Bên cạnh đó, khi Chính phủ ban hành Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp cũng đã quy định một số điểm mới về hộ kinh doanh liên quan đến những vấn đề như: Thay
LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH
Khái quát về hộ kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về hộ kinh doanh
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế, hình thức kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh đã uất hiện từ rất sớm và vẫn còn khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình cho đến ngày nay Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, tùy thuộc vào bối cảnh thực tế và điều kiện kinh tế - xã hội mà mô hình hộ kinh doanh tại Việt Nam được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như “tổ chức tiểu sản xuất hàng hóa”, “hộ cá thể”, “hộ tiểu công nghiệp”, “hộ kinh doanh cá thể”,… Cụ thể như trước công cuộc đổi mới, hộ kinh doanh được gọi bằng “tổ chức tiểu sản xuất hàng hóa” bao gồm: “thợ thủ công, nông dân cá thể, người làm dịch vụ nhỏ được phép kinh doanh sau khi được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp Giấy môn bài” 2
Kể từ năm 1986, đất nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, đi cùng với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, hộ kinh doanh đã chính thức được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Theo đó, tại Nghị định số 27-HĐBT ngày 09/3/1986 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định mọi công dân Việt Nam đều có quyền đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh ở các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh theo ba hình thức bao gồm: Hộ cá thể, hộ tiểu công nghiệp và xí nghiệp tư doanh 3
Khi Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh ra đời, tên gọi “hộ kinh doanh cá thể” được ghi nhận và quy định như sau: “Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh
2 Ngô Minh Tuấn (2021), Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội
3 Điều 2 Bản quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải ban hành kèm theo Nghị định số 27-HĐBT ngày 09/3/1986 của Hội đồng Bộ trưởng tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” 4 Sau đó bốn năm, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 về đăng ký kinh doanh để thay thế Nghị định số 02/2000/NĐ-CP Trong văn bản này, định nghĩa vệ hộ kinh doanh cá thể vẫn được giữ nguyên như Nghị định số 02/2000/NĐ-CP, tuy nhiên, có một nội dung mới được bổ sung nhằm nhận diện hộ kinh doanh cá thể, đó là số lượng lao động sử dụng tối đa là mười lao động vì “hộ kinh doanh cá thể có sử dụng hơn mười lao động hoặc có hơn một địa điểm kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp” 5 Đến khi Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh được ban hành, tên gọi “hộ kinh doanh cá thể” được chính thức rút gọn lại thành “hộ kinh doanh” và được sử dụng cho đến hiện nay Bên cạnh đó, định nghĩa về “hộ kinh doanh” này cũng có sự thay đổi so với “hộ kinh doanh cá thể” trong các văn bản trước đây, cụ thể: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” 6 Theo đó, có thể thấy, nhà làm luật đã mở rộng phạm vi chủ thể tham gia hộ kinh doanh hơn so với quy định trước đây, ngoài cá nhân và hộ gia đình, một nhóm người cũng có quyền thành lập hộ kinh doanh để có thể thực hiện hóa nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình Khái niệm về hộ kinh doanh này tiếp tục được giữ nguyên tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp, trong đó khái niệm về hộ kinh doanh có thay đổi về mặt từ ngữ theo hướng đầy đủ và chặt chẽ hơn so với định nghĩa trước đây, cụ thể như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân
4 Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ
5 Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ
6 Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” 7 Theo khái niệm này, nhà làm luật quy định có ba dạng chủ thể có thể thành lập hộ kinh doanh, bao gồm: (1) Một cá nhân; (2) một nhóm người hoặc (3) một hộ gia đình
Hiện tại, với sự ra đời của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, khái niệm hộ kinh doanh được định nghĩa như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh” 8 Với khái niệm này, có thể thấy rằng nhà làm luật đã có sự thay đổi về chủ thể tạo lập hộ kinh doanh so với Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Theo đó, chủ thể “hộ gia đình” và “một nhóm người” đã được thay đổi thành “các thành viên hộ gia đình” Tác giả cho rằng, sự thay đổi này Nghị định số 01/2021/NĐ-CP trong khái niệm về hộ kinh doanh đã góp phần giúp việc ác định các chủ thể trở nên dễ dàng hơn, nội hàm của chủ thể tạo lập hộ kinh doanh chỉ còn bao gồm cá nhân và rộng hơn là hộ gia đình mà thôi
