1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo Dục Dinh Dưỡng Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi Thông Qua Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Ở Trường Mầm Non.doc

93 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Dinh Dưỡng Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi Thông Qua Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Ở Trường Mầm Non
Tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Thu Sa
Trường học Trường Đại Học Tây Nguyên
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đăk Lắk
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 6,42 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHẠM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ 4 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON Sinh viên Nguyễn Thị Kim Nhung Chuyên ngành Giáo[.]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở

TRƯỜNG MẦM NON

Sinh viên : Nguyễn Thị Kim Nhung Chuyên ngành : Giáo dục mầm non Khóa học : 2020 - 2024

Trang 2

Đăk Lắk, năm 2024

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở

TRƯỜNG MẦM NON

Sinh viên : Nguyễn Thị Kim Nhung Chuyên ngành : Giáo dục mầm non

Người hướng dẫn ThS Lê Thị Thu Sa

Trang 4

Đăk Lắk, năm 2024

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau bốn năm học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, em đãhoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn đến các giảng viên

Bộ môn Giáo dục Mầm non, Khoa Sư phạm, cùng các giảng viên Trường Đạihọc Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình họctập và nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn ThS Lê Thị Thu Sa đã tận tâm hướng dẫn,giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Cô đã cónhững trao đổi và góp ý để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý cô giáo trườngMầm non Hoa Pơ Lang, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại Trường

và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn độngviên khích lệ, giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Đắk Lắk, ngày tháng năm 2024

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Kim Nhung

Trang 6

MỤC LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 10

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài

Dinh dưỡng đối với trẻ mầm non rất quan trọng, đây được xem là mộttrong những yếu tố chính quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong

độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ Ngoài việc chăm sóc, dạy dỗ thìdinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầutại các trường mầm non, bởi đây là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển mộtcách khỏe mạnh và toàn diện Một đứa trẻ có thể cao lớn, thông minh haykhông một phần lớn là nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lí và chất lượng Nếu thiếudinh dưỡng cơ thể trẻ sẽ chậm phát triển với các biểu hiện như: tụt cân, suydinh dưỡng, chậm chạp kém vận động, Ngược lại khi trẻ thừa dinh dưỡngthì nguy cơ mắc các bệnh như: tim mạch, béo phì, là rất cao Vì vậy việcđảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lí là vô cùng quan trọng đối với sứckhỏe của trẻ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non

Ở lứa tuổi này, trẻ nhận được sự chăm sóc chu đáo của bố mẹ, của côgiáo từ bữa ăn đến giấc ngủ Tuy nhiên song song với việc chăm sóc trẻ,chúng ta cũng cần trang bị cho trẻ những kiến thức về dinh dưỡng một cách

sơ đẳng nhất để trẻ biết được nên ăn gì, được uống gì, những thứ đó chứa chất

gì, nó tốt hay không tốt, có đảm bảo vệ sinh hay không; khi trẻ bị mệt, bị ốmthì cần bổ sung thức ăn, đồ uống gì,… Giáo dục dinh dưỡng giai đoạn mầmnon rất quan trọng bởi những kiến thức dinh dưỡng khi còn nhỏ ảnh hưởngđến thói quen dinh dưỡng lúc trưởng thành Sức khỏe tốt là nền tảng cơ bảncủa một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thựchiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình Một con người khỏemạnh sẽ góp phần tạo nên một xã hội khỏe mạnh Và dinh dưỡng là một trongnhững thành tố quan trọng để con người có một cơ thể khỏe mạnh, hoạt bát.Quá trình hình thành, củng cố và phát triển kiến thức về dinh dưỡng chotrẻ mầm non được thiết kế dưới nhiều hoạt động, thực hiện bằng nhiều cách,nhiều phương pháp, phương tiện khác nhau trong đó có hoạt động khám phákhoa học Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động mà trẻ được tiếp

Trang 11

xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩngiấu bên trong các sự vật, hiện tượng Các hoạt động da dạng, tích cực, nộidung phong phú, giúp trẻ có những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng và hìnhthành cho trẻ thái độ sống tích cực đối với môi trường Vì thế, hoạt độngkhám phá khoa học rất thuận lợi cho việc đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng mangtính phát triển nói chung và đối với giáo dục dinh dưỡng nói riêng.

Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy, việc sử dụng hoạt độngkhám phá khoa học ít được giáo viên quan tâm Trong các hoạt động, giáoviên chưa đề cập một cách cụ thể, chưa nghiên cứu và vận dụng một cách linhhoạt trong quá trình giáo dục trẻ Do đó, trẻ khó có thể khắc sâu, ghi nhớnhững kiến thức dinh dưỡng mà giáo viên muốn truyền đạt

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, em thực hiện khóa luận

tốt nghiệp “Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ở Trường Mầm non”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thôngqua hoạt động khám phá khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dinhdưỡng cho trẻ ở Trường Mầm non

Trang 12

2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Trên thế giới

Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vai trò của dinhdưỡng đối với sức khỏe con người Khoa học đã chứng minh được tầm quantrọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe về thể chất, tinh thần của con ngườicũng như mối quan hệ qua lại giữa dinh dưỡng và sức khỏe của con người.Các nhà nghiên cứu đã cho chúng ta thấy vai trò to lớn của dinh dưỡng

cụ thể: Năm 460 - 377 TCN Hypocrat đã khẳng định vai trò của ăn uống trongviệc bảo vệ sức khỏe Đối với người bệnh loại thực phẩm còn là phương tiện

để điều trị bệnh Ông viết: “Thức ăn cho bệnh nhân phải là một phương tiệnđiều trị và trong phương tiện điều trị của chúng ta phải có các chất dinhdưỡng”, ông cũng nhận xét: “Hạn chế và ăn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đốivới người mắc bệnh mạn tính” [TS Trần Văn Long, Ths Lê Thế Trung

(2019), Giáo trình Dinh dưỡng – Tiết chế, NXB Trường Đại học Điều dưỡng

Nam Định]

Nhà y học người Anh, Sidengai cho rằng khẩu phần ăn phù hợp và sốngmột đời sống có tổ chức hợp lý sẽ giúp điều trị cũng như phòng bệnh Ông đãvạch ra rằng: “Để nhằm mục đích điều trị cũng như phòng bệnh, trong nhiềubệnh, chỉ cần cho ăn những chế độ thích hợp và sống một đời sống có tổ chức

hợp lý.” [Nguyễn Minh Thủy (2005), Giáo trình dinh dưỡng người, NXB Đại

học Cần Thơ]

Những nghiên cứu về vitamin mở đầu về bệnh hoại huyết của thủy thủ

mà Giem Cook đã khuyên cần uống nước chanh hoa quả (1728 - 1779)

[ TS Nguyễn Ngọc Hiền (2011) , Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, NXB Đại

Trang 13

chuyển hóa khác va-phat-trien-nganh-219 ]

[https://vitalog.vn/tin-tuc/dinh-duong-hoc-lich-su-khoa-hoc-Liebig (1803 - 1873) đã có những công trình nghiên cứu chứng minhtrong thức ăn có những chất sinh năng lượng là protein, lipt và gluxit [https://hiu.vn/y-te-suc-khoe/vai-tro-cua-cac-chat-dinh-duong-doi-voi-co-the/]Lunin (1853 - 1937) nghiên cứu vai trò của hợp chất cần thiết cho sự sốngngoài protein, gluxit, lipid, nước, muối khoáng còn có một số hợp chất khác nữa,tuy ít nhưng lại rất cần thiết cho sự sống của con người và đến tận hơn 30 nămsau A Funck mới phát hiện ra đó là các vitamin [Nguyễn Thị Thuận (2017),

