Tóm tắt Bản án số 082020DSST ngày 2882020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc: Nguyên đơn: ông Trần Văn Hòa Bị đơn: anh Trần Hoài Nam, chị Trần Thanh Hương Nội dung: ông Hòa và bà Mai chỉ có 2 người con là anh Nam và chị Hương, ngoài ra không có con đẻ, con nuôi nào khác. Ông Hòa khởi kiện anh Nam về vấn đề “Tranh chấp thừa kế tài sản”. Di sản bà Mai để lại có 1 miếng đất khoảng 165m2, trong đó chỉ có 84m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khí bà Mai chết, Tòa án xem phần đất còn lại chưa được cấp quyền sử dụng cũng là di sản để chia thừa kế.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MỤC LỤC
BÀI TẬP 1: DI SẢN THỪA KẾ 3
CÂU 1: Ở pháp luật nước ngoài, di sản có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu
ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết về chủ đề này 4
Trang 2CÂU 2: Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời 4CÂU 3: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? 5CÂU 4: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố
có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trảlời 6CÂU 5: Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời? 6CÂU 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7CÂU 7: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao? 7CÂU 8: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có đượccoi là di sản để chia không? Vì sao? 7CÂU 9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K 7CÂU 10: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 8CÂU 11: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên
là bao nhiêu? Vì sao? 8CÂU 12: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? 8CÂU 13: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? 9
BÀI TẬP 2: QUẢN LÝ TÀI SẢN 10
CÂU 1: Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ
và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao? 10CÂU 2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 11CÂU 3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 11CÂU 4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 12
2
Trang 3CÂU 5: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời 13
CÂU 6: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 14
BÀI TẬP 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ 15
CÂU 1: Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào áp dụng thời hiệu yêu cầu chia di sản không? .15
CÂU 2: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam 15
CÂU 3: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? 16
CÂU 4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 16
CÂU 5: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 17
CÂU 6: Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên 17
BÀI TẬP 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
BÀI TẬP 1:
DI SẢN THỪA KẾ
Tóm tắt Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc:
- Nguyên đơn: ông Trần Văn Hòa
- Bị đơn: anh Trần Hoài Nam, chị Trần Thanh Hương
Trang 4- Nội dung: ông Hòa và bà Mai chỉ có 2 người con là anh Nam và chị Hương, ngoài
ra không có con đẻ, con nuôi nào khác Ông Hòa khởi kiện anh Nam về vấn đề
“Tranh chấp thừa kế tài sản” Di sản bà Mai để lại có 1 miếng đất khoảng 165m2, trong đó chỉ có 84m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khí bà Mai chết, Tòa án xem phần đất còn lại chưa được cấp quyền sử dụng cũng là di sản để chia thừa kế
Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyểnnhượng Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó Sốtiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế Bênnhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản
để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng
CÂU 1: Ở pháp luật nước ngoài, di sản có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết về chủ đề này.
Di sản, theo Common Law, là giá trị ròng của một người tại bất kỳ thời điểmnào, dù còn sống hay đã chết Đó là tổng tài sản của một người - quyền, lợi ích hợppháp và quyền lợi đối với tài sản dưới bất kỳ hình thức nào - trừ đi tất cả các khoản nợtại thời điểm đó Vấn đề có ý nghĩa pháp lý đặc biệt về vấn đề phá sản và cái chết củamột người
(?) Tìm pháp luật Thái Lan và Nhật Bản
→ Xác định di sản của người chết gồm tất cả tài sản của họ và các quyền, nghĩa
vụ của người chết Người thừa kế phải thừa kế toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ củangười chết, trừ các quyền, nghĩa vụ liên quan đến nhân thân
4
Trang 5CÂU 2: Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Di sản nói chung được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng, di sản là tất cảnhững gì mà thời trước để lại; còn theo nghĩa hẹp, di sản là tài sản của người chết để
lại Theo Điều 612 BLDS năm 2015 thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Như vậy, bản
chất của di sản chính là tài sản Theo Điều 105 BLDS năm 2015 quy định về tài sản:
1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể
là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Đồng thời, khoản 1 Điều 615 BLDS năm 2015 quy định: “1 Những người
hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Khoản 1 Điều 620 BLDS năm
2015 cũng quy định: “1 Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp
việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác”.
