1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thảo luận 6 luật dân sự phần chung

28 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Thứ Sáu: Quy Định Về Di Chúc
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Những Quy Định Chung Về Luật Dân Sự, Tài Sản Và Thừa Kế
Thể loại bài tập
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 86,22 KB

Nội dung

Di chúc tự viết tay là di chúc bằng văn bản do chính người lập di chúc tự viết bằng chữ viết tay. Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý là: di chúc phải do chính người để lại di sản tự mình viết bằng chữ viết tay và tự mình ký tên, điểm chỉ vào tờ di chúc . Điều 633 BLDS năm 2015 quy định về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng như sau: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

CÂU 3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không?

Vì sao? 6

CÂU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay 7

CÂU 5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào? 8CÂU 6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả lời? 8

CÂU 7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật? 9

CÂU 8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu? 10

CÂU 9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúccủa ông Hựu? 10

CÂU 10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không? Vì sao? 11

CÂU 11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ 11

BÀI TẬP 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC 13

CÂU 1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số

359 cho câu trả lời? 14

CÂU 2: Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương? 14

Trang 3

CÂU 7: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C

và cụ D đã bị thu hồi trước khi hai cụ chết? 18

CÂU 8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm? 18

CÂU 9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi? Suy nghĩ của anh/chị về hướng vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm 19

BÀI TẬP 3: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 20

CẦU 1: Có pháp luật nước ngoài nào ghi nhận di chúc chung của vợ chồngkhông? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết 20

CÂU 2: Đoạn nào của bản án số cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của vợ chồng? 21

CÂU 3: Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi ápdụng BLDS 2015 không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời 21

CÂU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015 22

BÀI TẬP 4: DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG 23

CÂU 1: Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 23

CÂU 2: Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng vào việc thờ cúng? 24

Trang 4

CÂU 3: Các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp có được thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu không? 24

CÂU 4: Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ tranh chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 24

CÂU 5: Cuối cùng Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 25

CÂU 6: Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS và giải pháp của Tòa án trong vụ việc đang được nghiên cứu 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 5

Điều 633 BLDS năm 2015 quy định về di chúc bằng văn bản không có ngườilàm chứng như sau:

“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”.

Việc yêu cầu bắt buộc người viết để lại di sản phải tự mình viết di chúc bằngchữ viết tay xuất phát từ cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật của nó Riêng các trường hợp

di chúc do chính người lập di chúc viết ra nhưng bằng các bộ phận khác không phảitay, thì về nguyên tắc là không được công nhận, trừ khi việc viết bằng các bộ phận này

đã thuần thục; chữ viết, phong cách viết đã theo một quy luật ổn định Các trường hợpviết chữ bằng các bộ phận khác của cơ thể một cách ngẫu nhiên thì áp dụng quy định

chung: không công nhận 2

Bên cạnh đó, về việc lập di chúc bằng văn bản, GS TS Đỗ Văn Đại cũng đã

nhận định: “ Do bộ luật không cho biết bằng văn bản được hiểu như thế nào nên bất

kỳ vật liệu nào thể hiện được chữ viết cũng cần được chấp nhận Chẳng hạn, viết di chúc trong một bưu thiếp hay trong một bức thư đều cần được chấp nhận Bộ luật Dân

sự cũng không nêu phải viết tay bằng chất liệu gì nên có thể chấp nhận di chúc viết

1 Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP HCM, Nxb Hồng Đức 2018,

tr.468

2 Sđd (1), tr.469

Trang 6

bằng mực, bút bi hay bằng chất liệu khác, thậm chí bằng bút chì hay bằng máu nếu có

cơ sở xác định chữ viết đó là của người để lại di sản” 3

CÂU 2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Điều 632 BLDS năm 2015 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Trang 7

Theo bản án, những người làm chứng cho di chúc của ông Này gồm có: cha, emgái, em trai ông Này

Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 quy định: “a) Hàng thừa kế thứ

nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” Do đó, cha ông Này thuộc hàng thừa kế thứ nhất, vi phạm khoản 1 Điều 632

nên cha ông Này không phải người làm chứng hợp pháp

Điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 quy định: “Hàng thừa kế thứ hai

gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại” Như

vậy, em gái và em trai ông Này thuộc hàng thừa kế thứ hai Tuy nhiên, vì hàng thừa kếthứ nhất (cha, mẹ đẻ; con đẻ) vẫn còn sống, di sản của ông Này để lại toàn bộ cho ôngHiếu nên em trai và em gái của ông không được tính là người thừa kế theo pháp luậthay người thừa kế theo di chúc, không vi phạm Điều 632 Do đó, em gái và em traiông Này là người làm chứng hợp pháp

CÂU 3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?

