhận diện của trà sữa Việt Nam (0)
      • 2.2.3 Tỷ lệ từng sử dụng trà sữa trước đây (17)
      • 2.2.4 Tần suất sử dụng trà sữa khá cao (18)
      • 2.2.5 Trà sữa – Loại thực uống được xếp thứ 2 về độ ưa thích tại Việt Nam.12 2.2.6 Các cửa hàng trà sữa hiện nay (0)
      • 2.2.7 Tạo ra xu hướng mới cho ngành giải khát tại Việt Nam (20)
    • 2.3 Mô hình nghiên cứu (20)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 3.1 Mục tiêu dữ liệu (22)
    • 3.2 Cách tiếp cận dữ liệu (22)
      • 3.2.1 Nguồn cơ sở dữ liệu (22)
      • 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu (24)
    • 3.3 Kế hoạch phân tích (25)
    • 3.4 Độ tin cậy và độ giá trị (25)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (26)
    • 4.1 Thống kê mô tả (26)
      • 4.1.1 Số lượng người thích trà sữa trong số những người đã từng uống (26)
      • 4.1.2 Mức độ thường xuyên sử dụng trà sữa của người tiêu dùng (26)
      • 4.1.3 Thông tin người tiêu dùng tìm kiếm nhiều nhất khi lựa chọn trà sữa21 4.1.4 Người tiêu dùng biết đến trà sữa nhờ (27)
      • 4.1.5 Mục đích sinh viên thường đến với quán trà sữa (28)
      • 4.1.6 Người mà sinh viên thường đi uống trà sữa cùng (28)
      • 4.1.7 Thương hiệu trà sữa được nhắc đến nhiều nhất (29)
      • 4.1.8 Các hình thức sử dụng trà sữa (29)
      • 4.1.9 Giá hợp lý của một ly trà sữa (30)
      • 4.1.10 Mức độ quan tâm về giá của một ly trà sữa (30)
      • 4.1.11 Mức độ quan tâm về chất lượng, mức độ vệ sinh an toàn (31)
      • 4.1.12 Mức độ quan tâm về sự đa dạng của thực đơn (31)
      • 4.1.13 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trà sữa (32)
      • 4.1.14 Đánh giá chiến dịch marketing của các thương hiệu trà sữa (0)
    • 4.2 Thống kê suy diễn (34)
      • 4.2.1 Ước lượng trung bình tổng (34)
      • 4.2.2 Kiểm định giả thuyết (36)
    • 4.3 Rút ra nhận xét từ kết quả nghiên cứu (38)
  • CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN (38)

Nội dung

Untitled BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA TOÁN – THỐNG KÊKHOA TOÁN – THỐNG KÊ  TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN HỌC THỐNG KÊ TRONG KINH[.]

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Bối cảnh đề tài nghiên cứu

Trà sữa trân châu ra đời ở Đài Loan và du nhập lan rộng vào thị trường các châu lục: Châu Âu, Châu Á, Châu Úc, trên thế giới và lập tức trở thành cơn sốt món nước vạn người mê Trà sữa trân châu có mặt ở hầu hết các quốc gia được mọi người vô cùng yêu thích, đem lại nguồn doanh thu vô cùng lớn cho hàng quán cũng như đất nước đó Từ những cuộc xâm lược, đô hộ giữa các nước, phần nào đó những văn hóa, phong tục, tập quán cũng bị ảnh hưởng qua lại.

Và thức uống “trà sữa” đã được bắt đầu từ văn hóa uống trà của ông bà ta từ xa xưa Cho đến hiện nay nó trở thành món nước vô cùng quen thuộc đối với tất cả mọi người của mọi quốc gia. Ngày nay, nó còn được biến tấu thành nhiều món mới với các hương vị, mùi hương khác nhau làm đa dạng hóa sự lựa chọn dành cho người tiêu dùng.

Trà sữa đem lại nguồn lợi nhuận vô cùng lớn cho các cửa hàng nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung Vì thế, ngày càng nhiều thương hiệu trà sữa trong nước và các thương hiệu có tiếng tầm quốc tế gia nhập vào Việt Nam Càng nhiều thương hiệu sức cạnh tranh ngày càng lớn. Thương hiệu gặp nhiều khó khăn trên thị trường kinh doanh “Làm thế nào để thu hút khách hàng?” là điều mà các nhà kinh doanh luôn đi tìm câu trả lời tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất có thể để chiến thắng trên cuộc đua giành được sự yêu thích và lòng tin của khách hàng.

Hầu hết các thương hiệu có tiếng trong thị trường trà sữa đều kinh doanh theo hệ thống chuỗi cửa hàng có mặt ở đa phần các tỉnh thành của cả nước như: TocoToco, Gongcha, Bobapop,KOI Thé, giúp khách hàng có thể thưởng thức dù ở nơi nào của Việt Nam Đem lại sự hài lòng nhất cho mọi thực khách nhưng nó chỉ đánh vào vị trí địa lí và các thương hiệu đều làm được điều đó Thị trường càng lớn, thương hiệu càng nhiều sức cạnh tranh ngày càng nhân rộng lên,đặc biệt ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao không chỉ về hương vị của món nước mà đi theo đó còn là giá cả, không gian thưởng thức, Áp lực lên các nhà đầu tư trong lĩnh vực trà sữa lớn, đặc biệt các nhà chiến lược marketing phải “làm sao để thu hút, chiếm được một vị trí trong lòng khách hàng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay?” là vấn đề chúng ta cần giải quyết.

Phát biểu vấn đề nghiên cứu

Với độ phủ sóng rộng rãi và sự canh tranh khốc liệt của hàng trăm quán trà sữa kể cả tự mở lẫn mua bản quyền thương hiệu như hiện nay, thì các doanh nghiệp cần có những chiến lược gì từ trong công thức, chất lượng trà sữa đến các chiến lược giá, ưu đãi sản phẩm, phân phối thị trường Để tìm ra đáp án cho vấn đề trên, nhóm chúng em đã lập ra khảo sát dành cho các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh để trả lời các câu hỏi sau:

● Mức độ ưa chuộng và thói quen thưởng thức trà sữa của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh?

● Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mua trà sữa và mức độ của từng yếu tố đó?

● Mức độ phân biệt giữa các thương hiệu trà sữa và những tiêu chí quyết định đến việc lựa chọn một thương hiệu trà sữa để sử dụng?

