1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật trĩ tại bệnh viện hữu nghị việt đức và một số yếu tố liên quan năm 2023

105 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật trĩ tại bệnh viện hữu nghị việt đức và một số yếu tố liên quan
Tác giả Trương Văn Kiều
Người hướng dẫn PGS- TS. Nguyễn Xuân Hùng, PGS- TS. Trần Hữu Vinh
Trường học Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRƯƠNG VĂN KIỀU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT TRĨ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TRƯƠNG VĂN KIỀU

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC

VÀ SAU PHẪU THUẬT TRĨ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TRƯƠNG VĂN KIỀU

Mã học viên: C02039

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC

VÀ SAU PHẪU THUẬT TRĨ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

MÃ SỐ: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS- TS NGUYỄN XUÂN HÙNG PGS- TS TRẦN HỮU VINH

Hà Nội - Năm 2023

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành với

sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, PGS.TS Trần Hữu Vinh Tất cả các số liệu cũng như kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực

và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trương Văn Kiều

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Trường Đại học Thăng Long, phòng Sau đại học Thăng Long, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện thành công luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, PGS.TS Trần Hữu Vinh đã truyền dạy những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin trân trọng cảm ơn các cộng sự đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình

đã cho tôi nhiều thuận lợi, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày 6 tháng 2 năm 2024

Tác giả luận văn

Trương Văn Kiều

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

Hậu môn trực tràng Người bệnh

Nhân viên y tế Ống hậu môn Phẫu thuật Trực tràng

Transanal Hemorrhoidal Dearterilization (Khâu treo triệt mạch trĩ sử dụng đầu dò Doppler)

Tổ chức y tế thế giới

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Bệnh trĩ 3

1.1.1 Cơ chế bệnh sinh: 3

1.2 Phân loại bệnh trĩ 4

1.2.1 Theo vị trí giải phẫu: 4

1.2.2 Theo mức độ sa: 5

1.2.3 Theo tiến triển và biến chứng: 5

1.3 Triệu chứng lâm sàng 5

1.3.1 Cơ năng 5

1.3.2 Thực thể 6

1.4 Điều trị 6

1.4.1 Điều trị nội khoa bằng thuốc: 6

1.4.2 Điều trị bằng các thủ thuật: 7

1.4.3 Điều trị phẫu thuật 7

1.4.4 Tai biến, biến chứng sau mổ trĩ 9

1.1.5.1 Đau sau mổ 9

1.1.5.2 Rối loạn đại tiện sau mổ: 9

1.1.5.3 Chảy máu trong và sau mổ 9

1.1.5.4 Bí đái 9

1.1.5.5 Nhiễm trùng vết mổ 9

1.1.5.6 Da thừa phù nề sau mổ trĩ 10

1.4.5 Sa lộ niêm mạc sau mổ 10

1.4.6 Biến dạng, hẹp hậu môn 11

1.4.7 Trĩ tái phát sau phẫu thuật 11

1.5 Chất lượng cuộc sống 11

1.5.1 Khái niệm về chất lượng cuộc sống 11

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

1.5.2 Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống 12

1.6 Các nghiên cứu khoa học về chất lượng cuộc sống của người bệnh trĩ 14

1.6.1 Trên thế giới 14

1.6.2 Tại Việt Nam 19

1.7 Địa bàn nghiên cứu 20

1.8 Khung lý thuyết 20

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian 22

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 22

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 22

2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 23

2.3 Phương pháp thu thập số liệu 23

2.3.1 Công cụ 23

2.3.2 Kỹ thuật 23

2.3.3 Quy trình 23

2.4 Các biến số nghiên cứu 24

2.4.1 Bảng tổng hợp các mục tiêu và chỉ số nghiên cứu 24

2.4.2 Biến số nghiên cứu chính 28

2.5 Công cụ thu thập số liệu 28

2.5.1 Cấu trúc bộ công cụ 28

2.5.2 Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi 29

2.6 Khái niệm thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 29

2.6.1 Tính điểm thang Hémo–Fiss-QoL 30

2.6.2 Tiêu chuẩn đánh giá 30

2.7 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 32

2.8 Sai số và biện pháp khắc phục 32

Trang 8

2.8.1 Sai số 32

2.8.2 Biện pháp khắc phục 33

2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 33

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 34

3.1 Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau mổ trĩ 34

3.1.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 34

3.1.2 Đặc điểm tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu 36

3.1.3 Một số đặc điểm khác của người bệnh tại các thời điểm theo dõi 38

3.1.4 Đặc điểm một số yếu tố, lĩnh vực trong cuộc sống của NB 42

3.1.5 Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau mổ trĩ 45

3.2 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống sau mổ trĩ 51

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 55

4.1 Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật trĩ 55

4.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh 55

4.1.2 Đặc điểm tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu 57

4.1.3 Một số đặc điểm khác của người bệnh trước và sau mổ 58

4.1.4 Đặc điểm một số yếu tố, lĩnh vực trong cuộc sống của NB 59

4.1.5 Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau mổ trĩ 62

4.2 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống sau mổ trĩ 68

KẾT LUẬN 73

KHUYẾN NGHỊ 75

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Khung lý thuyết 21

Bảng 1.1 Bảng điểm CCIS (Cleveland Clinic Incontinence score) 10

Bảng 2.1 Bảng đánh giá chỉ số BMI 32

Bảng 3.1 Phân bố người bệnh theo đặc điểm chung 34

Bảng 3.2 Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân 35

Bảng 3.3 Phân bố người bệnh theo đặc điểm về chiều cao, cận nặng, BMI 36

Bảng 3.4 Phân bố người bệnh theo phương pháp phẫu thuật 38

Bảng 3.5 Đặc điểm thời gian bị trĩ của đối tượng nghiên cứu 38

Bảng 3.6 Một số đặc điểm của người bệnh tại các thời điểm theo dõi 39

Bảng 3.7 Điểm đau trung bình của người bệnh trước và sau mổ 42

Bảng 3.8 Thông tin liên quan đến các lĩnh vực trong cuộc sống của NB 43

Bảng 3.9.Thời gian thích nghi sau mổ 44

Bảng 3.10 Phân bố người bệnh theo nội dung được giáo dục sức khỏe 44

Bảng 3.11 Điểm chất lượng cuộc sống sức khỏe thể chất 45

Bảng 3.12 Phân loại người bệnh theo chất lượng cuộc sống về thể chất 46

Bảng 3.13 Điểm trung bình sức khỏe tinh thần 47

Bảng 3.14 Phân loại chất lựơng cuộc sống sức khỏe tinh thần trước và sau mổ trĩ 48

Bảng 3.15 Điểm chất lượng cuộc sống về vấn đề đi đại tiện trước và sau mổ 48

Bảng 3.16 Phân loại chất lượng cuộc sống theo ảnh hưởng vấn đề đi đại tiện trước và sau mổ 49

Bảng 3.17 Phân loại người bệnh theo điểm sức khỏe tình dục trước và sau mổ 49

Bảng 3.18 Phân loại người bệnh theo chất lượng cuộc sống tình dục trước và sau mổ 50

Bảng 3.19 So sánh Chất lượng cuộc sống chung của người bệnh trước và sau mổ 51

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa CLCS sau mổ với đặc điểm chung của NB 51

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống sau mổ và đặc điểm về bệnh 52

Trang 10

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống sau mổ và đặc điểm về người chăm

sóc 53

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống sau mổ và nội dung giáo dục sức khỏe 54

Biểu đồ 3.1 Phân bố người bệnh theo chỉ số BMI 36

Biểu đồ 3.2 Phân loại người bệnh theo chẩn đoán bệnh 37

Biểu đồ 3.3 Phân bố người bệnh theo tính chất mổ 37

Biểu đồ 3.4 Phân bố người bệnh theo tình trạng chảy máu, khối bất thường trước và sau mổ trĩ 39

Biểu đồ 3.5 Phân bố người bệnh theo tình trạng lo lắng của người bệnh trước mổ 40

Biểu đồ 3.6 Phân bố người bệnh theo tình trạng lo lắng của người bệnh sau mổ 40

Biểu đồ 3.7 Phân bố người bệnh theo sự mất tự tin trước và sau mổ 41

Biểu đồ 3.8 Phân bố người bệnh theo tình trạng ngứa rát trước và sau mổ 41

Biểu đồ 3.9 Chất lượng cuộc sống chung của người bệnh trước và sau mổ 50

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất ở vùng hậu môn trực tràng Mặc dù trĩ ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt, lao động, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh [6], [7]

Bệnh trĩ được điều trị khi có triệu chứng Những trường hợp bệnh trĩ không có triệu chứng lâm sàng cần được tôn trọng kể cả khi kích thước lớn Điều trị phẫu thuật được chỉ định với trĩ độ III, IV hoặc có biến chứng (chảy máu, sa nghẹt….) Phẫu thuật bệnh trĩ là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện trên toàn cầu Tuy nhiên, chúng ta biết rất ít về tác động của căn bệnh này đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh, hoặc tầm quan trọng của những thay đổi về mặt lâm sàng và giải phẫu quan sát được Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ khác nhau như: Longo, Miligan Morgan, , mỗi phương pháp đều cho tỷ lệ thành công khác nhau Trong đó, phương pháp cắt búi trĩ kinh điển mang lại hiệu quả điều trị triệt để nhưng gây đau, rối loạn đại tiện nhiều, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [6], [7] Người bệnh sau phẫu thuật gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc vết mổ và trở lại sinh hoạt, làm việc Rối loạn đại tiện, đau sau mổ, chảy máu, hẹp hậu môn là những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống [6] Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mổ trĩ Tuy nhiên bộ công cụ được sử dụng dùng để đánh giá chất lượng cuộc sống chung cho nhiều bệnh khác nhau

Tại Việt Nam nói chung cũng như tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói riêng hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá về chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật điều trị bệnh trĩ bằng Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh

trĩ, nứt kẽ hậu môn “HÉMO-FISS-QoL” của Hiệp hội hậu môn trực tràng quốc gia,

cộng hoà Pháp [43]

Câu hỏi chúng tôi đặt ra là: Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật trĩ dựa vào thang do HÉMO-FISS-QoL thay đổi như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật trĩ?

Việc giải đáp các câu hỏi đó sẽ giúp các nhà thầy thuốc lâm sàng, điều dưỡng viên tiên lượng những thay đổi về chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật trĩ Từ đó, họ sẽ có kế hoạch điều trị, chăm sóc, theo dõi phù hợp cho người bệnh

Trang 12

2

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chất lượng cuộc sống của người bệnh

trước và sau phẫu thuật trĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và một số yếu tố liên quan năm 2023” nhằm hai mục tiêu:

1 Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật trĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật trĩ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

1.1.1.2 Thuyết nhiễm khuẩn:

Cho rằng trĩ phát sinh là do các hốc tuyến HMTT làm tổn thương thành tĩnh mạch hoặc thành tĩnh mạch bị nhiễm khuẩn trực tiếp nhiều lần Tuy nhiên nhiều tác giả nhấn mạnh là không có hoặc có rất ít sự thâm nhiễm viêm ở các bệnh phẩm trĩ [6], [7]

1.1.1.3 Thuyết tăng sinh mạch máu:

Quan điểm cho rằng bệnh trĩ là do tăng sinh mạch máu hậu môn (HM) phổ biến ở thế kỷ XIX dựa trên những nhận xét của Hunter J về sự giống nhau giữa tổ chức trĩ và

tổ chức hang Gần đây, Stelzner (1963) cho rằng bệnh trĩ là tăng sinh "thể hang của trực tràng (TT)" và triệu chứng chảy máu là dấu hiệu đầu tiên, máu chảy có màu đỏ tươi Nhưng Thomson nhận thấy chảy máu xuất hiện muộn hơn và là triệu chứng thứ hai sau

sa búi trĩ Vì vậy không có cơ sở để chứng minh cho học thuyết tăng sinh mạch máu là đúng [20]

1.1.1.4 Thuyết sa lớp lót hậu môn:

Có sự tồn tại của một tổ chức xen giữa cơ vòng ở dưới niêm mạc da ống hậu môn (OHM), tổ chức này phát sinh một phần từ cơ thắt trong và một phần từ lớp phức hợp dọc, xuyên qua cơ thắt tới niêm mạc tạo thành giàn chống đỡ quanh đám rối tĩnh mạch trĩ, tham gia hình thành nên trụ cột Morgagni các sợi cơ này có nhiệm vụ giữ cho lớp lót lòng ống hậu môn khỏi bị sa ra ngoài nhất là khi rặn đại tiện Bệnh trĩ là do thoái hoá tổ chức chống đỡ của OHM, sự trùng dão lớp đệm HM làm tăng tần số xuất hiện bệnh trĩ [29]

Trang 14

4

1.1.1.5 Một số căn nguyên gây bệnh

Nếu như vấn đề “như thế nào” của cơn trĩ đã được làm sáng tỏ thì vấn đề “tại sao” còn nhiều tranh luận và chưa có sức thuyết phục

Nhiều yếu tố căn nguyên khác nhau đã được thảo luận:

− Yếu tố chủng tộc và địa lý: dân vùng Địa Trung Hải, Bắc Phi và người Do thái hay bị bệnh trĩ

− Yếu tố gia đình và di truyền

− Các bệnh chuyển hoá: béo phì, đái tháo đường, Gout

− Do bệnh ngồi nhiều ít đi lại

Các điều kiện gây bệnh thường thấy [6], [7], [29]

− Rối loạn tiêu hóa và lưu thông ruột: táo bón, ỉa lỏng, lị mót rặn nhiều

− Một số giai đoạn sinh lý : hành kinh, mang thai, sau sinh đẻ, nội tiết

− Một số hình thức thể dục thể thao gây một gắng sức mạnh, mất cân bằng đột ngột của tuần hoàn tại chỗ vùng HMTT

− Một vài yếu tố ăn uống : ăn uống quá mức, lạm dụng các chất gia vị, uống rượu,

Có cả búi trĩ ở trên và dưới đường lược [6], [7], [29]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

1.2.2 Theo mức độ sa:

− Độ 1: là trĩ ở giai đoạn khởi đầu, búi trĩ nổi lên ở trong OHM, khi đại tiện hoặc

rặn thì búi trĩ cương to lên nhưng chưa lòi ra khỏi HM, dễ chảy máu

− Độ 2 : các búi trĩ to thành búi rõ rệt, khi đại tiện hoặc rặn búi trĩ lòi ra khỏi lỗ

HM, khi thôi rặn tự co vào được, có chảy máu HM

− Độ 3 : các búi trĩ khá lớn sa ra ngoài khi gắng sức hoặc rặn không tự co vào

được phải đẩy lên Có búi trĩ phụ, có chảy máu hậu môn, có thể thiếu máu

− Độ 4 : các búi trĩ lớn, ngoài các búi chính còn có búi trĩ phụ, sa thường xuyên

nằm ngoài OHM Các búi trĩ liên kết tạo thành vòng trĩ Có thể có chảy máu gây thiếu máu mãn tính Có thể tắc mạch, sa nghẹt, hoại tử [6], [7], [29]

1.2.3 Theo tiến triển và biến chứng:

− Trĩ thường

− Trĩ chảy máu kéo dài nhiều lần gây thiếu máu

− Trĩ có huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch trĩ

− Viêm nhiễm hậu môn trực tràng ở các hốc tuyến

− Áp xe quanh hậu môn

Trang 16

6

− Đau rát, ngứa khó chịu ở HM nhất là sau khi đại tiện xong

− Sa búi trĩ ra ngoài OHM khi đại tiện, đi bộ hoặc ngồi xổm lâu, lúc đầu tự co lên

về sau đẩy mới lên và cuối cùng là sa thường xuyên ra ngoài

− Các triệu chứng khác như trung tiện mất tự chủ, ướt đũng quần

1.3.2 Thực thể

− Thăm trực tràng là động tác bắt buộc khi khám HMTT nói chung và khám trĩ nói riêng Mục đích của thăm TT không những để chẩn đoán được qua sờ thấy búi trĩ (mềm, ấn vào xẹp) mà còn không để bỏ sót các bệnh lý khác mà trĩ là chỉ

là một triệu chứng ung thư trực tràng và sơ bộ đánh giá được trương lực cơ thắt hậu môn

− Cho NB ngồi xổm rặn đại tiện để xem mức độ sa và chảy máu của trĩ

− Soi hậu môn trực tràng: Khi thấy búi trĩ màu tím chân búi trĩ nằm ở vị trí nào so với đường lược có thể thấy cả một vòng lổn nhổn nhiều búi trĩ, ngoài ra còn để phát hiện các bệnh khác

− Khám toàn thân để phát hiện các bệnh khác mà trĩ chỉ là một biểu hiện [6], [7], [29]

1.4 Điều trị

- Trĩ chỉ được điều trị khi nó gây trở ngại, những trĩ mà không có triệu chứng lâm sàng thì cần được tôn trọng kể cả khi kích thước có lớn [6], [7], [29]

1.4.1 Điều trị nội khoa bằng thuốc:

− Thuốc có tác dụng điều hoà lưu thông ruột:

+ Chống táo bón bằng thuốc nhuận tràng

Trang 17

− Thể dục liệu pháp, đại tiện theo nề nếp nhất định, tránh ngồi lâu, ngâm, rửa hậu môn nhất là sau đại tiện Điều trị theo y học cổ truyền

1.4.2 Điều trị bằng các thủ thuật:

Có tới 80 - 90% NB được điều trị bằng các phương pháp này Một số thủ thuật áp dụng để điều trị hiện nay:

✓ Nong dãn hậu môn

✓ Tiêm thuốc gây sơ hoá búi trĩ

✓ Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

✓ Áp lạnh

✓ Thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt

Ưu điểm của điều trị bằng các thủ thuật:

− Đơn giản, nhanh, gọn, hầu như không đau

− Điều trị ngoại trú được, rẻ tiền, ít ảnh hưởng đến lao động và công tác Áp dụng tốt cho trĩ độ 1, độ 2

− Đạt kết quả điều trị cao 70 - 90%

Nhược điểm:

− Hiệu quả điều trị triệt căn kém Không áp dụng được trong những trường hợp trĩ lớn, sa lâu ngày và có kết hợp sa niêm mạc TT Không lấy được bệnh phẩm

để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý

1.4.3 Điều trị phẫu thuật

Phương pháp này chiếm 10 - 20%

Chỉ định mổ được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Trĩ nội sa ra ngoài kèm theo đau ngứa, rát, khó chịu ở hậu môn

- Trĩ có biến chứng chảy máu dai dẳng gây thiếu máu

- Trĩ có biến chứng yếu cơ thắt hậu môn

- Trĩ kèm theo nứt, dò, viêm quanh hậu môn

- Trĩ có biến chứng huyết khối, viêm, phù nề, nghẹt và hoại tử

Trang 18

8

- Trĩ kết hợp với sa niêm mạc trực tràng (trĩ vòng)

* Phẫu thuật cắt đơn lẻ từng búi trĩ:

Nhằm lấy đi 3 búi trĩ tiên phát để lại giữa các búi một cầu da niêm mạc lành

+ Phẫu thuật Milligan E.T.C - Morgan C N (1937)

Bóc tách các búi trĩ ở vị trí 3h, 8h, 11h tư thế sản khoa, bắt đầu từ mép hậu môn tới tận gốc là các trục động mạch Khâu chỉ xuyên qua gốc búi trĩ và thắt gốc ở trên cao Cắt bỏ búi trĩ dưới nút thắt và cố định nút thắt gốc búi trĩ vào cơ thắt trong để đề phòng

co rút lên cao, để ngỏ vết mổ Đây là phương pháp được áp dụng ở các nước Tỷ lệ tái phát thấp 1- 5% [1], [7]

+ Phẫu thuật cắt trĩ dưới niêm mạc Parks A.G (1956)

Bóc tách tổ chức trĩ dưới niêm mạc, bắt đầu bằng một đường rạch hình vợt lộn ngược từ mép HM, thắt gốc búi trĩ cắt bỏ tổ chức trĩ, vạt da và niêm mạc không khâu Phẫu thuật(PT) này khó làm, còn gọi là PT “để lại vạt da niêm mạc dài”, tỷ lệ tái phát cao 14 - 20%, da thừa hậu môn nhiều (57% trong đó 1/3 phải cắt bỏ) [6], [7]

+ Phẫu thuật cắt trĩ khâu kín:

Ferguson J.A - 1959 Đường rạch hình elíp sâu đến bề mặt cơ thắt trong lấy đi cả

da niêm mạc cùng tổ chức trĩ, thắt gốc và cắt bỏ tạo nên vết mổ hình thoi, khâu vắt để đóng kín vết mổ PT này có nhược điểm dễ gây áp xe vết mổ[2], [6], [7]

* Phẫu thuật cắt toàn bộ vòng trĩ: (Total circular hemorrhoidectomy)

+ Phẫu thuật Whitehead W - 1882:

Whitehead W (1840 - 1913) ở Bury, miền Nam nước Anh Năm 1882 tác giả công bố phương pháp cắt trĩ với kỹ thuật sau: [6], [7]

- Rạch đường dọc theo trục HM chia vòng trĩ làm 4 phần, mỗi phần được kẹp giữ bởi một kìm

- Dùng kéo phẫu tích bắt đầu từ mép HM tới đỉnh các búi trĩ cách mép hậu môn 3- 4cm tạo thành 4 vạt hình vuông hoặc chữ nhật

- Cắt niêm mạc ở phía trên lấy bỏ trĩ và cả niêm mạc da

- Khâu niêm mạc trực tràng lành kéo xuống với mép hậu môn

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

* Phẫu thuật Longo

Năm 1993, Longo đã có một sáng kiến quan trọng trong phẫu thuật trĩ: dùng máy

cắt khâu nối dưới hình thức triệt mạch từ xa và đỉnh các búi trĩ Phương pháp này mang lại kết quả đáng khích lệ, đỡ đau sau mổ và đạt hiệu quả treo trĩ [6], [7], [10]

* Khâu treo triệt mạch trĩ sử dụng đầu dò Doppler THD

THD (Transanal Hemorrhoidal Dearterilization) là phương pháp phẫu thuật khâu thắt động mạch trĩ và khâu treo búi trĩ dưới hướng dẫn của đầu dò siêu âm Doppler Phương pháp này đã được áp dụng lần đầu tiên năm 1995 do bác sỹ Morinaga người Nhật THD là phương pháp phẫu thuật tiên tiến, không đau, hiệu quả, đơn giản, ít tai biến, hậu phẫu đơn giản, thời gian nằm viện ngắn và chi phí thấp Đến nay THD đã được

áp dụng rộng rãi và đã được áp dụng tại Việt Nam [6], [7]

1.4.4 Tai biến, biến chứng sau mổ trĩ

1.1.5.1 Đau sau mổ

NB thường thấy đau sau mổ vài giờ khi thuốc tế hết tác dụng NB được dùng thuốc giảm đau sau mổ vài ngày, nếu đau nhiều có thể được dùng thêm thuốc ngủ [6], [7], [9]

1.1.5.2 Rối loạn đại tiện sau mổ:

Người bệnh có thể khó đại tiện, mót rặn, đại tiện nhiều lần, đại tiện không hết phân [6], [7]

1.1.5.3 Chảy máu trong và sau mổ

Vùng hậu môn, tầng sinh môn rất giàu mạch máu Nếu trong mổ cầm máu, buộc gốc trĩ không tốt, thì sau mổ rất dễ chảy máu: nhẹ thì máu thấm băng, nặng hơn có thể

có mạch phun thành tia [6], [7], [9]

1.1.5.4 Bí đái

Đây là một biến chứng do gây tê tủy sống, việc phẫu thuật ở vùng HM cũng gây phản xạ co thắt cơ cổ bàng quang gây bí đái Với những NB đái khó cho giảm đau, chườm nóng sẽ đi tiểu được [6], [7], [9]

1.1.5.5 Nhiễm trùng vết mổ

Vết mổ có thể dễ nhiễm khuẩn sau mỗi lần đại tiện mà gây nhiễm trùng, sưng đỏ, mưng mủ

Trang 20

Mất tự chủ hậu môn: dựa theo bảng điểm CCIS (Cleveland Clinic Incontinence

score):

Bảng 1.1 Bảng điểm CCIS (Cleveland Clinic Incontinence score) [11]

Triệu chứng

Không tự chủ với hơi(điểm)

Không tự chủ với cả phân lỏng(điểm)

Không tự chủ với cả phân chặt(điểm)

