VÕ HỒNG ĐỨCHọc viên thực hiện: ĐẶNG QUỐC HUY Lớp: MBA 018Ngàysinh:13/10/1988Nơi sinh: Bình ThuậnTên đề tài: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆMXÃ HỘI CỦA DOANHNGHIỆP: TRƯỜNGHỢP CÁC NGÂN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Hồng Đức
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 3GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Đặng Quốc Huy
Ngàysinh: 13/10/1988 Nơi sinh: Bình Thuận
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã học viên: 1883401020025
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốtnghiệphợp lệ về bản
quyền cho Thưviện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường
đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của SởKhoahọc và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
Trang 4Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC sĩ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: TS VÕ HỒNG ĐỨC
Học viên thực hiện: ĐẶNG QUỐC HUY Lớp: MBA 018
Tên đề tài: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Ý kiến cùa giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Đặng Quốc Huy
được bảo vệ luận văn trước Hội đồng:
Giảng viên hướng dẫn đồng ý cho phép học viên Đặng Quốc Huy bảo vệ luận văn trước Hội
đồng
Thành phổ Hồ Chỉ Mỉnh, ngày 10 tháng 3 năm 2023
Người nhận xét
Võ Hồng Đức
Trang 5LỜ1 CAM DOAN
Tôi cam đoan rằng luận vãn “Quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu cùa chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận vãn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng đổ nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giò’ được nộp de nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP nồ Chí Minh, năm 2023
Đặng Quốc Huy
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và tiến hành nghiên cứu đề tài nghiên cứu “Quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, thầy cô và các đồng nghiệp
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô trường Đại Học Mở đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua Xin chân thành cảm ơn TS Võ Hồng Đức, người đã luôn tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chính nhờ sự hướng dẫn tỉ mỉ và tận tâm của Thầy đã giúp tôi rất nhiều cả về lý thuyết lẫn việc thực hiện và trình bày trong suốt quá trình kể từ khi bắt đầu cho đến khi đề tài này được hoàn tất
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã
hỗ trợ, góp ý, giúp tôi có đầy đủ các cơ sở, tài liệu để hoàn thành việc nghiên cứu của mình Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn Ba Mẹ, Vợ và con trai của tôi đã động viên, truyền cho tôi động lực để hoàn thành luận văn này
Trang 7TÓM TẮT
Mô hình nghiên cứu gồm có 8 biến độc lập; trong đó có 5 biến độc lập thuộc quản trị doanh nghiệp là quy mô HĐQT, thành viên độc lập không điều hành, giám đốc điều hành, thành viên nữ trong HĐQT, thành viên HĐQT là người nước ngoài;
2 biến độc lập liên quan đến cấu trúc doanh nghiệp là quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu; cuối cùng là 1 biến liên quan đến hiệu suất doanh nghiệp là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; 8 biến độc lập này tác động đến chỉ số báo cáo trách nhiệm của ngân hàng
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, và báo cáo quản trị của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam có niêm yết từ năm 2017 đến hết năm 2021 Trên cơ sở các số liệu này, nghiên cứu đã tiến hành phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu theo từng năm và trung bình trong 5 năm Kết quả thống kê mô tả các biến của 30 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 cho thấy, trung bình một ngân hàng có 7 thành viên trong HĐQT, 1 thành viên độc lập không điều hành, 1 thành viên nữ trong HĐQT, hầu hết giám đốc điều hành là được thuê, và trung bình có 1 thành viên là người nước ngoài trong HĐQT Bên cạnh đó, dữ liệu cũng cho thấy quy mô ngân hàng trung bình là 311.116 tỷ đồng, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình 13,39, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở trung bình là 11,77, và chỉ số báo cáo CSR của ngân hàng trung bình là 0,52 trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021
Tiếp theo, kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy, có mối liên hệ tuyến tính giữa 5 biến độc lập: quy mô HĐQT, thành viên độc lập không điều hành, thành viên HĐQT là người nước ngoài, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu lên biến phụ thuộc Chỉ số báo cáo CSR của ngân hàng; đồng thời 3 biến: giám đốc điều hành, thành viên nữ trong HĐQT, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu không
có mối liên hệ tuyến tính với biến Chỉ số báo cáo CSR của ngân hàng Bên cạn đó, kết quả phân tích tương quan Pearson còn phát hiện giữa các biến độc lập có 11 cặp biến có mối liên hệ tuyến tính với nhau nhưng không có mối tương quan nào quá mạnh
Trang 8Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính chỉ ra rằng, có 5 yếu tố tác động tích cực lên Chỉ số báo cáo CSR của ngân hàng theo thứ tự giảm dần là: quy mô của ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thành viên HĐQT là người nước ngoài, thành viên nữ trong HĐQT, và thành viên độc lập không điều hành 5 yếu tố này giải thích 56,6% sự biến thiên của biến này của biến Chỉ số báo cáo CSR của ngân hàng Ba biến không có ảnh hưởng đến Chỉ số báo cáo CSR của ngân hàng là quy mô HĐQT, giám đốc điều hành, và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Kết quả của nghiên cứu này đóng góp bằng chứng về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp (quy mô HĐQT, thành viên độc lập không điều hành, giám đốc điều hành, thành viên nữ trong HĐQT, thành viên HĐQT là người nước ngoài), cấu trúc doanh nghiệp (quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu), hiệu suất doanh nghiệp (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) đến chỉ số báo cáo trách nhiệm của ngân hàng Ngoài ra, HĐQT ngân hàng muốn tăng cường hay thu hẹp các hoạt động CSR thì cân nhắc cân nhắc lựa chọn số lượng các thành viên này trong HĐQT Đối với ban điều hành ngân hàng, kết quả của nghiên cứu này cũng có giá trị trong việc mở rộng, đề ra các chương trình CSR phù hợp để dễ dàng được HĐQT thông qua cũng như tiết kiệm được thời gian, giảm những mâu thuẫn không mong muốn trong việc thảo luận các hoạt động CSR giữa ban quản trị và ban điều hành ngân hàng
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng cung cấp tài liệu cho các quỹ đầu tư nước ngoài trong việc dự đoán các động thái CSR trong tương lai của ngân hàng, hoặc các tổ chức hoạt động vì kêu gọi đóng góp cho các chương trình từ thiện trong nước có những phán đoán chính xác hơn trong việc kêu gọi đóng góp đóng góp từ ngân hàng
Trang 9ABSTRACT
The research model includes 8 independent variables; in which there are 5 independent variables of corporate governance: size of the Board of Directors, independent non-executive members, executive director, female members of the Board of Directors, foreign members of the Board of Directors; Two independent variables related to corporate structure are bank size and debt-to-equity ratio; the last variable related to firm performance is return on equity; These 8 independent variables affect the bank's liability reporting index
The study was conducted by collecting data from financial statements, annual reports, and management reports of 30 listed Vietnamese commercial banks from
2017 to the end of 2021 These data, the study has conducted descriptive statistical analysis of the variables in the research model by year and average over 5 years The statistical results describing the variables of 30 banks in the period from 2017
to 2021 show that, on average, a bank has 7 members on the Board of Directors, 1 independent non-executive member, 1 female member of the Board of Directors
On the board of directors, most of the executives are hired, and on average there is 1 foreign member on the board In addition, the data also show that the average bank size is VND 311,116 billion, the average debt to equity ratio is 13.39, the average return on equity is 11.77, and The bank's CSR reporting index averaged 0.52 between 2017 and 2021
Next, the results of Pearson correlation analysis show that there is a linear relationship between 5 independent variables: size of the board of directors, independent non-executive members, foreign board members, bank size, return on equity on the dependent variable of the Bank's CSR Reporting Index;
Trang 10Simultaneously 3 variables: CEO, female members of the Board of Directors, to-equity ratio have no linear relationship with the Bank's CSR Reporting Index variable Besides, the results of Pearson correlation analysis also found that among the independent variables, there are 11 pairs of variables that have a linear relationship with each other, but no correlation is too strong
The results of the linear regression analysis show that there are 5 factors that positively affect the bank's CSR reporting index in descending order: size of the bank, return on equity owners, foreign members of the Board of Directors, female members of the Board of Directors, and independent non-executive members These
5 factors explain 56.6% of the variation of this variable of the Bank CSR Reporting Index variable The three variables that have no effect on the Bank's CSR Reporting Index are board size, executives, and debt-to-equity ratio
The results of this study contribute evidence on the relationship between corporate governance (BOD size, independent non-executive members, CEO, female members of the Board of Directors, foreign board members) ), corporate structure (bank size, debt-to-equity ratio), corporate performance (return on equity)
to the bank's liability reporting index In addition, if the Bank's Board of Directors wants to increase or decrease CSR activities, they should consider choosing the number of these members in the Board of Directors For the bank's board of directors, the results of this study are also valuable in expanding and setting out appropriate CSR programs to easily be approved by the Board of Directors as well
as saving time and reducing conflicts undesirable in the discussion of CSR activities between the bank's management and management
Finally, the research results also provide material for foreign investment funds in predicting future CSR moves of banks, or organizations that work for
Trang 11calling for contributions to programs from Domestic charity has more accurate judgment in calling for contributions from banks.