Khi tìm được ra những câu trả lời cho câu hỏi phía trên, chúng em sẽ tìm kiếm những giải pháp để phát triển thêm các thương hiệu trà sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh góp phần giúp cho các nhà kinh doanh định hướng các chiến lược sao cho phù hợp, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín và mở rộng thị trường trong tình thế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay Với những lý do trên nên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài

“Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu dự án là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi uống trà sữa của sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh Từ đó tìm ra những chiến lược, những biện pháp marketing thích hợp giúp các thương hiệu tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng Cuộc nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau:

● Nghiên cứu mức độ thường xuyên sử dụng trà sữa của những người trẻ tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

● Tìm hiểu những yếu tố, nguyên nhân tác động đến hành vi mua trà sữa cũng như những tiêu chí mong muốn để quyết định chọn một thương hiệu trà sữa của người tiêu dùng.

● Đánh giá tổng quát về cuộc khảo sát, từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu giải quyết cho vấn đề thu hút được khách hàng đối với một doanh nghiệp mới.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trà sữa được rất nhiều người Việt Nam trong độ tuổi từ 18-24 tuổi lựa chọn sử dụng hơn là những thức uống khác, chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong tổng tỷ lệ phần trăm tính theo độ tuổi Do đó đối tượng nghiên cứu mà nhóm chúng em hướng đến chủ yếu là sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

● Phạm vi: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng khảo sát chủ yếu là sinh viên và đặc biệt trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

● Thời gian: Nghiên cứu, khảo sát được tiến hành trong khoảng 5 ngày.

● Phương pháp chọn mẫu: Chọn 200 mẫu/tổng các mẫu khảo sát đã được thu thập.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Thống kê mô tả là phương pháp được sử dụng để mô tả những đặc tính định lượng hoặc những kết luận tổng thể từ tập dữ liệu thu thập được trong thực tế Trung bình, trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,… là những công cụ chính trong việc tóm tắt hoặc tổng kết về dữ liệu.

2.1.1.1 Trung bình và trung bình có trọng số: a Cách tính trung bình:

Trung bình = tổng tất cả các giá trị / cỡ mẫu.

Vai trò của trung bình: được sử dụng để thống kê về số điểm bình quân, từ đó đưa ra nhận định. Những dữ liệu sẽ được xử lý với trung bình bao gồm những yếu tố mang tính đánh giá như Đánh giá mức độ kỳ vọng, hoặc khảo sát các ý kiến nhận định. b Cách tính trung bình có trọng số:

Trung bình có trọng số = (giá trị của mẫu* trọng số của nó) / tổng các trọng số

(đây còn được gọi là giá trị kỳ vọng)

Vai trò của trung bình có trọng số: Trung bình trọng số là loại trung bình số có quan tâm đến mức độ quan trọng của từng giá trị Hay nói cách khác, mỗi giá trị cần tính trung bình sẽ được gắn một tỉ trọng tương đương với mức độ quan trọng của giá trị đó trong bảng dữ liệu.

2.1.1.2 Phương sai và độ lệch chuẩn: a Cách tính phương sai:

Vai trò của phương sai: được sử dụng để đo độ phân tán của mẫu Phương sai càng lớn chứng tỏ rằng mẫu phân tán rộng, nghĩa là quan điểm của người được thu thập khác xa so với giá trị kỳ vọng (EV) Một số dữ liệu có thể được xử lý với phương sai bao gồm những yếu tố mang tính đánh giá như đánh giá mức độ kỳ vọng, hoặc khảo sát các ý kiến nhận định. b Cách tính độ lệch chuẩn: độ lệch chuẩn bằng |s| và bằng căn bậc 2 phương sai

Vai trò của độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn đo tính biến động của giá trị mang tính thống kê Nó cho thấy sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình Tính biến động cũng như độ lệch chuẩn sẽ cao hơn nếu giá đóng cửa và giá đóng cửa trên trung bình khác nhau đáng kể

2.1.1.3 Tần số, tần suất và tần suất phần trăm

- Cách tính tần số: tổng số người chọn kết quả đó

- Cách tính tần suất: tổng số người chọn kết quả đó/ cỡ mẫu

- Cách tính tần suất phần trăm: tần suất * 100%

Vai trò của tần số, tần suất và tần suất phần trăm: được sử dụng để đánh giá những lựa chọn của ứng viên: lựa chọn nào được chọn nhiều, lựa chọn nào được ưu tiên và tỷ trọng của chúng là bao nhiêu.

- Một số dữ liệu có thể được áp dụng: Khảo sát tính ưa chuộng, giới tính, độ thường xuyên sử dụng trà sữa,…

- Những dạng biểu đồ như biểu đồ tròn, histogram có thể được sử dụng để trình bày tần số, tần suất một cách trực quan sinh động hơn.

Cách thiết lập bảng chéo: chọn ra 2 biến có thể có liên hệ với nhau và đặt vào cột và hàng Giao của 2 biến chính là những giá trị chung bao gồm cả 2 biến.

Vai trò của bảng chéo: được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa 2 biến khác nhau, từ đó rút ra kết luận về mối liên hệ giữa 2 biến.

Một số dữ liệu có thể được áp dụng: mối quan hệ giữa việc biết đến trà sữa từ đâu và mục đích đến quán trà sữa

Một số biểu đồ như biểu đồ phân tán và đường xu hướng, hoặc biểu đồ cột ghép có thể được sử dụng để cho thấy độ trực quan của các phân tích.

Cách tính mốt: chọn ra giá trị có tỷ lệ lựa chọn cao nhất

Vai trò của mốt: Xét xem giá trị nào được ưa chuộng nhiều nhất.

Một số dữ liệu có thể được áp dụng: bất kỳ dữ liệu nào.

Cách tính: (Độ lệch chuẩn/ trung bình *100%)

Vai trò của hệ số biến thiên: đánh giá độ phân phán của những tập hợp dữ liệu có trung bình và độ lệch chuẩn khác nhau, từ đó rút ra kết luận về độ phân tán tương quan giữa chúng

Một số dữ liệu có thể được sử dụng: bất kỳ tập dữ liệu định lượng nào cần so sánh.

