1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu thiết lập quy trình chế bản ctp mới tại xưởng khoa in và truyền thông

117 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 9,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (23)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (23)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (24)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (24)
    • 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu (24)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (24)
    • 1.6. Giới hạn đề tài (24)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (25)
    • 2.1. CtP (Computer to Plate) (25)
      • 2.1.1. Khái niệm về CtP (25)
      • 2.1.2. Chu trình làm việc của CtP (25)
      • 2.1.3. Các hệ thống ghi bản CtP (26)
    • 2.2. RIP (Raster Image Processor) (30)
      • 2.2.1. Khái niệm về RIP (30)
      • 2.2.2. Các chức năng chính của RIP (30)
      • 2.2.3. Các trình biên dịch (33)
      • 2.2.4. Định dạng CIP3/PPF (Print Production File) (39)
      • 2.2.5. Tiêu chuẩn ISO 12647-2 (40)
        • 2.2.5.1. Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 12647-2 (40)
        • 2.2.5.2. Quy định của tiêu chuẩn ISO 12647-2 về giá trị gia tăng tầng thứ (42)
  • CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT QUY TRÌNH CTP HIỆN CÓ TẠI XƯỞNG KHOA (44)
    • 3.1. Khảo sát quy trình chế bản CtP đang sử dụng tại xưởng Khoa In và Truyền Thông (44)
      • 3.1.1. Điều kiện chế bản (44)
        • 3.1.1.1. Phần mềm (44)
        • 3.1.1.2. Máy in thử (0)
        • 3.1.1.3. Máy ghi bản (46)
        • 3.1.1.4. Máy hiện bản (47)
        • 3.1.1.5. Bản kẽm (47)
      • 3.1.2. Quy trình chế bản (49)
    • 3.2. Đề xuất quy trình chế bản CtP mới với RIP Harlequin (50)
      • 3.2.1. Danh mục các phần mềm, thiết bị (50)
      • 3.2.2. Cấu hình máy tính (51)
      • 3.2.3. Giới thiệu về RIP Harlequin (51)
        • 3.2.3.1. Tổng quan phần mềm (51)
        • 3.2.3.2. Quy trình làm việc (52)
      • 3.2.4. Thiết lập RIP Harlequin (53)
        • 3.2.4.1. Separation và Screen (54)
        • 3.2.4.2. Color management trên RIP (57)
        • 3.2.4.3. Trapping (62)
        • 3.2.4.4. Calibration và Dot Gain (64)
    • 3.3. Đề xuất sự tương thích giữa các thiết bị tại xưởng Khoa In và Truyền Thông (70)
      • 3.3.1. Thiết bị in (70)
      • 3.3.2. Thiết bị thành phẩm (71)
        • 3.3.2.1. Máy ép nhũ (71)
        • 3.3.2.2. Máy dập nổi (72)
        • 3.3.2.3. Máy tráng phủ (73)
        • 3.3.2.4. Máy cán màng (74)
        • 3.3.2.5. Máy gấp (75)
        • 3.3.2.6. Máy bắt cuốn, cà gáy dán keo, vào bìa và xén 3 mặt (76)
  • CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM (78)
    • 4.1. Xác định mục đích thực nghiệm (78)
    • 4.2. Điều kiện thực nghiệm (78)
    • 4.3. Tiến hành thực nghiệm (78)
      • 4.3.1. Các bước tiến hành thực nghiệm (78)
      • 4.3.2. Mô tả quá trình thực nghiệm (80)
      • 4.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm (90)
        • 4.3.3.1. Tiêu chí kiểm tra (90)
        • 4.3.3.2. Đánh giá kết quả bản kẽm (95)
        • 4.3.3.3. Đánh giá kết quả tờ in (96)
        • 4.3.3.4. Ưu và nhược điểm của phần mềm RIP Harlequin (112)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (114)
    • 5.1. Kết luận đề tài (114)
    • 5.2. Tự đánh giá đề tài (114)
      • 5.2.1. Mức độ thành công (114)
      • 5.2.2. Những hạn chế (114)

Nội dung

Về cấu trúc đề tài Cấu trúc đề tài gồm 5 chương: quá trình thực hiện gắng trong quá trình quá trình quá Trang 6 iv - Chương II: Cơ sở lý thuyếttrìntrìnquá trình quá trình quá trình quá

TỔNG QUAN

Lý do chọn đề tài

Ngày nay nhu cầu quảng cáo, sử dụng bao bì đóng gói sản phẩm đang ngày càng phổ biến Để những sản phẩm này thu hút được người tiêu dùng thì cần có vẻ ngoài bắt mắt Vì thế mà lĩnh vực thiết kế đồ hoạ ra đời Những lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết với ngành in ấn Để thực hiện hoá một ý tưởng cho mẫu thiết kế cần được in thì phải nắm bắt những bước cơ bản trong một quy trình sản xuất in bao gồm các giai đoạn chế bản, in và thành phẩm Điều này sẽ giúp chúng ta làm việc dễ dàng hơn với mục đích cuối cùng là cho ra được những sản phẩm chất lượng Trong đó công đoạn chế bản là khâu đầu tiên và quan trọng trong cả quy trình Ở thời điểm hiện tại, công nghệ chế bản đang được sử dụng rộng rãi nhất là CtP với một chu trình làm việc nhanh chóng và hiện đại không chỉ đối với việc chế tạo khuôn in cho Offset, Ống đồng mà có cả Flexo Và trong công nghệ này, RIP chính là một chức năng không thể thiếu, được ví như một thông dịch viên trong việc giúp cho tất cả các dữ liệu và thiết bị ghi có cùng chung một ngôn ngữ Cũng chính vì thế mà ngày càng có nhiều phần mềm RIP ra đời nhằm mục đích cải thiện và nâng cao quy trình chế bản

Hiện nay tại xưởng Khoa In và Truyền Thông trường đại học Sư phạm Kỹ thuật

TP.HCM đang sử dụng một chu trình làm việc CtP tương tự như một số công ty in ấn tại Việt Nam Sau khi khảo sát, chúng em thấy rằng xưởng đang làm việc với phần mềm RIP Metadimension phụ thuộc vào thiết bị Chúng em muốn đề xuất một chu trình làm việc mới với một phần mềm RIP riêng biệt không phụ thuộc vào thiết bị và dùng được cho hầu hết các máy ghi của nhiều hãng khác nhau mà vẫn cho ra được những bản in chất lượng Bên cạnh đó việc nắm vững kiến thức công nghệ và ứng dụng thành công một phần mềm RIP là cơ hội để mở rộng vấn đề đầu tư máy ghi mà không cần lo lắng về sự tương thích giữa phần mềm và thiết bị Vì vậy nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thiết lập quy trình chế bản CtP mới tại xưởng Khoa In và Truyền Thông” là đề tài tốt nghiệp

Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu quy trình chế bản CtP và các tính năng của RIP

- Khảo sát quy trình chế bản CtP hiện tại và đề xuất quy trình chế bản CtP mới

- Thực nghiệm đánh giá quy trình CtP mới tại xưởng khoa In và Truyền thông.