Phải mang bỉm

CCIS: 0 điểm=> kiểm soát hoàn hảo

CCIS:1 - 7 điểm => kiểm soát tốt

CCIS:8 – 14 điểm => mất tự chủ một phần

CCIS: 15 -20 điểm=> mất tự chủ nặng

CCIS: 21 điểm => hoàn toàn mất tự chủ

Đánh giá độ mất tự chủ hậu môn chủ yếu dựa vào hỏi bệnh [6],[7],[9],[19] Khả năng tự chủ của HM tùy thuộc vào một chuỗi các quá trình phức tạp, có quan hệ chặt chẽ với nhau, liên quan đến sự toàn vẹn của vùng HMTT, cơ thắt HM chỉ là một yếu tố trong tổng thể của sự toàn vẹn ấy Khi can thiệp PT trĩ, sự toàn vẹn này bị ảnh hưởng,

hệ thống cơ thắt bị tổn thương sẽ dẫn tới mất tự chủ hậu môn ở nhiều mức độ, có thể hồi phục hoàn toàn, một phần, hoặc không [6],[21], [29]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

1.4.6 Biến dạng, hẹp hậu môn

*Mức độ hẹp theo đường kính HM:

+ Độ 0: đường kính hậu môn bình thường

+ Độ 1: hẹp nhẹ, HM khó đút lọt ngón trỏ hoặc van Hill-Ferguson cỡ M

+ Độ 2: hẹp vừa, đút ngón trỏ hoặc van Hill-Ferguson cỡ M rất khó và chặt + Độ 3: hẹp nặng, cả ngón út và van Hill-Ferguson cỡ S đều không đút lọt, chỉ khi nong giãn ra mới đút được

* Chia mức độ hẹp theo độ cao ống HM:

+ Hẹp ở thấp: dưới đường lược 0,5cm

+ Hẹp ở giữa: từ dưới đường lực 0,5cm đến trên đường lược 0,5 cm

+ Hẹp ở cao: trên đường lược 0,5cm.


+ Hẹp lan tỏa chiếm toàn bộ chiều dài ống HM

1.4.7 Trĩ tái phát sau phẫu thuật

Trĩ tái phát sau phẫu thuật có thể sau nhiều tháng hoặc nhiều năm Tỉ lệ tái phát phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh công việc, sinh hoạt của người bệnh [6],[21], [29], [38]

1.5 Chất lượng cuộc sống

1.5.1 Khái niệm về chất lượng cuộc sống

Chất lượng sống là một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người, điều

này bao gồm tất cả các khía cạnh về mặt tình cảm, xã hội và thể chất trong đời sống cá nhân Khi cụm từ được sử dụng trong những tài liệu tham khảo liên quan đến y học và y

tế thì được hiểu là chất lượng y tế có liên quan của cuộc sống, nó đề cập đến sự chăm sóc dành cho các cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh, khuyết tật, hoặc rối loạn khác [17], [42], [43]

Theo WHO (1997): Chất lượng cuộc sống(CLCS) là những cảm nhận của cá nhân

về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và

liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ Điều

dễ thấy ở đây là cách đo đạc CLCS đặt trọng tâm lên cảm nhận cá nhân của từng người,

cho thấy có cái nhìn khác xưa đối với bệnh tật và sức khỏe lâu nay chủ yếu dựa vào “cảm

Trang 22

12

nhận” của thầy thuốc! Do vậy, đánh giá bệnh tật sẽ không chỉ dựa trên kết quả các xét

nghiệm máy móc mà còn trên những cảm nhận chủ quan, quan điểm riêng của từng cá nhân về bệnh tật của họ, về sự sảng khoái của họ trong cuộc sống thường ngày, trong bối cảnh văn hóa và môi trường thiên nhiên quen thuộc của họ Ở đây cho thấy vai trò của giáo dục sức khỏe, của truyền thông hiệu quả trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh Mối quan hệ thầy thuốc- người bệnh mà không tốt thì người bệnh khó có thể duy trì chất lượng cuộc sống [43]

Như vậy CLCS là một thuật ngữ đại diện cho nhu cầu của con người, mức độ hài lòng hay không hài lòng về các lĩnh vực sống khác nhau

1.5.2 Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống

Các phương pháp đo lường CLCS liên quan đến sức khỏe được chia làm hai nhóm chính: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp

1.5.2.1 Phương pháp trực tiếp

Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để đo lường CLCS một các trực tiếp

và tổng thể thông qua chỉ số thỏa dụng về một điều kiện sức khỏe nhất định Hiện nay có ba phương pháp được sử dụng khá phổ biến là phương pháp trao đổi thời gian, phương pháp thang điểm trực giác và phương pháp may rủi chuẩn mực [17], [42], [43]

1.5.2.2 Phương pháp gián tiếp

Có hàng trăm công cụ được triển khai và sử dụng để đánh giá CLCS, nhưng hiện nay chỉ khoảng 50 công cụ được sử dụng thường xuyên Những công

cụ này bao gồm: những câu hỏi để người bệnh tự trả lời, thước đánh giá, bản

đồ khảo sát,…Có điểm giống nhau và cũng có thể có những khác biệt ở từng phương tiện

Các bộ công cụ được dùng để đo lường CLCS gián tiếp được chia làm hai: bộ công cụ đo lường CLCS tổng hợp và bộ công cụ đo lường CLCS chuyên sâu

Bộ công cụ đo lường CLCS tổng hợp: là bộ công cụ giúp đo lường CLCS một cách tổng quát, đưa kết quả nhanh và áp dụng được với phạm vi đối tượng rộng rãi Nhược điểm của loại bộ công cụ này là chưa đánh giá được các vấn

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

đề chuyên sâu của đối tượng cụ thể hoặc đang mắc bệnh lý cụ thể do đó chưa đủ thông tin để đánh giá CLCS một cách đầy đủ [43]

Bộ công cụ đo lường CLCS chuyên sâu: là bộ công cụ được thiết kế riêng cho các loại đối tượng khác nhau như theo bệnh lý, theo đặc điểm cá nhân như tuổi, giới, chủng tộc, Ưu điểm của bộ công cụ này là giúp đánh giá mức độ bệnh tật và mức độ CLCS rất cụ thể và phù hợp với nhóm đối tượng nghiên cứu riêng Để đánh giá thêm được về CLCS tổng quát, các bộ công cụ này thường bao gồm toàn bộ hay một phần của một bộ công cụ đo lường CLCS tổng quát [43]

Các công cụ đo lường CLCS tổng hợp:

* MOS SF-36 (Medical Outcomes Study short form – 36) - bộ câu hỏi ngắn 36 mục trong điều tra y tế SF-36 là bộ công cụ đo lường sức khỏe tổng hợp do RAND Corporation – Mỹ phát triển từ năm 1993 để phục vụ cho các nghiên cứu về bảo hiểm y tế và kết quả y tế

* Bộ công cụ SIP (Sickness impact profile) - hồ sơ tác động của bệnh SIP là công cụ đánh giá tình trạng sức khỏe dựa trên triệu chứng, hành vi dưới dạng hồ sơ tác động của bệnh Bộ công cụ này bao gồm 136 câu hỏi được chia

ra làm 12 đề mục nhỏ: giấc ngủ và nghỉ ngơi, hành vi cảm xúc, sự vận động

và chăm sóc cơ thể, quản lý gia đình, di chuyển, tương tác xã hội, đi lại, hành

vi tỉnh táo, thông tin liên lạc, làm việc, giải trí và tiêu khiển, ăn uống

* WHOQOL (World Health Organization Quality of Life Questionnaire) - bộ câu hỏi về CLCS của tổ chức y tế thế giới (WHO) Đây là bộ công cụ đánh giá CLCS tổng hợp về các vấn đề sức khỏe Bộ công cụ có tính tin cậy cao và được thẩm định cũng như áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới Tính đến năm

2008, WHOQOL đã được áp dụng tại 15 vùng trên 5 châu lục và được dịch ra trên 20 thứ tiếng Phiên bản gốc gồm có 100 câu hỏi (WHOQOL-100) với 5 mức trả lời ở mỗi câu và bao gồm 6 lĩnh vực chính: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm

lý, mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội, môi trường, tâm linh/ tôn giáo/ tín ngưỡng

Bộ câu hỏi của WHOQOL chia thành hai khía cạnh là CLCS tổng quát và CLCS

cụ thể [17], [42], [43]

Bộ công cụ đo lường CLCS chuyên sâu:

Trang 24

14

Những nghiên cứu trong nước về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật bệnh trĩ thường được đánh giá bằng các công cụ CLCS tổng hợp Vì vậy, nghiên cứu này của chúng tôi sử dụng Bộ công cụ đo CLCS chuyên sâu dành cho người bệnh

trĩ, nứt kẽ hậu môn “HÉMO-FISS-QoL” của Hiệp hội hậu môn trực tràng quốc gia,

cộng hoà Pháp

Một bảng câu hỏi cụ thể là cần thiết để đánh giá tác động toàn cầu của rối loạn hậu môn đối với cuộc sống hàng ngày của NB Bảng câu hỏi HÉMO-FISS-QoL đánh giá đáng tin cậy tác động toàn cầu của bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn đối với cuộc sống hàng ngày của NB, được phát triển năm 2019 với sự hợp tác của các bác sĩ lâm sàng chuyên điều trị bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn (Groupe de Recherche en Proctologie de la Société Nationale Française de Colo-Proctologie, GREP) [43] Các chuyên gia lâm sàng bao gồm bác sĩ chuyên khoa trực tràng, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và bác sĩ phẫu thuật,

và họ đưa ra phản hồi bằng cách mô tả kinh nghiệm của mình và sửa đổi mô hình khái niệm sơ bộ Phiên bản cuối cùng của bảng câu hỏi bao gồm 23 câu, được phân bổ theo bốn khía cạnh: sức khoẻ thể chất (mười một câu), tâm lý (bảy câu), đại tiện (ba câu) và tình dục (hai câu) Công cụ đơn giản này sẽ hữu ích để đánh giá gánh nặng bệnh tật trong

cả thử nghiệm lâm sàng và trong thực hành hàng ngày, trong các thiết kế theo chiều dọc

và cắt ngang, khi quan điểm của NB cần phải cụ thể hơn về bệnh trĩ, tức là khi một công

cụ đánh giá CLCS chung được sử dụng không đủ để đánh giá Bảng câu hỏi này có sẵn bằng tiếng Pháp và tiếng Anh [43], [45]

1.6 Các nghiên cứu khoa học về chất lượng cuộc sống của người bệnh trĩ

1.6.1 Trên thế giới

Năm 2017, Biruktawit Matiwos và cộng sự tiến hành nghiên cứu đánh giá CLCS

và các yếu tố liên quan trên 289 phụ nữ bị rò sản khoa ở Ethiopia cho kết quả chỉ có 12,1% cảm thấy hài lòng với tình trạng sức khỏe và CLCS chung của họ Trong lĩnh vực sức khỏe thể chất, điểm CLCS trung bình là 40,78 ± 0,78 Trong lĩnh vực tâm lý, điểm CLCS trung bình là 39,96 ± 0,82 Trong lĩnh vực xã hội và môi trường, điểm CLCS trung bình lần lượt là 32,9 ± 0,95, 36,45 ± 0,8 Thời gian tiểu không tự chủ, hỗ trợ xã hội kém, lo âu và trầm cảm có liên quan tiêu cực đến lĩnh vực thể chất của CLCS của trẻ em [18]

Năm 2021, Darjan Franjić và nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu mối liên

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

quan giữa khả năng hồi phục và CLCS ở 200 người bệnh ung thư trực tràng tại phòng khám Ung bướu của Bệnh viện Đại học Lâm sàng Mostar Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021 Một bảng câu hỏi nhân khẩu học xã hội được thiết kế riêng cho nghiên cứu này, Thang đo CD-RISC-25 để đánh giá khả năng phục hồi và bảng câu hỏi WHOQOL-BREF để đánh giá CLCS đã được sử dụng để thu thập dữ liệu Kết quả đã tìm thấy mối liên hệ tích cực có ý nghĩa thống kê

về khả năng phục hồi với tất cả các lĩnh vực của CLCS Lĩnh vực sức khỏe tâm thần đóng góp tích cực nhất có ý nghĩa thống kê vào mức độ phục hồi Những NB chưa kết hôn có mức độ phục hồi cao hơn đáng kể về mặt thống kê so với những NB đã kết hôn,

ly hôn và góa phụ Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ phục hồi so với các yếu tố nhân khẩu xã hội khác và giai đoạn ung thư Những NB được điều trị bằng sự kết hợp giữa phẫu thuật và hóa trị liệu có mức độ phục hồi cao hơn đáng kể về mặt thống kê so với những NB được điều trị bằng các phương pháp điều trị khác Kết luận, mức độ phục hồi cao hơn có ý nghĩa thống kê góp phần nâng cao CLCS ở những người bị ung thư trực tràng [20]

Theo nghiên cứu “chất lượng cuộc sống ở người bệnh trĩ” của Havard D Rorvik

và cộng sự, chất lượng cuộc sống được đánh giá bằng cách sử dụng Biểu mẫu ngắn 12

và 36 (SF12 và SF36), EuroQoL 5 chiều 5 cấp độ (EQ-5D) và bảng câu hỏi cụ thể về bệnh; Thang đo sức khỏe ngắn cho bệnh trĩ (SHS HD) Điểm số SF12 và EQ-5D ở 257

NB mắc bệnh trĩ có triệu chứng được giới thiệu đến phòng khám ngoại trú trực tràng của họ được so sánh với dân số gốc Đan Mạch điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể và tình trạng giáo dục Các triệu chứng được đánh giá bằng Thang điểm triệu chứng bệnh Trĩ Bệnh lý giải phẫu được phân loại theo phân loại của Goligher Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và CLCS đã được thử nghiệm Tác động của điều trị phẫu thuật được đánh giá ở 111 NB được theo dõi một năm sau phẫu thuật Kết

quả: Những NB báo cáo có nhiều triệu chứng có điểm sức khỏe thể chất SF12 thấp hơn

so với dân số nền Các chỉ số EQ-5D cho thấy CLCS bị suy yếu ở nam giới, phụ nữ <50 tuổi và NB có trình độ học vấn cao hơn Như vậy, bệnh trĩ có tác động tiêu cực đến CLCS liên quan đến mức độ của các triệu chứng Điều trị phẫu thuật cải thiện CLCS Việc phân loại bệnh lý hậu môn của bác sĩ phẫu thuật không liên quan đến CLCS [25]

Trang 26

16

Nghiên cứu của Yanjun Liu, Luan Wang, Jieping Liu và cộng sự năm 2022 đã thực hiện phân tích các nghiên cứu về CLCS liên quan đến bệnh hậu môn tại các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Đức cùng với sự hợp tác sâu rộng đã được thực hiện giữa các quốc gia này cho kết quả: Tác động đáng kể nhất của bệnh hậu môn là sự thay đổi thói quen đại tiện, và sự thay đổi này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của NB, thường dẫn đến các triệu chứng về thể chất và tâm lý rất lớn Việc điều trị các bệnh lý hậu môn phổ biến như rò hậu môn, áp xe cạnh hậu môn, nứt kẽ hậu môn, trĩ… sẽ gây thêm tổn thương cho NB, dẫn đến rối loạn chức

năng hậu môn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chăn gối Vì vậy, trong thực hành

lâm sàng, khi điều trị các bệnh về hậu môn, các bác sĩ và nhà nghiên cứu cũng ngày càng chú ý hơn đến CLCS của NB Đầu tiên, tác động đến CLCS đã dần trở thành một trong những cân nhắc chính để lựa chọn phương pháp điều trị Các bác sĩ không còn chỉ chú ý đến việc liệu bệnh có được chữa khỏi hay không mà còn quan tâm đến việc liệu việc điều trị có gây ra những tổn hại nghiêm trọng hoặc lâu dài đối với CLCS của NB hay không Thứ hai, các nhà nghiên cứu đang khám phá các phương pháp điều trị và PT cải tiến để giảm tổn thương thêm cho chức năng hậu môn do điều trị Thứ ba, nhiều nghiên cứu không chỉ tập trung vào quá trình lành vết mổ trong thời gian ngắn mà còn tập trung theo dõi lâu dài để quan sát sự hồi phục chức năng hậu môn của NB Cũng đã

có những nghiên cứu không chỉ tập trung vào việc lành vết mổ, chức năng hậu môn mà còn tập trung vào những thay đổi tâm lý ở NB [41]

Năm 2022, Jean-Michel Didelot và cộng sự công bố nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống sau điều trị bệnh trĩ bằng kỹ thuật đông máu bằng tần số vô tuyến(RFT) đối với trĩ chảy máu, sa… cho kết quả: Từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 1 năm 2021,

124 NB đã trải qua phẫu thuật và 107 NB có thể được phỏng vấn vào tháng 9 năm 2021 Thời gian theo dõi trung bình là 30 tháng (khoảng 8-62 tháng) Thời gian ngừng việc trung bình là 3 ngày, không xảy ra trong 71,0% trường hợp Giá trị trung bình là 4.334

đã được áp dụng 66,4% NB không cần dùng thuốc giảm đau Huyết khối trĩ ngoại là biến chứng tức thời duy nhất ở 9 NB, không có biến chứng lâu dài nào được báo cáo Chảy máu biến mất ở 53 trên 102 NB hoặc giảm từ 7 xuống 3/10 (P<0,001) Sa giảm trung bình từ độ 3 xuống 2 (P<0,001), khó chịu từ 7 xuống 2/10 (P<0,001) Điểm HEMO-FISS-QoL được cải thiện từ 22 lên 7/100 (P<0,001) Cảm giác được cải thiện

và tỷ lệ hài lòng chung là +4/5 Tái phát xảy ra ở 21,5% NB sau 22 tháng và 6 lần mổ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

lại Trong số các NB, RFT, mặc dù không hoàn hảo, nhưng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh trĩ và tăng CLCS lâu dài với thời gian nghỉ dưỡng và đau tối thiểu, khả năng chấp nhận cao, tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp [26]

Một nghiên cứu quan sát về người bệnh trĩ đã được tiến hành tại hai bệnh viện công ở Kandy, Sri Lanka bởi SYJ Keong và cộng sự năm 2021 Hai bảng câu hỏi đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và CLCS dành riêng cho bệnh trĩ được thực hiện khi tư vấn ban đầu và sau 4 và 8 tuần theo dõi sau điều trị (liệu pháp tiêm xơ, thắt dây cao su (RBL), cắt trĩ hoặc loại bỏ khối máu tụ) Kết quả chính là sự thay đổi bình phương nhỏ nhất (LS) của điểm số CLCS so với đường cơ sở, được đo bằng Thang đo sức khỏe ngắn được điều chỉnh cho bệnh trĩ (4 lĩnh vực: tải trọng triệu chứng, cản trở các hoạt động hàng ngày, mối quan tâm, sức khỏe chung) Trong 48 NB được chọn cho nghiên cứu này, thay đổi trung bình LS so với ban đầu cho thấy sự cải thiện đáng kể về CLCS trên tất cả các lĩnh vực và tổng Thang đo Sức khỏe Ngắn hạn được điều chỉnh cho điểm bệnh trĩ sau 4 và 8 tuần theo dõi (P <0,001) Sự khác biệt về thay đổi trung bình LS so với ban đầu cũng cho thấy sự cải thiện liên tục của CLCS từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 (P <0,010) 'Mối quan tâm cho thấy sự cải thiện lớn nhất sau 4 và 8 tuần (P

<0,001) Các thay đổi trung bình của LS trung bình so với đường cơ sở cho thấy RBL

có sự cải thiện CLCS nhiều hơn so với liệu pháp xơ cứng (P = 0,004) Người bệnh trĩ cải thiện CLCS sau điều trị xâm lấn Như vậy, CLCS dành riêng cho bệnh trĩ là một thành phần quan trọng của mức độ bệnh và có thể đóng vai trò hỗ trợ hướng dẫn điều trị, đánh giá kết quả và theo dõi bệnh [40]

Trong nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Ferguson sử dụng dao LigaSure của Robert Szyca và Krzysztof được thực hiện tại Phòng khám Ngoại Tổng quát, Lồng ngực và Mạch máu của Bệnh viện Quân y 10 có Phòng khám đa khoa ở Bydgoszcz trên 50 NB được điều trị trĩ và PT trong

giai đoạn 2007-2008 Kết quả: Nghiên cứu điều tra xem NB có nhận thấy sự khác biệt

trước và sau PT hay không Nghiên cứu đã chứng minh rằng NB có thể mô tả các triệu chứng bệnh và biết các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ Trong nhóm nghiên cứu, NB có thể

mô tả các dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ và cũng chỉ ra những khác biệt trong cuộc sống hàng ngày trước và sau PT Họ cũng có thể mô tả và phân loại cơn đau trước và 1 năm sau PT cắt trĩ, đã giảm đáng kể về mặt thống kê 3 tháng sau PT Những NB được

Trang 28

18

phẫu thuật cho thấy sự khác biệt về CLCS cả trước và sau khi điều trị Sau khi mổ trĩ bằng phương pháp Ferguson sử dụng máy LigaSure NB được mổ có thể phân biệt và phân loại được cơn đau trước điều trị cũng như trong một năm sau đó, giảm rõ rệt về mặt thống kê sau 3 tháng điều trị [2], [34]

Nghiên cứu của M Ayari và cộng sự năm 2020 có những yếu tố ảnh hưởng đến CLCS sau điều trị thắt búi trĩ bằng vòng cao su(RBL) như: nhân khẩu học, các vấn đề sức khoẻ thể chất, tâm lý, tình dục và đại tiện Tổng cộng có 40 NB tham gia vào nghiên cứu, trong đó nam giới chiếm ưu thế (tỷ số giới tính M/F: 7,5) Tuổi trung bình của NB

là 46,8 ± 10,9 tuổi Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là chảy máu (91,4%), sau đó là đau hậu môn (48,5%) Chỉ định cho RBL là trĩ nội xuất huyết (77%) và sa (23%) Khám lâm sàng thấy trĩ nội độ 2 chiếm 68,5% số trường hợp và độ 3 chiếm 31,5% số trường hợp Tổng số 148 phiên RBL đã được thực hiện với số phiên thắt trung bình trên mỗi

NB là 4 phiên (1 - 12) Giá trị trung bình của điểm số Hemo/Fiss trước khi thắt là 49,27

so với 14,82 sau khi thắt (p < 0,001) Cải thiện đáng kể các rối loạn về thể chất (48,64

so với 14,55, p<0,001), khó đại tiện (68,5 so với 21,91 p < 0,001), tâm lý (45,27 so với 12,95 p=0,001) và tình dục (37,09 so với 12,09) Kết luận thắt trĩ bằng vòng cao su là

kỹ thuật cải thiện CLCS hiệu quả cho NB [45]

Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 đánh giá những

thay đổi về CLCS của NB sau phẫu thuật trĩ bằng Short Form-36 Ba mươi NB, 24 nam

và 6 nữ (tuổi từ 28 đến 65), được chẩn đoán mắc bệnh trĩ nội độ III và IV tại phòng khám ngoại tổng quát và được điều trị bằng phương pháp cắt trĩ bằng ghim được đưa vào nghiên cứu Họ điền vào Mẫu Ngắn-36 một tuần trước khi PT và bốn tuần sau khi

PT Điểm sức khỏe thể chất (Hoạt động thể chất, Hạn chế vai trò thể chất, Đau cơ thể) được cải thiện đáng kể sau PT (66,00 so với 76,83, p<0,001) Thành công của PT cắt trĩ

có thể được đánh giá thông qua quá trình phục hồi sau mổ, tỷ lệ biến chứng hoặc tái phát Bảng câu hỏi CLCS là một phương pháp khác để đánh giá sự thành công của điều trị từ quan điểm của NB [17]

Năm 2019, L Abramowitz và cộng sự sử dụng bộ câu hỏi HÉMO-FISS-QoL để đánh giá gánh nặng triệu chứng của các rối loạn hậu môn và sử dụng nó cho 256 NB (tuổi trung bình 46,2; nam 60,4%) mắc bệnh trĩ (67,2%), nứt hậu môn (29,3%) hoặc cả

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

hai (3,5%) Phân tích thành phần chính đã xác định bốn khía cạnh chất lượng cuộc sống: rối loạn thể chất, tâm lý, đại tiện và tình dục Điểm HEMO-FISS-QoL tương quan tốt

với điểm của SF-12 và PGWBI (P < 0,001) Các hệ số Cronbach (tất cả > 0,7) phản ánh

độ tin cậy bên trong tốt của các chiều khác nhau Điểm số trong bảng câu hỏi FISS-QoL tăng lên cùng với mức độ nghiêm trọng của triệu chứng (đau, chảy máu, sa…)

HÉMO-ở NB mắc bệnh trĩ và nứt hậu môn, cũng như tác động đến cuộc sống hàng ngày (ngày nghỉ làm, tăng chi tiêu cá nhân liên quan đến rối loạn…) [44]

Nghiên cứu của Ayari và cộng sự năm 2020 sử dụng bộ câu hỏi HÉMO-FISS-QoL

có những yếu tố ảnh hưởng đến CLCS sau điều trị thắt búi trĩ bằng vòng cao su (RBL) như: nhân khẩu học, các vấn đề sức khoẻ thể chất, tâm lý, tình dục và đại tiện Tổng cộng có 40 NB được đưa vào nghiên cứu, trong đó nam giới chiếm ưu thế (tỷ số giới tính M/F: 7,5) Tuổi trung bình của NB là 46,8 ± 10,9 tuổi Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là chảy máu (91,4%), sau đó là đau hậu môn (48,5%) Chỉ định cho RBL là trĩ nội xuất huyết (77%) và sa (23%) Khám lâm sàng thấy trĩ nội độ 2 chiếm 68,5% số trường hợp và độ 3 chiếm 31,5% số trường hợp Tổng số 148 phiên RBL đã được thực hiện với

số phiên thắt trung bình trên mỗi NB là 4 phiên (1 - 12) Giá trị trung bình của điểm số Hemo/Fiss trước khi thắt là 49,27 so với 14,82 sau khi thắt (p < 0,001) Cải thiện đáng

kể các rối loạn về thể chất (48,64 so với 14,55, p<0,001), khó đại tiện (68,5 so với 21,91

p < 0,001), tâm lý (45,27 so với 12,95 p=0,001) và tình dục (37,09 so với 12,09) Kết luận thắt trĩ bằng vòng cao su là kỹ thuật cải thiện Qol hiệu quả Bảng câu hỏi Burden Hémo-Fiss-Qol đánh giá một cách đáng tin cậy tác động của kiểm soát bệnh trĩ đối với chất lượng cuộc sống của NB [45]

1.6.2 Tại Việt Nam

Năm 2018, theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thực trên 203 NB mang Hậu môn nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho kết quả CLCS của NB có hậu môn nhân tạo chưa cao Tỷ lệ người có CLCS kém trong cả 5 lĩnh vực nghiên cứu là 63,5% Tỷ

lệ NB có CLCS kém cao nhất về xã hội (71,9%), tiếp đến là thể chất (61,6%), tâm lý (50,7% và CLCS chung (50,8%) Người bệnh có hậu môn nhân tạo chịu nhiều thay đổi tác động đến cuộc sống như vị trí hậu môn nhân tạo gây khó khăn (79,3%), phải điều chỉnh chế độ ăn (90,1%), thay đổi trang phục (79,3%), thời gian cho chăm sóc hậu môn nhân tạo hàng ngày là (74± 46,1 phút/ngày) Đã có 20,2% người bệnh bị trầm cảm sau

PT tạo làm hậu môn nhân tạo [12]

Trang 30

20

Năm 2019 Nguyễn Ngọc Thực đã tiến hành nghiên cứu chất lượng cuộc sống của

152 người bệnh trĩ được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức, kết quả cho thấy trĩ càng lâu, chất lượng cuộc sống của người bệnh có xu hướng thấp hơn những người bệnh mới bị Trung bình, người bệnh cần khoảng 2,5 tuần để cảm thấy yên tâm, quen với quy trình chăm sóc sau mổ trĩ hàng ngày, trở lại chế độ ăn uống bình thường cũng như cảm thấy sức khỏe trở lại như bình thường, trung bình cần 2,7 tuần để trở lại sinh hoạt tình dục, tuy nhiên có người không cần đến 1 tuần, có người cần tới 9 tuần đề trở lại sinh hoạt tình dục bình thường Trung bình người bệnh cần đến khoảng 2,8 tuần để có thể trở lại sử dụng các trang phục ưa thích như khi chưa bị trĩ Điểm chất lượng cuộc sống sức khỏe thể chất, điểm trung bình cải thiện về giới hạn vai trò do sức khỏe thể chất, cải thiện sự đau đớn tăng, phân loại điểm sức khỏe thể chất, điểm sức khỏe tinh thần của người bệnh tăng hơn giữa 2 lần đánh giá 2 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật trĩ

Tại Việt Nam, các nghiên cứu trên về chất lượng cuộc sống của người bệnh trĩ, hậu môn nhân tạo đa số sử dụng các bộ công cụ đo chất lượng cuộc sống tổng hợp vì vậy, việc sử dụng bộ công cụ đo chất lượng cuộc sống chuyên sau dành riêng cho người bệnh rĩ, hậu môn là cần thiết

1.7 Địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa tuyến đầu cả nước, mỗi năm, Bệnh viện phẫu thuật hàng nghìn ca nói chung và người bệnh trĩ nói riêng Khoa phẫu thuật đại trực tràng và tầng sinh môn là đơn vị khám, phẫu thuật và chăm sóc người bệnh trĩ tại Bệnh viện Việt Đức Được sự khuyến khích và tạo điều kiện của lãnh đạo Khoa trong công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này

1.8 Khung lý thuyết

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 31

Sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội Nhân khẩu học

3 Xã hội

4 Nhận thức Hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng

Kết quả điều trị, đáp ứng điều trị, tiến triển của bệnh

Hình 1.1 Khung lý thuyết

Trang 32

22

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh phẫu thuật điều trị trĩ

* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

− Người bệnh trên 18 tuổi, không phân biệt nam nữ, nghề nghiệp

− Người bệnh minh mẫn, đủ khả năng nghe nói tiếng Việt và nhận thức được công việc tiến hành với nhân viên y tế

− Hồ sơ bệnh án đầy đủ

* Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu

− Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu

− Người bệnh có biến chứng nặng hoặc có kèm theo bệnh mạn tính trước khi phẫu thuật

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng- Tầng sinh môn, khoa Phẫu thuật tiêu hoá, khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, số 40 Tràng Thi - Hoàn kiếm - Hà Nội

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Là nghiên cứu cắt ngang mô tả

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Cỡ mẫu: Tính theo công thức

- n là cỡ mẫu cần nghiên cứu

- p là tỷ lệ (tham khảo = 30 % người có CLCS thấp [ 19]

- d là khoảng sai lệch mong muốn = 6,5%

2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1 Công cụ

Công cụ thu thập số liệu là phiếu phỏng vấn đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn (HÉMO-FISS-QoL) của Hiệp hội Hậu môn- Trực tràng quốc gia, cộng hoà Pháp đã được sàng lọc và điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu (phụ lục 1,2) [43]

2.3.2 Kỹ thuật

✓ Số liệu được thu thập thông qua hồ sơ bệnh án, bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua

bộ câu hỏi tự điền

✓ Điều tra viên chính là nghiên cứu viên trực tiếp tiến hành thu thập thông tin Nghiên cứu viên là người không tham gia trực tiếp tiến hành chăm sóc và điều trị cho người bệnh trĩ

Trang 34

24

- Bước 1: Sau khi Hội đồng đề cương trường Đại học Thăng Long duyệt đề cương,

nghiên cứu viên chính sẽ xin phép Lãnh đạo Bệnh viện và các phòng có liên quan để xin phép tiến hành lấy mẫu

- Bước 2: Gặp và giải thích mục tiêu nghiên cứu với Ban lãnh đạo các khoa phòng có

người bệnh phẫu thuật trĩ và các bên có liên quan

- Bước 3: Nghiên cứu viên tiếp cận đối tượng nghiên cứu, xem xét có đáp ứng được các

tiêu chuẩn thì chọn làm đối tượng nghiên cứu tại khoa điều trị ngày trước mổ để giải thích về mục đích của nghiên cứu cũng như quyền của người tham gia nghiên cứu

- Bước 4: Tiến hành phát phiếu nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu, thời gian để họ

hoàn thành bộ câu hỏi đánh giá trước mổ khoảng 10 đến 15 phút Sau đó nghiên cứu viên hướng dẫn người bệnh hoàn thành bộ câu hỏi đánh giá sau mổ ít nhất 4 tuần, thu lại phiếu ngày khám lại sau mổ và mã hoá các câu trả lời

2.4 Các biến số nghiên cứu

2.4.1 Bảng tổng hợp các mục tiêu và chỉ số nghiên cứu

TT Các biến số nghiên cứu Các chỉ số Phương pháp

thu thập

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

1 Các biến số nhân khẩu học:

Trang 35

4 Thời gian thích nghi sau mổ

Thời gian cảm thấy yên tâm, quen với

quy trình chăm sóc trĩ hàng ngày

(tuần)

Thời gian cảm thấy trở lại chế độ ăn

bình thường (tuần)

Thời gian cảm thấy sức khỏe trở lại

như bình thường (tuần)

Thời gian trở lại sinh hoạt tình dục

(tuần)

Thơi gian trở lại sử dụng các trang

phục ưa thích (tuần)

Nội dung giáo dục sức khỏe:

Thời gian trung đình Phiếu phỏng

vấn tự điền

Trang 36

Người nhà được hướng dẫn thực hành

chăm sóc trĩ khi nằm viện

Được tư vấn về chế độ ăn uống, tập

luyện và chăm sóc trước khi ra viện

Được hướng dẫn quy trình khi đến tái

Đau khi ngồi

Thay quần áo thường xuyên

Đau khi đứng

Đau khi đi bộ

Đau khi chơi thể thao

Khó khăn khi lái xe ô tô

Khó khăn khi đi xe máy hoặc xe đạp

Khó khăn để hoàn thành tốt công việc

Thực hiện ít hơn so với những gì muốn

làm

Tránh đi chơi

Trung bình và độ lệch chuẩn ( M  SD)

Phiếu phỏng vấn tự điền

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

Khó khăn khi làm việc nhà

2 Tâm lý

Xấu hổ vì bệnh

Khó chịu với người xung quanh

Khó khăn khi chăm con

Cảm thấy khác với những người khác

Cuộc sống gia đình bị xáo trộn

Thấy khó chịu trong người

Cảm thấy bệnh của mình không chữa

được

3 Đại tiện

Sợ đi đại tiện

Đau khi đi đại tiện

Đau sau khi đi đại tiện

Trang 38

Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố liên quan đến CLCS của NB trước và sau phẫu thuật

trĩ

8 Liên quan giữa CLCS với các chỉ số

nhân khẩu học, đặc điểm về bệnh,

hỗ trợ của người nhà, chăm sóc điều

dưỡng và nội dung giáo dục sức

khỏe

Tính các chỉ số dựa trên bảng tính 2 x 2: OR, Lr, test thống kê so sánh các tỷ lệ

Phân tích hồi quy logistics giữa tỷ lệ có CLCS thấp với các nhóm yếu tố liên quan qua tính OR đa biến

Trên phần mềm SPSS (logistics regression)

Phiếu phỏng vấn tự điền và bệnh án

2.4.2 Biến số nghiên cứu chính

- Biến phụ thuộc: Chất lượng cuộc sống

- Biến độc lập: Biến nhân khẩu học (tuổi, giới, trình độ, tình trạng hôn nhân…), biến

đặc điểm bệnh, biến sự hỗ trợ của những người xung quanh (gia đình, bạn bè, xã hội, NVYT)

2.5 Công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ là bản gốc tiếng Pháp được nhóm chuyên gia dịch sang tiếng Việt và

áp dụng tại Việt Nam

Dữ liệu thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi (phụ lục1,2), câu hỏi về thông tin

NB và nhân khẩu học (phần I), câu hỏi đánh giá về CLCS trước và sau mổ(phần II)

2.5.1 Cấu trúc bộ công cụ

Cấu trúc bộ câu hỏi có 2 phần:

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

- Phần I: Thông tin chung NB, nhân khẩu học, đặc điểm về bệnh và chăm sóc

Bao gồm các câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng sức khoẻ của NB, đặc điểm chăm sóc đối với câu hỏi liên quan đến bệnh sẽ tham khảo hồ sơ bệnh án và tự điền

- Phần II: Thang đo chất lượng cuộc sống trước và sau mổ

Thang đánh giá CLCS (HÉMO-FISS- QoL) được phát triển bởi hiệp hội Hậu môn- Trực tràng Pháp năm 2019 với mục đích đánh giá CLCS NB trĩ, nứt kẽ hậu môn [43] Thang đo gồm 23 câu hỏi khảo sát các khía cạnh khác nhau của sức khoẻ Thang đo chia thành 4 phần gồm 11 câu về lĩnh vực thể chất, 3 câu về lĩnh vực đại tiện, và 2 câu hỏi

về tình dục

Thang đo này đã được áp dụng để nghiên cứu đánh giá CLCS cho người bệnh trĩ tại Pháp, Anh, độ tin cậy của thang đo đã được chứng minh từ các nghiên cứu này với Cronbach’s anpha > 0,7 [43]

2.5.2 Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi

Độ tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi phiên bản tiếng Việt được thực hiện kiểm định qua các bước sau:

- Bước 1: Bộ công cụ được gửi đến 2 bác sỹ và 3 điều dưỡng trong lĩnh vực chăm

sóc NB trĩ để góp ý, phản biện các nội dung liên quan trong từng lĩnh vực của bộ câu hỏi Các chuyên gia được yêu cầu phản biện về các khía cạnh: Tính phù hợp, tính rõ nghĩa, tính thực tiễn

- Bước 2: Sau khi chỉnh sửa với những góp ý phản biện của nhóm chuyên gia, bộ

câu hỏi được gửi đến 5 đại diện với các trình độ khác nhau (2 đại học, 2 THPH, 1 nông dân) để xin ý kiến phản hồi về mức độ rõ nghĩa của nội dung các câu hỏi

- Bước 3: Một nghiên cứu thử nghiệm với 30 NB (không tính cỡ mẫu nghiên cứu)

được tiến hành nhằm khẳng định bộ công cụ (Cronbach’s anpha) Giá trị Cronbach’s anpha >= 0.7 là chấp nhận được

2.6 Khái niệm thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Trang 40

30

2.6.1 Tính điểm thang Hémo–Fiss-QoL

Phiên bản cuối cùng của bảng câu hỏi bao gồm 23 mục và sáu câu trả lời, được phân bổ theo bốn khía cạnh: rối loạn thể chất (mười một mục), tâm lý (bảy mục), đại tiện (ba mục) và tình dục (hai mục) Sáu mức độ trả lời là không bao giờ (điểm 1), hiếm khi (2), thường xuyên (3), rất thường xuyên (4), luôn luôn (5) và không áp dụng được (6)

Điểm của mỗi chiều cho mỗi bệnh nhân dao động từ 0 đến 100 sau khi chuyển đổi, theo công thức sau:

Điểm chuyển đổi = 100/ điểm cao nhất x điểm thô của người bệnh

'Điểm cao nhất có thể' của mỗi chiều trong công thức là 5 ('luôn luôn' cho tất cả các mục) và 'điểm thấp nhất có thể' là 1 ('không bao giờ' cho tất cả các mục) Điểm cao tương ứng với gánh nặng triệu chứng cao

Tổng điểm được tính nếu điểm của bốn khía cạnh có thể tính toán được (tổng điểm không được tính nếu thiếu điểm cho một khía cạnh) Tổng điểm là trung bình điểm của tất cả các mục (lưu ý rằng tổng điểm không phải là trung bình của bốn điểm).[43] Đánh giá Chất lượng cuộc sống thấp (tức điểm chất lượng cuộc sống cao): Điểm chất lượng cuộc sống ≥ 70 điểm

Đánh giá Chất lượng cuộc sống cao (tức điểm chất lượng cuộc sống thấp): Điểm chất lượng cuộc sống < 70 điểm

2.6.2 Tiêu chuẩn đánh giá

Đo cân nặng: Kỹ thuật cân:

- Cân nặng là số đo thường dùng đánh giá tình trạng dinh dưỡng

- Chọn cân có độ chính xác đến 100g

- Đặt ở nơi bằng phẳng chắc chắn, thuận tiện cho đối tượng bước lên bước xuống cân

- Chỉnh cân về số 0 trước khi cân

- Cân vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, lúc vừa ngủ dậy, sau khi đi tiểu đại tiện, vẫn chưa ăn gì

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w