2.1.1.7 Hệ số tương quan Pearson:

Vai trò: hệ số tương quan Pearson xem xét mối quan hệ thống kê giữa 2 biến, từ đó rút ra kết luận về độ liên quan giữa 2 biến được xem xét

Nếu như thống kê mô tả chỉ có thể tóm tắt hoặc tổng hợp về dữ liệu, thống kê suy diễn mang đến một công cụ mạnh hơn; đó là kiểm định về những lý thuyết có thể được đưa ra dựa trên việc quan sát mẫu Đây là một quá trình phân tích dữ liệu và suy luận ra tính chất tổng thể từ các biến quan sát, và là một công cụ sử dụng dữ liệu mà thống kê mô tả đem lại. a Kiểm định giả thuyết cho trường hợp độ lệch chuẩn tổng thể chưa biết:

Bởi vì khảo sát không thể bao quát hết cả sinh viên của Tp.HCM, và do phương pháp lấy mẫu là phương pháp thuận tiện, nên có thể nói mẫu này và những dữ liệu thống kê mô tả của mẫu cũng chỉ là ước lượng điểm của tổng thể sinh viên trên TP.HCM, và độ lệch chuẩn tổng thể của sinh viên Tp.HCM là chưa biết Do vậy, kiểm định giả thuyết cho trường hợp độ lệch chuẩn tổng thể chưa biết sẽ được sử dụng để phân tích và hoặc là củng cố hoặc là bác bỏ các giả thuyết đặt ra.

Cách kiểm định giả thuyết cho trường hợp độ lệch chuẩn tổng thể chưa biết.

Thiết lập Ho, Ha cần kiểm định (có thể là một phía hoặc 2 phía)

Tính hệ số kiểm định thống kê:

Với t là hệ số kiểm định thống kê, là trung bình của mẫu, uo là giá trị cần kiểm định, s là độ lệch chuẩn của mẫu còn n là cỡ mẫu

Tiến hành kiểm định: a Mức ý nghĩa thống kê Khoảng tin cậy = 1 - Độ tự do = n – 1 (tiến hành tra p thông qua bảng t) b Kiểm định giả thuyết cho tỷ lệ tổng thể

Thiết lập Ho, Ha cần kiểm định (có thể là một phía hoặc 2 phía)

Tính hệ số kiểm định thống kê:

Các kết quả nghiên cứu trước đây

(sử dụng bảng xác xuất phân phối chuẩn bình thường để tra p)

 Sử dụng kiểm định để xem xét xem với mức tin cậy cho trước, liệu mệnh đề Ho có thể chấp nhân được hay không c Ước lượng khoảng cho trường hợp độ lệch chuẩn tổng thể chưa biết

Cách tính ước lượng khoảng: (dấu trừ là biên dưới, dấu cộng là biên trên)

Với s là độ lệch chuẩn của mẫu, n là cỡ mẫu, ta/2 là giá trị t tra được với diện tích của đuôi trên của phân phối t với độ tự do n – 1 là trung bình của mẫu

 Sử dụng để ước lượng khoảng mà với độ tin cậy cho trước thì chừng ấy trung bình của những mẫu khác nhau sẽ rơi vào đó, được sử dụng thay thế cho ước lượng điểm với độ chính xác cao hơn.

2.2 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây

2.2.1 Thị trường trà sữa ở Việt Nam

Thị trường Việt Nam với sự du nhập của những thương hiệu trà sữa mới làm cho đa dạng hơn và dường như trở nên phù hợp hơn với nhiều lứa tuổi, giới tính… như Dingtea, TocoToco,Royal Tea, Gong cha Phúc Long đang trở thành một trong những thương hiệu có mức độ phát triển mạnh mẽ nhất tại thị trường trà sữa Việt Nam.

Dựa vào những số liệu nghiên cứu của dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me nhằm tìm hiểu hành vi uống trà sữa và đánh giá thương hiệu của các quán trà sữa ở Việt Nam vào tháng 5/2018 Tỷ lệ phần trăm số người công nhận trà sữa phân bố theo giới tính, độ tuổi, khu vực có sự khác nhau Tổng cộng có 73% người biết và 27 % không biết trà sữa Cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.1: Trà sữa được nhận biết

Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra hành vi uống trà sữa và đánh giá các cửa hàng trà sữa phổ biến tại Việt Nam:

Hình 2.2: Các cửa hàng trà sữa ở Hà Nội

Hình 2.3: Các cửa hàng trà sữa ở TP HCM

 Các yếu tố nhận biết sự có mặt của trà sữa như khoảng cách từ nơi ở/nơi làm việc/học tập đến nơi bán trà sữa, nhìn thấy mọi người xung quanh sử dụng trà sữa thì yếu tố chính vẫn là bạn bè.

 Tỷ lệ người được khảo sát có uống trà sữa lên đến 91%, trong đó có đến 95% là những người trẻ tuổi.

 Khi nói về trà sữa, các từ khóa như ngon, thư giãn và dành cho giới trẻ có thể nói là những hình ảnh khiến mọi người liên tưởng đến trà sữa

 Tại Hà Nội, Ding Tea là cửa hàng trà sữa được ưa chuộng nhất với tỷ lệ đến thường xuyên là 49%, theo sau đó là Toco Toco (16%), và Gong Cha (9%).

 Tại TP.HCM, Hot & Cold là cửa hàng trà sữa được ưa chuộng nhất với tỷ lệ đến thường xuyên là 22%, theo sau đó là Hoa Hướng Dương (14%) và Phúc Long (13%).

 Yếu tố chính khiến người tiêu dùng dễ dàng rời bỏ cửa hàng là giá cao, vị trí không thuận tiện và kém chất lượng.

2.2.2 Độ nhận diện của trà sữa tại Việt Nam

Hình 2.4: Số người biết đến trà sữa

Mặt hàng trà sữa xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ khá lâu (khoảng hơn 12 năm trước), vậy mà mãi đến 2013 mới thực sự bùng nổ và lan rộng cho đến ngày nay Theo nghiên cứu thị trường trà sữa hiện nay thì có đến tận 73% người được khảo sát có thể phân biết được trà sữa và các loại đồ uống khác có mặt trên thị trường Không những thế, tỷ lệ nhận biết trà sữa đối với nữ giới và người lớn sống tại TP.HCM cao hơn hẳn so với số còn lại Có thể nói đây là tỉ lệ khá cao về độ lan rộng của một thị trường đồ uống mới nổi tại Việt Nam.