Đối tượng nghiên cứu

- Quy trình CtP tại xưởng Khoa In và Truyền Thông và các thiết bị, phần mềm liên quan.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về CtP, RIP

- Nghiên cứu các phần mềm, thiết bị để thiết lập quy trình CtP

- Đề xuất quy trình chế bản CtP mới

- Thực nghiệm trên Testform được tạo bởi quy trình CtP mới nhằm đánh giá hiệu quả của quy trình mới.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phân tích và tổng hợp tài liệu về CtP, RIP

- Nghiên cứu thực nghiệm quy trình CtP mới tại xưởng Khoa In và Truyền

- Nghiên cứu phi thực nghiệm quan sát mô tả và phân tích quy trình CtP hiện đang sử dụng tại Khoa In và Truyền Thông.

Giới hạn đề tài

- Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung xây dựng một quy trình mới trên cơ sở RIP Harlequin và tiến hành thực hiện cân chỉnh và bù trừ tầng thứ trên

- Nghiên cứu thực nghiệm quy trình CtP mới tại xưởng Khoa In và Truyền

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CtP (Computer to Plate)

- CtP (Computer to Plate) là một loại công nghệ chế bản trong in ấn từ máy tính ra bản Trong đó dữ liệu số từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in bởi máy ghi mà không qua khâu trung gian là film Bản in sau khi được ghi có thể hiện ngay trên hệ thống máy ghi bản hoặc được đưa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng

- Công nghệ CtP (Computer to Plate) ngày càng được sử dụng rộng rãi không chỉ đối với việc chế tạo khuôn in Offset mà còn cả Ống đồng, Flexo và in lụa bởi nhiều ưu điểm vượt trội sau đây:

• Nâng cao chất lượng in tạo ra các hạt tram sắt nét hơn Đối với công nghệ CtF, việc phơi bản sẽ làm các tram có trên bản in dễ bị bay đi, dẫn đến hình ảnh khi in không rõ nét, thậm chí có thể làm mất chi tiết Còn đối với công nghệ CtP, nó cho tầng thứ mở rộng hơn từ 3% - 97% lên đến 2% - 98% Ngoài ra, CtP là công nghệ dây chuyền, bình bản trực tiếp trên máy tính, hạn chế các bước bình thủ công tăng độ chính xác chồng màu Vì là ghi bản trực tiếp nên nó hạn chế các tác động của môi trường xung quanh CtP còn cho phép sử dụng các tram FM (tram biến tần), tram XM (lai giữa tram AM và FM), làm tránh hiện tượng Moiré, tăng chất lượng tờ in

• Làm giảm chi phí vật tư như film, băng dính, hoá chất,… do đó giảm chi phí sản xuất, loại bỏ rác thải và các hoá chất độc hại đối với môi trường

• Giảm bớt các công đoạn chế tạo film, tút sửa khuôn in trong công đoạn hiện rửa bản nên thời gian chuẩn bị bản in sẽ được rút ngắn

2.1.2 Chu trình làm việc của CtP

- Chu trình làm việc của CtP được mô tả như sau:

Hình 2.1: Chu trình làm việc của CtP

- Dữ liệu đầu vào dưới dạng file PostScript hoặc file PDF bao gồm hình ảnh, chữ, đồ hoạ,… được gửi đến RIP để tram hoá, xuất ra ở dạng tiff và lưu trữ ở máy tính Sau đó dữ liệu này sẽ được chuyển sang phần mềm quản lý máy ghi bản để tiến hành ghi với các thông số được cài đặt trước cho từng loại bản in

Sau khi ghi xong tiến hành hiện bản và thu được bản in hoàn chỉnh

2.1.3 Các hệ thống ghi bản CtP

- Hệ thống ghi bản CtP của hãng Heidelberg

• Hãng Heidelberg cung cấp hệ thống máy ghi bản Suprasetter với công nghệ ghi bản nhiệt tiên tiến Nét độc đáo của Suprasetter chính là chất

5 bán dẫn nằm ở mỗi đầu ghi, mỗi đầu ghi có 64 bộ phát tia laser riêng biệt nằm trên một con chip nhỏ Một máy sẽ có từ 2 – 6 đầu ghi tuỳ theo tốc độ ghi Vì các đầu ghi nằm riêng biệt với nhau nên khi hư một tia hoặc một đầu ghi bị hư thì máy vẫn có thể hoạt động bình thường

• Ngoài ra Heidelberg hiện đang dẫn đầu trên thế giới với hệ thống

Workflow Prinect tự động hoàn toàn, trong đó Metadimension là một trong những module nằm trong hệ thống này

• Dòng máy ghi bản tiêu biểu của Heidelberg hiện nay: máy ghi bản

Hình 2.2: Máy ghi bản Suprasetter A106

- Hệ thống ghi bản CtP của hãng Kodak

• Hãng Kodak cung cấp hệ thống máy ghi bản Trendsetter với công nghệ ghi bản nhiệt Trendsetter là máy ghi trống ngoại do đầu ghi nằm gần vật liệu, trống mang vật liệu sẽ quay trong quá trình ghi bản

• Kodak sử dụng đầu ghi GLV (Grading Light Valve) GLV là một linh kiện trên đó có bố trí các dải siêu mảnh (micro-ribbon) song song với nhau GLV dùng cho ghi bản nhiệt có 6528 dải chia thành 1088 pixel bao gồm mỗi pixel 3 cặp active và inactive Bề mặt của các dải này

6 đóng vai trò như các gương phản chiếu Ở vị trí song song nó phản chiếu ánh sáng và ở vị trí lõm xuống nó tán xạ ánh sáng Như vậy tia sáng laser có thể được tắt – mở tuỳ theo ghi hay không ghi

• Ngoài ra máy ghi của hãng Kodak ghi bản chính xác và ổn định nhờ công nghệ ghi điểm ảnh vuông SquareSpot có độ phân giải 2400 x

