Thảo luận 4 luật dân sự những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế Buổi thảo luận thứ tư: Bảo vệ quyền sở hữu đòi động sản từ người thứ ba đòi bất động sản từ người thứ ba Tóm tắt Quyết định số 1232006DSGĐT ngày 30052006 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: Nguyên đơn: Ông Triệu Tiến Tài Bị đơn: Ông Hà Văn Thơ Nội dung: Ông Tài có con trâu cái và một con nghé đực chăn thả rông ở bãi đất trống bị ông Thơ chiếm hữu, sử dụng. Ông Thơ đã xẻ thịt con nghé và bán con trâu mẹ cho ông Thi, sau đó ông Thi đổi con trâu mẹ cho ông Dòn. Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông Thơ phải hoàn lại giá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
tài sản và thừa kế
Bảo vệ quyền sở hữu
Trang 2MỤC LỤC
BÀI TẬP 1: ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA 6CÂU 1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao? 6CÂU 2: Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao? 7CÂU 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu củaông Tài? 7CÂU 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranhchấp trên? 7CÂU 5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vìsao? 8CÂU 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sởpháp lý khi trả lời 9CÂU 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vìsao? 10CÂU 8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sảntrong BLDS? 10CÂU 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù?
Vì sao? 10CÂU 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí củaông Tài không? 11CÂU 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dònkhông? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 11CÂU 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dântối cao 11CÂU 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quyđịnh nào bảo vệ ông Tài không? 12
Trang 3CÂU 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tàiđược quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?12CÂU 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dântối cao 13BÀI TẬP 2: ĐÒI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA 14CÂU 1: Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất có tranhchấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình? 14CÂU 2: Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015), chủ sở hữu bấtđộng sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển giao cho người thứ bangay tình? 15CÂU 3: Để bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác định trách nhiệmcủa bà N như thế nào đối với bà X? 18CÂU 4: Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy định trongBLDS chưa? 18CÂU 5: Theo anh/chị, hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao (trong câu hỏi trên)
có thuyết phục không? Vì sao? 19BÀI TẬP 3: LẤN CHIẾM TÀI SẢN LIỀN KỀ 20
Tóm tắt Quyết định số 617/2011/DS-GDDT ngày 18/8/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định số 23/2006/DS-GĐT ngày 07-09-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: 20
CÂU 1: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sửdụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao nhiêu? 21CÂU 2: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất(không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? 21CÂU 3: BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và không gianthuộc quyền sử dụng của người khác không? 22CÂU 4: Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào? Nêu ít nhất một
hệ thống pháp luật mà anh/chị biết 23
Trang 4CÂU 5: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối caotheo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặtđất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? 24CÂU 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dântối cao 24CÂU 7: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu tháo dỡnhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2m2)? 25CÂU 8: Ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên không? 25CÂU 9: Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông Hậu cóphải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi không? Vì sao? 26CÂU 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến phầnđất ông Hậu lấn chiếm và xây nhà trên 27CÂU 11: Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trê, bàThi được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số 23 cho câu trả lời? 27CÂU 12: Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải quyết như Quyếtđịnh số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà không? Nêu rõ Quyết định màanh/chị biết 28CÂU 13: Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán trongQuyết định số 23 được bình luận ở đây? 29CÂU 14: Đối với phần chiếm không gian 10,71m2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57m2
trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có buộc tháo dỡ không? 29CÂU 15: Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71m2 và căn nhà phụtrên như thế nào? 30CÂU 16: Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian
ở Việt Nam hiện nay 30CÂU 17: Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn phù hợp vớiBLDS 2015 không? Vì sao? 32DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 6BÀI TẬP 1:
ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA
Tóm tắt Quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/05/2006 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:
- Nguyên đơn: Ông Triệu Tiến Tài
- Bị đơn: Ông Hà Văn Thơ
- Nội dung: Ông Tài có con trâu cái và một con nghé đực chăn thả rông ở bãi đất trống bịông Thơ chiếm hữu, sử dụng Ông Thơ đã xẻ thịt con nghé và bán con trâu mẹ cho ôngThi, sau đó ông Thi đổi con trâu mẹ cho ông Dòn Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông Thơphải hoàn lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằngcon trâu cái đang do ông Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đối với ông Dòn và chỉyêu cầu ông Thơ trả lại giá trị con nghé Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy bản
án dân sự phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai xét xử phúcthẩm lại theo quy định của pháp luật
CÂU 1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
Theo Điều 107 BLDS năm 2015 quy định:
1 Bất động sản bao gồm:
a Đất đai;
b Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2 Động sản là những tài sản không phải là bất động sản
Vì trâu không nằm trong danh mục liệt kê của bất động sản nên trâu là động sản theoquy định của Điều 107 BLDS năm 2015
Trang 7CÂU 2: Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
Điều 106 BLDS năm 2015 quy định về việc đăng ký tài sản:
1 Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
2 Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
3 Việc đăng ký tài sản phải được công khai.
Theo khoản 2 Điều 106 quy định rằng “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là
động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác” Như vậy, trâu là động sản nên không cần phải đăng ký quyền sở hữu.