2.2.3 Tỷ lệ từng sử dụng trà sữa trước đây

Số liệu của một cuộc nghiên cứu thị trường trà sữa Việt Nam thể hiện rằng trà sữa có số lượng người sử dụng rất lớn, tập trung hầu hết các đối tượng Y và Z Có khoảng 91% người được khảo sát thì đã từng sử dụng trà sữa trước đây Cá biệt, tỷ lệ những người từng uống trà sữa cao nhất phân bố tập trung ở những đối tượng trẻ tuổi (học sinh, sinh viên) Do vậy, các thương hiệu trà sữa tập trung nhắm vào các đối tượng khách hàng là những người trẻ tuổi.

Hình 2.5: Đối tượng biết đến trà sữa

Không dừng lại ở giới trẻ học sinh, sinh viên Trà sữa cũng rất phù hợp đối với những người trưởng thành hay những gia đình bình thường (có thể có trẻ nhỏ) vì những quán trà sữa rất phù hợp vào những dịp nghỉ lễ, cuối tuần, hẹn hò… Những quán trà sữa có thương hiệu trên thị trường, hay được mọi người đánh giá cao về chất lượng, giá cả,… cũng đã thể hiện vai trò của mình trong thị trường trà sữa bằng cách liên tục thay đổi hình thức cho ly trà sữa của mình Từ logo thương hiệu cho đến kiểu dáng của ly trà sữa hay đơn giản là những thông điệp được bố trí trên thân ly trà sữa cũng liên tục được cập nhật theo xu hướng hiện đại Những dấu ấn riêng của từng thương hiệu cũng thể hiện đẳng cấp của người tiêu dùng Tất cả những điều đó chính là những chiến lược kinh doanh rất phù hợp đối với thị trường đồ uống dành cho giới trẻ này.

2.2.4 Tần suất sử dụng trà sữa khá cao

Nhóm khách hàng là đối tượng trẻ tuổi có tần suất sử dụng trà sữa cao hơn những đối tượng khác đã khảo sát là 60%, có tần suất sử dụng ít nhất 1 lần/tuần Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ đối tượng có độ tuổi từ 15-21 có tần suất 2-3 lần/tuần là cao nhất chiếm 24% Những đối tượng là trung niên từ 30-38 tuổi có tỷ lệ sử dụng trà sữa 2-3 lần/tuần chiếm 19% Đối với thị trường mới như trà sữa, những tỷ lệ này là những con số đáng kể thể hiện sự rộng rãi của nó.

Hình 2.6: Tần suất sử dụng trà sữa 2.2.5 Trà sữa – loại thức uống được xếp thứ 2 về độ ưa thích tại Việt Nam

Nghiên cứu này chỉ ra rằng trà sữa là thức uống yêu thích tại Việt Nam được xếp thứ 2 sau những loại đồ uống đá xay và trước cà phê sữa đá Trong khi những thức uống đá xay và cà phê sữa đá đã có từ lâu vậy mà loại thức uống vừa mới xuất hiện đã vươn lên vị trí thứ 2 sau đã xay Điều này thể hiện được sự bùng nổ của trà sữa ở Việt Nam mạnh mẽ như thể nào.

Hình 2.7: Thức uống yêu thích của người Việt Nam 2.2.6 Các cửa hàng trà sữa hiện nay Đứng hàng đầu hiện nay trong thị trường trà sữa Việt Nam, Dingtea có số lượng cửa hàng rất lớn lên tới 89 cửa hàng trên toàn quốc Đứng sau đó là hàng loạt các thương hiệu đình đám như Toco Toco (61 cửa hàng), Gong Cha (15 cửa hàng), Trà Tiên Hưởng (47 cửa hàng) Cũng góp phần trong cạnh tranh trên thị trường này, Việt Nam cũng dần dần hình thành cách thương hiệu của riêng mình Điển hình như: Phúc Long (16 cửa hàng), Hoa Hướng Dương (18 cửa hàng), Bobabop (49 cửa hàng)… Các thương hiệu Việt Nam cũng tham gia cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài đã rất nổi tiếng, tuy vậy vẫn khẳng định mình không hề kém cạnh khi chất lượng được đánh giá rất cao

Hình 2.8: Các cửa hàng trà sữa hiện nay ở Việt Nam 2.2.7 Tạo ra xu hướng mới cho ngành giải khát tại Việt Nam

Mô hình nghiên cứu

Sơ đồ mối tương quan giữa các biến

Trong đó, biến thu nhập ảnh hưởng đến 3 biến là khoảng giá hợp lý, chi tiêu và tìm kiếm thông tin nào nhiều nhất Biến giới tính sẽ kiểm soát biến chi tiêu cho trà sữa Biến chi tiêu cũng ảnh hưởng đến 2 biến là tần suất mua và kỳ vọng đối với trà sữa

Trong đó, biến Biết đến thông tin trà sữa từ đâu sẽ ảnh hưởng đến 2 biến là mục đích đến quán và đi với ai 2 biến này cũng sẽ ảnh hưởng đến biến hình thức sử dụng.

Biến Đã từng uống trà sữa của hãng nào sẽ ảnh hưởng đến biến Nhận biết thương hiệu, và biến Nhận biết thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến biến Đánh giá chiến dịch Marketing.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu dữ liệu

Mục tiêu cụ thể của việc khảo sát, thu thập dữ liệu là để có đầy đủ thông tin về mức tiêu dùng trà sữa của sinh viên, học sinh trên địa bàn TP.HCM hiện nay Từ đó có thêm cơ sở để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu của đề tài đã xác định Cuộc nghiên cứu này cũng được thực hiện nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của giới trẻ ngày nay đồng thời nó còn đánh giá được các mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để giúp các thương hiệu thu hút thêm khách hàng Từ những kết quả và đánh giá của cuộc nghiên cứu Nhà sản xuất có thể đưa ra các bước định vị sản phẩm, thương hiệu trà sữa, cải tiến chất lượng, dịch vụ, đa dạng hóa, cải tiến sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn nữa để thỏa mãn nhu cầu sử dụng trà sữa ngày càng cao của người tiêu dùng trẻ tại TP.HCM.

Qua môn học cũng như sử dụng phương pháp thống kê, nhóm chúng tôi thực hiện bài báo cáo này, và làm rõ các mục tiêu sau:

 Mục tiêu 1: Khảo sát và thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ưa chuộng thức uống trà sữa của giới trẻ TPHCM.

 Mục tiêu 2: Áp dụng kiến thức đã học và các dữ liệu được tổng kết qua bài khảo sát để tạo nên kết quả dễ hiểu nhất cho người đọc.

 Mục tiêu 3: Tổng hợp và đánh giá các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự ưa chuộng thức uống trà sữa của giới trẻ TP.HCM.

