Hệ thống bộ máy: Mỗi hệ thống gồm một số cơ quan kết hợp với nhau và tham gia một nhóm Trang 10 ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG Trước khi xuất hiện sự sống đã có những biểu hiện về khả năng c
Trang 1
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2016
Trang 2BỘ MÔN Y HỌC CƠ SỞ
GIÁO TRÌNH
CHỦ BIÊN
BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh
GIÁO VIÊN THAM GIA BIÊN SOẠN
BS.CKI Nguyễn Sanh Tâm BS.CKI Nguyễn Kim Ngân
BS Võ Thành Sơn
MINH HỌA - TRÌNH BÀY
BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh
Trang 34 Đại cương cơ thể người 7
5 Đại cương về vi sinh vật 19
6 Đại cương về ký sinh vật 27
7 Miễn dịch và quá trình hình thành miễn dịch 35
8 Chương trình tiêm chủng mở rộng 53
9 Phân loại, chọn lọc người bị nạn 67
10 Các phương pháp vận chuyển người bị nạn 75
11 Cấp cứu ngưng tim ngưng thở 79
17 Cấp cứu người bệnh tai biến mạch máu não 121
18 Cấp cứu người bệnh say nắng, say nóng 127
19 Cấp cứu người bệnh bị ngạt nước 131
20 Cấp cứu người bệnh bị rắn cắn 137
21 Cấp cứu người bệnh bị côn trùng đốt 143
22 GPSL da cơ xương và một số bệnh da cơ xương thường gặp 149
23 Sinh lý máu và một số bệnh máu-bạch huyết thường gặp 167
24 GPSL hệ tuần hòan và một số bệnh hệ tuần hoàn thường gặp 187
25 GPSL hệ hô hấp và một số bệnh hệ hô hấp thường gặp 199
26 GPSL hệ tiêu hóa và một số bệnh tiêu hóa thường gặp 209
27 GPSL hệ tiết niệu và một số bệnh tiết niệu thường gặp 221
28 GPSL hệ sinh dục và một số bệnh sinh dục thường gặp 229
29 GPSL hệ nội tiết và một số bệnh nội tiết thường gặp 237
30 GPSL hệ thần kinh và một số bệnh thần kinh thường gặp 245
31 GPSL mắt và một số bệnh mắt thường gặp 255
32 GPSL tai mũi họng và một số bệnh tai mũi họng thường gặp 261
33 GPSL răng và một số bệnh răng hàm mặt thường gặp 267
34 AIDS và dự phòng lây nhiễm HIV 273
35 Tài liệu tham khảo 283
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Năm học 2003 – 2004, lần đầu tiên chúng tôi đã tổ chức biên soạn một số nội dung của môn Y học cơ sở, phục vụ chương trình giảng dạy
Y học cơ sở cho đối tượng Dược sỹ trung cấp
Năm 2014, thực hiện Quy chế đào tạo mới theo Thông tư 22/2014/TT- BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 09/7/2014, chúng tôi tiếp tục rà soát và hoàn chỉnh tất cả tài liệu liên quan đến hoạt động đào tạo đang triển khai tại Trường theo hướng Tinh gọn – Sát hợp – Chất lượng
Với tinh thần đó, năm 2016 chúng tôi tiếp tục điều chỉnh chương trình chi tiết tất cả các ngành đào tạo và chỉnh lý toàn bộ giáo trình đang triển khai tại Trường để đảm bảo tính đồng bộ
Đây là lần thứ 13 bộ giáo trình Y học cơ sở dành cho đối tượng Dược sỹ trung cấp được chỉnh lý lại Bộ giáo trình gồm 2 phần:
- Phần đầu là những kiến thức chung về y học trong đó đề cập đến những kiến thức tổng quát về y học dự phòng và cấp cứu thường gặp
- Phần thứ hai là những kiến thức về giải phẫu sinh lý và bệnh học chuyên ngành trong đó mô tả cấu trúc cơ thể và những bệnh thường gặp theo từng hệ
Trong mỗi nội dung chúng tôi cố gắng chọn lọc những chi tiết cần thiết và liên quan mật thiết đến chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp; lược bớt những nội dung quá sâu, bổ sung những nội dung sát hợp với thực
tế để đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo của đối tượng trung cấp theo đặc thù tại Tây Ninh
Mặc dù được bổ sung và chỉnh lý lại nhưng cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, mong các bạn học sinh, quý đồng nghiệp và Hội đồng đào tạo Nhà trường góp ý để bộ giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn
Nhóm giáo viên biên soạn
Trang 5- Trình bày những kiến thức cơ bản về thể người
- Trình bày những kiến thức cơ bản về vi sinh, ký sinh trùng
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về miễn dịch, tiêm chủng mở rộng
- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về cấp cứu ban đầu
- Mô tả dấu hiệu, nhận định và cách xử trí một số cấp cứu thường gặp
2 Về kỹ năng:
- Xử trí được một số trường hợp cấp cứu thông thường
3 Về thái độ:
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng về y học cơ sở để tham gia các hoạt động bảo
vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân
NỘI DUNG:
Tổng LT TL TT
1 Đại cương cơ thể người 2 2 0 0
2 Đại cương về vi sinh vật 4 3 1 0
3 Đại cương về ký sinh vật 4 3 1 0
4 Miễn dịch và quá trình hình thành miễn dịch 4 3 1 0
5 Chương trình tiêm chủng mở rộng 4 3 1 0
6 Phân loại, chọn lọc người bị nạn 3 2 1 0
7 Các phương pháp vận chuyển người bị nạn 2 1 1 0
8 Cấp cứu ngưng tim ngưng thở 4 1 0 3
9 Phòng chống sốc 2 2 0 0
10 Cấp cứu ngộ độc cấp 3 2 1 0
11 Vết thương phần mềm 4 1 0 3
Trang 6Tt Nội dung bài học Số tiết
Tổng LT TL TT
12 Gãy xương 4 2 0 2
13 Bong gân, trật khớp 3 1 0 2
14 Cấp cứu người bệnh tai biến mạch máu não 2 1 1 0
15 Cấp cứu người bệnh say nắng, say nóng 3 2 1 0
16 Cấp cứu người bệnh ngạt nước, rắn cắn, côn trùng đốt 2 1 1 0
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
▪ Yêu cầu giáo viên:
- Lý thuyết: giáo viên là Bác sỹ hoặc cử nhân điều dưỡng
- Thực hành: giáo viên có thể là Y sỹ
▪ Phương pháp giảng dạy:
- Lý thuyết: thuyết trình, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực
- Thực hành: thực hành tại phòng thực tập Điều dưỡng Lớp học chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 12-18 học sinh Thực hành dưới hình thức “cầm tay chỉ việc”
▪ Trang thiết bị dạy học:
- Lý thuyết: có thể sử dụng máy Overhead, Projector
- Thực hành: mô hình, tranh vẽ, bộ Atlas …
▪ Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 02 cột điểm
- Kiểm tra định kỳ: 01 cột điểm
- Thi kết thúc học phần: bài thi trắc nghiệm 50 câu trong thời gian 40 phút
▪ Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Văn Thịnh, 2016 Giáo trình Y học cơ sở, tài liệu lưu hành nội bộ, Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
- Bộ môn Y học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Hà Tây, 2010 Giáo trình Y học cơ
sở, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
- Vụ khoa học và đào tạo – Bộ Y Tế, 2013 Giáo trình Y học cơ sở, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
Trang 7- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng một số bệnh thường gặp
- Trình bày biện pháp điều trị và dự phòng một số bệnh thường gặp
2 Về kỹ năng:
- Nhận định được các cấu trúc giải phẫu trên tiêu bản và hình vẽ
3 Về thái độ:
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng về y học cơ sở để tham gia các hoạt động bảo
vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân
NỘI DUNG:
Tổng LT TL TN
1 GPSL da cơ xương và một số bệnh da cơ xương thường gặp 9 4 2 3
2 Sinh lý máu và một số bệnh máu-bạch huyết thường gặp 6 4 2 0
3 GPSL hệ tuần hòan và một số bệnh hệ tuần hoàn thường gặp 9 4 2 3
4 GPSL hệ hô hấp và một số bệnh hệ hô hấp thường gặp 9 4 2 3
5 GPSL hệ tiêu hóa và một số bệnh tiêu hóa thường gặp 9 4 2 3
6 GPSL hệ tiết niệu và một số bệnh tiết niệu thường gặp 4 1 1 2
7 GPSL hệ sinh dục và một số bệnh sinh dục thường gặp 4 1 1 2
8 GPSL hệ nội tiết và một số bệnh nội tiết thường gặp 4 2 1 1
9 GPSL hệ thần kinh và một số bệnh thần kinh thường gặp 9 3 3 3
10 GPSL mắt và một số bệnh mắt thường gặp 3 2 1 0
11 GPSL tai mũi họng và một số bệnh tai mũi họng thường gặp 3 2 1 0
12 GPSL răng và một số bệnh răng hàm mặt thường gặp 3 2 1 0
13 AIDS và dự phòng lây nhiễm HIV 3 2 1 0
Trang 8HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
▪ Yêu cầu giáo viên:
- Giáo viên có chuyên môn Bác sỹ hoặc cử nhân điều dưỡng
▪ Phương pháp giảng dạy:
- Lý thuyết: thuyết trình, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực
- Thực hành: thực hành tại phòng thực tập Giải phẫu sinh lý Lớp học chia thành các nhóm, mỗi nhóm 25-30 học sinh Thực hành dưới hình thức nhận định chi tiết giải phẫu trên tranh, mô hình
▪ Trang thiết bị dạy học:
- Lý thuyết: có thể sử dụng máy Overhead, Projector
- Thực hành: sử dụng tranh, mô hình
▪ Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 02 cột điểm
- Kiểm tra định kỳ: 02 cột điểm
- Thi kết thúc học phần:
• Lý thuyết: trắc nghiệm 50 câu trong thời gian 40 phút (hệ số 3)
• Thực hành: hình thức OSPE nhận định cấu trúc giải phẫu (hệ số 1)
▪ Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Văn Thịnh, 2016 Giáo trình Y học cơ sở, tài liệu lưu hành nội bộ, Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
- Bộ môn Y học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Hà Tây, 2010 Giáo trình Y học cơ
sở, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
- Vụ khoa học và đào tạo – Bộ Y Tế, 2013 Giáo trình Y học cơ sở, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội
Trang 9ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1 Trình bày cấu tạo chung của cơ thể người
2 Mô tả được vị trí, cấu tạo các hệ thống chủ yếu trong cơ thể người
3 Trình bày được chức năng và hoạt động đặc trưng của các hệ thống
ĐẠI CƯƠNG
Con người là một sinh vật đa bào rất phức tạp, việc duy trì đời sống phụ thuộc rất nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa Những hoạt động này giúp con người
có thể sống, sử dụng môi trường và duy trì nòi giống
Cơ thể là một khối thống nhất trọn vẹn, mỗi cơ quan đều có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau để thích nghi với môi trường Sự thống nhất cả bên trong và bên ngoài
cơ thể được điều hòa bởi 2 hệ thống: thần kinh và nội tiết
1 Tế bào:
Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của mọi cơ thể sinh vật, tất cả mọi hoạt
động đều diễn ra tại tế bào Để tồn tại và đảm nhận được nhiều chức năng khác
nhau, tế bào đã có sự biệt hoá rõ rệt
Cấu trúc chung bao gồm màng, bào tương và nhân
2 Mô:
Các tế bào và chất gian bào có cùng nguốn gốc, cấu tạo và chức năng tập
hợp lại tạo thành mô
Có 4 loại mô chính:
- Biểu mô: có nhiệm vụ che phủ hoặc lót các khoang, các ống (biểu mô phủ) hoặc tổng hợp, bài xuất các chất tiết (biểu mô tuyến)
- Mô liên kết: mô sụn, mô xương, máu, mỡ, sợi …
- Mô cơ: gồm 3 loại: cơ vân là các cơ bám xương, co bóp theo ý muốn con người;
cơ trơn là các cơ ở các tạng rỗng, co bóp tự động và cơ tim là loại cơ đặc biệt, tạo thành lớp giữa của tim
- Mô thần kinh: gồm những tế bào đã biệt hóa rất cao để thực hiện chức năng cảm nhận kích thích và dẫn truyền xung động
3 Cơ quan:
Mỗi cơ quan do một số mô có cùng chức năng tạo nên để thực hiện một
chức năng chuyên biệt Ví dụ tim, phổi, gan, thận, dạ dày …
4 Hệ thống (bộ máy):
Mỗi hệ thống gồm một số cơ quan kết hợp với nhau và tham gia một nhóm
chức năng nhất định Như hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa …
Trang 10ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
Trước khi xuất hiện sự sống đã có những biểu hiện về khả năng của chất sống như khả năng tồn tại bền vững và chuyển hóa
Hiện nay, tuy có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc sự sống nhưng tất
cả đều thống nhất rằng quá trình xuất hiện sự sống là một khoảng thời gian rất dài, sự tồn tại và phát triển của sinh vật trải qua nhiều thế hệ với những đặc điểm chung là chuyển hóa vật chất, chịu sự kích thích và sinh sản
Hình 1.1 Các đặc điểm của cơ thể sống
1 Chuyển hóa:
Là sự biến đổi của vật chất trong cơ thể sống, gồm 2 quá trình:
1.1 Đồng hóa:
Quá trình đồng hoá còn gọi là quá trình tổng hợp
Đồng hoá là quá trình tổng hợp những chất mà cơ thể nhận được từ môi trường để chuyển hóa thành những chất dinh dưỡng trong đó sự tổng hợp các chất protid đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển các cơ quan
1.2 Dị hóa:
Là quá trình phân giải các chất thành những chất đơn giản trong đó sinh ra chất cặn bã như CO2, H2O … để thải ra ngoài cơ thể
Quá trình này cần có Oxy để phục vụ cho các phản ứng Oxy hóa và phát sinh
ra năng lượng giúp cho cơ thể hoạt động được
Hai quá trình trên tương phản nhau nhưng liên hệ mật thiết với nhau qua hệ thống men (enzyme)
CƠ THỂ SỐNG
CHUYỂN HÓA
SINH SẢN CHỊU KÍCH THÍCH
Trang 112 Tính chịu kích thích:
Là khả năng của cơ thể đáp ứng được với các tác nhân kích thích từ nội tại (mô, cơ quan nội tạng, thành mạch máu …) hoặc từ ngoại môi (môi trường bên ngoài cơ thể)
- Cường độ kích thích rất lớn, quá mức chịu đựng: gây ra quá trình tương phản
với hưng phấn, đó là quá trình ức chế
- Cường độ kích thích dưới ngưỡng sẽ không đủ để gây đáp ứng Tuy nhiên, nhiều kích thích dưới ngưỡng tác động cùng lúc hay liên tục nối tiếp nhau cũng gây
được đáp ứng, đây là hiện tượng cộng hưng phấn
Một số tế bào có thể tự động hưng phấn mà không cần đến kích thích bên ngoài như tế bào trung tâm hô hấp ở hành tuỷ, các nút thần kinh tim
Hai quá trình hưng phấn và ức chế tương phản nhau nhưng lại phối hợp nhau làm cho cơ thể thích nghi và thống nhất với ngoại cảnh
3 Sự sinh sản:
Sinh sản là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển giống loài Sinh vật sinh sản theo 2 cách: vô tính và hữu tính Con người thuộc loại sinh sản hữu tính Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tức là có sự kết hợp giữa các nhiễm sắc thể của cả tế bào bố và mẹ Vì vậy, con cái vừa mang đặc tính của bố, vừa mang đặc tính của mẹ, nghĩa là chúng có tính di truyền
Tính di truyền không phải bất di bất dịch, nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào
sự thay đổi của điều kiện môi trường Sự thay đổi di truyền của sinh vật gọi là biến
dị Di truyền và biến dị là 2 quá trình đối lập tạo cơ sở cho sự tiến hóa của mọi sinh vật
- Tế bào máu: các tế bào máu gồm 3 loại:
• Hồng cầu: vận chuyển Oxy và Carbonic
Trang 12• Bạch cầu: bảo vệ cơ thể, loại bỏ tế bào già cõi
• Tiểu cầu: tham gia quá trình đông máu
1.2 Mạch máu:
Các mạch máu có nhiệm vụ dẫn máu từ tim đến các mô và ngược lại Các mạch máu gồm: động mạch, tiểu động mạch, tĩnh mạch, tiểu tĩnh mạch và các mao mạch Các động mạch và tĩnh mạch có chức năng dẫn máu, các mao mạch là nơi diễn ra sự trao đổi chất giữa máu và mô
1.3 Tim:
Là một khối cơ rỗng, bơm máu vào các động mạch và hút máu từ tĩnh mạch
về tim Cơ tim hoạt động không theo ý muốn con người
là mô bạch huyết nguyên phát) và nang bạch huyết
Các mạch bạch huyết và ống bạch huyết có chức năng tuần hoàn, các hạch bạch huyết, mô bạch huyết có chức năng miễn dịch
3 Hệ thần kinh:
Hệ thần kinh đảm nhận chức
năng thu nhận thông tin và đáp ứng với
những kích thích của môi trường
- Não: nằm trong hộp sọ Não bộ là
nơi diễn ra tất cả những hoạt động
thần kinh cao cấp
- Tuỷ gai: nằm trong ống sống, kéo
dài từ nền não đến thắt lưng và
được xương sống bảo vệ
- Sợi thần kinh: gồm 2 loại:
• Sợi cảm giác hay hướng tâm: truyền thông tin từ các cơ quan ngoại biên về não, tuỷ sống
• Sợi vận động hay ly tâm: dẫn xung thần kinh từ não đến cơ quan, mô
Trang 13Giáo trình Y học cơ sở
- Phổi: có 2 lá phổi, nằm trong lồng ngực, ở hai bên tim Phổi giãn nở được là nhờ tính đàn hồi, tính xốp của nhu mô phổi và các màng phổi trượt lên nhau dễ dàng nhờ áp lực âm và chất dịch nhờn trong màng phổi
Quá trình trao đổi khí giữa máu và
môi trường diễn ra tại phế nang và được gọi
là hô hấp ngoại
Động tác thở thực hiện được là
nhờ sự thay đổi thể tích của lồng ngực do
tác động của các cơ, đặc biệt là cơ hoành
5 Hệ tiêu hoá:
Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ phá vỡ thức
ăn bằng các hoạt động lý hoá và hấp thu
chất dinh dưỡng từ ruột vào các mạch máu
Hệ tiêu hoá gồm các ống và tuyến
Ống tiêu hóa là hệ thống ống kéo dài từ
miệng đến hậu môn Tuyến tiêu hóa bao
gồm gan, tuỵ và các tuyến nước bọt, tuyến
ruột
- Miệng và các cấu trúc phụ thuộc như
môi, má, khẩu cái, lưỡi, răng, tuyến nước bọt: có chức năng nhai, tiết nước bọt, nếm, nuốt
- Hầu: nơi diễn ra động tác nuốt một cách tự
động
- Ong tiêu hoá: là một ống cơ dài gồm nhiều
đoạn có kích thước và chức năng khác
nhau Từ trên xuống bao gồm thực quản, dạ
dày, ruột non, ruột già, trực tràng và tận
cùng ở ống hậu môn
- Tuyến tiêu hoá: có chức năng sản xuất men
tiêu hoá và bài xuất các men này vào ống
tiêu hoá Một số tuyến quan trọng như: gan,
tuỵ, mật, ruột …
6 Hệ tiết niệu:
Hệ tiết niệu đảm nhiệm chức năng lọc
máu tạo nước tiểu, cân bằng điện giải và điều
hòa quá trình sản xuất hồng cầu cho cơ thể
Quá trình lọc máu giúp duy trì sự cân bằng
nước, điện giải và loại bỏ những sản phẩm cặn
bã được tạo ra trong quá trình chuyển hoá
Các tuyến ruột
Trang 14- Thận: nằm 2 bên cột sống, ở hố thắt lưng Thận có chức năng tạo nước tiểu, cân bằng nội môi và nội tiết
- Niệu quản: nằm ở hai bên,
dẫn nước tiểu từ thận đến
bàng quang
- Bàng quang: nằm trong chậu
hông, là bể chứa nước tiểu
trước khi nước tiểu được
- Tuyến yên sản xuất
hormone dinh dưỡng tác
động đến các tuyến nội
tiết
- Các tuyến nội tiết đích còn
lại tiết ra hormone đích
tác động lên cơ quan đích
Sự điều hoà hoạt động
của các tuyến nội tiết thông
qua trục hạ đồi - tuyến yên với
cơ chế điều hòa ngược
Tạo khung nâng đỡ cơ thể Gồm 2 phần:
- Bộ xương trục: gồm xương sọ, cột sống, xương ức, xương sườn
- Bộ xương phụ: gồm xương chi trên, xương đòn, xương vai, xương chi dưới, xương chậu hông
Hình 1.5 Hệ tiết niệu
BÀNG QUANG
THẬN TRÁI THẬN PHẢI
NIỆU QUẢN T NIỆU QUẢN P
NIỆU ĐẠO
Hormon dinh dưỡng
Hormon đích
Hình 1.6 Hệ nội tiết
Hormone dinh dưỡng
Hormone đích
Trang 158.2 Cơ:
Kết hợp với khung xương tạo nên vận động cho cơ thể Có 3 loại:
- Cơ vân: cơ bám xương, hoạt động theo ý muốn con người
- Cơ trơn: chủ yếu bám ở các tạng, co cơ tự ý
- Cơ tim: chỉ có ở cơ tim, là loại cơ phối hợp cả cơ vân và cơ trơn
9.1 Cơ quan sinh dục nữ:
Cơ quan sinh dục nữ gồm 3 phần:
- Bộ phận sinh dục ngoài: gồm môi lớn, môi nhỏ, âm vật …
- Bộ phận sinh dục bên trong: gồm tử cung, vòi tử cung, buồng trứng…
- Các cơ quan phụ thuộc như tuyến vú
Cơ quan sinh dục nữ tiết các hormone sinh dục nữ, tạo trứng, điều hoà kinh nguyệt, tạo điều kiện cho quá trình mang thai, nuôi con
9.2 Cơ quan sinh dục nam:
Gồm tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống phóng tinh, tuyến tiền liệt và dương vật Chức năng chính là tạo tinh trùng, tiết ra hormone nam … Các cơ quan sinh dục chỉ thực sự hoàn thiện và hoạt động một cách nhịp nhàng khi qua tuổi dậy thì
10 Da:
Da là thành phần bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài của cơ thể Chức năng chính
là bảo vệ và trao đổi giữa cơ thể với môi trường qua hoạt động điều nhiệt và hệ thần kinh Da có cấu tạo chung gồm 3 phần:
10.1 Thượng bì:
Là hàng rào ngăn cách giữa môi trường ẩm ướt của các tế bào sống với không khí khô của môi trường bên ngoài Ở thượng bì có rất nhiều cơ quan nhận cảm về các cảm giác đau, cảm giác sờ mó, nhiệt, áp lực
10.2 Bì:
Là nơi chứa nhiều mao mạch và các sợi collagen và sợi chun Các tuyến mồ hôi giúp điều hoà thân nhiệt, các tuyến bã giữ cho da mềm mại Lớp bì còn có các đầu tận thần kinh nhận cảm giác …
10.3 Hạ bì:
Là phần sâu nhất của da, gồm các mô mỡ, phần trên có một số tuyến mồ hôi, nang lông, thần kinh
Trang 16CÁC QUY ƯỚC VỀ GIẢI PHẪU
1 Tư thế giải phẫu:
Để đảm bảo các mô tả giải phẫu rõ ràng và chính xác và mang tính thống nhất, người ta quy ước tư thế giải phẫu như sau:
- Đứng thẳng, đầu, mắt và các ngón chân hướng ra trước
- Các gót chân và ngón chân áp sát nhau
- Hai tay buông thõng ở hai bên, lòng bàn tay hướng ra trước
Hình 1.7 Tư thế giải phẫu
Trang 18Tác dụng chính của các mặt phẳng giải phẫu là để mô tả các mặt cắt và các hình ảnh của cơ thể
Lưu ý rằng có nhiều mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang nhưng chỉ có một phẳng đứng dọc giữa
3 Các từ chỉ mối quan hệ so sánh:
Có nhiều tính từ để mô tả mối liên hệ về vị trí của các phần trong cơ thể ở
tư thế giải phẫu bằng cách so sánh vị trí tương đối của hai cấu trúc với nhau, của một cấu trúc với bề mặt giải phẫu hay với các cực cơ thể
3.1 Gần (proximal) và xa (distal):
Vị trí nằm gần hơn hoặc xa hơn so với thân hay điểm gốc (nguyên uỷ) của cấu trúc như mạch máu, thần kinh, chi …
3.2 Trên (superior/cranial/cephalic) và dưới (inferior/caudal):
- Trên là nằm gần hơn về phía đầu, dưới là gần hơn về phía bàn chân, phía đuôi
- Trên và dưới là 2 vị trí đối lập với mặt phẳng nằm ngang
3.3 Trước (anterior) và sau (posterior):
- Trước là ở phía bụng (ventral), gần mặt trước cơ thể hơn Sau là ở phía lưng (dorsal), nằm gần mặt sau cơ thể hơn
- Trước và sau đối lập so với mặt phẳng đứng ngang
3.4 Bên (lateral) và giữa (medial):
- Nằm xa hoặc gần mặt phẳng dọc giữa hơn: giữa là nằm gần mặt phẳng giữa, bên là nằm xa mặt phẳng giữa
Trang 19- Bên và giữa là so sánh 2 vị trí theo chiều ngang ở cùng bên mặt phẳng đứng dọc giữa
3.5 Phải (dexter) và trái (sinister):
Là hai phía đối lập mặt phẳng đứng dọc giữa
3.6 Nông (superficial) và sâu (deep):
So sánh vị trí nằm gần hay xa hơn so với bề mặt:
- Nông là nằm gần bề mặt
- Sâu là nằm sâu bên trong của cơ quan
3.7 Bên trong (internal) và bên ngoài (external):
So sánh vị trí ở gần hay xa hơn về phía trung tâm của cơ quan hơn
- Bên trong: nằm gần phía trung tâm của cơ quan
- Bên ngoài: nằm xa phía trung tâm của cơ quan
3.8 Trụ (ulnar) và quay (radial):
Đồng nghĩa với giữa và bên:
- Trụ là ở gần mặt phẳng giữa hơn
- Quay là ở xa mặt phẳng giữa hơn
Trang 206 Da có tất cả những chức năng sau, NGOẠI TRỪ:
A Điều hòa thân nhiệt
B Tạo máu
C Tổng hợp chất
D Nhận cảm
7 3 thành phần chính của hệ thần kinh gồm:
A Não-Thần kinh thực vật-Tuỷ sống
B Não-Tuỷ sống-Thần kinh ngoại biên
C Não-TK ngoại biên-TK trung ương
D Não-Tuỷ sống-Sợi thần kinh
8 Tuyến nội tiết tiết ra hormon dinh dưỡng:
A Tuyến tùng
B Tuyến yên
C Vỏ thượng thận
D Tuỷ thượng thận
9 Da có tất cả những chức năng sau, NGOẠI TRỪ:
A Điều hòa thân nhiệt
B Tạo máu
C Tổng hợp chất
D Nhận cảm
10 3 thành phần chính của hệ thần kinh gồm:
A Não-Thần kinh thực vật-Tuỷ sống
B Não-Tuỷ sống-Thần kinh ngoại biên
C Não-TK ngoại biên-TK trung ương
D Não-Tuỷ sống-Sợi thần kinh
Trang 21ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH VẬT
BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1 Mô tả đặc điểm chung về hình dạng và hoạt động của virus, vi khuẩn
2 Trình bày được một số đặc điểm sinh lý của vi sinh vật
3 Nêu được ảnh hưởng của vi sinh vật đối với con người
ĐẠI CƯƠNG
Vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được Chúng là những sinh vật đơn bào ở giữa hai giới động vật và thực vật Chỉ được nhìn thấy bằng kính hiển vi quang học hoặc kính hiển vi điện tử có độ phóng đại cao gấp nhiều lần Chúng tồn tại khắp mọi nơi trong thiên nhiên: trong đất, trong nước, không khí và ngay cả trong cơ thể của các sinh vật khác như người, động vật, thực vật …
Không phải vi sinh vật nào cũng gây bệnh, một số vi sinh vật gây bệnh cho loài vật này nhưng không gây bệnh cho loài khác, một số không những không gây hại mà còn có lợi cho người và động vật
Vi sinh vật gồm 3 nhóm: Virus, vi khuẩn và một dạng chuyển tiếp giữa virus
và vi khuẩn là Rickettsia
Rickettsia có kích thước từ 0,5 -2 m, thường có hình cầu, hình thoi hoặc hình que ngắn, cấu tạo và sinh sản gần giống virus Rickettsia gây ra một số bệnh sốt phát ban cho người qua trung gian truyền bệnh là chấy, rận, bọ chét …
VIRUS
Virus là vi sinh vật nhỏ
nhất, đơn vị đo là nanomet
(1nm=10_3m), chưa có cấu trúc
tế bào, virus không tồn tại được
trong tự nhiên mà phải sống bám
vào các tế bào của các sinh vật
khác để tồn tại và phát triển Quá
trình sinh sản của virus làm cho
hàng ngàn tế bào của cơ thể bị
phá huỷ, gây rối loạn các cơ
quan Virus không bị tiêu diệt bởi
kháng sinh nhưng có thể bị tiêu
diệt bởi nhiệt độ cao, hóa chất,
tia cực tím …
Hình 2.1 Cấu trúc của virus
1 Vỏ ngoài 2 Vật liệu giữa vỏ
3 Vỏ trong 4 Nucleotic
1 2
3 4
Trang 221 Phân loại:
Phân loại virus dựa vào 4 yếu tố:
- Nhân Virus chứa ADN hay ARN
- Cấu trúc của capsid hình xoắn ốc, hình khối hoặc 2 kiểu
- Có hay không có màng bọc
- Số lượng của các capsomere hay đường kính nucleocapsid
Ngoài ra, dựa vào khả năng cảm thụ của vật chủ, virus được xếp thành các nhóm: virus của động vật có xương sống, virus của động vật không xương sống, virus của thực vật và virus của vi khuẩn (phage)
2 Hình dạng:
Dựa vào hình dạng virus được phân làm 3 loại:
- Virus hình khối: Rotavirus, Smallpoxvirus, enterovirus, Poliovirus, HIV …
- Virus hình xoắn ốc: Myxovirus, Rabdovirus, virus cúm …
- Virus có cấu trúc 2 kiểu: Phage – Virus của vi khuẩn
Hình 2.2 Chu trình sinh trưởng của virus
TỔNG HỢP CHÍN
XÂM NHẬP
Trang 23- Sự sinh sản:
Virus sinh sản bằng cách nhân lên trong tế bào Đầu tiên acid nucleic xâm nhập vào nhân tế bào để hình thành các acid mới, mỗi acid lại kết hợp với một protid, lipid của nguyên sinh chất để hình thành nên virus mới Virus mới phá huỷ tế bào rồi lại xâm nhập vào các tế bào khác
1.1 Cầu khuẩn (Coccus-Cocci):
Gồm những vi khuẩn có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình ngọn nến, hình quả thận … đường kính từ 0,5-1m Dựa vào cách sắp xếp, cầu khuẩn được chia thành các nhóm như sau:
Hình 2.3 Hình dạng một số cầu khuẩn
- Tụ cầu (Staphylococci): xếp thành từng đám, giống chùm nho
- Song cầu: xếp thành đôi, bao gồm phế cầu (Pneumococci), não mô cầu (Meningococci), lậu cầu (Gonococci) …
- Liên cầu (Streptococci): xếp thành chuỗi
Ngoài ra, một số cầu khuẩn có khuynh hướng xếp thành từng nhóm 4 tế bào
(gọi là Gaffkya) hay thành khối lập phương (Sarcina) với 8 tế bào …
1.2 Trực khuẩn (Bacillus-Bacilli):
Là những vi khuẩn hình que dài từ 0,8–20m Trực khuẩn có nhiều dạng khác nhau như đầu tròn, đầu nhọn, đầu vuông hay đầu phình to … Trực khuẩn có những dạng sắp xếp như sau:
- Đứng riêng rẽ: BK (Bacillus Koch), E coli …
- Đứng thành bó như bó đũa: BH (Bacillus Hansen)
Trang 24- Thành từng đôi: Klebsiella
- Thành chuỗi: các loại Bacillus
- Thành hàng rào: Corynebacterium diphtheriae …
Gồm các vi khuẩn có hình xoắn như lò xo, thường đứng riêng rẽ, khác nhau
về chiều dài, số vòng xoắn và biên độ xoắn Đường kính 0,2 – 0,5 m, dài khoảng 5–
500 m Xoắn khuẩn gồm 3 dòng: Treponema, Leptospira và Borrelia
Trực khuẩn Phẩy khuẩn Xoắn khuẩn
Hình 2.4 Hình dạng một số vi khuẩn
2 Cấu trúc thành vi khuẩn:
Thành phần cấu tạo chung gồm vách, màng, bào tương và nhân Thành phần đặc biệt chỉ có ở một số vi khuẩn, gồm: nang, lông, nhung mao, bào tử
2.1 Cấu tạo chung:
- Vách: là lớp vỏ cứng che chở và giữ vững hình dạng của vi khuẩn, cấu trúc vách giúp ta phân biệt 2 nhóm vi khuẩn theo phương pháp nhuộm Gram Nhóm Gram(+) bắt màu tím Gentian và bền vững khi cố định bằng Lugol còn nhóm Gram(-) không bắt màu tím Gentian mà bắt màu đỏ Safranin Mặt ngoài của vách
là nội độc tố của vi khuẩn, chứa kháng nguyên O (Ohne Hauch)
- Màng: chứa nhiều men, có nhiều chức năng quan trọng như: thẩm thấu chọn lọc, hô hấp, điều khiển sự phân bào, tiêu hóa tại chỗ một số thức ăn …
- Bào tương: là một chất thể keo, không có ty lạp thể và lục lạp Thành phần chính
là ARN, nhiều men, Ribosomes nên khả năng tổng hợp Protein rất mạnh
- Nhân: chỉ là một sợi ADN duy nhất, không có màng nhân, không có bộ Golgi Nhân giữ vai trò chủ đạo trong di truyền
Trang 252.2 Cấu tạo đặc biệt:
- Nang (Capsule): còn gọi là vỏ, chỉ có ở một số loại vi khuẩn, là thành phần ngoài
cùng, có vai trò qui định độc lực của vi khuẩn Nang chứa kháng nguyên đặc hiệu giúp định loại vi khuẩn
đủ đặc tính của vi khuẩn Dạng bào tử thường gặp ở vi khuẩn uốn ván, hoại thư sinh hơi…
3 Sinh lý:
3.1 Sự di động:
Tuỳ vào từng loại: một số vi khuẩn có thể chuyển động nhờ có lông (Salmonella, xoắn khuẩn), một số đứng yên và lắc và một số hoàn toàn bất động (Cầu khuẩn, Shigella) …
Hình 2.5 Cấu trúc của vi khuẩn
Trang 263.2 Sự sinh trưởng:
Trong điều kiện thuận lợi, cứ 20 – 30 phút vi khuẩn sinh sản một lần theo kiểu song phân
Vi khuẩn phát triển qua 4 giai đoạn:
- Thời kỳ tiềm ẩn: đây là giai đoạn thích ứng, thời kỳ này vi khuẩn hoạt động mạnh nhất, nhưng chỉ tăng trưởng chứ không nhân đôi
- Thời kỳ tăng trưởng luỹ thừa: số lượng vi khuẩn tăng nhanh, tương ứng với thời
kỳ khởi phát trên lâm sàng
- Thời kỳ ổn định cực đại: sự sinh sản giảm dần rồi ngưng hẳn, số lượng ở mức cực đại và ổn định Tương ứng thời kỳ toàn phát trên lâm sàng
- Thời kỳ suy thoái: chất dinh dưỡng cạn dần, môi trường chứa nhiều chất tiết độc, vi khuẩn tự đào thải Tương ứng với thời kỳ lui bệnh
3.3 Sự dinh dưỡng:
Vi khuẩn cần đến một số nguyên tố như: C, N, O, S, P…, cần dùng năng lượng, yếu tố tăng trưởng, thức ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng
Thức ăn được cung cấp từ nước, không khí, muối, một số thuốc, sự lên men,
hô hấp hay quang hợp … phần lớn là nhờ enzym chuyên chở, một số được đồng hóa, một số thấm qua bào tương
3.4 Sự chuyển hóa:
- Sự đồng hóa: tổng hợp các chất từ đường đơn và acid amine
- Sự dị hóa: tạo ra năng lượng cung cấp cho tế bào vi khuẩn
Trang 273.6 Hô hấp:
Là khả năng trao đổi khí oxy của vi khuẩn, có 3 loại:
- Vi khuẩn hiếu khí: còn gọi là vi khuẩn ái khí, là loại vi khuẩn chỉ sống được ở môi trường có Oxy như phế cầu, Salmonella …
- Vi khuẩn yếm khí: còn gọi là vi khuẩn kỵ khí, là loại vi khuẩn không sống được ở môi trường có Oxy như trực khuẩn uốn ván, hoại thư sinh hơi
- Vi khuẩn tuỳ khí: vi khuẩn sống được cả ở môi trường có và không có Oxy như liên cầu, tụ cầu …
TÁC HẠI CỦA VI SINH VẬT
1 Nhiễm trùng:
Sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể gây những biến đổi và rối loạn chức năng của các cơ quan ở nhiều mức độ khác nhau
Có 2 khả năng:
- Nhiễm trùng ẩn: cơ thể thích ứng được, không có biểu hiện trên lâm sàng
- Mắc bệnh: cơ thể không thích ứng được và có biểu hiện trên lâm sàng
2 Nhiễm độc:
Trong quá trình phát triển, vi sinh vật tiết ra độc tố gây rối loạn nhiều cơ quan:
- Hoại tử cơ tim, thần kinh: bạch hầu, vi khuẩn hoại thư sinh hơi …
- Ức chế luồng thần kinh: uốn ván
- Tiêu huyết: nhiễm liên cầu
4 Gây rối loạn sự sinh sản và phát triển:
Vi sinh vật có thể làm tê liệt các chức năng của tế bào, gây rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường, làm ngừng sự sinh sản và phát triển
Trang 28D Luôn gây hại cho vật chủ
2 Đặc điểm của vi khuẩn:
A Cấu tạo tế bào rất hoàn chỉnh
B Thường không gây hại cho người
Trang 29ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH VẬT
BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1 Mô tả phân loại, đặc điểm hình thể và đời sống sinh sản của ký sinh vật
2 Trình bày chu kỳ, đặc điểm và tác hại của ký sinh vật gây bệnh
3 Nêu nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh ký sinh vật
ĐẠI CƯƠNG
Ký sinh vật là những động vật hoặc thực vật mà trong quá trình sống có ít nhất một giai đoạn phải sống nhờ trên một sinh vật khác Có rất nhiều ký sinh vật gây bệnh cho người, đa số ký sinh vật thuộc giới động vật, số còn lại là vi nấm Bệnh
do ký sinh vật khá phổ biến ở những nước vùng nhiệt đới, kém phát triển
Trong quá trình sống, ký sinh vật chỉ ký sinh trên một loại vật chủ gọi là đơn
ký, sống trên nhiều loại vật chủ gọi là đa ký; chỉ lấy thức ăn ở một loại vật chủ gọi
là đơn thực, lấy thức ăn ở nhiều loại vật chủ gọi là đa thực
Các nhóm ký sinh trùng bao gồm:
- Đơn bào: Trùng chân giả (Amip), trùng roi (Trichomonas), trùng bào tử (Plasmodium), trùng lông (Balantidium coli)
- Đa bào: thân tròn (giun), thân dẹt (sán), chân đốt (nhện, côn trùng)
- Thực vật: các loại nấm (nấm men, nấm da, nấm lưỡng thể, nấm mốc …)
PHÂN LOẠI
1 Dựa vào vị trí của chúng trên vật chủ:
- Ngoại ký sinh: ký sinh trên da (chấy, rận…) hay trong da (cái ghẻ)
- Nội ký sinh: ký sinh trong nội tạng: ở ruột (sán, giun…), mạch máu (sán máng),
trong mô (ấu trùng giun xoắn), tế bào (Leishmania, Toxoplasma …)
2 Dựa vào thời gian sống trên vật chủ:
- Ký sinh liên tục: vật ký sinh bám liên tục trên một hoặc nhiều ký chủ, như sán dải, giun xoắn…
- Ký sinh không liên tục: vật ký sinh có thể sống tự do, không ăn bám, như giun lươn, giun móc…
- Ký sinh không bắt buộc: bình thường không cần ăn bám nhưng nếu có dịp cũng
có thể chuyển từ lối sống tự do thành lối sống ký sinh như vi nấm
Trang 303 Dựa vào tính đặc hiệu đối với vật chủ:
- Ký sinh có tính đặc hiệu hẹp: chỉ thích nghi trên một vật chủ, không thể sống
trên những vật chủ khác (Plasmodium falciparum ký sinh ở người) Dạng này còn
được gọi là ký sinh đơn ký
- Ký sinh có tính đặc hiệu rộng: có thể sống trên nhiều vật chủ (Toxoplasma, giun
xoắn) Dạng này còn được gọi là ký sinh đa ký
QUAN HỆ VẬT CHỦ – VẬT KÝ SINH
1 Quan hệ giữa vật chủ và vật ký sinh:
- Sống tự do: vật ký sinh tồn tại nhờ enzym, diệp lục tố ký sinh vật tự chuyển hóa chất dinh dưỡng
- Hoại sinh: sống nhờ những chất đã được phân huỷ (trong ruột, trong đất, trong phân…), không có lợi cũng chẳng gây hại cho vật chủ
- Cộng sinh (tương sinh): hợp tác giữa vật ký sinh và vật chủ, có lợi đôi bên
- Ký sinh: vật ký sinh rút tỉa, gây rối loạn cho vật chủ
- Bội ký sinh: ký sinh vật sống nhờ trên ký sinh vật khác
Có những trường hợp ở giai đoạn này có hại cho vật chủ nhưng giai đoạn khác thì lại có lợi cho vật chủ
2 Tác hại của vật ký sinh:
2.1 Ký sinh vật gây bệnh:
Ký sinh vật gây bệnh thường ký sinh vĩnh viễn trên cơ thể vật chủ, gây ra nhiều tác hại cho vật chủ:
- Tác động rút kiệt: giun đũa hút chất dinh dưỡng, giun móc hút máu
- Gây sang thương và nhiễm khuẩn: amib, giun chỉ …
- Gây nhiễm độc, ly giải mô: amib, các loại giun, bệnh bại liệt do ve cứng…
- Gây phản ứng miễn dịch: sốt rét, sán máng, giun đũa, bướu sán dải chó…
- Tác động cơ học: gây vỡ hồng cầu (Plasmodium), tắc ruột (giun đũa), chèn ép
- Kích thích phản xạ co thắt ruột (giun đũa), kích thích mô hình thành những bướu, hạt viêm (sán máng, amib…) …
- Làm thay đổi thành phần nội môi của cơ thể: giun kim gây viêm ruột thừa, giun đũa gây tắc mật …
2.2 Ký sinh vật truyền bệnh:
- Gây kích thích, viêm ngứa tại chỗ
- Truyền bệnh từ người này sang người khác; các bệnh do ký sinh vật trung gian truyền bệnh thường gây thành dịch
Trang 31ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KÝ SINH VẬT
1 Đặc điểm về hình thể:
Hình thể của ký sinh rất đa dạng và phong phú Có loại hình tròn, có loại thân dẹt nhiều đốt, có loại thân tròn, hình hoa … sự đa dạng không những là đặc trưng của từng loài mà còn là đặc trưng của từng giai đoạn
Mỗi loại ký sinh vật có kích thước riêng Có loại dài đến 2-3m, có loại rất nhỏ phải phóng đại hàng ngàn lần mới nhìn rõ Chỉ có bộ phận nào cần thiết cho đời sống ký sinh thì bộ phận đó mới phát triển Cơ quan tiêu hóa và sinh dục là 2 bộ phận phát triển nhất của các loại ký sinh, các cơ quan khác của đa số ký sinh thường thoái hóa hoặc có cấu tạo khá đơn giản
Thức ăn của vật ký sinh chủ yếu là sinh chất của vật chủ, nếu mật độ ký sinh vật cao, cơ thể vật chủ sẽ bị ảnh hưởng nặng
3 Đặc điểm sinh sản:
Đặc điểm sinh sản của ký sinh vật rất đa dạng:
- Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản đơn giản nhất, đây là hình thức sinh sản đặc trưng của amip
- Sinh sản hữu tính: hình thức phổ biến ở các loại giun Con đực và con cái giao hợp, con cái đẻ ra trứng hoặc ấu trùng
- Sinh sản lưỡng giới: ký sinh vật có cả cơ quan sinh dục đực lẫn sinh dục cái Đây
là hình thức sinh sản của sán heo, sán bò …
- Phôi tử sinh: ký sinh vật có thể sinh sản ngay ở giai đoạn ấu trùng như trường hợp giun lươn
- Sinh sản đa phôi: từ một trứng có thể nở thành nhiều ấu trùng như sán lá
Trang 33Là môi sinh đảm bảo cho vật ký sinh tồn tại
- Nguồn ký sinh trùng từ người: bệnh chỉ riêng ở người như sốt rét, Trichomonas
vaginalis
- Nguồn ký sinh trùng từ thú vật: bệnh có ở người và thú thì nguồn từ thú là chính
- Nguồn ký sinh trùng là đất: trứng giun đũa, ấu trùng giun móc, vi nấm …
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH KÝ SINH
1 Đặc điểm của bệnh do ký sinh vật gây nên:
- Bệnh diễn tiến âm thầm:
Đa số bệnh do ký sinh có biểu hiện không rõ rệt, các triệu chứng giống nhiều bệnh lý khác, khó phát hiện trên lâm sàng, bệnh âm ỉ, kéo dài đến khi nặng mới có biểu hiện rõ
- Bệnh thường kéo dài:
Do tính chất ký sinh, tuổi thọ của vật ký sinh kéo dài Mặt khác hiện tượng tái nhiễm thường xảy ra liên tục nên các bệnh nhiễm ký sinh thường kéo dài hàng chục năm
- Bệnh thường mang tính xã hội:
Do đặc điểm sinh sản nhanh, mức độ lây nhiễm cao nên trong xã hội có nhiều người nhiễm bệnh
Những nơi có đời sống kinh tế khó khăn, văn hóa, y tế kém phát triển, lạc hậu thì bệnh càng phổ biến hơn
2 Hình thức và điều kiện lan tràn của bệnh ký sinh vật:
2.1 Hình thức lây lan:
- Khuếch tán chủ động:
Ký sinh vật có khả năng tự di chuyển từ nơi này sang nơi khác Hình thức này chỉ tiến hành trong phạm vi hẹp và diễn biến chậm như muỗi bay, bọ chét nhảy, rận bò
- Khuếch tán thụ động:
Đây là hình thức lây lan nhờ vào điều kiện tự nhiên như gió, nước, phương tiện giao thông, vật chủ di chuyển … Đây là hình thức lây lan rất nguy hiểm
2.2 Điều kiện lây lan:
- Phải có vật chủ đầy đủ và thích hợp cho từng loại: các bệnh ký sinh thường chỉ xảy ra trên những vật chủ đặc trưng
Trang 34- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: bệnh thường xảy ra theo mùa hoặc thời điểm trong năm, một số bệnh xảy ra theo vùng khí hậu Thời tiết đặc trưng cũng liên quan đến một số bệnh
- Điều kiện sống, tập quán sinh hoạt, phương thức canh tác của con người: môi trường kém vệ sinh, đông đúc, thiếu chăm sóc y tế, ô nhiễm thì nguy cơ bùng phát dịch càng cao
- Phải có ổ dịch thiên nhiên
PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH
1 Nguyên tắc:
- Công tác phòng chống dịch phải có trọng tâm, trọng điểm và có kế hoạch:
Trước hết cần chọn nhóm bệnh nào phổ biến, gây nhiều tác hại và có đủ điều kiện thực thi Không nên chống dịch một cách dàn trải khi chưa chuẩn bị đầy
đủ nguồn lực
Trong quá trình phòng chống cần chọn khâu yếu nhất trong chù kỳ để tập trung tấn công mới có hiệu quả
- Phòng chống trên quy mô rộng lớn:
Phải áp dụng đồng loạt các biện pháp dự phòng trên cả một vùng dân cư
vì nguy cơ lây lan và bùng phát dịch khá cao
- Thời gian tiến hành lâu dài, thường xuyên và liên tục:
Do đặc tính bệnh kéo dài và nguy cơ tái nhiễm cao nên công tác phòng bệnh phải được tiến hành thường xuyên và liên tục
- Phải dựa vào người dân:
Do tính chất xã hội của bệnh ký sinh, nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng nên khi tiến hành cần tuyên truyền, giáo dục người dân hiểu biết và tham gia tích cực mới hiệu quả
2 Biện pháp thực hiện:
2.1 Diệt ký sinh vật ở thể trưởng thành:
Điều trị triệt để cho những người có ký sinh vật, kể cả người bệnh và người lành mang mầm bệnh
2.2 Diệt ký sinh vật ở vật chủ trung gian và ở ngoại cảnh:
Có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau:
- Biện pháp cơ học: đập, chôn vùi, xử lý rác, ủ phân, phát quang bụi rậm
- Biện pháp lý học: dùng ánh sáng, sóng âm để đuổi muỗi …
Trang 35- Biện pháp sinh vật: nuôi cá ăn bọ gậy …
- Biện pháp hóa học: dùng hóa chất, nhang trừ muỗi …
2.3 Cắt đứt chu kỳ của ký sinh vật:
Chọn khâu yếu nhất trong chu kỳ để tác động:
- Cô lập nguồn ký sinh: khoanh vùng, cách ly người bệnh
- Thanh trùng các nguồn ký sinh: vệ sinh công cộng, phun thuốc
- Tiêu diệt vật truyền, vật chủ trung gian: diệt ruồi, diệt muỗi, chuột, bọ chét
- Tiêm ngừa và điều trị hàng loạt
Trang 36D Không nhìn được bằng mắt thường
2 Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm ngoại ký sinh:
A Sán máng
B Giun đũa
C Cái ghẻ
D Ấu trùng giun xoắn
3 Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm ký sinh liên tục:
Trang 37MIỄN DỊCH VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MIỄN DỊCH
BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1 Trình bày một số khái niệm và phân loại miễn dịch
2 Mô tả đặc điểm của kháng nguyên, kháng thể
3 Nêu được đặc điểm và tính chất của vaccine, kháng huyết thanh
ĐẠI CƯƠNG
Từ xa xưa con người đã nhận thấy một số bệnh chỉ gặp ở một số loài, hoặc trong cùng một vụ dịch, trong cùng một điều kiện có cá thể này bị nặng, cá thể khác bị nhẹ, với một số bệnh ở người sau khi khỏi bệnh thì vĩnh viễn không mắc lại nữa
Khi đề cập đến miễn dịch cần lưu ý các khái niệm sau:
- Miễn dịch: là khả năng của cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ Nói cách khác, miễn dịch là khả năng không mắc một bệnh nào đó
- Hệ thống miễn dịch: là tập hợp các tế bào, mô và các phân tử tham gia vào quá trình đề kháng chống nhiễm trùng
- Đáp ứng miễn dịch: là phản ứng có sự phối hợp của các tế bào và phân tử thành phần của hệ thống miễn dịch
- Miễn dịch học: là môn học nghiên cứu về hệ thống miễn dịch và các đáp ứng của
hệ thống này trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể
- Miễn dịch chủ động (active immunity): trạng thái miễn dịch ở một cơ thể nào đó được tạo ra sau khi bị nhiễm trùng hoặc dùng vaccine Trong miễn dịch chủ động kháng thể do chính cơ thể tạo ra
- Miễn dịch thụ động (passive immunity): Trạng thái miễn dịch có được nhờ chuyển các kháng thể hoặc các tế bào lympho từ một cơ thể khác đã có miễn dịch chủ động sang Trong miễn dịch thụ động kháng thể có được do đưa từ bên ngoài vào cơ thể
- Miễn dịch vay mượn: là trạng thái miễn dịch của một cơ thể nhờ các lympho bào chuyển từ ngoài vào, không phải do các lympho bào của bản thân cơ thể thực hiện
- Miễn dịch dịch thể: miễn dịch được thực hiện qua trung gian kháng thể Miễn dịch dịch thể là cơ chế đề kháng chủ yếu chống lại các vi sinh vật ngoại bào cũng như độc tố của chúng theo cơ chế kháng thể liên kết với các vi sinh vật hoặc độc
tố để xúc tiến việc loại trừ
Trang 38- Miễn dịch qua trung gian tế bào: còn gọi là miễn dịch tế bào, là kiểu đáp ứng miễn dịch được thực hiện qua trung gian của tế bào lympho T
Hình 4.1 Quá trình đáp ứng miễn dịch chung
MIỄN DỊCH BẨM SINH
1 Khái niệm:
Miễn dịch bẩm sinh (innate immunity) còn được gọi là miễn dịch tự nhiên luôn luôn tồn tại ở các cá thể khoẻ mạnh, có tác dụng thường trực ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật vào các mô và nhanh chóng loại bỏ các vi sinh vật Miễn dịch bẩm sinh có vai trò bảo vệ cơ thể ngay lập tức (ngay khi mới sinh ra cũng như ngay khi nhiễm trùng mới xảy ra) chống lại nhiễm trùng
Miễn dịch bẩm sinh là loại miễn dịch không đặc hiệu Khả năng tự bảo vệ sẵn
có và mang tính di truyền trong các cơ thể cùng một loài Nói cách khác, đó là khả năng tự bảo vệ của một cá thể có ngay từ lúc mới sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với các kháng nguyên của vật lạ (không cần có giai đoạn mẫn cảm)
2 Các hàng rào của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh:
2.1 Hàng rào vật lý: Đó là da và niêm mạc có tác dụng ngăn cách nội môi của cơ thể với ngoại môi xung quanh
Trang 392.2 Hàng rào hoá học:
Trên da, nhờ có các chất tiết như acid lactic (tạo độ toan), acid béo của mồ hôi và tuyến mỡ dưới da mà các vi khuẩn không tồn tại lâu được Tại niêm mạc, chất nhầy che chở bề mặt tế bào khỏi tác dụng của enzyme neuraminidase của vi khuẩn Dịch tiết của các tuyến có nhiều lysozyme, trong đó có muramidase, có tác dụng trên màng tế bào vi khuẩn Một khi kháng nguyên đã vượt qua được hàng rào da và niêm mạc thì sẽ gặp phải hàng rào hoá học ngay bên trong cơ thể, đó là huyết thanh có chứa lysozyme, protein phản ứng C (CRF: C reactive protein), các thành phần bổ thể, interferon…
2.3 Hàng rào tế bào:
Đây là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất Trên niêm mạc có rất nhiều tế bào di tản từ nội môi ra, chúng gồm hai loại: tiểu thực bào và đại thực bào Quá trình thực bào được khuyếch đại bởi một số thành phần bổ thể đã được hoạt hoá
Tế bào diệt tự nhiên (NK: Natural Killer Cells) là biến thể của lymphocyte nhưng có khả năng tiêu diệt không đặc hiệu các tế bào u và các tế bào chứa virus bằng chất tiết của chúng (perforin)
2.4 Hàng rào thể chất:
Chính hàng rào này đã tạo nên sự khác nhau giữa loài này với loài khác, cá thể này với cá thể khác, trước sự tấn công của vật lạ
3 Phản ứng viêm không đặc hiệu:
Hiện tượng này gồm 4 triệu chứng kinh điển: sưng, nóng, đỏ, đau Về bản chất, đây là phản ứng của tế bào, kèm theo hàng loạt các chuỗi phản ứng với mục đích làm cho phản ứng của tế bào được thuận lợi hơn Phản ứng vận mạch, trước tiên do cơ chế thần kinh sau đó là cơ chế hoá học, làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, kết quả là làm tăng sự xuyên mạch của các bạch cầu
3.1 Phản ứng tại chỗ:
Các cytokin nêu trên có tác dụng:
- Hoá ứng động bạch cầu: hấp dẫn, lôi kéo bạch cầu bằng tác nhận hoá học
- Cảm ứng tạo ra hiện tượng bạch cầu chui qua thành mạch, tiến tới ổ viêm
- Cảm ứng các hoạt động nội bào của bạch cầu: hoạt hoá hệ thống chuyển tin, hệ thống tín hiệu thứ 2 làm cho các tế bào hiệu ứng thay đổi hình dáng, vận động, mất hạt, tăng oxy hoá
3.2 Phản ứng toàn thân:
Cùng với cytokin, đại thực bào còn tiết IL-6 tác dụng trên thần kinh trung ương gây sốt, gây cảm ứng hoạt động trục dưới đồi – thượng thận Ngay khi kháng nguyên xâm nhập thì phản ứng viêm không đặc hiệu đã đuợc hình thành
Trang 40- Một số chất tiết tại chỗ gây hoá ứng động bạch cầu, thu hút chúng tới ổ viêm
- Tiểu thực bào và đại thực bào tiêu diệt và loại trừ yếu tố gây viêm
- Bạch cầu ưa acid và bạch cầu ưa kiềm điều hoà phản ứng viêm
- Các chất tiết kèm theo bao vây ổ viêm, hạn chế sự lan rộng và khuyếch đại phản ứng
Như vậy, về cơ bản, phản ứng viêm là phản ứng có lợi cho cơ thể, nó chỉ có hại khi các phản ứng này mãnh liệt quá mức bình thường Đáp ứng miễn dịch tự nhiên có tác dụng khởi động đáp ứng miễn dịch thu được, ngược lại, một khi đáp ứng miễn dịch thu được sẽ làm đáp ứng miễn dịch tự nhiên được tăng cường
MIỄN DỊCH THÍCH ỨNG
1 Khái niệm:
Miễn dịch thích ứng (adaptive immunity) trước kia còn được gọi là miễn dịch đặc hiệu hay miễn dịch thu được là loại đề kháng của cơ thể được kích thích bởi các vi sinh vật xâm nhập vào các mô
Miễn dịch thích ứng xuất hiện chậm hơn và tham gia chống nhiễm trùng ở giai đoạn muộn hơn nhưng hiệu quả hơn
Hệ thống đáp ứng miễn dịch thích ứng bao gồm các tế bào lympho và các sản phẩm của chúng như các kháng thể Trong khi các cơ chế của miễn dịch bẩm sinh nhận diện các cấu trúc giống nhau giữa các vi sinh vật khác nhau để tấn công vào đó thì các tế bào của đáp ứng miễn dịch thích ứng lại có các thụ thể có khả năng nhận diện một cách đặc hiệu các chất khác nhau do các vi sinh vật tạo ra cũng như những phân tử không có nguồn gốc từ vi sinh vật
2 Đặc điểm:
2.1 Tính đặc hiệu:
Là Khả năng nhận diện và đáp ứng với nhiều loại vi sinh vật khác nhau Tính đặc hiệu của các đáp ứng miễn dịch được minh hoạ bằng quan sát cho thấy tiếp xúc trước đó với một kháng nguyên sẽ tạo ra được các đáp ứng mạnh hơn trong những lần thử thách tiếp theo với cùng kháng nguyên đó
2.2 Tính đa dạng:
Tính đặc hiệu với nhiều kháng nguyên khác nhau cho thấy tập hợp tất cả các
tế bào lympho với tính đặc hiệu khác nhau, đôi khi được gọi là mức độ đa dạng trong tính đặc hiệu của tế bào lympho là vô cùng phong phú
2.3 Tính chuyên biệt:
Các đáp ứng chống lại các vi sinh vật khác nhau được tối ưu hoá để chống lại các vi sinh vật đó