Giáo dục dinh dưỡng nhằm dự phòng tình trạng còi của trẻ mầm non ở xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ]

Eikman (1858 - 1930) đã tìm ra nguyên nhân của bệnh Beriberi vào năm

1886 ở đảo Java Indonexia Năm 1897, J.A.Funk đã tìm ra chất đó là vitaminB1 [ https://www.zun.vn/tai-lieu/dinh-duong-va-suc-khoe-30387/ ]

Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, các công trình nghiên cứu về vitamin, axitamin, các axit béo không no, … góp phần hình thành và phát triển ngành dinhdưỡng Cùng với những nghiên cứu của nhiều tác giả như Gomez 1956,Jelliffe 1959, Waterlow 1973 đã giải thích mối nhân quả và các chương trìnhcan thiệp ở cộng đồng Năm 1978 trong tuyên ngôn thế giới Alma - Ata vềchăm sóc sức khỏe đã quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng hợp lý và tăng nguồnthực phẩm để cải thiện bữa ăn, đặc biệt từ hội nghị này đã đưa ra vấn đề vềGDDD cho mọi lứa tuổi, đồng thời giáo dục mọi người phải biết tự chăm losức khỏe cho bản thân và các quốc gia phải chăm lo sức khỏe cho cộng đồng

[Lê Doãn Diên, Vũ Thị Thư, Dinh dưỡng người, NXB Giáo dục, 1996]

2.2 Ở Việt Nam

Từ xa xưa cha ông ta đã biết quý trọng thức ăn, nước uống đã biết dùngthức ăn để duy trì cuộc sống và chữa bệnh Các nghiên cứu về thức ăn dinhdưỡng cũng được quan tâm từ rất lâu đời Từ thời danh y Tuệ Tĩnh, HảiThượng Lãn Ông, Nguyễn Văn Mậu,

Danh y được coi là nhà dinh dưỡng học đầu tiên của Việt Nam đó là

Trang 14

danh y Tuệ Tĩnh (1933), tại Hải Dương ngày nay Trong bộ sách Nam DượcThần Diệu ông đã nghiên cứu tới 586 vị thuốc nam trong đó có 246 loại thức

ăn và 50 loại làm đồ uống Ông chính là người đầu tiên đặt nền móng choviệc trị bệnh bằng ăn uống ở nước ta [Trần Mạnh Hùng, Trần Thị NgọcTrâm, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non 2009 - 2010,NXB Giáo dục Việt Nam ]

Theo Hải Thương Lãn Ông - Lê Hữu Trác, có thuốc mà không có ăn cũng điđến chỗ chết Đồng thời, xác định rõ tầm quan trọng của ăn so với thuốc (1720 -1790) [http://www.ykhoabacviet.com/m/hai-thuong-lan-ong.html]

Lê Thị Mai Hoa và Lê Trọng Sơn (2007) cho rằng giáo dục dinh dưỡng

là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lí trí của conngười nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm

lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng [Tạp chíGiáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 43-46 ]

Trong nhiều năm qua có rất nhiều các hội nghị thượng đỉnh quan trọng

đã bàn về vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong các chiến lược nâng caosức khỏe đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện dinh dưỡng cộng đồng,trong đó đã đề cập đến giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường và đặc biệt là ởlứa tuổi mầm non Các nhà dinh dưỡng dựa trên kết quả nghiên cứu đã đề racác nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho các ngànhnghề, lứa tuổi, y học cộng đồng và đã có một chương trình hành động về dinhdưỡng

Sự ra đời của Bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của Đại học Y HàNội (1990) và nhiều Trường Đại học khác, quyết định của Bộ Giáo dục và Đàotạo mở cao học về dinh dưỡng (1994)… là các mốc quan trọng trong sự phát triểnngành dinh dưỡng ở nước ta

Như vậy, vấn đề dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng đã trở thành trungtâm của mọi kế hoạch và chiến lược phát triển ở từng quốc gia Hiện nay đã

và đang được nhiều nhà giáo dục nói chung và các nhà nghiên cứu nói riêngquan tâm đúng đắn

Trang 15

Một số tác giả nghiên cứu về các biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻmầm non như: năm 2018 Phạm Thị Thu Thuỷ nghiên cứu “Một số biện phápgiáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vậnđộng” [Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 133-137 ] NguyễnThị Tố Lan - 2021 trong “Tổ chức hoạt động khám phá môi trường xungquanh, nhằm giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một sốtrường mầm non, thành phố Thái Bình [Tạp chí dạy và học ngày nay số kì 1-3/2021 ] Trần Thị Thu Hà (2007) nghiên cứu một số biện pháp giáo dụcdinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo

chủ đề [Trần Thị Thu Hà (2007), Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề,

NXBĐHSPHN] Ngô Thị Phương Thảo (2009) nghiên cứu về một số biệnpháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

[Ngô Thị Phương Thảo (2009), Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình, ĐHSPHN].

Qua các hướng nghiên cứu, mỗi tác giả chọn hướng tiếp cận và đề xuấtcác biện pháp khác nhau nhưng mục tiêu chung hướng đến là góp phần nângcao nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe vàhiệu quả trong giáo dục cho trẻ

Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, trình độ dân trí ngàycàng được nâng cao thì việc chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ cũng đượccác gia đình và xã hội quan tâm, đặc biệt là trong chương trình chăm sóc giáodục trẻ mầm non Thông qua hoạt động khám phá khoa học là con đườngthích hợp trong việc dẫn dắt trẻ đến với nền văn hóa, cuộc sống con người nóichung và vấn đề dinh dưỡng - sức khỏe nói riêng Trên cơ sở đó, hình thànhcho trẻ năng lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với vấn đề dinh dưỡng - sứckhỏe của chính bản thân mình

Trang 16

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thôngqua hoạt động khám phá khoa học ở Trường Mầm non

- Khách thể nghiên cứu

+ Trẻ 4 - 5 tuổi đang học tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang

+ Giáo viên đang giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Trường Mầm non Hoa Pơ Lang, thành phố Buôn MaThuột, tỉnh Đắk Lắk

- Thời gian: Năm học 2023 - 2024

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định cơ sở lí luận của đề tài

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thôngqua hoạt động khám phá khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáodục ở Trường Mầm non

- Thực nghiệm sư phạm để xác đinh tính khả thi của biện pháp

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành một số phương pháp sau:

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục đích: Tìm kiếm các tài liệu liên quan, cần thiết cho đề tài

- Nội dung: Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, kháiquát hóa các tài liệu về ngôn ngữ và ngôn ngữ của trẻ mầm non, các giáotrình, tài liệu tham khảo và các tài liệu có liên quan, sách báo, tạp chí, tiểuluận, luận văn, internet làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu thực tiễn, rút

ra những vấn đề cần thiết cho đề tài

- Cách tiến hành: Tìm kiếm trên các trang Web, tài liệu tham của thư viện,các đề tài của khóa trước Tìm kiếm và chọn lọc những thông tin cần thiết cho

đề tài

3.4.2 Phương pháp quan sát

Trang 17

- Mục đích:

+ Trực tiếp quan sát và ghi chép lại quá trình giáo viên mầm non tổ chứchoạt động khám phá khoa học nhằm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi + Quan sát biểu hiện, mức độ nhận thức, kỹ năng, thái độ về dinh dưỡngcủa trẻ 4 - 5 tuổi Từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho đề tài

- Nội dung:

+ Quan sát cách giáo viên tổ chức giáo dục dinh dưỡng thông qua bàidạy cho trẻ

+ Quan sát cách trẻ tiếp thu và thực hiện về giáo dục dinh dưỡng

+ Quan sát quá trình và mức độ ăn uống của trẻ

- Cách tiến hành: Trực tiếp quan sát giáo viên thực hiện vai trò của mìnhtrong việc tổ chức giáo dục dinh dưỡng thông qua bài dạy cho trẻ và ghi chéptrong điều kiện tự nhiên của lớp học Tiến hành quan sát các hoạt độngthường ngày của giáo viên trong việc giáo dục trẻ về dinh dưỡng thông quahoạt động khám phá khoa học

3.4.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Trao đổi với giáo viên và trẻ để làm rõ một số nội dung có liên quan đến

đề tài nghiên cứu Trên cơ sở đó nhận xét về mức độ kiến thức dinh dưỡngcủa trẻ và giáo viên cũng như cách thức tổ chức các hoạt động khám phá khoahọc của giáo viên trong các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non

3.4.4 Phương pháp thống kê toán học

- Mục đích: Sử dụng để phân tích, xử lí các dữ liệu thu thập được

- Nội dung: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm tính toánkhách quan, chính xác, khoa học của thông tin từ các nguồn tài liệu thu thậpđược để rút ra kết luận chính xác nhất cho đề tài nghiên cứu

Công thức:

Số phần trăm: %= M 100/n

Trong đó:

M: Tổng số lượng khách thể trả lời

Trang 18

n: Số lượng khách thể nghiên cứu.

- Cách tiến hành: Nhập số liệu thu thập được vào excel để xử lí số liệu

3.4.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Mục đích: Kiểm tra chứng tính khả thi của biện pháp về sự thay đổi sốlượng và chất lượng trong nhận thức, hành vi đối tượng giáo dục và khoa họctác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và được kiểm tra

- Nội dung: Tiến hành soạn một số giáo án thực nghiệm sư phạm nhằmkiểm chứng tính khả thi của đề tài

- Cách tiến hành: Soạn và dạy 02 giáo án thực nghiệm ở lớp đối chứng vàlớp thực nghiệm

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Tổng quan về dinh dưỡng

1.1.1.1 Khái niệm dinh dưỡng

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dinh dưỡng.Dinh dưỡng là quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể những thức

ăn cần thiết qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ để bù đắp hao phí năng lượngtrong quá trình sống của cơ thể, tạo ra sự đổi mới các tế bào và mô cũng như

điều tiết các chức năng sống khác của cơ thể [Vũ Phương Hà, "Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Hướng Hoà và Đakrong tỉnh Quảng Trị", Luận án thạc sỹ Y học Dự phòng - năm

2010]

Theo Lê Doãn Diên - Vũ Thị Thư [tr15, Dinh dưỡng người, NXB Giáodục, 1996] cho rằng: "Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức

ăn để duy trì sự sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng,

phát triển, vận động" [Lê Doãn Diên, Vũ Thị Thư (1996), Dinh dưỡng người,

NXB Giáo dục]

Giáo sư Tremolieres - chuyên viên dinh dưỡng người Pháp lại cho rằng:

“Dinh dưỡng là một khoa học nghiên cứu sự chuyển hoá của thực phẩm từ lúcvào miệng, hấp thụ qua ruột vào máu và đến các bộ phận của cơ thể” [Nhiều

tác giả (2008), Dinh dưỡng cho trẻ Mầm non, NXB Lao động Xã hội].

Theo tác giả Nguyễn Kim Thanh, Dinh dưỡng học là một ngành khoahọc nghiên cứu ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người vànhu cầu về chất dinh dưỡng nhằm giúp con người phát triển khoẻ mạnh, sinh

sản duy trì nòi giống [Nguyễn Kim Thanh (2009), Giáo trình dinh dưỡng trẻ

em, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội].

Theo từ điển Tiếng Việt, dinh dưỡng (động từ) là quá trình các tế bào, cơquan trong cơ thể hấp thu và sử dụng các chất cần thiết cho việc cấu tạo và

Trang 20

hoạt động của cơ thể; dinh dưỡng (tính từ) là những chất cần thiết cho việccấu tạo và hoạt động của cơ thể.

1.1.1.2 Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non

Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn lên và trưởng thành Khái niệm “lớn”chỉ sự tăng về kích thước, thể chất và sự hoàn thiện về chức năng, bao gồm sựphát triển về tâm thần, vận động Về mặt sinh học, sự lớn và trưởng thành đòihỏi phải được cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng và chất xúctác để kiểm soát sự biệt hóa, tăng kích thước số lượng tế bào[http://mntuongmai.edu.vn/thu-vien/thuc-don-tuan/cung-cap-thong-tin-dinh-duong-cho-be/vai-tro-quan-trong-cua-dinh-duong-doi-voi-tre-em]

Một đứa trẻ bình thường, được nuôi dưỡng đầy đủ và hợp lý sau 6 tháng

sẽ tăng gấp 2 lần, sau 1 năm sẽ tăng gấp 3 lần, sau 2 năm tăng gấp 4 lần so với

cân nặng lúc mới sinh ra Sau đó mỗi năm tăng khoảng 2kg [Bộ Y tế, “Một số yếu tố ảnh hưởng để tử vong ở trẻ em suy dinh dưỡng nặng”, NXB Y học Hà

Nội năm 1990]

Dinh dưỡng là nhu cầu không thể thiếu của con người, đặc biệt là trẻ em.Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển đầy đủ về thểchất và trí tuệ, có sức đề kháng cao với bệnh tật Nếu thiếu dinh dưỡng, cơ thể

sẽ bị chậm lớn, chậm phát triển và dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng.Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng (chủ yếu là thừa protein) sẽ ảnh hưởng khôngtốt đến cấu trúc, chức phận của tế bào, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì,tim mạch, huyết áp,… Do đó, dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc và giáo dục đầy đủ

vô cùng quan trọng đối với sức khỏe trẻ em, tạo điều kiện tốt giúp trẻ pháttriển, khỏe mạnh toàn diện Đồng thời, góp phần vào việc tạo ra một thế hệmầm non khỏe mạnh, thông minh, xây dựng đất nước trong tương lai [http://mattroibetho.vn/vi/tin-noi-bat.nd13/vai-tro-quan-trong-cua-dinh-

duong-doi-voi-tre-em.i1071.bic]

1.1.2 Tổng quan về giáo dục dinh dưỡng

1.1.2.1 Khái niệm giáo dục dinh dưỡng

Dưới góc độ Y học, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Giáo dục dinh dưỡng

Trang 21

là quá trình truyền thông tin nhằm phát triển và thúc đẩy thay đổi tập quándinh dưỡng

Theo tác giả Lê Thị Mai Hoa và Lê Trọng Sơn trong giáo trình "Dinhdưỡng trẻ em" cho rằng: Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động cómục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm lamd thay đổinhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống vàsức khoẻ của cá nhân, tập thể và cộng đồng [Lê Thị Mai Hoa, Lê Trọng Sơn

(2009), Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, NXB ĐHSP Hà Nội].

Mỗi khái niệm tiếp cận vấn đề dinh dưỡng dưới một góc độ khác nhauđều là quá trình tác động với mục đích cuối cùng là nâng cao sức khoẻ conngười Thông qua Giáo dục dinh dưỡng, chúng ta có thể góp phần làm thayđổi nhận thức, hành vi, thói quen chưa tốt trong ăn uống Giúp cho con người

có những lựa chọn đúng đắn trong việc sử dụng, chế biến thực phẩm khoa học

và cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cho cá nhân, cộng đồng

Như vậy, Giáo dục dinh dưỡng chính là sự tác động của khoa học ănuống đến nhận thức của con người, truyền đạt các hiểu biết, kinh nghiệm giúpcho con người tự biết chăm lo việc ăn uống của mình, của gia đình, của xãhội

1.1.2.2 Nguyên tắc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non 4 - 5 tuổi

Dựa trên một số nguyên tắc giáo dục mầm non nói chung chúng ta cómột số nguyên tắc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi như sau:

a Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Trong quá trình giáo dục, giáo viên có thể sử dụng các hình thức tổ chức,các phương pháp dạy học khác nhau nhưng chung quy lại các chương trìnhgiáo dục phải đảm bảo được mục tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vềchăm sóc cũng như giáo dục trẻ mầm non Các phương pháp giáo dục phảiđảm bảo được tính thiết thực và hiệu quả Xây dựng giáo dục đúng địnhhướng, đúng tư tưởng và đúng trọng tâm kiến thức cho trẻ

b Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên và tính vừa sức nhằm giáo dục và phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ.

Trang 22

Đảm bảo tính hệ thống có nghĩa là giáo dục phải từ dễ đến khó, từ đơngiản đến phức tạp.

Đảm bảo tính liên tục, thường xuyên trong quá trình giáo dục là cho trẻđược hoạt động, được thường xuyên tham gia các hoạt động khám phá, trảinghiệm thế giới xung quanh trẻ

Nguyên tắc giáo dục vừa sức có nghĩa là giáo dục phải phù hợp với đặcđiểm tâm - sinh lý của trẻ và phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ [3]

c Nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động

Trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên không được áp đặttrẻ theo ý muốn chủ quan của mình, phải luôn coi trẻ là chủ thể tích cực trongmọi hoạt động Trên cơ sở đó giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọitrẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức vàkinh nghiệm còn giáo viên giữ vai trò là “điểm tựa”, là người tổ chức hướngdẫn, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động của chúng ở

trường mầm non [Nguyễn Thị Hòa (2013), Giáo trình giáo dục học mầm non,

NXBĐHSP]

1.1.2.3 Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi

Nội dung giáo dục là vấn đề cần thiết cho trẻ, trẻ được dạy về một số loạithực phẩm gần gũi như rau xanh, trứng, cá, thịt và các chất chính trong cácloại thực phẩm đó, trẻ được học về tác dụng của tác phẩm đó đối với bảnthân, trẻ biết được rằng thông qua việc ăn uống những thực phẩm đó mà trẻlớn lên và phát triển một cách khoẻ mạnh, có sức khoẻ tốt để học tập và vuichơi thỏi mái

* Nhận biết, làm quen, phân loại các nhóm thực phẩm và một số thao tácchế biến món ăn đơn giản

- Trẻ nhận biết được các loại thực phẩm đối với sức khoẻ của cơ thể:Chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất vitamin và muối khoáng

- Trẻ nhận biết được nguồn gốc thực phẩm theo nhóm

+ Thực phẩm có nguồn gốc động vật (chất đạm): thịt các loại (thịt lợn,

Trang 23

thịt gà, thịt bò,…), cá các loại (cá rô, cá quả, cá trôi, cá biển,…), tôm, cua,trai, hến, mỡ ăn, trứng gia cầm, sữa và các chế phẩm của sữa.

+ Thực phẩm có nguồn gốc thực vật

+ Chất béo: Đậu các loại (đậu đen, đậu xanh, đậu tương, đậu đỏ…), lạc,vừng, dầu ăn

+ Chất bột đường: Gạo, ngô, bột mỳ, khoai, sắn

+ Chất vitamin và muối khoáng: Các loại rau củ, quả

- Các thực phẩm khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng, mùi vị

- Thực phẩm được chế biến bằng nhiều dạng khác nhau: luộc, xào, hấp,kho

- Trẻ biết nhiều cách ăn khác nhau của thực phẩm

- Lợi ích đồ ăn đối với sức khoẻ con người

+ Trẻ cần ăn uống hợp lí, đầy đủ thì cơ thể sẽ phát triển và đủ sức khoẻ

để học tập, vui chơi

+ Ăn uống nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp cơ thể mau lớn, ít ốmđau, mắt sáng, nhanh nhẹn, thông minh

+ Dạy trẻ biết các tác dụng của thực phẩm đối với cơ thể của mình

Từ đó, trẻ sẽ có thái độ tích cực chủ động ăn những thức ăn mà cô giáohoặc cha mẹ chế biến cho trẻ Trẻ hiểu được nếu ăn ít, ăn không đủ các loạithức ăn sẽ làm cơ thể trẻ bị suy dinh dưỡng, ốm đau bệnh tật Do vậy, tất cảmọi người đều phải ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, ăn sạch và đầy đủ cácloại thực phẩm và trẻ cũng cần biết không nên ăn vặt, ăn nhiều dễ bị béo phì

- Dạy trẻ các bữa ăn trong ngày, thức ăn trong mỗi bữa ăn là gì, bữa antrong ngày khác nhau như thế nào( số lượng,dạng chế biến), các bữa ăn trongcác ngày lễ, tết

- Dạy trẻ ăn uống sạch sẽ: Ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi,

ăn chậm, nhai kĩ không rơi vãi

1.1.2.4 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi

Độ tuổi mầm non là độ tuổi rất tốt để trẻ tiếp thu những điều được dạy ởtrường và hình thành thói quen lâu dài trong tương lai Bởi vậy nếu ngay từ

Trang 24

thời điểm này chúng ta giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thì sẽ giúp trẻ ghi nhớ vàtạo nên một thế hệ với vốn hiểu biết phong phú về dinh dưỡng và sức khỏecon người Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mần non cũng sẽ giúp các bé ănuống một cách tự giác, đúng cách và biết trân trọng thực phẩm từ đó sẽ tạonên các hành vi có lợi để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bản thân trẻ cũng như

cả cộng đồng Do đó việc lựa chọn các phương pháp giáo dục dinh dưỡng phùhợp cho trẻ mầm non là hết sức cần thiết

Phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi là phương thức hoạtđộng gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thếgiới quan để chúng thích ứng với môi trường, nhận thức về những vấn đề liênquan đến dinh dưỡng, có thái độ tích cực với dinh dưỡng

Có một số phương pháp cơ bản sau

* Phương pháp dùng tình cảm

Dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ,nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thoả mãn nhucầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh

Ví dụ: Khi trẻ không chịu ăn cô dùng lời lẽ nhẹ nhàng, ánh mắt khuyếnkhích trẻ ăn cơm, ăn hết suất

* Phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích)

- Dùng lời: Dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng

phù hợp với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếpvới đồ vật, với người xung quanh Tạo điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ýmuốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụthể

- Trò chuyện: Là sự giao tiếp bằng lời có mục đích, có kế hoạch của giáo

viên với trẻ nhằm cung cấp và củng cố những kiến thức, kĩ năng, thái độ củatrẻ về dinh dưỡng Phương pháp trò chuyện đơn giản, dễ thực hiện nên có thểtiến hành mọi lúc mọi nơi

- Kể chuyện: Là phương pháp cung cấp và củng cố kiến thức cho trẻ

thông qua các câu chuyện có nội dung phù hợp với việc giáo dục dinh dưỡng

Trang 25

cho trẻ 5 - 6 tuổi: họ nhà cam quýt, niềm vui từ bát canh cải, chanh … Các tácphẩm này không chỉ giúp trẻ nhận biết về các thực phẩm mà còn giáo dụchành vi vệ sinh, có văn hóa trong ăn uống

- Giảng giải: Là phương pháp dùng lời giải thích cho trẻ hiểu những nội

dung và nhiệm vụ nhận thức cụ thể Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6tuổi, phương pháp này hỗ trợ cho các phương pháp khác như: quan sát, luyệntập, trò chơi,…nhằm giải thích cho trẻ hiểu về dinh dưỡng như đặc điểm, mùi,

vị, ích lợi… của một số loài thực vật nói riêng với sức khoẻ con người

Lời nói và câu hỏi của người lớn cần phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu,gần với kinh nghiệm của trẻ

* Phương pháp trực quan - minh họa

- Dùng phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh),hành động mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện

sự nhạy cảm của các giác quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm…) Ví dụ: Cho trẻquan sát quả xoài, nếm thử, ngửi thử… Hay cô có thể pha nước chanh mẫucho trẻ xem

- Phương tiện trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kếthợp với lời nói minh hoạ phù hợp

* Phương pháp thực hành

- Hành động thao tác với đồ vật, đồ chơi

+ Sử dụng các đồ vật, dụng cụ đơn giản với nội dung và mục đích giáo dục.+ Trẻ cùng làm theo và thao tác với đồ vật: sờ, mó, cầm, nắm, lắc mở,đóng, chồng lên và phối hợp vận động với các giác quan

Ví dụ: sử dụng cốc, thìa, chanh, đường để trẻ thao tác pha nước chanhnhư khuấy đường, vắt chanh…

- Trò chơi: Sử dụng các yếu tố, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻhoạt động, mở rộng hiểu biết về dinh dưỡng, sức khoẻ, môi trường xungquanh và phát triển lời nói Ví dụ như trò chơi : Đi siêu thị, Tháp dinhdưỡng…

- Luyện tập

Trang 26

+ Cho trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các câu nói, động tác, hành vi, cử chỉ,điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và hứng thú của trẻ.

+ Không cho trẻ lặp đi lặp lại một động tác hay việc làm đơn điệu nào đóquá lâu gây cho trẻ mệt mỏi và chán nản

* Phương pháp đánh giá, nêu gương

- Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lờinói tốt của trẻ Chẳng hạn như khi trẻ ăn hết suất cô có thể khen ngợi trẻ

“Hôm nay con rất giỏi”

- Ở lứa tuổi mầm non, khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việctốt là chủ yếu Có thể, khi cần thiết nhưng nhẹ nhàng và không quá lạm dụng.Các phương pháp có thể sử dụng trong giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6tuổi đều có những ưu điểm riêng Vì vậy khi phối hợp các phương pháp cầnphối hợp linh hoạt để đạt được hiệu quả cao Mỗi phương pháp có đặc trưngriêng và tác động đến trẻ theo một phương hướng nhất định, do đó cần phốihợp các phương pháp tạo ra sức mạnh tổng hợp, tác động đến các mặt pháttriển của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan (kết hợp cho nghe, nhìn,

sờ mó,…) và có thái độ tích cực với các vấn đề dinh dưỡng

1.1.2.5 Ý nghĩa giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi

Hoạt động giáo dục dinh dưỡng có vai trò to lớn đối với mọi người, cán

bộ y tế, giáo viên nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng Ở trẻ em, cơ thể đangphát triển mạnh mẽ và có những thay đổi lớn, những chuyển biến về tố chấtquan trọng Đây là giai đoạn hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng của các cơquan, hệ cơ quan trong cơ thể nên cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để trẻ pháttriển toàn diện Tình trạng dinh dưỡng của trẻ không chỉ phụ thuộc vào khẩuphần dinh dưỡng hợp lý, việc được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ, có môi trườngsống hợp vệ sinh Ngoài ra, tình trạng dinh dưỡng còn phụ thuộc vào các kiếnthức khoa học, các thói quen và tập quán ăn uống của gia đình, địa phương.Giáo dục dinh dưỡng là vấn đề cần thiết đối với trẻ Trẻ được dạy về

1 số loại thực phẩm gần gũi như rau, cá, trứng,thịt và các chất dinh dưỡngchính trong thực phẩm, trẻ học được tác dụng của các loại thực phẩm đó

Trang 27

đối với sức khoẻ bản thân,trẻ biết được thông qua việc ăn uống trẻ pháttriển lớn hơn, phát triển một cách khoẻ mạnh… Trong đó giáo dục dinhdưỡng lầ vấn đề cần thiết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, giáo viên hãy trang

bị cho trẻ một lượng kiến thức cơ bản đề trẻ có thể chăm sóc bản thân, tựlập trong ăn uống khi bước vào bậc tiểu học

Ví dụ: sử dụng cốc, thìa, chanh, đường để trẻ thao tác pha nước chanhnhư khuấy đường, vắt chanh…

1.1.3 Một số đặc điểm tâm sinh lý trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

1.1.3.1 Đặc điểm phát triển cơ thể

Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho trước, hướng đến

sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có, nhằm pháttriển các năng lực trí tuệ cho trẻ, trong đó nội dung học tập được kết hợp vớihình thức chơi

1.1.3.2 Đặc điểm nhận thức

Trò chơi học tập của trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú cả về nộidung, tính chất hay cách thức tổ chức trò chơi Vì vậy, có nhiều cách để phânloại trò chơi học tập, cụ thể như sau

1.1.3.3 Đặc điểm tình cảm

Trò chơi học tập là loại trò chơi có nhiệm vụ trí lực được thực hiệndưới hình thức nhiệm vụ chơi vui vẻ, thoải mái Ở đây nội dung học tậpđược lồng ghép vào nội dung chơi; động cơ học tập hòa quyện vào động cơchơi

1.1.4 Tổng quan hoạt động khám phá khoa học

1.1.4.1 Khái niệm khám phá khoa học

1.1.4.2 Đặc điểm của hoạt động khám phá khoa học

1.1.4.3 Mục tiêu, nguyên tắc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi khám phá khoa học

1.1.4.4 Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

Trang 28

1.1.4.5 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

1.1.4.6 Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học nhằm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non 4 - 5 tuổi

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát về Trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Trường Mầm non Thực hành 11 - 11 tọa lạc trong khuôn viên TrườngĐại học Tây Nguyên, địa chỉ số 567 Lê Duẩn, Phường Ea Tam, thành phốBuôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Trường Mầm non Thực hành 11 - 11 làTrường công lập tự chủ về tài chính, trực thuộc Trường Đại học Tây Nguyên.Trường được thành lập theo Quyết định số 9922/QĐ-UBND ngày 11/11/2016của UBND thành phố Buôn Ma Thuột

Trường được xây dựng với quy mô diện tích 6.006m2, bình quân40.04m2/ trẻ (theo quy định của Điều lệ Trường mầm non là ở thành phố là8m2/ trẻ, ở nông thôn là 12m2/ trẻ) Phòng học rộng rãi, thoáng mát với ánhsáng tự nhiên Mỗi phòng học đều được trang bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, hiệnđại có tính giáo dục cao và đảm bảo an toàn cho trẻ Nhà trường được trang bị

hệ thống âm thanh, máy chiếu hiện đại, có nối mạng Internet, có lắp đặt hệthống camera đầy đủ Khu vực vui chơi bên ngoài rộng rãi, nhiều khu vực vuichơi với đồ chơi phù hợp với các độ tuổi và đảm bảo an toàn cho trẻ Khuônviên Trường Đại học Tây Nguyên có nhiều môi trường cho trẻ quan sát, trảinghiệm, có diện tích đất cho trẻ tham gia các hoạt động trồng và chăm sóccây,… Bếp ăn được thiết kế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Trường có chức năng, nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục với chất lượngcao cho trẻ từ 18 đến 72 tháng tuổi trên địa bàn theo chương trình GDMN do

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên củanhân cách con người, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào trường tiểu học

Trang 29

Ngoài ra Trường Mầm non Thực hành 11 - 11 là cơ sở thực hành giảng dạy,rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng cáckết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Giáo dục Mầm non vào công tác chăm sóc

và giáo dục trẻ cho giảng viên, sinh viên đang theo học và nghiên cứu về lĩnhvực GDMN tại Trường Đại học Tây Nguyên

Đội ngũ CBGV, nhân viên của Trường có trình độ chuyên môn, nhiệthuyết, năng động và luôn luôn nêu cao tinh thần học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi

và sáng tạo Yêu thương và giúp đỡ nhau trong công việc Sự phối hợp giữaphụ huynh và nhà trường ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn trong quá trìnhchăm sóc và giáo dục trẻ

Năm học 2022 - 2023, Nhà trường tuyển sinh được 236 trẻ và được biênchế thành 6 lớp Gồm: 2 lớp Mầm, 2 lớp Chồi, 2 lớp Lá

1.2.2 Thực trạng việc thực hiện giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ở Trường Mầm non

1.2.2.1 Thực trạng về nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi ở Trường Mầm non

Để khảo sát thực trạng vấn đề này, tôi đã tiến hành điều tra các giáo viênđang giảng dạy tại Trường Mầm non Thực hành 11 - 11 Qua điều tra, tôi thuđược kết quả thể hiện dưới bảng sau đây:

Bảng 1.1 Nội dung giáo viên thường giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu

giáo 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Thực hành 11 - 11

(%)

Nhận biết và gọi tên các loại thực phẩm 13/13 100

Nhận biết được các thực phẩm có trong các

nhóm chất dinh dưỡng chính và gọi tên được

các nhóm chất dinh dưỡng đó

Phân biệt được bốn nhóm thực phẩm: đạm,

đường bột, béo, vitamin và muối khoáng 13/13 100

Nhận biết và làm quen một số thao tác chế

Biết lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe 13/13 100

Trang 30

Nội dung Số lượng Tỉ lệ

(%)

con người và sự cần thiết của việc ăn uống

đầy đủ các chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Biết thực hiện một số công việc tự phục vụ

đơn giản ở lớp học và gia đình 13/13 100

Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức

ăn uống” chỉ có 76,9% giáo viên thực hiện giáo dục Như vậy, mặc dù 100%giáo viên đều thực hiện giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi, nhưng nộidung giáo dục dinh dưỡng chưa toàn diện và đầy đủ

1.2.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ở Trường Mầm non

Để đánh giá nhận thức về mức độ quan trọng trong công tác giáo dụcdinh dưỡng của giáo viên, tôi tiến hành điều tra các giáo viên đang giảng dạy

ở Trường Mầm non Thực hành 11 - 11, kết quả được thể hiện ở Bảng 1.2

Bảng 1.2 Tầm quan trọng của công tác giáo dục dinh dưỡng tại Trường

Trang 31

GDDD quan trọng đối với trẻ, vai trò của GV trong việc GDDD là ngườihướng dẫn, dẫn dắt trẻ tiếp thu những kiến thức nền móng về dinh dưỡng.Giáo viên của Nhà trường đã nhận thức, đánh giá cao về tầm quan trọng củacông tác giáo dục dinh dưỡng trên lớp cho trẻ thông qua trò chơi học tập, cụthể: 69,2% giáo viên đánh giá giáo dục dinh dưỡng là rất quan trọng và 30,8%giáo viên đánh giá giáo dục dinh dưỡng là quan trọng

1.2.2.3 Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ở Trường Mầm non

Hầu hết các giáo viên đang giảng dạy cho trẻ ở Trường Mầm non Thựchành 11 - 11 họ đã sử dụng trò chơi học tập để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.Trong đó, có 13/13 giáo viên thường xuyên sử dụng TCHT để giáo dục dinhdưỡng cho trẻ chiếm tỷ lệ 100% Giáo viên đã nhận thức rõ được việc sử dụngtrò chơi học tập trong việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ là một phương tiệnhữu hiệu nhất Những bài học về giáo dục dinh dưỡng được tích hợp vào tròchơi học tập có tác dụng kích thích, lôi cuốn, thu hút trẻ tham gia giải quyếtnhững nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất

Trên thực tế, tôi thấy các giáo viên đã chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi rất

đa dạng và phong phú để phục vụ cho việc giảng dạy ở trên lớp, nêu cáchchơi và luật chơi rất rõ ràng trong khi tổ chức cho trẻ chơi Cụ thể, khi chuẩn

bị một tiết giảng dạy ở trên lớp, GV đã phải dành nhiều thời gian cho việc làm

đồ dùng dạy học, đồ chơi thu hút được trẻ, đồ chơi nhiều màu sắc, hấp dẫn vàsáng tạo gây hứng thú cho trẻ muốn tham gia ngay vào tiết học Trong khichơi, GV nêu cách chơi và luật chơi một cách chậm rãi và cho trẻ nhắc lại, khitrẻ nắm được cách chơi thì giáo viên mới bắt đầu tổ chức

1.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ở Trường Mầm non

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua trò chơi học tập là một hình thứctriển khai giáo dục hữu hiệu, kích thích, thu hút trẻ tham gia một cách vui vẻ,không bị gò bó giúp trẻ tiếp thu kiến thức về dinh dưỡng một cách tốt nhất.Tuy nhiên, để việc giáo dục dinh dưỡng có hiệu quả phải phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố, cụ thể:

Trang 32

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của Nhà trường: Một trường mầm nonđược đầu tư cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp cho trẻ có thể dễ dàng tiếp xúcđược với chương trình giảng dạy tiên tiến Đồng thời có thể tạo điều kiện chogiáo viên tổ chức các tiết dạy, những chương trình ngoại khóa kết hợp để giáodục toàn diện cho trẻ Đồ dùng, đồ chơi để phục vụ giảng dạy cho trẻ phongphú, đa dạng, đầy đủ cho mỗi trẻ Cơ sở vật chất là một trong những dụng cụ

để giáo viên có thể trực tiếp sử dụng cho quá trình giảng dạy của mình Đểcho các bài giảng của giáo viên trở nên sinh động hơn và giúp cho đối tượngtrẻ em mầm non tiếp thu, nâng cao chất lượng giảng dạy, làm tăng khả năngghi nhớ của trẻ Đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất thì trẻ có thể phát triểntoàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Tạo điều kiện cho nền tảng phát triểnsau này của trẻ tốt hơn so với những ngôi trường có cơ sở vật chất lạc hậu

Về trình độ, nhận thức của Lãnh đạo Nhà trường về giáo dục dinhdưỡng: Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện tối đa để giáo viên có thể giáo dụcdinh dưỡng cho trẻ có hiệu quả Nhà trường đã tổ chức cho các lớp đi thămquan vườn rau, trẻ được trải nghiệm thực tế kích thích sự tìm tòi, ham hiểubiết của trẻ, trẻ được thấy tận mắt, sờ tận tay các loại rau mà bé đã được họctạo cho trẻ sự hòa nhập, gần gũi, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường, cáckiến thức về dinh dưỡng của trẻ được củng cố tốt hơn Nếu không được nhàtrường quan tâm, tổ chức những buổi tham quan thực tế thì những kiến thứcgiáo dục về dinh dưỡng của trẻ bị đóng lại, trẻ sẽ dễ quên

Về sự phối hợp với phụ huynh: Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáodục trẻ một cách có hiệu quả thì chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm nonphụ thuộc nhiều vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ Vì vậy, trong quátrình giáo dục, nhà trường và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với giađình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện cho công tácchăm sóc - giáo dục trẻ có hiệu quả Chúng ta không thể tách rời các hoạt độngtrong nhà trường và gia đình Nếu không có sự phối hợp giữa nhà trường vàphụ huynh thì việc giáo dục dinh dưỡng không thể có sự hiệu quả cao

Về kỹ năng tổ chức trò chơi học tập đối với giáo viên mầm non: Vui

Trang 33

chơi là hoạt động chủ đạo nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi vànhận thức của trẻ mầm non, được giáo viên tổ chức, hướng dẫn, đồng thời kếthợp với giáo dục trẻ Để giáo viên có thể thực hiện tốt được vai trò chủ đạonày thì giáo viên phải có hệ thống các kỹ năng tổ chức cho trẻ chơi Kỹ năng

tổ chức trò chơi là một trong số những kỹ năng mà mỗi giáo viên mầm noncần có để thuận lợi cho công việc của mình sau này Giáo viên cần phải tìmhiểu, trau dồi, đổi mới để có sự sáng tạo hơn trong công việc để giúp trẻ luônđược phát triển tốt và không cảm thấy nhàm chán Dù cho giáo viên có chuẩn

bị nhiều đồ dùng, đồ chơi, mà không có kỹ năng tổ chức trò chơi cho trẻ thìtiết dạy sẽ không đạt hiệu quả cao Không thu hút được trẻ tham gia vào tiếthọc, trẻ dễ bị nhàm chán không tập trung chú ý dẫn đến trẻ không lĩnh hộiđược kiến thức thông qua trò chơi

Nguồn tư liệu cung cấp thông tin, kiến thức về giáo dục dinh dưỡng:Dinh dưỡng là một phần thiết yếu đối với sức khỏe con người, là vấn đề màrất nhiều người quan tâm Có rất nhiều sách, báo, các trang web, nói về vấn

đề dinh dưỡng để cho mỗi người có thể đọc, tìm hiểu các kiến thức về dinhdưỡng để có thể tự chăm sóc, ăn uống một cách khoa học đảm bảo đầy đủ cácchất dinh dưỡng cho cơ thể Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin, kiến thức

về giáo dục dinh dưỡng rất đa dạng và phong phú Người giáo dục dinhdưỡng tự tìm tòi, trau dồi kiến thức dinh dưỡng của mình để công tác giáo dụcđạt hiệu quả cao

1.2.3 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ở Trường Mầm non

1.2.2.1 Ưu điểm

1.2.2.2 Nhược điểm

Trang 34

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG

MẦM NON

2.1 Cơ sở xây dựng biện pháp

2.1.1 Đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường Mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn

bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năngtâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sốngcần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năngtiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tậpsuốt đời Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì ta cần kết hợp hài hoàgiữa chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục đó là điều tất yếu

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc hết sức quan trọng, đâyđược xem là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự phát triển toàndiện của trẻ trong độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ

Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc thì vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa ăncủa trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các trường mầm non Bởiđây chính là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh vàtoàn diện Một đứa trẻ có thể cao lớn thông minh hay không một phần lớn lànhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý và chất lượng Để xây dựng các biện phápnhằm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi, cần phải dựa vào mục tiêuchăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non như sau:

Hình thành và phát triển ở trẻ: Khả năng nhận biết và phân biệt đượcnhững loại thực phẩm thông thường và ích lợi của thực phẩm đối với sứckhoẻ Có ý thức ăn uống đầy đủ, hợp lý để cơ thể khoẻ mạnh

Trang 35

Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi Nhà trườngtrang bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng để đảm bảo trẻ pháttriển tư duy, kỹ năng và tình cảm xã hội qua hoạt động vui chơi Các hoạtđộng chơi trong Nhà trường, cụ thể:

Hoạt động học mà chơi, chơi mà học: Hoạt động học được tổ chức lồngghép, tích hợp các hoạt động tạo giờ học nhẹ nhàng, hứng thú phát huy tínhchủ động, tích cực tham gia của tất cả trẻ trong lớp

Hoạt động phát triển vận động: Đồ chơi vận động được trang bị đa dạng,khoa học, an toàn, đảm bảo trẻ phát triển đồng bộ giữa phát triển thể chất vàphát triển kỹ năng vận động

Thư viện sách truyện: Ngoài giờ học, trẻ còn được làm quen với việcđọc, sử dụng sách, truyện và phát triển ngôn ngữ qua việc nghe kể truyện vàđọc truyện theo tranh ảnh

Góc học tập: Là nơi trẻ làm quen với các khái niệm sơ đẳng về toán học,

về môi trường xung quanh trẻ ngoài giờ học

Góc khám phá khoa học: Là nơi trẻ hứng thú tham gia vào thực hiện cácthí nghiệm, trò chơi khám phá khoa học và giải thích về các hiện tượng, sựvật, sự việc trong thế giới xung quanh gần vũi với trẻ

Hoạt động phát triển tình cảm - thẩm mỹ: Ngoài giờ học trên lớp, trẻcùng các bạn tham gia các hoạt động nghệ thuật mà mình thích như: bé làm ca

sĩ, họa sĩ tài ba, giúp trẻ cảm nhận cái đẹp và biết thể hiện cảm xúc sáng tạotrong các hoạt động tạo hình và âm nhạc

Hoạt động lớp năng khiếu: Các lớp học Earobic, vẽ, tiếng anh là nơi màtrẻ thể hiện năng khiếu, sở thích đặc biệt của bản thân

Hoạt động ngoại khóa: Hoạt động tham quan, dã ngoại, trải nghiệm thực

tế được nhà trường thực hiện thường xuyên nhằm giúp trẻ hình thành kỹ năngsống, kỹ năng giao tiếp và kiến thức thực tế ngoài lớp học

Các hoạt động trên được thực hiện thông qua các giờ học mang tính tíchhợp và các giờ chơi trong nhà, ngoài trời nhằm giúp trẻ phát triển toàn diệnchuẩn bị tâm thế cho trẻ học tập tốt ở trường tiểu học

Trang 36

Để đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ tại trườngmầm non, các hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ cần được thiết kế và triểnkhai với các tiêu chí và nguyên tắc sau:

Thiết kế chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi, trình độ pháttriển, nhu cầu và sở thích của trẻ Chương trình giáo dục phải được xâydựng dựa trên các mục tiêu giáo dục cụ thể và đáp ứng các yêu cầu giáodục của chương trình mầm non

Tạo ra môi trường học tập an toàn, vui chơi và thân thiện với trẻ Môitrường học tập phải được thiết kế để khuyến khích trẻ tham gia các hoạt độnggiáo dục và phát triển kỹ năng xã hội, tư duy logic và sáng tạo

Đảm bảo tính chất đa dạng và tính cá nhân hóa trong các hoạt động giáodục Mỗi trẻ sẽ có những nhu cầu, khả năng và sở thích khác nhau, do đó,chương trình giáo dục cần phải đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau và tạo

ra một môi trường học tập đa dạng

Tạo ra các hoạt động giáo dục thú vị và hấp dẫn để khuyến khích trẻtham gia và phát triển Các hoạt động giáo dục phải được thiết kế để trẻ có thểtham gia và học hỏi thông qua trò chơi, hoạt động thực tế và các hoạt độngkhác

Đảm bảo tính liên tục và thường xuyên trong các hoạt động giáo dục.Các hoạt động giáo dục cần được triển khai liên tục và thường xuyên để đảmbảo tính hiệu quả và tính liên tục trong quá trình chăm sóc giáo dục cho trẻ.Đảm bảo sự tham gia tích cực của phụ huynh trong quá trình chăm sócgiáo dục cho trẻ Phụ huynh cần được động viên và hướng dẫn để tham giavào quá trình giáo dục cho trẻ, hỗ trợ cho trẻ phát triển tốt hơn

Đánh giá và theo dõi quá trình phát triển của trẻ Để đảm bảo chất lượngchăm sóc giáo dục, cần phải có hệ thống đánh giá và theo dõi sự phát triểncủa trẻ Việc đánh giá và theo dõi này giúp giáo viên hiểu rõ hơn về trẻ, từ đóđiều chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp

Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non Giáo viênmầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục cho trẻ

Trang 37

Việc đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn cho giáo viên là rất cần thiết

để họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng cao

Tích hợp công nghệ trong quá trình chăm sóc giáo dục cho trẻ Côngnghệ giúp hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy và giám sát trẻ, đồng thờigiúp trẻ tiếp cận với kiến thức và kỹ năng mới một cách hiệu quả hơn

Hợp tác với các tổ chức, chuyên gia và cộng đồng Việc hợp tác với các

tổ chức, chuyên gia và cộng đồng giúp chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm vànguồn lực, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ

Kết luận, để đảm bảo mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầmnon, các hoạt động chăm sóc giáo dục cần được thiết kế và triển khai dựa trêncác tiêu chí và nguyên tắc trên Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ phía giáo viên,phụ huynh, cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng và các tổ chức liên quan

2.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống trong hệ thống các biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ở Trường Mầm non

Khoảng thời gian bé ở trường mầm non là khi bé tiêu hao nhiều nănglượng hơn hẳn so với hồi trẻ chưa đi lớp Bởi ở trường bé được tham giacác hoạt động vui chơi, học tập, vận động nhiều hơn về cả trí não và cơ thể

Vì thế mà dinh dưỡng cho bé mầm non vô cùng quan trọng Môi trường

giáo dục tại cơ sở giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diệncủa bé về tất cả các mặt

Các biện pháp nhằm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua trò chơihọc tập phải đảm bảo tính đồng bộ, tác động vào tất cả các khía cạnh, cácphương pháp và hình thức giáo dục dinh dưỡng phải phù hợp với độ tuổicủa trẻ Để trẻ có thể dễ dàng thực hiện tốt được các nhiệm vụ được giao,trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động Vì vậy, việc lựa chọn xây dựngcác trò chơi nhằm giáo dục dinh dưỡng phải đảm bảo tính đồng bộ, tínhthống nhất, tính khoa học để phát huy tốt những điểm tích cực, hạn chế tối

đa những tiêu cực không đáng có

Đảm bảo tính hệ thống, các biện pháp phải có mối liên hệ chặt chẽ với

Trang 38

nhau, có sự sắp xếp một cách khoa học Hình thành nhận thức tầm quantrọng của việc giáo dục cho trẻ, cho cả GVMN, thậm chí là cha mẹ trẻ Phải

có sự phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội thì việc giáo dục dinhdưỡng cho trẻ mới thực sự có hiệu quả Chúng ta không thể tách rời cáchoạt động trong nhà trường với gia đình và xã hội Tính hệ thống còn thểhiện ở chỗ các biện pháp được đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp độrộng đến cấp độ hẹp Đồng thời, các biện pháp đề xuất còn liên quan đến sựquản lí khác nhau trong nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường vàgia đình, nhà trường và xã hội

Các nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non cần được quantâm như: Các nhóm thực phẩm và cách chế biến, phân biệt bốn nhóm thực phẩm,tháp dinh dưỡng, chế biến món ăn đơn giản, ích lợi của thực phẩm đối với sứckhoẻ con người, thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng; ích lợi của ăn uống đủlượng, đủ chất và sức khoẻ, ăn uống đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ, ăn nhiều loại thức

ăn khác nhau trong ngày, ăn sạch sẽ…

2.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Tính hiệu quả cũng như là kết quả hay điều được đạt tới là mục đích cuốicùng của sản phẩm nghiên cứu Hệ thống biện pháp phải phù hợp mục đíchnghiên cứu, đảm bảo tính hiệu quả Nguyên tắc này đòi hỏi các biện phápđược đề xuất phải phù hợp, triển khai thực hiện đồng bộ, đem lại hiệu quảthiết thực trong việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua trò chơi học tập,thực hiện được mục tiêu giáo dục Hệ thống các biện pháp phải đảm bảo tínhkhả thi, phù hợp với điều kiện nhân tài, vật lực Các biện pháp giáo dục dinhdưỡng cho trẻ thông qua trò chơi học tập phải thực hiện được và đảm bảo hiệuquả cao Muốn vậy các biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua tròchơi học tập phải phù hợp với nhu cầu, thực trạng của vấn đề

Để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong quá trình thực hiện tôi đã dựa

theo kết quả thu được sau quá trình điều tra và xử lí số liệu để đề xuất một sốtrò chơi học tập phù hợp để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi ở TrườngMầm non Thực hành 11 - 11

Trang 39

Để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong quá trình dạy học tại trườngmầm non cần:

Xác định mục tiêu nghiên cứu rõ ràng và cụ thể Mục tiêu nghiên cứuphải được xác định một cách rõ ràng và cụ thể, đồng thời phải phù hợp vớiđối tượng và mục đích hoạt động của trường mầm non

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và đối tượngnghiên cứu Phương pháp nghiên cứu phải được lựa chọn sao cho phù hợp với đốitượng nghiên cứu, đảm bảo tính khả thi và có thể đạt được kết quả chính xác.Thiết kế nghiên cứu sao cho rõ ràng, khả thi và có tính toàn vẹn Nghiêncứu phải được thiết kế sao cho rõ ràng, khả thi và đảm bảo tính toàn vẹn,đồng thời phải đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả

Thu thập dữ liệu một cách chính xác và đáng tin cậy Quá trình thu thập

dữ liệu phải được thực hiện chính xác và đáng tin cậy để đảm bảo tính chínhxác của kết quả nghiên cứu

Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu một cách khách quan Kết quảnghiên cứu phải được phân tích và đánh giá một cách khách quan, dựa trêncác phương pháp thống kê và logic để đưa ra những kết luận và giải pháp hợplý

Liên kết giữa kết quả nghiên cứu và thực tiễn Kết quả nghiên cứu phảiđược liên kết với thực tiễn để đưa ra những giải pháp thực tế và phù hợp vớihoạt động của trường mầm non

Đảm bảo tính bảo mật và đạo đức trong quá trình thực hiện nghiên cứu.Quá trình thực hiện nghiên cứu phải đảm bảo tính bảo mật và đạo đức,bảo vệ quyền lợi của đối tượng nghiên cứu và đảm bảo tính chính xác và đángtin cậy của kết quả nghiên cứu

2.2 Đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi ở Trường Mầm non

2.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về sự cần thiết phải giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi

Trang 40

+ Đội 2: Có nhiệm vụ tìm những bức tranh có chứa hình ảnh là nhữngthực phẩm trong nhóm chất béo như dầu, mỡ, bơ

+ Đội 3: Có nhiệm vụ tìm những bức tranh có chứa hình ảnh là nhữngthực phẩm trong nhóm chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua…

+ Đội 4: Có nhiệm vụ tìm những bức tranh có chứa hình ảnh là nhữngthực phẩm trong nhóm khoáng chất và vitamin có trong các loại rau, củ, quả,các loại thủy - hải sản

- Giáo viên chơi mẫu và giải thích Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” cô lầnlượt vượt qua các chướng ngại vật sao cho không làm đổ; sau đó cô chạynhanh lên cô tìm bức tranh có chứa thực phẩm của đội mình dán vào bảng vàchạy về đứng cuối hàng, lần lượt cho đến hết

- Giáo viên cho trẻ chơi 3 - 4 lần, luân phiên các đội thay đổi nhiệm vụ

* Mục đích

- Trẻ nhận biết được những thực phẩm nào thuộc nhóm chất dinh dưỡng nào

- Rèn luyện vận động thô cho trẻ

- Rèn luyện tinh thần đoàn kết, tư duy nhanh nhẹn cho trẻ

* Chú ý

- Giáo viên cần bao quát cả lớp trong suốt trò chơi

Ngày đăng: 26/02/2024, 22:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w