Ngoài ra, trong khái niệm về hộ kinh doanh, có thể thấy Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cũng đã bỏ nội dung hộ kinh doanh “chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động” như tại Nghị định số 78/2015/NĐ-
CP mà chỉ quy định về chủ thể thành lập hộ kinh doanh và trách nhiệm của họ đối với hoạt động của hộ kinh doanh Vấn đề hộ kinh doanh có được đăng ký kinh doanh tại nhiều địa điểm hay không được nhà làm luật tách ra quy định tại một điều luật mới Cụ thể tại Khoản 2 Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định: “Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một
7 Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ
8 Khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại” Như vậy, với quy định này, hộ kinh doanh đã chính thức được cho phép hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm chứ không còn bị giới hạn tại một địa điểm như trước đây nhưng phải lựa chọn một địa điểm cụ thể để đăng ký trụ sở chính Trong khi đó, vấn đề giới hạn lao động được sử dụng đối với hộ kinh doanh thì hoàn toàn không được Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nhắc đến Vì vậy, có thể hiểu rằng, kể từ thời điểm ngày 04/01/2021 mà nghị định này có hiệu lực, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động như trước đây nữa Tác giả cho rằng, với việc không quy định giới hạn số lao động của hộ kinh doanh, nhà làm luật đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để hộ kinh doanh có thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của mình, qua đó cũng góp phần tạo động lực để các hộ kinh doanh phát triển và chuyển đổi loại hình kinh doanh thành doanh nghiệp
Tóm lại, qua nhiều thời kỳ, khái niệm hộ kinh doanh được các văn bản pháp luật khác nhau định nghĩa, phân tích cũng có nhiều sự khác nhau Tuy nhiên, dù được gọi bằng tên gọi nào, nội hàm có sự thay đổi, bổ sung ra sao thì khái niệm về hộ kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng, mang bản chất kinh tế của Việt Nam Việc định nghĩa hộ kinh doanh mới nhất tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP theo tác giả là tương đối chi tiết, đầy đủ và thống nhất so với các văn bản pháp luật Điều này sẽ góp phần giúp cho người đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc người nghiên cứu có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về khái niệm này
1.1.2 Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
Với khái niệm đã được ghi nhận tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đã nêu nói trên, hộ kinh doanh có một số đặc điểm pháp lý đặc trưng như sau:
Thứ nhất, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân
Theo BLDS năm 2015, để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau: (1) Được thành lập theo quy định của BLDS năm
2015 và luật khác có liên quan; (2) Có cơ cấu tổ chức theo Điều 83 BLDS năm 2015; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (4) Nhân danh bản thân mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập 9
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hộ kinh doanh
Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta được xây dựng theo hướng kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp Thời kỳ này, Nhà nước đóng vai trò quyết định toàn bộ nền kinh tế, do đó, kinh tế tư nhân gần như bị xóa bỏ Khi đó, hộ kinh doanh tồn tại dưới hình thức là các đơn vị sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ bao gồm các hộ và cá nhân sản xuất thủ công, nông dân, các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ lẻ được phép kinh doanh với sự cho phép của chính quyền Đây là hình thức kinh doanh duy nhất của kinh tế tư nhân được phép tồn tại vào thời điểm đó và cũng không có văn bản pháp luật chính thức nào quy định cho các hình thức kinh doanh này Đến năm 1986, Việt Nam đã tiến hành cải cách, đổi mới trên nhiều lĩnh vực Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được biết đến như là một Đại hội bước ngoặc, đưa ra giải pháp khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, sử dụng khả năng tích cực của nền kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, đồng thời vận dụng và tổ chức những người lao động cá thể vào hình thức làm ăn tập thể để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ 26 Qua đó, có thể thấy quan điểm của Đảng và Nhà nước đã chính thức công nhận và từng bước coi trọng sự phát triển của kinh tế tư nhân như một động lực chính cho nền kinh tế thay vì định hướng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trước đây Nhằm thực hiện chủ trương trên, Nhà nước đã ban hành Nghị định số 27-HĐBT ngày 09/3/1988 của Hội đồng
