Giới thiệu chung về huyện Yên Thế, Bắc Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHÈ XANH BẢN VEN, HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CHÈ

2.1. Giới thiệu chung về huyện Yên Thế, Bắc Giang

Huyện Yên Thế là một khu vực miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là 30643,67 ha. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Nam giáp hai huyện Tân Yên và Lạng Sơn. Toàn huyện Yên Thế bao gồm 19 đơn vị thị trấn, xã, và Phồn Xương là trung tâm văn hóa-chính trị-xã hội của huyện. Thị trấn Phồn Xương nằm cách TP Bắc Giang 27 km dọc theo quốc lộ 17b đi về hướng Tây Bắc. Giao thông ở huyện có các tuyến đường bộ được phân bố khá hợp lý, trong đó có nhiều tuyến đường hiện nay đã được nâng cấp và cải tạo. Bên cạnh các tuyến đường giao thông đường bộ, nơi đây cũng khá thuận lợi với hệ thống đường thủy nằm ở sông Thương và hạ lưu sông Sỏi. Ngoài ra, huyện Yên Thế còn có vị trí gần với các khu công nghiệp lớn của Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bắc Giang,...

tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế-văn hóa- chính trị giữa huyện và các thành phố lớn.

Hình 2.1: Vị trí huyện Yên Thế trong tỉnh Bắc Giang

Nguồn: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Yên Thế giai đoạn 2011- 2020 đạt 5,78% (theo giá so sánh năm 2010). Đặc biệt, năm 2020 vừa qua, trong bối cảnh đại dịch COVID 19 thì kinh tế Yên Thế vẫn tăng trưởng dương và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ước đạt 8,52%, tăng 0,15% so với năm 2019; trong đó, nông- lâm nghiệp- thủy sản tăng 3,2%, công nghiệp-TTCN-XD tăng 12,1%, thương mại-dịch vụ tăng 14,3%. Cơ cấu kinh tế ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 43,5%, công nghiệp-TTCN-XD chiếm tỷ trọng gần 25,9%

và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 30,6%. Yên Thế là một huyện thuần nông, huyện đã xác định phát triển nông nghiệp là mục tiêu trọng tâm phát triển kinh tế xã hội, do đó, ngành nông-lâm- thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế.

Như vậy, mặc dù là huyện nghèo của ở khu vực miền núi và còn gặp nhiều khó khăn như giao thông đi lại còn khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào DTTS, khó khăn trong tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra,... nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Yên Thế năm 2020 khá cao và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung bình chung của cả nước năm 2020 (2,91%).

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Huyện Yên Thế nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 27km, tiếp giáp các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn. Yên Thế có mạng lưới giao thông khá thuận tiện cho việc thông thương phát triển kinh tế xã hội, có 04 tuyến đường chính: Quốc lộ 17 nối thị trấn Phồn Xương với thị trấn Cao Thượng huyện Tân Yên và với Thành Phố Bắc Giang, nối thị trấn Phồn Xương với thị trấn Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (đoạn chạy qua huyện Yên Thế dài 20 km), Đường tỉnh 292 nối từ thị trấn Kép huyện Lạng Giang với thị trấn Phồn Xương (dài 19Km), Đường tỉnh 242 nối thị trấn Bố Hạ với huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (dài 6 km), Đường tỉnh 294 Tân Sỏi - Nhã Nam - Cầu Ca huyện Phú Bình tỉnh Thái nguyên (đoạn qua huyện Yên Thế dài 2,5 km), đường tỉnh Mỏ Trạng - Thiện Kỵ (Lạng Sơn) nối Trung tâm cụm xã Mỏ Trạng với huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn sau đó kết nối với QL 1 đi Lạng Sơn và đặc biệt hiện nay huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch nhiều tuyến đường đối nội, đối ngoại để đầu tư xây phục vụ nhu cầu đi lại cũng như phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để Yên Thế có thể phát triển nếu phát huy được những lợi thế về mặt địa lý.

Mặc dù các tuyến đường liên vùng, liên huyện, liên tỉnh của Yên Thế gặp nhiều thuận lợi, nhưng xét về hệ thống giao thông trong huyện thì có thể nói hệ thống giao thông đô thị, nông thôn chưa hoàn thiện. Mạng lưới đường đối ngoại đồng thời là đường chính qua địa bàn huyện hội tụ về trung tâm huyện mắt cắt các tuyến đường nhỏ, chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển đặc biệt là phát triển công nghiệp và sản xuất hàng hóa; chất lượng mặt đường chưa tốt, đường huyện còn nhiều đoạn tuyến chưa được cứng hóa, nhiều đoạn, tuyến được cứng hóa nay đã xuống cấp; tính liên kết, đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng giao thông với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác của huyện và toàn tỉnh chưa được đồng bộ.

2.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm

Toàn huyện có dân số trên 10 vạn người, 14 thành phần dân tộc, trong đó có 6 thành phần DTTS chủ yếu với dân số là 34.364 người, chiếm 33,5% dân số toàn huyện, trong đó: Dân tộc Nùng chiếm tỷ lệ 68,03%; dân tộc Tày 19,03%; dân tộc Cao Lan (Sán Chay) 6,98%; dân tộc Dao 2,54%; dân tộc Sán Chí, Khowmer, H’Mông, Ba na... chiếm 0,74%. Các DTTS cư trú ở tất cả 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong đó các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng như xã: Hồng Kỳ 73,6%, Đồng Vương 61,2%, Canh Nậu 53,6%, Tiến Thắng 52,24%, Đồng Tiến 52,05%... Mỗi dân tộc có một bản sắc, tập tục, sắc thái văn hóa truyền thống riêng nhưng cư trú đan xen giữa đồng bảo dân tộc Kinh với đồng bào các DTTS tạo thành một cộng đồng đoàn kết, thống nhất.