Việc xác định đúng di sản thừa kế góp phần đảm bảo sự công bằng trong việcphân chia, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người thừa kế Hiện nay, về việc di sản
có bao gồm nghĩa vụ của người quá cố hay không vẫn còn nhiều quan điểm1, quanđiểm được nhiều nhà khoa học đồng ý và được thể hiện trong Điều 612 BLDS năm
2015 Điều 612 đã nêu trên không hề quy định di sản bao gồm nghĩa vụ về tài sản củangười chết Đồng thời, theo các Điều 615 và 620 BLDS năm 2015 thì những ngườithừa kế có phải thanh toán các nghĩa vụ của người chết để lại xong còn lại mới đượcphân chia Việc thực hiện nghĩa vụ không phải với tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do
họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ của người chết để lại bằng chính tài sản củangười chết Quy định tại Điều 614 phải được hiểu là người thừa kế chỉ thay mặt ngườichết để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người chết bằng chính tài sản mà ngườichết để lại, chứ không phải thừa kế lại các quyền và nghĩa vụ của người chết
1 Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP HCM, Nxb
Hồng Đức 2018, tr.413-415.
Trang 6Từ các lẽ trên, có thể xác định di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quácố.
CÂU 3: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên
bố chết, nếu người bị Tòa án tuyên bố chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa ánxác định trong bản án2
Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi mộttài sản mới sau đó thì tài sản mới phải được xem xét nguyên nhân, mục đích thay thể
để thay thế thì mới được coi là di sản Có thể chia thành 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Các yếu tố khách quan tác động (sóng thần, hỏa hoạn, lũ lụt…) làmtài sản do người quá cố để lại bị tổn hại ở thời điểm mở thừa kế Đối với trườnghợp này, vẫn có thể thay thế được tài sản bằng một tài sản mới ngang giá trị để bảo
vệ quyền lợi của người thừa kế tài sản
- Trường hợp 2: Các yếu tố chủ quan (con người) tác động để chiếm đoạt tài sản.Đối với trường hợp này thì một tài sản mới không thể xem là di sản, và người làmthất thoát di sản có trách nhiệm trả lại phần giá trị làm thất thoát để chia thừa kế
→ phần giá trị bị chiếm đoạt là di sản
Theo Điều 16, 17 BLDS năm 2015, người chết không còn năng lực hành vi dân
sự để xác lập quyền sở hữu
Khi 1 người cha chết, miếng đất chưa được chia thừa kế thì bị Nhà nước thu hồi
và bồi thường Vậy số tiền bồi thường có được xem là di sản để chia thừa kế không?
Trong thực tiễn xét xử, di sản bị thay thế không thuộc những người thừa kế nữa
và tài sản thay thế (xuất hiện sau thời điểm mở thừa kế) được coi là di sản Hướng giảiquyết này chưa được quy định trong văn bản nhưng rất thuyết phục và được áp dụng
cả đối với trường hợp di sản được thay thế bằng một khoản tiền như tiền đền bù3
2 Khoản 1 Điều 611; khoản 2 Điều 71 BLDS năm 2015.
3 Đỗ Văn Đại, Một số bất cập về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005, 2014.
6
Trang 7Vậy khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởimột tài sản mới sau đó thì việc tài sản mới có là di sản không còn tùy thuộc vàonguyên nhân dẫn đến tài sản bị thay thế.
