Tổng quan về sản phẩm chè xanh bản Ven

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHÈ XANH BẢN VEN, HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CHÈ

2.2. Tổng quan về sản phẩm chè xanh bản Ven

Chè xanh bản Ven là một sản phẩm chứa đựng một giá trị tinh hoa văn hóa cộng đồng, mang đặc trưng của dân tộc Cao Lan. Chè có đặc điểm lá to, búp xanh tươi hơn những loại chè khác ở miền núi trung du như chè Shan Tuyết suối Giàng, chè mạn Hà Giang hay chè Thái Nguyên. Chè được trồng theo quy trình Vietgap đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được thu hái theo tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá. Khi pha chè, nước có màu xanh non của cốm, hương vị thơm ngon, khi uống ban đầu có vị hơi chát nhưng sau đó có vị ngọt thanh còn đọng lại khá lâu sau khi uống. Đặc biệt, chè xanh bản Ven có một đặc điểm riêng biệt so với những chè ở vùng khác là có thể để qua đêm mà không bị hỏng hay đổi màu, hương thơm cũng không bị biến

đổi. Theo người dân nơi đây, chè bản Ven uống ngon nhất khi được đựng trong ống bương, đây cũng là một nét đặc trưng văn hóa của người dân tộc Cao Lan.

Trong những năm vừa qua, chè xanh bản Ven đã liên tục được công nhận, vinh danh là một sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Yên Thế nói riêng và huyện Bắc Giang nói chung. Năm 2014 là một dấu mốc quan trọng đối với chè xanh bản Ven khi được Cục sở hữu trí tuệ- Bộ KH&CN cấp chứng nhận nhãn hiệu. Nhờ đó, “Chè xanh bản Ven” có bước khởi đầu khá thuận lợi, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng và tạo cơ hội khẳng định vị thế, chỗ đứng của mình trên thị trường. Năm 2017, sản phẩm chè xanh bản Ven đã được bộ trưởng Bộ công thương công nhận là sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Đến năm 2019, chè xanh bản Ven tiếp tục được công nhận là sản phẩm OCOP xếp hạng 4 sao. Không chỉ dừng lại ở đó, chè xanh bản Ven với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền địa phương, các nhà khoa học, hợp tác xã và các nông hộ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với các giá trị văn hóa-du lịch địa phương. Do đó, năm 2020 vừa qua, sản phẩm chè xanh bản Ven đã được Tổng hội NN & PTNN Việt Nam công nhận, tặng chứng nhận và trao tặng huân chương vinh danh sản phẩm đạt danh hiệu Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam. Như vậy, mặc dù là một sản phẩm nông nghiệp còn non trẻ hơn so với nhiều thương hiệu chè khác đã tồn tại lâu đời trên thị trường như chè Thái Nguyên, chè Shan Tuyết, chè Lâm Đồng,... nhưng chè xanh bản Ven đã và đang có những thuận lợi khá suôn sẻ và trong tương lai, đây sẽ là một sản phẩm đầy tiềm năng phát triển trong thị trường chè xanh.

Hình 2.2: Các giấy chứng nhận và huân chương cao quý của

sản phẩm chè xanh bản Ven

Nguồn: Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Yên Thế

2.2.2. Phân loại sản phẩm

Hiện nay trên thị trường có hai dòng sản phẩm chính của chè xanh bản Ven là chè khô và matcha, trong đó chủ yếu là chè khô, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng chè tiêu thụ.

(1) Chè khô

Chè khô là sản phẩm chính của chè xanh bản Ven. Dòng sản phẩm chè khô được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào mẫu mã sản phẩm và bao bì sản phẩm mà có giá cả khác nhau:

Loại cao cấp được đóng gói hộp VIP, trọng lượng 400g, giá 450 nghìn/hộp, tương đương với 1,125 triệu/kg. Đây là dòng sản phẩm cao cấp nhất.

Loại đặc biệt được đóng gói hộp VIP, trọng lượng 200g, giá 150 nghìn/hộp, tương đương với 750 nghìn/kg.

Loại 1 được đóng túi hút chân không, có giá 500 nghìn/kg.

Loại 2 được đóng túi hút chân không, có giá 300 nghìn/kg.

(2) Matcha

Matcha mặc dù không phải là sản phẩm chính trong các sản phẩm chè xanh bản Ven. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm mà người tiêu dùng rất ưa chuộng, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ vì nó ngon, dễ uống và có thể sử dụng để chế biến các món ăn khác như bánh ngọt.

2.2.3. Các kênh tiêu thụ chè

Hiện nay, chè xanh bản Ven được tiêu thụ qua một số kênh như sau:

(1) Kênh thứ nhất: Hộ trồng chè - người tiêu dùng. Sản lượng chè tiêu thụ qua kênh này thấp nhất, chiếm 4% trong tổng sản lượng chè của huyện. Người tiêu dùng tham gia kênh này chủ yếu là người địa phương và khách tham quan mua về làm quà.

(2) Kênh tiêu thụ thứ hai: Hộ trồng chè - người bán lẻ trong huyện - người tiêu dùng. Sản lượng chè bán qua kênh thứ hai cũng rất thấp, chiếm gần 6,1% tổng sản lượng chè xanh của huyện.

(3) Kênh tiêu thụ thứ ba: Hộ trồng chè- người thu gom trong huyện- người bán lẻ ngoài huyện- người tiêu dùng. Mặc dù lượng chè tiêu thụ qua kênh thứ ba tương đối thấp (khoảng 19,8%), nhưng nó lại gấp 3,25 lần lượng chè tiêu thụ qua kênh 2 và gấp gần 5 lần sản lượng tiêu thụ qua kênh 1. Người lái buôn trong huyện hay còn gọi là thương lái thu mua chè của các hộ tại địa phương, hay HTX chè.

(4) Kênh tiêu thụ thứ tư: Hộ trồng chè- người thu gom- người bán buôn trong huyện/người bán buôn ngoài huyện- người tiêu dùng. Đây là kênh tiêu thụ chính của những người trồng chè, chiếm khoảng 70,1% tổng sản lượng chè xanh của huyện, gấp 3,54 lần so với kênh tiêu thụ thứ ba.

Hình 2.3: Kênh tiêu thụ chè tại huyện Yên Thế

Nguồn: UBND huyện Yên Thế (2020) Kênh phân phối chè xanh bản Ven chính của huyện Yên Thế thông qua thương lái và các hội chợ triển lãm mặt hàng nông sản của địa phương. Chè được thương lái thu mua chủ yếu là dạng thô. Còn sản phẩm chè được bày bán ở các hội chợ triển lãm hầu hết được đóng gói. Một số khác thì phân phối trực tiếp cho các đại lý và người tiêu dùng cuối cùng, nhưng số lượng còn khá ít.

Bảng 2.1: Các chủ thể tham gia khâu tiêu thụ chè

Đối tượng Chức năng

Hộ trồng chè Sản xuất chè búp kiêm chế biến thành chè

Người thu gom Những người thu gom sản phẩm tử các hộ rồi cung cấp cho người thu mua khác

Người bán buôn địa phương

Những người trong địa phương thu mua sản phẩm từ người thu gom và bán cho người bán lẻ

Người bán buôn ngoài địa phương

Những người ngoài địa phương thu mua sản phẩm từ người thu gom và bán cho người bán lẻ

(2) 6,10

% (3) 19,8%

(1) 4%

Người thu gom

Người bán lẻ ngoài huyện Người bán

buôn ngoài huyện Người

bán lẻ trong huyện trong huyện

Người tiêu dùng Người bán

buôn trong huyện Hộ

trồng chè

(4) 70,1%

Người bán lẻ Bán sản phẩm cho người tiêu dùng Người tiêu dùng Trong và ngoài tỉnh

Nguồn: UBND huyện Yên Thế (2020) Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thế (2020), phần lớn chè được bán cho thương lái và bán trực tiếp tại hội chợ. Ngoài kênh tiêu thụ đó ra thì chè còn được bán cho HTX chè và cũng có những nông hộ bán trực tiếp cho doanh nghiệp và đại lý, tuy nhiên lượng chè tiêu thụ qua các kênh này là tương đối ít. Bên cạnh đó, có một số lượng rất ít chè được tiêu thụ qua kênh nông hộ và người tiêu dùng trực tiếp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHÈ XANH BẢN VEN, HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w