Trang 12MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC viii
DANH MỤC BẢNG xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 Lý do nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 4
1.7 Cấu trúc luận văn 6
Tóm tắt chương 1 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Lý thuyết quản trị doanh nghiệp 7
2.1.1 Lý thuyết về quản trị 8
2.1.2 Lý thuyết người đại diện 9
2.1.3 Lý thuyết ràng buộc các nguồn lực 11
2.1.4 Lý thuyết chuyên quyền quản lý 12
2.1.5 Lý thuyết các bên liên quan 13
2.2 Lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 14
2.2.1.Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 14
2.2.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và ngân hàng 16
Trang 132.3 Thực trạng thực hiện CSR của các ngân hàng thương mại hiện nay 17
2.4 Các nghiên cứu trước liên quan 19
2.5 Giả thuyết nghiên cứu 26
2.5.1 Quy mô HĐQT và CSR 26
2.5.2 Giám đốc điều hành và CSR 27
2.5.3 Thành viên HĐQT độc lập không điều hành và CSR 28
2.5.4 Thành viên nữ trong HĐQT và CSR 29
2.5.5 Công dân nước ngoài trong HĐQT và CSR 30
2.5.6 Quy mô doanh nghiệp và CSR 31
2.5.7 Tỷ suất lợi nhuận (ROE) và CSR 31
2.5.8 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu 32
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 32
Tóm tắt chương 2 36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1 Dữ liệu nghiên cứu 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
Tóm tắt chương 3 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
4.1.Kết quả thu thập dữ liệu 47
4.2 Thống kê mô tả biến 54
4.3 Phân tích tương quan Pearson 67
4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 69
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 71
4.5.1 Các giả thuyết được chấp nhận 71
4.5.2 Các giả thuyết bị bác bỏ 73
Tóm tắt chương 4 74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 76
Trang 145.1 Kết luận 76
5.2 Hàm ý quản trị 76
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 77
Tóm tắt chương 5 78
Tài liệu tham khảo 79
PHỤ LỤC 1
Trang 15DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1: Tóm tắt các nghiên cứu trước 23
Bảng 2 2: Tóm tắt các biến sử dụng trong nghiên cứu trước 25
Bảng 2 3: Bảng tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình 35
Bảng 3 1: Các ngân hàng thương mại được niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021, sắp xếp theo Brand name ………37
Bảng 4 1: Số liệu năm 2017 ………47
Bảng 4 2: Số liệu năm 2018 49
Bảng 4 3: Số liệu năm 2019 50
Bảng 4 4: Số liệu năm 2020 51
Bảng 4 5: Số liệu năm 2021 53
Bảng 4 6: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 1 55
Bảng 4 7: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 2 57
Bảng 4 8: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 3 59
Bảng 4 9: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 4 61
Bảng 4 10: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 5 63
Bảng 4 11: Trung bình các chỉ số giai đoạn 2017-2021 65
Bảng 4 12: Kết quả phân tích tương quan Pearson 67
Bảng 4 13: Hệ số xác định R Square 69
Bảng 4 14: Bảng Anova 69
Bảng 4 15: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 70
Bảng 4 16: Kết luận phân tích hồi quy tuyến tính 71
Trang 16DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1: Mô hình nghiên cứu 34
Trang 17DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Governance)
(Coporate Social Respontibility)
Trang 18
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do nghiên cứu
Thế giới ngày nay chứng kiến sự thay đổi lớn trong nhận thức cộng đồng về vai trò của doanh nghiệp trong xã hội, kinh doanh đóng góp cho sự tăng trưởng kinh
tế, tạo ra việc làm và cả sự giàu có Và có nhiều kỳ vọng rằng kinh doanh sẽ đưa ra nhiều giải pháp cho những thách thức của xã hội và môi trường như: sự nóng lên toàn cầu biến đổi khí hậu và khả năng chi trả cho y tế (Blowfield và Murray, 2014) Đứng trước những kỳ vọng thay đổi này, các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đối mặt với những áp lực ngày càng tăng để cải thiện và thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
Trách nhiệm xã hội ngày càng được xem là thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Báo cáo năm 2008 của Reverte nói rằng hoạt động CSR là mối quan tâm lớn của chính phủ và các tập đoàn Một cuộc khảo sát quốc tế vào năm 2002 được thực hiện bởi Price Waterhouse Coopers đã phát hiện rằng gần 70% các giám đốc điều hành tin rằng thực hiện CSR là rất quan trọng đối với lợi nhuận của công ty họ (Simms, 2002) Tuy nhiên, khi có các vấn đề xã hội do chính công ty tạo ra trong quá trình làm giàu cho cổ đông thì các công ty không thể tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông như đã cam kết (Trang và Yekini, 2014)
Mối quan hệ giữa CSR và quản trị doanh nghiệp (CG) trở thành đề tài nghiên cứu được quan tâm hơn, điều này có thể do chính tầm quan trọng của CSR trong xã hội Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy rằng CSR có thể tác động tích cực đến hiệu suất công ty, giá trị doanh nghiệp, rủi ro của doanh nghiệp và thông qua đó tác động đến lợi nhuận, chi phí vốn và giá cổ phiếu của công ty (Gray, Kouhy, và Lavers, 1995; Simpson và Kohers, 2002; Scholtens, 2008; Godfrey, Merrill và Hansen, 2009; Salama, Anderson, và Toms, 2011; Ghoul, Guedhami, Kwok, và Mishra, 2011; Cormier, Ledoux, và Magnan, 2011; Lourenco, Branco, Curto, và Eugenio, 2012)
Kể từ cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007 – 2008, nhận thức của các bên liên quan về rủi ro và hiệu suất của các công ty đã trở nên đặc biệt quan trọng đối
Trang 19với phát triển bền vững của các ngân hàng vì nguồn thu chính để tài trợ và thanh khoản đến từ những người gửi tiền và các cơ quan chính phủ (Grove và cộng sự, 2011; Veronesi và Zingales, 2010) Do đó, hiểu về mối liên kết giữa quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là các đặc điểm của hội đồng quản trị đối với báo cáo CSR rất quan trọng đối với các ngân hàng (Jizi, Salama, Dixon, và Stratling, 2014) Các nghiên cứu thực tiễn về CSR hầu hết tập trung ở lĩnh vực phi tài chính tại các quốc gia phát triển, trong đó lĩnh vực ngân hàng thường bị bỏ qua do nhiều yếu tố (Deegan et al 2002), hơn nữa các nghiên cứu về CSR ở các nước đang phát triển cũng khá hạn chế (Sharif & Rashid, 2014), Việt Nam cũng không ngoại lệ
Tại Việt Nam, các vấn đề về thực hiện CSR được giới thiệu thông qua chương trình “Tăng cường cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các nước đang phát triển” bởi Ngân hàng Thế giới năm 2003 (Twose và Rao, 2003) Năm
2007, Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước tiến mới thực hiện toàn cầu hóa
và CSR Gần đây, một số cải cách về luật lao động đã được thông qua với nỗ lực thực hiện CSR hoạt động tại Việt Nam Bên cạnh đó, Liên minh Châu Âu và Thương mại Việt Nam có hỗ trợ dự án của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc để giúp đỡ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thích nghi và chấp nhận CSR để cải thiện mối liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững (Nguyễn, 2007) Điều này sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển thành một nền kinh tế thị trường định hướng xuất khẩu trong tương lai
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về các tác động của CSR như: Nghiên cứu của Turker (2009) về ảnh hưởng của CSR đối với sự cam kết với tổ chức; nghiên cứu của Esen (2013) về ảnh hưởng của CSR đến hình ảnh thương hiệu; hay nghiên cứu của Barakat, Isabella, Boaventura, và Mazzon (2016) về ảnh hưởng của CSR đối với sự hài lòng của nhân viên; nghiên cứu của Sharma, Poulose, Mohanta, và Antony (2018) về ảnh hưởng của CSR đối với ý định mua hàng; hoặc nghiên cứu của Chen và Lee (2017) về ảnh hưởng của CSR đối với giá trị doanh nghiệp Một số
ít nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố tác động đến CSR: nghiên cứu về ảnh hưởng của các giám đốc phát triển bền vững và ủy ban CSR đến các kết quả liên quan đến CSR của Velte và Stawinoga (2020); nghiên cứu của Jackon, Bartosch, Avetisyan,
Trang 20Kinderman, và Knudsen (2020) về việc bắt buộc công bố thông tin phi tài chính ảnh hưởng đến CSR; hay nghiên cứu của Kim và Kim (2020) tìm hiều về ảnh hưởng của các giá trị văn hóa đến nhận thức về CSR; hoặc văn hóa quốc gia ảnh hưởng đến CSR của Peng, Dashdeleg, và Chih (2012)
Để hiểu thêm về mối quan hệ giữa giữa quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đề tài
“Quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam” được lựa chọn Với mong muốn cung cấp thêm bằng
chứng về mối quan hệ giữa CG và CSR trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là tác động của hội đồng quản trị các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đối với CSR
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thưc hiện với kỳ vọng đạt được các mục tiêu sau đây:
▪ Xác định các yếu tố thuộc hội đồng quản trị ảnh hưởng đến CSR trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
▪ Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đó đến CSR trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam; và
▪ Đề xuất một số hàm ý quản trị trên cơ sở kết quả đạt được từ nghiên cứu này
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, 3 câu hỏi nghiên cứu sau đây được hình thành:
▪ Các yếu tố nào thuộc hội đồng quản trị ảnh hưởng CSR trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam?