CÂU 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài?
Đoạn của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài:
“Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của các nhân chứng
là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL 20), anh Bảo (BL 22) và kết quả giám định con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-8-2004, biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-8-2004, biên bản diễn giải biên bản kết quả giám định trâu ngày 20-8-2004), (BL 40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm
9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài”.
CÂU 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên?
Theo quy định tại điều 179 BLDS năm 2015:
1 Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Trang 82 Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
3 Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền
sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của
Bộ luật này.
Theo khoản 1 Điều 179 BLDS năm 2015, bản chất của chiếm hữu là việc nắm giữ,chi phối tài sản1 Sự nắm giữ, chi phối này có thể ddc hiểu là những hoạt động cụ thể củachủ thể đối với tài sản, diễn ra bình thường trong đời sống, thể hiện ở việc cầm nắm, giữgìn, trông coi, quản lý, kiểm soát thực tế đối với các động sản; hoặc cư ngụ, sinh sống trongngôi nhà; hay tiến hành xây dựng nhà cửa, trồng tỉa cây cối trên đất; nuôi trồng các cây, contrên mặt nước…
Qua khái niệm trên, có thể thấy chiếm hữu tài sản có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chiếm hữu là hành vi thực tế của chủ thể, là hoạt động có tính chất chủ
quan thể hiện sự kiểm soát, quản lý thực tế của chủ thể đối với tài sản
Thứ hai, chiếm hữu là một sự kiện thực tế, một hiện tượng khách quan, hay cũng có
thể hiểu đây là biểu hiện bề ngoài của quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, chi phối đối với tài
sản
Điều 182 BLDS năm 2005 cũng có quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ,
quản lý tài sản” và tại thời điểm xảy ra vụ tranh chấp thì BLDS năm 2005 đang còn hiệu
lực Vì vậy tại thời điểm xảy ra vụ tranh chấp, ông Chiên (Dòn) đang chiếm hữu con trâu
CÂU 5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không?
Vì sao?
Việc chiếm hữu của ông Dòn là không có căn cứ pháp luật Vì theo Điều 183 BLDS
năm 2005 có quy định: “Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các
trường hợp sau đây:
1 Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
1 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP HCM, Nxb Hồng Đức
2018, tr.103
Trang 92 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
3 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
4 Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
5 Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
6 Các trường hợp khác do pháp luật quy định”.
Như vậy, việc chiếm hữu của ông Dòn không thuộc trường hợp nào được nêu Có thểthấy được rằng, ban đầu việc ông Thơ chiếm hữu con trâu là không có căn cứ pháp luật, do
đó con trâu sau này được ông Thi và cuối cùng là ông Dòn chiếm hữu cũng sẽ không có căn
cứ pháp luật
CÂU 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Điều 189 BLDS năm 2005 quy định:
“Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”.
- Điều 180 BLDS năm 2015 cũng quy định: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.
Như vậy, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc chiếm hữu
mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu
Về bản chất, người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản củamình là không có căn cứ pháp luật
Trang 10CÂU 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì sao?
Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình
Vì căn cứ vào điều 180 BLDS năm 2015 quy định: “Chiếm hữu ngay tình là việc
chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” Khi ông Dòn trao đổi với ông Thi cả ông Dòn và ông Thi không hề biết rằng
con trâu là do ông Thơ chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật Vì thế ông Dòn cócăn cứ để tin rằng mình có quyền đối với con trâu đang chiếm hữu
CÂU 8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản trong BLDS?
- Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên kiachuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng Ví dụ trongtrường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại độngsản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chícủa chủ sở hữu căn cứ theo Điều 167 BLDS năm 2015
- Hợp đồng không có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích do bênkia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào Ví dụ trong trườnghợp là hợp đồng không có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phảiđăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình có được tài sản thông qua hợpđồngvới người không có quyền định đoạt tài sản căn cứ theo Điều 167 BLDS năm 2015
CÂU 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù? Vì sao?
Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù
Vì ông Thơ bán trâu mẹ cho ông Thi với giá 3.800.000đ, sau đó ông Thi đổi cho ôngDòn Như vậy, có thể thấy đây là giao dịch mà một bên nhận được lợi ích từ bên kia chuyển
Trang 11giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng Do vậy, đây là hợp đồng cóđền bù.
CÂU 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài không?
Trâu có tranh chấp bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài Vì:
- Không có căn cứ cho thấy ông từ bỏ quyền sở hữu con trâu, biểu hiện ở việc hàng thángông vẫn lên xem trâu mẹ và nghé con
- “Chiều ngày 18-3-2004 ông Hà Văn Thơ dắt 1 con trâu mẹ và 1 con nghé khoảng 3
tháng tuổi đi qua nhà ông, ông nhận ra là trâu, nghé của ông và có nói với ông Thơ”.