Bộ trưởng ban hành Bản quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp xây dựng, vận tải Theo đó, Nhà nước công nhận các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh được quyền tổ chức sản xuất, kinh doanh dưới các mô hình hộ cá thể, hộ tiểu công nghiệp và xí nghiệp tư doanh Đến năm 1990, pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam bắt đầu phát triển với sự ra đời của Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 càng cụ thể hóa đường lối của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích việc đầu tư kinh doanh, bảo hộ lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh Tuy nhiên, cả hai luật này đều không điều chỉnh đối với hộ kinh doanh Nghị định số 221-HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về cụ thể hóa một số điều trong Luật Doanh nghiệp tư nhân quy định:
“Các hộ kinh doanh có vốn thấp hơn mức vốn pháp định được quy định trong danh mục kèm theo Nghị định này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp tư nhân” 27 Qua đó, có thể thấy thời điểm này, hộ kinh doanh được xem là một chủ thể kinh doanh khác với doanh nghiệp, được nhận dạng bởi mức vốn pháp định thấp hơn so với quy định tại Nghị định số 221-HĐBT, nên không chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 Sau đó, ngày 02/3/1992, Nghị định số 66-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng được ban hành để thay thế Nghị định số 27-HĐBT để điều chỉnh các vấn đề về hộ kinh doanh - là cá nhân, nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định số 221-HĐBT Trong nghị
26 Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vi/nghi-quyet- dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-cua-dang-1493, truy cập ngày 17/10/2022
27 Điều 1 Quy định của Hội đồng Bộ trưởng cụ thể hóa một số điều trong Luật Doanh nghiệp tư nhân ban hành kèm theo Nghị định số 221-HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng định này, Nhà nước đã quy định chi tiết các nội dung liên quan đến việc xin phép và cấp giấy phép kinh doanh; thay đổi nội dung trong giấy phép kinh doanh, tạm ngừng và chấm dứt hoạt động kinh doanh; cũng như quyền và nghĩa vụ, cơ chế kiểm tra, xử lý vi phạm của hộ kinh doanh Đến Luật Doanh nghiệp năm 1999, tuy tiếp tục không có quy định điều chỉnh nhưng nhà làm luật có đề cập đến hộ kinh doanh dưới tên gọi “hộ kinh doanh cá thể” Theo đó, Chính phủ sẽ hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể có quy mô lớn chuyển đổi thành doanh nghiệp Để hướng dẫn luật Doanh nghiệp năm 1999, Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh được ban hành, trong đó, nhà làm luật đã đưa ra định nghĩa về “hộ kinh doanh cá thể”, cũng như quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể Tiếp đó, Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định số 109/2004/NĐ-
CP để thay thế Nghị định số 02/2000/NĐ-CP Về vấn đề hộ kinh doanh, so với Nghị định số 02/2000/NĐ-CP, Nghị định số 109/2004/NĐ-CP có điều chỉnh, bổ sung liên quan đến khái niệm “hộ kinh doanh cá thể”và quyền đăng ký kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình
Khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời, hộ kinh doanh vẫn chỉ tiếp tục được đề cập trong quy định về chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp Tuy nhiên, khác với Luật Doanh nghiệp năm 1999, quy định này trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 có tính bắt buộc cao hơn, theo đó, hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp 28 Tiếp đó, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành Trong Nghị định này, tên gọi “hộ kinh doanh cá thể” được chính thức rút gọn lại thành “hộ kinh doanh” và được quy định mở rộng hơn về mặt chủ thể tham gia thành lập Cụ thể, bên cạnh cá nhân và hộ gia đình, một nhóm người cũng có quyền thành lập hộ