▪ Mức độ tác động của từng yếu tố đó đến CSR trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam như thế nào?
▪ Giải pháp nào có thể thực hiện để cải thiện và nâng cao CSR trong lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam?
Trang 211.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là CSR và các yếu tố thuộc đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến CSR trong lĩnh vực ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong 30 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2017 đến 2021
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, và báo cáo quản trị của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam có niêm yết từ năm 2017 đến hết năm 2021 Trên cơ sở các số liệu này, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu theo từng năm và trung bình trong 5 năm Tiếp theo, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích tương quan Pearson để kiểm tra có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với nhau hay không Cuối cùng, nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về các tác động của CSR như: Nghiên cứu của Turker (2009) về ảnh hưởng của CSR đối với sự cam kết với tổ chức; nghiên cứu của Esen (2013) về ảnh hưởng của CSR đến hình ảnh thương hiệu; hay nghiên cứu của Barakat, Isabella, Boaventura, và Mazzon (2016) về ảnh hưởng của CSR đối với sự hài lòng của nhân viên; nghiên cứu của Sharma, Poulose, Mohanta, và Antony (2018) về ảnh hưởng của CSR đối với ý định mua hàng; hoặc nghiên cứu của Chen và Lee (2017) về ảnh hưởng của CSR đối với giá trị doanh nghiệp Một số
ít nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố tác động đến CSR: nghiên cứu về ảnh hưởng của các giám đốc phát triển bền vững và ủy ban CSR đến các kết quả liên quan đến CSR của Velte và Stawinoga (2020); nghiên cứu của Jackon, Bartosch, Avetisyan,
Trang 22Kinderman, và Knudsen (2020) về việc bắt buộc công bố thông tin phi tài chính ảnh hưởng đến CSR; hay nghiên cứu của Kim và Kim (2020) tìm hiều về ảnh hưởng của các giá trị văn hóa đến nhận thức về CSR; hoặc văn hóa quốc gia ảnh hưởng đến CSR của Peng, Dashdeleg, và Chih (2012)
Nghiên cứu này đóng góp bằng chứng về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp (quy mô HĐQT, thành viên độc lập không điều hành, giám đốc điều hành, thành viên nữ trong HĐQT, thành viên HĐQT là người nước ngoài), cấu trúc doanh nghiệp (quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu), hiệu suất doanh nghiệp (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) đến chỉ số báo cáo trách nhiệm của ngân hàng, bổ sung vào các khoảng trống nghiên cứu trước đó
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này có thể sẽ giúp ngân hàng nhìn nhận về trách nhiệm xã hội cũng như vận dụng mối liên hệ giữa quản trị doanh nghiệp, cấu trúc doanh nghiệp, hiệu suất doanh nghiệp để phát triển ngân hàng một cách bền vững và hoàn toàn tự nguyện công bố các hoạt động trách nhiệm xã hội
Bên cạnh đó, từ kết quả của nghiên cứu dựa trên số liệu thực tế của các ngân hàng đã cho thấy rằng thành viên độc lập không điều hành, thành viên nữ, và thành viên là người nước ngoài trong HĐQT sẽ có tác động đến hoạt động CSR của ngân hàng Vì vậy, ngân hàng mà cụ thể là HĐQT muốn tăng cường hay thu hẹp các hoạt động CSR thì cân nhắc cân nhắc lựa chọn số lượng các thành viên này trong HĐQT Đối với ban điều hành ngân hàng, kết quả của nghiên cứu này cũng có giá trị trong việc mở rộng, đề ra các chương trình CSR phù hợp để dễ dàng được HĐQT thông qua cũng như tiết kiệm được thời gian, giảm những mâu thuẫn không mong muốn trong việc thảo luận các hoạt động CSR giữa ban quản trị và ban điều hành ngân hàng
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng cung cấp tài liệu cho các quỹ đầu tư nước ngoài trong việc dự đoán các động thái CSR trong tương lai của ngân hàng, hoặc các tổ chức hoạt động vì kêu gọi đóng góp cho các chương trình từ thiện trong
Trang 23nước có những phán đoán chính xác hơn trong việc kêu gọi đóng góp đóng góp từ ngân hàng
1.7 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Tổng quan
Chương này bao gồm nền tảng nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu của luận văn
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày lý thuyết về quản trị doanh nghiệp, lý thuyết về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp, các nghiên cứu trước có liên quan đến quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Chương 3: Phương pháp và mô hình ngiên cứu
Trình bày phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và các phương pháp để kiểm định các giả thuyết đã đề ra
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả thu thập, phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và một số chính sách đề nghị
Đưa ra kết luận của nghiên cứu, các hàm ý quản trị, những đóng góp của nghiên cứu này, cũng như trình bày những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Tóm tắt chương 1
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn cũng được trình bày ở chương này
Trang 24CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết quản trị doanh nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ quản trị doanh nghiệp mà phần lớn phụ thuộc vào các nhà nghiên cứu, thể chế đặc thù của từng quốc gia hay khuôn khổ pháp lý Cadbury (1992) định nghĩa quản trị công ty là một hệ thống và
hệ thống này sẽ giám sát và kiểm soát hoạt động công ty Định nghĩa này nhấn mạnh đến vai trò chính của chủ thể trong công ty bao gồm các cổ đông, hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát Ngoài ra, theo Solomon (2004), quản trị công ty
là một khuôn khổ kiểm soát và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan Các bên liên quan trong cơ chế quản trị công ty bao gồm các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, đối tác cung ứng và HĐQT Quản trị công ty tốt có thể củng cố và tăng cường chức năng kiểm soát nội bộ công ty, hạn chế hành vi tư lợi của người thừa hành và làm giảm thông tin bất cân xứng Do đó, theo Li và Qi (2008), quản trị công ty tốt sẽ tác động tích cực đến chất lượng công bố thông tin, gia tăng tính minh bạch cho thị trường và hiệu quả hoạt động công ty
Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD) đã xuất bản một tài liệu năm 1999 mang tên Các Nguyên tắc Quản trị Công ty (OECD Principles of Corporate Governance), trong đó đưa ra một định nghĩa về quản trị công ty như sau: “Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty Quản trị công ty chỉ được cho
là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty
sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn” (OECD, 1999) Có thể nói, định nghĩa của OECD về quản trị công ty khá chi tiết và có tính định hướng cho các nhà hoạch
Trang 25định chính sách cũng như các công ty với mục đích xây dựng cơ chế quản trị công
ty theo thông lệ tốt (Đức và Thủy, 2014)
Quản trị công ty (Corporate Governance) chủ yếu tập trung vào cấu trúc công