Nguồn gốc của tài sản mới là từ tài sản cũ thì mới được xem là di sản để chiathừa kế Ví dụ: căn nhà bị sét đánh cháy, 2/3 người con góp tiền xây lại căn nhà →không thể xem là di sản để chia cho cả 3 người con vì nguồn gốc xây dựng nên cănnhà không phải từ tài sản của người bố để lại
CÂU 4: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 612 BLDS năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Như vậy, để
được coi là di sản thì đầu tiên đó phải là tài sản của người chết lúc họ còn sống
Căn cứ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” Như vậy, người sử dụng đất đứng tên
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất
về mặt pháp lý
Theo Điều 168 Luật đất đai năm 2013: “Người sử dụng đất được thực hiện các
quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận” Như vậy, chỉ khi có Giấy chứng nhận người sử
dụng đất mới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó bao gồmquyền để lại di sản thừa kế Vì vậy quyền sử dụng đất của người quá cố phải được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được coi là di sản
Khoản 1 Điều 168: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyểnnhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi cóGiấy chứng nhận Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì
Trang 8người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện
quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Không phải trong mọi trường hợp đất đều cần có giấy (mục 1.3 phần II Nghịquyết số 02/2004/NQ-HĐTP) Ngoại lệ: trên phần đất chưa có giấy có nhà hoặc cáccông trình kiên cố → xem là di sản
CÂU 5: Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?
Trong bản án số 08, Tòa án coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất không phải là di sản
Đoạn trích của bản án cho thấy câu trả lời trên là: “Đối với diện tích đất tăng
85,5m chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa kế, cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Đây vẫn là tài sản ông Hòa và bà Mai, chỉ có điều là các đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Phần đề nghị này của đại diện viện kiểm sát không được hội đồng xét xử chấp nhận Các đề nghị khác đại diện Viện kiểm sát tại phiên toà là có căn cứ, được Hội đồng xét xử xem xét và quyết định”.
CÂU 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số
08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hướng xử lý của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý Vì theo Điều 612 BLDS năm 2015: “Di sản
bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Sau khi bà Mai mất thì phần đất này mới được tiếp tục giao cho ông
8
Trang 9Hòa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sởhữu cho ông Hoà Vậy nên đây là tài sản riêng của ông Hòa chứ không phải tài sảnchung giữa ông Hòa và bà Mai, dẫn đến việc phần đất này không phải di sản của bàMai.
CÂU 7: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn
N là 133,5m2
Vì trong tổng diện tích thì đã chuyển nhượng 131m2 đất cho ông Phùng Văn K.Còn lại 267m2 là tài sản chung nên được chia đôi → phần di sản của Phùng Văn N là133,5m2
CÂU 8: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn Kkhông được coi là di sản để chia Vì ông Phùng Văn K được cấp giấy chứng nhận sửdụng đất đã mua của bà Phùng Thị N Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã khẳngđịnh: Toà án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ôngPhùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ Toà án cấp sơ thẩm xác định di sản
là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) đểchia là không đúng
CÂU 9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyểnnhượng cho ông Phùng Văn K là hợp lý Năm 1991, bà Phùng Thị G đã chuyểnnhượng 131m2 diện tích đất để trang trải nợ nần và nuôi các con, phần diện tích đất
Trang 10này cũng đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nên phần 131m2 khôngđược coi là phần di sản để phân chia là hợp pháp.
CÂU 10: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản
để chia không? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùngcho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó không được coi là di sản đểchia Vì 398 diện tích đất là tài sản chung của ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G,sau khi ông N mất thì tài sản này sẽ chia đôi là 196 theo quy định tại Điều 66 LuậtHôn nhân và Gia đình năm 2014 Vì ông N không để lại di chúc nên bà G và các conchung của 2 người đều được thừa kế như nhau tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDSnăm 2015 Nếu bà G tự ý bán đất để cho cá nhân mình dùng thì coi như là bà đã tự bán
đi phần đất của mình trong khối tài sản chung của 2 vợ chồng và không ảnh hưởng tới
di sản của những người thừa kế
Tài sản chung của các đồng thừa kế thì cần phải có sự đồng ý của các đồng thừa
kế Bà G bán nhà để nuôi con, các người con vẫn sử dụng phần tiền đó và không phảnđối việc bán đất Nếu bà G bán đất để sử dụng riêng, đây vẫn là di sản để chia cho cácđồng thừa kế Phần tiền đã dùng phải được bù lại để chia cho các đồng thừa kế
CÂU 11: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất
là 133,5m2 Vì theo nhận định của Tòa án, việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đấtcho ông Phùng Văn K các con của bà đều biết nhưng không ai có ý kiến phản đối gì.Đồng thời các con của bà Phùng Thị G có lời khai số tiền bán đất bà Phùng Thị Gdùng để trang trải cuộc sống của bà và các con Mảnh đất 267m2 tuy bà được đứng tênnhưng nó được hình thành trong thời gian hôn nhân nên được xác định là tài sản chungcủa ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G, chính vì vậy bà Phùng Thị G chỉ có quyềnđịnh đoạt ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267m2
10
Trang 11CÂU 12: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không?