Di chúc của ông Này là di chúc do ông tự viết tay

Điều kiện để lập di chúc theo thể thức này là:

- Người lập di chúc phải có năng lực lập di chúc và phải minh mẫn, sáng suốt vàothời điểm lập di chúc4

- Về hình thức, di chúc tự viết tay là di chúc bằng văn bản do chính người lập dichúc tự viết bằng chữ viết tay Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giátrị pháp lý là: di chúc phải do chính người để lại di sản tự mình viết bằng chữ viếttay và tự mình ký tên, điểm chỉ vào tờ di chúc5

Căn cứ theo Bản án:

Trong phần nhận thấy: “… Để tránh tranh chấp về sau nên ông Này viết giấy

này để nhà và đất lại cho cháu Hiếu thừa hưởng…”.

4 Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP HCM, Nxb Hồng Đức 2018,

tr.467

5 Sđd (4), tr.468

Trang 8

Trong phần xét thấy: “Xét thấy, giấy thừa kế do ông Nguyễn Này viết… trong

lúc ông Này còn minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép…”.

Mặc dù Bản án không đề cập cụ thể việc ông Này có tự mình ký tên, điểm chỉvào tờ di chúc hay không, không có giám định chữ viết, nhưng xét theo những điềukiện trên, có thể kết luận rằng di chúc này là do ông Này tự tay viết

CÂU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.

Hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khicho rằng đây là di chúc do ông Này tự viết tay là hoàn toàn hợp lý

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 633 BLDS năm 2015, di chúc của ông

Này đáp ứng đủ điều kiện về hình thức là do ông tự viết và tự ký Ngoài ra, Điều 633cũng không có các quy định nào khác về việc phải công chứng, chứng thực hay cóngười làm chứng nên việc có 2 người làm chứng hợp pháp (em gái, em trai ông Này)chỉ mang tính xác thực cho di chúc nhiều hơn, không phải là điều kiện bắt buộc để dichúc của ông Này hợp pháp

Thứ hai, dù không được công chứng, chứng thực nhưng ông Này hoàn toàn

minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa hay cưỡng ép viết di chúc; nội dung hay hìnhthức của di chúc cũng không trái pháp luật Khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 quyđịnh:

1 Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức

xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Do đó, di chúc của ông Này là hợp pháp

án nhân dân tối cao:

Trang 9

và yêu cầu thừa đối với di sản của cụ Hựu theo pháp luật Cụ Hựu là người khôngbiết chữ, nên ông Vũ thay mặt viết di chúc và ông Vũ và bà Quý làm chứng và có

ký tên xác nhận Sau đó được ông Thưởng (trưởng thôn) và UBND xã Mai Lâmxác nhận Tại Giám đốc thẩm có quyết định là di chúc của cụ Hựu là không hợppháp do UBND xã chỉ xác nhận chữ ký của ông Thường mà không xác nhận nộidung di chúc và vân tay mờ không thể xác nhận các đặc điểm riêng nên không đủyếu tố giám định Vì vậy không đủ căn cứ xác định di chúc thể hiện đúng ý chí của

cụ Hựu

CÂU 5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?

Di chúc của cụ Hựu được lập như sau:

Ngày 25/11/1988, di chúc là do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ,ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý ký tên làm chứng Sau đó ngày 4/1/1999 bà Lựu mang dichúc cho đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là trưởng thôn) và UBND xã Mai Lâm xácnhận

CÂU 6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả lời?

Cụ Hữu không biết chữ

Dòng 5 đoạn 2 trang 6 của Quyết định số 874 có ghi: “Ông Quang xác định cụ

Hựu là người không biết chữ”.

Trang 10

CÂU 7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?

Di chúc của người không biết chữ phải được lập di chúc thành văn bản và theothủ tục công chứng, khi công chứng di chúc phải có người làm chứng (ít nhất 2 người)

và người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ và bản di chúc trước mặt người côngchứng Người làm chứng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và khôngliên quan đến bản di chúc

Theo khoản 3 Điều 652 BLDS năm 2005 quy định: “Di chúc của người bị hạn

chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.

Theo Điều 658 BLDS năm 2005 quy định về việc lập di chúc tại cơ quan côngchứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

1 Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân

xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

2 Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Từ những quy định trên, có thể rút ra điều kiện về hình thức để di chúc củangười không biết chữ hợp pháp là:

1 Được lập thành văn bản;

2 Có ít nhất 2 người làm chứng;

Trang 11

3 Người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những ngườilàm chứng; người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và kývào bản di chúc;

Việc ông Vũ vừa là người viết hộ, vừa là người làm chứng là hợp pháp GS TS

Đỗ Văn Đại đã khẳng định: “Theo một số nhà bình luận, “để khách quan trong việc

xác định người viết hộ di chúc viết đúng ý nguyện của người lập di chúc khi định đoạt tài sản của mình hay không thì ngoài người lập di chúc và người viết hộ di chúc, người lập di chúc nên chọn người làm chứng không phải là người viết hộ di chúc” Các vụ việc được bình luận không rõ về câu hỏi trên Tuy nhiên, theo thực tiễn xét xử người viết hộ di chúc cũng có thể là người làm chứng” 6

CÂU 9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?

Điều kiện không được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu là:

UBND xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng (trưởng thôn) màkhông xác định nội dung của di chúc và việc chứng thực di chúc không tuân theo trình

tự thủ tục như Điều 636 BLDS năm 2015 Do dấu vân tay mờ, không thể hiện rõ cácđặc điểm riêng dẫn đến không đủ yếu tố giám định Vì vậy, không có căn cứ cho rằngngười lập di chúc điểm chỉ theo đúng quy định (không ký tên trước cơ quan có thẩmquyền là UBND xã)

Có thể thấy, di chúc của ông Hựu đã không tuân theo thủ tục lập di chúc ÔngHựu không có mặt ở Ủy ban nhân dân cấp xã để xác minh di chúc có phải là ý chí của

6 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức, 2019 (xuất bản lần thứ tư), tr.491

Trang 12

cụ hay không Bên cạnh đó, việc ông Thường là trưởng thôn ký xác nhận là trái vớiquy định pháp luật (do ông Thường không chứng kiến cụ Hựu lập di chúc) Ngoài ra,sau hơn 1 tháng, bà Lựu mới mang di chúc đi công chứng thì không thể đảm bảo đượcviệc di chúc có bị giả mạo, đánh tráo, sửa đổi hoặc bị hư hỏng… hay không.

CÂU 10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không? Vì sao?

Di chúc trên không thoả mãn điều kiện về hình thức do không thỏa mãn 2 điềukiện về hình thức:

Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát kết luận: dấu vân tay mờ không thểhiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định Nên không có đủ căn cứ dichúc nêu trên đã thể hiện đúng ý chí của cụ Hựu

Mặc dù thời điểm cụ Hựu lập di chúc có người làm chứng, và người làm chứngcũng đã ký tên xác nhận Nhưng việc ký tên không được thực hiện ngay trước cơ quan

Theo khoản 3 Điều 652 BLDS năm 2005 quy định: “Di chúc của người bị hạn

chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.

Qua điều trên có thể thấy so với việc lập di chúc của người khác thì việc lập dichúc đối với người hạn chế về thể chất hay người không biết chữ thì phức tạp hơn.Nhưng điều này cũng giúp đảm bảo được các lợi ích của người hạn chế về thể chất hay

Trang 13

trái với nguyện vọng, ý chí của người lập di chúc Nhờ vậy khi sau này có tranh chấpthì cũng có cơ sở để giải quyết

Tuy nhiên, điều luật này cũng có một số cái bất lợi

Đầu tiên là quá trình phức tạp, rườm rà Vì vậy để hoàn thành một bản di chúcthì rất mất thời gian và nhân lực

Thứ hai, những người làm chứng hay các chủ thể có liên quan không hẳn làhiểu rõ ý muốn của người lập di chúc, nên nó có khả năng dẫn đến sai sót

Thứ ba, mặc dù để đảm bảo là người thay mặt viết di chúc không trung thựcnên quy định phải có ít nhất 2 người làm chứng Nhưng có trường hợp người làmchứng hay người thay mặt viết di chúc có thể thông đồng cố ý lừa gạt, lập di chúc vớicác nội dung trái với ý chí của người lập di chúc

Mặc dù các nhà làm luật đã dự trù được các tình huống có thể xảy ra nhưng nóvẫn có vài thiếu sót và quá trình thực hiện bản di chúc đối với người hạn chế về thểchất hay không biết chữ khá rườm rà, mất thời gian và có khả năng xảy ra các tìnhhuống lừa gạt

Trang 14

BÀI TẬP 2:

TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC

- Nguyên đơn: cụ Quý

- Bị đơn: ông Dũng, ông Lộc

- Nội dung: cụ Quý và cụ Hương là vợ chồng hợp pháp, có 12 người con chung CụHương chết để lại di chúc với nội dung chia toàn bộ căn nhà cho 5 người con, dichúc đã được công chứng Nay cụ Quý khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung củahai vợ chồng Nhà đất được cấp giấy chứng nhận cho cụ Hương sau khi hai người

đã kết hôn nên là tài sản chung của vợ chồng Do đó, cụ Quý được hưởng 1/2 cănnhà và 1/2 giá trị tiền xây dựng nhà; phần nhà và giá trị tiền còn lại được chia theo

di chúc của cụ Hương cho 5 người con

bố di chúc vô hiệu Thửa đất được chuyển nhượng là tài sản chung của cụ C và cụ

D nhưng việc chuyển nhượng đất cho ông Y chưa thỏa thuận với cụ D nên hợpđồng ủy quyền của ông Y là không hợp pháp Toà án quyết định huỷ bỏ Bản ándân sự phúc thẩm và giao hồ sơ xét xử lại

Ngày đăng: 28/02/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w