ty, các quy trình, thông lệ nhằm đảm báo tính công bằng, trách nhiệm liên quan, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình Trong khi quản lý doanh nghiệp (Corporate Management) tập trung vào những công cụ để vận hành hoạt động kinh doanh (Tricker, 1984) Có thể nhận thấy, quản trị công ty được đặt trên tầm cao hơn, hướng đến lợi ích cổ đông và các bên liên quan hơn so với quản lý doanh nghiệp (Đức và Thủy, 2014)
Quản trị doanh nghiệp bao hàm nghĩa rất rộng, vì vậy từng giai đoạn cụ thể, từng đặc điểm quốc gia, cũng như môi trường hoạt động đặc trưng của mỗi doanh nghiệp mà áp dụng chính sách quản trị công ty một cách thích hợp Chính vì vậy, theo thời gian các nhà nghiên cứu tài chính đã đúc kết được 5 lý thuyết nền tảng về quản trị công ty Đó là: Lý thuyết về quản trị, Lý thuyết người đại diện, Lý thuyết ràng buộc các nguồn lực, Lý thuyết chuyên quyền quản lý, Lý thuyết các bên liên quan
2.1.1 Lý thuyết về quản trị
Lý thuyết về quản trị cho rằng người quản lý là những cá nhân có động cơ và nhu cầu thúc đẩy làm việc cụ thể Ví dụ, người quản lý sẽ thể hiện lòng kiêu hãnh của mình khi thực hiện được một cách hoàn hảo công việc kinh doanh nào đó vốn dĩ
vô cùng thách thức Đồng thời người quản lý thực thi quyền hạn và trách nhiệm của minh, điều hành tốt hoạt động kinh doanh để ngày càng gia tăng sự công nhận từ đồng nghiệp và ban quản lý cấp cao (Donaldson, 1990; Donaldson và Davis, 1991)
Do đó, các tác giả theo thuyết quản trị nhấn mạnh hiệu quả hoạt động công ty có mối liên hệ với phần lớn các giám đốc trực tiếp điều hành, những người tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông Bới vì các giám đốc trực tiếp điều hành có sự hiểu biết hơn
về doanh nghiệp Họ sẽ quản lý công việc kinh doanh và thực thi những quyết định tốt hơn so với các giám đốc độc lập thuê ngoài Hơn nữa, nếu như theo lý thuyết người đại diện cho rằng nên tách bạch quyền kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT với
Trang 26tổng giám đốc thì lý thuyết về quản trị có quan điểm trái ngược Theo trường phái quản trị, khi tổng giám đốc cũng là chủ tịch HĐQT, cá nhân đó sẽ sẵn lòng làm việc nhiều hơn cho công ty Công việc quản trị sẽ tối đa hóa những hữu dụng của các nhà quản lý khi họ đạt được mục tiêu cho tổ chức hơn là mục đích tư lợi cá nhân (Davis và Schoorman, 1997) Do đó, cấu trúc HĐQT nên có một tỷ lệ thiết yếu các giám đốc điều hành bên trong để đảm bảo về mặt ảnh hưởng và việc ra quyết định hiệu quả
Về cơ bản, các quan điểm thuộc trường phái lý thuyết quản trị cho rằng những nhà quản lý là những cá nhân thật sự đáng tin cậy (Donaldson, 1990; Donaldson và Davis, 1991) và những nhà quản lý này sẽ tối thiểu hóa chi phí người đại diện vốn
dĩ luôn tồn tại trong công ty (Donaldson và Preston, 1995) Lý thuyết quản trị được xem là một lý thuyết thuộc trường phái tích cực và vai trò chiến lược của HĐQT đã đóng góp về mặt tổng thể cho lý thuyết quản trị này (Hung, 1998) Song, lý thuyết
về quản trị chủ yếu tập trung vào các cá nhân điều hành bên trong công ty chứ chưa thật sự nhấn mạnh mối liên kết giữa các cá nhân bên trong với bên ngoài doanh nghiệp Mối liên kết này không những tạo ra tính đa dạng trong thông lệ quản trị công ty mà còn gia tăng sự hỗ trợ đến các cấp quản lý Do đó, lý thuyết ràng buộc các nguồn lực được xây dựng để giải thích luận điểm về mối liên kết này
2.1.2 Lý thuyết người đại diện
Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết người đại diện xuất phát từ Berle và Means (1932), Jensen và Meckling (1976) Jensen và Meckling (1976) định nghĩa lý thuyết người đại diện tập trung vào mối quan hệ tương tự như một hợp đồng theo đó người chủ thuê người thừa hành và người thừa hành sẽ đại diện người chủ thực hiện một số nhiệm vụ và được phép đưa ra những quyết định liên quan Tuy nhiên, người thừa hành không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích cao nhất của người chủ (Eisenhardt, 1989) Do đó, người chủ phải giám sát người thừa hành và phải tốn chi phí giám sát Đồng thời người thừa hành
sẽ chấp nhận gánh chịu những chi phí ràng buộc Mâu thuẫn về lợi ích cũng tạo ra
Trang 27những mất mát do phúc lợi không được tối đa hóa Tổng chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và những mất mát được gọi là chi phí người đại diện vì các chi phí này xuất phát từ các mối quan hệ giữa người chủ và người thừa hành
Ngoài ra, một dạng chi phí người đại diện có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý công ty do sự tách biệt giữa quản lý và quyền sở hữu trong loại hình doanh nghiệp hiện đại Chi phí này được gọi là chi phí người đại diện của vốn cổ phần Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất quyền kiểm soát đối với người quản lý, thì phía quản lý sẽ có động cơ tham gia vào những hoạt động có lợi cho bản thân nhưng có thể phương hại đến quyền lợi cổ đông
Hơn nữa, một hình thức khác là chi phí đại diện của nợ phát sinh từ sự mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ Các nhà quản lý điều hành công việc kinh doanh theo kỳ vọng tối đa hóa lợi ích công ty của cổ đông và điều này đồng nghĩa với rủi ro hoạt động gia tăng Trong khi chủ nợ thật sự chỉ quan tâm đến các dự án đầu tư an toàn, do đó họ giải ngân rất hạn chế để phòng ngừa rủi ro cho chính họ Chính điều này hàm ý tồn tại ba chủ thể cổ đông, người thừa hành và chủ nợ không
có cùng mục đích chung với nhau Và một khi trong tình huống vốn cổ phần của một công ty có vay nợ là một quyền chọn mua đối với tài sản của công ty (ví dụ trái phiếu chuyển đổi), thì cổ đông có thể chiếm hữu tài sản của chủ nợ bằng cách gia tăng rủi ro đầu tư (Jensen và Meckling, 1976)
Có nhiều cơ chế để kiểm soát chi phí người đại diện như sử dụng đòn bẩy tài chính, thiết kế hợp đồng khuyến khích dưới dạng sở hữu cổ phần và quyền chọn cổ phiếu để tập trung nỗ lực của người quản lý vào lợi ích của cổ đông (Jensen và Meckling; 1976; Fama, 1980) Jensen và Ruback (1983) cho rằng, mối đe dọa công
ty bị thâu tóm thù nghịch cũng có thể có tác dụng như một cơ chế kiểm soát chi phí người đại diện Bởi vì khi đó, các nhà quản lý có khả năng sẽ mất đi những lợi ích vốn có ban đầu Rozeff (1982) và Easterbrook (1984) khuyến nghị cổ tức có thể là công cụ giảm chi phí người đại diện vì chia cổ tức là một dạng khích lệ, đồng thời hạn chế các nhà quản lý lạm dụng dòng tiền tự do
Trang 28Lý thuyết người đại diện đã được xếp vào hàng kinh điển trong việc ứng dụng
để thực thi kiểm soát các nhà thừa hành nhằm gia tăng lợi ích cho cổ đông, nhưng lý thuyết này vẫn bộc lộ những hạn chế và tính tiêu cực vốn dĩ của nó Một khi mức độ kiểm soát quá cao sẽ dẫn đến các hoạt động điều hành trong công ty trở nên cứng nhắc, thiếu linh hoạt và có thể gây hiệu ứng ngược cho kết quả kinh doanh Do đó,
cần có một quan điểm tích cực hơn để bổ sung cho lý thuyết người đại diện
2.1.3 Lý thuyết ràng buộc các nguồn lực
