1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập công nhân công ty tnhh lavergne việt nam công ty cổ phần cao su đà nẵng

111 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Công Nhân
Tác giả Huỳnh Văn Thắng
Người hướng dẫn TS. Phan Thế Anh
Trường học Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
Chuyên ngành Kỹ Thuật Hóa Học
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 5,72 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1 CÔNG TY TNHH LAVERGNE VIỆT NAM (17)
  • CHƯƠNG 1. SẢN XUẤT HẠT HIPS (17)
    • I. NGUYÊN LIỆU (17)
    • II. THIẾT BỊ (17)
    • III. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT (19)
      • 1. Tách màu, tách kim loại (19)
      • 2. Trộn (20)
      • 3. Sấy (20)
      • 4. Ép đùn (21)
      • 5. Hệ thống nước làm nguội (22)
      • 6. Máy cắt (22)
      • 7. Sàng rung (22)
  • CHƯƠNG 2. THIẾT BỊ DÙNG CHO NHỮNG LOẠI NHỰA KHÁC VÀ PHỤ GIA (23)
    • I. POLYCARBONATE (23)
      • 1. Thiết bị (23)
        • 1.1 Máy rửa (23)
        • 1.2 Máy sàng (23)
        • 1.3 Máy đập (24)
    • II. POLYETHYLENE TEREPHTHALATE (24)
      • 1. Máy tách kim loại (24)
    • III. PHỤ GIA (25)
      • 1. Máy trộn thùng quay 250kg (25)
      • 2. Máy trộn cánh khuấy 200kg (25)
  • CHƯƠNG 3. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (26)
    • I. TẠO MẪU THỬ (26)
    • II. ĐO CHỈ SỐ CHẢY (26)
    • III. ĐO ĐỘ ẨM (27)
    • IV. ĐO TỶ TRỌNG (27)
    • V. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO (27)
    • VI. ĐO ĐỘ BỀN VA ĐẬP (27)
    • VII. ĐO ĐỘ BỀN UỐN, KÉO (28)
    • VIII. ĐO CHỈ SỐ MÀU (28)
    • IX. PHÂN TÍCH NHIỆT QUÉT VI SAI (29)
  • PHẦN 2 CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG (30)
    • I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DRC (30)
    • II. CÁC DÒNG SẢN PHẨM CỦA DRC (30)
    • III. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ HỆ THỐNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG (31)
    • IV. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN (31)
  • CHƯƠNG 1. XÍ NGHIỆP CÁN LUYỆN (32)
    • I. CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG CÔNG NGHỆ CAO SU. .30 1. Cao Su (32)
      • 1.1 Cao su thiên nhiên (33)
        • 1.1.1 Tính chất của cao su thiên nhiên (33)
      • 1.2 Cao su tổng hợp (33)
        • 1.2.1 Cao su butadiene (BR, KBR) (33)
        • 1.2.2 Cao su butadiene – styrene (SBR) (34)
        • 1.2.3 Cao su butyl (Butyl 286 loại 1 và loại 2) (34)
        • 1.2.4 Cao su butadiene-nitrile (NBR) (34)
        • 1.2.5 Cao su chloroprene (Np) (34)
      • 2. Hóa chất nhóm 1 (34)
        • 2.1 Chất lưu hóa (34)
          • 2.1.1 Lưu huỳnh (35)
            • 2.1.1.1 Lưu huỳnh tan (MIDAS SP 325) (35)
            • 2.1.1.2 Lưu huỳnh không tan (IS 7020 và DC OT 20) (35)
          • 2.1.2 Chất lưu hóa dithiodimorpholine (DTDM) (35)
        • 2.2 Chất xúc tiến lưu hóa (35)
          • 2.2.1 Xúc tiến DM (Y 2 ): Di-2-mercaptobenzothiazol (36)
          • 2.2.2 Xúc tiến HMMM: chất kết dính cao su RA-65 (36)
          • 2.2.3 Xúc tiến TBBS (36)
          • 2.2.4 Xúc tiến rhenogran hexa-80 (36)
          • 2.2.5 Xúc tiến TMTD (Y3): tetramethylthiuramdisufite (36)
          • 2.2.6 Xúc tiến D (36)
          • 2.2.7 Xúc tiến DCBS (DZ) (37)
          • 2.2.8 Xúc tiến MBS (37)
          • 2.2.9 Xúc tiến CZ (Y 6 ): N-xiclohexyl-2-benzothiazolsunfenamit (37)
        • 2.3 Chất hoạt hóa (37)
        • 2.4 Chất phòng tự lưu (37)
      • 3. Hóa chất nhóm 2 (37)
        • 3.1 Chất độn (37)
          • 3.1.1 Chất độn hoạt tính (than đen) (38)
          • 3.1.2 Silica (SiO 2 ) (38)
      • 4. Hóa chất nhóm 3 (38)
        • 4.1 Chất phòng lão (38)
          • 4.1.1 Phòng lão bằng paraffin tinh thể B (39)
          • 4.1.2 Phòng lão bằng RD (TMQ) (39)
          • 4.1.3 Phòng lão bằng 4020(6PPD, DMBPPD) (39)
          • 4.1.4 Phòng lão bằng 3100 DTPD (39)
          • 4.1.5 Phòng lão bằng antilux (39)
          • 4.1.6 Yêu cầu của chất phòng lão (39)
        • 4.2 Chất hoạt hóa (40)
          • 4.2.1 Acid stearic (40)
          • 4.2.2 Oxit kẽm (40)
        • 4.3 Chất độn trơ (40)
        • 4.4 Chất hóa dẻo (40)
        • 4.5 Chất trợ thao tác (40)
          • 4.5.1 Technix b20s (40)
          • 4.5.2 Chất thoát khuôn nội MA-L16 (40)
          • 4.5.3 TESPT (50% Si69) (41)
          • 4.5.4 STRUKTOL 40 MSF (41)
          • 4.5.5 Nhựa tăng dính octyl-phenol (41)
          • 4.5.6 Chất cách ly (41)
      • 5. Các loại hóa chất khác (41)
        • 5.1 Dầu hóa dẻo (41)
        • 5.2. Chất màu (42)
    • II. CÔNG NGHỆ LUYỆN CAO SU (42)
      • 1.1 Mỏy luyện hở 2 trục ỉ660x2100 cú bộ đảo (42)
        • 1.1.1 Cấu tạo (42)
        • 1.1.2 Thông số của máy (42)
        • 1.1.3 Nguyên lý làm việc (42)
      • 1.2 Máy luyện kín 370 lít và máy luyện kín 270 lít (43)
        • 1.2.1 Cấu tạo (43)
        • 1.2.2 Thông số máy luyện kín (43)
          • 1.2.2.1 Máy luyện kín 370 lít (43)
          • 1.2.2.2 Máy luyện kín 270 lít (43)
        • 1.2.3 Nguyên lý (44)
      • 1.3 Máy ép đùn cán tấm 2 trục vít (44)
        • 1.3.1 Cấu tạo (44)
        • 1.3.2 Thông số của máy ép đùn (44)
        • 1.3.3 Nguyên tắc hoạt động (44)
      • 1.4 Dàn làm nguội (44)
        • 1.4.1 Cấu tạo (44)
        • 1.4.2 Thông số của dàn làm nguội (45)
        • 1.4.3 Nguyên lý hoạt động (45)
      • 2. Quy trình luyện (45)
        • 2.1 Chuẩn bị (45)
