CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CHÈ
2.3. Phân tích kết quả khả năng tiếp cận thị trường
2.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính
Kết quả mô hình được tóm tắt ở bảng 2.11 bên dưới. Như chúng ta thấy, mô hình sử dụng khá nhiều biến độc lập (9 biến độc lập), do đó việc xem xét giá trị R2 là không phản ánh chính xác sự cần thiết và quan trọng của biến độc lập trong mô hình. Nguyên nhân là vì càng nhiều biến độc lập thì sẽ làm cho phần dư giảm xuống và do đó giá trị R2 sẽ tăng lên. Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta sử dụng R2 hiệu chỉnh thay vì xem xét giá trị R2.
Thật vậy, hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0,891, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình (DIS, GEN, AGE, EDU, ROAD, INF, ASS, OWN và EXT) giải thích được 89,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc (khả năng tiếp cận thị trường).
Nhìn chung, hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình rất cao, vì vậy các biến độc lập trong mô hình là quan trọng để phản ánh khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven.
Bên cạnh đó, 10,9% còn lại được giải thích bởi các biến độc lập ngoài mô hình và sai số.
Ngoài ra, để kiểm định mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay không, chúng ta xem xét hệ số Durbin-Watson. Có thể dễ thấy, hệ số Durbin-
Watson có giá trị bằng 1,782, nằm trong khoảng (1,5; 2,5) nên mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Bảng 2.11: Kết quả tóm tắt mô hình
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R
Square
Std. Error of the Estimate
Durbin-Watson
1 .949a .900 .891 .33638 1.782
a. Predictors: (Constant), EXT, OWN, GEN, DIS, INF, ROAD, AGE, EDU, ASS b. Dependent Variable: MA
Nguồn: Kết quả được trích từ phần mềm SPSS Như phân tích ở trên, các biến độc lập trong mô hình đều rất quan trọng phản ánh sự thay đổi của biến phụ thuộc. Nhưng như vậy là chưa đủ, nó cũng rất cần thiết để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính.
Xét cặp giả thuyết:
¿
Từ kết quả phân tích phương sai ở bảng 2.12, ta có:
F=α+β 100,359 > F0,05(9, 100) =α+β 1,97 Do đó, F thuộc W0,05
Vì vậy, bác bỏ H0, chấp nhận H1. Như vậy, hàm hồi quy có phù hợp.
Mặt khác, Sig của kiểm định F bằng 0,000 (nhỏ hơn 0,05), do đó, mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp với dữ liệu của nghiên cứu và chúng ta có thể hoàn toàn sử dụng mô hình này trong nghiên cứu khả năng tiếp cận thị trường của chè bản Ven.
Bảng 2.12: Phân tích phương sai
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1
Regression 102.204 9 11.356 100.359 .000b
Residual 11.315 100 .113
Total 113.519 109
a. Dependent Variable: MA
b. Predictors: (Constant), EXT, OWN, GEN, DIS, INF, ROAD, AGE, EDU, ASS
Nguồn: Kết quả được trích từ phần mềm SPSS Khi phân tích tương quan Pearson đã đưa ra dự đoán là có khả năng mô hình sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Thật vậy, tất cả các hệ số VIF của các biến độc lập đều nằm trong khoảng từ 1-2, chúng ta có thể khẳng định là mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hay nói cách khác là các biến độc lập không có quan hệ hồi quy tuyến tính với nhau.
Với độ tin cậy 95%, các biến độc lập DIS, AGE, ROAD, INF, ASS và EXT có ý nghĩa thống kê trong mô hình vì giá trị Sig của chúng đều nhỏ 0,05. Tuy nhiên, biến EDU lại không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% bởi vì hệ số Sig có giá trị là 0,072, lớn hơn 0,05, nhưng nó có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90%.
Ngược lại, biến GEN có hệ số Sig là 0,706, lớn hơn 0,1. Vì vậy, biến GEN không có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 90% hay 95%. Nói cách khác, biến giới tính không tác động đến khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven. Kết quả này hoàn toàn tương tự với kết quả nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam (2015), tuy nhiên trái ngược với kết luận trước đó của Asfaw và cộng sự (2012) và Geoffrey Kiprotich Sigei (2014).
Đặc biệt, biến OWN cũng không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy vì hệ số Sig là 0,269, lớn hơn 0,1. Kết quả này trái ngược với những nghiên cứu đây khi hầu hết những tác giả cho rằng việc sở hữu điện thoại thông minh, đài hay TV sẽ giúp họ tăng khả năng tiếp cận thị trường (Asfaw và cộng sự, 2012; Bwalya và cộng sự, 2013; Mwangi và cộng sự, 2015). Do đó, kết quả nghiên cứu không ủng hộ các giả thuyết H2 và H8.
Như vậy, khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven chịu ảnh hưởng của bảy yếu tố, bao gồm: khoảng cách, tuổi, trình độ học vấn, điều kiện đường xá, tiếp cận thông tin thị trường, sự liên kết/hợp tác và tiếp cận dịch vụ khuyến nông.
Bảng 2.13: Kết quả hồi quy tuyến tính mô hình khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven
Coefficientsa Model
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) -2.671 .398 1.684 .095
DIS -.017 .025 -.025 -1.495 .038 .736 1.359
GEN .026 .028 .013 .378 .706 .887 1.128
AGE -.606 .003 -.593 -2.116 .037 .513 1.851
EDU .100 .055 .099 1.821 .072 .334 1.493
ROAD .882 .079 .865 3.560 .000 .481 1.079
INF .918 .044 .914 1.407 .035 .797 1.255
ASS 1.218 .068 1.398 7.641 .000 .235 1.263
OWN .006 .041 .008 1.111 .269 .833 1.200
EXT .795 .019 .794 3.320 .000 .292 1.423
a. Dependent Variable: MA
Nguồn: Kết quả được trích từ phần mềm SPSS Nhìn vào cột hệ số hồi quy đã chuẩn hóa, có thể thấy sự liên kết/hợp tác có tác động rất mạnh và thuận chiều tới khả năng tiếp cận thị trường. Do đó, giả thuyết H7 được ủng hộ. Đây đồng thời cũng là yếu tố chính ảnh hưởng tới biến phụ thuộc
trong mô hình. Kết quả này giống với những nghiên cứu trước đây của Anteneh và cộng sự (2011) và Berhanu Kuma (2012). Tiếp đó, yếu tố ảnh hưởng tích cực và mạnh thứ hai đến khả năng tiếp cận thị trường là tiếp cận thông tin thị trường với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,914, vì vậy giả thuyết H6 được ủng hộ. Hầu hết những nghiên cứu trước đây cũng đưa ra kết luận tương tự rằng mối quan hệ giữa tiếp cận thông tin thị trường và khả năng tiếp cận thị trường là quan hệ thuận chiều và rất chặt chẽ (Petro Maziku, 2015; Nguyễn Tiến Hùng, 2009; Onoja và cộng sự, 2014;
Apind và cộng sự, 2015; Ahmed và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, kết quả này lại đối lập với phát hiện của Kassa và cộng sự (2017) vì theo những tác giả này thì tiếp cận thông tin thị trường không tác động tới khả năng tiếp cận thị trường.
Bên cạnh đó, mặc dù có rất ít công trình nghiên cứu trước đây đề cập đến điều kiện tiếp cận đường xá như một biến độc lập, kết quả nghiên cứu này lại bất ngờ cho thấy điều kiện đường xá tác động rất lớn và tích cực đến khả năng tiếp cận thị trường, hoàn toàn tương tự kết luận của Kyaw và cộng sự (2018). Như vậy, giả thuyết H5 được ủng hộ. Ngoài ra, mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ khuyến nông cũng tích cực và rất chặt chẽ, hoàn toàn tương tự với một số nghiên cứu trong quá khứ như Kyaw và cộng sự (2018), Kassa và cộng sự (2017), Siziba và cộng sự (2011). Do đó, giả thuyết H9 cũng được ủng hộ.
