1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHÈ XANH BẢN VEN, HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Thị Trường Chè Xanh Bản Ven, Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang
Tác giả Nguyễn Thu Hà
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Đại
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại thực tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 765,34 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
    • 3.2. Đối tượng thu thập dữ liệu (12)
    • 3.3. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu (13)
    • 4.1. Tổng quan nghiên cứu (13)
    • 4.2. Phương pháp nghiên cứu (18)
  • 5. Kết cấu chuyên đề (30)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG (30)
    • 1.1. Thị trường và phát triển thị trường (30)
      • 1.1.1. Khái niệm thị trường (30)
      • 1.1.2. Khái niệm, bản chất và nội dung phát triển thị trường (32)
      • 1.1.3. Vai trò của phát triển thị trường (33)
      • 1.1.4. Hình thức phát triển thị trường (34)
    • 1.2. Tiếp cận thị trường (36)
      • 1.2.1. Khái niệm, vai trò của tiếp cận thị trường (36)
      • 1.2.2. Đo lường tiếp cận thị trường (39)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CHÈ (41)
    • 2.1. Giới thiệu chung về huyện Yên Thế, Bắc Giang (41)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (41)
      • 2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội (42)
    • 2.2. Tổng quan về sản phẩm chè xanh bản Ven (45)
      • 2.2.1. Giới thiệu về chè xanh bản Ven (45)
      • 2.2.2. Phân loại sản phẩm (47)
      • 2.2.3. Các kênh tiêu thụ chè (47)
    • 2.3. Phân tích kết quả khả năng tiếp cận thị trường (49)
      • 2.3.1. Thống kê mô tả (49)
      • 2.3.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha (55)
      • 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (56)
      • 2.3.4. Phân tích tương quan Pearson (60)
      • 2.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính (62)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CHÈ XANH BẢN VEN (68)
    • 3.2. Một số hàm ý chính sách (70)
      • 3.2.1. Tăng cường liên kết trong khâu tiêu thụ chè (70)
      • 3.2.2. Chính sách hỗ trợ, tăng cường tiếp cận thông tin thị trường đầu ra (71)
      • 3.2.3. Chính sách tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông (72)
      • 3.2.4. Tăng cường chính sách đào tạo và khuyến nông (72)
      • 3.2.5. Gắn sản phẩm chè với phát triển văn hóa- du lịch địa phương (73)
      • 3.2.6. Hỗ trợ đưa sản phẩm chè vào các siêu thị, đại lý trên toàn quốc (74)
    • 3.3. Kết luận (75)
  • PHỤ LỤC (81)

Nội dung

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng và tìm ra những yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách để tăng khả năng tiếp cận thị trường. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Cụ thể, với việc sử dụng phương pháp anket và phân phát bảng hỏi trực tiếp, nghiên cứu đã thu được 115 phiếu khảo sát. Sau quá trình xử lý dữ liệu còn 110 phiếu hợp lệ được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo về tình hình phát triển kinh tếxã hội và báo cáo Đề án chè của huyện Yên Thế. Trong nghiên cứu, áp dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu như sau: 1) Giới tính và sở hữu (đài, TVvô tuyến, điện thoại) không tác động đến khả năng tiếp cận thị trường, 2) Điều kiện đường xá, tiếp cận thông tin thị trường, tiếp cận dịch vụ khuyến nông và sự liên kết tác động thuận chiều và rất mạnh tới biến phụ thuộc, 3) Trình độ học vấn tương quan thuận chiều và rất yếu với khả năng tiếp cận thị trường, 4) Tuổi tác động mạnh và nghịch chiều đến khả năng tiếp cận thị trường, 5) Khoảng cách tác động rất yếu và nghịch chiều đến khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven. Nghiên cứu này đã góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về khả năng tiếp cận thị trường sản phẩm chè nói chung và mặt hàng nông sản nói riêng. Bên cạnh đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven.

Lý do lựa chọn đề tài

Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển Nó không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn là nguồn cung cấp yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp còn gắn với phát triển nông thôn và giảm nghèo vì phần lớn sinh kế của người nghèo dựa vào nghề nông (Markelova và cộng sự, 2009; Ahmed và cộng sự, 2016) Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang trở thành xu hướng tất yếu của toàn cầu, ngành nông nghiệp đang có tỷ trọng giảm đáng kể trong cơ cấu kinh tế Ở Việt Nam, nếu như năm 1988 nông nghiệp chiếm 46,3% GDP của cả nước thì đến năm

2019, tỷ trọng nông nghiệp giảm đã mạnh xuống xấp xỉ 14% (theo số liệu của Worldbank) Mặc dù giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là mục tiêu của Việt Nam nói chung và các tỉnh/thành phố trong cả nước nói riêng, song có một vài địa phương vẫn lấy phát triển nông nghiệp làm trọng tâm để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Một trong những địa phương đó phải kể đến huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Yên Thế là một huyện miền núi nghèo thuộc tỉnh Bắc Giang, nơi có dấu mốc lịch sử cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, gắn với tên tuổi của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám Không chỉ là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng dân tộc, nơi đây còn được biết đến với tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp như: gà đồi Yên Thế, thương phẩm dê núi, mật ong rừng, vải thiều, chè Yên Thế, Trong đó, chè xanh bản Ven là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Yên Thế đem lại nguồn sinh kế chính cho bà con xã Xuân Lương, Canh Nậu và một số xã khác trên địa bàn huyện

Không giống như những loại chè khác, chè xanh bản Ven mang một hương vị rất đặc trưng của người dân tộc Cao Lan Chè có màu xanh nhạt, có vị chát nhẹ khi uống và sau đó có vị ngọt thanh còn đọng lại khi ta thưởng thức hết chén trà. Chính vì vậy, chè xanh bản Ven đã trở thành một trong năm sản phẩm OCOP của huyện và trở thành một trong mười lăm sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang, đạt tiêu chuẩn 4 sao Năm 2014, Cục sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chè xanh bản Ven Năm 2016, Yên Thế đã ký kết hợp đồng với kênhVTV2-đài truyền hình Việt Nam và đài truyền hình tỉnh Bắc Giang cũng như tổ chức các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh để thông tin, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm Như vậy, mặc dù địa phương đã có nhiều hoạt động để quảng bá sản phẩm, tuy nhiên nó chưa đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển thị trường chè xanh bản Ven cũng như thu nhập cho nông hộ trồng chè còn thấp

Bên cạnh đó, so sánh với một sản phẩm tương tự là chè Thái Nguyên Mặc dù vùng trồng chè của Thái Nguyên và Yên Thế là giáp nhau, nên điều kiện về thổ nhưỡng và điều kiện phát triển cây trồng khá tương tự Nhưng chè Thái Nguyên được hầu hết người tiêu dùng biết đến, nó được tiêu thụ không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài Ngược lại, “chè xanh bản Ven” lại là một thương hiệu chưa được nhận diện rộng rãi, nhiều người tiêu dùng chè trên thị trường vẫn chưa biết đến thương hiệu này Hơn nữa, thị trường tiêu thụ chè xanh bản Ven còn hạn chế, phần lớn được tiêu thụ trên địa bàn huyện và các vùng lân cận Như vậy, với điều kiện phát triển cây trồng như nhau, nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè Thái Nguyên lại lớn hơn Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó?

Một số ý kiến cho rằng chè Thái Nguyên là một sản phẩm có lịch sử lâu đời, họ đã xây dựng thương hiệu và tạo dựng thị trường từ rất lâu Do đó, thị trường chè Thái Nguyên hiển nhiên phát triển hơn nhiều so với thị trường của sản phẩm mới xuất hiện như chè xanh bản Ven Tuy nhiên, trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp chứng minh rằng một thương hiệu cho dù đã từng chiếm lĩnh thị phần lớn lâu năm nhưng vẫn có thể bị những thương hiệu mới gia nhập thị trường đánh bại Một trong những ví dụ có thể kể đến là sản phẩm Wakeup 247 của Vinacafe đã dẫn đầu thị trường cả về doanh thu và thị phần, vượt qua cả một sản phẩm từng luôn đứng đầu trong thị trường nước tăng lực là Red Bull (bò húc) từ năm 2017 khi Wakeup

247 mới gia nhập vào thị trường từ năm 2014 trong khi Red Bull có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 1998 Thật vậy, lịch sử lâu đời của một thương hiệu không phải là nguyên nhân chính quyết định thị trường tiêu thụ của sản phẩm đó rộng lớn như thế nào Ngược lại, một số nghiên cứu trước đây chứng minh sự khác biệt đó xuất phát từ khả năng tiếp cận thị trường (Barrett và cộng sự , 2011; Machete, 2004; Ahmed và cộng sự, 2016).

Barrett và cộng sự (2011) chỉ ra rằng khả năng tiếp cận thị trường có thể là rào cản chính đến sự tham gia thị trường của nông hộ Tương tự như vậy, Machete

(2004), Ahmed và cộng sự (2016) cũng tin rằng nguyên nhân chính là do khả năng tiếp cận thị trường kém của nông hộ Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng tiếp cận thị trường đầu ra của nông hộ, chưa có nghiên cứu nào về khả năng tiếp cận thị trường khi xem xét cả 3 chủ thể là chính quyền địa phương, hợp tác xã và nông hộ trong một nghiên cứu Hơn nữa, có rất ít nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của một sản phẩm địa phương cụ thể Do đó “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu như sau:

Thứ nhất, đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven Thứ hai, nghiên cứu nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven;

Thứ ba, phân tích và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đố đến khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven;

Thứ tư, đưa ra các hàm ý chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven.

Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu

Tiếp cận thị trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm nghèo và nâng cao thu nhập (Jayne và cộng sự, 2010; Cai và cộng sự, 2012; Ahmed và cộng sự, 2016) Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đang phát triển luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường đầu ra (Ahmed và cộng sự, 2016) Nghiên cứu trước đó của Sendal và cộng sự (2007) chỉ ra rằng khả năng tiếp cận thị trường đầu ra kém sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng lợi nhuận và cải thiện mức sống cho các nông hộ, do đó, giảm động lực tham gia thị trường của nông hộ ( A de Janvry và cộng sự, 1991) Ngược lại, khi tiếp cận thị trường đầu ra tốt, người dân sẽ chủ động hơn trong việc đưa ra quyết định sản xuất, giá cả cho phù hợp, góp phần nâng cao thu nhập và thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói (La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, 2015)

Nhận thấy sự quan trọng của tiếp cận thị trường đầu ra sản phẩm nông nghiệp, trong nhiều năm trở lại đây chủ đề này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước Họ đặc biệt quan tâm đến khía cạnh giá cả,cung-cầu thị trường, và một số vấn đề như nguyên nhân khiến cho khả năng tiếp cận thị trường nông sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển Do đó, các đề tài nghiên cứu hầu hết tập trung vào đo lường khả năng tiếp cận thị trường; giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ; mối liên hệ giữa tiếp cận thị trường và thu nhập, giảm nghèo; Ngoài ra còn có một vài nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường 4.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Phát hiện quan trọng nhất của Anteneh và cộng sự (2011) trong nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường đầu ra của nông hộ trồng cà phê ở Sidama Zone, Ethiopia là liên kết giữa các nông hộ có ảnh hưởng tích cực tới khả năng tiếp cận thị trường Theo những tác giả này, sự liên kết không chỉ giúp giảm cho phí giao dịch, mà còn nâng cao năng lực đàm phán và khả năng thương lượng của nông hộ về giá cả sản phẩm Kết quả này hoàn toàn tương tự với nghiên cứu sau đó của Berhanu Kuma (2012) Ngoài sự liên kết, Anteneh và cộng sự chỉ ra rằng khả năng tiếp cận thị trường còn chịu tác động khá mạnh bởi một số yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất trồng cà phê và kinh nghiệm của nông hộ.

Asfaw và cộng sự (2012) đã tìm ra một số yếu tố có tác động đến khả năng tiếp cận thị trường đầu ra của nông hộ ở Kenya, trong đó có tuổi, giới tính, quy mô trang trại và sở hữu đài, vô tuyến nhưng mức độ tác động của biến quy mô là rất ít và yếu tố ảnh hưởng chính là sở hữu đài, vô tuyến Kết quả này hoàn toàn tương tự với nghiên cứu của Bwalya và cộng sự (2013) khi cho rằng sở hữu đài, vô tuyến tác động lớn đến khả năng tiếp cận thị trường Các tác giả này cho rằng việc sở hữu đài, vô tuyến sẽ giúp người tiếp cận thị trường có được thông tin thị trường đầu ra sản phẩm đầy đủ, rõ ràng hơn với chi phí thấp hơn vì giảm được chi phí tìm kiếm và đàm phán Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bwalya và cộng sự lại thấy rằng tuổi và khả năng tiếp cận thị trường không có mối quan hệ với nhau.

Geoffrey Kiprotich Sigei (2014) đưa ra kết luận rằng tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sản lượng là những yếu tố quyết định đến sự tham gia thị trường của các nông hộ trồng dứa ở Kenya Trong đó giới tính là yếu tố tác động rất mạnh Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng giới tính và sự tham gia thị trường hay khả năng tiếp cận thị trường không tương quan với nhau, như kết quả nghiên cứu của Petro Maziku (2015), Kassa và cộng sự (2017)

Ahmed và cộng sự (2016) nghiên cứu về tiếp cận thị trường đầu ra của nông hộ ở Punjab, Pakistan đã phát hiện ra một vài nhân tố có tác động rất mạnh đến khả năng tiếp cận thị trường, trong đó có trình độ học vấn và tiếp cận thông tin thị trường Ngoài ra, những tác giả này cũng chỉ ra có một yếu tố khác cũng tác động không ít đến khả năng tiếp cận thị trường đó là khoảng cách đến thị trường đầu ra. Trước đó, cũng có một vài nghiên cứu kết luận rằng khoảng cách có mối liên hệ khá chặt chẽ với sự tham gia thị trường và khả năng tiếp cận thị trường (Petro Maziku, 2015; Bwalya và cộng sự, 2013).

Kyaw và cộng sự (2018) đã tập trung vào kiểm định các giả thuyết về khả năng tiếp cận thị trường ở Magway Region, Myanmar và chỉ ra những nhóm yếu tố ảnh hưởng đế khả năng tiếp cận thị trường của các nông hộ sản xuất lúa gạo, bao gồm nhóm yếu tố kinh tế- xã hội và nhóm yếu tố thể chế.

1) Nhóm yếu tố kinh tế- xã hội

Trình độ học vấn càng cao thì nông hộ sẽ tăng khả năng tiếp cận nguồn thông tin và gia tăng những cơ hội tham gia vào những thị trường rộng lớn Bên cạnh đó, tổng sản lượng lúa cũng tác động đến tiếp cận thị trường của nông hộ, nhưng mức độ tác động của yếu tố này là rất ít.

2) Nhóm yếu tố thể chế

Những tác giả đã chỉ ra nhóm yếu tố thể chế tác động mạnh đến khả năng tiếp cận thị trường, bao gồm điều kiện đường xá và dịch vụ khuyến nông Theo họ, đường xá càng thuận tiện, di chuyển càng dễ dàng từ khu vực nông thôn ra thành thị thì khả năng nông hộ càng tiếp cận thị trường càng tăng Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của các cán bộ khuyến nông về kỹ thuật mới, thông tin thị trường sẽ giúp nông hộ mở rộng kiến thức về thị trường đầu ra sản phẩm, từ đó khuyến khích nông hộ tham gia vào thị trường lúa gạo.

Nhìn chung, dựa trên phân tích hồi quy tương quan, các học giả nước ngoài đã phát hiện các yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận thị trường đầu ra sản phẩm nông nghiệp Tuy kết quả nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau, các học giả đều chi ra một vài nhân tố có ảnh hưởng rất mạnh đến khả năng tiếp cận thị trường như tuổi, trình độ học vấn, tiếp cận thông tin thị trường, khoảng cách, điều kiện đường xá, giới tính, tiếp cận thông tin thị trường, tiếp cận dịch vụ khuyến nông, sự liên kết và sở hữu (đài, TV/vô tuyến) Bên cạnh đó, các nghiên cứu nước ngoài cũng tìm thấy biến sản lượng và quy mô có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy, tuy nhiên mối quan hệ giữa hai biến này và khả năng tiếp cận thị trường là ít chặt chẽ 4.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Tiến Hùng (2009) trong đề tài luận văn thạc sĩ “ Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của hộ trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường.

Những yếu tố đó bao gồm: Khoảng cách, tiếp cận thông tin thị trường đầu ra, điều kiện đường xá (hệ thống giao thông), phương tiện vận chuyển, thể chế chính sách của Đảng và Nhà nước Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả không sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng để xem xét liệu các yếu tố đó có ý nghĩa thống kê hay không và chưa đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố Những yếu tố ảnh hưởng mà tác giả chỉ ra trong nghiên cứu xuất phát từ cơ sở lý thuyết và dựa vào thực tế của nghiên cứu

Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2014) cho rằng diện tích, tuổi tác, kinh nghiệm, trình độ học vấn, sở hữu điện thoại ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường Đặc biệt, trong nghiên cứu này, hai tác giả còn phát hiện thêm yếu tố quen biết có là yếu tố chính tác động đến khả năng tiếp cận thị trường Quen biết ở đây nghĩa là nông hộ có người thân làm việc trong cơ quan hành chính địa phương, các hội, ban, đoàn thể của địa phương Cũng theo những tác giả này, chính sách và các chương trình hỗ trợ trước khi được phổ biến cho nông dân sẽ được thông qua các ban đoàn thể của địa phương Do vậy, những người làm trong cơ quan hành chính địa phương và hội ban sẽ được tiếp cận với nguồn thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và sẽ làm tăng khả năng tiếp cận thị trường.

Tuy nhiên, cũng theo quan điểm của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam thì quen biết với chính cán bộ chính quyền địa phương sẽ giúp nông hộ tăng khả năng tiếp cận với thông tin thị trường, thông tin chính sách và các hỗ trợ của địa phương Vậy quen biết cũng được coi như một yếu tố liên quan đến tiếp cận thông tin thị trường

Nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam (2015) về khả năng tiếp cận thị trường lúa ở tỉnh An Giang đã lập luận và chứng minh có 5 nhân tố có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy, bao gồm tuổi, kinh nghiệm, năng suất lúa, trình độ học vấn và sự liên kết Hai tác giả này không xem xét khả năng tiếp cận thông tin như là một yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận thị trường Tuy nhiên nó lại chỉ ra nguồn tiếp cận thông tin chủ yếu là truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, người thân, hàng xóm, thương lái và nó có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường

Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven sẽ sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính Cụ thể như sau:

Thứ nhất , phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu này sẽ được thực hiện thông qua điều tra khảo sát và mô hình kinh tế lượng.

