Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG HÀ VĂN TUẤN THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ 2 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2023 V
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Người bệnh và hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị cai nghiện bằng Methadone tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 2, thành phố Hải Phòng
- Đối tượng từ 18 tuổi trở lên
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Có khả năng cung cấp thông tin
- Thời gian điều trị Methadone tại cơ sở ≥ 30 ngày
- Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Có thời gian điều trị Methadone tại cơ sở dưới 30 ngày
Nghiên cứu được thực hiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 2, thành phố Hải Phòng, Hải Phòng
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích Kết hợp hồi cứu số liệu
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu a) Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỉ lệ trong quần thể
Thư viện ĐH Thăng Long
- n: là cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra
- Z(1-α/2) : Hệ số tin cậy Với độ tin cậy 95% (α=0,05) → Z (1-α/2) =1,96
- p: Là tỷ lệ ước đoán đối tượng tuân thủ điều trị Lấy p = 0,64 (Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Anh Vân với tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị methadone là 63,5%) [33]
- d : Sai số tuyệt đối, với p được chọn là 0,64 chúng tôi lấy d=0,06
Từ các tham số trên, áp dụng vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu n = 245 đối tượng Lấy thêm 10% mẫu dự phòng số mẫu thu thập thông tin khi tiến hành nghiên cứu là 270 đối tượng
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Những người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn được mời tham gia nghiên cứu cho đến khi thu thập thông tin đủ 270 đối tượng.
Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu
TT Biến số Chỉ số Phân loại biến
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
1 Nhóm tuổi Tỷ lệ (%) ĐTNC theo từng nhóm tuổi Định danh Phỏng vấn
2 Giới tính Tỷ lệ (%) ĐTNC theo dân tộc Nhị phân Phỏng vấn
3 Trình độ học vấn Tỷ lệ (%) ĐTNC theo trình độ học vấn Thứ bậc Phỏng vấn
4 Nghề nghiệp Tỷ lệ (%) ĐTNC theo Danh mục Phỏng vấn nghề nghiệp
Tỷ lệ (%) ĐTNC theo tình trạng hôn nhân Danh mục Phỏng vấn
6 Loại ma túy sử dụng
Tỷ lệ (%) ĐTNC theo loại ma túy sử dụng Danh mục Phỏng vấn
7 Cách thức sử dụng ma túy
Tỷ lệ (%) ĐTNC theo cách thức sử dụng ma túy Danh mục Phỏng vấn
8 Thời gian sử dụng ma túy
Tỷ lệ (%) ĐTNC theo thời gian sử dụng ma túy Rời rạc Phỏng vấn
Tỷ lệ (%) ĐTNC theo số lần cai nghiện ma túy Nhị phân Phỏng vấn
Mục tiêu 1: Thực trạng tuân thủ điều trị bằng methadone của đối tượng nghiên cứu
10 Thời gian điều trị Tỷ lệ (%) ĐTNC theo
Thời gian điều trị Liên tục Phỏng vấn
Tỷ lệ (%) ĐTNC theo Liều dùng hiện tại Liên tục Phỏng vấn
12 Giai đoạn điều trị Tỷ lệ (%) ĐTNC theo
Giai đoạn điều trị Thứ bậc Phỏng vấn
Tác dụng không mong muốn
Tỷ lệ (%) ĐTNC theo Tác dụng không mong muốn
14 Số tác dụng phụ Tỷ lệ (%) số tác dụng phụ Danh mục Phỏng vấn
15 Bệnh mắc trong thời gian điều trị
Tỷ lệ (%) bệnh mắc trong thời gian điều trị Danh mục Phỏng vấn
Thư viện ĐH Thăng Long
Vấn đề tâm thần gặp phải trong thười gian điều trị
Tỷ lệ (%) Vấn đề tâm thần ĐTNC gặp phải trong thười gian điều trị
Tỷ lệ (%) ĐTNC theo Số ngày dừng thuốc Định danh Phỏng vấn
Tỷ lệ (%) ĐTNC theo Số lần dừng thuốc Rời rạc Phỏng vấn
19 Lý do dừng thuốc Tỷ lệ (%) ĐTNC theo Lý do dừng thuốc Danh mục Phỏng vấn
Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến thực trạng tuân thủ điều trị methadone của đối tượng nghiên cứu
20 Tình trạng tuân thủ điều trị Phụ thuộc Phỏng vấn
Chỉ số p, OR, CI95% giữa nhóm tuổi và tình trạng tuân thủ điều trị Độc lập Phần mềm
Chỉ số p, OR, CI95% giữa giới tính và tình trạng tuân thủ điều trị Độc lập Phần mềm
Chỉ số p, OR, CI95% giữa nghề nghiệp và tình trạng tuân thủ điều trị Độc lập Phần mềm
Chỉ số p, OR, CI95% giữa học vấn và tình trạng tuân thủ điều trị Độc lập Phần mềm
25 Tình trạng hôn Chỉ số p, OR, CI95% Độc lập Phần mềm nhân giữa tình trạng hôn nhân và tình trạng tuân thủ điều trị
26 Loại ma túy sử dụng
Chỉ số p, OR, CI95% giữa loại ma túy sử dụng và tình trạng tuân thủ điều trị Độc lập Phần mềm
27 Cách thức sử dụng ma túy
Chỉ số p, OR, CI95% giữa cách thức sử dụng ma túy và tình trạng tuân thủ điều trị Độc lập Phần mềm
28 Thời gian sử dụng ma túy
Chỉ số p, OR, CI95% giữa thời gian sử dụng ma túy và tình trạng tuân thủ điều trị Độc lập Phần mềm
Chỉ số p, OR, CI95% giữa tiền sử cai nghiện và tình trạng tuân thủ điều trị Độc lập Phần mềm
Tác dụng phụ không mong muốn
Chỉ số p, OR, CI95% giữa tác dụng không mong muốn và tình trạng tuân thủ điều trị Độc lập Phần mềm
Thư viện ĐH Thăng Long
Tuân thủ điều trị methadone: Theo hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone của Bộ y tế Việt Nam bệnh nhân hàng ngày phải đến cơ sở điều trị methadone uống thuốc với sự giám sát của cán bộ y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị [5]
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tình trạng tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu trong 30 ngày gần nhất Nếu đối tượng có bất cứ ngày nào không đến nhận và uống thuốc tại cơ sở phát thuốc trong 30 ngày qua là không tuân thủ điều trị Methadone
Tiêu chuẩn xác định đối tượng tuân thủ điều trị methadone như sau:
- Tuân thủ điều trị methadone: Không bỏ sử dụng thuốc quá 3 ngày trong tháng
- Không tuân điều trị methadone: Bỏ nhận thuốc và sử dụng thuốc vượt quá
Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1 Công cụ thu thập thông tin
- Phiếu phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp dành cho người bệnh đang điều trị
Methadone (phụ lục 1) Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm 4 phần chính:
Thông tin chung: gồm 8 câu hỏi từ A1 – A8
Tiền sử sử dụng ma túy: gồm 12 câu hỏi từ B1 – B12
Thực trạng điều trị methadone: Gồm 13 câu hỏi từ C1 – C13
Thông tin về quan hệ gia đình/xã hội: Gồm 7 câu hỏi từ D1 – D7
- Phiếu thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án (phụ lục 2)
Công cụ thu thập số liệu này được xây dựng trên mục tiêu của nghiên cứu Bộ công cụ có tham khảo nội dung mẫu phiếu đánh giá ban đầu cho người bệnh điều trị methadone Bộ công cụ được tiến hành điều tra thử để chỉnh sửa, hoàn chỉnh trước khi cho điều tra chính thức
2.4.2 Các kỹ thuật thu thập thông tin
- Phỏng vấn trực tiếp người bệnh Các thông tin của ĐTNC được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi đã được chuẩn bị trước
- Điều tra, thống kê: điều tra viên tiến hành thu thập, hồi cứu số liệu các thông tin từ bệnh án và điền vào phiếu thu thập thông tin
2.4.3 Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu
2.4.3.1 Phỏng vấn người bệnh theo phiếu phỏng vấn
Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu
- Xây dựng bộ câu hỏi: các câu hỏi do nghiên cứu viên xây dựng dựa vào các khái niệm, tổng quan tài liệu, đặc điểm của điều trị Methadone và trên cơ sở tham khảo bộ câu hỏi từ các nghiên cứu khác
- Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: khi bộ câu hỏi được xây dựng xong, điều tra thử 10 người bệnh đang được điều trị tại trung tâm, chỉnh sửa nội dung của bộ câu hỏi sau đó in phục vụ cho điều tra và tập huấn
Bước 2: Tập huấn cho cán bộ y tế chuẩn bị thu thập số liệu
- Điều tra viên là tác giả đề tài và tư vấn viên tại cơ sở điều trị methadone Người hỗ trợ thu thập số liệu có nhân viên hành chính, bác sỹ và điều dưỡng tại phòng khám
- Nhân viên hành chính: tập huấn và hướng dẫn quy trình giới thiệu người bệnh sang phòng khám để chuẩn bị phỏng vấn thu thập thông tin
- Bác sỹ tại phòng khám: hướng dẫn bác sỹ tiêu chí lựa chọn ĐTNC, sàng lọc đối tượng trước khi phỏng vấn thu thập thông tin
- Điều dưỡng: tập huấn, hướng dẫn trích lục thông tin từ bệnh án
Bước 3: Điều tra, giám sát
- Chuẩn bị: nghiên cứu viên phối hợp với cơ sở điều trị Methadone lập danh sách người bệnh đủ điều kiện nghiên cứu và trao đổi kế hoạch làm việc
- Thực hiện điều tra: nhóm nghiên cứu viên là người trực tiếp phỏng vấn người bệnh thu thập thông tin định lượng từ phiếu phỏng vấn người bệnh
- Giám sát: tác giả đề tài giám sát phỏng vấn thu thập số liệu
Thư viện ĐH Thăng Long
Bước 4: Thu thập phiếu điều tra
Sau mỗi ngày điều tra, nghiên cứu viên kiểm tra phiếu thu thập thông tin về số lượng, chất lượng, nếu không đạt yêu cầu phải thu thập lại
2.4.3.2 Thu thập số liệu qua hồ sơ bệnh án
Cán bộ cơ sở điều trị Methadone được tập huấn và trực tiếp thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án
Người bệnh đang điều trị và uống thuốc tại Cơ sở cai nghiện số 2 Hải Phòng
Phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu điều tra từ người bệnh, hồ sơ bệnh án được kiểm tra, làm sạch, mã hoá và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0
- Các kết quả được thể hiện dưới dạng số lượng, tỷ lệ phần trăm (%) và
Thông tin nhân khẩu học,
Thông tin về điều trị Methadone và sử dụng ma túy
Mô tả tình trạng tuân thủ điều trị và phân tích các yếu tố liên quan
Báo cáo kết quả nghiên cứu được trình bày bởi các bảng tần số và biểu đồ theo quy định
- Sử dụng thuật toán Khi bình phương (Chi square - χ 2 ) hoặc Fisher exact test để so sánh các tỉ lệ và mức độ ý nghĩa thống kê Sử dụng tỉ suất chênh (OR) và 95%CI để xác định mối liên quan.
Sai số và biện pháp khống chế sai số
- Các sai số chủ yếu là sai lệch thông tin do cán bộ điều tra hiểu sai bộ câu hỏi
- Do ĐTNC trả lời câu hỏi không đúng, không trung thực, không biết hoặc không nhớ câu trả lời
- Do người nhập liệu nhập sai
- Xây dựng bộ công cụ đã được thử nghiệm và hoàn thiện trước khi tiến hành triển khai nghiên cứu
- Tập huấn kỹ cho điều tra viên thu thập số liệu chính xác
- Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra tổng thể toàn bộ các khâu trong quá trình nghiên cứu
- Giám sát viên là tác giả luận văn, tác giả tham gia vào quá trình điều tra, giải quyết những khó khăn trong quá trình thu thập số liệu, làm sạch số liệu hàng ngày
- Trước khi phỏng vấn giải thích rõ mục đích ý nghĩa của nghiên cứu để đối tượng hiểu và hợp tác
Vấn đề đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu của trường Đại học Thăng Long thông qua
- Người bệnh hoàn toàn tự nguyện tham gia, thông tin của ĐTNC hoàn toàn được giữ bí mật, kết quả của nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm sử dụng ma túy trong nhóm người bệnh, nâng cao chất lượng điều trị Methadone và không có bất cứ ảnh hưởng nào đến quá trình cũng như kết quả
Thư viện ĐH Thăng Long điều trị của người bệnh Methadone
- Bộ câu hỏi có một số câu hỏi nhạy cảm về sử dụng ma túy cá nhân, riêng tư nên ảnh hưởng đến tâm lý của ĐTNC Để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, trước khi phỏng vấn, đối tượng được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và lợi ích khi được sự ủng hộ của người bệnh đối với nghiên cứu để có sự chấp thuận tham gia của đối tượng Nếu thấy không thích hợp, ĐTNC có thể từ chối không tham gia.
Hạn chế của nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang nên kết quả nghiên cứu chỉ đánh giá được thực trạng tuân thủ điều trị Methadone tại thời điểm nghiên cứu, không xác định được mối quan hệ nhân-quả với các yếu tố liên quan tìm thấy
- Sử dụng dữ liệu tự báo cáo về tình trạng còn sử dụng ma túy trong quá trình điều trị Methadone, tiền sử sử dụng ma túy, thông tin về đặc điểm nhân khẩu học… Do đó, có thể có đánh giá thấp tình trạng còn sử dụng ma túy hiện nay của đối tượng nghiên cứu so với thực tế do người bệnh có thể trả lời không trung thực các câu hỏi về tình trạng còn sử dụng ma túy trong quá trình điều trị Methadone, hoặc những câu hỏi về tiền sử sử dụng ma túy, người bệnh nhớ lại có thể không chính xác vì thời gian sử dụng đã quá lâu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng tuân thủ điều trị methadone của đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu (n'0)
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
Phần lớn đối tượng nghiên cứu nằm trong nhóm tuổi từ 30 đến 39 (42,6%) và nhóm từ 40 đến 49 tuổi (33,3%) Nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,7%
Bảng 3.2 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n'0)
Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%)
Trung học phổ thông 59 21,9 Đại học 2 0,7
Tổng 270 100 Đối tượng có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3% Ngoài ra có 24,1% đối tượng có trình độ học vấn tiểu học và 21,9% trình độ trung học cơ sở Đối tượng có trình độ đại học chỉ có 2 đối tượng chiếm 0,7%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.1 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n'0)
Kết quả tại biểu đồ 3.1 cho thấy đối tượng đã kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất 48,5% Bên cạnh đó có 36,3% đối tượng chưa từng kết hôn và 15,2% đối tượng đã ly thân hoặc ly hôn
Bảng 3.3 Nơi sống hiện tại của đối tượng nghiên cứu (n'0)
Nơi sống hiện tại Số lượng Tỷ lệ (%)
Các huyện thuộc Hải Phòng 155 57,4
Hầu hết đối tượng sống trên địa bàn tỉnh Hải Phòng, trong đó 32,6% sống tại thành phố Hải Phòng và 57,4% đối tượng sống tại các huyện trên địa bàn tỉnh Nhóm đối tượng ngoại tỉnh chỉ chiếm 10%
Chưa kết hôn Đã kết hôn
Bảng 3.4 Tình trạng việc làm của đối tượng nghiên cứu (n'0)
Tình trạng việc làm Số lượng Tỷ lệ (%)
Có việc nhưng không ổn định 95 35,2
Có việc làm ổn định 68 25,2
Tổng 270 100 Đối tượng thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 39,6%, bên cạnh đó có 35,2% đối tượng có việc làm nhưng không ổn định Đối tượng có việc làm ổn định chỉ chiếm 25,2%
Biểu đồ 3.2 Tình trạng thu nhập của đối tượng nghiên cứu (n'0)
Kết quả tại biểu đồ 3.2 cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu có mức thu nhập trung bình/tháng dưới 5 triệu đồng Nhóm đối tượng thu nhập trung bình từ
5 triệu trở lên chỉ chiếm 31,1%
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.5 Tình trạng sống chung với người khác của đối tượng nghiên cứu
(n'0) Tình trạng sống chung Số lượng Tỷ lệ (%)
Sống chung với gia đình 173 64,1
Sống chung với người khác 23 8,5
Kết quả cho thấy có 64,1% đối tượng sống chung với gia đình và 8,5% đối tượng sống cùng bạn bè Đối tượng hiện đang sống một mình chiếm 27,4%
Bảng 3.6 Tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng nghiên cứu (n'0) Tình trạng sử dụng ma túy Số lượng Tỷ lệ (%)
Tuổi sử dụng ma túy lần đầu
Thời gian sử dụng ma túy
TB thời gian sử dụng: 5,67 ± 2,89 Đa số đối tượng bắt đầu sử dụng ma túy lần đầu trong giai đoạn từ 18 – 29 tuổi (52,6%) Đối tượng sử dụng ma túy lần đầu khi dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao 29,3% Đa số đối tượng có thời gian sử dụng ma túy dưới 5 năm (31,5%) và từ 5 đến 10 năm (48,9%) Đối tượng sử dụng trên 10 năm chiếm 19,6% Thời gian sử dụng ma túy trung bình của toàn bộ đối tượng là 5,67 ± 2,89
Biều đồ 3.3 Tình trạng cai nghiện của đối tượng nghiên cứu (n'0)
Kết quả tại biểu đồ 3.3 cho thấy đa số đối tượng thực hiện điều trị cai nghiện lần hiện tại là lần thứ 2 (60,4%) hoặc lần thứ 3 trở lên (18,1%) Đối tượng cai nghiện lần đầu chỉ chiếm 21,5%
Bảng 3.7 Tiền sử sử dụng ma túy của gia đình đối tượng nghiên cứu
(n'0) Tiền sử sử dụng ma túy của gia đình Số lượng Tỷ lệ (%)
Không có ai sử dụng ma túy 184 68,1
Có 68,1% đối tượng trong gia đình không có người sử dụng ma túy Tuy nhiên bên cạnh đó có 10,4% đối tượng có bố/mẹ sử dụng ma túy; 17,8% có vợ hoặc anh/chị/em sử dụng và 6,3% đối tượng có họ hàng sử dụng ma túy
Cai nghiện lần đầu Cai nghiện lần 2 Cai nghiện lần 3 trở lên
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.8 Tình trạng kinh tế, quan hệ xã hội và hành vi liên quan đến pháp luật của đối tượng nghiên cứu (n'0) Tình trạng kinh tế, quan hệ xã hội Số lượng Tỷ lệ (%)
Từng vay nợ tiền/tài sản Có 74 27,4
Có bạn nghiện không điều trị Methadone
Từng bị bắt/tạm giữ vì sử dụng ma túy
Kết quả nghiên cứu cho thấy 27,4% đối tượng đã từng vay tiền hoặc tài sản của người khác Trong 270 đối tượng có 26,7% hiện có bạn nghiện ma túy nhưng không tham gia điều trị cai nghiện Tỷ lệ đối tượng từng bị bắt hoặc tạm giữ do sử dụng các chất ma túy chiếm 19,6%
Bảng 3.9 Sự hỗ trợ của gia đình trong quá trình điều trị của đối tượng nghiên cứu (n'0)
Sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè Số lượng Tỷ lệ (%) Được hỗ trợ Có 225 83,3
Nhắc nhở đi uống thuốc 61 22,6
An ủi, động viên tinh thần 146 54,1
Hầu hết đối tượng (83,3%) đều nhận được sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè trong quá trình điều trị methadone Trong đó, đối tượng được hỗ trợ nhiều nhất bởi 2 nhóm là bố/mẹ (62,6%) và vợ/chồng/người yêu (38,5%) Các hình thức hỗ trợ chính là động viên tinh thần (54,1%), hỗ trợ kinh tế (37,8%) và chăm sóc ăn uống (31,9%)
Bảng 3.10 Tình trạng sử dụng ma túy trong quá trình điều trị Methadone của ĐTNC (n'0) Tình trạng sử dụng ma túy khi điều trị Số lượng Tỷ lệ (%)
Sử dụng ma túy trong 1 tháng vừa qua
Tần suất sử dụng ma túy trong 1 tháng qua
Kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn 19,3% đối tượng có sử dụng ma túy trong 1 tháng qua Tần suất sử dụng đa số là từ 1 – 2 lần/tháng (55,8%)
3.1.2 Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.11 Thời gian cai nghiện lần hiện tại của đối tượng nghiên cứu
Thời gian cai nghiện Số lượng Tỷ lệ (%)
Kết quả cho thấy nhóm đối tượng có thời gian điều trị methadone lần hiện tại kéo dài từ 7 đến 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3% Nhóm điều trị dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất 18,9%
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.12 Liều khởi đầu và liều điều trị Methadone hiện tại của đối tượng nghiên cứu (n'0) Liều điều trị Methadone Số lượng Tỷ lệ (%)
Liều điều trị hiện tại
Liều điều trị trung bình (𝑿̅ ± SD) 57 ± 22mg/ngày
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng được điều trị methadone liều khởi đầu trong khoảng 21 – 30mg/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 50,4% Sau một thời gian điều trị đa số đối tượng có liều dùng hàng ngày tăng lên, đối tượng có liều dùng trong mức 30 – 60mg/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 46,3% Liều điều trị trung bình của đối tượng nghiên cứu là 57 ± 22mg/ngày
Bảng 3.13 Cân nặng của đối tượng điều trị Methadone (n'0)
Tình trạng thay đổi cân nặng Số lượng Tỷ lệ (%)
Cân nặng không thay đổi 83 30,7
Cân nặng trung bình trước khi điều trị (𝑿 ̅ ± SD) 53,6 ± 7,2
Cân nặng trung bình hiện tại (𝑿 ̅ ± SD) 57,4 ± 8,3
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 52,6% đối tượng tăng cân sau khi điều trị, bên cạnh đó có 16,7% đối tượng bị giảm cân Đối tượng có cân năng không thay đổi khi tham gia điều trị chiếm 30,7%
Bảng 3.14 Tình trạng gặp tác dụng phụ khi điều trị Methadone của ĐTNC
(n'0) Tình trạng gặp tác dụng phụ Số lượng Tỷ lệ (%) Gặp phải tác dụng phụ khi điều trị Methadone
Các tác dụng phụ đã gặp
Giảm khả năng quan hệ tình dục 21 7,8
Số lần gặp phải tác dụng phụ
3 lần trở lên 52 19,3 Đối tượng nghiên cứu gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng methadone chiếm 37,4% Trong đó, một số tác dụng phụ thường gặp như mệt mỏi, buồn ngủ (21,9%), bị táo bón (16,3%)
Bảng 3.15 Tình trạng bệnh kèm theo của đối tượng nghiên cứu (n'0) Các bệnh kèm theo của đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Không có bệnh kèm theo 122 45,2
BÀN LUẬN
Về thực trạng tuân thủ điều trị Methadone của người bệnh tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 2, thành phố Hải Phòng năm 2023
Tuân thủ điều trị cai nghiện ma túy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị cai nghiện ma túy Người bệnh tuân thủ điều trị tốt sẽ có cơ hội giảm bớt các triệu chứng cai nghiện, tránh tái nghiện và có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, thực trạng tuân thủ điều trị của người nghiện ma túy vẫn còn nhiều hạn chế Điều này dẫn đến nguy cơ tái nghiện cao, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của bản thân người nghiện ma túy cũng như gia đình và xã hội
Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thực trạng tuân thủ điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone được thực hiện và công bố Các nghiên cứu về thực trạng tuân thủ điều trị bằng methadone có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cai nghiện ma túy Thông qua các nghiên cứu này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thực trạng tuân thủ điều trị, từ đó xác định được những yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cai nghiện ma túy
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 270 người nghiện ma túy đang tham gia điều trị cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy số 2, thành phố Hải Phòng năm 2023 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị tốt chỉ đạt 65,6% Như vậy, thực trạng tuân thủ điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone tại cơ sở này vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau phân tích sâu hơn về thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cai nghiện ma túy tại cơ sở
Thư viện ĐH Thăng Long
4.1.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong số đối tượng nghiên cứu, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi 30 - 39 tuổi (42,6%), tiếp theo là nhóm tuổi 40 - 49 tuổi (33,3%) và nhóm tuổi ≥ 50 tuổi (17,4%) Nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,7%) Kết quả này phù hợp với thực tế chung về cơ cấu dân số Việt Nam, trong đó nhóm tuổi 30 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất Ngoài ra, đối tượng nghiện ma túy thường bắt đầu sử dụng ma túy từ độ tuổi 20
- 30 tuổi, do đó nhóm tuổi 30 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là dễ hiểu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu khác đã được công bố trước đây Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thạnh (2022) cho thấy trong số người bệnh tại cơ sở cai nghiện ma túy, nhóm tuổi 30 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (46,2%), tiếp theo là nhóm tuổi 40 - 49 tuổi (31,6%), nhóm tuổi dưới 30 tuổi (14,9%) và nhóm tuổi ≥ 50 tuổi (7,3%) [27] Nghiên cứu của tác giả Boonyarit Sirikanchana tại Thái Lan năm 2021 cho thấy cơ cấu nhóm tuổi của người bệnh tại các cơ sở cai nghiện ma túy được nghiên cứu là nhóm tuổi 30 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (45,8%), tiếp theo là nhóm tuổi 40 - 49 tuổi (30,3%), nhóm tuổi dưới 30 tuổi (17,4%) và nhóm tuổi ≥ 50 tuổi (6,5%)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn ở mức thấp, trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất, với tỷ lệ lần lượt là 24,1% và 53,3% Tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn trung học phổ thông và đại học chiếm tỷ lệ thấp hơn, với tỷ lệ lần lượt là 21,9% và 0,7% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Compton thực hiện tại Hoa Kỳ (2021), với kết quả hồi cứu 70.248 đối tượng Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lượt là 31,2% và 36,1% Tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn trung học và đại học chiếm tỷ lệ thấp hơn, với tỷ lệ lần lượt là 32,7% và 0,002% [38] Người bệnh nghiện ma túy thường có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần Điều này có thể dẫn đến việc người bệnh không được quan tâm chăm sóc đầy đủ về giáo dục, dẫn đến trình độ học vấn thấp Ngoài ra người nghiện ma túy thường bị kỳ thị và xa lánh trong xã hội Điều này có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với giáo dục và đào tạo, dẫn đến trình độ học vấn thấp
Kết quả nghiên cứu tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ là 48,5%, chưa kết hôn chiếm tỷ lệ là 36,3% cao thứ hai Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy ly thân/ly hôn chiếm tỷ lệ thấp nhất, với tỷ lệ là 15,2% Chất gây nghiện có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành vi của người bệnh, khiến họ khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ, bao gồm cả mối quan hệ hôn nhân Ngoài ra sự xa lánh của mọi người và mặc cảm của bản thân nên nhiều đối tượng không có suy nghĩ về các mối quan hệ tình cảm hoặc tiến tới hôn nhân Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang tại Bắc Giang (năm 2022) cho thấy, tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy chưa kết hôn chiếm tỷ lệ là 37,5% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy đã kết hôn chiếm tỷ lệ là 47,8% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy ly thân/ly hôn chiếm tỷ lệ là 14,7% [29] Nghiên cứu của tác giả Boonyarit Sirikanchana
(2021) cho thấy tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy chưa kết hôn chiếm tỷ lệ thấp nhất là 15,8% Tỷ lệ đối tượng đã kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất, với tỷ lệ là 65,8% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy ly thân/ly hôn chiếm tỷ lệ tỷ lệ là 18,4%
[52] Nghiên cứu của tác giả Anna E Driscoll (2022) tại Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy chưa kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất, với tỷ lệ là 52,5%
Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy đã kết hôn chiếm tỷ lệ thấp hơn, với tỷ lệ là 40,6% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy ly thân/ly hôn chiếm tỷ lệ trung bình, với tỷ lệ là 6,9% [39] Giải thích cho sự khác biệt này có thể do các nước có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển hơn thường có tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy đã kết hôn cao hơn Bên cạnh đó các nước có chính sách xã hội hỗ trợ người nghiện ma túy kết hôn và xây dựng gia đình cao hơn có thể sẽ có tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy đã kết hôn cao hơn
Thư viện ĐH Thăng Long
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tình trạng việc làm của đối tượng nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, với tỷ lệ là 39,6% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy có việc nhưng không ổn định chiếm tỷ lệ cao thứ hai, với tỷ lệ là 35,2% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ thấp nhất, với tỷ lệ là 25,2% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Phúc (2022) cho thấy, tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy thất nghiệp chiếm tỷ lệ là 38,9% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy có việc nhưng không ổn định chiếm tỷ lệ là 37,5%
Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ là 23,6% [22] Nghiên cứu của tác giả Sarah M Jones tại Úc (2022) cho thấy, tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy thất nghiệp chiếm tỷ lệ là 27,5% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy có việc nhưng không ổn định chiếm tỷ lệ là 35,2% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ là 37,3% [44] Một số kết quả nghiên cứu về tình trạng việc làm của đối tượng nghiên cứu cho thấy, người bệnh nghiện ma túy có tỷ lệ thất nghiệp cao Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, xã hội của họ Để nâng cao hiệu quả điều trị và giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng, cần có các biện pháp hỗ trợ người bệnh tìm kiếm và duy trì việc làm Các chương trình này có thể bao gồm các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, và các chương trình đào tạo nghề
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thu nhập bình quân của đối tượng nghiên cứu ở mức thấp, tỷ lệ đối tượng có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 68,9% Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên chiếm tỷ lệ thấp hơn là 31,1% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Chí Kiên (2020), nghiên cứu của tác giả cho thấy tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ là 70,9% Tỷ lệ người bệnh nghiện ma túy có thu nhập từ
5 triệu đồng/tháng trở lên chiếm tỷ lệ là 29,1% [17] Từ kết quả một số nghiên cứu có thể thấy thu nhập bình quân của đối tượng nghiên cứu thấp Nguyên nhân có thể do chất gây nghiện có thể ảnh hưởng đến khả năng lao động và kiếm tiền của người bệnh, khiến họ có thu nhập thấp hơn Người nghiện ma túy thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe, tâm thần, xã hội, dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ được việc làm ổn định Ngoài ra đối tượng này thường bỏ học sớm và thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để tìm kiếm việc làm Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, xã hội của đối tượng Để nâng cao hiệu quả điều trị và giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng, cần có các biện pháp hỗ trợ người bệnh nâng cao thu nhập
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, đa số đối tượng bắt đầu sử dụng ma túy lần đầu trong giai đoạn từ 18 – 29 tuổi, chiếm tỷ lệ 52,6% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu khác Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang (2022) cho thấy, 54,2% người bệnh nghiện ma túy bắt đầu sử dụng ma túy lần đầu trong giai đoạn từ 20 – 29 tuổi [29] Trong nghiên cứu của Compton (2021) cho thấy, 70% người nghiện ma túy tại Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng ma túy lần đầu trong độ tuổi từ 12 đến 25 [38] Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, tỷ lệ đối tượng sử dụng ma túy lần đầu khi dưới 18 tuổi khá cao, chiếm 29,3% Đây là một con số đáng báo động, bởi sử dụng ma túy ở tuổi vị thành niên có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em