10000 dpi với kích thước điểm ghi 2.5 x 10 micron Một điểm ghi của SquareSpot như vậy bao gồm 4 điểm ghi liền kề và tạo ra một spot gần như vuông Nhờ công nghệ đầu ghi như vậy mà Kodak mang lại độ chính xác đáng tin cậy bất chấp độ nhạy bản in cũng như sự thay đổi trong quá trình tráng bản và năng lượng laser Bên cạnh đó cách ghi này còn có ưu điểm là cho ra tram rất sắc nét

• Kodak có Prinergy Workflow tương thích với tất cả thiết bị dù đang in

Offset, Kỹ thuật số, Flexo hay Ống đồng

• Dòng máy ghi bản tiêu biểu của Kodak hiện nay: Máy ghi bản Kodak

Hình 2.3: Máy ghi kẽm Trendsetter Q800

- Hệ thống ghi bản CtP của Dainippon Screen

• Dainippon Screen đang là một trong những nhà cung cấp CtP hàng đầu trên thế giới với các dòng máy PlateRite có công nghệ ghi bản nhiệt

• PlateRite có đầu ghi được thiết kế với hai nguồn laser độc lập Nếu một trong hai nguồn có diode hư thì máy tắt nguồn đó và chỉ sử dụng nguồn còn lại Tốc độ ghi giảm xuống Theo các thông tin của Screen thì nguồn laser có thể được thay thế độc lập mà không cần thay thế cả đầu ghi

• Ngoài ra, Screen có hệ thống Trueflow SE thực hiện tất cả các chức năng như Preflight, OPI, trapping, chuyển đổi RGB sang CMYK và bình bản cho công nghệ CtP Trueflow SE cải thiện đáng kể độ tin cậy trong sản xuất bằng cách tận dụng những thế mạnh của PDF để định nghĩa nội dung và tiêu chuẩn JDF cho việc sản xuất tự động

• Dòng máy ghi bản tiêu biểu của Dainippon Screen hiện nay: PlateRite

Hình 2.4: Máy ghi kẽm PlateRite 8900N-Z

RIP (Raster Image Processor)

- RIP (Raster Image Processor – bộ phận xử lý tram) được xem là bộ não của quá trình xử lý dữ liệu kỹ thuật số RIP làm nhiệm vụ tram hóa tài liệu hay nói chính xác hơn là một bộ phận diễn dịch ngôn ngữ PostScript từ các định dạng như PDF, JPEG, TIFF thành các định dạng mà các thiết bị xuất như máy in kỹ thuật số, máy ghi bản, máy in có thể hiểu được

- Dữ liệu được gửi đến RIP là các trang tài liệu cần xuất ra Các trang tài liệu này sẽ được mô tả bằng ngôn ngữ PostScript/PDF Đầu ra của RIP là dạng hình ảnh bitmap Quá trình xử lý do RIP thực hiện được gọi là “ripping” hoặc

Hình 2.5: Quy trình xử lý của RIP

2.2.2 Các chức năng chính của RIP

- Chức năng tram hóa (Screening)

• Đây là chức năng quan trọng nhất của RIP Nó cho phép chúng ta thiết lập các thuộc tính về tram cho việc tram hóa như: loại tram, độ phân giải ghi, tần số tram, góc xoay tram và một thuộc tính khác về tram

Quá trình xử lý tram hóa hình ảnh bao gồm chuyển đổi file Postscript hoặc tram hóa các thông tin của File gốc thành các điểm riêng biệt – được ghi bởi các thiết bị ghi

• Mặc định trong RIP hiện nay là loại tram truyền thống – tram AM Các loại tram khác như: tram FM, tram XM, tram Hybrid Ngoài ra RIP còn

9 có thể tạo ra các tram đặc biệt khác như: tram cho in ống đồng, tram cho in flexo tùy vào nhu cầu của người sử dụng

- Chức năng tách màu (Separation)

• Chức năng này cho phép RIP thực hiện việc tách màu một tập tin màu tích hợp thành các tập tin thành phần đã tách màu theo hệ màu mà chúng ta đã chọn khi thiết lập chức năng này trong RIP (Hệ màu dùng trong in ấn là CMYK)

• Chức năng trapping được sử dụng để khắc phục các lỗi xảy ra khi in chồng Đó là quá trình thêm sự chồng lấn nhỏ (overlap) giữa các vùng

10 màu liền kề, nhằm tránh hiện tượng lé trắng được tạo ra khi in chồng màu Trong quá trình in, mỗi đơn vị in phải được cân chỉnh để tránh xảy ra lỗi chồng màu, nhưng trong thực tế thì điều này là không thể

• Trapping trong RIP có ưu điểm là nó tính toán và thực hiện một cách tự động trên trang tài liệu với độ chính xác cao Tuy nhiên, vì trapping trên RIP được thực hiện một cách tự động nên nó không thể phân biệt được trang nào cần trap và trang nào không cần trap, nó sẽ thực hiện trap cho tất cả các trang Vì vậy việc thực hiện trapping trên RIP cũng có nhược điểm là sẽ mất nhiều thời gian và tốn nhiều bộ nhớ hơn so với những phương pháp trapping khác

• Một chức năng khác của RIP nữa là bình bản Đây là chức năng nhân bản và định vị các trang tài liệu vào đúng vị trí theo đúng kỹ thuật in và thành phẩm Để bình bản trên RIP, thông thường các trang tài liệu sẽ được in ra tập tin PostScript, EPS hoặc PDF Sau đó, các tập tin này được tập hợp và bình vào một mặt in

Năm 1980, Adobe đã phát minh ra PostScript - là một ngôn ngữ mô tả trang, nó cho phép máy in kết nối với bất kì máy tính nào bằng ngôn ngữ PostScript

Tuy nhiên PostScript có nhược điểm lớn về dung lượng tệp và thời gian hiển thị ra màn hình Để khắc phục những thiếu sót của PostScript, Adobe đã cho ra mắt định dạng PDF Ban đầu họ thiên về định dạng trao đổi văn bản thông thường và có thể hiển thị trên bất kì máy tính nào Sau đó PDF phát triển theo hướng trở thành định dạng dùng để trao đổi trong ngành công nghiệp in, thay đổi hoàn toàn cục diện chế bản

Năm 1992, Adobe cho ra mắt phiên bản 1.0 của PDF Ở phiên bản này PDF hỗ trợ văn bản, hình ảnh, nhiều trang, liên kết văn bản, dấu trang Tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ một không gian màu duy nhất là RGB, nên phiên bản này không được sử dụng trong in ấn

