Đề tài Biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo tro[.]
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Quá trình tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở một số trường mầm non huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên sử dụng một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi một cách hợp lý thì mức độ vận động cơ bản của trẻ sẽ được nâng cao
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
- Điều tra thực trạng tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện bài tập vận động cơ bản cho trẻ 4-5 tuổi ở một số trường mầm non huyện Đan Phượng, Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện bài tập vận động cơ bản cho trẻ 4-5 tuổi ở một số trường mầm non huyện Đan Phượng, Hà Nội
- Tiến hành thực nghiệm biện pháp và đưa ra kết luận
Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tập hợp tư liệu, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài, phân loại và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp quan sát, dự giờ và quan sát tiết học giáo dục thể chất
Quan sát giáo viên trong quá trình tổ chức trò chơi vận động cho trẻ nhằm rèn luyện vận động cơ bản nhằm tìm hiểu những biện pháp của giáo viên đối với trẻ, học tập kinh nghiệm, phát hiện và chỉ ra những khó khăn, thuận lợi, hạn chế của họ.
Trao đổi trò chuyện trực tiếp với giáo viên và trẻ để bổ sung các số liệu nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
6.2.3 Phương pháp điều tra Điều tra giáo viên ở các trường mầm non thuộc địa bàn huyện Đan Phượng, Hà Nội bằng phiếu an-két, thông qua hệ thống câu hỏi được in sẵn để từ đó có cơ sở nhận định về mức độ nhận thức của giáo viên về vấn đề tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
6.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Áp dụng một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm chứng minh giả thuyết
6.2.5 Phương pháp thống kê toán học
Xử lí, phân tích các số liệu nghiên cứu
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Những nghiên cứu trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới đánh giá cao vai trò của các trò chơi đặc biệt là trò chơi vận động đối với sự phát triển vận động của trẻ
A.X.Makarenco đã đánh giá rất cao ý nghĩa của trò chơi đối với cuộc sống của trẻ. Ông tin rằng nhân cách của trẻ được bộc lộ khi chơi.Vì vậy việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai cần bắt đầu trước tiên bằng trò chơi, bằng hoạt động vui chơi.
Các nhà khoa học như G.VPlekhanov, L.X.Vuwgotski, A.N.Leonchiev,L.X Rubinsten, A.V.Daparojet, N.K.Crupxkaia, A.P.Uxova… khẳng định vai trò quan trọng của người lớn trong việc sử dụng trò chơi như là phương tiện giáo dục quan trọng giúp trẻ nhanh chóng làm quen với đồ vật, với phương thức hành động của loài người và làm quen với phương tiện giao tiếp của con người trong xã hội, giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ một cách hiệu quả nhất.
Ph.P Lexgap là nhà sáng lập lí luận giáo dục thể chất người Nga Ông đã nghiên cứu lí luận và phương pháp tiến hành trò chơi vận động Ông coi trò chơi vận động như là “bài tập” mà nhờ đó trẻ chuẩn bị cho cuộc sống sau này Ông cho rằng trò chơi là phương tiện giáo dục nhân cách Những lí luận của Ph.P Lexgap là nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học Lí luận giáo dục thể chất cho trẻ em.
N.K.Crupxkaia cho rằng giáo dục thể chất cho trẻ có ý nghĩa rất lớn, bà ghi nhận sự tác động có ích của bài tập thể chất lên cơ thể trẻ và đề cao vai trò của trò chơi Trò chơi không chỉ củng cố sức khỏe của cơ thể , mà nó còn được sử dụng với mục đích giáo dục, góp phần hình thành củng cố kĩ năng bài tập thể chất, giáo dục cách biết điều khiển bản thân có tổ chức, có tính cách.
Arokin cho rằng: Trò chơi là đòn bẩy chính của việc fiaos dục trẻ trước tuổi đi học.
Theo J.A.Cô-mem-xki, chơi là một hoạt động hết sức cần thiết của trẻ, là phương tiện giúp trẻ xiết lại gần nhau, tạo niềm vui chung cùng bạn bè của chúng
Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa duy vật ( điển hình là G.Plekhanov,A.Mkarenko…) đã chứng minh rằng lao động đã sản sinh ra trò chơi và là nền tảng cho luôn đề cao sự giáo dục toàn diện, trong hướng dẫn trò chơi phải đạt được sự phát triển cả về trí tuệ đạo đức, thể chất và các mặt giáo dục khác.
Trong cuốn “Sự phát triển vận động cơ bản của trẻ mầm non” của tác giả Bucopva, bà nghiên cứu vấn đề phát triển vận động của trẻ mầm non Bà đã chứng minh và đưa ra quá trình dạy trẻ các vận động, ý nghĩa, nội dung, cách thức tổ chức và phương pháp tiến hành Bà đã giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở xây dựng hệ thống bài tập thể chất phù hợp với trẻ mầm non
Những nghiên cứu ở Việt Nam
Theo tác giả Vũ Đức Thu trong cuốn “Giáo trình lịch sử và quản lí học thể thao” cho rằng: trong thời kì phong kiến có các trường học tại đó cùng với các kiến thức về tôn giáo, trẻ am còn được học các kiến thức về vệ sinh rèn luyện thân thể Hoạt động rèn luyện thể chất đặc biệt là rèn luyện VĐCB được tổ chức ở ngoài trời với không gian rộng rãi dưới hình thức: bài tập rèn luyện thân thể, trò chơi, trò chơi kết hợp các bài đồng dao…để phát triển vận động, ý thức thẩm mỹ, tăng vẻ đẹp và sự hài hòa của động tác.
Trong cuốn “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao” của tác giả Trương Quốc Yên đã cho chúng ta thấy quan điểm của Hồ Chí Minh-nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới về vấn đề rèn luyện thể chất trong nhà trường và ngoài xã hội.Chủ tịch Hồ Chí Minh coi giáo dục và rèn luyện thể chất là một mặt cần thiết, quan trọng như các mặt giáo dục khác Người khẳng định nó đem lại cho tuổi trẻ sức khỏe, mà sức khỏe là cái quý nhất của con người Cho nên phải rèn luyện sức khỏe ngay từ lứa tuổi nhỏ và những động tác phải phù hợp với đặc điểm sinh lí, cấu trúc cơ thể, độ tuổi của con người.
Trong luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Hồng Phương: “ Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ MG lớn (5-6 tuổi) đã đi sau nghiên cứu và đề xuất phương pháp dạy học bài tập vận động cho trẻ Tác giả quan tâm đến bài tập vận động và trò chơi vận động từ đó đưa ra 4 nhóm phương pháp trong đó phương pháp ôn luyện kĩ năng vận động cũ và xem yếu tố chơi, chia nhóm như là phương tiện, hình thức tạo cơ hội cho trẻ được tích cực vận động, rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản, giải quyết tình trạng nhiều trẻ trong một lớp học.