Lý thuyết ràng buộc các nguồn lực bắt nguồn từ những nghiên cứu trong kinh tế học và xã hội học, đồng thời tập trung vào vai trò liên kết của các thành viên HĐQT Các thành viên HĐQT này có thể vừa hoạt động trong công ty sở tại, vừa đảm nhiệm vị trí quản lý ở những công ty khác Những thành viên này sẽ làm cầu nối giữa doanh nghiệp với cả đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan khác (Zahra
và Pearce, 1989) Theo lý thuyết này, HĐQT là một cơ chế bình bầu trong công ty
để định hình mối liên kết với các môi trường bên ngoài công ty, đồng thời tiếp nhận các nguồn lực có sức ảnh hưởng, có tầm quan trọng để làm bước đệm cho công ty đương đầu với những thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh (Pfeffer, 1972; Pfeffer và Salancik, 1978; Pearce và Zahara, 1991)
Không những vậy, lý thuyết này đã cung cấp nền tảng lý thuyết về vai trò của HĐQT như một nguồn lực trong công ty (Johnson và các tác giả, 1996; Hillman và các tác giả, 2000) Ngoài ra, Penrose (2009) cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các nguồn lực trong việc kiểm soát công ty Những nguồn lực này mang tính tổng thể, duy nhất và có tính cốt yếu cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp Cụ thể, các nguồn lực bao gồm tất cả các nguồn hình thành tài sản, vốn kinh doanh, quy trình hoạt động, loại hình doanh nghiệp, khả năng tiếp nhận và phản hồi thông tin cũng như việc doanh nghiệp ứng dụng tri thức nhân loại, từ đó cải tiến hiệu năng và hiệu quả hoạt động (Daft, 2008) Từ những quan điểm trên, cấu trúc quản trị công ty
và các thành phần cấu thành HĐQT được xem xét như một nguồn lực có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp (Bathula, 2008)
Trang 29Điều then chốt của lý thuyết này cho rằng, công ty nỗ lực cố gắng kiểm soát môi trường kinh doanh bằng cách chọn lọc những nguồn lực cần thiết để tồn tại (Pfeffer và Salancik, 1978) Theo đó, HĐQT giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với các nguồn lực cơ bản Đồng thời doanh nghiệp sẽ tiếp nhận các nguồn lực bên ngoài, từ đó hoạt động hiệu quả hơn Việc bổ nhiệm các thành viên bên ngoài vào HĐQT góp phần gia tăng khả năng tiếp nhận các nguồn lực, quyết định thành công của công ty (Johnson và các tác giả 1996) Với vai trò ràng buộc các nguồn lực, các thành viên HĐQT bên ngoài sẽ đem lại nhiều nguồn lực cho công ty như: việc tiếp nhận và phản hồi thông tin, các kỹ năng và tri thức, khả năng tiếp cận các thành phần then chốt (như các nhà cung cấp, khách hàng, các quyết định chính sách, các nhóm xã hội) và tính hợp pháp trong hoạt động kinh doanh (Hillman và các tác giả, 2000)
2.1.4 Lý thuyết chuyên quyền quản lý
Lý thuyết chuyên quyền quản lý liên quan đến công trình có tầm ảnh hưởng của Berle và Means (1932) Tác giả cho rằng, về pháp lý, mặc dù các cổ đông nắm quyền sở hữu và kiểm soát công ty, nhưng trên thực tế, việc kiểm soát này không còn nữa mà đã nhượng lại cho một bộ phận quản lý chuyên nghiệp mới Nói cách khác, theo lý thuyết chuyên quyền quản lý, HĐQT chỉ là cơ quan hợp pháp trong công ty, được lập ra cho có hình thức Mặc dù cơ quan này có quyền quản trị các cấp quản lý theo quy định, nhưng thực tế các cấp quản lý công ty thống trị và lấn áp HĐQT Do đó, HĐQT mất đi tính hiệu quả trong việc giải quyết những xung đột về lợi ích của cấp điều hành và cổ đông (Herman, 1981; Kosnik, 1987)
Kết quả là vai trò của HĐQT trong quản trị công ty bị kiềm hãm để trở thành một công cụ quản lý theo chủ ý của nhà điều hành (Pfeffer, 1972) Đồng thời vai trò của HĐQT trở nên thụ động, không theo ý mình Do đó, HĐQT thực hiện những phê chuẩn mà không cân nhắc trước những lời đề xuất và những quyết định của cấp quản lý (Herman, 1981) Do đó, Kosnik (1987) cho rằng, lý thuyết chuyên quyền quản lý mô tả HĐQT là một bộ máy quản trị không thật sự hiệu quả và tính không
Trang 30hiệu quả được quy cho những thành viên HĐQT không điều hành vì những cá nhân này không thể hiện tính độc lập của mình ở cương vị giám sát
Nhiều nhà phê bình lý thuyết chuyên quyền quản lý cho rằng những minh chứng thực nghiệm hỗ trợ cho lý thuyết chuyên quyền quản lý rất ít (Stiles và Taylor, 2001) Quan điểm về lý thuyết này ảnh hưởng lên HĐQT thường chỉ được làm sáng tỏ qua các nghiên cứu tình huống đơn lẻ, qua một hay một vài công ty được nghiên cứu (Kosnik, 1987) Để nhận ra được những hạn chế của lý thuyết chuyên quyền quản lý, đểm mấu chốt ở đây chính là việc định nghĩa thuật ngữ
“kiểm soát” Theo Mizzzruchi (1983), HĐQT hoàn toàn kiểm soát được các cấp quản lý thông qua khả năng thuê mướn hoặc sa thải tổng giám đốc nói riêng và các nhà quản lý điều hành nói chung Và kể từ thập niên 80, vai trò độc lập của HĐQT đã thật sự được cải thiện ở cả hai hoạt động kiểm soát và hoạt động định hướng chiến lược (Kiel và Nicholson, 2003) Hơn nữa, cùng với sự gia tăng tập trung quyền sở hữu cổ phiếu công ty của các nhà đầu tư lớn, cổ đông là tổ chức và sự phát triển của các thành viên HĐQT kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý ở các công ty khác nhau đã làm giảm đáng kể tính chuyên quyền quản lý trong công ty (Yang và cộng
sự, 2009)
2.1.5 Lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan là một lý thuyết mở rộng quan điểm người đại diện Quan điểm người đại diện cho rằng, HĐQT phải đảm bảo lợi ích cho cổ đông Tuy nhiên, cách tiếp cận tập trung vào cổ đông đã dần được thay thế từ quan điểm: HĐQT ngày nay phải hướng đến lợi ích của các nhóm liên quan khác nhau Nhóm các bên liên quan khác nhau này bao gồm các nhóm lợi ích có mối quan hệ đến yếu tố xã hội, môi trường và ứng xử văn hóa (Freeman, 1984; Donaldson và Preston, 1995; Freeman và cộng sự, 2004) Sự thay đổi trong vài trò của HĐQT đã dẫn đến
sự phát triển của lý thuyết các bên liên quan
Freeman (1984), một trong những tác giả đầu tiên đề xuất lý thuyết các bên liên quan cho rằng, các bên liên quan là một nhóm cá nhân hay cá nhân có thể ảnh hưởng hay chịu ảnh hưởng từ những thành tựu đạt được khi thực hiện mục tiêu
Trang 31doanh nghiệp đề ra Donaldson và Preston (1995) định nghĩa các bên liên quan là những nhóm cá nhân hoặc tổ chức có những lợi ích hợp pháp thể hiện trong từng khía cạnh riêng biệt hay tính hình thức của hoạt động công ty Ngụ ý, các bên liên quan là tập hợp nhiều nhóm cá nhân tham gia và những nhóm cá nhân này sẽ theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau Do đó, các nhà điều hành trong công ty đặt mình vào vị thế của các bên liên quan như thế nào sẽ ảnh hưởng đến hành vi quản lý của họ như thế ấy
Có ba cách tiếp cận chính về lý thuyết các bên liên quan (Jones, 1995) Thứ nhất, cách tiếp cận mang tính mô tả Cách tiếp cận này mô tả “cái gì đang xảy ra” Tiếp đến là cách tiếp cận mang tính công cụ Theo cách tiếp cận này sẽ phác thảo
“cái gì sẽ xảy ra nếu” Và cuối cùng là cách tiếp cận mang tính quy chuẩn Cách tiếp cận này khuyến nghị “cái gì nên xảy ra” Với nghiên cứu này, (Jones, 1995) cho rằng, công ty quan tâm đến các bên liên quan sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh cho công ty vì gia tăng sự tin tưởng, hợp tác lẫn nhau và vì giảm được chủ nghĩa cơ hội, hạn chế tư lợi của các nhà quản lý