Acrobat 2.0 được công bố vào năm 1994 Nó hỗ trợ định dạng PDF 1.1 với những chức năng được thêm vào như:

• Màu sắc độc lập với thiết bị

Acrobat 2.0 cũng có một số các cải tiến, bao gồm một mô hình mới của

Acrobat Exchange để hỗ trợ plug-in và khả năng tìm kiếm tệp PDF

Vào tháng 11 năm 1996, Adobe ra mắt Acrobat 3 và tương thích với PDF 1.2

PDF 1.2 là phiên bản đầu tiên của PDF thật sự hữu ích với ngành in ấn Bên

12 cạnh cấu hình chuẩn, PDF 1.2 cũng thêm vào một số chức năng có liên quan đến in ấn:

• Hỗ trợ không gian màu CMYK

• Màu spot đã có thể được bảo toàn trong tệp PDF

• Hỗ trợ các chức năng nửa tông (halftone functions) cũng như overprint

Việc ra mắt một plug-in dùng để xem tệp PDF trên trình duyệt Netscape đã làm tăng mức độ phổ biến của PDF Adobe cũng thêm khả năng liên kết các tệp PDF vào các trang HTML và ngược lại PDF cũng dần được ngành công nghiệp đồ họa chấp nhận, khởi đầu là thị trường in kỹ thuật số đen-trắng bắt đầu sử dụng PDF cho việc xuất sang các máy in nhanh Kỹ thuật số Xerox

Trong Acrobat 3, Acrobat Exchange có thêm nhiều phần mở rộng vào năm

1997 và 1998, bao gồm một số công cụ:

• PitStop và Checkup từ phần mềm Enfocus và CrackerJack là một trong những Plug-in của Acrobat

• Global Graphics đã được bổ sung để hỗ trợ cho Jaws RIP vào năm 1993

Vào năm 1993, họ thêm khả năng tương tự vào Harlequin RIP

• Agfa là công ty đầu tiên thúc đẩy việc sử dụng PDF cho in thương mại với hệ thống Apogee và những nhà sản xuất khác đã làm theo sau đó

Mặt dù nhà cung cấp đã đẩy mạnh việc sử dụng PDF, nhưng thị trường phản ứng khá chậm Bởi vì PDF yêu cầu thêm nhiều công cụ cũng như sự hiểu biết về định dạng tệp Người dùng cũng thất vọng về PDF khi nó xuất hiện với rất nhiều những tiêu chuẩn, mặc dù những tiêu chuẩn PDF có thể sử dụng được trong ngành in ấn và cũng bởi vì có quá nhiều cách để tạo ra một tệp PDF hoàn toàn hợp lệ nhưng không thể sử dụng được

- PDF/X-1 Để giải quyết vấn đề về độ tin cậy, các công ty về in ấn đã kết hợp với nhau và cho ra mắt tiêu chuẩn PDF/X-1 vào năm 1998 PDF/X-1 dựa trên những

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CTP HIỆN CÓ TẠI XƯỞNG KHOA

Khảo sát quy trình chế bản CtP đang sử dụng tại xưởng Khoa In và Truyền Thông

Bảng 3.1: Các phần mềm ở quy trình chế bản

Adobe Illustrator Thiết kế hình ảnh, đồ hoạ

Adobe Photoshop Chỉnh sửa hình ảnh, đồ hoạ Esko Artios CAD Thiết kế cấu trúc hộp

Distiller Cài đặt biên dịch PDF

Prinect Signa Station Bình trang điện tử

RIP Metadimension Tram hóa hình ảnh

Color Proof Pro In thử

Máy in thử Canon Pro-521

Hình 3.1: Máy in thử Canon Pro 521 Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật của máy in thử Canon pro-521

Thông số, đơn vị Canon Pro-521

Kiểu máy in In Phun 12 màu

Khổ giấy, mm 152.4 - 610 Độ dày giấy, mm 0.07 - 0.8 Độ phân giải tối đa, dpi 1400 x 1200 Độ phân giải thực, dpi 1200 Độ chính xác ±0.1 % hoặc nhỏ hơn

Loại mực in Mực pigment gốc nước LUCIA PRO 12 màu

– Photo Black, Matte Black, Cyan, Magenta, Yellow, Photo Cyan, Photo Magenta, Grey, Photo Grey, Red, Blue, Chroma Optimizer

Máy ghi bản CtP Heidelberg Suprasetter A105

Hình 3.2: Máy ghi bản Suprasetter A105 Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật của máy ghi bản Suprasetter A105

Thông số, đơn vị CTP - Heidelberg Suprasetter A105

Khổ bản tối đa, mm 930 x 1140

Khổ bản tối thiểu, mm 323 x 370 Độ dày bản in, mm 0.15 – 0.35 Độ phân giải, dpi 2540

Tốc độ ghi, bản/giờ 21 Độ chớnh xỏc chồng màu, àm ± 5 àm cho 4 lần ghi bản liền kề

Máy hiện bản nhiệt G&J RAPTOR 85T

Hình 3.3: Máy hiện bản nhiệt G&J RAPTOR 85T Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật máy hiện bản nhiệt G&J RAPTOR 85T

Thông số, đơn vị G&J RAPTOR 85T

Chiều rộng hiện bản tối đa, mm 850

Chiều dài hiện bản tối đa, mm 1100 Độ dày bản in, mm 0.15 – 0.30

Tốc độ hiện, bản/giờ > 20

Hình 3.4: Bản kẽm nhiệt Bocica Bảng 3.5: Thông số kỹ thuật của bản kẽm nhiệt Bocica

Thông số, đơn vị BOCICA

Loại bản kẽm Bản kẽm nhiệt Độ dày bản, mm 0.15

Màu sắc xanh Độ phân giải 1-99%@300lpi/10𝜇𝑚FM

Cường độ chiếu sáng, mJ/cm 2 120-140

Thời gian hiện, s 25±5 Độ bền bản, bản Bản không qua nướng > 70.000 bản, bản đã nướng > 150.000 bản Điều kiện lưu trữ Nhiệt độ từ 5-30 0 C