Hơn nữa, nghiên cứu còn chứng minh tuổi ảnh hưởng khá lớn và nghịch chiều tới khả năng tiếp cận thị trường. Nghĩa là tuổi càng cao thì khả năng tiếp cận thị trường càng kém, hay những người trẻ sẽ có khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn những người lớn tuổi. Vì vậy, giả thuyết H3 được ủng hộ.
Ngược lại, tương quan giữa khoảng cách với khả năng tiếp cận thị trường rất yếu. Với hệ số hồi quy chuẩn hóa là -0,025, khoảng cách là yếu tố ảnh hưởng nghịch chiều và ít nhất tới khả năng tiếp cận thị trường, do đó giả thuyết H1 được ủng hộ. Thật vậy, khi khoảng cách từ nhà đối tượng điều tra đến thị trường càng lớn thì khả năng tiếp cận thị trường càng kém và ngược lại. Phát hiện này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Kyaw và cộng sự (2018), Berhanu Kuma (2012) và Nguyễn Tiến Hùng (2009).
Ngoài ra, trình độ học vấn cũng tác động không lớn đến biến phụ thuộc MA, hệ số hồi quy chuẩn hóa lần lượt là 0,099. Với hệ số hồi quy như vậy, trình độ học vấn tác động tích cực và tương đối ít tới khả năng tiếp cận thị trường. Vì vậy, giả thuyết H4 cũng được ủng hộ. Nói cách khác, trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven càng tốt. Mặc dù những nghiên cứu trước đây cũng kết luận rằng tương quan giữa biến trình độ học vấn và khả năng tiếp cận thị
trường là thuận chiều, nhưng hầu hết các học giả đều chứng minh rằng trình độ học vấn ảnh hưởng rất mạnh đến khả năng tiếp cận thị trường (Bwalya và cộng sự, 2013; Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2014; La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, 2015, Ahmed và cộng sự, 2016)
Như vậy, mức độ tác động của các biến độc lập đến khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven theo thứ tự từ mạnh nhất đến yếu nhất, lần lượt như sau:
ASS>INF>ROAD>EXT>AGE>EDU>DIS
Từ kết quả nghiên cứu, ta có hàm hồi quy tuyến tính:
MA=α+β -2,671-0,017*DIS+βDIS-0,606*DIS+βAGE+0,1*DIS+βEDU+0,882*DIS+βROAD+0,918*DIS+βINF+
1,218*DIS+βASS+ 1,795*DIS+βEXT
Bên cạnh sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài này còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm giải thích các tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình cũng như những kết quả khác biệt với những nghiên cứu trước kia nếu có. Thật vậy, từ kết quả nghiên cứu định lượng thấy được việc sở hữu đài, TV hay điện thoại thông minh không ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven, trái ngược hoàn toàn với kết quả những nghiên cứu trước đây. Qua phỏng vấn sâu một số đối tượng, có thể biết được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do hầu hết các đối tượng đều tìm hiểu giá cả và thị trường đầu ra qua người bán buôn, thương lái và hàng xóm.
Theo họ, việc tìm hiểu thị trường qua TV, qua mạng không giúp cho giá cả của họ tăng lên, cũng không làm cho giá chè của họ giảm đi vì giá đó phụ thuộc hoàn toàn vào người mua là thương lái. Hầu hết những nông hộ ở đây sẽ so sánh với hàng xóm, nếu giá thương lái đưa ra quá thấp họ sẽ không bán. Bên cạnh đó, thông qua TV, điện thoại thì cũng giúp họ biết được những thị trường tiêu thụ chè xanh ở đâu nhưng vì chi phí vận chuyển quá cao nên họ thường có xu hướng bán cho thương lái mà không có mở rộng hay kết nối với những thị trường mới. Cô Lý Thị Hợi cho biết thêm.“Kể cả tìm hiểu trên mạng hay TV mà biết được khách hàng muốn gì thì bọn cô cũng chịu vì mình không làm được như thế, vì nó phải tốn nhiều chi phí mà các cô không có điều kiện. Ở đây các cô chỉ bán chè khô sấy khô thôi, nếu họ yêu cầu lên hương thì bọn cô sẽ làm”.
Hầu hết tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu cũng đều đồng ý rằng sự liên kết, hợp tác giữa các chủ thể tham gia ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiếp cận thị trường chè xanh bản Ven. Theo đánh giá của ông Thân Nhân Khuyến, trưởng phòng KT&HT huyện Yên Thế, “Hiện nay các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè đã được hình thành trên địa bàn huyện Yên Thế, tuy nhiên, vẫn còn rất hạn
chế, liên kết giữa địa phương, HTX, doanh nghiệp và nông hộ còn kém. Hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có 2 cơ sở chế biến nhỏ chứ chưa có doanh nghiệp lớn chế biến nào”. Ông Hoàng Văn Hà, giám đốc HTX Thân Trường cũng có quan điểm tương tự.
Theo họ thì việ liên kết chưa chặt chẽ và bền vững giữa các tác nhân trong khâu tiêu thụ chè xanh bản Ven đã làm cho giá cả phụ thuộc nhiều vào những lái buôn; khó khăn trong mở rộng và kết nối thị trường mới vì sản lượng chè của HTX ít do không thu gom hết của các nông hộ, trong khi chi phí vận chuyển lại cao, đặc biệt là đến các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, TP HCM,... Cụ thể, ông Hà còn cho chia sẻ thêm: “ HTX cũng muốn mua của các nông hộ để thu vào một mối, vận chuyển đến các thị trường phát triển hơn như Hà Nội, Bắc Ninh, hay thậm chí là Đà Nẵng, HCM. Nhưng mà hiện nay họ toàn bán cho thương lái, mà chè của HTX thì không nhiều nên trừ đi chi phí vận chuyển với các chi phí khác thì chẳng còn mấy.”
Hiểu được tầm quan trọng của sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận thị trường đầu ra, trong những năm qua, địa phương cũng đã xây dựng chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp chế biến sản phẩm chè, để có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn, chất lượng tốt hơn, đa dạng mẫu mã, chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Cũng như địa phương đã đầu tư chú trọng quảng bá, xúc tiến sản phẩm nhờ kết hợp với các kênh truyền hình VTV và đài truyền thanh của tỉnh. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực tài chính nên chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp và quảng bá sản phẩm còn chưa mạnh. Do đó, địa phương mong muốn nhà nước có những chính sách hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè trên địa bàn huyện.
Còn với nông hộ, mối liên kết giữa họ với thương lái càng lâu năm thì giá cả càng ổn định hơn và dễ bán chè hơn. Cô Hoàng Lý chia sẻ: “Cô bán cho 1 người lâu năm, so với các hộ bên cạnh thì vẫn không phải ép giá vì bà ấy vẫn mua được giá thì cô vẫn bán bình thường.... Trồng được bao nhiêu người ta mua tất”. Như vậy, có thể nói dù kết quả nghiên cứu định lượng hay định tính thì đều phản ánh liên kết giữa các chủ thể trong tiêu thụ chè bản Ven càng mạnh thì khả năng tiếp cận thị trường càng tốt, và ngược lại.
Qua phỏng vấn sâu cũng thấy được khoảng cách nghịch chiều và ít tác động tới khả năng tiếp cận thị trường của chè xanh bản Ven. Đối với những nông hộ bán cho thương lái như cô Hoàng Lý và cô Lý Thị Hợi, thương lái sẽ đến vận chuyển
chè đi đến các thị trường tiêu thụ nên họ không phải tốn kém chi phí vận chuyển.
Hơn nữa vì là mối quan hệ bán hàng lâu năm nên lượng chè họ trồng được thương lái thu mua hết sau mỗi vụ. Ngoài ra thì gần như họ không quan tâm chè bản Ven hiện nay có đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường hay bán ở nhiều nơi trên toàn quốc hay không vì họ chỉ biết là bán cho 1 người là thương lái.
Còn đối với những nông hộ bán cho các thị trường ở xa hơn như ông Lương Văn Tâm, để bán ở những thị trường tiêu thụ xa thì họ phải tốn kém nhiều chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí tìm hiểu thông tin thị trường,... nên thu nhập còn không cao. Tuy nhiên, thì việc tiêu thụ ở những thị trường xa ít ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ hay ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng.