Có rất nhiều khái niệm về quản trị, hiểu một cách đơn giản nhất quản trị là quá trình làm việc giữa con người với con người, thông qua con người đạt được mục tiêu của tổ chức, trọng tâm
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
Mã lớp học phần: 23C1MAN50200128
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
Khóa – Lớp: AD002 – K48
MSSV: 31221024577
TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2023
Trang 2Câu 1:
Trong thời kỳ bất ổn hiện nay, những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh trên mọi phương diện từ kinh tế, văn hóa cho đến công nghệ đã đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp Vậy nên hoạt động quản trị là hoạt động không thể thiếu của các nhà quản lý ở tất cả các cấp khác nhau, hoạt động quản trị giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn, đạt được mục tiêu của tổ chức
Vậy nên, đầu tiên chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Quản trị là gì?
Có rất nhiều khái niệm về quản trị, hiểu một cách đơn giản nhất quản trị là quá trình làm việc giữa con người với con người, thông qua con người đạt được mục tiêu của tổ chức, trọng tâm của quá trình này là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm lực bị giới hạn trong môi trường luôn biến động
Peter Drucker, cha đẻ của ngành quản trị học hiện đại đã tóm tắt công việc của nhà quản trị thành 5 nhiệm vụ chủ yếu đó là thiết lập mục tiêu, tổ chức các hoạt động, động viên và truyền thông, đo lường việc thực hiện và phát triển con người Tất cả các hoạt động mà nhà quản trị cần làm nêu trên được tập hợp lại thành 4 chức năng quản trị: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
Hoạch định: Hoạch định là công việc quan trọng gắn liền với mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp Để thực hiện chức năng này, nhà quản trị phải nhận dạng các mục tiêu thực hiện trong tương lai của tổ chức và quyết định các công việc và sử dụng những nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu Hoạch định phải cần tiến hành từng bước, từ phân tích đánh giá nguồn lực của tổ chức đến xác định mục tiêu phù hợp từ đó đưa ra chiến lược thực hiện Người quản lý cần tuân thủ thực hiện từng bước, theo kịp những
Trang 3phát triển mới trong lĩnh vực, xác định những thay đổi nào cần được thực hiện để duy trì hiệu suất và hiệu quả của tổ chức
Tổ chức: Hoạt động tổ chức đi sau hoạt động hoạch định, phản ánh cách thức mà tổ chức thực hiện để hoàn thành bản kế hoạch được lập ra trước đó Tổ chức bao hàm việc phân công các công việc, hợp nhóm các công việc vào một bộ phận, ủy quyền và phân bổ các nguồn lực trong toàn tổ chức
Lãnh đạo: Sau khi lập kế hoạch và tổ chức các nhiệm vụ, chức năng lãnh đạo sẽ đảm nhận vai trò kích thích và động viên nhân viên Người quản lý cần hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát và động viên các nhân viên thực hiện công việc Để làm được điều này, cần phải thiết lập các cách thức hợp lý và phương pháp liên lạc hiệu quả để đạt được mục tiêu chung
Kiểm soát: Nhằm đảm bảo các công việc được thực hiện như kế hoạch dự kiến, người quản lý hành chính cần phát triển một hệ thống kiểm soát để đảm bảo chất lượng và số lượng công việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã đặt ra và công việc được thực hiện theo các phương pháp và quy trình được sử dụng trong tổ chức Hệ thống cần bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn, so sánh công việc được thực hiện với các tiêu chuẩn này, xác định bất
kỳ sự khác biệt nào và thực hiện hành động khắc phục khi cần thiết.bao gồm tất cả các vấn đề liên quan như tài chính, nhân sự, rủi ro vận hành,…
Tất cả các nhà quản trị, bất kể chức danh, cấp bậc, loại công việc và trong bất kì các tổ chức nào đều thực hiện quy trình quản trị bao gồm 4 chức năng này
Các chức năng quản trị có mối quan hệ gắn kết với nhau, bổ sung cho nhau, chức năng sau bổ sung, hoàn thiện chức năng trước Các chức năng này bắt buộc phải có mối quan
hệ chặt chẽ trong một hệ thống quản trị thống nhất Trong quản trị doanh nghiệp, các Mối quan hệ giữa các chức năng
quản trị
Trang 4chức năng này cần được thực hiện một cách đồng bộ và phù hợp tạo ra sự cộng hưởng nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động liên tục và không ngừng phát triển, đạt được những mục tiêu chung đã đề ra
Câu 2:
Abraham Maslow là một nhà tâm lý học nổi tiếng, ông được thế giới biết đến qua mô hình nổi tiếng tháp nhu cầu được mang tên ông Năm 1943, ông đã viết một bài báo có tầm ảnh hưởng đưa ra năm nhu cầu cơ bản của con người và bản chất thứ bậc của chúng Theo ông, nhu cầu của con người gồm hai nhóm là nhu cầu cơ bản và nhu cầu nâng cao Nhóm nhu cầu cơ bản gồm các nhu cầu sinh học, anh ninh và an toàn Nhóm nhu cầu nâng cao gồm nhu cầu xã hội, được tôn trọng và thể hiện bản thân Hệ thống phân cấp tháp nhu cầu Maslow là một mô hình năm cấp bậc về nhu cầu của con người, được mô tả như các cấp bậc trong một kim tự tháp Các nhu cầu trong thứ bậc càng thấp thì chúng càng cơ bản
Theo Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ và mức độ thỏa mãn nhu cầu của họ Khi nhu cầu đã được thỏa mãn thì sẽ không còn là tác nhân đến hành vi, ngược lại chính sự thỏa mãn nhu cầu làm mỗi cá nhân hài lòng và khuyến khích họ hành động Nhu cầu của con người được chia thành các bậc thang khác nhau từ đáy lên tới đỉnh, theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là
Trang 5cho đến khi nào những nhu cầu ở phía dưới chưa được thỏa mãn thì khó có thể tiếp tục bước đến những nhu cầu ở cấp bậc cao hơn
Nhóm nhu cầu này được chia thành 5 bậc, như sau:
Bậc 1: Nhuicầu sinh lý: là những yêuicầu sinh học đểicon người tồn tại, ví dụ như không khí, thức ăn, đồ uống, chỗ ở, quần áo, hơi ấm, tình dục và giấc ngủ
Maslow đặt nhu cầu sinh lí ở dưới cùng thể hiện mức độ “cơ bản” của nó đến sự tồn tại
và phát triển của mỗi cá thể, là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất nhưng lại chiếm phần quan trọng nhất, tất cả các nhu cầu khác đều trở thành thứ yếu cho đến khi nhu cầu sinh lí được thỏa mãn
Bậc 2: Nhu cầu an toàn Sau khi nhuicầu sinh lý của một icá nhân được thỏa mãn, nhu cầu về an ninh và an toàn trở nên cần thiết Nhu cầu an toàn là những nhu cầu được đảm bảo, ổn định về sự an toàn của bản thân; được bảo vệ khỏiinhững điều bất trắc hay không
bị đe dọa Nhu cầu an toàn có thể được đáp ứngibởi gia đình và xã
hội.idụinhưiluậtipháp,ibảoihiểm,iphúcilợi xã hội,… là những yếu tố đảm bảo nhu cầu an toàn của mỗi chúng ta
Bậc 3: Nhu cầu xã hội Nhu cầu này còniđược gọi ilà nhu cầu tình yêu và sự gắn bóiđề cập đến nhu cầuitình cảm của con người về các mối quan hệ giữa các cá nhân, liên kết, kết nối và là một phần của một tổ chức, của xã hội.Ví dụ về nhu cầu thuộc về bao gồm tình bạn, tình cảm gia đình, tình yêu, sự tin tưởng, sự chấp nhận, …
Bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng: là cấp độ thứ itư trong hệ thốngiiphân cấp của Maslow và bao gồm giá trị bản thân, thành tích và sự tôn trọng Maslow phân loại nhu cầuiđược tôn trọng thành hai loại:
được tôn trọng bản thân ví dụ như nhân phẩm, thành tích, khả năng làm chủ, tính độc lập
mong muốn có được danh tiếng hoặc sự tôn trọng từ người khác ví dụ như danh tiếng, địa vị, uy tín
Bậc 5: Nhu cầu tựi thể hiện: là cấp độicao nhất trong hệithống phân cấp của Maslow và
đề cập đến việc nhận ra tiềm năng của một người, sự tự hoàn thiện, tìm kiếm sự phát triển
cá nhân, iphát huy iđược các năng lực, thế mạnh tiềm tàngi và những trải nghiệm đỉnh cao Maslow mô tả cấp độ này là mong muốn ihoàn thành mọi thứ mà một người có thể
và “trở thành mọi thứ mà imột người có khả năng trở thành” Các cáinhân có thể nhận thức hoặc tập trung vào nhu cầu này một cách rất cụ thể Ví dụ như mongi muốn trở thành một nhà quản trị giỏi trong tương lai, hoặc mong muốn đạt được thành công thể hiện bằng tranh vẽ, hình ảnh hoặc phát minh Mặc dù Maslowi không tin rằng nhiều người trong chúng ta có thể đạt được sự tự thể hiện thực sự, nhưng ông tin rằng tất cả
Trang 6chúng ta đều trải qua những khoảnh khắc nhất thời (được gọi là 'trải nghiệm đỉnh cao') về quá trình tự thể hiện bản thân
Thuyết nhu cầu của Maslowiđã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong tâm lý học, giáo dục và quản lý tổ chức và được sử dụng rộng rãi để hiểuivà đáp ứng các nhu cầu của con người trong cuộc sống và công việc hàng ngày Trong hoạt động kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nhân sự và lĩnh vực marketing, các doanh nghiệp áp dụng tháp nhu cầu Maslow để tìm hiểu nhu cầu của nhân viên, nghiên cứu hành vi, nhu cầu mua sắm của khách hàng để từ đó đưa ra những chiến lược tiếp cận hiệu quả, đưa doanh nghiệp của mình đi lên
Ví dụ cụ thể của việc áp dụng tháp nhu cầu Maslow của Apple:
Như chúng ta đã biết, Apple hiện nay được xem như là một ông hoàng của đế chế điện thoại di động Sự thành công của Apple không thể nào đến trong một sớm một chiều, vậy điều gì đã khiến cho Apple đá đít được ông lớn Nokia để chiếm vị trí chễm chệ như hiện tại CEO Rajeev Suri của Nokia cay đắng thừa nhận rằng: “Chúng tôi không làm gì sai, nhưng chúng tôi vẫn thất bại” Nokia đã từng thành công vang dội, nhưng chính họ đã ngủ quên trên chiến thắng, bỏ quên rằng xã hội ngoài kia vẫn đang không ngừng biến đổi, thị trường vẫn đang không ngừng thay đổi, đối thủ cạnh tranh vẫn đang không ngừng phát triển, nhu cầu của khách hàng mỗi ngày một cao,…Sự thất bại của Nokia là một bài học kinh nghiệm quý giá cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có Apple để họ ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong việc kinh doanh của mình để đưa đến thành công hiện nay
Trong lĩnh vựcimarketing: Ứng dụng mô hình tháp nhuicầu Maslow trong Marketing là cách thôngiminh để hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng, định hình chiến lược marketing
và tạo ra các thông điệp truyền thông hấp dẫn, đáp ứng mộticáchichính xác và đầy đủ nhu cầu của khách hàng với từng giai đoạn
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Dựa trên mô hình tháp nhu cầu Maslow, Apple xác định rằng đối tượng khách hàng của họ là người tiêu dùng có thu nhập cao, tức là phân khúc ở thị trường cao cấp
Phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp: Khác với Nokia chỉ cung cấp dịch vụ nghe gọi và nhắn tin trên điện thoại của mình thì Apple nhận thấy rằng người tiêu dùng cần nhiều hơn thế nữa, người tiêu dùng cần một chiếc điện thoại với tính năng vượt trội hơn như nghe nhạc, quay phim, chụp ảnh,…Năm 2007 Apple đã cho ra mắt chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên của hãng và từ đó không ngừng cập nhật, phát triển và đến thời điểm hiện tại thì đã thành công cho ra mắt Iphone 15 phiên bản mới nhất hiện nay
Xây dựng mối quanihệ: Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng giúp xây dựng mối quan
hệ tốt hơn, Apple cung cấp dịch vụ gọi video call, lướt web, mạng xã hội,…Giao tiếp, tiếp thu ý kiến của khách hàng theo cách phù hợp với từng giai đoạn tạo sự gắn kết với khách hàng và đáp ứng các mong muốn của họ
Trang 7 Tăng cường hiệu quả tiếp thị: Apple tìm cách tiếp cận nhómikhách hàng tiên phong vàiđể họ truyền thông giúp bạn Sáng tạoivà độc đáo thôi chưa đủ để đảm bảo thành công Bạn cần phải đạt tới và vượt qua "điểm bùng phát" (the tipping point) bao gồm nhóm khách hàng sớm thích ứng và nhóm khách hàng đại chúng sớm chấp nhận xu thế Đây được xem như là sự đi trước của Apple mà hiếm có doanh nghiệp nào có thể làm được
Trong kinhidoanh bán hàng: việc ứngidụng thápinhu cầu Maslow là cách giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơnivề nhu cầuicủa khách hàng vàinhâniviên, từ đó xây dựng chiến lược bán hàng hiệuiquả và tạo dựng mốiiquan hệ bền vững với khách hàng Điều này giúp tăng cường hiệu suất bán hàng và đóng góp tíchicực vào sựiphát triển của doanh nghiệp
Xác định nhu cầu của khách hàng: Áp dụng mô hình Maslow giúp Apple hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, ví dụ như ngoài sản phẩm điện thoại, khách hàng còn có nhu cầu sử dụng máy tính, máy tính bảng, …các sản phẩm khác Từ đó, Apple có thể đưa ra các giải pháp và sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn của tháp nhu cầu Maslow, đáp ứng các nhu cầu cơ bản và cao cấp của khách hàng
Tạo giá trị và giải pháp cho khách hàng: Không chỉ tập trung vào việc bán hàng, Apple còn tạo giá trị thực sự cho khách hàng Tạo ấn tượng khác biệt nhưng vẫn không xa rời thực tế nhu cầu của khách hàng Apple cung cấp cho khách hàng những gì họ thực sự muốn chứ không phải cho rằng những gì mình cung cấp là thứ khách hàng muốn và suy xét xem liệu họ có sẵn sàng thử trải nghiệm sản phẩm của Apple để thỏa mãn cái điều khách hàng muốn không
Tạo môi trường làm việc tích cực cho nhân viên: Môi trường phải lành mạnh tích cực thì nhân viên mới thoải mái làm việc và phát huy năng lực được Hiểu rõ tầng nhu cầu xã hội thứ 3, Apple luôn tạo một môi trường làm việc thoải mái, kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi cho nhân viên
Xây dựng lòng trung thành và niềm tin từ khách hàng: Đây là việc mà Apple làm rất tốt từ xưa đến nay, Apple có một lượngifan trung thành, gần như làisùng bái, đối với các sản phẩm của họ Họ truyền đạtithông điệp đến lượngifan này qua mọi thứ
họ làm, từ quảng cáo Mac vs PC đến thiết kế và tính năng sản phẩm Đó chính là niềm tin vững vàng của fan vào các sản phẩm Apple, như Sinek nói: “Người ta không mua cái bạn làm, mà mua vì lý do tại sao bạn làm”
Tăng cường giao tiếp và tương tác với khách hàng: Apple vẫniluôn luôn được đánh giá là một trong những thương hiệu cung cấp trải nghiệm khách hàng tuyệt vời Apple có đội ngũ nhân viên đông đảo, sẵn sàng hổ trợ giúpiđỡ khách hàng khi họ cần Đồng thời, chính sách của Apple hướng đến việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng một cách toàn diện Một trong những điểm nhất quan trọng nhất được các nhà phê bình đánh giá cao là chính sách đổi trả của Apple
Tháp nhu cầu trong quản trị: Nhân viên là lực lượnginòng cốt và cơ bản hình thành nên tổ chức, iứng dụng tháp nhuicầu Maslow giúp lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhu cầuivà động lực của nhân viên, từ đó xây dựngicác chiến lược quản lýivà tạo dựng môi trường làm việc
Trang 8tích cực Điều nàyigiúp tăng cường hiệu suấtivà tinh thầnilàm việc của nhân viên và đóng góp tích cựcivào sự phát triển của tổ chức
Hiểu rõ nhu cầuicủa nhân viên: Apple hiểu nhâniviên của mình nghĩ gì, muốn gì
và có nhiều kinh nghiệm và thực lực để làm gương cho những nhân viên của mình
Ở Apple không có tình trạng tuyển dụng sai vị tríihoặc đánh giá không đúng khả năng làm việc của nhân viên Vănihóa doanh nghiệp chính là nền tảng phát triển bền vững và là yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Khuyến khích phát triển cá nhân: Appleisởihữuiđội ngũ nhân viên giàu tiềm năng
và kinh nghiệm đến từ nhiều quốc gia, inhiều chủng tộc khác nhau.Những nhân sự cấp cao của Apple luôn được thử thách mình với những nhiệm vụ khó hơn vị trí của họ Họ luôn luôn hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao, thậm chí là vượt bậc Đây là lý do nhân sự của Apple luôn được đánh giá là top nhân sự chất lượng nhất thế giới
Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Apple nhận ra rằng để duy trì sự lớn mạnh của doanh nghiệp phải xuất phát từ văn hóa tôn trọng, hợp tác cùng làm việc hiệu quả Từ người lãnh đạo tới nhân viên đều cần thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp nhất định Sự thăng tiến của nhân viên có một lộ trình rõ ràng, đều từ vị trí nhân viên thấp nhất đi lên
Xây dựng lòng trung thànhivà niềm tin: Apple được đánh giá “thiên đường’ làm việc tuyệt vời nhất thế giới bởi chế độ lương caoicùng chế độ đãi ngộ tuyệt vời Điều kiện làm việc cũng không nằm ngoài chế độ Apple hướng tới Chúng đảm bảo việcinhân viên có đầy đủ năng lực để hoàn thành công việc với hiệu suất làm việc cao nhất Các dịchivụ chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng thường xuyên được diễn ra tại Apple để giảm áp lực và căng thẳng cho nhân viên Ngoài ra cán
bộ quảnilý tại Apple cũng làm rất tốt công tác hướng dẫn, iquan tâm nhân viên
Đánhigiá hiệu quả công việc: Tại Apple không có tình trạng trì trệ trong công việc Tất cả các nhân viên đều được phânicông nhiệm vụ kèm thời gian hoàn thành Nhân viên Apple phải chịu trách nhiệm với chính công việc của mình cà đảm bảo hoàn thành việc của mình theo đúng mục tiêu đã đặt ra
Việc vận dụng thành công tháp nhu cầu Maslow vào việc quản lí và vận hành công ty đã làm cho Apple trở thành ông hoàng công nghệ hàng đầu thế giới, sở hữu hàng ngàn iFan
và làm cho các doanh nghiệp khác cũng phải nghiêng mình thán phục
Câu 3:
Hoạt động quản trị là hoạt động không thể thiếu trong quá trình điều hành doanh nghiệp, quản trị tốt sẽ giúp cho các hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra hiệu quả hơn, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài Hoạt động quản trị diễn ra theo quy trình từ hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, lần lượt thực hiện để hoàn thành mục tiêu của tổ chức
Trang 9Khi chúng ta thành lập một doanh nghiệp, cần xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp
lý Các mối quan hệ trong tổ chức là sợi dây kết dính các phòng ban lại với nhau,vì thế xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc phân loại
và phân chia nhiệm vụ
Hoạt động tổ chức là việc triển khai các nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu chiến lược, các nguồn lực đó bao gồm cả con người Việc triển khai nguồn lực được thể hiện qua việc phân bổ lực lượng nhân viên vào các bộ phận chuyên môn hóa và các nhóm công việc, thiết lập các tuyến quyền lực và cơ chế phối hợp các công việc khác nhau của
tổ chức Hoạt động tổ chức có tầm qan trọng rất lớn vì nó đi sau chiến lược Mục tiêu tổng quát nhất của công tác tổ chức có thể hiểu là thiết kế được một cấu trúc tổ chức phù hợp để có thể vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu mà tổ chức đã xác định ra trước đó
Vai trò của hoạt động tổ chức:
Bảo đảm các mục tiêu và kế hoạch sẽ được triển khai vào thực tế
Tạo ra môi trường làm việc thích hợp cho các cá nhân và tập thể để tác động tích cực nhất đến việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả
Giảm thiểu những sai sót và những lãng phí trong hoạt động quản trị
Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị:
Nguyên tắc gắn với mục tiêu
Nguyên tắc thống nhất chỉ huy
Nguyên tắc hiệu quả kinh tế
Nguyên tắc cân đối
Nguyên tắc linh hoạt
Một tổ chức sẽ chia ra các cấp từ cao tới thấp Chức năng tổ chức giúp việc phân quyền
và ủy quyền hợp lý, nhằm giúp người quản trị đưa ra những quyết định sáng suốt trong hoạt động quản trị, nâng cao hiệu quả công việc và tạo sự công bằng trong hoạt động quản trị
Trong tình huống cho trên, ông Aniphải tiến hành ủy quyền cho cấp dưới để điều hành doanh nghiệp đảm bảo doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường trong thời gian ông vắng mặt trong 2 tháng tới Vậy để muốn giúp ông An chọn người phù hợp để ủy quyền, trước hết cần phải hiểu rõ các quy tắc và quá trình ủy quyền
Ủy quyền là giao phó hay chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm cho người khác, thường là cấp dưới trực tiếp để thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt Ủy quyền có nhiều lợi điểm giúp cho nhà quản trị tận dụng tốt và tối đa quỹ thời gian hạn chế, tập trung vào những nhiệm
vụ quan trọng, đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, dẫn đến nâng cao hiệu quả công việc nói chung
Trang 10Quy trình ủy quyền bao gồm những bước cơ bản sau:
Xác định kết quảimong muốn Việc giao quyềni làinhằm cho người khác có khả năng thực hiện được công việc Nếu việc giao quyền mà ngườiiđược giao không thể thực hiện được thì công việc ủy quyền này là vô nghĩa Do đó cần phải ủy quyền tương xứng với công việc và tạo điều kiện cho họ thực hiện công tác được giao
Chọn người và giao nhiệm vụ
Giao quyền hạn để thực hiện các nhiệm vụ đó
Yêu cầu người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm
Giám sát và đánh giá
Trong tình huống đã nêu thì ông An đang gặp khó khăn trong việc chọn người ủy quyền Ông An cần lựa chọn người ủy quyền phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả, tiến độ công việc Ông An nên dựa vào các tiêu chí năng lực, tính cách và phẩm chất của các nhân viên để phân tích, so sánh và đưa ra các quyết định lựa chọn đúng đắn, tránh các rủi ro đáng tiếc Nếu tôi là ông An, sau khi suy xét, so sánh giữa các nhân viên gồm ông Quyết, bà Lan và anh Hùng thì sự lựa chọn người ủy quyền của tôi là bà Lan Mỗi người đều có tiêu chuẩn của riêng mình, theo tôi thì người phù hợp nhất trong trường hợp này sẽ là ông Quyết Ông Quyết có kĩ năng chuyên môn về tài chính, có thể giải quyết, vạch kế hoạch, đánh giá tầm nhìn tương lai của công ty Mặc dù ông ngại va chạm nhưng điều này đã có bà Lan hỗ trợ cho ông, bà Lan là giám đốc nhân sự, có kinh nghiệm giải quyết các va chạm
mà ông Quyết không thể, bà Lan sẽ là người trợ giúp ông Quyết trong những trường hợp
đó Còn về anh Hùng không phù hợp để được lựa chọn là do tính tình anh đốp chát, nóng nảy, dễ gây hiểu lầm cho mọi người, nên nếu chọn anh Hùng làm người ủy quyền thì rất
có thể sẽ khiến nhân viên phản đối, không chấp thuận, khiến cho việc điều hành công ty
bị chậm trễ