Ông Tài đã bộc lộ sự bất ngờ khi trâu của mình bị ông Thơ dắt đi và đã có hành độngcan ngăn nhưng không thành Điều đó chứng tỏ ông Tài không mong muốn sự việc xảyra
- Tòa đã xác minh và khẳng định ông Thơ là người chiếm hữu, sử dụng tài sản không cócăn cứ pháp luật
CÂU 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn, được
thể hiện ở đoạn: “Tòa án cấp phúc thẩm nhận định con trâu mẹ và con nghé con là của ông
Tài là đúng nhưng lại cho rằng con trâu cái đang do ông Nguyễn Văn Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đòi ông Dòn và quyết định chỉ buộc ông Thơ phải trả lại trị giá con nghé
là 900.000đ, bác yêu cầu của ông Tài đòi ông Thơ phải trả lại con trâu mẹ là không đúng pháp luật”.
CÂU 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Hướng giải quyết của Tòa dân sự Tòa án nhân tối cao cho rằng ông Tài được đòi trâu
từ ông Dòn là hợp lý
Trang 12Vì trâu là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu nên theo điều 167 BLDS năm
2015 quy định: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ
sở hữu” Trong trường hợp này, ông Dòn chiếm hữu trâu đang tranh chấp là không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình và ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bùnên chủ sở hữu là ông Tài có quyền đòi lại trâu của mình Như vậy, hướng giải quyết củaTòa dân sự Tòa án nhân tối cao là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật
CÂU 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không?
Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành vẫn có quy định
bảo vệ ông Tài Theo khoản 2 điều 164 BLDS năm 2015 có quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể
có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
CÂU 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Khi ông Tài không đòi được trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được
quyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Trong
quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật”.
Trang 13CÂU 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao khi yêu cầu ông Thơphải trả giá trị con trâu cho ông Tài là hợp lý Trên thực tế, ông Tài vẫn có quyền đòi ôngDòn trả lại con trâu Nhưng sau đó ông Dòn có thể đòi đổi lại với ông Thi và ông Thi lạitiếp tục đòi ông Thơ bồi thường thiệt hại Việc này dẫn đến một loạt các tranh chấp phứctạp Vì vậy Tòa án đã giải quyết theo đúng yêu cầu của ông Tài là đòi ông Thơ bồi thườngthiệt hại giá trị trâu mẹ và nghé
Trang 14sơ thẩm và phúc thẩm, bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn và giao hồ sơ vụ án cho Tòa ánnhân dân tỉnh B xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
CÂU 1: Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình?
Đoạn 2 của Quyết định giám đốc thẩm: “Như vậy, căn cứ vào nội dung trình bày của
bà T và các giấy tờ có liên quan thì toàn bộ diện tích đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của bà X”.
Đoạn 5 của Quyết định giám đốc thẩm: “Sau đó, ngày 19/8/2010, bà N chuyển
nhượng cho ông M diện tích 323,2m 2 (do thực tế 313,6m), ngày 01/10/2010 ông M đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ông M đã xây dựng nhà 4 tầng trên đất Diện tích đất còn lại 917,6m 2 , ngày 21/10/2011, bà N tặng cho con gái là chị Nguyễn Vi L Sau
đó, chị L chuyển nhượng 173,1m 2 (đo thực tế 170,9m 2 ) đất cho ông Lăng Đào Minh Đ và bà
Trang 15Trần Thu T; ông Đ, bà T đi nhận đất sử dụng và được cấp giấy chứng nhận ngày 24/7/2012 Diện tích đất còn lại của chị L do thực tế là 744m 2 Việc chuyển nhượng và tặng cho nêu trên đã hoàn thành trước khi có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 410/2012/KN-DS ngày 24/9/2012 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Quyết định giám đốc thẩm số 55/2013/DS-GĐT ngày 30/01/2013 của Toà án nhân dân tối cao hủy toàn
bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 123/2009/DS-PT ngày 23/10/2009 nêu trên Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 138 và Điều 258 Bộ luật dân sự 2005 thì các giao dịch chuyển nhượng và tặng cho đất của ông M, bà Q, chị L, ông Đ, bà T là các giao dịch của người thứ
ba ngay tình được pháp luật bảo vệ”.
CÂU 2: Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015), chủ sở hữu bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển giao cho người thứ
ba ngay tình?
BLDS năm 2005:
- Điều 256 Quyền đòi lại tài sản:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản
đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tinh thủ áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.
- Điều 257 Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếmhữu ngay tình:
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ
sở hữu.
Trang 16- Điều 258 Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từngười chiếm hữu ngay tình:
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
- Khoản 2 Điều 138:
2 Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động san phai đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bản đầu giả hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
BLDS năm 2015:
- Khoản 1 Điều 166 Quyền đòi lại tài sản:
1 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đổi với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
- Điều 167 Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếmhữu ngay tình:
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
- Điều 168 Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từngười chiếm hữu ngay tình: