1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động phát triển sản phẩm mới tại công ty cổ phần cao su đà nẵng

82 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện hoạt động phát triển sản phẩm mới tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
Tác giả Đặng Quốc Bảo
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Ngọc Quý
Trường học Đại học Duy Tân
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (8)
    • 1. Lý do chọn đề tài (8)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (9)
    • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (0)
  • PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (11)
    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (11)
      • 1.1. Marketing, vai trò và chức năng (11)
        • 1.1.1. Marketing (11)
        • 1.1.2. Vai trò của marketing (13)
        • 1.1.3. Chức năng của marketing (14)
      • 1.2. Sản phẩm và sản phẩm mới (15)
        • 1.2.1. Sản phẩm (15)
          • 1.2.1.1. Khái niệm sản phẩm (15)
          • 1.2.1.2. Sản phẩm và dịch vụ trong Marketing MIX (15)
        • 1.2.2. Sản phẩm mới (16)
          • 1.2.2.1. Sản phẩm mới tương đối (16)
          • 1.2.2.2. Sản phẩm mới tuyệt đối (16)
        • 1.2.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu sản phẩm mới (17)
      • 1.3. Phát triển sản phẩm mới (18)
        • 1.3.1. Phương pháp phát triển sản phẩm mới (19)
          • 1.3.1.1. Hoàn thiện sản phẩm hiện có (19)
          • 1.3.1.2. Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn (19)
        • 1.3.2. Tiến trình phát triển sản phẩm mới (20)
          • 1.3.2.1. Hình thành ý tưởng (21)
          • 1.3.2.2. Sàng lọc ý tưởng (23)
          • 1.3.2.3. Phát triển vả thử nghiệm (24)
          • 1.3.2.4. Hoạch định chiến lược marketing (0)
          • 1.3.2.5. Phân tích kinh doanh (26)
          • 1.3.2.6. Phát triển sản phẩm (26)
          • 1.3.2.7. Thử nghiệm thị trường (27)
          • 1.3.2.8. Thương mại hóa sản phẩm (28)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG (29)
      • 2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần cao su Đà Nẵng (29)
        • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (29)
          • 2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty (29)
          • 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển (29)
        • 2.1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (30)
          • 2.1.2.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy (30)
          • 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức bộ máy (31)
        • 2.1.3. Tình hình sử dụng nguồn lực của Công ty DRC (33)
          • 2.1.3.1 Cơ sở vật chất và kỹ thuật (33)
          • 2.1.3.2. Nguồn lực tài chính (34)
          • 2.1.3.3. Tình hình lao động của Công ty DRC giai đoạn 2012 – 2014 (37)
        • 2.1.4. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (38)
          • 2.1.4.1. Môi trường vĩ mô (38)
          • 2.1.4.2 Môi trường vi mô (42)
      • 2.2. Thực trạng hoạt động phát triển sản phẩm mới của công ty DRC (47)
        • 2.2.1. Những sản phẩm mới của Công ty DRC trong thời gian qua (47)
        • 2.2.2. Hoạt động phát triển sản phẩm mới của Công ty DRC (51)
          • 2.2.2.1. Chính sách phát triển sản phẩm mới của Công ty DRC (51)
          • 2.2.2.2. Quy trình chung của hoạt động phát triển sản phẩm mới tại Công ty 45 2.2.2.3. Thực trạng các giai đoạn phát triển của một số sản phẩm mới tại Công ty DRC (52)
      • 2.3. Ưu điểm và hạn chế của hoạt động phát triển sản phẩm mới của DRC (58)
        • 2.3.1. Ưu điểm (58)
        • 2.3.2. Hạn chế tồn tại (58)
    • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG (60)
      • 3.1. Định hướng của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng về hoàn thiện hoạt động phát triển sản phẩm trong thời gian tới (60)
      • 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (61)
        • 3.2.1. Về khoa học kỹ thuật – công nghệ (61)
        • 3.2.2. Nghiên cứu thị trường (62)
        • 3.2.3. Hoàn thiện chính sách phát triển sản phẩm mới (64)
        • 3.2.4. Một số công tác cần được chú trọng hơn trong thời gian tới (0)
          • 3.2.4.1. Hoạch định chiến lược Marketing riêng cho sản phẩm mới (0)
          • 3.2.4.2. Công tác bảo hộ các sản phẩm mới (67)
          • 3.2.4.3. Chất lượng sản phẩm mới (0)
          • 3.2.4.4. Công tác quảng cáo, xúc tiến thương mại (68)
          • 3.2.4.5. Về công tác quản lý nguồn lực bán hàng (69)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (71)
    • 1. Kết luận (71)
    • 2. Kiến nghị (72)
      • 2.1. Đối với Nhà nước (72)
      • 2.2. Đối với các cơ quan chính quyền (73)
      • 2.3. Đối với công ty (73)

Nội dung

Thị trường sản xuất săm lốp ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và được đánh giá là một thị trường tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường sản xuất săm lốp ngày một tang lên, mỗi một công ty đều có những ưu thế khác nhau. Với những thay đổi nhanh chóng thị hiếu người tiêu dùng, công nghệ sản xuất và cạnh tranh thị trường, một doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có của mình mà phải phát triển những sản phẩm có tính năng vượt trội so với sản phẩm của đối thủ. Bởi khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những sản phẩm mới và hoàn thiện hơn. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần có một chương trình phát triển sản phẩm mới phù hợp để dần khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường săm lốp Việt Nam. Tuy được đánh giá là thị trường tiềm năng nhưng thị trường săm lốp cũng gặp không ít thách thức khi khách hàng không chỉ quan tâm đến giá cả, dịch vụ, chất lượng… mà còn đòi hỏi hơn về vấn đề muốn sở hữu những sản phẩm mới. Chính vì vậy, DRC đã và đang đưa ra những sản phẩm mới với chất lượng mang tính tầm cỡ quốc tế, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Bởi họ tin rằng, phát triển sản phẩm mới là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự hài lòng của khách hàng, đồng thời tang thêm mức độ tin cậy cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm và nâng cao hình ảnh của họ trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, việc làm tốt công tác phát triển sản phẩm mới không phải là vấn đề dễ dàng. Nó đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá cụ thể hoạt động phát triển sản phẩm mới trong từng giai đoạn để tìm được hướng đi đúng đắn

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN

“Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ

“Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm (concept), hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ (exchanges/marketing offerings) có khả năng thỏa mãn nhu cầu các cá nhân hoặc tổ chức nhất định”

“Marketing là việc nhận dạng ra được những gì mà con người và xã hội cần Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành không sinh lợi Do đó, định nghĩa ngắn nhất mà ta có được đó là nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi”

Thuật ngữ marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường trường Đại học Michigan ở Mỹ, đến năm 1910, tất cả các trường Đại học tổng hợp ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học này Suốt trong gần nửa thế kỷ, marketing chỉ được giảng dạy trong phạm vi các nước nói tiếng Anh Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, nó mới được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản Quá trình quốc tế hóa của marketing đã phát triển rất nhanh Ngày nay, các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao đều phải có sự hiểu biết và vận dụng Marketing hiện đại Định nghĩa tổng quát về Marketing của Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi Định nghĩa này bao trùm cả Marketing trong sản xuất và Marketing xã hội Để hiểu rõ hơn về định nghĩa trên, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm:

Nhu cầu (Needs): là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, giải trí Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người

Mong muốn (Wants): là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu sâu xa Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội như trường học; nhà thờ; chùa chiền; gia đình; tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn Các doanh nghiệp thông qua hoạt động Marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình

Trao đổi là hành vi nhận từ một người hoặc một tổ chức nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó

Trao đổi là quá trình, chỉ xảy ra khi có các điều kiện:

- Ít nhất phải có hai bên, mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị với bên kia

- Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hóa, dịch vụ hoặc một thứ gì đó của mình

- Mỗi bên đều mong muốn trao đổi và có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia, hai bên thỏa thuận được những điều kiện trao đổi

“Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho công ty và người tiêu dùng” (G.F.Goodrich)

Nói chung có rất nhiều quan niệm về Marketing Tuy nhiên, chúng ta có thể chia làm hai quan niệm đại diện, đó là quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại

Quan niệm Marketing truyền thống: Bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, liên quan đến việc hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ một cách tối ưu

Quan niệm Marketing hiện đại: Là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về một sản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sản phẩm đó tới người tiêu thụ một cách tối ưu

Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác

Khái niệm marketing nên được biểu hiện rõ sự chỉ dẫn hướng đến con đường lập kế hoạch, giúp doanh nghiệp phân tích, cực đại hóa lợi nhuận và làm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những điểm mạnh và những điểm yếu của nó trong các lĩnh vực chức năng hoạt động khác như: sản xuất, tài chính, kỹ thuật và nhân sự Các kế hoạch marketing cần phải tạo cân bằng các mục tiêu, nhu cầu tiêu thụ và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp

Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG

2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần cao su Đà Nẵng:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty:

- Tên công ty: Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng

- Tên giao dịch quốc tế: Da Nang Rubber Joint Stock Company Viết tắt: DRC Trụ sở chính: Lô G Đường Tạ Quang Bửu – Khu công nghiệp Liên Chiểu - Quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: (0511)3 771 404 – (0511)3 771 405

Giấy phép thành lập: 3241/QĐ-TBCN Ngày cấp: 10/10/2005

Giấy đăng ký kinh doanh số: 3203003850 Ngày cấp: 31/12/2005

Website: www.drc.com.vn

Email: hanhchinh@drc.com.vn

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng là công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam Tiền thân của Công ty là phân xưởng đắp lốp vỏ xe của quân đội Mỹ tại phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng

Ngày 04/12/1975, Công ty chính thức thành lập theo QĐ số 340/PPT của Hội Đồng Chính Phủ với tên cũ “Nhà máy Cao su Đà Nẵng

Ngày 26/05/1993, Công ty cao su Đà Nẵng được thành lập lại theo quyết định số 320/QĐ/TCNSDT của Bộ Công Nghiệp Nặng

Ngày 10/10/2005 Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng theo quyết định số 324/QĐ-TBCN của Bộ Công Nghiêp

Ngày 01/01/2006, Công ty chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 49.000.000.000 đồng

Ngày 29/12/2006, Công ty chính thức niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh với vồn điều lệ là: 92.475.000.000 đồng

Ngày 05/08/2008, công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông và niêm yết bổ sung, vốn điều lệ lên: 153.846.240.000 đồng

Tháng 06/2010: phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 307.692.480.000 đồng

Tháng 06/2011: phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 461.538.650.000 đồng

Tháng 06/2012: phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 692.289.450.000 đồng

Năm 2013: Tăng vốn điều lệ Công ty lên 830.738.490.000 đồng Cũng trong năm này, Công ty đã đưa vào khai thác nhà máy lốp Radial - lốp toàn thép đầu tiên tại Việt Nam với công suất giai đoạn 1 là 300.000 lốp/năm

2.1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng:

2.1.2.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty DRC

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức bộ máy: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty ĐHĐCĐ bao gồm tấc cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có trách nhiệm thảo luận

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

- Phòng Lao động & tiền lương

- Đội kiến thiết nội bộ

- Ban bảo hộ lao động

- Ban đầu tư - Ban ISO

- Phòng nghiên cứu và phát triển

- XN săm lốp xe đạp – xe máy

- P Dịch vụ sau bán -P Bán hàng -CN Miền Bắc

- P Tài chính kế toán và phê duyệt tấc cả các chủ trương, chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn về phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất của Công ty

Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 5 thành viên: HĐQT là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định HĐQT có trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương pháp đầu tư của Công ty thông qua việc hoạch định các chính sách, ra quyết định hành động theo từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đồng kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty

Bộ máy điều hành: Tổng giám đốc Công ty, 4 phó tổng giám đốc, kế toán trưởng chánh văn phòng, các phòng ban chức năng và 7 xí nghiệp thành viên

Tổng giám đốc Công ty: do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Các Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm

Kế toán trưởng: do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm và chịu sự quản lý của HĐQT kế toán trưởng là người giúp việc cho Tổng giám đốc về các hoạt động có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, thống kê, hoạch toán kinh kế tại công ty

Phòng tổ chức: Tuyển dụng, bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỹ luật, thôi việc quản lý lao động, xây dựng các biện pháp để bảo vệ Công ty

Phòng lao động - tiền lương: giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng; xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương

Chánh văn phòng: quản lý đất đai, nhà làm việc của Công ty, hai chi nhánh và trung tâm Miền Trung, quản lý trạm Y tế, giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính

Phòng bán hàng: làm thủ tục tiêu thụ hàng hóa, lập và thực hiện các hợp đồng trong và ngoài nước, nhận đơn đặt hàng và phân phối, đàm phán và quan hệ khách hàng trong nước về mặt tiêu thụ, các công tác khác liên quan đến bán hàng

Phòng kỹ thuật cơ năng: quản lý các thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, mặt bằng của Công ty

Phòng kỹ thuật cao su: theo dõi quản lý toàn bộ các quy trình công nghệ, ban hành và quản lý các định mức lao động, dụng cụ công nghệ cho sản phẩm ở các xí nghiệp, phối hợp chặc chẽ với phòng kỹ thuật cơ năng, phòng RD, và các đơn vị khác để giải quyết biến động sản xuất cũng như hoàn thiện quy trình sản xuất