(1) Điều tra khảo sát: Đối tượng điều tra gồm những người tham gia vào tìm kiếm thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm chè xanh bản Ven, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, kết nối với thị trường mới, mở rộng thị trường, như chính quyền địa phương, phòng kinh tế và hạ tầng huyện Yên Thế, hợp tác xã, nông hộ.

Nội dung bảng hỏi được chia làm 2 phần:

Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần 2: Yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường

Phần 1 mục đích là để thu thập thông tin của những đối tượng tham gia điều tra khảo sát, bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp (là nông dân, cán bộ hợp tác xã hay cán bộ phòng kinh tế và hạ tầng) Nội dung phần 2 là đo lường và sử dụng các thước đo đối với các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven Đồng thời, những câu hỏi trong phần 2 này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý Ngoài ra, trong phần 2 còn có những câu hỏi về khoảng cách và tiếp cận dịch vụ khuyến nông, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm

Phương pháp kỹ thuật chọn mẫu:

Theo Yamane (1967) (trích dẫn trong Israel, 1992, tr.4), kích thước mẫu cần thiết cho phân tích hồi quy tương quan được xác định theo công thức như sau: n= N

Trong đó, n là kích thước mẫu , N là quy mô tổng thể, e là sai số (với độ tin cậy là 90%, 95%, hay 99% thì e có thể nhận giá trị lần lượt là 10%, 5%, hay 1%).

Theo phòng NN& PTNT huyện Yên Thế, hiện nay toàn huyện có 236 hộ trồng chè xanh bản Ven, tập trung chủ yếu ở 3 xã Xuân Lương, Canh Nậu, Tam Tiến và một số xã khác Áp dụng công thức tính quy mô mẫu trên với độ tin cậy là 90%, ta có kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là 71 hộ Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy, nghiên cứu này đã điều tra 100 hộ Đồng thời, huyện có 6 cán bộ phòng KT&HT và phòng NN&PTNT tham gia trực tiếp vào đề án chè xanh bản Ven Bên cạnh đó, phát phiếu cho 9 thành viên của HTX Thân Trường Như vậy, tổng số lượng mẫu quan sát cho nghiên cứu này là

115 người, gồm 100 hộ trồng chè, 6 cán bộ huyện Yên Thế (phòng NN&PTNT và KT&HT) và 9 cán bộ HTX

Chọn mẫu ngẫu nhiên cho các đối tượng tham gia điền bảng hỏi khảo sát Cụ thể là sau khi đã xác định được nhóm đối tượng điều tra ban đầu sẽ tiến hành phân phát bảng hỏi ngẫu nhiên cho 115 người trong nhóm đối tượng điều tra đó.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Sau khi đã có bảng hỏi hoàn chỉnh và xác định được cỡ mẫu nghiên cứu, tiếp tục sử dụng phương pháp anket để gửi bảng hỏi online cho những cán bộ phòng kinh tế và hạ tầng của huyện tham gia vào tìm kiếm thông tin thị trường, kết nối và mở rộng thị trường chè xanh bản Ven; những cán bộ hợp tác xã chè xanh bản Ven

- Đối với nông hộ trồng chè sẽ không sử dụng phương pháp anket để thu thập thông tin mà cần phải sử dụng phương pháp phân phát bảng hỏi trực tiếp và chọn mẫu ngẫu nhiên Lý do là không phải tất cả nông hộ trồng chè ở đây đều biết sử dụng và có các thiết bị điện tử thông minh để có thể điền bảng hỏi khảo sát Mặt khác, nếu để nông hộ tự điền bảng hỏi khảo sát thì đôi khi không thể tránh khỏi hiểu sai ý câu hỏi, do đó cần phải phân phát trực tiếp bảng hỏi để có thể hướng dẫn nông hộ và thu được câu trả lời có độ tin cậy và chính xác là cao nhất Việc thu thập thông tin bảng hỏi với các đối tượng là nông hộ sẽ diễn ra cụ thể các bước như sau:

+ Bước 1: Tập trung các nông hộ sản xuất chè tại nhà văn hóa của các bản Đây là vùng miền núi DTTS nên dân cư rất thưa thớt Việc đi đến từng hộ gia đình để thu thập thông tin sẽ mất rất nhiều thời gian Do vậy, trong khuôn khổ thời gian của chuyên đề, tập trung các nông hộ tại một địa điểm để tiết kiệm thời gian thu thập dữ liệu

+ Bước 2: Phân phát bảng hỏi trực tiếp cho nông hộ điền khảo sát hoặc phỏng vấn nông hộ dựa vào những câu hỏi có sẵn trong bảng hỏi khảo sát

(2) Mô hình kinh tế lượng: Trước tiên, sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định thang đo cho các nhân tố Tiếp đó, chạy mô hình hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Cụ thể như sau:

Sau khi thu thập được dữ liệu sơ cấp từ bảng hỏi khảo sát, các câu trả lời sẽ được mã hóa và đưa vào phần mềm nghiên cứu định lượng SPSS 20 để chạy kết quả Trước tiên, kiểm định Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm tra xem các biến quan sát trong thang đo của biến tổng có đáng tin cậy và tốt hay không, hay cần loại bỏ biến quan sát để tăng độ tin cậy trong thang đo Sau đó, phân tích nhân tố khám phá EFA để nhóm các biến quan sát còn lại sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha thành các nhóm biến quan sát có ý nghĩa hơn để đo lường các biến độc lập. Bước tiếp theo, sử dụng các biến độc lập với các biến quan sát có ý nghĩa hơn này để chạy mô hình hồi quy.

Khi chạy mô hình hồi quy, bước đầu tiên sẽ phân tích tương quan Pearson giữa các biến trong mô hình để có thể giữ lại những biến độc lập có mối liên hệ với biến phụ thuộc cho bước phân tích mô hình hồi quy Sau đó, tính hệ số R 2 để xem biến độc lập giải thích được bao nhiêu % sự thay đổi của biến phụ thuộc, từ đó có thể biết được những biến độc lập được xét đến trong mô hình hồi quy là đủ để đảm bảo độ tin cậy cho mô hình hay chưa Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi quy sẽ đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc để từ đó xem xét đâu là những yếu tố chính tác động mạnh đến khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven.

Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chéo nên sẽ cần kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến để có thể loại bỏ được những biến độc lập phụ thuộc vào biến độc lập khác trong mô hình Đồng thời, kết quả từ chạy mô hình được dùng để kiểm định hiện tượng tự tương quan và sự phù hợp của mô hình hồi quy Như vậy, việc kiểm định các khuyết tật sẽ giúp cho kết quả nghiên cứu chặt chẽ, chính xác và đáng tin cậy hơn

Thứ hai , phương pháp nghiên cứu định tính Để làm rõ hơn các nội dung trong bảng hỏi khảo sát cũng như góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven, từ danh sách các đối tượng điều tra khảo sát, chọn mẫu mục đích đối với 06 người để tiến hành cuộc phỏng vấn sâu Các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu là những cá nhân có hiểu biết nhất định đối với các khía cạnh, vấn đề mà đề tài nghiên cứu này muốn làm rõ Cụ thể như sau:

Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục chữ viết tắt và danh mục bảng/hình, chuyên đề được chia làm 3 chương như sau:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Thị trường và phát triển thị trường

Thị trường là một thuật ngữ xuất hiện nhiều trong các học thuyết kinh tế Sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ Thị trường là một yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sản xuất của con người khi quyết định “Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? và Sản xuất như thế nào?” Thật vậy, thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho hoạt động kinh doanh sản xuất hàng hóa và dịch vụ Trong nhiều thập kỷ vừa qua đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường.

Lipsey (1983) đưa ra một định nghĩa rất đơn giản về thị trường Thị trường là nơi mà ở đó người mua và người bán thương lượng và trao đổi hàng hóa với nhau. Như vậy theo quan điểm này thì sẽ có hai chủ thể tham gia vào thị trường gồm người mua và người bán Tuy nhiên, với khái niệm này, Lipsey chưa đề cập đến thời gian và địa điểm diễn ra giao dịch, trao đổi hàng hóa Phát triển dựa trên quan điểm của Lipsey, Gravelle và Rees (1992) cho rằng thị trường xuất hiện khi có hai hoặc nhiều cá nhân được chuẩn bị để tham gia vào một giao dịch trao đổi bất cứ khi nào và ở đâu Ở một khía cạnh khác, Marshall (trích dẫn trong Rosenbaum, 2000, tr.7) cho rằng thị trường phản ánh một nhóm người hoặc nhiều nhóm người, một vài trong số họ mong muốn có được những thứ nhất định và một số người có khả năng cung cấp những gì người khác muốn Trong một phạm vi nhỏ hơn ở lĩnh vực nông nghiệp,Keys và McConell (2005) nêu khái niệm thị trường là phương thức để bán sản phẩm của những người nông dân và đồng thời thị trường là nơi cung cấp cho họ những đầu vào như phân bón và thuốc trừ sâu để tăng cường sản xuất

Từ những quan điểm trên, quan điểm kinh tế học hiện đại đã đưa ra một khái niệm đầy đủ và chung nhất về thị trường: “Thị trường là nơi có quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào” (Nguyễn Tiến Hùng, 2009) Trên thị trường, người mua và người bán sẽ thông qua các tín hiệu cung- cầu thị trường để xác định giá và lượng hàng hóa trong các cuộc giao dịch, trao đổi

Tuy nhiên, theo góc độ Markerting, thị trường sẽ chỉ tập trung vào người mua vì họ chính là mục tiêu cuối cùng của hoạt động Marketing (Lê Văn Gia Nhỏ,

2012) Philip Kotler & Gary Armstrong (2018) định nghĩa “Thị trường là những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nào đó.”

Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về thị trường, tuy nhiên nghiên cứu này sẽ sử dụng khái niệm thị trường theo quan điểm marketing Vì khách hàng là mục tiêu cuối cùng của các hoạt động kinh doanh sản xuất, mọi sản phẩm đều hướng tới phục vụ khách hàng.

Là một sản phẩm nông nghiệp, do đó thị trường tiêu thụ chè cũng mang tính chất thời vụ Với đặc điểm này, những nông hộ trồng chè hay hợp tác xã và chính quyền địa phương sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ phía điều kiện tự nhiên và thị trường (Nguyễn Thị Phương Hảo, 2014) Bên cạnh đó, thị trường nông sản nói chung và thị trường chè nói riêng thường xuyên biến động và luôn gặp phải tình trạng “được mùa mất giá”

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng và hướng tới những sản phẩm có giá trị và có chất lượng cao hơn Để đáp ứng, phục vụ tốt những yêu cầu, mong muốn, thị hiếu của người tiêu dùng thì việc sản xuất không chỉ dừng lại ở việc sản xuất các sản phẩm chè thô mà cần phải phong phú và đa dạng các sản phẩm được làm từ chè có giá trị cao Thật vậy,chúng ta có thể thấy ngày nay trên thị trường không chỉ có mỗi chè khô mà có đa dạng các sản phẩm khác được chế biến từ chè như Matcha, nước trà xanh 0 o , nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Như vậy, có thể nói những người sản xuất, cung ứng sản phẩm chè đang ngày càng có những thay đổi tích cực về sản phẩm để đáp ứng thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất

1.1.2 Khái niệm, bản chất và nội dung phát triển thị trường

1.1.2.1 Khái niệm và bản chất phát triển thị trường

Thị trường là xương sống của mỗi hoạt động kinh doanh sản xuất Tuy nhiên, để có thể tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp nếu chỉ dựa vào thị trường hiện có là chưa đủ mà cần phải hướng tới cả những thị trường mới. Theo Samuelson (2011), “phát triển thị trường có thể hiểu là việc cố gắng tiềm kiếm những khách hàng tiềm năng cho các sản phẩm hiện tại của mình” Theo ông, khách hàng tiềm năng là những người mà chưa tiêu dùng sản phẩm của bên công ty mình hay đã và đang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Tương tự như quan điểm của Samuelson (2011), Philip Kotler và Gary Armstrong (2018, tr.71) định nghĩa

“phát triển thị trường là việc nhận dạng và phát triển những thị trường mới cho các sản phẩm hiện tại”

Như vậy, phát triển thị trường chính là việc doanh nghiệp tận dụng và phát huy mọi lợi thế, tiềm năng và sự nỗ lực của mình nhằm tăng doanh số bán hàng, số lượng khách hàng, mở rộng thị phần, ở thị trường hiện tại và những thị trường tiềm năng Nói cách khác, phát triển thị trường bao gồm việc khai thác, phát huy tốt thị trường hiện có; mở rộng thị trường mới với những sản phẩm hiện có; cải tiến và nghiên cứu những sản phẩm có chức năng tốt hơn, chất lượng cao hơn để đáp ứng yêu cầu, mong muốn của người tiêu dùng cả thị trường hiện tại và thị trường mới.

Bản chất của phát triển thị trường là tối đa số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất, tăng lợi nhuận, và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

1.1.2.2 Nội dung phát triển thị trường

Phát triển thị trường gồm ba nội dung: phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm và mở rộng theo phạm vi địa lý.

Thứ nhất, phát triển khách hàng: Phát triển khách hàng bao gồm phát triển về mặt số lượng và chất lượng Cụ thể, phát triển khách hàng về mặt số lượng là mở rộng số lượng khách hàng hiện có bằng cách tìm kiếm những khách hàng ở thị trường mới Còn phát triển khách hàng về mặt chất lượng nghĩa là tìm cách khiến cho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp mình nhiều lần hay mỗi lần mua với số lượng lớn

Thứ hai, phát triển sản phẩm: Là việc doanh nghiệp phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm đưa vào thị trường nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để phát triển sản phẩm, doanh nghiệp có thể dựa trên những sản phẩm hiện tại của mình đem cải tiến thành những sản phẩm có giá trị sử dụng cao hơn, chất lượng tốt hơn, hay thậm chí là cải tiến hình thức bao bì, kích thước, kiểu dánh, mẫu mã, cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Ngoài ra, phát triển sản phẩm còn có thể là tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới

Thứ ba, mở rộng theo phạm vi địa lý: Nghĩa là thị trường sản phẩm sẽ được mở rộng theo không gian, kết nối với những thị trường mới, phát triển hệ thống chuỗi các cửa hàng hay mở rộng hệ thống phân phối theo phạm vi địa lý

1.1.3 Vai trò của phát triển thị trường

Thị trường luôn đóng một vai trò quan trọng và giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế thị trường vì nó không chỉ là mục tiêu mà còn là môi trường cho các hoạt động kinh doanh sản xuất Bên cạnh đó, thị trường nắm hoàn toàn quyết định một doanh nghiệp có thể tồn tại nếu những sản phẩm của doanh nghiệp đó được thị trường công nhận, ngược lại doanh nghiệp đó sẽ bị loại bỏ, đào thải khỏi thị trường.

Tiếp cận thị trường

1.2.1 Khái niệm, vai trò của tiếp cận thị trường

1.2.1.1 Khái niệm tiếp cận thị trường

Theo Nutilus Consultants (1987) (Trích dẫn trong Nguyễn Tiến Hùng, 2009, tr.5), tiếp cận thị trường được định nghĩa là một chuỗi các hoạt động thương mại mà người sản xuất đem hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng

Một khái niệm khác cho rằng tiếp cận thị trường là việc xác định nhu cầu, mong muốn của khách hàng và sau đó cung cấp cho họ thứ đó nhưng vẫn đảm bảo phải có lãi (FAO, 1989, trích dẫn trong Nguyễn Tiến Hùng, 2009, tr.5) Tương tự như quan điểm này, Robert W Bly (2006) và Lưu Thanh Đức Hải (2007) cho rằng tiếp cận thị trường là tìm hiểu thị trường đầu ra sản phẩm để nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Tiếp cận thị trường nhằm mục đích xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất phù hợp để đáp ứng yêu cầu, mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất

Trong “Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của hộ trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Nguyễn Tiến Hùng (2009) cho rằng, tiếp cận thị trường bao gồm cả tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra Với cách tiếp cận này, tác giả đã đưa ra khải niệm tiếp cận thị trường là một loạt các hoạt động bao gồm:

+ Tìm hiểu thị trường để xác định mong muốn của người tiêu dùng

+ Phát triển ý tưởng sản phẩm

+ Sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào

+ Xác định các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

+ Lên ý tưởng thiết kế bao bì sản phẩm và các hình thức phân phối

+ Quyết định và đảm bảo nguồn cung ứng sản phẩm

+ Xác định giá cả thị trường

+ Bán sản phẩm trên thị trường tiêu thụ

Với những quan điểm trên thì tiếp cận thị trường là một nội dung khá rộng. Hơn nữa, với các quan điểm của Nutilus Consultants, Nguyễn Tiến Hùng, Robert

W Bly, Lưu Thanh Đức Hải và FAO thì tiếp cận thị trường ở đây là hoạt động của người sản xuất trực tiếp hàng hóa, dịch vụ Với nghiên cứu này, tiếp cận thị trường không chỉ là công việc của những người trực tiếp tham gia sản xuất mà còn bao gồm cả những người không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng lại có vai trò lớn trong tìm kiếm đầu ra cho thị trường sản phẩm như HTX và chính quyền địa phương Ngoài ra, hướng tiếp cận của nghiên cứu này là thị trường đầu ra Do đó, từ những quan điểm trên, có thể khái quát rằng: Tiếp cận thị trường là một quy trình gồm các bước của nhà cung ứng từ xác định thị trường đến đem sản phẩm của mình bán trên thị trường.

1.2.1.2 Vai trò của tiếp cận thị trường Đối với nhiều địa phương không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, phát triển nông nghiệp đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương Nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giúp đời sống của bà con nông dân được cải thiện

Tuy nhiên, đặc điểm sản xuất nông nghiệp của các địa phương ở Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ (quy mô hộ gia đình) Đồng thời, các mối liên kết giữa nông hộ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng còn yếu Do vậy, người dân thường xuyên bị thương lái ép giá do không nắm bắt được thông tin về giá cả và thị trường đầu ra sản phẩm Mặt khác, nông sản chịu tác động lớn của điều kiện tự nhiên và thị trường nông sản thường xuyên biến đổi, không ổn định.