Bên cạnh những mục tiêu của bài báo cáo, nhóm em còn đạt được những mục tiêu riêng như sau:

 Mục tiêu 4: Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm

 Mục tiêu 5: Thông qua tìm hiểu và nghiên cứu, bổ sung kiến thức thực tiễn cho môn học.

Cách tiếp cận dữ liệu

3.2.1 Nguồn cơ sở dữ liệu:

Nguồn cơ sở dữ liệu mà nhóm đã lấy để thực hiện dự án là thuộc dữ liệu sơ cấp

Tên biến Định nghĩa Thang đo

Bạn có thích uống trà sữa hay không?

Biến này giúp nắm rõ mức độ ưa chuộng trà sữa của các bạn trẻ hiện nay

Bạn có thường xuyên sử dụng trà sữa không?

Biến này thể hiện mức độ uống trà sữa của các bạn trẻ hiện nay Thứ bậc

Khi lựa chọn trà sữa bạn thường tìm kiếm thông tin nào nhiều nhất?

Dựa vào biến này giúp chúng ta biết được các yếu tố được giới trẻ quan tâm khi lựa chọn trà sữa

Bạn biết đến thông tin về trà sữa nhiều nhất từ đâu?

Biến này giúp chủ cửa hàng dễ dàng có những chiến dịch quảng cáo hiệu quả

Bạn thường đến quán trà sữa nhằm mục đích gì?

Dựa vào biến này chủ cửa hàng có thể xây dựng, bố trí không gian quán phù hợp với mục đích của khách hàng

Bạn thường đi uống trà sữa với ai? Biến này giúp chủ cửa hàng nắm được lượng khách hàng đến quán tầm độ tuổi nào, để có những chương trình khuyến mãi, giảm giá phù hợp

Hình thức sử dụng trà sữa?

Qua biến này, chủ cửa hàng có được số liệu về lượng khách hàng dùng ở quán trung bình là bao nhiêu, mang đi là bao nhiêu,

Theo bạn, giá một cốc trà sữa khoảng bao nhiêu là hợp lý?

Qua biến này giúp chủ cửa hàng có những điều chỉnh về mức giá phù hợp giúp doanh số cửa hàng ổn định

Qua quá trình xử lý số liệu thì kết quả số liệu thống kê thu được là : 100% người nhận khảo sát đều đã từng uống trà sữa

+ Giới tính: tổng 200 mẫu trả lời kết quả thu được là giới tính nam chiếm 27,5% tương ứng với 55 người, giới tính nữ chiếm 72%, tương ứng với 144 người, còn lại là giới tính khác chiếm 5%

+ Độ tuổi: Nhóm thuộc sinh viên năm nhất chiếm 77,5%, tương ứng với 155 người; sinh viên năm hai chiếm 9,5%, tương ứng với 19 người; sinh viên năm ba chiếm 2,5%, tương ứng với 5 người; sinh viên năm 4 chiếm 4%, tương ứng với 8 người; còn lại là học sinh cấp ba chiếm 6,5%

+ Thu nhập 1 tháng (bao gồm trợ cấp từ gia đình): nhóm thu nhập dưới 2 triệu chiếm

0,5%, tương ứng với 1 người; nhóm thu nhập dưới 3 triệu chiếm 58%, tương ứng với 116 người; nhóm thu nhập từ 3 đến 4 triệu chiếm 25%, tương ứng với 50 người; còn lại là nhóm thu nhập trên 4 triệu chiếm 16,5% Với mức thu nhập như trên (kể cả bao gồm trợ cập từ gia đình) cho thấy giới trẻ hiện nay có đủ khả năng để chi tiêu cho việc ăn uống hàng ngày, nhất là trà sữa

+ Sở thích: có đến 86,5% những người được hỏi thích uống trà sữa, còn lại chiếm 13,5% là những người không thích uống trà sữa

3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính a Xác định các thông tin thứ cấp và nguồn gốc thông tin

Các số liệu từ các nghiên cứu, tìm kiếm liên quan đến đề tài bao gồm các số liệu sinh viên của trường Đại học Kinh tế TP.HCM, số lượng các quán, thương hiệu trà sữa trên địa bàn TP.HCM,… và các thông tin khác như: các bài nghiên cứu, tiểu luận, bài luận, các nền tảng xã hội,… có liên quan đến đề tài nghiên cứu. b Quy mô mẫu

Nghiên cứu định tính là dạng nghiên cứu khám phá, các dự án nghiên cứu định tính được thực hiện bởi một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này, chúng em sẽ chọn các phần tử mẫu là sinh viên và đặc biệt là sinh viên trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. c Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này mà chúng em nghiên cứu thì đối tượng sẽ là học sinh, sinh viên trên địa bàn TP.HCM đã từng và chưa từng uống trà sữa, mẫu nghiên cứu là không trùng lặp Với mục đích và tính chất nghiên cứu:

 Tìm hiểu thái độ, thói quen tiêu dùng trà sữa của sinh viên.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua trà sữa.

 Các nhận định và đánh giá của người tiêu dùng về các thương hiệu trà sữa khác nhau.

 Tính chất: phù hợp với thực tế cuộc sống của mỗi sinh viên hiện nay.

3.2.2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng a Quy mô mẫu

Với mục đích cuộc nghiên cứu của nhóm 3 chúng em là “hành vi tiêu dùng trà sữa của giới trẻ trên địa bàn TP.HCM”, đây là một đề tài khá gần gũi với giới trẻ hiện nay, đặc biệt ở địa bàn TP.HCM Trà sữa đã và đang là món thức uống yêu thích và không còn xa lạ của nhiều bạn trong giới trẻ ngày nay bởi mùi vị thơm ngon và quen thuộc của nó nên việc chọn mẫu không quá khó khăn Do thời gian và nguồn lực có hạn, vì vậy nhóm chúng em quyết định chọn mẫu là

200 quan sát chủ yếu là học sinh, sinh viên trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt là sinh viên trường Đại học Kinh Tế TP.HCM.

Lý do của việc lựa chọn này là phần lớn người khảo sát là sinh viên trường Đại học Kinh

Tế TP.HCM và nhờ sự thịnh hành nền tảng xã hội Facebook nên rất thuận tiện và tiết kiệm về cả thời gian và nguồn nhân lực. b Phương pháp chọn mẫu định lượng

Nhóm em chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện vì đây là một đề tài nghiên cứu liên quan đến đồ uống phổ biến đối với sinh viên, học sinh ngày nay nên những người khảo sát có thể cho một kết quả chính xác nhất có thể. c Phương pháp khảo sát

Thực hiện khảo sát trên phiếu khảo sát được thiết kế bằng Google Biểu mẫu.

Kế hoạch phân tích

- Các phương pháp thống kê: Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn.

- Các công cụ thống kê: các phiếu khảo sát, bảng, đồ thị được sử dụng để mô tả dữ liệu.

- Các phép tính được sử dụng như trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, tần suất, hiệp phương sai, các phép tính ước lượng và kiểm định giả thiết,

- Chương trình máy tính: chủ yếu sử dụng phần mềm Excel và SPSS để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu.

Độ tin cậy và độ giá trị

- Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và độ chính xác như kích thước mẫu, người làm khảo sát có thực hiện đúng với mục đích của câu hỏi, nên nhóm em xin chọn độ tin cậy 95% để khắc phục những ảnh hưởng đó.

PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

4.1.1 Số lượng người thích trà sữa trong số những người đã từng uống

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Có thể thấy được, tỷ lệ người nhận khảo sát (những người này đã từng uống) chọn thích trà sữa chiếm đến khoảng 86.5%, còn lại chọn không thích chiếm 13.5% Do đó, dễ dàng thấy rằng trà sữa được lòng hầu hết bởi người tiêu dùng.

4.1.2 Mức độ thường xuyên sử dụng trà sữa của người tiêu dùng

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Rất thường xuyên 16 8 Đôi khi 86 43 Ít sử dụng 39 19.5

Số người nhận khảo sát (người tiêu dùng) thường xuyên uống trà sữa chiếm 29.5%, trong đó số người đôi khi uống trà sữa là cao nhất chiếm tới 43%, rất thường xuyên uống là 8%, và ít sử dụng chiếm 19.5% Điều này cho thấy mức độ dùng trà sữa của người tiêu dùng trên địa bànTP.HCM là khá cao.

4.1.3 Thông tin người tiêu dùng tìm kiếm nhiều nhất khi lựa chọn trà sữa

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Thương hiệu 33 16,5 Địa điểm, không gian của quán 23 11,5

Xuất xứ, hàm lượng thành phần trong trà sữa 21 10.5

Qua cuộc khảo sát, thấy được rằng yếu tố tác động đến lựa chọn trà sữa của người tiêu dùng hiện nay là giá cả chiếm đến 33%, theo sau đó là màu sắc; mùi vị chiếm 26.5%, thương hiệu chiếm 16.5%; địa điểm, không gian quán 11.5%; xuất xứ, hàm lượng thành phần trong trà sữa là 10.5%, còn lại những yếu tố khác chiếm 2% Từ những số liệu trên, cho thấy giá cả là yếu tố tiên quyết tác động đến quyết định lựa chọn trà sữa của người tiêu dùng hiện nay.

4.1.4 Người tiêu dùng biết đến trà sữa nhờ

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Bạn bè, thành viên trong gia đình 116 58

Người nổi tiếng có sức ảnh hưởng 0 0

Theo cuộc khảo sát, chúng ta thấy hầu hết mọi người biết đến trà sữa đầu tiên là từ bạn bè và các thành viên trong gia đình mình (chiếm 58%), điều này cũng chứng tỏ rằng mọi người thường đi uống nước nhiều nhất là với bạn bè Xếp sau đó là internet, với 36% mọi người thông qua việc lướt mạng xã hội mà biết đến loại nước mới lạ này Còn lại là từ truyền hình, chuyên gia sức khỏe và một số lí do khác với 6%.

4.1.5 Mục đích sinh viên thường đến với quán trà sữa

Lựa chọn của người nhận khảo sát Số lượng người chọn Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Học tập, học nhóm 35 17,5 Để uống trà sữa 53 26,5

Tất cả các mục đích trên 1 0,5

Theo khảo sát trên, chúng ta có thể thấy rằng mọi người thường đến quán trà sữa với mục đích là để gặp mặt bạn bè, trò chuyện, tán gẫu với 43% Mục đích được nhiều người chọn tiếp theo chỉ đơn giản là để uống và thưởng thức loại trà sữa thơm ngon này, chiếm 26,5% Một mục đích khác mà mọi người cũng hay chọn đó là để học tập, học nhóm cùng bạn bè (17,5%), có thể bởi vì các quán trà sữa có không gian khá rộng rãi, mát mẻ và có những khu vực yên tĩnh.

4.1.6 Người mà sinh viên thường đi uống trà sữa cùng

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Theo khảo sát, chúng ta thấy rằng phù hợp với mục đích đi trà sữa để họp mặt với bạn bè ở khảo sát trên, người mà người tiêu dùng hay đi cùng chính là bạn bè và người thân của mình với 80%.

Kế sau đó là cùng với người yêu chiếm 10,5% và cuối cùng là những người thích đi trà sữa một mình với 8,5%, có thể những người này đi trà sữa chỉ vì muốn thưởng thức nó hoặc là để tìm không gian học tập và làm việc tốt hơn.

4.1.7 Thương hiệu trà sữa được nhắc đến nhiều nhất

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Số lượng người chọn Biểu đồ

Hiện nay, các thương hiệu trà sữa đã dần khẳng định tên tuổi của mình trong lòng người sử dụng. Qua biểu đồ trên cũng cho chúng ta thấy, hầu như không một thương hiệu trà sữa nào mà không ai biết đến Hơn nữa, số người được khảo sát biết đến Tocotoco (73 người) và Gong Cha (74 người) cũng đã thể hiện cho chúng ta thấy sự thành công trong việc “gây thương nhớ” cho khách hàng Theo sau là những thương hiệu không kém phần tên tuổi như KOI Thé (67 người), Bobapop (58 người), cũng không kém cạnh so về độ phổ biến.

4.1.8 Các hình thức sử dụng trà sữa

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Số lượng người chọn Biểu đồ

Sử dụng ngay tại quán 151

Sử dụng tại địa điểm khác ngay sau mua 66

Sử dụng sau khi mua về nhà 111

Từ cuộc khảo sát, với cuộc sống phồn hoa náo nhiệt của TP.HCM thì việc lựa chọn vị trí để thưởng thức một cốc trà sữa cũng vô cùng quan trọng Người tiêu dùng thường lựa chọn uống tại quán để gặp bạn bè, làm việc, chiếm tỉ lệ cao nhất Và ly trà sữa hiện nay cũng vô cùng tiện lợi, chúng ta có để đem về khi không muốn thưởng thức tại quán thì chúng ta có thể sử dụng tại nhà hoặc cá địa điểm khác tùy vào mục đích sử dụng của từng người.

4.1.9 Giá hợp lý của một ly trà sữa

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Trà sữa có rất nhiều mức giá khác nhau , thường dao động từ 15,000đ trở lên Người tiêu dùng sẽ chi số tiền 26,000đ-35,000đ cho 1 ly nước chiếm tỉ lệ cao nhất 49% tương ứng với 99 người và ở mức giá trên 40,000đ/ trà sữa chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6% tương ứng 11 người trên cuộc khảo sát 200 người Từ cuộc khảo sát, giá cả ảnh hưởng tương đối lớn đến hành vi của người tiêu dùng.

4.1.10 Mức độ quan tâm về giá của một ly trà sữa

Giá cả của sản phẩm ảnh hưởng tương đối lớn đến quyết định của người tiêu dùng

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Yếu tố giá cả là yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng trà sữa Thật vậy, trà sữa cũng là một loại hàng hóa trên thị trường nên cũng không thể không chịu phần là giới trẻ, thu nhập vẫn còn hạn chế hoặc phụ thuộc gia đình thì giá cả của một ly trà sữa chính là vấn đề đáng quan tâm Như bảng số liệu khảo sát thể hiện, phần lớn người tham gia khảo sát là học sinh, sinh viên và số lượng người quan tâm đến giá cả rất lớn (174 người chiếm 87%) cũng đã khẳng định cho điều trên.

4.1.11 Mức độ quan tâm về chất lượng, mức độ vệ sinh an toàn

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Bên cạnh giá cả thì chất lượng của ly trà sữa cũng là yếu tố để quyết định Người ta vẫn hay nói

“tiền nào của đó”, nếu muốn chất lượng cao thì phải bỏ nhiều tiền hơn Đối với thị trường trà sữa, giới trẻ rất quan tâm đến chất lượng của một ly trà sữa mang lại.

4.1.12 Mức độ quan tâm về sự đa dạng của thực đơn, hình thức trình bày đồ uống

Lựa chọn của người nhận khảo sát

Tỷ lệ trong mẫu (%) Biểu đồ

Từ cuộc khảo sát, để người tiêu dùng quyết định mua 1 cốc trà sữa còn phụ thuộc vào các yếu tố giá cả, sự đa dạng của thực đơn, hình thức trình bày đồ uống nhưng quan trọng nhất là chất lượng đồ uống, mức độ vệ sinh an toàn Qua đó chúng ta có thể nhìn ra được để quyết định 1 việc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kể cả việc chọn thưởng thức 1 cốc trà sữa.

4.1.13 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trà sữa

Tôi mua trà sữa vì THÓI QUEN

Tôi mua trà sữa vì nó NGON HƠN, CHẤT LƯỢNG TỐT HƠN

Tôi mua trà sữa vì nó thể hiện cho sự TRẺ TRUNG, NĂNG ĐỘNG

Tôi mua trà sữa vì nó DỄ SỬ DỤNG

Trà sữa sau khi hình thành thị trường hùng mạnh tại Việt Nam thì đã không còn được mua vì muốn trải nghiệm cảm giác mới lạ mà thứ đồ uống này mang lại Thay vào đó nhu cầu về chất lượng, giá cả, mức độ thuận tiện khi sử dụng, sự năng động và thậm chí là mua trà sữa vì thói quen Xu hướng những người được khảo sát đều cho biết họ quan tâm đến chất lượng của ly trà sữa mang lại (97 người đồng ý) với mức giá hợp lí (84 người đồng ý) Có lẽ đây cũng là điều đương nhiên vì mọi người mua hàng đều muốn giá rẻ cho một món hàng chất lượng Mặt khác, trà sữa đã dần hình thành thói quen đối với những người sử dụng (73 người đồng ý) khi mà có thể thay thế các loại đồ uống khác để phục vụ việc giải khát cho người sử dụng.

4.1.14 Đánh giá chiến dịch marketing (truyền thông, quảng cáo, ) của các thương hiệu trà sữa

Royaltea Toocha TocoToco Bobapop Tiger Sugar R&B KOI Thé Gong Cha

Royaltea Toocha TocoToco Bobapop Tiger Sugar R&B KOI Thé Gong Cha 0

140 Đánh giá chiếến d ch Marketng c a các th ị ủ ươ ng hi u trà s a ệ ữ

Ngoài củng cố chất lượng, giá cả hợp lý thì mọi người có thể biết đến thương hiệu trà sữa của mình cũng là một yếu tố quan trọng không kém Các chiến dịch truyền thông, quảng bá cho thương hiệu trà sữa không những tạo làn sóng nhận biết cho tên tuổi của mình mà còn là để gây ấn tượng đến với khách hàng Các thương hiệu lớn thường đi kèm với chiến dịch quảng cáo hợp lý, được mọi người đánh giá cao Điển hình như Gong Cha (48 người), KOI Thé (37 người) Bên cạnh đó có những thương hiệu trà sữa vẫn chưa đầu tư quá nhiều ở mảng marketing nên tên tuổi vẫn chưa nhận được nhiều đánh giá cao như Toocha (13 người), Tocotoco (12 người), Bobapop

Thống kê suy diễn

4.2.1 Ước lượng trung bình tổng

4.2.1.1 Ước lượng khoảng trung bình cho mức độ thường xuyên sử dụng trà sữa

Theo thống kê “Mức độ thường xuyên sử dụng trà sữa” (Mục 4.1.2) với 200 người tham gia khảo sát (3 - Rất thường xuyên, thường xuyên; 2 - Đôi khi; 1 - Ít sử dụng) Cung cấp khoảng tin cậy 95% cho mức độ thường xuyên sử dụng trà sữa của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

- Gọi à là ước lượng khoảng trung bỡnh cho mức độ thường xuyờn sử dụng trà sữa.

Ta có: + Trung bình mẫu:

Vậy ước lượng khoảng tin cậy 95% cho mức độ thường xuyên sử dụng trà sữa của sinh viên trên địa bàn TP.HCM là (2.08 ; 2.28).

4.2.1.2 Ước lượng khoảng tin cậy về sự chênh lệch giữa trung bình số người tham gia khảo sát của hai tổng thể dựa vào mức độ thường xuyên sử dụng trà sữa với độ tin cậy 95%

Vào năm 2018, dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me đã thực hiện khảo sát xu hướng tiêu dùng trà sữa của giới trẻ trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội (cỡ mẫu ở TP.HCM là 177) và số liệu quan sát dựa theo Hình 2.6 Đến năm 2021, nhóm khảo sát chúng tôi đến từ trường Đại học Kinh

Tế TP.HCM cũng thực hiện khảo sát này và đã thu thập được số liệu như bảng dưới đây:

Mức độ sử dụng Tần số (

Trung bình mẫu 72.67 54.83 Độ lệch chuẩn mẫu (s) 17.35 15.03

Ta có: + Trung bình mẫu:

Ta có bậc tự do: Ước lượng khoảng:

Vậy ước lượng khoảng tin cậy 95% về sự chênh lệch là (14,57 ; 21,11).

4.2.1.3 Ước lượng khoảng giá trung bình cho một ly trà sữa ở TP.HCM (Bảng…)

Chọn khoảng tin cậy 95% cho khoảng giá trung bình cho một ly trà sữa.

- Gọi à là ước lượng khoảng giỏ trung bỡnh cho một lý trà sữa.

- Theo CT: Độ tin cậy = 95%

Trung bình mẫu: Độ lệch chuẩn:

Vậy với hệ số tin cậy 95% thì ước lượng cho thấy người tiêu dùng trà sữa ở TP.HCM sẽ bỏ ra số tiền là 29651,46 đồng đến 31783,54 đồng để mua một ly trà sữa.

Người tiêu dùng sẽ chi trả cho việc tiêu dùng trà sữa khi giá một ly trà sữa dao động từ 26.000 – 35.000

4.2.1.4 Ước lượng khoảng tin cậy về sự giảm giá mong muốn của một ly trà sữa từ năm

2019 đến 2021 với độ tin cậy 95%

Vào năm 2019, một nhóm khảo sát xu hướng tiêu dùng trà sữa của giới trẻ ở TP.HCM của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã thực hiện việc khảo sát và thu thập số liệu được nhóm chúng tôi tổng hợp bên dưới Đến năm 2021, nhóm khảo sát chúng tôi đến từ trường Đại học Kinh Tế TP.HCM cũng thực hiện khảo sát này và đã thu thập được số liệu như bảng dưới đây:

Mức giá một ly trà sữa Trị số giữa Tần số (

+ Bậc tự do của : Ước lượng khoảng:

Vậy với khoảng tin cậy 95% thì độ giảm giá mong muốn của một ly trà sữa từ năm 2019 đến

2021 là từ 1463 đồng đến 4971 đồng

4.2.1.5 Ước lượng khoảng trung bình cho mức độ quan tâm về giá của một ly trà sữa

Theo thống kê “Mức độ quan tâm về giá một ly trà sữa” (Mục 4.1.10) với 200 người tham gia khảo sát (3 - Quan tâm; 2 – Không ý kiến; 1 – Không quan tâm) Cung cấp khoảng tin cậy 95% cho mức độ quan tâm đến giá của một ly trà sữa được bán tại TP.HCM.

- Gọi à là ước lượng khoảng trung bỡnh cho mức độ quan tõm đến giá của một ly trà sữa.

Ta có: + Trung bình mẫu:

Vậy ước lượng khoảng tin cậy 95% cho mức độ quan tâm đến giá của một ly trà sữa được bán tại TP.HCM là từ 2.75 đến 2.89

4.2.2.1 Dựa theo số liệu mục 4.2.1.1, với mức ý nghĩa 0.05, trình bày một kiểm định giả thuyết để xác định xem trung bình tổng thể số người khảo sát có nhỏ hơn số người thường xuyên sử dụng trà sữa hay không. trà sữa giữa 2019 - ( 2021 - (

Mức độ sử dụng Tần số (

+Phương pháp giá trị tới hạn:

Vậy trung bình tổng thể số người khảo sát nhỏ hơn số người thường xuyên sử dụng trà sữa.

4.2.2.2 Dựa theo số liệu mục 4.2.1.2, với mức ý nghĩa 0.05, trình bày một kiểm định giả thuyết để xác định xem trung bình số người tiêu dùng trà sữa trên địa bàn TP.HCM vào năm 2021 ( có nhỏ hơn năm 2018 ( hay không.

Ta có giá trị kiểm định:

+ Phương pháp giá trị tới hạn:

Vậy với mức ý nghĩa 0.05, trung bình số người tiêu dùng trà sữa trên địa bàn TP.HCM vào năm

4.2.2.3 Dựa theo số liệu mục 4.2.1.4, với mức ý nghĩa 0.05, trình bày một kiểm định giả thuyết để xác định xem giá mong muốn của một ly trà sữa năm 2019 ( có nhỏ hơn hoặc bằng năm 2021 ( hay không

Ta có giá trị kiểm định:

+ Phương pháp giá trị tới hạn:

Vậy với mức ý nghĩa 0.05 thì giá mong muốn của một ly trà sữa năm 2019 ( lớn hơn năm 2021 (.

4.2.2.4 Dựa theo số liệu mục 4.2.1.5, với mức ý nghĩa 0.05, trình bày một kiểm định giả thuyết để xác định xem sự quan tâm về mức giá có thể nhỏ hơn hoặc bằng 2.9 hay không

Vậy với mức ý nghĩa 0.05 thì sự quan tâm về mức giá nhỏ hoặc bằng 2.9.

ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

-Trà sữa hiện nay là một thức uống quốc dân được lòng hầu hết giới trẻ kể cả những người tuổi trung niên

-Đa số những cuộc gặp gỡ tại quán trà sữa chỉ đơn giản với mục đích là gặp mặt, trò chuyện giữa những người bạn ngoài ra thì thường là để học tập, làm việc,

-Không gian, vị trí các quán gần các trường học, khu vui chơi dễ dàng tiếp cận đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi tiềm năng

-Khi nhắc đến trà sữa mọi người quan tâm nhất về giá một ly trà sữa, và mức giá trong khảo sát mà nhóm nhận được nhiều nhất trong khoảng 26000 đến 35000, thiết nghĩ thì giá một ly trà sữa thật chất lượng thì có thể cao hơn mức giá trên, vì vậy nhà kinh doanh cần có chiến lược về giá

Ngày đăng: 01/03/2024, 08:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w