Phòng KCS: kiểm tra toàn bộ bán thành phẩm, phục vụ cho quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào; kiểm tra chất lượng ngoại sản phẩm trước khi đóng gói nhập kho; đăng ký mức chất lượng với cơ quan quản lý nhà nước; tổng hợp, thống kê, báo cáo chất lượng sản phẩm

Ban đầu tư: xây dựng các dự án đầu tư phát triển sản xuất của Công ty và tổ chức triển khai các dự án đầu tư

Các Xí nghiệp: gồm 7 xí nghiêp: XN cán luyên, XN săm lốp Ô-tô, XN lốp Radial, XN Xe đạp – Xe máy, XN đắp lốp, XN cơ khí, XN năng lượng

2.1.3 Tình hình sử dụng nguồn lực của Công ty DRC

2.1.3.1 Cơ sở vật chất và kỹ thuật: a Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện việc sản xuất của Công ty và đưa hàng hóa đến nơi người tiêu dùng Do đó, Công ty DRC đã không ngừng nâng cấp, mở rộng các xí nghiệp để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Nhà máy DRC được xây dựng trên diện tích hơn 10ha tại lô G đường Tạ Quang Bửu, KCN Liên Chiểu

Hội đồng quản trị đã xác định đầu tư xây dựng nhà xưởng là công tác đặc biệt quan trọng, quyết định đến tăng trưởng và phải chi tiêu lớn nên trong tấc cả các phiên họp đầu dành thời gian thích đáng để bản thảo về công tác này Những vấn đề nãy sinh đưuọc trao đổi trên tinh thần tấc cả vì hiệu quả kinh doanh của Công ty Nhờ đó, các quyết định đầu tư đưa ra đúng thời điểm, phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu thị trường Hệ thống nhà xưởng sản xuất của Công ty đã được xây dựng với qui mô lớn cùng với trang thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại và không ngừng được cải tiến góp phần vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty b Tình hình sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

3.1 Định hướng của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng về hoàn thiện hoạt động phát triển sản phẩm trong thời gian tới

Giai đoạn 2015 - 2020 dự kiến sẽ có những khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành săm lốp nói chung và Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng nói riêng là rất lớn khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới Dựa trên tình hình thực tiễn và quá trình phân tích đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm săm lốp Công ty DRC giai đoạn 2012 ÷ 2014, theo dự báo cá nhân, doanh thu tiêu thụ cho các năm tới sẽ là:

Bảng 3.1 Doanh thu dự kiến từ sản phẩm mới

Năm Doanh thu thuần Doanh thu từ sản phẩm mới (8-9%DTT)

(Dự báo dựa trên tổng doanh thu các năm 2010 – 2014, phương pháp hồi quy tuyến tính, hàm FORECAST trong Excel) Để làm tốt kế hoạch này, Công ty cần tăng cường hoạt động phát triển sản phẩm mới, thực hiện công tác nghiên cứu thị trường để nắm được sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng, đưa ra mức giá và chiết khấu hợp lý cho khách hàng, tích cực đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm mới hiệu quả để luôn là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm săm lốp hàng đầu Việt Nam, hướng tới những thị trường rộng lớn hơn

3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá ở chương 2 và những định hướng cho hoạt động phát triển sản phẩm ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

3.2.1 Về khoa học kỹ thuật – công nghệ Để hạn chế những thất bại của các dự án sản phẩm mới trong tương lai, Công ty DRC cần phải thực hiện các công tác sau:

- Phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị để giải quyết dứt điểm các biến động trong quá trình sản xuất; xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố về chất lượng sản phẩm mới theo phản ánh của khách hàng, triển khai nhanh chóng công tác phát triển sản phẩm mới theo nhu cầu đa dạng của thị trường

- Tiếp tục phát huy phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất

- Cần có những giải pháp tốt hơn trong công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mới do thiết bị hỏng hóc gây nên

- Đối với các sản phẩm mới hoàn toàn, sản phẩm mới mang tính chiến lược, Công ty cần hợp tác với các đối tác đáng tin cậy như Công ty Lasen Turbo (Ấn Độ), SUMO (Nhật Bản), Đại học Moskva, Nga Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đưa các cán bộ phòng Kỹ thuật cao su sang tập huấn tại các đối tác trên hoặc mời chuyên gia sàng làm việc Điều này phát sinh chi phí khá lớn cho hoạt động phát triển sản phẩm mới Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ phần trăm doanh thu của các sản phẩm mới trong thời gian qua, Công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện

Về công nghệ, Công ty có thể thử nghiệm một số nguyên liệu mới giá thấp (cao su Butyl) để thay thế nguyên liệu có giá thành cao

Trong quá trình tìm hiểu thực tế và thông tin từ Phòng Kỹ thuật cơ năng, tác giả nhận thấy một số thiết bị cần được đầu tư mới, đó là:

Bảng 3.2 Danh mục các thiết bị cần đƣợc đầu tƣ

SẢN XUẤT GIÁ ĐƠN VỊ CẦN ĐƢỢC TRANG BỊ

Dây chuyền đùn mặt lốp 3 thành phần (gót, hong, mặt chạy)

CHLB Đức 2.6 triệu USD XN Ô-tô

Dây chuyền đùn săm Ô tô D200

Sammin Đài Loan 1.7 triệu USD XN Ô-tô

Máy thí nghiệm đo lực kéo – nén mẫu cao su Đài Loan 15.000 USD Phòng KTCS

Máy lưu hóa mẫu Lasen Turbo Ấn Độ 23.000 USD Phòng KTCS Máy phân tích cao su mẫu, cao su bán thành phẩm Sammin Đài Loan 16.000 USD Phòng KTCS

Máy đo độ mài mòn DIN UESHIMA Nhật Bản 18.000 USD Phòng TN –

Máy đô độ nhớt Mooney UESHIMA Nhật Bản 12.000 USD Phòng TN –

Với những thiết bị hiện đại trên, Công ty DRC sẽ có nhiều phương án để thực hiện các dự án sản phẩm mới Tuy nhiên giá trị thực hiện dự án đầu tư trên khá lớn và Công ty cần phải có lộ trình thực hiện cụ thể

Hiện tại trên toàn thị trường miền Trung – Tây Nguyên chỉ có 15 nhân viên thị trường là quá mỏng Số nhân viên này không thể bao quat hết toàn bộ thị trường Vì vậy khả năng bỏ sót thì trường là rất lớn Mặt khác số lượng nhân viên xử lý số liệu từ những nhân viên này tại văn phòng là 4 người cũng quá ít so với quy mô và hoạt động kinh doanh của Công ty

Vì vậy, Công ty cần tuyển thêm 9 nhân viên nghiên cứu thị trường tại các khu vực chưa có cửa hàng trưng bày DRC, đặc biệt tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, địa hình đồi núi, phù hợp với đặc tính chịu tải tốt của sản phẩm lốp DRC Các nhân viên này được phân bổ như sau:

Bảng 3.3 Số lượng nhân viên quảng lý thị trường cần tuyển dụng thêm

Số nhân viên cần tuyển thêm

Thị trường cần bổ sung Nội dung công việc

Khảo sát nghiên cứu thị trường kết hợp với các nhân viên chi nhánh miền Nam tại Tp Hồ Chí Minh

Khảo sát nghiên cứu thị trường kết hợp với các nhân viên chi nhánh miền Trung tại Đăk Lăk

Khảo sát nghiên cứu thị trường kết hợp với các nhân viên phòng Bán hàng tại Đà Nẵng

Khảo sát nghiên cứu thị trường kết hợp với các nhân viên chi nhánh miền Bắc tại

Ngoài ra, cần tuyển thêm 01 nhân viên xử lý số liệu tại phòng Bán hàng của Công ty Như vậy chi phí bán hàng hằng năm sẽ tăng lên khoảng 1,92 tỷ đồng (lương trung bình 16 triệu/tháng/người đã bao gồm tiền trợ cấp công tác)

Phòng bán hàng cần định kỳ nghiên cứu thị hiếu của thị trường về các đặc tính sản phẩm như độ bền, tuổi thọ, kích cỡ, nhằm tư vấn ý tưởng cho phòng RD thiết kế tung ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Công ty cần thực hiện khảo sát thị trường định kỳ 4 tháng 1 lần Tác giả xin đề xuất Phiếu khảo sát (xem phần phụ lục) để Công ty tham khảo Điều này sẽ giúp Công ty hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ, giúp tìm ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới

Phòng Bán hàng nên bố trí các nhân viên thị trường am hiểu về các đặc điểm đó ở từng thị trường, tiếp cận và thường xuyên tổng hợp thông tin có liên quan Vấn đề này liên quan đến công tác tuyển dụng nhân sự

Ngày đăng: 25/02/2024, 14:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w