Bên cạnh đó, người dân còn lúng túng trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước Đó là các biểu hiện của việc tiếp cận thị trường kém Theo Đào Thế Anh (trích dẫn trong La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, 2015, tr.25), động cơ sản xuất sẽ biến mất nếu như chúng ta không có khả năng tiếp cận thị trường Như vậy, tiếp cận thị trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả địa phương và nông hộ, cụ thể như sau: a) Đối với nông hộ

Việc tiếp cận thị trường tốt sẽ giúp nông dân có thể chủ động hơn trong quá trình sản xuất và chủ động về giá cả Cụ thể, họ sẽ xác định được nhu cầu sử dụng sản phẩm của mình trên thị trường mới và thị trường hiện tại để có kế hoạch sản xuất phù hợp về số lượng sản phẩm, hay phát triển những sản phẩm ở khâu có giá trị cao hơn Đồng thời, khi có đầy đủ thông tin về thị trường, nông dân sẽ hạn chế việc bị tư thương ép giá Từ đó, thu nhập của người dân được cải thiện.

Ngoài ra, tiếp cận thị trường sẽ tạo động lực cho người dân tham gia vào quá trình sản xuất và thường xuyên cải tiến sản phẩm của mình để phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. b) Đối với HTX

Xuất phát từ mục tiêu của HTX là hỗ trợ và giúp đỡ các thành viên để góp phần nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn, cải thiện đời sống của họ, tiếp cận thị trường có vai trò đảm bảo thị trường đầu ra, giá cả ổn định cho các thành viên trong HTX c) Đối với địa phương

Tiếp cận thị trường tốt sẽ tạo động lực cho quá trình sản xuất, tạo công ăn việc làm, giúp nâng cao thu nhập, và nâng cao trình độ hiểu biết cho người dân. Nhận thức của cộng đồng được nâng cao sẽ giúp dễ dàng thực hiện được định hướng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Tiếp cận thị trường cũng giúp xóa đói giảm nghèo và hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào thị trường tiêu thụ, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như nông hộ Như vậy, tiếp cận thị trường góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Mặt khác, tiếp cận thị trường sẽ tạo điều kiện phát huy lợi thế của địa phương và các tác nhân tham gia vào thị trường tiêu thụ, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, số lượng hợp lý để đáp ứng nhu cầu của thị trường Một địa phương có khả năng tiếp cận thị trường tốt khi nó xác định được thị trường đầu ra, kết nối với các thị trường mới, mở rộng thị trường thông qua các hình thức quảng bá, truyền thông Đồng thời, đưa ra những hỗ trợ kịp thời giúp bà con có thể ổn định giá cả hay kiểm soát giá cả trong trường hợp thị trường nông sản biến động Khi khả năng tiếp cận thị trường của địa phương tốt, nhiều người tiêu dùng sẽ biết đến thương hiệu sản phẩm địa phương, từ đó hình ảnh và vị thế của địa phương được nâng cao. Với những địa phương có tiềm năng phát triển về du lịch, tiếp cận thị trường đóng vai trò cầu nối, là hoạt động trung gian gắn kết khách du lịch với địa phương

1.2.2 Đo lường tiếp cận thị trường

Trong nhiều thập kỷ vừa qua, nhiều nghiên cứu đã đưa ra các cách khác nhau để đo lường mức độ tiếp cận thị trường đầu ra Hầu hết các nghiên cứu sử dụng biến giả để đo lường mức độ tiếp cận thị trường, trong đó 0 biểu hiện cho mức độ tiếp cận thị trường kém hoặc không có khả năng tiếp cận thị trường đầu ra và ngược lại (La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, 2015; Ahmed và cộng sự, 2016) Tuy nhiên, nếu chỉ có hai mức độ 0 hoặc 1 thì chưa thể phản ánh đầy đủ và chính xác khả năng tiếp cận thị trường vì mức độ tiếp cận của mỗi người là khác nhau Có người tiếp cận thị trường kém, người thì tiếp cận thị trường tốt, nhưng cũng có những người có khả năng tiếp cận thị trường rất tốt Để khắc phục được những nhược điểm trên, một vài tác giả khác như Mwangi và cộng sự (2015), Kassa và cộng sự (2017) đã sử dụng chỉ số HCI (chỉ số thương mại hóa) để đo lường mức độ tiếp cận thị trường tiêu thụ

HCI=Tổng sảnlượng đã bán trên thị trường

Tổng sản lượng sản xuất ra

HCI sẽ nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó, giá trị HCI càng gần với 1 thì mức độ tiếp cận thị trường càng lớn và càng gần 0 thì mức độ tiếp cận thị trường càng nhỏ, khả năng tiếp cận thị trường càng kém

Mặc dù chỉ số này đã hạn chế được khoảng trống trong nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Na (2015) hay Ahmed và cộng sự (2016), nhưng sử dụng HCI là không phù hợp trong nghiên cứu này Vì Mwangi và cộng sự (2015) và Kassa và cộng sự (2017) nghiên cứu về khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ Trong nghiên cứu này thì xem xét cả tiếp cận thị trường của HTX và chính quyền địa phương, như vậy, tổng sản lượng bán hay sản xuất của các thành viên trong HTX được tính vào HTX, như vậy sẽ không tránh khỏi sự trùng lặp.

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CHÈ

Giới thiệu chung về huyện Yên Thế, Bắc Giang

Huyện Yên Thế là một khu vực miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là 30643,67 ha Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Nam giáp hai huyện Tân Yên và Lạng Sơn Toàn huyện Yên Thế bao gồm 19 đơn vị thị trấn, xã, và Phồn Xương là trung tâm văn hóa-chính trị-xã hội của huyện Thị trấn Phồn Xương nằm cách TP Bắc Giang 27 km dọc theo quốc lộ 17b đi về hướng Tây Bắc Giao thông ở huyện có các tuyến đường bộ được phân bố khá hợp lý, trong đó có nhiều tuyến đường hiện nay đã được nâng cấp và cải tạo Bên cạnh các tuyến đường giao thông đường bộ, nơi đây cũng khá thuận lợi với hệ thống đường thủy nằm ở sông Thương và hạ lưu sông Sỏi Ngoài ra, huyện Yên Thế còn có vị trí gần với các khu công nghiệp lớn của Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bắc Giang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế-văn hóa- chính trị giữa huyện và các thành phố lớn.

Hình 2.1: Vị trí huyện Yên Thế trong tỉnh Bắc Giang

Nguồn: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

2.1.2 Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội

2.1.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Yên Thế giai đoạn 2011-

2020 đạt 5,78% (theo giá so sánh năm 2010) Đặc biệt, năm 2020 vừa qua, trong bối cảnh đại dịch COVID 19 thì kinh tế Yên Thế vẫn tăng trưởng dương và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ước đạt 8,52%, tăng 0,15% so với năm 2019; trong đó, nông- lâm nghiệp- thủy sản tăng 3,2%, công nghiệp-TTCN-XD tăng 12,1%, thương mại-dịch vụ tăng 14,3% Cơ cấu kinh tế ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 43,5%, công nghiệp-TTCN-XD chiếm tỷ trọng gần 25,9% và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 30,6% Yên Thế là một huyện thuần nông, huyện đã xác định phát triển nông nghiệp là mục tiêu trọng tâm phát triển kinh tế xã hội, do đó, ngành nông-lâm- thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế.

Như vậy, mặc dù là huyện nghèo của ở khu vực miền núi và còn gặp nhiều khó khăn như giao thông đi lại còn khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào DTTS, khó khăn trong tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Yên Thế năm 2020 khá cao và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung bình chung của cả nước năm 2020 (2,91%)

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Huyện Yên Thế nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 27km, tiếp giáp các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn Yên Thế có mạng lưới giao thông khá thuận tiện cho việc thông thương phát triển kinh tế xã hội, có 04 tuyến đường chính: Quốc lộ 17 nối thị trấn Phồn Xương với thị trấn Cao Thượng huyện Tân Yên và với Thành Phố Bắc Giang, nối thị trấn Phồn Xương với thị trấn Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (đoạn chạy qua huyện Yên Thế dài 20 km), Đường tỉnh 292 nối từ thị trấn Kép huyện Lạng Giang với thị trấn Phồn Xương (dài 19Km), Đường tỉnh 242 nối thị trấn Bố Hạ với huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (dài 6 km), Đường tỉnh 294 Tân Sỏi - Nhã Nam - Cầu Ca huyện Phú Bình tỉnh Thái nguyên (đoạn qua huyện Yên Thế dài 2,5 km), đường tỉnh Mỏ Trạng - Thiện Kỵ (Lạng Sơn) nối Trung tâm cụm xã Mỏ Trạng với huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn sau đó kết nối với QL 1 đi LạngSơn và đặc biệt hiện nay huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch nhiều tuyến đường đối nội, đối ngoại để đầu tư xây phục vụ nhu cầu đi lại cũng như phát triển kinh tế-xã hội của huyện Đây là điều kiện thuận lợi để Yên Thế có thể phát triển nếu phát huy được những lợi thế về mặt địa lý.