        • 2.2 Quy trình luyện cao su (46)
          • 2.2.1 Quy trình luyện sử dụng máy luyện kín 370 lít (46)
            • 2.2.1.1 Đối với sản phẩm cần có độ dẻo cao và hóa chất được trộn đồng đều (46)
            • 2.2.1.2 Đối với những sản phẩm cần độ cứng và không yêu cầu trộn quá kỹ (47)
          • 2.2.2 Quy trình luyện sử dụng máy luyện kín 270 lít (47)
            • 2.2.2.1 Quy trình luyện sử dụng máy luyện kín 270 lít bình thường (47)
            • 2.2.2.2 Quy trình luyện sử dụng máy luyện kín 270 lít cải tiến (47)
        • 2.3 Yêu cầu của sản phẩm sau khi luyện (47)
        • 2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả luyện (48)
        • 2.5 Các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục (48)
        • 2.6 Bán thành phẩm của xưởng luyện (49)
        • 2.7 Kết luận (49)
  • CHƯƠNG 2. XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT LỐP Ô TÔ (50)
    • I. TỔNG QUAN VỀ LỐP Ô TÔ (50)
      • 1. Kết cấu và tác dụng (50)
        • 1.1. Lớp vải mành (50)
        • 1.2. Tầng hoãn xung (51)
        • 1.3. Mặt lốp (51)
        • 1.4. Gót lốp (51)
        • 1.5. Tầng cao su da dầu hay cao su kín khí (51)
        • 1.6. Các vòng tanh (51)
      • 2. Kí hiệu lốp (51)
      • 3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp ô tô (52)
    • II. CÁC CÔNG ĐOẠN GIA CÔNG (52)
      • 1. Ép đùn mặt lốp (52)
        • 1.1. Nguyên liệu (53)
        • 1.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ (53)
          • 1.2.1. Hệ thống băng tải QSM 120, QSM 150, QSM 200 (55)
          • 1.2.2. Máy đùn (55)
            • 1.2.2.1. Trục vít (56)
            • 1.2.1.2. Xilanh (57)
          • 1.2.3. Băng tải đỡ (58)
          • 1.2.4. Băng tải co (58)
          • 1.2.5. Băng tải cân liên tục (58)
          • 1.2.6. Trục cán ép (59)
          • 1.2.7. Băng tải sau máy cán (59)
          • 1.2.8. Băng tải xiên hướng lên (59)
          • 1.2.9. Hệ thống làm lạnh (59)
          • 1.2.10. Băng tải quạt thổi khô (59)
          • 1.2.11. Băng tải xiên hướng xuống (59)
          • 1.2.12. Cơ cấu dao cắt xiên (59)
          • 1.2.13. Băng tải vận chuyển (60)
          • 1.2.14. Băng tải định cỡ scale 2 (60)
          • 1.2.15. Hệ thống băng tải phân loại thành phẩm và phế phẩm (60)
        • 1.3. Thuyết minh quy trình (60)
        • 1.4. Yêu cầu công nghệ (61)
          • 1.4.1. Máy ép đùn (61)
          • 1.4.2. Tốc độ đùn (61)
          • 1.4.3. Tốc độ băng tải co (61)
          • 1.4.4. Hệ thống làm mát (61)
          • 1.4.5. Mặt lốp ép đùn (61)
        • 1.5. Các hiện tượng khuyết tật và nguyên nhân (61)
      • 2. Gia công vòng tanh (62)
        • 2.1. Nguyên liệu (62)
        • 2.2. Sơ đồ công nghệ (63)
          • 2.2.1. Bộ phận cấp tanh (63)
          • 2.2.2. Bộ phân sấy tanh (64)
          • 2.2.3. Máy ép đùn (64)
          • 2.2.4. Trống làm lạnh (64)
          • 2.2.5. Dàn bù (64)
          • 2.2.6. Thiết bị duy trì lực căng (64)
          • 2.2.7. Bộ phận quấn tanh (64)
          • 2.2.8. Lưu hóa mối nối (65)
          • 2.2.9. Bọc cao su tam giác (tròn) (65)
          • 2.2.10. Máy cắt vải (65)
          • 2.2.11. Máy bọc vải (65)
          • 2.2.12. Kẻ màu vòng tanh (65)
        • 2.3. Thuyết minh quy trình (65)
        • 2.4. Các yêu cầu công nghệ (66)
        • 2.5. Yêu cầu chất lượng vòng tanh (66)
        • 2.6. Các khuyết tật, nguyên nhân và cách khắc phục (66)
      • 3. Cán tráng vải mành (67)
        • 3.1. Nguyên liệu (67)
          • 3.1.1. Vải mành (67)
          • 3.1.2. Cao su (67)
        • 3.2. Sơ đồ công nghệ (68)
          • 3.2.1. Máy luyện hở (69)
          • 3.2.2. Bộ phận cấp vải (69)
          • 3.2.3. Bàn nối vải (69)
          • 3.2.4. Bộ phận dẫn vải trước (70)
          • 3.2.5. Dàn bù (70)
          • 3.2.6. Thiết bị định tâm (71)
          • 3.2.7. Dàn sấy và kéo vải (71)
          • 3.2.8. Bộ trương lực (72)
          • 3.2.9. Thiết bị định tâm và bộ giãn biên (72)
          • 3.2.10. Máy cán tráng (72)
          • 3.2.11. Bộ trương lực sau (73)
          • 3.2.12. Dàn làm mát (73)
          • 3.2.13. Hệ thống dàn bù vải sau (73)
          • 3.2.14. Thiết bị định tâm (73)
          • 3.2.15. Bộ phận dẫn vải sau (73)
          • 3.2.16. Bộ phận thu vải (73)
        • 3.3. Thuyết mình quy trình (73)
        • 3.4. Các khuyết tật, nguyên nhân (74)
      • 4. Cắt vải (74)
        • 4.1. Nguyên liệu (74)
        • 4.2. Sơ đồ công nghệ (75)
          • 4.2.1. Hệ thống cấp vải (75)
          • 4.2.2. Hệ thống cuộn vải lót (75)
          • 4.2.3. Dàn bù (75)
          • 4.2.4. Băng tải (75)
          • 4.2.5. Dao cắt (75)
        • 4.3. Thuyết minh sơ đồ (75)
        • 4.4. Yêu cầu về công nghệ (76)
        • 4.5. Các hiện tượng khuyết tật và nguyên nhân (76)
      • 5. Dán cao su lên vải (76)
        • 5.1. Nguyên liệu (76)
        • 5.2. Sơ đồ công nghệ (76)
          • 5.2.1. Hệ thống cấp vải và cuộn vải lót (77)
          • 5.2.2. Hố bù (77)
          • 5.2.3. Bàn định tâm (77)
          • 5.2.4. Máy tráng cao su (77)
          • 5.2.5 Băng tải (78)
          • 5.2.6. Hố bù sau (78)
          • 5.2.7. Bàn cuộn vải (78)
        • 5.4. Thuyết minh quy trình (78)
      • 6. Dán ống (78)
        • 6.1. Nguyên liệu (78)
        • 6.2. Thao tác dán ống (78)
        • 6.3. Các vấn đề cần chú ý (79)
        • 6.4. Các hiện tượng khuyết tật và nguyên nhân và cách khắc phục (79)
      • 7. Thành hình (80)
        • 7.1. Nguyên liệu (80)
        • 7.2. Thiết bị (80)
        • 7.3. Sơ đồ công nghệ (81)
        • 7.4. Thuyết minh sơ đồ (81)
          • 7.4.1 Đối với lốp hai vòng tanh thành hình trên máy Nga (81)
          • 7.4.2 Đối với lốp hai vòng tanh thành hình trên máy Trung Quốc (82)
          • 7.4.3 Tóm tắt các thao tác thành hình (82)
        • 7.5. Các vấn đề cần lưu ý (83)
      • 8. Lưu hóa (83)
        • 8.1. Nguyên liệu (83)
        • 8.2. Thiết bị (83)
        • 8.3. Quy trình thao tác (84)
          • 8.3.1 Chuẩn bị (84)
          • 8.3.2 Tiến hành (84)
        • 8.4. Các diều kiện động lực khi lưu hóa (84)
        • 8.5. Nguyên tắc tăng giảm thời gian lưu hóa (85)
        • 8.6. Các vấn đề công nghệ cần chú ý (85)
        • 8.7. Kiểm tra chất lượng sản phẩm (85)
  • CHƯƠNG 3. XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT SĂM, LỐP XE MÁY, XE ĐẠP (86)
    • I. XƯỞNG SẢN XUẤT LỐP XE ĐẠP, XE MÁY (86)
      • 1. Thành phần và tác dụng (86)
        • 1.1 Cao su mặt lốp (86)
        • 1.2 Cao su hông lốp (86)
        • 1.3 Cao su tráng vải (86)
        • 1.4 Cao su gói tanh (86)
        • 1.5 Tanh (86)
        • 1.6 Vải (87)
      • 2. Ký hiệu lốp (87)
        • 2.1 Đối với xe đạp (87)
        • 2.2 Đối với lốp xe máy (87)
      • 3. Các loại cao su bán thành phẩm dùng trong sản xuất lốp xe đạp-xe máy (87)
      • 4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp xe đạp, xe máy (87)
        • 4.1 Thuyết minh dây chuyền (88)
      • 1. Cán tráng (89)
        • 1.1 Nguyên liệu (89)
          • 1.1.1. Cao su bán thành phẩm (89)
          • 1.1.2. Vải (89)
            • 1.1.2.1 Vải mành (89)
            • 1.1.2.2 Vải phin (89)
        • 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ (90)
          • 1.2.1 Nhiệt luyện (90)
          • 1.2.2. Máy cấp su (91)
          • 1.2.3 Nhả vải (91)
            • 1.2.3.1 Hệ thống nhả vải (91)
            • 1.2.3.2 Các thông số yêu cầu khi nối vải (91)
          • 1.2.4 Giàn Bù (91)
          • 1.2.5 Sấy vải (92)
          • 1.2.6 Hệ thống trương lực (92)
          • 1.2.7 Máy cán tráng (92)
            • 1.2.7.1 Cấu tạo (92)
            • 1.2.7.2 Hiệu ứng cáng tráng (93)
            • 1.2.7.2 a Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng cán tráng (93)
            • 1.2.7.2 b Biện pháp giảm hiệu ứng cán tráng (93)
          • 1.2.8 Làm mát (93)
          • 1.2.9 Quấn vải (94)
          • 1.2.10 Ổn định (94)
        • 1.3 Thuyết minh quy trình (94)
        • 1.4 Yêu cầu vải sau cán tráng (94)
      • 2. Cắt vải (95)
        • 2.1 Nguyên liệu (95)
        • 2.2 Sơ đồ công nghệ (95)
          • 2.2.1 Hệ thống cấp vải (95)
          • 2.2.2. Hệ thống cuộn vải lót (95)
          • 2.2.3. Dàn bù (95)
          • 2.2.4. Băng tải (95)
          • 2.2.5. Dao cắt (95)
        • 2.4. Các hiện tượng khuyết tật và nguyên nhân (96)
      • 3. Ép bọc tanh (96)
        • 3.1 Nguyên liệu (96)
        • 3.2 Sơ đồ công nghệ (96)
        • 3.3 Thuyết minh quy trình (97)
        • 3.4 Yêu cầu chất lượng vòng tanh (97)
      • 4. Gia công mặt lốp cao su (98)
        • 4.1 Gia công mặt lốp xe đạp (98)
          • 4.1.1 Nguyên liệu (98)
          • 4.1.2 Sơ đồ công nghệ (98)
          • 4.1.3 Thuyết minh quy trình (98)
          • 4.1.4 Yêu cầu (99)
        • 4.2 Gia công mặt lốp xe máy (99)
          • 4.2.1 Nguyên liệu (99)
          • 4.2.2 Sơ đồ công nghệ (99)
            • 4.2.2.1 Nhiệt luyện (99)
            • 4.2.2.2 Ép đùn (99)
            • 4.2.2.3 Hệ thống làm nguội (100)
            • 4.2.2.3 a Băng tải co (100)
            • 4.2.2.3 b Dàn phun nước và thổi khô (100)
            • 4.2.2.4 Hệ thống dao cắt (100)
          • 4.2.3 Thuyết minh quy trình (100)
        • 4.3. Yêu cầu chất lượng mặt lốp (100)
        • 4.4. Một số nguyên nhân gây phế mặt lốp và cách khắc phục (101)
      • 5. Thành hình (102)
        • 5.1 Nguyên liệu (102)
          • 5.2.1 Máy thành hình (103)
        • 5.3. Yêu cầu (104)
      • 6. Lưu hóa (104)
        • 6.1. Lưu hóa cốt hơi (104)
          • 6.1.1 Nguyên liệu (104)
          • 6.1.2 Quy trình công nghệ (104)
        • 6.2. Lưu hóa lốp (104)
          • 6.2.1 Nguyên liệu (104)
          • 6.2.2 Quy trình công nghệ (104)
        • 6.3. Các nguyên nhân phế và cách khắc phục (105)
          • 6.3.1. Lốp xe đạp (105)
            • 6.3.1.1. Rộng tanh, lệch tanh (105)
            • 6.3.1.2. Thiếu su (105)
            • 6.3.1.3. Tạp chất (105)
            • 6.3.1.4. Phồng nén (105)
            • 6.3.1.5. Rỗ mành (105)
          • 6.3.2. Lốp xe máy (105)
            • 6.3.2.1. Thiếu su: chủ yếu thiếu su ở gót tanh (105)
            • 6.3.2.2. Phồng nén: Lỗi chủ quan của công nhân lưu hóa (106)
            • 6.3.2.3. Phồng bố (106)
      • 7. Kiểm tra phân loại, đóng gói (106)
    • II. XƯỞNG SẢN XUẤT SĂM LỐP XE ĐẠP, XE MÁY (106)
      • 1. Sơ đồ dây chuyền (106)
        • 1.1 Thuyết minh dây chuyền (106)
      • 2. Khu vực ép đùn (107)
        • 2.1 Sơ đồ công nghệ (107)
        • 2.2 Thuyết minh quy trình (107)
        • 2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng săm (108)
      • 3. Khu vực cắt nối (108)
      • 4. Khu vực lưu hóa (108)
      • 5. Khu vực KCS (109)
      • 6. Sản xuất chân van (109)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (111)