Phát triển quan điểm của Jones (1995), Mitchell và cộng sự (1997) cho rằng, các bên liên quan có thể được xác định từ việc sở hữu một, hai hay cả ba hình thức sau: (i) Sức mạnh của các bên liên quan ảnh hưởng đến công ty; (ii) tính hợp pháp
về các mối quan hệ của các bên liên quan với công ty và (iii) những yêu sách của các bên liên quan được áp đặt lên công ty Theo các tác giả, những hình thức này đã buộc các nhà quản lý phải quan tâm và có trách nhiệm với từng thành phần các bên liên quan khác nhau
2.2 Lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.2.1.Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được chú ý cả trong học thuật lẫn thực tiễn kinh doanh (Maignan và Ferrell,2004; Sen và Bhattacharya, 2001) Sự chú ý ngày càng tăng của CSR dẫn đến sự phổ biến các
Trang 32định nghĩa cho khái niệm này (Carroll, 1979; Panwar và cộng sự, 2006; Van Marrewijk, 2003)
Theo tài liệu của Ủy ban Châu Âu năm 2002, CSR được định nghĩa là sự kết hợp giữa mối quan tâm các vấn đề xã hội và hoạt động kinh doanh tương tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện Vilanova và cộng sự năm 2009 đã đề xuất một định nghĩa khác về CSR rằng CSR bao gồm năm chiều: tầm nhìn, mối quan hệ với cộng đồng, nơi làm việc, trách nhiệm và thương trường Tầm nhìn, bao gồm phát triển khái niệm CSR, và giá trị của CSR trong tổ chức Quan hệ cộng đồng bao gồm quan hệ đối tác với các bên liên quan khác như như khách hàng, nhà cung cấp, v.v Nơi làm việc bao gồm quyền con người và thực hành lao động trong tổ chức Trách nhiệm bao gồm tính minh bạch trong truyền thông và báo cáo tài chính Thị trường bao gồm mối quan hệ giữa CSR và các quy trình kinh doanh cốt lõi như bán hàng, mua hàng, v.v
Theo Van Marrewijk năm 2003, CSR đề cập đến các hoạt động của các doanh nghiệp hòa nhập với xã hội, môi trường và tác động với các bên liên quan theo mức độ tham vọng tiến tới phát triển bền vững của doanh nghiệp đó Trong khi
đó, McWilliams và Siegel (2001) định nghĩa CSR là các hành động thực hiện bên ngoài lợi ích của công ty và đó là yêu cầu của pháp luật
Các định nghĩa về CSR hầu hết là khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng đến nhấn mạnh các hoạt động CSR bên ngoài hoạt động kinh tế, pháp lý của doanh nghiệp (Carroll, 2008) CSR được định nghĩa khác nhau có nghĩa là sự đóng góp của các công ty tốt hơn, xã hội công bằng hơn và môi trường trong sạch hơn (Ghazali, 2007; Reverte, 2008; Gamerschlag và cộng sự, 2010)
Sự liên quan của CSR có thể được bắt nguồn từ lý thuyết các bên liên quan Theo lý thuyết các bên liên quan, các công ty nên xem xét lợi ích của các bên liên quan khác ngoài lợi ích cổ đông Các hoạt động của công ty ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các nhóm khác như cổ đông, nhà quản lý, nhân viên, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu dùng, chính phủ và cộng đồng (Freeman, 1984) Điều này có nghĩa là các công ty nên theo đuổi mục tiêu rộng hơn thay vì tập trung tối đa hóa sự giàu
Trang 33có cho cổ đông Hơn nữa, Caroll (1979, 1991) lập luận rằng mặc dù các công ty có trách nhiệm kinh tế đối với chủ sở hữu thì họ cũng có nhiều trách nhiệm khác như pháp lý, đạo đức, từ thiện đối với các bên liên quan Theo ông, các trách nhiệm khác không thể tách với trách nhiệm kinh tế vì không có nó, các trách nhiệm khác không thể thực hiện được
2.2.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và ngân hàng
Ngành ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế quốc gia (Beck
và cộng sự, 1999) và chủ động tham gia vào các hoạt động CSR (Marin và cộng sự 2009; Truscott và cộng sự, 2009) trong khi các ngành công nghiệp khác tham gia CSR là do áp lực từ phản ứng của các bên liên quan (Decker, 2004) Danh tiếng của các tổ chức tài chính phụ thuộc vào các chương trình trách nhiệm xã hội mà họ thực hiện (Poolthong và Mandhachitara, 2009), đây là lý do tại sao các tổ chức ngân hàng có xu hướng xếp hạng CSR cao (Perez và cộng sự, 2013)
Ngày nay, CSR đã trở thành một khái niệm được mở rộng và truyền tải rất tốt trong ngành dịch vụ tài chính do tác động rất lớn đến xã hội (Scholtens, 2009) Các ngân hàng đang tăng chi tiêu CSR của họ (Truscott và cộng sự, 2009; Marin và Ruiz, 2009) bằng cách triển khai các hoạt động CSR vào thực tiễn như các chương trình tín dụng vi mô cho người nghèo (Hermes và cộng sự, 2005; Prior và Argandona,2008)
Thompson và Cowton (2004) đã đề xuất, các ngân hàng có nhiều khả năng chịu ảnh hưởng của rủi ro danh tiếng cao hơn so với các công ty khác và dễ bị tổn thương hơn với các phản ứng tiêu cực từ các bên liên quan Điều này cực kỳ quan trọng đối với ngành ngân hàng, buộc họ phải quan lý danh tiếng tốt để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh đồng thời duy trì và phát triển tốt niềm tin đối với các bên liên quan (Flavian và cộng sự, 2005) Do đó, các ngân hàng bán lẻ đang chi tiêu hàng triệu đô la cho các chương trình CSR để tăng cường danh tiếng (McDonald và Rundle-Thiele, 2008)
Vì tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý danh tiếng trong lĩnh vực dịch
vụ cao và nhu cầu xây dựng niềm tin của các bên liên quan (Perez và cộng sự,
Trang 342013), các ngân hàng xem xét hoạt động CSR trong các quyết định chiến lược của mình để cải thiện hình ảnh của họ một cách công khai (McDonald và Lai, 2011) Ngành ngân hàng đã có những thay đổi đáng kể và đã trở thành một trong những nhà đầu tư chủ động chính trong các hoạt động CSR trên toàn thế giới (Marin và cộng sự, 2009; Truscott và cộng sự, 2009)
2.3 Thực trạng thực hiện CSR của các ngân hàng thương mại hiện nay
Tính đến tháng 2/2021, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế là 9.253.071 tỷ đồng, tăng 0,66% so với cuối năm 2020 và với tổng tài sản có (tính đến tháng 10/2020) là 13.175.947 tỷ đồng, ngành ngân hàng giữ vị trí quan trọng, đóng góp phần lớn trong việc cung ứng tín dụng và tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Thông qua việc cung ứng tín dụng cho doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng đã tạo ra những chuyển biến tích cực cho xã hội, trong đó có một phần ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển bền vững của hoạt động sản xuất - kinh doanh
Vì vậy, khi ngân hàng không chỉ theo đuổi các mục tiêu kinh tế, mà còn chú trọng đến các vấn đề xã hội, môi trường, thì tác động của ngành ngân hàng đến nền kinh
tế, xã hội sẽ mang tính toàn diện và nhân văn hơn
Là một trong những tổ chức tài chính lớn, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã thể hiện trách nhiệm đối với khách hàng cũng như cộng đồng, xã hội để vượt qua những khó khăn mà dịch Covid-19 gây ra