28 Khoản 4 Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2005 kinh doanh nhằm hiện thức hóa ý tưởng kinh doanh của mình 29 Bên cạnh đó, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP cũng bổ sung thêm một số quy định chi tiết hơn so với trước đây như địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và đặt tên hộ kinh doanh 30 Đến năm 2010, Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp để thay thế Nghị định số 88/2006/NĐ-CP Trong đó, có sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh Đến Luật Doanh nghiệp năm 2014, hộ kinh doanh vẫn chưa đưa hộ kinh doanh vào đối tượng điều chỉnh luật mà vẫn chỉ đề cập ở quy định buộc hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp 31 giống Luật Doanh nghiệp năm 2005 Kèm theo đó, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành, trong đó tiếp tục có sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo hướng chi tiết, đầy đủ và chặt chẽ hơn so với Nghị định số 88/2006/NĐ-CP
Có thể thấy rằng, Luật Doanh nghiệp qua các thời kỳ nói trên đều không luật hóa việc điều chỉnh đối với hộ kinh doanh Tuy nhiên, nhà làm luật đã thừa nhận và định danh loại hình này dưới tư cách là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp, phải đăng ký kinh doanh theo quy định Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước đã em hộ kinh doanh là một loại hình hoạt động hợp pháp, bình đẳng về mặt pháp lý với các loại hình kinh doanh khác
Trong giai đoạn xây dựng dự thảo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Chính phủ cũng đã đưa các nội dung về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật và trình Quốc hội xem xét Về vấn đề này, có hai loại ý kiến khác nhau, cụ thể:
Nhiều ý kiến tán thành đưa quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật dựa trên cơ sở luật hóa tối đa các quy định đã được áp dụng ổn định trong thực tiễn của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Các Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 và 2014
29 Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ
30 Điều 40 và Điều 42 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ
31 Khoản 2 Điều 212 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng đã có điều khoản đề cập đến hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định chi tiết Do đó, ét về bản chất thì việc quy định một chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật chỉ là việc bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định chung đã có về hộ kinh doanh Đồng thời, việc quy định hộ kinh doanh trong dự thảo Luật sẽ có tác động tích cực, xóa bỏ hạn chế về thương quyền và nâng cao địa vị pháp lý của hộ kinh doanh
Ngược lại, một số ý kiến khác lại đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật, mà xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh bởi hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp Bên cạnh đó, những quy định về hộ kinh doanh tại dự thảo Luật chỉ mới giải quyết được việc kiểm soát, quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh; có thể làm tăng rủi ro, tăng chi phí đối với thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh Đồng thời, chưa có quy định tạo thêm quyền tự do kinh doanh, tăng độ an toàn kinh doanh, tạo thêm thuận lợi cho hộ kinh doanh, cũng như các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh Vì vậy, việc quy định hộ kinh doanh trong dự thảo Luật dẫn đến phải mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cho một chủ thể mới 32
Cuối cùng, vào ngày 17/06/2020, Quốc hội đã chính thức ban hành Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, trong đó, các nội dung về hộ kinh doanh đã được thống nhất không đưa vào quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 Sau đó, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành Giống như những giai đoạn trước đây, các nội dung liên quan đến hộ kinh doanh tiếp tục được Nghị định này điều chỉnh Như vậy, với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể hiểu trước mắt, hình thức hộ kinh doanh vẫn sẽ chưa được luật hóa trong tương lai gần mà vẫn chỉ được quy định ở mức Nghị định
32 Lê Sơn (2020), Quy định về hộ kinh doanh: Đưa vào Luật Doanh nghiệp hay cần luật riêng?, Báo điện tử
Chính phủ, https://baochinhphu.vn/print/quy-dinh-ve-ho-kinh-doanh-dua-vao-luat-doanh-nghiep-hay-can- luat-rieng-102272981.htm, truy cập ngày 20/10/2022.