Việc nghiên cứu trò chơi nói chung và TCDG nói riêng đã được một số nhà văn hóa, nhà giáo dục Việt Nam sưu tầm và nghiên cứu như: Trò chơi chơi xưa và nay của tác giả Mai Văn Muôn (1985), Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam của nhóm tác giả chọn và giới thiệu, trò chơi dân gian trẻ em (2007) của tác giả Trần Hạ Bính và Bùi Lương Việt… các tác giả đã giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm vai trò của TCDG với việc giáo dục và phát triển cho trẻ em.
TCDG phong phú, có nội dung hấp dẫn, có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục trẻ. Các tác giả: Nguyễn Toán, Lê Anh Thư, Trần Phiêu, Triết Giang đã sưu tầm và lựa chọn những trò chơi có tính giáo dục cao Khi tham gia mỗi trò chơi, nó không chỉ giúp trẻ rèn luyện một kĩ năng nào đó mà nó còn giúp trẻ kết hợp rèn luyện nhiều kĩ năng khác nhau.
Trong luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi vận động dân gian của tác giả Nguyễn Thị MỹDung đã đưa ra một số biện pháp cụ thể mang tính thiết thực trong việc sử dụng TCDG nhằm rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Cơ sở lí luận của biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Trò chơi vận dộng thuộc loại trò chơi có luật Xét về mặt cấu trúc của các hành động vận động có trong trò chơi, thì TCVĐ là sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận động cơ bản Trò chơi vận động là những trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. Đa số các trò chơi vận động dành cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung, lứa tuổi mẫu giáo nhỡ nói riêng là những trò chơi mang tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy của trẻ Những chủ đề của trò chơi thường lấy từ thực tế cuộc sống xung quanh và thể hiện hình ảnh các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các hoạt động của con vật Do đó trò chơi vận động thường mang tính chất hiện thực.
Khi tham gia trò chơi vận động, trẻ phải tập trung chú ý, nghe lời giải thích của giáo viên để thực hiện đúng vận động cần thiết Do đó, đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là sự đòi hỏi phối hợp hoạt động của nhận thức và vận động.
* Khái niệm vận động cơ bản
Vận động cơ bản là những vận động cần thiết đối với con người trong cuộc sống,được sử dụng trong các hoạt động và hoàn cảnh khác nhau như khi di chuyển, chạy, khắc
*Ý nghĩa của việc thực hiện các vận động cơ bản
Khi thực hiện vận động cơ bản sẽ thu hút đa số các cơ bắp tham gia hoạt động , đẩy mạnh quá trình hoạt động sinh lí và nâng cao hoạt động sống của cơ thể Như vây, qua tập luyện bài tập vận động cơ bản giúp hoàn thiện khả năng làm việc của hệ thần kinh trung ương,hệ tuần hoàn, hệ hô hấp củng cố và phát triển cơ bắp rèn luyện, hình thành các tư thế đúng qua đó tác động tốt tới sức khỏe và phát triển thể lực,tạo điều kiện để phát triển các yếu tố nhanh, mạnh, khéo
Ngoài ra việc thực hiện các vận động cơ bản còn có tác dụng:
- Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian như sự định hướng khi vận động, vị trí để các dụng cụ, mối quan hệ giữa các vật trong không gian, phát triển khả năng ước lượng bằng mắt.
- Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng về thời gian như sự lâu dài – kéo dài của việc thực hiện vận động, tính thứ tự của những giai đoạn riêng biệt của vận động, thực hiện vận động theo nhịp điệu cho sẵn hay theo nhịp điệu cá nhân.
- Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong hoạt động tập thể như vị trí của mình trong đội hình chung
- Vận động cơ bản góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, giáo dục cái đẹp khi vận động, tính chính xác và tính biểu cảm.
Rèn luyện là sự luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng thông thạo.
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết phù hợp một vần đề nhằm đạt được mục đích đề ra.
1.2.1.5 Biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ 4-5 tuổi
Biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ 4-5 tuổi là cách làm cách thực hiện khi sử dụng trò chơi vận động nhằm giúp trẻ mẫu giáo 4-
5 tuổi giải quyết các nhiệm vụ vận động cơ bản trong điiều kiện trẻ tập trung cao độ vào các động tác của bài tập vận động.
1.2.2 Đặc điểm phát triển sinh lý-thể chất, vận động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Có thể nói, tuổi mẫu giáo là độ tuổi quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi người,ở đó, cơ thể trẻ đang lớn lên từng ngày với một tốc độ nhanh chóng, hình thái và chức năng cơ thể có nhiều biến đổi đáng kể Trẻ như gầy hơn mất đi vẻ mập mạp đã có ở độ tuổi nhà trẻ Đặc trưng cơ bản của trẻ ở lứa tuổi này là cơ thể phát triển chưa ổn định và kĩ năng vận động còn hạn chế, song đây cũng là thời kì thuận lợi để trẻ tiếp thu củng cố những kĩ năng vận động cần thiết.
*H th n kinhệ ầ S phát tri n c a h th n kinh tr m u giáo đã đ t m c caoự ệ ủ ệ ầ ở ẻ ẫ ạ ứ h n so v i tr l a tu i nhà tr S tr ng thành c a các t bào th n kinh c a đ iơ ớ ẻ ở ứ ổ ẻ ự ưở ủ ế ầ ủ ạ não k t thúc Tuy nhiên tr quá trình hung ph n và c ch ch a cân b ng, sế ở ẻ ấ ứ ế ư ằ ự hung ph n m nh h n c ch Do đó ph i đ i x th n tr ng v i tr , tránh làm trấ ạ ơ ứ ế ả ố ử ậ ọ ớ ẻ ẻ m t m i do ph i luy n t p quá m c ho c do kéo dài th i gian v n đ ng.ệ ỏ ả ệ ậ ứ ặ ờ ậ ộ
*H v n đ ngệ ậ ộ Có th nói b t kì m t ho t đ ng nào c a c th đ c th cể ấ ộ ạ ộ ủ ơ ể ượ ự hi n đ u ph i thong qua h v n đ ng Tuy nhiên tr b x ng ch a hoàn toànệ ề ả ệ ậ ộ ở ẻ ọ ươ ư đ c c t hóa, thành ph n hóa h c trong x ng c a tr có ch a nhi u n c và ch tượ ố ầ ọ ươ ủ ẻ ứ ề ướ ấ h u c nên có nhi u ch t s n, x ng m m và d b cong gãy Song n u c th trữ ơ ề ấ ụ ươ ề ễ ị ế ơ ể ẻ đ c v n ượ ậ động một cách hợp lí thì hình thái cấu trúc xương của trẻ sẽ có những chuyển biến tốt như: thành xương dày lên, đường kính to ra, tăng được công năng chống đỡ áp lực, chống cong vẹo, chống gãy xương.
H c c a tr phát tri n y u t ch c c b p còn ít, các s i c nh m nhệ ơ ủ ẻ ể ế ổ ứ ơ ắ ợ ơ ỏ ả thành ph n n c trong c t ng đ i nhi u, nên s c m nh c b p còn y u cầ ướ ơ ươ ố ề ứ ạ ơ ắ ế ơ nhanh m t m i Do đó tr em l a tu i này không thích nghi lâu v i s căng th ngệ ỏ ẻ ở ứ ổ ớ ự ẳ c b p, vì th , c n xen kẽ m t cách h p lí gi a ngh ng i và v n d ng trong th iơ ắ ế ầ ộ ợ ữ ỉ ơ ậ ộ ờ gian tr luy n t p.ẻ ệ ậ
N u tr đ c th ng xuyên tham gia v n đ ng th l c m t cách h p lí l thìế ẻ ượ ườ ậ ộ ể ự ộ ợ ả sẽ tăng c ng hi u qu công năng c a các t ch c c b p làm cho s c m nh và s cườ ệ ả ủ ổ ứ ơ ắ ứ ạ ứ b n c a c b p phát tri nề ủ ơ ắ ể
*H tu n hoànệ ầ tr m u giáo đ ng kính đ ng m ch t ng đ i r ng nh ngỞ ẻ ẫ ườ ộ ạ ươ ố ộ ư kích th c tuy t đ i c a tim r t nh Do đó, tr r t d xu t hi n hi n t ng khóướ ệ ố ủ ấ ỏ ở ẻ ấ ễ ấ ệ ệ ượ th và lo n nh p tim S c co bóp c tim tr còn y u m i l n co bóp ch chuy nở ạ ị ứ ơ ẻ ế ỗ ầ ỉ ể đ c m t l ng máu r t ít nh ng m ch đ p nhanh h n ng i l n Đi u hòa th nượ ộ ượ ấ ư ạ ậ ơ ở ườ ớ ề ầ kinh tim tr còn ch a hoàn thi n nên nh p co bóp d m t n đ nh, c tim d hungở ẻ ư ệ ị ễ ấ ổ ị ơ ễ ph n và chóng m t m i khi tham gia v n đ ng kéo dài Tuy nhiên, khi đ c nghấ ệ ỏ ậ ộ ượ ỉ ng i thì tim đ c ph c h i nhanh chóng.ơ ượ ụ ồ Đê tăng c ng công năng c a tim, khi cho tr luy n t p nên đa d ng hóa cácườ ủ ẻ ệ ậ ạ d ng bài t p, nâng d n c ng đ v n đ ng cũng nh l ng v n đ ng, ph i h pạ ậ ầ ườ ộ ậ ộ ư ượ ậ ộ ố ợ đ ng tĩnh m t cách nh p nhàng.ộ ộ ị
*H hô h p ệ ấ Đ ng hô h p c a tr t ng đ i h p, niêm m c hô h p m mườ ấ ủ ẻ ươ ố ẹ ạ ấ ề m i, mao m ch phong phú d phát sinh nhi m c m Khí qu n c a tr nh khôngạ ạ ễ ễ ả ả ủ ẻ ỏ khí đ a vào ít, tr th nông nên kh năng trao đ i không khí ph i kém, d n đ nư ẻ ở ả ổ ở ổ ẫ ế tr th ng có hi n t ng không khí đ ng ph i Do v y c n cho tr đ c v nẻ ườ ệ ượ ứ ọ ở ổ ậ ầ ẻ ượ ậ đ ng nhi u ngoài tr i n i không khí thoáng mát.ộ ề ở ờ ơ
B m y hô h p c a tr nh không ch u đ ng đ c nh ng v n đ ng quá s cộ ấ ấ ủ ẻ ỏ ị ự ượ ữ ậ ộ ứ kéo dài lien t c Nh ng v n đ ng đó sẽ làm cho các c đang v n đ ng b thi u ôxi.ụ ữ ậ ộ ơ ậ ộ ị ế
Do v y vi c tang d n l ng v n đ ng trong quá trình luy n t p sẽ t o đi u ki nậ ệ ầ ượ ậ ộ ệ ậ ạ ề ệ cho c th tr thích ng v i vi c tăng l ng ôxi c n thi t và ngăn ng a đ c sơ ể ẻ ứ ớ ệ ượ ầ ế ừ ượ ự xu t hi n l ng ôxi quá l n trong c th ấ ệ ượ ớ ơ ể
THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM RÈN LUYỆN VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
Mục đích nghiên cứu thực trạng
-Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm rèn luyện vận động cơ bản thông qua các chương trình giáo dục mầm non.
- Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm rèn luyện vận động cơ bản ở một số trường mầm non.
-Tìm hiểu thực trạng kết quả tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm rèn luyện vận động cơ bản ở một số trường mầm non. Điều tra quan sát một cách khách quan, khoa học thực trạng để làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Đối tượng điều tra
-Giáo viên mầm non: điều tra được tiến hành trên 30 giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ 4-5 tuổi tại 2 trường mầm non: Trường mầm non Liên Hồng, Trường mầm non Sơn
Ca (huyện Đan Phượng, Hà Nội)
-Trẻ 4-5 tuổi: điều tra được tiến hành trên 40 trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non LiênHồng (huyện Đan Phượng-Hà Nội)
Nội dung điều tra
-Thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện bài tập vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
- Thực trạng việc giáo viên tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện bài tập vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
- Thực trạng kết quả của việc rèn luyện vận động cơ bản của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi vận động
Phương pháp điều tra
-Phân tích, nghiên cứu các chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam về vấn đề tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
-Sử dụng phiếu hỏi anket với giáo viên, quan sát, trao đổi, trò chuyện, tổng kết kinh nghiệm của giáo viên về vần đề tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
-Quan sát việc thực hiện các vận động cơ bản của trẻ trong khi tham gia các trò chơi vận động, trò chuyện đàm thoại với trẻ, ghi phiếu theo dõi.
Tiêu chí và thang đánh giá
Tiêu chí 1 Nắm được cách thực hiện các vận động cơ bản
+Trẻ thực hiện tốt động tác của nhiệm vụ vận động (1,5 điểm)
+Trẻ thực hiện vận động liên hoàn từ đầu đến cuối, tự tin và hiệu quả (1,5 điểm) -Mức độ 2: Trung bình(2 điểm)
+Trẻ thực hiện chưa đúng 1-2 phần của động tác vận động (1 điểm)
+ Trẻ thực hiện vận động tương đối liên tục, vừa phải, đôi khi còn không tự tin, hiệu quả tương đối(1 điểm)
+Trẻ thực hiện chưa đúng các phần cơ bản của động tác vận động (0,5 điểm) +Trẻ vận động không liên tục, không tự tin, không hiệu quả (0,5 điểm)
Tiêu chí 2 Khả năng phối hợp các vận động cơ bản của trẻ khi trong khi tham gia vào trò chơi
+Trẻ biết phối hợp các động tác vận động một cách chính xác và linh hoạt khi tham gia vào trò chơi (1,5 điểm)
+Trẻ biết kiểm soát cơ thể khi thực hiện các động tác, dùng sức một cách hợp lí và không có cử động thừa (1,5 điểm)
-Mức độ 2: Trung bình (2 điểm)
+Trẻ đã biết phối hợp các động tác vận động khi tham gia vào trò chơi nhưng chưa chính xác và chưa khéo léo (1 điểm)
+ Kiểm soát cơ thể khi thực hiện các động tác vận động và khả năng tiết kiệm sức chưa hợp lí (1 điểm)
+Trẻ chưa biết phối hợp các động tác vận động khi tham gia vào trò chơi, thực hiện vận động chậm (0,5 điểm)
+Trẻ kiểm soát cơ thể khi thực hiện các động tác vận động không hợp lí, còn nhiều cử động thừa (0,5 điểm)
Tiêu chí 3 Thái độ thực hiện vận động cơ bản
+Trẻ hứng thú, hăng say, tích cực, tự tin thực hiện các nhiêm vụ vận động khi tham gia trò chơi (1,5 điểm)
+Trẻ biết phối hợp, đoàn kết với bạn bè Phản ứng nhanh nhẹn trước các hiệu lệnh (1,5 điểm)
-Mức độ 2: Trung bình (2 điểm)
+ Sự hứng thú, hăng say, tích cực, tự tin thực hiện các nhiêm vụ vận động của trẻ khi tham gia trò chơi giảm dần (1 điểm)
+ Đôi khi trẻ không phối hợp, đoàn kết với bạn bè, phảm ứng chậm trước hiệu lệnh(1 điểm)
+Trẻ rụt rè, nhút nhát, gượng ép khi tham gia vào trò chơi (0,5 điểm)
+ Trẻ không phối hợp, đoàn kết với bạn bè Không phản ứng nhanh nhẹn trước các hiệu lệnh (0,5 điểm)
*Thang đánh giá kỹ năng vận động cơ bản của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi vận động là:
-Mức độ cao: Trẻ đạt từ 7-9 điểm
-Mức độ trung bình: Trẻ đạt từ 4 đến cận 7 điểm
-Mức độ thấp: Trẻ đạt dưới 4 điểm
Kết quả điều tra
2.6.1 Thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non
Qua tìm hiểu nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi về vấn đề tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ chúng tôi nhận thấy:
Việc tổ chức TCVĐ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được thực hiện trong nhiều hoạt động khác nhau của trẻ như: hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi hoặc được lồng vào các hoạt động âm nhạc làm quan với toán
Số lượng trò chơi vận động được sử dụng nhằm rèn luyện vận động cơ bản là rất ít và không phải trò chơi nào cũng phù hợp với mục đích rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ Toàn bộ chương trình chỉ có 14 trò chơi vận động được đưa vào chương trình đó là các trò chơi : ném còn, dệt vải, bắt vịt trên cạn, kéo co, trốn tìm, lộn cầu vồng, mèo đuổi chuột, chi chi chành chành, thả đỉa ba ba, tập tầm vông, cắp cua, bịt mắt bắt dê, dung dăng dung dẻ, nu na nu nống.
Các biện pháp hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản còn đơn điệu, chủ yếu là chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, làm mẫu quan sát trẻ chơi và nhận xét, do đó hiệu quả rèn luyện vận động cơ bản thông qua TCVĐ chưa thực sự cao.
2.6.2 Kết quả thực trạng của việc tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện bài tập vận động cơ bản cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
2.6.2.1 Đánh giá của giáo viên vê vai trò của việc rèn luyện kĩ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên về vai trò của việc rèn luyện vận động cơ bản thông qua TCVĐ
Vai trò Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (% )
Qua bảng trên có thể nhận thấy rằng :
Hầu hết các giáo viên khi được hỏi đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ (90%) Điều đó cho thấy giáo viên rất quan tâm đến việc rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ, bởi vận động cơ bản rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
2.6.2.2 Kết quả khảo sát những vận động của trẻ và mức độ thực hiện của nó
Bảng 2.2 Kết quả những vận động của trẻ và mức độ thực hiện của nó
STT Loại VĐCB Khó thực hiện
Theo kết quả khảo sát trên có thể nhận thấy rằng: Các vận động đi, vận động chạy, vận động bò, vận động trườn, vận động trèo là những vận động mà trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thực hiện dễ dàng và thực hiện một cách bình thường Các vận cơ bản trẻ khó thực hiện đó là: vận động nhảy, vận động ném, vận động chuyền bắt Trong đó vận động chuyền bắt là vận động cơ bản mà các giáo viên cho rằng khó thực hiện nhất (88% ý kiến), vận động ném cũng vậy vì khi thực hiện nhuwgx vận động này đòi hỏi sự phối hợp vận động giữa sức mạnh và sự khéo léo, biết ước lượng bằng mắt tốt Ngoài ra vận động nhảy cũng được cho là loại vận động mà trẻ khó thực hiện (62%) ý kiến vì đây là vận động đòi hỏi nhiều sức mạnh của cơ chân, sự phối hợp tay chân với toàn thân.
Như vậy chúng tôi nhận thấy rằng: Những vận động cơ bản hết sức cần thiết đối với trẻ em, muốn chúng trở thành kĩ năng thì cần phải cho trẻ thực hiện nhiều lần, tiền hành dưới nhiều hình thức khác nhau và TCVĐ sẽ là hình thức mang lại hiệu quả cao giúp trẻ được rèn luyện, củng cố các vận động cơ bản
2.6.2.3 Đánh giá của giáo viên về kết quả rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi vận động
*Đánh giá của giáo viên về thái độ của trẻ khi tham gia các trò chơi vận động
STT Trò chơi Mức độ
Thích Bình thường Không thích
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
Từ bảng trên, có thể thấy rằng hầu hết trẻ đều thích các trò chơi vận động, tỷ lệ trẻ không thích chơi rất ít Các trò chơi có tỉ lệ trẻ thích chơi cao là : Trời nắng trời mưa (90%), mèo đuổi chuột (100%), trốn tìm (96%) Số lượng trò chơi trẻ có tỷ lệ không thích tham gia rất ít 3/10 trò chơi đó là : Vượt chướng ngại vật (32%), Đi chợ (30%), chuyền bóng (6%). Đánh giá về thái độ của trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động nhằn rèn luyện vận động cơ bản thì có đến 100% giáo viên cho rằng trẻ lớp họ có thá độ hứng thú Từ kết quả này có thể thấy rằng trẻ mầm non ở các trương mầm non được quan sát đều thích thú và hứng thú tham gia các trò chơi vận động, đây là một trong những điều kiện tạo sự thuận lợi để giáo viên áp dụng tốt các biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Theo khảo sát thì 78% giáo viên cho đánh giá kết quả việc rèn luyện vận động cơ bản thông qua TCVĐ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non hiện nay đạt kết quả tốt, 22% giáo viên đánh giá kết quả ở mức độ bình thường và không có đánh giá nào ở mức độ không tốt.
2.6.2.4 Các thời điểm mà giáo viên lựa chọn để tổ chức trò chơi vận động
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát các thời điểm mà giáo viên lựa chọn để tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ
STT Thời điểm Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
3 Trong hoạt động có chủ đích giáo dục thể chất
5 Các giờ chơi buổi chiều 6 94 0
Từ bảng khảo sát trên, việc tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản được các giáo viên lựa chọn thường xuyên thông qua hoạt động ngoài trời (100%), hoạt động có chủ đích giáo dục thể chất (70%) Nguoài ra các thời điểm được giáo viên thỉnh thoảng lựa chọn tổ chức TCVĐ đó là: giờ chơi buổi sáng (84%), giờ chơi buổi chiều (94%), đón trẻ (67%), Trẻ trẻ (35%)… Điều đó cho thấy thời điểm mà giáo viên lựa chọn tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo rất đa dạng linh hoạt.Trong tất cả những thời điểm trên hoạt động ngoài trời và hoạt động có chủ đích giáo dục thể chất là hai hoạt động có nhiều ưu thế nhất trong việc tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi do việc tổ chức TCVĐ cần phải có thời gian, địa điểm, không gian rộng rãi, thoáng mát…Ngoài ra các thời điểm như đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi biểu sáng giờ chơi buổi chiều, trong hoạt động có chủ đích giáo dục thể chất cũng được giáo viên lựa chọn để tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhưng ở mức dộ thỉnh thoảng không thường xuyên
2.6.2.5 Các biện pháp giáo viên thường sử dụng để tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát múc độ sử dụng các biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
Biện pháp Cao Trung bình Thấp
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
1 Lựa chọn TCVĐ có nội dung phù hợp với mục đích rèn luyện kĩ năng vận động
2 Sử dụng đồ dùng, đồi chơi phù hợp với trò chơi
3 Hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và điều khiển trẻ để thực hiện đúng các vận động cơ bản thông qua luật chơi một cách hợp lí
4 Tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện vận động cơ bản qua việc phân chia số trẻ và vai chơi hợp lí
5 Thường xuyên theo dõi sửa sai cho trẻ
6 Đánh giá kết quả rèn luyện vận động cho trẻ sau mỗi quá trình chơi
Từ bảng trên cho thấy: biện pháp lựa chọn TCVĐ có nội dung phù hợp với mục đích rèn luyện kĩ năng vận động và biện pháp hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và điều khiển trẻ để thực hiện đúng các vận động cơ bản thông qua luật chơi một cách hợp lí là hai biện pháp được tất cả các giáo viên đánh giá quan trọng đối với việc rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Bởi vì khi lựa chọn được trò chơi vận động phù hợp với mục đích rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ thì đã bước đầu thực hiện được nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng vận động đặt ra Sau khi lựa chọn TCVĐ phù hợp, để mang lại kết quả cao hiện các vận động cơ bản cũng rất quan trọng, vì trẻ không hiểu, trẻ sẽ không chơi đúng luật, không thực hiện được các vận động theo đúng luật của trò chơi không mang lại hiệu quả rèn luyện.
2.6.2.6 Những khó khăn của giáo viên trong việc tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện VĐCB cho trẻ 4-5 tuổi
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát những khó khăn của giáo viên trong tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện VĐCB cho trẻ 4-5 tuổi
STT Khó khăn Mức độ khó khăn
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
1 Thiếu cơ sở vất chất đồ dùng, đồ chơi
2 Thiếu nguồn TCVĐ có nội dung phù hợp với mục đích rèn luyện kĩ năng vận động
3 Không có thời gian tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ
4 Số trẻ trên một lớp quá đông 67 33 0
5 Biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động cơ bản chưa hiệu quả
Qua bảng trên có thể nhận thấy giáo viên gặp khà nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện VĐCB cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi:
-83% giáo viên cho rằng họ gặp khó khăn về nguồn TCVĐ phù hợp với mục đích rèn luyện vận động cơ bản Điều này được lý giải là do chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có ít các TCVĐ phù hợp với mục đích rèn luyện nhiệm vụ cơ bản.
- Khó khăn tiếp theo mà các giáo viên gặp phải ở mức độ cao đó là: Biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động chưa hiệu quả (77%) Qua quan sát có thể thấy rằng, đa số các giáo viên còn đưa ra biện pháp tổ chức trò chơi chưa được cụ thể, rõ ràng còn nhàm chán, lặp lại.
- Về khó khăn “ số trẻ trên một lớp quá đông” có 67% giáo viên gặp phải nhiều vấn đề này Hiện nay, hầu hết ở các trường mầm non, một lớp mẫu giáo thường có 40-50 trẻ với 2-3 giáo viên Do đó rất khó khăn cho giáo viên trong việc bao quát trẻ trong quá trình chơi.
Xây dựng biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản
3.1.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp
* Đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo viên và tính chủ động, độc lập, sáng tạo của trẻ
Thực tế cho thấy: một mặt trẻ không tự phát triển thành người mà nhất định phải có sự hướng dẫn giúp đỡ của người lớn Mặt khác trẻ chỉ có thể phát triển nhân cách bằng cách trải nghiệm trực tiếp Vì thế yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng các biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện VĐCB cho trẻ 4-5 tuổi phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa việc tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển vận động cơ bản cho trẻ.
* Đảm bảo xây dựng môi trường phù hợp với việc tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện VĐCB cho trẻ
Việc xây dựng môi trường có ảnh hưởng lớn đến việc rèn luyện vận động cơ bản thông qua trò chơi vận động TCVĐ sẽ không mang lại hiệu quả rèn luyện vận động cơ bản nếu như không được đảm bảo các yếu tố như điều kiện về sân bãi rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với các trò chơi vận động Đây chính là môi trường để thu hút, hấp dẫn trẻ tham gia các trò chơi, là điều kiện để trẻ tiếp thu các vận động cơ bản một các tốt nhất Vì thế, khi đề xuất biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ nhà nghiên cứu phải chú ý đến các điều kiện tổ chức TCVĐ, phải tạo điều kiện cho trẻ hoạt động Đưa ra cách tổ chức TCVĐ phù hợp tùy thuộc vào đặc điểm của từng trường lớp nhằm giúp trẻ rèn luyện vận động cơ bản một cách tốt nhất.
* Đảm bảo việc rèn luyện, củng cố và nâng cao vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Việc đề xuất các biện pháp tổ chức TCVĐ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đều phải hướng đến mục đích cuối cùng là rèn luyện củng cố và phát triển vận động cơ bản cho trẻ Đây là một trong những yêu cầu mà các biện pháp đề xuất phải đảm bảo Đề đàm bảo cơ thể, đặc điểm phát triển tâm lí cũng như khả năng vận động của trẻ vì trẻ ở mỗi lứa tuổi đều có những đặc điểm phát triển riêng Việc xây dựng bất kì một biện pháp tổ chức TCVĐ nào nhằm rèn luyện vận động cơ bản cũng đều phải phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ ở mỗi lứa tuổi.
3.1.2 Biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ 4-5 tuổi
3.1.2.1 Biện pháp 1: Lựa chọn TCVĐ có nội dung phù hợp với mục đích rèn luyện vận động cho trẻ
Việc lựa chọn những TCVĐ có nội dung phù hợp với mục đích rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ sẽ làm phong phú hơn cả về số lượng và chất lượng các trò chơi vận động Giúp cho giáo viên chủ động hơn trong quá trình thực hiện mục đích rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ.
Góp phần giúp trẻ được trải nghiệm, rèn luyện các vận động cơ bản có trong trò chơi một cách đúng đắn, khoa học, thường xuyên hơn Như vậy quá trình rèn luyện VĐCB sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
- Đọc và sưu tầm những trò chơi vận động có trong chương trình giáo dục mầm non, trong những trò chơi vận động trẻ chơi hằng ngày
- Đọc, phân tích tách riêng những nội dung, nhiệm vụ rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trò chơi đã sưu tầm được.
- Sắp xếp các trò chơi đã lựa chọn theo hệ thống từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp
- Tùy theo kế hoạch rèn luyện vận động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi vận động, giáo viên sẽ chọn ra một hay nhiều trò chơi phù hợp với nội dung rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ và sử dụng một cách phù hợp nhất nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ
3.1.2.2 Biện pháp 2: Sử dụng luật chơi để điều khiển trẻ thực hiện vận động cơ bản
Trong trò chơi nếu giáo viên tận dụng tối đa các luật chơi trong mỗi TCVĐ thì sẽ giúp trẻ thực hiện các vận động cơ bản một cách chính xác và tự giác hơn Bởi nếu trẻ không thực đúng những vận động cơ bản xuất hiện trong trò chơi thì có nghĩa trẻ đã vi phạm luật chơi đồng nghĩa trẻ sẽ bị loại hoặc bị phạt
Những trò chơi có luật trong TCVĐ sẽ dần hình hình thành cho trẻ ý thức cần phải thực hiện cho đúng những vận động cơ bản Vì vậy, những vận động cơ bản của trẻ ngày càng được củng cố, rèn luyện và chính xác hơn.
- Giáo viên cần nắm vững toàn bộ nội dung của mỗi TCVĐ Trên cơ sở đó giáo viên giới thiệu giải thích trò chơi một cách ngắn gọn dễ hiểu.
-Trong quá trình chơi giáo viên cần giữ nghiêm luật chơi Đây là nguyên tắc đảm bảo tính chính xác của trò chơi đối với trẻ Đồng thời hạn chế những động tác sai và thừa khi trẻ thực hiện các vận động cơ bản, giúp cho các vận động cơ bản của trẻ trở nên chính xác.
3.1.2.3 Biện pháp 3: Tạo tình huống chơi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào các trò chơi một cách tích cực
Các tình huống chơi sẽ đem lại một không khí mới cho việc rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ Tạo nhiều tình huống chơi hấp dẫn, lôi cuốn làm cho không khí lớp học tự nhiên, thoải mái đưa trẻ tham gia vào các trò chơi một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất, tạo nên ở trẻ sự hứng thú và tích cực, thoải mái khi tham gia rèn luyện vận động cơ bản qua trò chơi vận động
Nhờ có những tình huống hấp dẫn, lôi cuốn có trong TCVĐ mà trẻ có thể lĩnh hội được các vận động cơ bản và rèn luyện chúng một cách có hiệu quả nhất Hơn nữa còn tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, đưa ra các ý tưởng mới nhằm kích thích hứng thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục của mình.
- Chọn TCVĐ có nội dung phù hợp với kế hoạch cụ thể trong việc rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
- Đưa ra các ý tưởng về tình huống phù hợp với nội dung chơi, cách chơi của TCVĐ
- Lập kế hoạch tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện vận động cơ bản cho trẻ
- Tổ chức trò chơi vận động nhằm mục đích rèn luyện VĐCB cho trẻ cùng với việc sử dụng tình huống đã được đưa ra trong kế hoạch
3.1.2.4 Biện pháp 4: Thường xuyên quan sát sửa sai cho trẻ
Hạn chế những lỗi sai của trẻ trong quá trình thực hiện vận động, chính xác hóa việc thực hiện các vận động cơ bản, giúp trẻ không vi phạm luật chơi.
Trong quá trình chơi do hưng phấn quá mức hoặc do kinh nghiệm vận động còn ít nên trẻ rất dễ vi phạm luật chơi và không thực hiện đúng những vận động cơ bản Vì vậy giáo viên cần thường xuyên theo dõi và quan sát sửa sai cho trẻ để hạn chế thấp nhất những sai sót của trẻ trong việc thực hiện các VĐCB ngay từ lần đầu tiên
- Giáo viên phải thường xuyên theo dõi và sửa sai cho trẻ kịp thời bằng cách kiểm tra nguyên nhân khiến trẻ mắc lỗi để tìm ra biện pháp xử lí kịp thời.
- Việc sửa lỗi sai cần tính đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ Đặc biệt với những trẻ nhút nhát cần động viên giúp đỡ trẻ nhiều hơn
- Giáo viên cũng cần theo dõi sát sao quá trình chơi của trẻ để ước đoán sự mệt mỏi biểu hiện ra ở trẻ.
3.1.2.5 Biện pháp 5: Tạo cơ hội cho trẻ quan sát nhận xét bạn chơi
Thực nghiệm sư phạm
Xuất phát từ thực trạng tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện VĐCB cho trẻ mẫu giáo 4-
5 tuổi, chúng tôi xác định mục đích thực nghiệm là kiểm nghiệm hiệu quả của một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện VĐCB cho trẻ Qua đó xác định phù hợp giữa kết quả nghiên cứu và giả thuyết khoa học đề ra Nếu mức độ thực hiện VĐCB của trẻ sau quá trình TN cao hơn mức độ thực hiện các VĐCB của trẻ trước khi TN thì chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đưa ra là đúng đắn, hợp lí và hiệu quả Và ngược lại nếu sau quá trình TN mà mức độ thực hiệncác VĐCB của trẻ thấp hơn trước TN thì cho thấy các biện pháp của chúng tôi đưa ra là không phù hợp, đòi hỏi phải đưa ra các biện pháp có tính hiệu quả và đúng đắn hơn.
3.2.2 Đối tượng, địa điểm, thời gian thực nghiệm
-Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại lớp mẫu giáo nhỡ B2 trong thời gian 4 tại trường mầm non Liên Hồng huyện Đan Phượng, Hà Nội
-Tuần 1: Làm quen với trẻ, các hoạt động hằng ngày trên lớp của trẻ và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “mèo đuổi chuột”
-Tuần 2: Cho trẻ chơi trò chơi “nhảy bao bố”
-Tuần 3: Cho trẻ chơi lại trò chơi “mèo đuổi chuột” và chơi trò chơi “ chồng nụ chồng hoa”
-Tuần 4: Cho trẻ chơi lại trò chơi “nhảy bao bố” và chơi trò chơi “ném lon” Nhận xét đánh giá trẻ qua các trò chơi.
3.2.3 Nội dung chương trình thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên trẻ 4-5 tuổi lớp B2 TCVĐ sau:
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột
* Trò chơi: Chồng nụ chồng hoa
* Trò chơi: Nhảy bao bố
Các trò chơi trên được chúng tôi tiến hành thông qua một số biện pháp
-Biện pháp 1: Lựa chọn TCVĐ có nội dung phù hợp với mục đích rèn luyện vận
-Biện pháp 2: Tạo tình huống chơi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào các trò chơi một cách tích cực
-Biện pháp 3: Sử dụng luật chơi để điều khiển trẻ thực hiện vận động cơ bản -Biện pháp 4: Thường xuyên quan sát sửa sai cho trẻ
-Biện pháp 5: Tạo cơ hội cho trẻ quan sát nhận xét bạn chơi
-Biện pháp 6: Động viên khuyến khích trẻ bằng những phần thưởng phù hợp hoặc phạt nhẹ nhàng
3.2.4 Tiêu chí và thang đánh giá mức độ thực hiện vận động cơ bản cho trẻ 4-
5 tuổi thông qua trò chơi vận động
Quá trình thực nghiệm sử dụng các tiêu chí và thang đánh giá vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua TCVĐ ở tiểu mục 2.5 của chương 2
Việc lựa chọn mẫu thực nghiệm được tiến hành tại lớp B2- Trường mầm non Liên Hồng Tổng số trẻ 40 trẻ chia làm 2 nhóm : 20 trẻ nhóm TN và 20 trẻ nhóm ĐC Trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC đều tương đương nhau về mặt thể lực và trí tuệ.
Dựa trên các tiêu chí và thang đánh giá đã đưa ra, chúng tôi tiến hành TN: Đo đầu trước TN ở cả 2 nhóm TN và ĐC Việc đo đầu trước TN thông qua 4 TCVĐ đã kể trên theo một cách tổ chức thông thường gồm:
- Bước 1: Giới thiệu tên TCVĐ
- Bước 2: Giải thích luật chơi và làm mẫu về cách chơi
- Bước 4: Theo dõi, quan sát trẻ trong quá trình chơi
- Bước 5 : Giáo viên nhận xét trẻ sau khi chơi
Sau khi đo trước TN, chúng tôi chia trẻ thành 2 nhóm TN và ĐC Tổng số trẻ mỗi nhóm là 20 trẻ Tình hình sức khỏe và mức độ thực hiện các VĐCB là tương đương nhau ở cả hai nhóm trẻ Tiếp đó chúng tôi tiến hành TN tại một nhóm và sử dụng một nhóm là ĐC
Chúng tôi không áp dụng một biện pháp giáo dục riêng biệt nào ở nhóm này Việc tổ chức và hướng dẫn TCVĐ cho trẻ do giáo viên soạn giáo án và giảng dạy không làm thay đổi thực trạng của lớp.
3.2.5.4 Tiến hành đo cuối thực nghiệm
Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi sử dụng quá trình đo ở cả hai nhóm TN và nhóm ĐC nhằm kiểm tra mức độ thực hiện VĐCB của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia vào 4 TCVĐ Số điểm đo của từng tiêu chí được tính bằng điểm trung bình của TC đó qua 4 TCVĐ ở 2 buổi chơi cuối.
Kết thúc thời gian TN, chúng tôi kiểm tra, đánh giá, so sánh mức độ thực hiện VĐCB của trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và nhóm TN để từ đó đưa ra những kết luận cuối cùng
3.2.5.5 Phân tích kết quả thực nghiệm
Dựa trên 3 tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện các VĐCB của trẻ 4-5 tuổi chúng tôi đã thu được kết quả đo đầu thực nghiệm ở bảng sau:
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
Biểu đồ 3.1 Khả năng nắm cách thực hiện VĐCB của nhóm trẻ TN và ĐC trước thực nghiệm
- Về khả năng nắm bắt cách thực hiện các vận động cơ bản, nhìn chung khả năng nắm cách thực hiện VĐCB ở cả hai nhóm tương đối đồng đều tập trung ở mức độ 2, tức là vẫn còn một số trẻ thực hiện chưa chính xác ở một hay một số phần cơ bản của các VĐCB, cường độ vận động vừa phải.
Cụ thể: Ở mức độ 1: Trẻ nhóm TN và ĐC đều đạt 27,5% số trẻ này luôn thực hiện chính xác các phần của VĐCB có trong TCVĐ. Ở mức độ 2: Trẻ nhóm thực nghiêm đạt 55%, trẻ nhóm đối chứng đạt 56,3% Sự chênh lệch giữa hai nhóm trẻ là không đáng kể Số trẻ này đã thực hiện chính xác phần cơ bản của các VĐCB, tuy nhiên trong quá trình chơi trẻ vẫn mắc lỗi sai. Ở mức độ 3: Trẻ ở nhóm TN đạt 17,5%, trẻ ở nhóm ĐC đạt 16,3% Từ đó ta có thể nhận ra được số trẻ thực hiện sai các phần cơ bản của VĐCB khá ít, thường tập trung ở những trẻ rụt rè, nhút nhát, không hứng thú tham gia TCVĐ.
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
Biểu đồ 3.2 Khả năng phối hợp VĐCB khi tham gia trò chơi của nhóm trẻ TN và ĐC trước thực nghiệm
Từ bảng 3.8 và biểu đồ 3.2 có thể nhận thấy rằng: Khả năng phối hợp các VĐCB khi tham gia trò chơi ở hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, tập trung nhiều ở mức độ 2, tức là hầu hết trẻ đã biết phối hợp các VĐCB khi tham gia trò chơi nhưng chưa thực sự khéo léo, chưa biết tiết kiệm sức một cách hợp lí, còn có những cử động thừa.
Cụ thể: Ở mức độ 1: Trẻ ở nhóm TN đạt 31%, trẻ ở nhóm ĐC đạt 33% Trẻ thực hiện đúng các phần của VĐCB, thực hiện các động tác nhanh nhẹn khéo léo Khi tham gia vào trò chơi, trẻ nhiệt tình và say sưa biết dùng sức một cách hợp lí và ít có cử động thừa. Ở mức độ 2: Số trẻ đạt ở mức độ trung bình về khá năng phối hợp VĐCB khi tham gia vào trò chơi chiếm tỉ lệ cao Trẻ ở nhóm TN đạt 59%, trẻ nhóm ĐC đạt 53 Điều này cho thấy khả năng phối hợp VĐCB của trẻ chưa đạt mức độ cao, cũng có nghĩa kĩ năng VĐCB của trẻ còn hạn chế. Ở mức độ 3: Đây là nhóm trẻ còn yếu về khả năng phối hơp VĐCB khi tham gia trò chơi, sự chênh lệch giữa hai nhóm là không đáng kể 1% ( nhóm TN đạt 11%, nhóm ĐC đạt 10%) Số trẻ ở mức độ 3 chiếm tỉ lệ khá ít, đa số là những trẻ nhút nhát, tham gia trò chơi một cách gượng ép, không nhiệt tình.
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
Biểu đồ 3.3 Biểu hiện thái độ của trẻ khi chơi của nhóm trẻ TN và ĐC trước thực nghiệm
Hầu hết trẻ tham gia vào trò chơi rất hang say, hứng thú lúc ban đầu nhưng càng về sau thì sự hứng thú, hăng say, nhiệt tình của trẻ càng giảm dần. Ở MĐ 1: Trẻ ở nhóm TN chiếm 31%, còn trẻ ở nhóm ĐC chiếm 33% Số trẻ này tham gia vào trò chơi rất tự tin nhiệt tình trong suốt quá trình chơi, biết tôn trọng luật chơi và phối hợp với các bạn rất tốt. Ở MĐ 2: Tỉ lệ trẻ đạt mức độ 2 tương đối cao trẻ nhóm TN chiếm 59%, trẻ nhóm ĐC chiếm 56% Ở mức độ này ban đầu trẻ tham gia trò chơi rất tích cực nhưng càng về sau thì sự hứng thú tập trung nghiêm túc lại giảm dần. Ở MĐ 3: Nhóm TN chiếm 10%, nhóm ĐC chiếm 11% Chúng ta có thể thấy sự chênh lệch tỉ lệ giữa hai nhóm trẻ là không đáng kể Nhìn chung số trẻ này tham gia trò chơi một cách nhút nhát, gượng ép nên thực hiện không đúng các VĐCB, vi phạm luật chơi và phảm ứng chậm với các hiệu lệnh
*Tóm lại, từ kết quả đo đầu trước thực nghiệm của 2 nhóm TN và ĐC cho chúng ta thấy kĩ năng VĐCB của hai nhóm là tương đương nhau không có sự chênh lệch quá lớn Hầu hết trẻ đạt ở mức độ trung bình ở tất cả các tiêu chí đánh giá, số trẻ đạt mức độ 1 chiếm tỉ lệ chưa cao Điều này chứng tỏ rằng việc thực hiện các VĐCB của trẻ vẫn còn hạn chế
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
Biểu đồ 3.4 Khả năng nắm cách thực hiện VĐCB của nhóm trẻ TN và ĐC sau thực nghiệm
Qua biểu đồ 3.4 chúng ta có thể thấy được sự chênh lệch rõ ràng về khả năng nắm cách thực hiện các VĐCB của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC
MĐ 1: Khả năng nắm cách thực hiện VĐCB của trẻ nhóm TN đã tăng lên đáng kể.
Số trẻ thực hiện tốt các nhiệm vụ vận động với cường độ liên tục chiếm tỉ lệ khá cao.
Trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm ĐC cũng tăng so với trước thực nghiệm nhưng chỉ chiếm 38,7%
MĐ 2: Số trẻ thực hiện chưa chính xác 1-2 phần cơ bản của VĐCB, cường độ vận động tương đối liên tục của nhom TN chỉ chiếm 5% trong khi đó ở nhóm ĐC số trẻ này vẫn chiếm tỉ lệ khá cao 52,5%
Kết luận chung
Qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi có một số kết luận sau:
Vận động cơ bản là những vẫn động cần thiết đối với con người trong cuộc sống. Điều này cho thấy vận động cơ bản có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát triển, tồn tại trong cuộc sống của mình Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, nhiệm vụ rèn luyện vận động cơ bản là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc tạo cơ sở cho việc làm chủ cuộc sống của trẻ trong tương lai.
Từ nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện VĐCB cho trẻ 4-5 tuổi như sau:
-Biện pháp 1: Lựa chọn TCVĐ có nội dung phù hợp với mục đích rèn luyện vận động cho trẻ
-Biện pháp 2: Tạo tình huống chơi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào các trò chơi một cách tích cực
-Biện pháp 3: Sử dụng luật chơi để điều khiển trẻ thực hiện vận động cơ bản -Biện pháp 4: Thường xuyên quan sát sửa sai cho trẻ
-Biện pháp 5: Tạo cơ hội cho trẻ quan sát nhận xét bạn chơi
-Biện pháp 6: Động viên khuyến khích trẻ bằng những phần thưởng phù hợp hoặc phạt nhẹ nhàng
Kết quả cho thấy các biện pháp đã đưa ra ở trên có tính khả thi, các biện pháp còn có mối liên hệ với nhau nếu giáo viên nắm được và sử dụng một cách linh hoạt thì sự phát triển VĐCB cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Kiến nghị sư phạm
Thời gian thực nghiệm các biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm rèn luyện VĐCB cho trẻ 4-5 tuổi tuy còn hạn chế nhưng kết quả thực nghiệm cho phép chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:
- Các giáo viên cần bồi dưỡng nâng cao trình độ về biện pháp tổ chức trò chơi nói chung và TCVĐ nói riêng và sử dụng các biện pháp đó một cách linh hoạt, có hệ thống để phát huy tối đa tác dụng của TCVĐ đối với trẻ.
- Xây dựng môi trường giáo dục tốt tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để trẻ được hoạt động hết mình, thỏa mãn nhu cầu vận động nhu cầu nhận thức của trẻ.
- Cần làm tốt công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường và các cấp lãnh đạo trong công tác rèn luyện VĐCB cho trẻ 4-5 tuổi để hiệu quả rèn luyện vận động cơ bản của trẻ được nâng cao.