Những cái tên tiêu biểu có hoạt động CSR thiết thực, tạo ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng tại Việt Nam, những công ty có hoạt động CSR thiết thực, tạo ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng như HSBC Việt Nam Hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam kể từ ngày mở chi nhánh đầu tiên năm 1995, HSBC Việt Nam cho biết đã cùng các tổ chức NGO quốc tế và địa phương thực hiện hàng trăm dự án về phát triển giáo dục, bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng tại hơn 30 tỉnh, thành phố trên toàn quốc Trong đó tiêu biểu là các dự án Future First mang đến cơ hội học tập cho 19 ngàn trẻ em; dự án JA More Than Money tổ chức các khóa học tài chính cho
Trang 35hơn 1.000 học sinh tiểu học… hay xây thư viện lưu động cho 136 trường… HSBC Việt Nam còn có sáng kiến riêng “nhân viên HSBC hoạt động vì cộng đồng” nhằm khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động cộng đồng Chương trình khởi động từ năm 2009 Trong tám năm vừa qua, các nhân viên của HSBC đã thực hiện được gần
90 dự án với tổng kinh phí là 8,9 tỉ đồng Đã có hơn 50.000 giờ lao động của các tình nguyện viên ngân hàng đóng góp vào các dự án để đưa các hoạt động này đến với hơn 1 triệu em nhỏ và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các vùng sâu vùng
xa trên toàn quốc Từ năm 2012, ngân hàng cho phép nhân viên mỗi năm được nghỉ hai ngày để tham gia hoạt động tình nguyện, với tổng số giờ nghỉ đến nay là 5.000 giờ
Mới đây, dự án “Học viện Tiểu thương” của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã vinh dự được Tạp chí Asiamoney tôn vinh là “Ngân hàng có dự án trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam” (Best Bank for Corporate social responsibility - CSR) năm 2020 Theo đại diện VPBank, “Học viện tiểu thương” có thể coi là dự án CSR độc đáo nhất của châu Á khi kết hợp yếu tố digital và hoạt động trên môi trường online Đây vừa là giải pháp của ngân hàng trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh Covid-19, vừa là trách nhiệm với cộng đồng xã hội Kết thúc dự án, VPBank đã hỗ trợ thành công hơn 3.000 bà con tiểu thương áp dụng hiệu quả các kỹ năng bán hàng online, 300 tiểu thương đã có các gian hàng trên những sàn thương mại điện tử nổi tiếng và duy trì cộng đồng tiểu thương online lên tới 12.500 người
Cũng trong khối NHTMCP, mới đây MB hưởng ứng chiến dịch quyên góp điện thoại thông minh, máy tính bảng vẫn còn sử dụng được tới các trẻ em nghèo vùng cao cho dự án iGiaoduc.vn Qua dự án này, ngân hàng MB đã trao tặng 67 thiết bị di động (gồm cả thiết bị mới và thiết bị đã qua sử dụng), góp phần đưa dịch
vụ hiện đại, nhất là ngân hàng số đến với người dân vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn
Với cách làm khác, trong năm 2020 này, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước
có nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng bị ảnh
Trang 36hướng lớn, song Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã trao tặng 100 căn nhà nhân ái (trị giá 5 tỷ đồng) và đến thăm hỏi, tặng 1.000 suất quà (trị giá 500 triệu đồng), trao 10 tỷ đồng trong khuôn khổ Lễ phát động toàn dân ủng hộ tham gia phòng, chống dịch Covid-19 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam tổ chức…
Không chỉ vậy, nhìn lại thời gian diễn ra dịch Covid-19, toàn ngành Ngân hàng đã thực hiện trách nhiệm xã hội rõ nét thông qua các hoạt động giãn, hoãn nợ, giảm lãi suất để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, vượt qua khó khăn Đến ngày 14/9/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng
2.4 Các nghiên cứu trước liên quan
Có nhiều tác giả trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty (CG) và trách nhiệm xã hội của công ty (CSR) có nhiều kết quả khác nhau, nhưng nhìn chung các kết quả đều tích cực Điển hình cho lập luận này là nghiên cứu của Jamali và cộng sự (2008) kết luận CG và CSR có mối quan
hệ tích cực rõ rệt và đưa ra ba mô hình biễu diễn mối quan hệ giữa CG và CSR như sau: (1) CG làm trụ cột cần thiết cho sự phát triển CSR bền vững, (2) CSR cùng hướng phát triển đối với CG, và (3) CG và CSR có mối liên kết qua lại chặt chẽ với nhau
Windsor và Preston (1988), Van den Berghe và Louche (2005) lập luận rằng
CG và CSR có sự tương tác phức tạp và cả hai là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa
Aguilera, Rupp và Ganapathi (2007) thì cho rằng CSR lần lượt làm tăng tính bền vững của một công ty và củng cố mối quan hệ và giá trị cốt lõi với các bên liên
Trang 37quan, điều này có thể dẫn đến giảm chi phí giao dịch và tăng sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư (Hancock, 2005)
Mặc dù các trường hợp CSR phục vụ cho kinh doanh vẫn còn gây tranh cãi (Margolis và Walsh, 2003), phần lớn bằng chứng tích lũy cho thấy CSR có thể dẫn đến chi phí môi trường thấp hơn, tăng cường khả năng đổi mới, cải thiện tuyển dụng / duy trì, tăng sự hài lòng của nhân viên và tăng nhận thức tích cực về công ty (Hancock, 2005; Aguilera và cộng sự, 2007; Barnett, 2007) Nghiên cứu của Ba-na-
ba và Rubin (2010) lập luận rằng có mối tương quan nghịch chiều giữa CG và CSR, bởi vì khi CG hiệu quả sẽ ngăn chặn việc đầu tư quá mức vào các lĩnh vực bên cạnh hoạt động vì lợi ích doanh nghiệp
Trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng cũng có nhiều nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nghiên cứu của Khan (2010) thực hiện cho các ngân hàng Bangladesh trong giai đoạn 2007-2008 sử dụng phân tích nội dung báo cáo CSR với công bố tác động các yếu tố CG đến báo cáo CSR của các ngân hàng Một số biến giải thích đựợc sử dụng trong nghiên cứu như sau:
(i): CSRRI đại diện cho chỉ số báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; (ii): COMPNED là thành viên độc lập không điều hành, (iii): COMPWD là tỷ lệ thành viên là nữ phụ nữ trong HĐQT, (iv): FOROWN là tỷ lệ giám đốc không phải quốc
tịch Bangladesh, (v): STA là quy mô ngân hàng trên cơ sở tổng tài sản, (vi): ROE là lợi nhuận trên cơ sở tỷ lệ hoàn vốn trên vốn chủ sở hữu, (vii): DTE là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu Sử dụng phân tích hồi quy để giải thích tác động của các yếu tố
thuộc CG đến CSR và các biến kiểm soát Kết quả chứng minh rằng báo cáo CSR của các ngân hàng Bangladesh thực sự ấn tượng rằng các ngân hàng Bangladesh mở rộng các hoạt động CSR hướng tới các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác Kết quả chứng minh rằng hai yếu tố thuộc CG như thành viên HĐQT độc lập không điều hành và thành viên HĐQT quốc tịch nước ngoài có tác độc đáng
kể đến báo cáo CSR trong ngân hàng thương mại Bangladesh, nhưng nó không cung cấp mối quan hệ đáng kể giữa đại diện nữ trong HĐQT và báo cáo CSR Về phần các biến kiểm soát, quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận được tìm thấy có ý
Trang 38nghĩa thống kê với báo cáo CSR của ngân hàng nhưng không đáng kể Nói cách khác, sự hiện diện của phụ nữ trong HĐQT các ngân hàng Bangladesh và tỷ lệ tài sản không có tác động nào đến CSR Tuy nhiên nghiên cứu này đã mở ra một cái nhìn sâu sắc về báo cáo CSR của các ngân hàng đang phát triển và do đó mở rộng các nghiên cứu trước đó là tập trung chủ yếu vào các nước phát triển Nó đã mở ra con đường nghiên cứu sâu hơn để so sánh và đối chiếu những kết quả này với ngân hàng lĩnh vực của các nước đang phát triển hoặc phát triển
Nghiên cứu năm 2014 của tác giả Sharif & Rashid tiến hành điều tra mối quan hệ giữa CG và CSR trong lĩnh vực ngân hàng tại Pakistan Nghiên cứu này sử dụng biến phụ thuộc là CSRRI đại diện cho chỉ số báo cáo trách nhiệm xã hội của ngân hàng, các biến độc lập như: cũng đưa ra những yếu tố thuộc CG có tác động
đến CSR như: (i) COMPNED là thành viên độc lập không điều hành, (ii): FOROWN là tỷ lệ giám đốc không phải quốc tịch Pakistan, (iii): STA là quy mô
ngân hàng trên cơ sở tổng tài sản, (iv): ROE là lợi nhuận trên cơ sở tỷ lệ hoàn vốn
trên vốn chủ sở hữu, (v): DTE là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu Nghiên cứu lấy dữ
liệu thứ cấp từ các báo cáo CSR của 22 ngân hàng thương mại Pakistan từ năm
2005 đến 2010 tải từ các trang web chính thức của ngân hàng thông qua phương pháp phân tích nội dung và sử dụng hồi quy đa biến Kết quả đưa ra lập luận rằng: (i) có một tác động tích cực giữa thành viên HĐQT độc lập không điều hành với CSR khi báo cáo CSR cao hơn khi số lượng thành viên HĐQT độc lập không điều hành Pakistan cao; (ii) Đại diện thành viên HĐQT nước ngoài không tác động đáng
kể đến báo cáo CSR của ngân hàng; (iii) Quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận và tỷ lệ
nợ trên vốn chủ sở hữu tìm thấy có ý nghĩa thống kê với mức độ báo cáo CSR Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó được thực hiện bởi Branco và Coleues (2008); Haniffa và Cooke (2002); Chen và Jaggi (2000); Cormier và Gordon (2001); Roberts (1992)
Nghiên cứu của Jizi và cộng sự (2014) kiểm tra tác động của quản trị doanh nghiệp đến các báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại lớn niêm yết tại
Mỹ sau cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ giai đoạn 2009-2011 sử dụng hồi quy
Trang 39TOBIT, các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu như sau: (i) biến phụ thuộc
CSRDS là chỉ số báo cáo CSR được đo bằng tỷ lệ điểm nội dung công bố so với điểm tối đa mà ngân hàng có thể đạt được; (ii) BS: quy mô HĐQT được đo bằng số lượng thành viên HĐQT; (iii) BI: thành viên HĐQT độc lập được đo bằng số lượng giám đốc độc lập trên tổng số thành viên hội đồng quản trị; (iv) DUAL: chủ tịch
HĐQT, là biến nhị phân,DUAL = 0 nếu CEO không đóng vai trò là chủ tịch hội
đồng quản trị, ngược lại DUAL = 1; (v) ACS: quy mô ủy ban kiểm toán, được đo bằng số lượng thành viên trong ủy ban kiểm toán; (vi) ACFE: chuyên môn tài chính
của ủy ban kiểm toán, được đo bằng số lượng chuyên gia tài chính trong ủy ban
kiểm toán; (vii) BM: các cuộc họp hội đồng quản trị, được đo bằng số lượng cuộc họp hội đồng quản trị mỗi năm; (viii) ACM: các cuộc họp ủy ban kiểm toán, được
đo bằng số lượng cuộc họp ủy ban kiểm toán mỗi năm; (ix) ROA: lợi nhuận, được
đo bằng thu nhập ròng trên tổng tài sản; (x) LEV: đòn bẩy tài chính, được đo bằng tổng nợ trên tài sản; (xi) SIZE: quy mô ngân hàng Kết quả được tìm thấy là thành
viên HĐQT độc lập không điều hành và quy mô HĐQT - hai đặc điểm liên quan đến việc bảo vệ lợi ích cổ đông, có liên quan tích cực đến công bố thông tin CSR Điều này chỉ ra rằng, tính độc lập của hội đồng quản trị và quy mô hội đồng có liên quan tích cực và đáng kể đến việc báo cáo CSR của các ngân hàng Mỹ Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước của Grey và cộng sự, 1995; Ibrahim và cộng
sự, 2003; Lee và cộng sự, 2004; Guest, 2009 Đồng thời kết quả cũng ghi nhận CEO nhị phân tác động tích cực đến CSR
Một nghiên cứu khác của Barako và Brown (2008) xem xét ảnh hưởng của HĐQT đối với chỉ số báo cáo CSR trong lĩnh vực ngân hàng tại Kenya với 40 ngân
hàng được lấy mẫu, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập như: (i) Tỉ lệ thành viên
độc lập không điều hành, được đo bằng tỷ lệ giám đốc độc lập không điều hành trên
tổng số giám đốc trong hội đồng quản trị; (ii) Thành viên nữ trong HĐQT được đo bằng tỷ lệ nữ giám đốc so với tổng số giám đốc trong HĐQT; (iii) Thành viên
HĐQT là người nước ngoài được đo bằng tỷ lệ giám đốc không phải người Kenya
trên tổng số giám đốc trong hội đồng quản trị; (iv) Biến kiểm soát là tỷ lệ nợ xấu
Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng tỷ lệ nữ giám đốc trong hội đồng quản trị
Trang 40quyết định đáng kể mức độ báo cáo trách nhiệm xã hội Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Carter và cộng sự (2003): sự đa dạng giới nâng cao giá trị doanh nghiệp Thành viên HĐQT độc lập không điều hành tác động tích cực đến mức độ báo cáo CSR Và ngược với kỳ vọng, tỷ lệ thành viên HĐQT người nước ngoài trong hội đồng quản trị ngân hàng tác động không đáng kể đến mức độ công bố thông tin CSR
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các yếu tố quản trị doanh nghiệp đối với mức độ công bố trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên của ngân hàng
Nó đã mở rộng nghiên cứu trước về ngành ngân hàng, thêm vào đó, nghiên cứu này
bổ sung vào số lượng nghiên cứu hạn chế về công bố CSR ở các nước đang phát triển Và cuối cùng, là nhấn mạnh tầm quan trọng của nữ giới trong hội đồng quản trị Bảng 2.1 và Bảng 2.2 dưới đây trình bày tóm tắt lại các nghiên cứu trước cùng các biến được đưa ra trong các nghiên cứu này:
Bảng 2 1: Tóm tắt các nghiên cứu trước
Habib–Uz–
Zaman Khan
(2010)
Dữ liệu: Báo cáo
hàng năm của tất
cả các ngân hàng thương mại tư nhân (PCB) cho năm 2007-2008 tại Bangladesh
Phương pháp:
hồi quy OLS
Biến phụ thuộc: Báo cáo trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp (CSR)
Biến độc lập: (i) COMPNED là thành
viên độc lập không điều hành; (ii):
COMPWD là tỷ lệ thành viên là nữ phụ nữ trong HĐQT; (iii): FOROWN
là tỷ lệ giám đốc không phải quốc tịch Bangladesh; (iv): STA là quy mô ngân hàng trên cơ sở tổng tài sản; (v): ROE
là lợi nhuận trên cơ sở tỷ lệ hoàn vốn trên vốn chủ sở hữu; (vi): DTE là tỷ lệ
nợ trên vốn chủ sở hữu
Thành viên HĐQT độc lập không điều hành và thành viên HĐQT quốc tịch nước ngoài có tác động đáng kể đến báo cáo CSR trong ngân hàng thương mại Bangladesh, nhưng nó không cung cấp mối quan hệ đáng kể giữa đại diện nữ trong HĐQT và báo cáo CSR Về phần các biến kiểm soát, quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận được tìm thấy có ý nghĩa thống kê với báo cáo CSR của ngân hàng nhưng
không đáng kể
Mehmoona Sharif
và Kashif Rashid
(2014)
Dữ liệu: Báo cáo
hàng năm của 22 ngân hàng thương mại tại Pakistan
Biến độc lập: (i) COMPNED là thành
viên độc lập không điều hành;
(ii): FOROWN là tỷ lệ giám đốc không phải quốc tịch Pakistan; (iii): STA là
Kết quả ghi nhận có một tác động tích cực giữa thành viên HĐQT độc lập không điều hành; Đại diện thành viên HĐQT nước ngoài không tác động đáng kể đến báo