Quy định pháp luật về hộ kinh doanh
1.3.1 Quy định về chủ thể đăng ký thành lập, quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
Về chủ thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh, Khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”
Theo quy định này, có thể thấy Nghị định số 01/2021/NĐ-CP giới hạn đối tượng thành lập hộ kinh doanh chỉ bao gồm: Cá nhân và thành viên hộ gia đình Đối tượng “một nhóm người” theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đã không còn được nhà làm luật nhắc đến Bên cạnh đó, giới hạn về số lao động và địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cũng không được nêu trong quy định này Từ đó, tác giả cho rằng, quy định mới trong Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cụ thể hơn và thoáng hơn so với quy định cũ tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Với quy định này, hộ kinh doanh cũng được chính thức thừa nhận là một loại hình, một thành phần kinh tế và không bị giới hạn về hoạt động kinh doanh
Về quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
“1 Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây: a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan
2 Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân
3 Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại” 33
So với trước đây, có thể thấy nhà làm luật có cách tiếp cận khác để quy định về vấn đề này Thay vì liệt kê những đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh như tại Khoản 1 Điều 67 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Nghị định số 01/2021/NĐ-
CP đã quy định theo hướng loại trừ những trường hợp không được quyền thành lập Tác giả cho rằng, cách tiếp cận này hợp lý hơn rất nhiều, vừa thể hiện tinh thần mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, vừa tránh việc có thể bỏ sót đối tượng Bên cạnh đó, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cũng bổ sung thêm một trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh, đó là “người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định” Qua đó, theo quan điểm của tác giả, quy định mới được quy định rõ ràng hơn và khắc phục được vướng mắc trong thời gian áp dụng quy định cũ khi không có cơ sở để từ chối đăng ký thành lập đối với các đối tượng này
Vì là một loại hình kinh doanh chuyên nghiệp nên các chủ thể khi thành lập hộ kinh doanh thì phải có nghĩa vụ đăng ký theo quy định Tuy nhiên, có một số trường hợp pháp luật cho phép không cần đăng ký, cụ thể: “Hộ gia đình sản xuất
33 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương” 34 Nếu không thuộc các trường hợp này mà chủ thể thành lập hộ kinh doanh không tiến hành đăng ký theo quy định thì sẽ bị chế tài theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 122/2021/NĐ-
CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
1.3.2 Quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định tương đối chi tiết, bao gồm 03 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định cơ quan đăng ký kinh doanh và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ác định như sau: “Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh” 35 Bên cạnh đó, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cũng được Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể, đó là “Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện” 36
Theo quy định mới thì hộ kinh doanh không còn bị giới hạn về địa điểm kinh doanh như trước nữa mà có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm, tuy nhiên phải chọn một địa điểm để đặt trụ sở kinh doanh Vì vậy, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh thuộc về Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở là điều tất yếu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh, chứ không chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh; và cũng không có trách nhiệm trong việc giải quyết
34 Khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ
35 Khoản 1 Điều 87 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ
36 Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác 37
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Về đối tượng nộp hồ sơ đăng ký, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định như sau: “Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định…” 38 Như vậy, có thể hiểu đối tượng nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh có thể là chủ hộ kinh doanh hoặc bất kỳ thành viên trong hộ
Tuy nhiên, khác với trước đây, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định cho phép chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định 39 Tác giả cho rằng, đây là một sự điều chỉnh cần thiết nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thời gian thực hiện Nghị định số 78/2015/NĐ-CP trong trường hợp chủ hộ kinh doanh không thể trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký thành lập
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cũng được quy định cụ thể bao gồm những loại giấy tờ như sau:
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Tổng quan về thực trạng hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; với diện tích tự nhiên là 2.556,4 km2, dân số 1.772.785 người, có 11 đơn vị hành chính cấp huyện và 172 đơn vị hành chính cấp xã Tiền Giang có địa giới nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền; có 32 km bờ biển, trải dọc 120 km bờ Sông Tiền và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng
70 km và nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng, như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60, Quốc lộ 30 và tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ… Chính vì vậy, Tiền Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu văn hoá, du lịch với các tỉnh khác trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Trong những năm qua, Tiền Giang cùng cả nước tiếp tục thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng nền kinh tế gắn với tái cơ cấu đầu tư công và đạt được kết quả bước đầu Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân tăng 7,3%/năm Trong đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng 3,7%; khu vực công nghiệp - xây dựng, tăng 12,5% và khu vực dịch vụ, tăng 7,5% Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) năm
2021 đạt 56,4 triệu đồng/người/năm, tăng 0,3 triệu đồng so với năm 2020 51 Cơ cấu kinh tế năm 2021, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 38,6%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 26,9%; khu vực dịch vụ chiếm 34,5% 52
51 Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2022), Niên giám thống kê Tiền Giang 2021, Nxb In Thống kê Tp HCM, trang 7
52 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa X tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang Khóa X
Trong kết quả nêu trên, có vai trò đóng góp rất lớn của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Hiện tại, tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 84.549 hộ kinh doanh đang hoạt động theo các ngành nghề như sau:
STT Ngành nghề Số lƣợng hộ
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 7.288
2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 26
3 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 146
5 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 42.009
7 Dịch vụ lưu trú, ăn uống 17.586
8 Thông tin và truyền thông 251
9 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 203
10 Hoạt động kinh doanh bất động sản 3.660
11 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 263
12 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1.142
13 Giáo dục và đào tạo 334
14 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 593
15 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 481
16 Hoạt động dịch vụ khác 5.759
(Nguồn: Niên giám thống kê Tiền Giang 2021)
Có thể nhận thấy đa phần các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hoạt động ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ Nguyên nhân của hiện trạng này là do yếu tố quy mô nên các hộ kinh doanh ngành nghề công nghiệp - xây dựng đã dần chuyển sang kinh doanh theo các loại hình doanh nghiệp Tổng số lao động làm việc tại các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 148.066 lao động 53 , chiếm 15,06% trên tổng số lao động đang làm việc trên toàn tỉnh (983.223 lao động) 54 Tổng giá trị tài sản cố định của các hộ kinh doanh trên địa bản tỉnh Tiền Giang là khoảng 9,62 tỷ đồng, phân bổ theo các ngành như sau: Đơn vị tính (triệu đồng)
Giá trị tài sản cố định của các hộ kinh doanh
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 968.264
2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 14.856
3 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 60.084
5 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 3.830.510
7 Dịch vụ lưu trú, ăn uống 1.001.751
8 Thông tin và truyền thông 58.840
9 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 16.424
10 Hoạt động kinh doanh bất động sản 1.048.709
11 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 21.288
12 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 70.909
13 Giáo dục và đào tạo 34.065
14 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 87.994
15 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 182.717
53 Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2022), Niên giám thống kê Tiền Giang 2021, Nxb In Thống kê Tp HCM, trang 179
54 Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2022), Niên giám thống kê Tiền Giang 2021, Nxb In Thống kê Tp HCM, trang 60
16 Hoạt động dịch vụ khác 177.349
(Nguồn: Niên giám thống kê Tiền Giang 2021)
Nhìn chung, vốn của các hộ kinh doanh tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, e máy và e có động cơ (chiếm 39.81%); sau đó là kinh doanh vận tải, kho bãi (chiếm 21,28%); hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 10,89%); dịch vụ lưu trú, ăn uống (chiếm 10,41%); công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 10,06%); còn lại phân bổ vào nhiều ngành dịch vụ khác nhưng quy mô tương đối nhỏ
Qua số liệu trên cho thấy số lượng hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh tuy lớn, nhưng quy mô tương đối nhỏ thể hiện ở số lao động sử dụng ít (trung bình chỉ 1,75 lao động/hộ) và giá trị tài sản cố định thấp Bên cạnh đó, số lượng hộ kinh doanh đăng ký thành lập cũng có u hướng tăng Trong 06 tháng đầu năm 2022, số hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới là 3.800 hộ tăng 74% so với cùng kỳ năm trước 55
Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền
2.2.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, khu vực hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội tại địa phương, đóng góp nguồn vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, mang đến nhiều việc làm mới cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước
Việc thực hiện đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, từ đó, các thủ tục hành chính liên quan trở nên đơn giản và gọn lẹ hơn Việc xử lý hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện trên hệ
55 Báo cáo số 102/BC-UBND ngày 07//2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm và nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2022 thống phần mềm lõi tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ đăng ký kinh doanh của các Ủy ban nhân dân cấp huyện Bên cạnh đó, công tác quản lý hộ kinh doanh được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện tương đối tốt, có sự phối hợp giữa các ban ngành và địa phương trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh
Việc thanh tra, kiểm tra các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng được triển khai nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp một số hộ kinh doanh vi phạm, nhất là trong những ngành nghề nhạy cảm như kinh doanh dịch vụ ăn uống, cắt tóc, kinh doanh phế liệu, nhà trọ,…
Trong những năm vừa qua, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng và trên cả nước nói chung là những đối tượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Trước tình hình đó, căn cứ vào Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-CP ngày 07/7/2021 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 20/7/2021 nhằm kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, trong đó có hộ kinh doanh, gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Dựa vào đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang đã ban hành công văn số 1770/SKH&ĐT-ĐKKD ngày 17/8/2021 để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chính sách hỗ trợ dành riêng cho hộ kinh doanh gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 Từ đó, việc hỗ trợ hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được thực hiện tương đối hiệu quả, tổng cộng có 19.249 hộ kinh doanh được hỗ trợ với tổng số tiền là 57.747.000 đồng
2.2.2 Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, việc phát triển hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng còn tồn tại một số hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế này một phần xuất phát từ những vướng mắc, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành; một phần xuất phát từ việc áp dụng pháp luật về hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Cụ thể như sau:
2.2.2.1 Vướng mắc, bất cập của pháp luật về hộ kinh doanh
Dù Nghị định số 01/2021/NĐ-CP được ban hành có nhiều sửa đổi, bổ sung so với Nghị định số 78/2015/NĐ-CP theo hướng hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tiễn Từ đó, giải quyết được nhiều hạn chế còn tồn tại trong thời gian hơn 05 năm áp dụng Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật hiện hành về hộ kinh doanh cũng còn vướng mắc, bất cập, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh còn chưa đồng bộ, dẫn đến bất cập trong quá trình đăng ký thành lập hộ kinh doanh Để có thể tiến hành kinh doanh, các chủ thể kinh doanh bắt buộc phải đăng ký thuế với cơ quan quản lý có thẩm quyền để được cấp mã số thuế Đối với các loại hình doanh nghiệp, việc đăng ký thuế được thực hiện cùng lúc với thủ tục đăng ký doanh nghiệp và hồ sơ đăng ký thuế cũng được nộp ngay tại địa điểm đăng ký doanh nghiệp 56 Đồng thời, mã số thuế của doanh nghiệp cũng chính là mã số doanh nghiệp do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 57 Quy định này được xem là một bước tiến nổi bật trong cải cách thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian nhờ có sự liên thông và phối hợp giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế
Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh, việc đăng ký thuế phải tiến hành một cách riêng lẻ Theo đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh 58 Trình tự, thủ tục đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế Từ đó, hộ kinh doanh
56 Khoản 1 Điều 32 Luật Quản lý thuế năm 2019
57 Khoản 1 Điêu 8 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ
58 Điểm a Khoản 2 Điều 32 Luật Quản lý thuế năm 2019 phải mất thêm thời gian nộp hồ sơ, chờ giải quyết hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc theo quy định 59
Trong khi đó, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh chiếm số lượng lớn nhất tại nước ta và cũng đóng góp cho ngân sách một con số không hề nhỏ Tác giả cho rằng, việc nhà làm luật “bỏ quên” cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trong giống với các loại hình doanh nghiệp trong việc đăng ký thuế là hết sức bất cập Điều này dẫn đến việc một loại hình kinh doanh quy mô nhỏ, được tổ chức đơn giản, được đăng ký tại cấp huyện lại có thủ tục đăng ký kinh doanh phức tạp, rườm rà hơn các loại hình kinh doanh có quy mô lớn hơn như các doanh nghiệp
Thứ hai, chính sách thuế đối với hộ kinh doanh còn nhiều bất cập, dẫn đến sự bất bình đẳng, làm méo mó môi trường kinh doanh, cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý kinh tế của Nhà nước
Như tác giả đã trình bày, theo quy định thì có 03 khoản thuế và lệ phí mà hộ kinh doanh phải nộp chủ yếu đó là: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân Theo đó, hộ kinh doanh áp dụng mức thu lệ phí môn bài theo quy định tại Thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Hiện tại, hầu hết hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng và trên cả nước nói chung đều thực hiện chế độ thuế khoán Mức thuế khoán hằng năm được cơ quan thuế ác định cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế ã, phường, thị trấn để ác định mức thuế khoán 60 Tuy nhiên thực tế, việc quản lý chặt chẽ doanh thu để làm căn cứ áp dụng mức thuế khoán cho đối tượng này còn chưa thật sự chặt chẽ do đa số hộ kinh doanh thường không có hóa đơn, chứng từ mua bán để
59 Khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý thuế năm 2019
60 Khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế năm 2019 tự kê khai đóng thuế; việc điều chỉnh doanh thu còn mang nặng tính cảm tính nên doanh số ấn định chưa sát với doanh số thực tế của hộ kinh doanh Điều này có thể là hổ hổng để các hộ kinh doanh và cán bộ thuế “thỏa thuận ngầm”, gây ra tình trạng trốn thuế, gian lận thuế và nợ đóng thuế, làm thất thu ngân sách Nhà nước, chưa khuyến khích được ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của hộ kinh doanh