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội của huyện giai đoạn 2010- 2020, tổng số lao động toàn huyện năm 2019 là 85.615 người, tăng 4.865 lao động so với năm 2015. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 là 60,2%, tăng 2,8 điểm % so với năm 2019. Ngoài ra, năm 2020 huyện đã giải quyết việc làm cho 28.386 lao động, bằng 100,63% so với năm 2019.

Trên thực tế, cơ cấu lao động có chuyên môn kĩ thuật hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cẩu của thị trường lao động, làm cho nhiều lao động có tay nghề, chuyên môn làm việc không đúng trình độ hoặc làm các công việc đơn giản hay thâm chí là nhiều người thất nghiệp trong thời gian qua. Năm 2020, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 40,13%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,01%; khu vực dịch vụ chiếm 26,86%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực thành thị chiếm 31,9%; khu vực nông thôn chiếm 68,1%. Năm 2020, toàn huyện có 2135 người có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp

toàn huyện năm 2020 là 2,24%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,78%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2020 là trên 7% và tỷ lệ thiếu việc làm xấp xỉ 2%.

2.1.2.4. Y tế và giáo dục

- Y tế: Hệ thống y tế trên địa bàn từng bước được nâng cao về chất lượng, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh; đội ngũ bác sĩ được duy trì ổn định, tỷ lệ đạt 10 bác sĩ/vạn dân. Việc khám, chữa bệnh cho tất cả người nghèo, trẻ em và các đối tượng chính sách được quan tâm. Thực hiện tốt việc mở tổ chức mạng lưới giám sát dịch bệnh từ co sở và chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 14,5% năm 2015 xuống 12% năm 2020. Tích cực kiểm tra hành nghề y dược tư nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Mặc dù hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe của Yên Thế trong những năm vừa qua đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên trang thiết bị y tế còn nghèo nàn. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đã được cải thiện nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

- Giáo dục: Hiện nay Yên Thế đang tập trung đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối mạnh, toàn huyện có trên 90% trường đạt chuẩn quốc gia.

Hệ thống trường THPT được bố trí đều, trong đó các trường THPT Yên Thế (công lập) nằm ở thị trấn Phồn Xương là trung tâm của huyện; THPT Bố Hạ (công lập) nằm ở thị trấn Bố Hạ; THPT Mỏ Trạng ở xã Tam Tiến; Trung tâm huyện có trường Trung cấp nghề miền núi.

Tất cả 19 xã, thị trấn của Yên Thế có 60 trường, trong đó có 21 trường mầm non, 19 trường tiểu học, 18 trường THCS, 2 trường liên cấp tiểu học và THCS. Quy mô trường như trên thì có quy mô lớp học là 785 lớp với khoảng 21.534 học sinh.

2.1.2.5. Giảm nghèo

Để phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, huyện Yên Thế rất chú trọng quan tâm đến vấn đề giảm nghèo. Yên Thế trong những năm qua đã nỗ lực tích cực thực hiện các chính sách giảm nghèo một cách đồng bộ, vận động giúp người nghèo vươn lên hoàn cảnh khó khăn nhằm mục tiêu “không ai bị bỏ lại ở phía sau”. Giai đoạn 2010-2015, toàn huyện có 5201 số hộ nghèo và 6305 số hộ cận nghèo. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2016-2020, số hộ nghèo và cận nghèo đã giảm lần

lượt là xấp xỉ 75,2% và 883,01% so với giai đoạn 5 năm trước đó (2010-2015), tương ứng giảm 3911 hộ nghèo và giảm 5324 hộ cận nghèo.

Mặc dù huyện đã có nhiều thành công trong xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn tập trung nhiều ở các đồng bào DTTS. Đời sống của các DTTS như Nùng, Cao Lan, H’mông, Tày,... còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2020 là trên 4%.

Nhìn chung, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của Yên Thế còn nhiều khó khăn. Do xuất phát điểm thấp, lại là một khu vực miền núi và nền kinh tế thuần nông, tỷ lệ người nghèo còn tương đối cao mặc dù trong giai đoạn 2016-2020 số hộ nghèo trong huyện đã giảm đáng kể. Hơn nữa, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên phần lớn lại chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động do chưa được đào tạo về kỹ thuật và chuyên môn. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa được chú trọng đầu tư, bề mặt đường còn xấu và các tuyến đường liên kết vùng còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Hệ thống y tế và giáo dục trong những năm qua cũng đã có nhiều thay đổi tích cực, không chỉ chú trọng vào nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và đào tạo mà còn tăng cường đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho cơ sở khám chữa bệnh và trường học. Tuy nhiên, vì là một huyện nghèo nên không có điều kiện trang bị các thiết bị hiện đại, tiên tiến cho y tế, giáo dục và khả năng áp dụng công nghệ vào khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo còn hạn chế. Chủ yếu khám chữa các bệnh đơn giản chứ chưa đáp ứng được nhu cầu người dân với những bệnh nặng và phức tạp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHÈ XANH BẢN VEN, HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w