Mặc dù các tuyến đường liên vùng, liên huyện, liên tỉnh của Yên Thế gặp nhiều thuận lợi, nhưng xét về hệ thống giao thông trong huyện thì có thể nói hệ thống giao thông đô thị, nông thôn chưa hoàn thiện Mạng lưới đường đối ngoại đồng thời là đường chính qua địa bàn huyện hội tụ về trung tâm huyện mắt cắt các tuyến đường nhỏ, chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển đặc biệt là phát triển công nghiệp và sản xuất hàng hóa; chất lượng mặt đường chưa tốt, đường huyện còn nhiều đoạn tuyến chưa được cứng hóa, nhiều đoạn, tuyến được cứng hóa nay đã xuống cấp; tính liên kết, đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng giao thông với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác của huyện và toàn tỉnh chưa được đồng bộ.

2.1.2.3 Dân số, lao động và việc làm

Toàn huyện có dân số trên 10 vạn người, 14 thành phần dân tộc, trong đó có

6 thành phần DTTS chủ yếu với dân số là 34.364 người, chiếm 33,5% dân số toàn huyện, trong đó: Dân tộc Nùng chiếm tỷ lệ 68,03%; dân tộc Tày 19,03%; dân tộc Cao Lan (Sán Chay) 6,98%; dân tộc Dao 2,54%; dân tộc Sán Chí, Khowmer, H’Mông, Ba na chiếm 0,74% Các DTTS cư trú ở tất cả 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong đó các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng như xã: Hồng Kỳ 73,6%, Đồng Vương 61,2%, Canh Nậu 53,6%, Tiến Thắng 52,24%, Đồng Tiến 52,05% Mỗi dân tộc có một bản sắc, tập tục, sắc thái văn hóa truyền thống riêng nhưng cư trú đan xen giữa đồng bảo dân tộc Kinh với đồng bào các DTTS tạo thành một cộng đồng đoàn kết, thống nhất.

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội của huyện giai đoạn 2010-

2020, tổng số lao động toàn huyện năm 2019 là 85.615 người, tăng 4.865 lao động so với năm 2015 Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 là 60,2%, tăng 2,8 điểm % so với năm 2019 Ngoài ra, năm 2020 huyện đã giải quyết việc làm cho 28.386 lao động, bằng 100,63% so với năm 2019.

Trên thực tế, cơ cấu lao động có chuyên môn kĩ thuật hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cẩu của thị trường lao động, làm cho nhiều lao động có tay nghề, chuyên môn làm việc không đúng trình độ hoặc làm các công việc đơn giản hay thâm chí là nhiều người thất nghiệp trong thời gian qua Năm 2020, số lao động từ

15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 40,13%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,01%; khu vực dịch vụ chiếm 26,86% Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực thành thị chiếm 31,9%; khu vực nông thôn chiếm 68,1% Năm 2020, toàn huyện có 2135 người có việc làm Tỷ lệ thất nghiệp toàn huyện năm 2020 là 2,24%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,78% Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2020 là trên 7% và tỷ lệ thiếu việc làm xấp xỉ 2%

- Y tế: Hệ thống y tế trên địa bàn từng bước được nâng cao về chất lượng, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh; đội ngũ bác sĩ được duy trì ổn định, tỷ lệ đạt 10 bác sĩ/vạn dân Việc khám, chữa bệnh cho tất cả người nghèo, trẻ em và các đối tượng chính sách được quan tâm Thực hiện tốt việc mở tổ chức mạng lưới giám sát dịch bệnh từ co sở và chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 14,5% năm 2015 xuống 12% năm 2020 Tích cực kiểm tra hành nghề y dược tư nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường Mặc dù hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe của Yên Thế trong những năm vừa qua đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên trang thiết bị y tế còn nghèo nàn Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đã được cải thiện nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

- Giáo dục: Hiện nay Yên Thế đang tập trung đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối mạnh, toàn huyện có trên 90% trường đạt chuẩn quốc gia.

Hệ thống trường THPT được bố trí đều, trong đó các trường THPT Yên Thế (công lập) nằm ở thị trấn Phồn Xương là trung tâm của huyện; THPT Bố Hạ (công lập) nằm ở thị trấn Bố Hạ; THPT Mỏ Trạng ở xã Tam Tiến; Trung tâm huyện có trường Trung cấp nghề miền núi.

Tất cả 19 xã, thị trấn của Yên Thế có 60 trường, trong đó có 21 trường mầm non, 19 trường tiểu học, 18 trường THCS, 2 trường liên cấp tiểu học và THCS Quy mô trường như trên thì có quy mô lớp học là 785 lớp với khoảng 21.534 học sinh.

2.1.2.5 Giảm nghèo Để phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, huyện Yên Thế rất chú trọng quan tâm đến vấn đề giảm nghèo Yên Thế trong những năm qua đã nỗ lực tích cực thực hiện các chính sách giảm nghèo một cách đồng bộ, vận động giúp người nghèo vươn lên hoàn cảnh khó khăn nhằm mục tiêu “không ai bị bỏ lại ở phía sau” Giai đoạn 2010-2015, toàn huyện có 5201 số hộ nghèo và 6305 số hộ cận nghèo Tuy nhiên, đến giai đoạn 2016-2020, số hộ nghèo và cận nghèo đã giảm lần lượt là xấp xỉ 75,2% và 883,01% so với giai đoạn 5 năm trước đó (2010-2015), tương ứng giảm 3911 hộ nghèo và giảm 5324 hộ cận nghèo

Mặc dù huyện đã có nhiều thành công trong xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn tập trung nhiều ở các đồng bào DTTS Đời sống của các DTTS như Nùng, Cao Lan, H’mông, Tày, còn gặp nhiều khó khăn Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2020 là trên 4%

Tổng quan về sản phẩm chè xanh bản Ven

2.2.1 Giới thiệu về chè xanh bản Ven

Chè xanh bản Ven là một sản phẩm chứa đựng một giá trị tinh hoa văn hóa cộng đồng, mang đặc trưng của dân tộc Cao Lan Chè có đặc điểm lá to, búp xanh tươi hơn những loại chè khác ở miền núi trung du như chè Shan Tuyết suối Giàng, chè mạn Hà Giang hay chè Thái Nguyên Chè được trồng theo quy trình Vietgap đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được thu hái theo tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá Khi pha chè, nước có màu xanh non của cốm, hương vị thơm ngon, khi uống ban đầu có vị hơi chát nhưng sau đó có vị ngọt thanh còn đọng lại khá lâu sau khi uống Đặc biệt, chè xanh bản Ven có một đặc điểm riêng biệt so với những chè ở vùng khác là có thể để qua đêm mà không bị hỏng hay đổi màu, hương thơm cũng không bị biến đổi Theo người dân nơi đây, chè bản Ven uống ngon nhất khi được đựng trong ống bương, đây cũng là một nét đặc trưng văn hóa của người dân tộc Cao Lan

Trong những năm vừa qua, chè xanh bản Ven đã liên tục được công nhận, vinh danh là một sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Yên Thế nói riêng và huyện Bắc Giang nói chung Năm 2014 là một dấu mốc quan trọng đối với chè xanh bản Ven khi được Cục sở hữu trí tuệ- Bộ KH&CN cấp chứng nhận nhãn hiệu Nhờ đó, “Chè xanh bản Ven” có bước khởi đầu khá thuận lợi, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng và tạo cơ hội khẳng định vị thế, chỗ đứng của mình trên thị trường Năm

2017, sản phẩm chè xanh bản Ven đã được bộ trưởng Bộ công thương công nhận là sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia Đến năm 2019, chè xanh bản Ven tiếp tục được công nhận là sản phẩm OCOP xếp hạng 4 sao Không chỉ dừng lại ở đó, chè xanh bản Ven với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền địa phương, các nhà khoa học, hợp tác xã và các nông hộ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với các giá trị văn hóa-du lịch địa phương Do đó, năm 2020 vừa qua, sản phẩm chè xanh bản Ven đã được Tổng hội NN & PTNN Việt Nam công nhận, tặng chứng nhận và trao tặng huân chương vinh danh sản phẩm đạt danh hiệu Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam Như vậy, mặc dù là một sản phẩm nông nghiệp còn non trẻ hơn so với nhiều thương hiệu chè khác đã tồn tại lâu đời trên thị trường như chè Thái Nguyên, chè Shan Tuyết, chè Lâm Đồng, nhưng chè xanh bản Ven đã và đang có những thuận lợi khá suôn sẻ và trong tương lai, đây sẽ là một sản phẩm đầy tiềm năng phát triển trong thị trường chè xanh

Hình 2.2: Các giấy chứng nhận và huân chương cao quý của sản phẩm chè xanh bản Ven

Nguồn: Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Yên Thế

Hiện nay trên thị trường có hai dòng sản phẩm chính của chè xanh bản Ven là chè khô và matcha, trong đó chủ yếu là chè khô, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng chè tiêu thụ.

Chè khô là sản phẩm chính của chè xanh bản Ven Dòng sản phẩm chè khô được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào mẫu mã sản phẩm và bao bì sản phẩm mà có giá cả khác nhau:

Loại cao cấp được đóng gói hộp VIP, trọng lượng 400g, giá 450 nghìn/hộp, tương đương với 1,125 triệu/kg Đây là dòng sản phẩm cao cấp nhất

Loại đặc biệt được đóng gói hộp VIP, trọng lượng 200g, giá 150 nghìn/hộp, tương đương với 750 nghìn/kg.

Loại 1 được đóng túi hút chân không, có giá 500 nghìn/kg.

Loại 2 được đóng túi hút chân không, có giá 300 nghìn/kg.

Matcha mặc dù không phải là sản phẩm chính trong các sản phẩm chè xanh bản Ven Tuy nhiên, đây là một sản phẩm mà người tiêu dùng rất ưa chuộng, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ vì nó ngon, dễ uống và có thể sử dụng để chế biến các món ăn khác như bánh ngọt.

2.2.3 Các kênh tiêu thụ chè

Hiện nay, chè xanh bản Ven được tiêu thụ qua một số kênh như sau:

(1) Kênh thứ nhất: Hộ trồng chè - người tiêu dùng Sản lượng chè tiêu thụ qua kênh này thấp nhất, chiếm 4% trong tổng sản lượng chè của huyện Người tiêu dùng tham gia kênh này chủ yếu là người địa phương và khách tham quan mua về làm quà

(2) Kênh tiêu thụ thứ hai: Hộ trồng chè - người bán lẻ trong huyện - người tiêu dùng Sản lượng chè bán qua kênh thứ hai cũng rất thấp, chiếm gần 6,1% tổng sản lượng chè xanh của huyện

(3) Kênh tiêu thụ thứ ba: Hộ trồng chè- người thu gom trong huyện- người bán lẻ ngoài huyện- người tiêu dùng Mặc dù lượng chè tiêu thụ qua kênh thứ ba tương đối thấp (khoảng 19,8%), nhưng nó lại gấp 3,25 lần lượng chè tiêu thụ qua kênh 2 và gấp gần 5 lần sản lượng tiêu thụ qua kênh 1 Người lái buôn trong huyện hay còn gọi là thương lái thu mua chè của các hộ tại địa phương, hay HTX chè

(4) Kênh tiêu thụ thứ tư: Hộ trồng chè- người thu gom- người bán buôn trong huyện/người bán buôn ngoài huyện- người tiêu dùng Đây là kênh tiêu thụ chính của những người trồng chè, chiếm khoảng 70,1% tổng sản lượng chè xanh của huyện, gấp 3,54 lần so với kênh tiêu thụ thứ ba

Hình 2.3: Kênh tiêu thụ chè tại huyện Yên Thế

Nguồn: UBND huyện Yên Thế (2020)

Kênh phân phối chè xanh bản Ven chính của huyện Yên Thế thông qua thương lái và các hội chợ triển lãm mặt hàng nông sản của địa phương Chè được thương lái thu mua chủ yếu là dạng thô Còn sản phẩm chè được bày bán ở các hội chợ triển lãm hầu hết được đóng gói Một số khác thì phân phối trực tiếp cho các đại lý và người tiêu dùng cuối cùng, nhưng số lượng còn khá ít

Bảng 2.1: Các chủ thể tham gia khâu tiêu thụ chè Đối tượng Chức năng

Hộ trồng chè Sản xuất chè búp kiêm chế biến thành chè

Người thu gom Những người thu gom sản phẩm tử các hộ rồi cung cấp cho người thu mua khác Người bán buôn địa phương

Những người trong địa phương thu mua sản phẩm từ người thu gom và bán cho người bán lẻ

Người bán buôn ngoài địa phương

Những người ngoài địa phương thu mua sản phẩm từ người thu gom và bán cho người bán lẻ

Người bán lẻ ngoài huyện

Người bán buôn ngoài huyện Người bán lẻ trong huyện trong huyện

Người bán buôn trong huyện

Người bán lẻ Bán sản phẩm cho người tiêu dùng

Người tiêu dùng Trong và ngoài tỉnh

Nguồn: UBND huyện Yên Thế (2020)

Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thế (2020), phần lớn chè được bán cho thương lái và bán trực tiếp tại hội chợ Ngoài kênh tiêu thụ đó ra thì chè còn được bán cho HTX chè và cũng có những nông hộ bán trực tiếp cho doanh nghiệp và đại lý, tuy nhiên lượng chè tiêu thụ qua các kênh này là tương đối ít Bên cạnh đó, có một số lượng rất ít chè được tiêu thụ qua kênh nông hộ và người tiêu dùng trực tiếp.

Phân tích kết quả khả năng tiếp cận thị trường

2.3.1.1 Thống kê mô tả tần suất các biến độc lập

Từ kết quả thống kê ở bảng 2.2, chúng ta có thể thấy số lượng nam và nữ tham gia điền khảo sát bảng hỏi là tương đối đồng đều Cụ thể, trong tổng số 110 người tham gia khảo sát có tới 60 người là nam, chiếm 54,55% tổng số và 50 người còn lại là nữ, tương ứng 45,45% Tương tự như vậy, tỷ lệ chênh lệch giữa nhóm người được tiếp cận với dịch vụ khuyến nông và nhóm người không được tiếp cận với dịch vụ khuyên nông là không đáng kể, lần lượt tương ứng 53,64% và 46,36% trong tổng số.

Ngược lại, với biến trình độ học vấn, dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt lớn giữa nhóm có trình độ học vấn từ THPT trở xuống và nhóm có trình độ từ đại học trở lên Hầu hết, những người tham gia khảo sát có trình độ từ THPT trở xuống, chiếm khoảng 89,99%, gấp 9 lần số lượng người có trình độ từ đại học trở lên. Trong đó, số lượng người có trình độ học vấn tiểu học hoặc dưới tiểu học bằng với số lượng người có trình độ THCS (30 người), tương ứng xấp xỉ 27,27% và 39 người có trình độ THPT, chiếm khoảng 35,45% Tuy nhiên, chỉ có 8,18% số người có trình độ đại học, gấp 4,5 lần số người có trình độ sau đại học.

Tương tự, hầu hết những người tham gia khảo sát là nông hộ, chiếm gần88,19%, tương ứng với 97 người và gấp gần 16,2 lần số lượng cán bộ huyện tham gia khảo sát (5,45%) và gấp khoảng 13,86 lần số lượng cán bộ HTX (6,36%).Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch rất lớn này là do số lượng cán bộ ở các phòng ban và HTX là rất ít trong khi lại có khá nhiều hộ tham gia vào sản xuất chè bảnVen và số lượng cụ thể đã được giải thích ở phần xác định cỡ mẫu nghiên cứu trong mục phương pháp nghiên cứu định lượng Ngoài ra, tất cả các đối tượng tham gia khảo sát đều có ít nhất từ 1 thiết bị trong số 3 thiết bị (đài, TV/vô tuyến, điện thoại thông minh) Trong đó, hầu hết mọi người sở hữu 2 thiết bị (53 người), chiếm xấp xỉ 48,18%, gấp khoảng 3,31 lần số người sở hữu cả 3 thiết bị và gấp 1,29 lần số người sở hữu chỉ 1 thiết bị duy nhất.

Bên cạnh đó, kết quả còn chỉ ra rằng khoảng cách từ nhà đến thị trường đầu ra sản phẩm chè xanh bản Ven của các đối tượng tham gia khảo sát là tương đối gần, chủ yếu là dưới 50 km, chiếm khoảng 84,55% tổng số Như vậy, con số này phản ánh hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm, kết nối và mở rộng thị trường của hầu hết các đối tượng khảo sát chỉ ở những vùng lân cận với địa bàn sản xuất chè bản Ven 15,45 % còn lại đã quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường ở những nơi có khoảng cách xa hơn (từ 50 km trở lên).

Bảng 2.2: Thống kê mô tả tần suất các biến độc lập

Tên biến Tên các quan sát Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) tích lũy

Nghề nghiệp Cán bộ huyện 6 5,45 5,45

Không sở hữu thiết bị nào 0 0 100

Từ 5 km đến dưới 20 km 16 14,55 40,91

Từ 20 km đến dưới 35 km 33 30 70,91

Từ 35 km đến dưới 50 km 15 13,64 84,55

Nguồn: Dữ liệu điều tra khảo sát, 2021

2.3.1.2 Thống kê mô tả mối liên hệ giữa các biến độc lập

Bảng 2.3a bên dưới trình bày kết quả thống kê mô tả về liên hệ giữa biến nghề nghiệp và các biến khác như giới tính, trình độ học vấn và tiếp cận dịch vụ khuyến nông Kết quả cho thấy rằng, bất kể là nghề nào (cán bộ huyện, cán bộ HTX hay làm nông) thì số lượng nam tham gia điền khảo sát là nhiều hơn nữ Tuy nhiên, tất cả cán bộ huyện có trình độ học vấn từ đại học trở lên, trong đó có 2 người có trình độ sau đại học Bên cạnh đó, cán bộ HTX có trình độ học vấn từ THPT trở lên và không ai có trình độ sau đại học, trong khi đó hầu hết người dân có trình độ từ THPT trở xuống, chỉ có 1 người duy nhất có trình độ đại học

Với tiếp cận dịch vụ khuyến nông, 100% cán bộ huyện và cán bộ HTX tham gia khảo sát đều được tiếp cận với dịch vụ khuyến nông Ngược lại, nhiều người dân lại chưa được tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông với tỷ lệ 52,58% tổng số người dân trồng chè điền khảo sát

Bảng 2.3a: Thống kê mô tả liên hệ giữa nghề nghiệp và các biến khác

Tên biến Biến quan sát Nghề nghiệp

Cán bộ huyện Cán bộ HTX Làm nông

Tiếp cận dịch vụ khuyến nông

Nguồn: Dữ liệu điều tra khảo sát, 2021 Ở bảng 2.3b cho thấy tỷ lệ nam tiếp cận dịch vụ khuyến nông nhiều hơn nữ. Trong khi tỷ lệ nam được tiếp cận với dịch vụ khuyến nông chiếm 60% tổng số nam thì nữ tiếp cận dịch vụ khuyến nông chỉ chiếm 46% tổng số nữ Như vậy, nữ vẫn còn bị hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ khuyến nông

Bên cạnh đó, kết quả còn chỉ ra rằng 100% những người có trình độ từ đại học trở lên được tiếp cận dịch vụ khuyến nông Ngược lại, tất cả những người có trình độ từ Tiểu học trở xuống lại không tiếp cận dịch vụ khuyến nông Thật vậy, kết quả này phản ánh những người có trình độ học vấn càng cao thì càng dễ dàng tiếp cận dịch vụ khuyến nông.

Mặt khác, những người tiếp cận với dịch vụ khuyến nông phần lớn tiêu thụ ở những thị trường có bán kính từ 20 đến 35 km, ở mức trung bình Trong khi đa số những người không được tiếp cận với dịch vụ khuyến nông thì bán ở những thị trường gần nhà, dưới 5km

Bảng 2.3b: Thống kê mô tả liên hệ giữa DV khuyến nông và các biến khác

Tên biến Biến quan sát

Tiếp cận dịch vụ khuyến nông

THPT 35 4 Đại học hoặc sau đại học 11 0

Từ 5 km đến dưới 20 km 0 5

Từ 20 km đến dưới 35 km 30 3

Từ 35 km đến dưới 50 km 13 2

Nguồn: Dữ liệu điều tra khảo sát, 2021

2.3.1.3 Thống kê mô tả các biến sử dụng thang đo Likert

Kết quả bảng 2.4 trình bày cỡ mẫu nghiên cứu, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các quan sát Cụ thể, cột N phản ánh cỡ mẫu nghiên cứu là 110 quan sát Hơn nữa, độ lệch chuẩn của các biến quan sát nằm trong khoảng 0,7-1,2, tương đối thấp, điều này phản ánh câu trả lời giữa các đối tượng điền khảo sát là không khác nhau nhiều Bên cạnh đó, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và giá trị trung bình sẽ được phân tích cụ thể như sau:

(1) Nhóm các biến quan sát của biến điều kiện đường xá

Các biến quan sát ROAD1, ROAD2, ROAD3, ROAD4 và ROAD5 đều có giá trị nhỏ nhất là 2, giá trị lớn nhất là 5 và có giá trị trung bình lần lượt tương ứng là 4,48; 3,87; 4,11; 4,26 và 4,12 Các giá trị trung bình này tương đối lớn, thuộc khoảng (3,5; 5) nên nhìn chung những người tham gia khảo sát có mức đồng ý tương đối cao với các quan điểm, ý kiến của biến quan sát đo lường điều kiện đường xá Nói cách khác, điều kiện đường xá của địa bàn nghiên cứu đang ngày dần được cải thiện, nâng cấp, tạo điều kiện di chuyển dễ dàng hơn cho mọi người

(2) Nhóm các biến quan sát biến tiếp cận thông tin thị trường

Năm biến quan sát INF1, INF2, INF3, INF4 và INF5 đều có giá trị nhỏ nhất là 1 và giá trị lớn nhất là 5 Mặt khác, dễ thấy INF1 và INF4 có giá trị trung bình lần lượt là 3,71 và 3,58, lớn hơn 3,5 nên các đối tượng điền khảo sát đồng ý với hai ý kiến, quan điểm này Ngược lại, những giá trị trung bình khác của INF2, INF3 và INF5 tương đối thấp, nằm trong khoảng (2,08; 2,46), cho thấy những người tham gia khảo sát không đồng ý với những quan điểm của INF2, INF3 và INF5 Như vậy, có thể nói rằng những thông tin về thị trường đầu ra của chè xanh bản Ven mà các đối tượng được tiếp cận có tính chính xác không cao, nguồn thông tin còn hạn chế và ít được công khai, minh bạch.

(3) Nhóm các biến quan sát của biến sự liên kết/hợp tác

Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các quan sát thuộc nhóm này lần lượt là 1 và 5, ngoại trừ ASS1 có giá trị nhỏ nhất là 2 Ngoài ra, giá trị trung bình của các quan sát này thuộc khoảng 3,01-3,24 phản ánh mức độ đồng ý là bình thường. Thật vậy, mức độ liên kết/hợp tác của các chủ thể tham gia khâu tiêu thụ chè xanh bản Ven đang ở mức trung bình Giá trị đồng ý trung bình trung của biến liên kết này là 3,088, phản ánh hiện nay sự liên kết/ hợp tác của các chủ thể trong khâu tiêu thụ chè xanh bản Ven vẫn chưa thực sự chặt chẽ, lâu dài và bền vững.

(4) Nhóm các biến quan sát của biến sở hữu

OWN1, OWN2 và OWN3 đều có giá trị nhỏ nhất là 1 và giá trị lớn nhất là 5. Giá trị trung bình của các biến quan sát này lần lượt là 3,69; 3,58 và 3,63, đều lớn hơn 3,5 Như vậy, mức độ đồng ý của các đối tượng điền khảo sát là khá cao

(5) Nhóm các biến quan sát của biến khả năng tiếp cận thị trường

Tất cả biến quan sát cho nhân tố MA đều có giá trị nhỏ nhất là 2 và giá trị lớn nhất là 5 Biến quan sát MA1 có giá trị trung bình là 3,09, ở mức trung bình, do đó mức độ đồng ý đối với ý kiến được thể hiện trong MA1 là bình thường Bên cạnh đó, giá trị trung bình của biến MA5 là 3,52, lớn hơn 3,5 nên có thể nói những người tham gia khảo sát là đồng ý với quan điểm của MA5 Ngược lại, với những biến quan sát khác của MA như MA2, MA3, MA4 và MA6 thì có giá trị trung bình là khá thấp, dưới 2,5 Do đó, mọi người không đồng ý với quan điểm của MA2,MA3, MA4 và MA6, phản ánh thị trường chè xanh bản Ven vẫn chưa được nhiều người biết đến, thị trường chưa được mở rộng, chưa được tiêu thụ ở nhiều nơi trên toàn quốc và mọi người vẫn chưa thực sự hài lòng về mức giá bán hiện tại Mặt khác, mức độ đồng ý bình quân của các quan sát biến MA là 2,664, nhỏ hơn 3 Vì vậy, có thể kết luận rằng khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang còn kém

Bảng 2.4: Thống kê mô tả các biến sử dụng thang đo Likert

Tên biến Mô tả N GTNN GTL

Trung bình Độ lệch chuẩn

ROAD1 Vật liệu làm đường đã được tốt hơn so với 5 năm trước đây

ROAD2 Tôi thấy đường xá ở địa phương thường xuyên được nâng cấp

ROAD3 Tôi thấy đường xá hiện nay đã được mở rộng hơn 5 năm trước

ROAD4 Tôi cảm thấy đường xá hiện nay đi lại rất thuận tiện

ROAD5 Tôi cảm thấy bây giờ việc di chuyển đến trung tâm các thành phố khác nhanh hơn nhiều so với 5 năm trước

INF1 Tôi thường xuyên cập nhật thông tin về giá cả và thị trường đầu ra sản phẩm

INF2 Các thông tin mà tôi tiếp cận được từ internet, TV, báo đài, chính quyền địa phương, có tính chính xác cao

INF3 Tôi được tiếp cận đầy đủ thông tin về giá cả, thị trường đầu ra sản phẩm

INF4 Nguồn thông tin thị trường mà tôi tiếp cận được rất dễ hiểu

INF5 Những thông tin tôi tiếp cận đều được công khai, minh bạch

ASS1 Việc mua bán sản phẩm chè của tôi có nhiều người khác tham gia vào

ASS2 Tôi cảm thấy các bên tham gia có mối liên kết chặt chẽ với nhau

ASS3 Tôi cảm thấy mức độ tham gia của các bên là thường xuyên

ASS4 Tôi cảm thấy sự liên kết giữa các bên về tiêu thụ sản phẩm chè xanh bản Ven là mối quan hệ lâu dài, bền vững

ASS5 Tôi cảm thấy các bên đảm bảo hài hòa lợi ích cho nhau

OWN1 Tôi thường xuyên nghe đài, xem tivi hay truy cập internet trên điện thoại để nắm bắt thông tin về giá cả, thị trường đầu ra

OWN2 Tôi thấy việc sở hữu đài, tivi hay điện thoại thông minh giúp tôi chủ động hơn

110 1 5 3,58 1,053 trong việc tìm kiếm thông tin về giá cả, thị trường đầu ra

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w