Vì sao?
Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 làthuyết phục Bởi khi ông Phùng Văn N chết, ông không để lại di chúc, vậy trừ đi phầnđất bà Phùng Thị G đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K, diện tích đất còn lại là267m2 Vì phần đất này là tài sản tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân nên mặc dù đứngtên bà Phùng Thị G nhưng thực chất bà chỉ được quyền định đoạt, sử dụng ½ diện tíchđất trên, tức 133,5m2, ½ diện tích đất còn lại thuộc về phần di sản của ông Phùng Văn
N Sau đó, bà Phùng Thị G viết di chúc nhượng cho chị Phùng Thị H1 90m2 đất nữa,cho nên, phần còn lại của di sản của bà là 43,5m2
Đây không là nội dung của Án lệ số 16 vì Án lệ chỉ trích phần [2] Quyết địnhgiám đốc thẩm số 573/2013/DS-GĐT ngày 16-12-2013 của Tòa Dân sự Tòa án nhândân tối cao
Nội dung Án lệ:
“Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m 2 trong tổng diện tích 398m 2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m 2 Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, diện tích 267,4m 2 , bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà
và các con Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m 2 nêu trên cho ông Phùng Văn K Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ Tòa án cấp sơ thẩm xác định
di sản là tổng diện tích đất 398m 2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng.”
Trang 12CÂU 13: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?
Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là
không thuyết phục.Vì bà Phùng Thị G khi chết chỉ để lại di chúc nhượng 90m2 cho chịPhùng Thị H1, còn lại 43,5m2 đất chưa được định đoạt sẽ được chia đều theo quy địnhcủa pháp luật cho tất cả 6 người con của bà, bao gồm cả chị Phùng Thị H1 là người đãnhận thừa kế theo di chúc Việc Tòa án quyết định chia 43,5m2 cho 5 kỷ phần còn lại
đã khiến cho chị Phùng Thị H1 bị mất quyền lợi của mình
Đây không phải là nội dung của án lệ số 16, vì quyết định này chỉ liên quan đếnviệc chia thừa kế theo pháp luật
BÀI TẬP 2:
QUẢN LÝ TÀI SẢN
Tóm tắt Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La về Tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế:
- Nguyên đơn: Anh Phạm Tiến H
- Bị đơn: Anh Phạm Tiến N
- Nội dung: Ông Đ và bà T sau khi chết đã để lại nhà và đất nhưng không để lại dichúc giao con cái nào trong nhà và để nguyên không ai quản lý Khi ngôi nhàxuống cấp nghiêm trọng, anh Tiến H đã được sự uỷ quyền của chị em trong giađình đã tiến hành sửa chữa lại nhà trên đất Tuy nhiên, N không đồng ý với việc đó
và có ý cản trở, N xuất trình một giấy ủy quyền của anh T với nội dung là ủyquyền cho N trong coi ngôi nhà đến khi anh T chấp hành án trở về Do đó, anhTiến H đề nghị Tòa án giải quyết buộc N và anh T không được cản trở việc anh tusửa nhà và N không được xâm phạm đến tài sản của bố mẹ anh
12