Thời gian lưu trữ, tháng 12

Hình 3.5: Quy trình chế bản CtP hiện đang sử dụng tại Xưởng Khoa In và Truyền

Đề xuất quy trình chế bản CtP mới với RIP Harlequin

Hình 3.6: Đề xuất quy trình chế bản CtP mới

3.2.1 Danh mục các phần mềm, thiết bị

Bảng 3.6: Danh mục các phần mềm, thiết bị

Phần mềm, thiết bị Chức năng

Adobe Acrobat Chỉnh sửa file PDF

RIP Harlequin Tram hóa hình ảnh

Bảng 3.7: Cấu hình máy tính

Intel(R) Core(TM) i7-8700 CPU @ 3.2GHz 3.19 GHz

Intel(R) Xeon(R) Silver 4110 CPU @ 2.10 GHz 2.10 GHz

3.2.3 Giới thiệu về RIP Harlequin

- RIP Harlequin là một trong những RIP thông dụng được sử dụng hiện nay trên

Thế Giới Được trang bị các chức năng hỗ trợ giúp chuyển đổi tập tin gốc từ ngôn ngữ PostScript thành các điểm riêng biệt và thể hiện chúng trên các thiết bị đầu ra như máy ghi, máy in, màn hình máy tính,…

- RIP Harlequin cung cấp đa dạng về định dạng của dữ liệu đầu vào như PDF,

EPS, JPEG, JFIF…Harlequin RIP cũng hỗ trợ các phiên bản hiện đại của tệp này bao gồm PDF phiên bản 1.5 và các tiêu chuẩn xuất như PDF/X RIP cũng có thể xử lý các phiên bản cũ hơn của các tệp này nếu cần Harlequin RIP có thể tạo đầu ra ở nhiều định dạng khác nhau để phù hợp với các thiết bị đầu ra vật lý và các định dạng tệp khác nhau TIFF 6.0 là tệp đầu ra tiêu chuẩn của

Harlequin RIP, nhưng cũng có thể dễ dàng chọn các tùy chọn tệp đầu ra cho các định dạng khác như TIFF/IT-P1 và tệp CIP3/PPF Tương tự, cũng sẽ có các tùy chọn để xuất ra các tệp dùng cho máy in thử và các thiết bị đầu ra khác

- Harlequin RIP có thể làm việc trên máy tính chạy Mac OS X, máy tính (PC) sử dụng bộ vi xử lý Intel, Windows Server 2003, Windows 2000 và Windows

XP (home và pro) và máy tính chạy hệ điều hành Linux Harlequin RIP có thể sử dụng trên cả máy đơn và máy nhiều bộ xử lý chạy hệ điều hành Linux

Harlequin RIP phù hợp với nhiều loại thiết bị đầu ra bao gồm định dạng hình ảnh có độ phân giải cao, thiết bị có độ phân giải thấp hơn như máy in và các thiết bị có độ phân giải từ trung bình đến cao

- Một số tính năng nổi bật như là tách màu, thiết lập thông số tram, trapping, bù trừ gia tăng tầng thứ,…

- Quá trình thiết lập RIP gồm các bước sau đây:

➢ Tạo Page Setup Manager: Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình vì nó là nơi tập hợp các cài đặt mà RIP sử dụng để xử lý các tài liệu được gửi vào nó Bao gồm các cài đặt sau:

• Output Device: Thiết lập định dạng đầu ra của dữ liệu, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà chọn định dạng cho phù hợp

• Separation, Screening & Color: Dùng để thiếp lập số màu in, góc xoay tram, hình dạng tram, độ phân giải ghi và quản lí màu

• Trapping: Để bù trừ các sai số trong quá trình chồng màu

• Calibration và Dot gain: Thiết lập này để bù trừ gia tăng tầng thứ trong quá trình in Các thông số này được đo từ bản in và vật liệu in khác nhau, sau đó nhập vào Edit from uncalibrated target của hộp thoại Calibration Manager để điều chỉnh giá trị tuyến tính hóa cho máy Với mỗi lần điều kiện in thay đổi ta cần phải làm lại một thông số khác

➢ Quản lý dữ liệu đầu vào: Có nhiều cách đưa dữ liệu vào phần mềm như dùng lệnh Print File hoặc dùng Spoolfolder

• Dùng lệnh Print File: Đây là cách làm thủ công thường áp dụng cho các máy tính đơn lẻ Sau khi mở hộp thoại Print File ta chọn tài liệu cần RIP và thiết lập Page Setup phù hợp với điều kiện in

• Spoolfolder: Là thư mục mà phần mềm RIP liên tục kiểm tra và khi tìm thấy tệp mới, nó sẽ tiến hành xử lý tệp RIP sẽ xóa từng tệp ra khỏi

31 thư mục sau khi in, Nó thường được sử dụng khi nhiều máy tính kết nối với nhau và sử dụng chung một thư mục Mỗi một Page Setup Manager chỉ liên kết được với một thư mục Spoolfolder

➢ Khi có một tài liệu có định dạng phù hợp được tạo bởi bất kì phần mềm nào được đưa vào RIP Harlequin bằng lệnh Print hay Spoolfolder thì phần mềm RIP sẽ tự động lấy tài liệu đó chạy theo đúng các thông số có trong

Page Setup Manager được đính kèm lúc đưa tài liệu vào Sau khi xử lý xong ta có các trang dữ liệu dưới định dạng TIFF được tách màu riêng lẻ ở hộp thư đầu ra

Hình 3.7: Quy trình làm việc của phần mềm RIP Harlequin

- Vào HQ-510PC > Page Setup Manager Hộp thoại Page Setup Manager xuất hiện

Hình 3.8: Giao diện hộp thoại Page Setup Manager

- Chọn New để mở hộp thoại New Page Setup và tiến hành thiết lập các thông số cho RIP hay còn gọi là hàng đợi tram Có thể thiết lập nhiều hàng đợi trong

Hình 3.9: Giao diện hộp thoại New Page Setup

- Separartion và Screen là nơi thiết lập những thuộc tính về tách màu và tram

- Separation: Màu cần thiết lập thông số

- Screening: Cho phép hiệu chỉnh góc xoay tram, tần số tram để giảm moiré và rosettes

- Trong hộp thoại New Page Setup, mục Separation, Screening & Color, ở phần Style ta nhấp vào biểu tượng Hộp thoại Separations Manager xuất hiện:

Hình 3.10: Giao diện hộp thoại Separations Manager Ở hộp thoại này cho phép chúng ta tạo ra một Separation mới

Thiết lập Separations trong hộp thoại Separations Manager cho phép:

• Chỉnh sửa hoặc hiệu chỉnh trên một separation đã có

• Tạo separation dựa trên những thuộc tính của hàng đợi tram đã có sẵn

- Để tạo Separation chọn New Hộp thoại New Style for Device ‘TIFF’ xuất hiện:

Hình 3.11: Giao diện hộp thoại New Style for Device ‘TIFF’

+ Style name: đặt tên separation

+ Color space: Chọn không gian màu (gồm có CMYK, RGB, Monochrome)

• CMYK: Chọn không gian màu này nếu muốn RIP cho in bốn màu

• RGB: Chọn không gian màu này khi RIP xuất sang thiết bị RGB

• Monochrome: Chọn không gian màu này nếu muốn RIP cho in một màu

+ Output format: Chọn định dạng đầu ra

- Sau khi thiết lập ở hộp thoại New Style for device ‘TIFF’, chọn Create, hộp thoại Edit Style for dialog box xuất hiện:

Hình 3.12: Giao diện hộp thoại Edit Style for dialog box

+ Separation chứa danh sách các màu mà RIP có thể tạo ra Có thể thêm màu pha ở mục Other colors in job

+ Edit selected row: ta sẽ thiết lập màu in (Yes), không in (No) và góc xoay

+ Dot shape: ta sẽ thiết lập hình dạng tram, gồm có cac hình dạng phổ biến:

+ Resolution (s): Thiết lập độ phân giải

+ Frequency: Thiết lập tần số tram

+ General extra gray levels: cho phép tăng, giảm mức dộ xám

+ Use Harlequin Precision Screening: Cho phép thiết lập các thông số giảm thiểu hiện tượng moiré, tăng độ chính xác của góc xoay tram

+ Rotate screens according to page rotation: Xoay lưới tram theo hướng xoay của tài liệu

+ Override separations in job: Cho phép xóa chế độ tách màu có trong file mà gửi sang RIP thay bằng chế độ tách màu của RIP Xóa cái cũ thay bằng của

+ Override angles in job: Cho phép xóa góc xoay tram có trong file gửi sang

RIP thay bằng góc xoay tram của RIP

+ Override dot shape in job: Cho phép xóa hình dạng tram xoay tram có trong file gửi sang RIP thay bằng hình dạng tram của RIP

+ Override frequency in job: Cho phép xóa tần số tram có trong file gửi sang

RIP thay bằng tầng số tram của RIP

- Harlequin ColorPro là một giải pháp tái tạo màu hoàn chỉnh và chính xác Nó là một hệ thống quản lý màu đa nền tảng, độc lập với thiết bị được phát triển để kiểm soát màu sắc trong môi trường xuất bản và in ấn kỹ thuật số ngày nay

ColorPro quản lý tất cả các khía cạnh của tái tạo bản in màu và hoàn toàn tương thích với các tiêu chuẩn ngành được chấp nhận

- Để thiết lập quản lý màu vào Color > Color Setup Manager hoặc có thể vào hộp thoại New Page Setup nhấp vào biểu tượng Hộp thoại Color

Hình 3.13: Giao diện hộp thoại Color Setup Manager

+ Device: Chọn thiết bị mà bạn muốn quản lý màu Nếu đang thiết lập màu cho tách màu CMYK, nên chọn Printing Press

+ Color Space: Chọn không gian màu

+ New ‘No Color Management’ Setup: Chọn tuỳ chọn này nếu không muốn quản lý màu

+ New ‘ColorPro’ Setup: Chọn tuỳ chọn này để thiết lập quản lý màu

- Để thiết lập Color Management chọn New "ColorPro" Setup Hộp thoại New

Color Setup: "ColorPro" xuất hiện:

Hình 3.14: Giao diện hộp thoại New Color Setup: “ColorPro”

+ Input Profile: Chọn profile liên kết với thiết bị đầu vào

• CMYK data: Chọn profile liên kết với thiết bị đầu vào cho tất cả dữ liệu CMYK

• RGB data: Chọn profile liên kết với thiết bị đầu vào cho tất cả dữ liệu

Đề xuất sự tương thích giữa các thiết bị tại xưởng Khoa In và Truyền Thông

Hình 3.29: Máy in KOMORI ENTHRONE29

Bảng 3.8: Thông số kỹ thuật máy in KOMORI ENTHRONE29

Thông số, đơn vị ENTHRONE29

Khổ giấy lớn nhất, mm 530 x 750

Vùng in lớn nhất, mm 520 x 740

Khỗ kẽm, mm 605 x 760 Đơn vị in 4 Độ dày bản kẽm, mm 0.04 – 0.6

Link: https://www.komori.com/en/global/product/press/offset/enth/29/

Hình 3.30: Máy ép nhũ Experfoil 104 FR

Bảng 3.9: Thông số kỹ thuật máy ép nhũ Experfoil 104 FR

Thông số, đơn vị Expertfoil 104 FR

Khổ giấy nhỏ nhất, mm 350 x 400

Khổ giấy lớn nhất, mm 740 x 1040

Vùng ép tối đa, mm 702 x 1010

Số cuộn nhũ tối đa 6

Tốc độ tối đa, tờ/h 8000

Link:https://www.bobst.com/usen/products/hot-foil-stamping/hot-foil- stampers/overview/machine/expertfoil-104-fr/

Hình 3.31: Máy dập nổi YW-102E

Bảng 3.10: Thông số kỹ thuật máy dập nổi YW-102E

Thông số, đơn vị YW-102E

Tờ in tối đa, mm 1020 x 720

Tờ in tối thiểu, mm 450 x 360

Kích thước dập tối đa, mm 1000 x 680 Định lượng giấy, gsm 157-900

Kích thước khuôn dập, mm 1020 x 860 x 0.6~1.2

Tốc độ dập tối đa, R.P.H 5000

Link: https://xinxin-embossing.en.made-in- china.com/product/PCMxUgckHpWV/China-Automatic-Paper-Embossing-

Hình 3.32: Máy tráng phủ UV Spot Coating Machine

Bảng 3.11: Thông số kỹ thuật máy tráng phủ UV Spot Coating Machine

Thông số, đơn vị UV Spot Coating Machine

Tờ in tối đa, mm 720 × 1020

Tờ in tối thiểu, mm 360 × 540

Vùng tráng phủ tối đa, mm 710 × 1010

Tốc độ tráng phủ, Sheets/HR 6000~8000 Độ dày giấy, mm 0.06 - 0.85 Định lượng giấy tối đa, kgs 1000

Link: https://www.shinchyi.net/portfolio/uv-spot-coating-machine/

Hình 3.33: Máy cán màng YFMA-800 Bảng 3.12: Thông số kỹ thuật máy cáng màng YFMA-800

Thông số, đơn vị YFMA-800

Kích thước cán tối đa, mm 760 x 1040

Kích thước cán tối thiểu, mm 240 x 270

Tốc độ cán tối đa, m/min 60

Nhiệt độ cán, 0 C 80 - 110 Định lượng giấy, g 127 - 450

Link:https://newstar-machine.en.made-in- china.com/product/DjwJONrvwFWQ/China-Yfma-800A-P-Laminating-

Hình 3.34: Máy gấp Diploma 70/4 KLR-L Bảng 3.13: Thông số kỹ thuật máy gấp Diploma 70/4 KLR-L

Thông số, đơn vị Máy gấp Diploma 70/4 KLR-L

Khổ giấy lớn nhất, mm 700 x 1025

Khổ giấy nhỏ nhất, mm 210 x 297

Tốc độ gấp tối đa, m/phút 175

Tốc độ gấp tối thiểu, m/phút 50

Link: http://www.presslineindia.com/pdf/diploma.pdf

3.3.2.6 Máy bắt cuốn, cà gáy dán keo, vào bìa và xén 3 mặt

Hình 3.35: Hệ thống CABS 6000 Perfect Binding Bảng 3.14: Thông số kỹ thuật trạm bắt cuốn MG-600

Thông số, đơn vị Trạm bắt cuốn MG-600

Kích thước tối đa, mm 385 x 275 Độ dày cuốn tối đa, mm 50

Thông số, đơn vị Trạm bắt cuốn MG-600

Bảng 3.15: Thông số kỹ thuật trạm cà gáy dán keo và vào bìa SB-17

Thông số, đơn vị Trạm cà gáy dán keo và vào bìa SB-17

Kích thước cuốn tối thiểu, mm 148 x 105

Kích thước cuốn tối đa, mm 385 x 275 Độ dày cuốn, mm 2-50

Kích thước bìa tối thiểu, mm 135 x 220

Kích thước bìa tối đa, mm 400 x 660 Định lượng giấy bìa, g/m 2 105 – 348

Bảng 3.16: Thông số kỹ thuật trạm xén 3 mặt HT-110

Thông số, đơn vị Trạm xén 3 mặt HT-110

Khổ chưa xén tối thiểu, mm 148 x 105

Khổ chưa xén tối đa, mm 410 x 320

Khổ thành phẩm tối thiểu, mm 145 x 103

Khổ thành phẩm tối đa, mm 366 x 300

Link: https://www.sdmc.com/product_stand/cabs-6000-perfect-binding-system/

THỰC NGHIỆM

Xác định mục đích thực nghiệm

Đánh giá khả năng tạo tram, hỗ trợ bù trừ gia tăng tầng thứ của RIP Harlequin.

Điều kiện thực nghiệm

- Vật liệu in: giấy Couche 200 g/m 2 , giấy Ford 150 g/m 2

- Phần mềm: RIP Harlequin, Signa Station

• Máy ghi bản CTP Heidelberg Suprasetter A105.

• Máy hiện bản nhiệt G&J RAPTOR 85T.

• Máy in 4 màu Komori ENTHRONE29

• Máy đo X-rite PlateScope và Techkon SpectroDens.

Tiến hành thực nghiệm

4.3.1 Các bước tiến hành thực nghiệm

Hình 4.1: Các bước tiến hành thực nghiệm

4.3.2 Mô tả quá trình thực nghiệm

- Testform là một trong những sản phẩm dùng để đánh giá kết quả thực nghiệm

Vì thế, Testform được thiết kế với hình ảnh và các thang kiểm tra phù hợp với tiêu chí đánh giá và máy in

• Thang kiểm tra bốn màu CMYK dùng để kiểm tra mật độ tông nguyên, đặt bên cạnh là các ô màu R, G, B để kiểm tra khả năng in chồng màu cũng như sự truyền mực

• Các ô tầng thứ từ 0% đến 100% để kiểm tra sự gia tăng tầng thứ trên bản in và tờ in

• Thang kiểm tra bản kẽm được gắn khi bình trang dùng để kiểm tra bản kẽm sau khi ghi và hiện

• Các ô hình sao dùng kiểm tra độ phân giải của thiết bị ghi

• Các point chồng màu đánh giá khả năng chồng màu

- Sau khi bình trang và xuất file testform ở định dạng PDF, công đoạn tiếp theo là thiết lập thông số cho RIP Harlequin hay còn gọi là hàng đợi tram trước khi tiến hành RIP và ghi hiện bản kẽm

+ Để thiết lập hàng đợi tram, ta cần mở hộp thoại Edit Page Setup tại Page

Hình 4.3: Giao diện hộp thoại Edit Page Setup để xuất file TIFF

• Để xuất file cho việc ghi kẽm chọn TIFF tại mục Device

• Một trong những thông số quan trọng đầu tiên được thiết lập trong hàng đợi đó là các thuộc tính về tách màu và tram tại hộp thoại Separation

Hình 4.4: Giao diện hộp thoại Separation

• Góc xoay tram lần lượt là Cyan 15, Magenta 75, Yellow 0, Black 45

Thông số được thiết lập theo chuẩn ISO 12647-2: 2013

• Chọn tần số tram 175 lpi cho độ phân giải của thiết bị ghi 2540 dpi với hình dạng tram Euclidean

+ Tại mục Resolution chọn độ phân giải cho máy ghi Máy ghi Suprasetter A105 ở xưởng in có độ phân giải là 2540 dpi

+ Khác với các loại RIP khác, file sau khi được RIP bởi Harlequin phải được xoay 90 o thì phần mềm máy ghi mới chấp nhận file TIFF của Harlequin Chọn góc xoay tại Rotate của Effects

- Các bước tiếp theo sẽ được thực hiện qua ba giai đoạn:

❖ Giai đoạn thứ nhất: Cân chỉnh tầng thứ cho thiết bị ghi

+ Sau khi hoàn tất việc thiết lập thông số cho các thuộc tính về tram thì bắt đầu ghi hiện bản kẽm lần thứ nhất để tiến hành cân chỉnh tầng thứ cho thiết bị ghi

RIP Harlequin gọi thuật ngữ này là Calibration giống với Linearization của

RIP Metadimension Việc cân chỉnh tầng thứ để bảo đảm sau khi chúng ta ghi ra thì tầng thứ trên bản kẽm phải bằng với tầng thứ được thiết lập ở trên file

+ Sử dụng máy đo Xrite PlateScope đo từng ô trên thang tầng thứ từ 0% đến

100% của bản kẽm cho cả bốn màu Sau khi có kết quả đo, nhập thông số của từng màu vào hộp thoại Edit uncalibrated target for TIFF tại mục

Calibration & Dot gain Thông số đã đo được nhập như trong bảng sau:

Hình 4.5: Giao diện hộp thoại Edit Uncalibrated taget for TIFF

+ Calibration đã được cân chỉnh và tiến hành ghi hiện bản kẽm lần thứ hai Bộ kẽm này tiếp theo sẽ được đem đi in

❖ Giai đoạn thứ hai: In Testform lần thứ nhất và bù trừ gia tăng tầng thứ trên tờ in

+ Trước khi in, máy in phải nhận được một file gọi là CIP3 để dễ dàng cho việc cân chỉnh các phím mực File CIP3 cần khai báo tối thiểu các thông số về kích thước của khổ kẽm, khổ bản của máy và khổ giấy in Để xuất file CIP3, chọn CIP3 tại mục Device ở hộp thoại Edit Page Setup.

Hình 4.6: Giao diện hộp thoại Edit Page Setup để xuất file CIP3

Vào Configure device để khai báo khổ kẽm, khổ bản của máy và khổ giấy in cũng như các thuộc tính khác

Hình 4.7: Giao diện hộp thoại CIP3 Configuration

• Khổ kẽm được sử dụng có kích thước 760 x 605 mm

• Khổ bản của máy có kích thước 760 x 605 mm

• Khổ giấy in được sử dụng có kích thước là 650 x 430 mm

• Vì testform in một mặt nên chọn Single Sided tại Work Style

Giá trị mặc định cho Resolution là 50.8 dpi Độ phân giải này là giá trị được đề xuất trong thông số kỹ thuật CIP3 được tham chiếu

Khai báo hoàn tất, xuất file CIP3 tương tự như xuất file TIFF

+ File CIP3 được xuất bởi Harlequin bị tách ra làm 4 file tương ứng với 4 màu, bởi máy in chỉ nhận duy nhất một file CIP3 nên sau khi đưa file qua phần mềm

PCC thì chọn lệnh Mix channel để gộp lại thành một file 4 màu Sau đó gửi file qua máy in và tiến hành chạy máy in bài

+ Testform được in trên hai loại giấy có bề mặt giấy khác nhau là Couche có bề mặt được tráng phủ láng bóng và Ford có bề mặt nhám không được tráng phủ

In trên hai loại giấy nhằm mục đích so sánh mức độ gia tăng tầng thứ cũng như màu sắc giữa hai tờ in

+ Tờ in sau khi in được đo Density để đảm bảo rằng các tờ in duy trì độ dày lớp mực đều đặn (trong khoảng dung sai cho phép) trong suốt quá trình in Để kiểm tra sự gia tăng tầng thứ một cách chính xác thì việc kiểm soát hai giá trị trên là điều cần thiết

+ Sử dụng máy Techkon SpectroDens để đo Density,kiểm soát cho đến khicác giá trị đạt chuẩn Tuy nhiên, giá trị Density của tờ in giấy Ford kiểm soát không đạt yêu cầu về độ dày lớp mực theo tiêu chuẩn GRACoL

+ Sự gia tăng tầng thứ trong quá trình in là điều không thể tránh khỏi Để bù trừ sự gia tăng tầng thứ, trước tiên đo giá trị tầng thứ trên thang kiểm tra tầng thứ lần lượt từ ô 0% đến 100% cho 4 màu trên tờ in của hai loại giấy Theo ISO

12647-2, mỗi loại giấy và mỗi màu đều có sự gia tăng tầng thứ trong khoảng tăng cho phép

Bảng 4.1: Gia tăng tầng thứ theo từng loại giấy theo chuẩn ISO Ô tầng thứ

TVI Curve Giấy tráng phủ Giấy không tráng phủ

+ Khoảng gia tăng tầng thứ cho phép có thể đạt được trên tờ in theo chuẩn ISO được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng tầng thứ theo chuẩn cộng với khoảng dung sai cho phép Ví dụ ở ô tầng thứ 50%, theo chuẩn ISO của in offset tờ rời đối với giấy tráng phủ cho màu CMY gia tăng tầng thứ có thể tăng 16% Vậy khoảng gia tăng tầng thứ cho phép có thể đạt được là 16 + (16 x (±13%)) 13.92% đến 18.08%

+ Kết quả sau khi đo được đối chiếu với giá trị tham chiếu, nếu giá trị ở ô tầng thứ nào vượt quá khoảng tăng cho phép hoặc thấp hơn khoảng tăng cho phép thì sẽ bù trừ và ngược lại Tuy nhiên, sẽ chỉ thực hiện bù trừ gia tăng tầng thứ trên giấy Couche vì độ dày lớp mực trên giấy Ford không đủ yêu cầu nên cả tờ in là không đạt, vì vậy việc bù trừ tầng thứ cũng không còn ý nghĩa

Bảng 4.2: Tầng thứ đo được trên tờ in khi in lần thứ nhất Ô tầng thứ

Tầng thứ đo được trên tờ in

Tầng thứ đo được trên tờ in

Bảng 4.3: Khoảng tầng thứ cho phép có thể đạt được trên tờ in và tầng thứ cần được bù trừ

Khoảng tầng thứ cho phép có thể đạt được trên tờ in

Tầng thứ cần được bù trừ

+ Cách để bù trừ gia tăng tầng thứ được tính bằng trị số tầng thứ trừ/cộng đi trị số tầng thứ tăng/giảm hơn khoảng cho phép

• TH1: Nếu tầng thứ tăng hơn chuẩn cho phép

Giá trị bù trừ = Ô tầng thứ - ( Tầng thứ đo được trên tờ in – Tầng thứ cao nhất có thể đạt được)

Ví dụ: Ở ô tầng thứ 50% của màu Magenta đo được trên tờ in giấy Couche là 68,9%, theo chuẩn ISO của in offset tờ rời đối với giấy tráng phủ có thể tăng trong khoảng 13.92% đến 18.08%; có nghĩa là ở ô tầng thứ 50% tầng thứ có thể đạt cao nhất là 68.08% Lấy 68,9% đo được

67 trên tờ in trừ đi 68.08% theo chuẩn cho phép ra được trị số tăng hơn so với tầng thứ cho phép là 0.82%, cuối cùng lấy 50% trừ đi 0.82% ta có được trị số bù trừ gia tăng tầng thứ là 49.18% cho ô tầng thứ 50%

• TH2: Nếu tầng thứ giảm hơn chuẩn cho phép

Giá trị bù trừ = Ô tầng thứ + (Tầng thứ thấp nhất có thể đạt được – Tầng thứ đo được trên tờ in)

Ngày đăng: 26/02/2024, 09:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w