Nội dung

Dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ với nhiều máy móc hiện đại, tiêu biểulà: Dây chuyền luyện kín công suất 270 lít nhập của Ý, là thiết bị tiên tiến, có qui trìnhtự động hoá cao, c

CÔNG TY TNHH LAVERGNE VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH LAVERGNE VIỆT NAM

Công ty TNHH Lavergne Việt Nam tiền thân là công ty TNHH Hợp chất kỹ thuật Châu Á Thái Bình Dương Địa chỉ trụ sở công ty đặt tại Lô số 5, đường số 3, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Phường Điện Ngọc, Thị Xã Điện Bàn, Quảng Nam Được đưa vào hoạt động vào ngày 31/05/2010 Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm:

− Compound PC tái chế (Polycarbonate).

− Compound PET tái chế (Polyethylene Terephthalate).

− Compound HIPS tái chế (High Impact Polystyrene).

SẢN XUẤT HẠT HIPS

NGUYÊN LIỆU

Polystyrene (PS) tái chế có công thức cấu tạo là (CH[C6H5]-CH2)n là một loại nhựa nhiệt dẻo Polystyrene tái chế có hình dạng là các mảnh nhựa được cắt nhỏ dạng vảy mày trắng, cứng và không có mùi, giá thành rẻ, dễ gia công và sản phẩm tạo ra chịu được hóa chất vì

PS không phân cực nên chịu được các hóa chất phân cực và nước cao Nhược điểm của PS là vì có nguyên tử H ở C bậc 3 linh động nên dễ tham gia phản ứng OXH vì thế nên PS nhanh bị lão hóa trong không khí khi có ánh sáng trực tiếp Nó được sử dụng rộng rãi trông cuộc sống như sản xuất khay đựng thức ăn, hộp đựng bánh kẹo, đồ chơi…

THIẾT BỊ

- Máy trộn: trộn thùng quay, trộn khấy

- Máy đùn trục vít: 2 trục vít

- Hệ thống làm nguội bằng nước.

- Hệ thống sấy bằng khí nóng.

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT

Quy trình sản xuất hạt HIPS:

1 Tách màu, tách kim loại.

PS tái chế sau khi được thu mua nó sẽ bị trộn lẫn rất nhiều màu mà yêu cầu của sản phẩm hạt HIPS ta tạo ra là màu trắng nên việc tách màu nguyên liệu đầu vào rất quan trọng Mục đích là loại bỏ các mảnh có màu khác với màu trắng có trong nguyên liệu Máy tách màu được áp dụng nguyên lý cảm biến ánh sáng để phân biệt màu sắc của nguyên liệu Nguyên liệu được hút đưa lên phễu cấp liệu sau đó sẽ được đưa vào bộ rung rồi đưa sản phẩm vào máng Máng sẽ giúp định hình dòng nguyên liệu rơi xuống, khi rời máng, dòng nguyên liệu sẽ được camera quan sát và ghi nhận hình ảnh Trong đây có hệ thống đèn chiếu sáng giúp việc ghi nhận hình ảnh chính xác hơn Sau khi camera đã ghi nhận hình ảnh thì nó sẽ gửi thông tin về hệ thống điều khiển Hệ thống điều khiển sẽ phân tích hình ảnh và phát hiện màu khác Sau đó truyền thông tin để hệ thống thổi hơi, hệ thống thổi hơi sẽ thổi 1 lượng hơi vừa đủ để đẩy các màu khác ra ngoài, những hạt đạt tiêu chuẩn sẽ rơi vào phễu Việc tách màu của 1 mẻ không chỉ diễn ra 1 lần mà diễn ra nhiều lần vì khi tách lần 1, việc thổi hơi cũng sẽ làm văng những hạt đạt tiêu chuẩn Hiện tại nhà máy chỉ có thể phân biệt mầu đen và trắng.

Sau khi nguyên liệu PS đã được tách màu chúng sẽ được đem đổ vào phễu sau đó nó sẽ được hút vào 1 silo chứa có vai trò để trộn bằng khí nén Máy trộn này là dạng máy trộn trục vít với cấu tạo gồm 1 thùng chứa và 1 trục vít dùng để trộn vật liệu Mục đích của việc trộn là làm cho các hạt đồng đều hơn về kích thước và tính chất của sản phẩm trong một lô. Nguyên lý hoạt động của máy trộn rất đơn giản, motor sẽ truyền động đến trục vít khiến trục vít quay Khi vít quay sẽ tạo ra sự trượt và chuyển động để trộn lẫn vật liệu Các mảnh vật liệu lớn sẽ va đập vào nhau, vào cánh vít và vào thành silo làm chúng bị mài mòn và đạt đến kích cỡ đồng đều Qúa trình trộn được thực hiện trong 4 giờ Sau khi hoàn thành quá trình trộn, máy trộn lại đóng vai trò như 1 silo chứa và chờ đến giai đoạn tiếp theo.

Sấy là công đoạn rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Sau khi trộn ở quá trình trước, hệ thống khí nén sẽ tiếp tục đưa vật liệu từ thiết bị trộn đến hệ thống sấy.Tác nhân sấy được dùng là khí nóng và hệ thống thổi khí được đặt ở đáy thùng Sau khi liệu được nạp vào thùng sấy, hệ thống sẽ bắt đầu thổi khí từ dưới lên theo hình xoắn ốc Trong lúc bị thổi lên, các mảnh nguyên liệu sẽ được tiếp xúc với khí nóng làm cho hơi ẩm bị bay hơi lên trên và được hút đưa vào thiết bị sấy còn các mảnh liệu sẽ rơi xuống Ngoài mục đích làm khô mảnh thì trong quá trình sấy này cũng giúp các mảnh liệu được trộn lẫn thêm lần nữa.

Là phương pháp gia công liên tục Nó được áp dụng chủ yếu với nhựa nhiệt deo và cao su. Sản phẩm của phương pháp này chỉ được định hình theo 2 chiều nên kích thước phụ thuộc vào chế độ gia công và chế độ xử lý Năng suất máy đùn cao và sản phẩm tạo ra rất đa dạng. Ngoài ra có thể sử dụng máy ép đùn cho nhiều mục đích khác nhau Đối với quá trình sản xuất HIPS thì thiết bị ép đùn chính là thiết bị chính để trộn lẫn và làm nóng chảy nhựa sau đó đẩy qua đầu tạo hình nhờ áp lực mà trục vít gây nên để tạo thành những sợi nhựa.

Nguyên lý làm việc vủa máy ép đùn: Sau khi nguyên liệu được sấy ở công đoạn trước thì sẽ được hệ thống khí nén đưa vật liệu từ hệ thống sấy vào phễu liệu số 3 Sau đó nguyên liệu sẽ được rơi xuống hệ thống trục vít nằm ngang, hệ thống trục vít sẽ nạp nguyên liệu vào máy đùn Vì là vật liệu dạng vảy rất khó chảy nên không thể dụng nạp liệu kiểu rơi tự do. Thay vào đó ta sẽ dùng kiểu nạp liệu dạng vít tải để có thể đưa hoàn toàn nguyên liệu vào trục vít tránh mắc lại ở phểu nạp liệu Dưới tác dụng quay của trục vít nguyên liệu sẽ được dẫn vào xi lanh gia nhiệt đến nhiệt độ nóng chảy của nhựa tạo hỗn hợp dạng paste và đẩy qua đầu tạo hình Việc sử dụng 2 trục vít là vì hàm lượng độn sử dụng khá cao và ở dạng bột, nên việc sử dụng 2 trục vít sẽ làm tăng hiệu quả trộn lẫn, ngoài ra dùng 2 trục vít còn khiến cho lưu lượng ít bị biến động tạo ra sợi liên tục với kích thước đồng đều Ở giữa trục vít bố trí bơm hút chân không 40 cmHg nhằm hút khí trong máy đùn ra Trong suốt chiều dài của xilanh sẽ có tổng cộng 24 roăng với nhiệt độ khác nhau và được gia nhiệt bằng điện và được khống chế riêng lẻ, 24 roăng này được chia làm 3 vùng chính là vùng nạp liệu nguyên liệu ở dạng rắn, vùng chuyển tiếp nguyên liệu ở dạng rắn+lỏng, vùng bơm nguyên liệu chuyển sang trạng thái lỏng hoàn toàn Ngay tại đầu đùn có 2 lưới lọc để lọc kim loại,bên cạnh có lưỡi dao để gạt phần nhựa chứa kim loại đó ra ngoài một cửa khác Lưới lọc được thay thủ công và được thay khi có sự chênh áp ở trước và sau lưới lọc Đầu tạo hình gồm 20 lỗ nhỏ, nhựa nóng chảy được đẩy đến đầu tạo hình nhờ áp lực quay của trục vít,thông qua 20 lỗ nhỏ của đầu tạo hình thì 20 sợi nhựa được tạo thành và đi qua công đoạn tiếp theo.

Hình 4: Máy đùn và hệ thống nước làm mát

5 Hệ thống nước làm nguội.

Mục đích của hệ thống nước làm nguội là làm giảm nhiệt độ của nhựa khi ra khỏi đầu tạo hình làm cho nhựa hóa rắn nhanh hơn Nước sau khi làm nguội sẽ mang 1 nhiệt độ nhất định, và được đưa qua hệ thống lọc tạp chất và thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm để hạ nhẹ nhiệt độ xuống Sau đó được đưa qua hệ thống trao đổi nhiệt dạng ống chùm để làm lạnh sâu và được tuần hoàn lại để làm nguội nhựa.

Trước khi vào máy cắt sẽ qua thiết bị thổi để làm khô sợi Sau đó được kéo qua máy cắt, sợi được máy cắt cắt nhỏ thành các hạt nhỏ

Các hạt nhựa sau khi cắt được đưa qua sàng rung hình xoắn ốc để đi lên trên Phía dưới của mỗi mâm có các lỗ để hút hơi nhằm làm nguội hạt nhựa Tiếp tục qua một sàng rung để phân loại thành 3 đường, một đường là đạt kích thước, một đường là kích thước quá nhỏ, một đường là còn ở dạng sợi Các hạt đạt kích thước chạy qua máy tách kim loại nhờ từ trường rồi rớt xuống thùng chứa.

Hình 5: Máy cắt và sàng rung

THIẾT BỊ DÙNG CHO NHỮNG LOẠI NHỰA KHÁC VÀ PHỤ GIA

POLYCARBONATE

Mục đích loại bỏ phần lớn bụi bẩn Nguyên liệu được nạp vào máy rửa thông qua hệ thống băng tải, băng tải đưa nguyên liệu vào phểu nạp liệu Sau đó nó sẽ được trục vít nạp vào máy rửa Trong máy rửa có cấu tạo như trục vít và các cánh vít được bao bọc bởi hệ thống lưới thép Sau khi đã được nạp liệu lên cánh vít hệ thống sẽ bắt đầu quay cánh vít ở tốc độ cao, nước sẽ được bắn vào nhựa rất mạnh từ thành buồng Nước sẽ làm cho nhựa bị ướt và đảo trộn liên tục, cùng với đó việc trục vít quay với tốc độ cao sẽ làm cho bụi bẩn cùng với nước sẽ văng ra bên ngoài thành buồng còn nhựa sẽ bị mắc lại vì có hệ thống lưới thép. Nước là bụi bẩn sau khi văng ra ngoài thành thì sẽ rơi xuống hệ thống lọc để lọc ra bụi bẩn và lấy nước bẩn đó đem đi làm sạch và dùng tuần hoàn cho máy rửa Vì hệ thống giống trục vít nên vật liệu sau khi làm sạch sẽ dần dần được đi lên và đưa vào hệ thống làm khô nhựa.

Hệ thống làm khô nhựa tương tự hệ thống rửa, chỉ khác là không có hệ thống bắn nước mà thay vào đó là quạt được gắn trên đầu buồng chứa Về nguyên lý hoạt động thì tương tự như rửa, hệ thống sẽ bắt đầu quay đồng thời với quạt, quạt làm khô nhựa và lượng ẩm đó sẽ được thải ra môi trường, lượng nước sẽ về lại hệ thống rửa, còn nhựa sẽ được mang qua máy sàng thông qua hệ thống khí nén.

Mục đích phân loại mảnh PC có kích thước to và nhỏ Nguyên liệu sau khi rửa sẽ được khí nén đẩy qua máy sàng, nhưng việc đẩy khá khó khăn nên ở trên cùng silo chứa của máy sàn sẽ có 1 thiết bị để hút nguyên liệu từ máy rửa qua Sau khi đi vào silo chứa thì chúng ta sẽ mở cổng để nhựa rơi xuống sàng, hệ thống sàng sẽ rung và đưa vật liệu đi ra Những vật liệu kích thước nhỏ sẽ được rớt xuống và tiếp tục được rung để đi qua thùng chứa vật liệu nhỏ.Những vật liệu kích thước to sẽ không bị rơi xuống là tiếp tục di chuyển và rơi vào thùng vật liệu lớn.

Nhằm mục đích đập nhỏ những mảnh PC có kích thước lớn

POLYETHYLENE TEREPHTHALATE

Mục đích loại bỏ kim loại có trong nguyên liệu Tách kim loại được chia làm 2 hàng, 1 hàng gồm 4 thiết bị dò kim loại Nguyên liệu được nạp vào phễu chứa sau đó được băng tải đưa lên phễu của máy tách kim loại Nhựa từ phễu này được chia làm 2 đường, mỗi đường được đưa vào thiết bị tách Việc chia làm 2 đường để việc tách kim loại đơn giản hơn Nguyên liệu sau khi chia làm 2 đường thì đi qua thiết bị dò kim loại lần 1 Trong thiết bị dò này người ta sử dụng 1 cuộn dây truyền tải để tạo một điện trường trong môi trường Nếu kim loại đi ngang qua thiết bị dò này sẽ làm trường điện từ bị lệch Mức độ lệch phụ thuộc vào độ dẫn điện và kích thước của vật kim loại Ngoài ra, khoảng cách từ vật lạ đến đầu dò cũng có ảnh hưởng lớn đến mức độ lệch trường điện từ Sau khi phát hiện có kim loại, cánh gạt sẽ được mở ra đưa vật liệu cũng với mảnh kim loại rơi vào thùng chứa Sau đó gạt được đóng lại và rơi xuống máy dò thứ 2 Máy dò 2,3,4 tương tự máy dò thứ nhất, nó dùng để loại bỏ tối đa kim loại có trong nhựa.

PHỤ GIA

1 Máy trộn thùng quay 250kg

Mục đích dùng để trộn các chất phụ gia dạng bột với nhau hoặc trộn dạng hạt với dạng bột để dùng cho sản xuất hạt compound Máy trộn thùng quay cho công suất lớn và trộn được hỗn hợp có thể tích bé hơn nhiều so với thể tích thùng

Nguyên tắc cấu tạo: một thùng chứa vật liệu cần trộn lẫn bên trong dược quay quanh 1 trục.

Hình 9: Máy trộn thùng quay

2 Máy trộn cánh khuấy 200kg

Mục đích dùng để trộn các phụ gia dạng hạt Nguyên tắc và cấu tạo của máy trộn này tương đương với máy xay sinh tố.

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

TẠO MẪU THỬ

Sử dụng máy đúc tiêm để tạo mẫu (mẫu có thể ở dạng thanh, tấm,… tùy thuộc vào các thí nghiệm thử khác nhau).

Hạt HIPS Compound sẽ được đưa vào phễu nạp liệu trên máy đúc tiêm, dưới tác dụng của trục vít quay và gia nhiệt thì nhựa sẽ nóng chảy và được đẩy về phía trước, sau khi nhựa ở đầu trục vít đạt một lượng nhất định (áp suất nhất định) thì trục vít sẽ được đẩy về phía trước để bơm nhựa vào khuôn, sau đó làm nguội nhựa và tháo khuôn Sản phẩm màu trắng đục dạng các thanh nhựa nhỏ.

ĐO CHỈ SỐ CHẢY

Đánh giá đặc tính chảy của nhựa ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp gia công (MFI cao: đúc tiêm, thổi,…, MFI thấp: ép đùn, đúc,…).

Dùng máy đo chỉ số chảy:

Hình 11: Máy đo chỉ số chảy

Mẫu nhựa được đặt vào xilanh, sử dụng tải trọng để ép piston xuống kết hợp với gia nhiệt để đẩy nhựa qua đầu die Chỉ số chảy là số gam nhựa đùn qua đầu die trong 10 phút.

ĐO ĐỘ ẨM

Kiểm tra hàm lượng ẩm có trong mẫu Mẫu thử có khối lượng từ 1 – 3 gam được đưa vào buồng gia nhiệt Ẩm thoát ra sẽ được khí Nitrogen đẩy sang bình chứa dung dịch Hydranal Coloumatric Phản ứng giữa ẩm và dung dịch Hydranal Coloumatric xảy ra.

Kết quả được tính toán tự động dựa trên số microgam nước phản ứng

Hình 12: Máy đo độ ẩm

ĐO TỶ TRỌNG

Xác định được tỷ trọng của nhựa Nếu tỷ trọng cao thì độ kết tinh cao do đó độ bền của sản phẩm cao và ngược lại.

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO

Xác định được hàm lượng độn Hàm lượng tro nhiều thì lượng TiO2 nhiều do đó tính năng cơ lý tốt hơn.

ĐO ĐỘ BỀN VA ĐẬP

Kiểm tra độ bền của sản phẩm để đáp ứng được điều kiện sử dụng của sản phẩm Chọn búa có tải trọng thích hợp để đo độ bền va đập của HIPS Mẫu được đặt vào bộ phận giữ mẫu theo phương thẳng đứng sau đó thả búa rơi tự do Kết quả sẽ được hiển thị trên máy tính thông qua phần mềm đã kết nối với máy.

Hình 13: Máy đo độ bền va đập

ĐO ĐỘ BỀN UỐN, KÉO

Kiểm tra tính năng cơ lý (ứng suất, độ giãn dài, modul) của sản phẩm để đáp ứng được điều kiện sử dụng của sản phẩm Mẫu được đặt nằm ngang trên 2 gối tựa, khoảng cách giữa 2 gối tựa được thiết lập theo quy chuẩn Sau đó máy sẽ tạo lực nén lên mẫu cho đến khi xảy ra hiện tượng nứt ở bề mặt ngoài của mẫu hoặc cho đến khi độ biến dạng tối đa là 5%, tùy theo điều kiện nào xảy ra trước Kết quả độ bền kéo sẽ hiển thị trên máy tính thông qua phần mềm liên kết với máy đo dùng để đo độ bền uốn Để đo độ bền kéo, mẫu được kẹp thẳng đứng vào 2 đầu của thiết bị Đầu trên của máy sẽ di chuyển lên tạo ra lực kéo cho đến khi mẫu đứt Kết quả độ bền kéo sẽ hiển thị trên máy tính thông qua phần mềm liên kết với máy đo.

ĐO CHỈ SỐ MÀU

Để so sánh màu của sản phẩm đối với mẫu chuẩn Máy đo chỉ số màu được kết nối với phần mềm trên máy tính, thiết lập những thông số phù hợp với HIPS Mẫu thử được đặt vào máy, nguồn sáng trong máy sẽ chiếu vào mẫu thử Kết quả về DL*, Da*, Db*, DE* được đưa ra trên phần mềm

Sai số so với mẫu chuẩn trong phạm vi:

Hình 15: Máy đo chỉ số màu

PHÂN TÍCH NHIỆT QUÉT VI SAI

Mục đích để nghiên cứu vật lý chất rắn, khoa học vật liệu, hóa học, cho phép xác định các tính chất chuyển pha nhiệt của mẫu thông qua việc đo dòng nhiệt tỏa ra (hoặc thu vào) từ một mẫu được đốt nóng trong dòng nhiệt với nhiệt độ quét trong các tốc độ khác nhau. Nguyên lý: DSC làm việc dựa trên nguyên lý do sự thay đổi nhiệt độ và nhiệt lượng tỏa ra từ mẫu khi bị đốt nóng và so sánh với thông tin từ mẫu chuẩn Buồng mẫu gồm hai đĩa cân,một đĩa cân chuẩn không chứa mẫu và làm bằng vật liệu được chuẩn hóa thông tin nhiệt.Đĩa cân còn lại chứa mẫu cần phân tích Đĩa được đặt trên hệ thống vi cân cho phép cân chính xác khối lượng mẫu, cùng với hệ thống cảm biên nhiệt độ đặt bên dưới đĩa cân cho phép xác định nhiệt độ của mẫu Cả hệ thống này được đặt trong buồng đốt mà tốc độ đốt nhiệt thường được thay đổi bằng các dòng khí thổi Từ các cảm biến đo đạc, dòng nhiệt thu tỏa từ mẫu sẽ được xác định như một hàm của nhiệt độ.

CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DRC

Tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô do quân đội Mỹ để lại Tháng 12 năm 1975, ngay sau ngày miền Nam được giải phóng, Tổng cục hóa chất (nay là Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam) cử đoàn cán bộ vào tiếp quản, đến ngày 25/12/1975 Nhà máy Cao su Đà Nẵng chính thức được thành lập Đến nay Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục hơn 47 năm Nằm tại Khu Công nghiệp Liên Chiểu, DRC có vị trí địa lý thuận lợi giao thương trong nước và quốc tế.

Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, tên giao dịch DRC (DANANG RUBBER JOINT- STOCK COMPANY) là công ty cổ phần cao su lớn trong nước Thương hiệu DRC được các tổ chức trong nước và quốc tế trao tặng nhiều danh hiệu như: Sao Vàng Đất Việt, Hàng

VN chất lượng cao, Thương hiệu mạnh Việt Nam và được Nhà nước khen thưởng nhiều huân chương lao động, huân chương độc lập Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng và tốt về chất lượng Chính vì những yếu tố đó nên sản phẩm của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đã có những khách hàng lớn tin dùng sản phẩm như: Công ty Ôtô Trường Hải, Công ty Ôtô Huyndai, Công ty TMT, Công ty ô tô Xuân Kiên, Tập đoàn khoáng sản Việt Nam, nhiều Cty vận tải, xe khách cả nước Ngoài ra có nhiều khác hàng nước ngoài tin cây tại hơn 38 quốc gia thuộc Châu A, Nam Mỹ, Châu Âu Để việc quản lý các hoạt động sản xuất và công tác phục vụ sản xuất tốt, công ty đã chia ra

7 xí nghiệp với các nhiệm vụ khác nhau:

 Xí nghiệp săm, lốp radial: chuyên sản xuất các loại săm, lốp radial.

 Xí nghiệp săm, lốp ô tô: chuyên sản xuất các loại săm, lốp ô tô.

 Xí nghiệp săm, lốp xe đạp - xe máy: chuyên sản xuất các loại săm, lốp xe đạp - xe

 máy.Xí nghiệp đắp lốp ô tô: chuyên đắp lại các loại lốp ô tô đã bị mòn sau thời gian sử dụng.

 Xí nghiệp cán luyện: làm nhiệm vụ luyện cao su ban đầu thành cao su bán thành phẩm để cung cấp cho các xí nghiệp săm, lốp ô tô; xí nghiệp săm, lốp xe đạp - xe máy; xí nghiệp đắp lốp ô tô.

 Xí nghiệp cơ khí: nhiệm vụ làm mới và sửa chữa về mặt cơ khí của các thiết bị trong tất cả các xí nghiệp trong công ty.

 Xí nghiệp năng lượng: làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng ở tất cả các dạng cho tất cả các xí nghiệp của công ty

Tất cả các xí nghiệp nêu trên mỗi xí nghiệp đều có cơ cấu tổ chức, một chức năng riêng,nhiệm vụ cụ thể riêng nhưng các chức năng và nhiệm vụ đó có chung mục đích là tạo ra sản phẩm cho công ty.

CÁC DÒNG SẢN PHẨM CỦA DRC

 Lốp ô tô DRC được người tiêu dùng tin dùng nhờ chịu tải nặng, chịu mài mòn tốt, tuổi thọ cao và được bảo hành chu đáo

 Dòng lốp tải nhẹ có nhiều qui cách, phù hợp với xe khách từ 24 -35 chỗ ngồi, các loại xe tải nhẹ và xe ben dưới 5 tấn

 Dòng lốp tải nặng có nhiều quy cách, phù hợp với các loại xe vận tải hàng hoá, xe ben từ 5 tấn trở lên, xe buýt

 Dòng lốp đặc chủng có nhiều quy cách phục vụ máy cày, máy kéo nông nghiệp Đặc biệt DRC là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô siêu tải nặng dành cho các loại xe, máy đặc chủng khai thác hầm mỏ, xe cẩu container tại bến Cảng, xe san, ủi đất đá với nhiều qui cách có cở vành từ 24 inch đến 51 inch

 Dòng lốp ô tô đắp mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng với giá bán thấp, nhưng giá trị sử dụng tương đương lốp chính phẩm

 Dòng sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng từ hơn 30 năm qua; sản phẩm thường xuyên được cải tiến đổi mới, đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu đi nhiều nước.

 DRC còn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm cao su kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đa dạng tại các công trình giao thông, bến cảng, các chi tiết cao su kỹ thuật của xe ô tô

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ HỆ THỐNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Công ty luôn cập nhật thông tin về máy móc thiết bị để đầu tư phục vụ nâng cao chất lượng sản phẩm Dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ với nhiều máy móc hiện đại, tiêu biểu là:

 Dây chuyền luyện kín công suất 270 lít nhập của Ý, là thiết bị tiên tiến, có qui trình tự động hoá cao, cung cấp cao su bán thành phẩm với chất lượng ổn định.

 Hệ thống ép đùn mặt lốp nhập từ CHLB Đức, cung cấp cao su mặt lốp 3 thành phần đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giúp lốp chịu mài mòn và gia tăng tuổi thọ.

 Hệ thống máy thành hình lốp ô tô giúp cho việc phân bổ kết cấu lốp đồng đều, đảm bảo lốp chịu tải nặng và an toàn

 Hệ thống máy lưu hoá lốp ô tô, tự động vào ra lốp và kiểm soát thời gian lưu hoá, đáp ứng tốt tính năng kỹ thuật của lốp ô tô

 Cao su bán thành phẩm trong quá trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt bằng các thiết bị chuyên dùng như: máy kiểm tra độ khuyếch tán than đen,máy đo tốc độ lưu hoá, máy đo cường lực kéo đứt

 Lốp thành phẩm được chạy thử nghiệm trên máy đo cân bằng lốp ,máy chạy lý trình, Tất cả sản phẩm lỗi được loại bỏ Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng , gắn phiếu bảo hành trước khi bán ra thị trường.

 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp cho sản phẩm DRC có độ tin cậy cao.Săm lốp ô tô - xe máy DRC đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS Lốp ô tô DRC đạt tiêu chuẩn an toàn DOT 119 của Mỹ.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Với lợi thế về nguồn nhân lực năng động, trách nhiệm; sản phẩm DRC có thị phần lớn, được Tập đoàn hoá chất Việt Nam quan tâm chỉ đạo Ngày 29/06/2013 DRC đã khánh thành nhà máy mới sản xuất lốp xe tải Radial bố thép công suất 600.000 lốp/năm Đây là nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại được xây dựng tại Khu công nghiệp Liên Chiểu Đà Nẵng sẽ đáp ứng tốt chiến lược tăng tốc của Công ty.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất săm lốp, DRC tin tưởng sẽ tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, xứng đáng là Nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam.

XÍ NGHIỆP CÁN LUYỆN

CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG CÔNG NGHỆ CAO SU .30 1 Cao Su

Cao su là loại vật liệu trung gian của vật thể rắn lý tưởng và chất lỏng lý tưởng Cao su là hợp chất cao phân tử mà mạch phân tử của nó có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng Cấu tạo mạch phân tử gồm nhiều mắt xích cùng loại hay khác loại lặp đi lặp lại nhiều lần liên kết với nhau bằng liên kết hóa học Tính năng của cao su phụ thuộc vào cấu tạo, thành phần hóa học, khối lượng phân tử, sự phân bố và sắp xếp các phần tử trong mạch. Độ bền nhiệt của cao su chủ yếu phụ thuộc vào năng lượng liên kết các nguyên tố hình thành nên mạch chính Năng lượng liên kết càng cao thì độ bền nhiệt của cao su càng lớn. Cao su chứa nhóm phân cực lớn hơn ở mạch chính, lực tác dụng tương hỗ lớn do đó mạch phân tử cứng, đàn tính của vật liệu giảm nhanh khi giảm nhiệt độ, nhiệt độ hóa thủy tinh lớn Cao su không phân cực thì có lực tác dụng tương hỗ giữa các mạch phân tử bé, vật liệu mềm dẻo ngay ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ hóa thủy tinh bé Cùng loại cao su, tức cùng bản chất hóa học nhưng ở trạng thái cấu trúc tinh thể thì nhiệt độ hóa thủy tinh lơn hơn cấu trúc vô định hình.

Cao su có khối lượng phân tử càng lớn thì các tính năng cơ lý đều tăng đặc biệt là độ chịu mài mòn và tính đàn hồi Cao su là loại vật liệu có những tính chất vô cùng quý giá Khác với các vật liệu rắn cao su có độ bền cơ học thấp hơn, nhưng có đại lượng biến dạng đàn hồi lớn hơn nhiều lần Khi có ngoại lực, có những sản phẩm cao su có khả năng biến dạng hàng chục lần so với kích thước ban đầu Khác với chất lỏng lý tưởng được đặc trưng bằng độ bền cơ học vô cùng nhỏ và biến dạng chảy nhớt không thuận nghịch lớn, cao su trong nhiều lĩnh vực được sử dụng như một vật liệu chịu lực có đại lượng biến dạng đàn hồi bé.

Hỗn hợp cao su gồm nhiều cấu tử Cũng như những hệ thống hóa học khác, tính chất cơ lý, hóa học đặc trưng cho hợp phần cao su phụ thuộc vào bản chất hóa học các cấu tử, kích thước hay mức độ phân tán các cấu tử trong khối cao su, sự tác dụng tương hỗ lẫn nhau và giữa chúng với môi trường phân tán là cao su trong hỗn hợp Đại lượng ảnh hưởng lớn nhất đến tính chất cơ lý, tính chất kỹ thuật và công nghệ đó là lực tác dụng tương hỗ giữa các đoạn mạch, mắc xích, nhóm thế của mạch đại phân tử cao su,

Nguyên liệu cao su phân loại theo nguồn gốc và lĩnh vực sử dụng thì gồm 2 nhóm chính là cao su thiên nhiên được khai thác từ mủ cây cao su và cao su tổng hợp được tổng hợp từ các hợp chất hóa học khác, chủ yếu là từ dầu mỏ,

Cao su thiên nhiên được khai thác từ mủ cây cao su, mủ cao su thiên nhiên là nhũ tương trong nước của các hạt cao su với hàm lượng phần cao su khô là 18 - 53% Các hạt cao su rất nhỏ và có hình quả trứng gà hay quả lê với kích thước từ 0.05-3 μm

Mủ cao su có tình kiềm yếu (pH = 7,2), sau vài giờ bảo quản thi trị số pH giảm xuống 6,9 ÷ 6,6 nên để tránh hiện tượng keo tụ ta phải thêm chất ổn định pH là amoniac 0,5% và KOH 5% để duy trì môi trường từ pH = 10 ÷ 13 Mủ cao su thiên nhiên thường chứa nhiều nước, để giảm giá thành vận chuyển và thuận tiện sử dụng mủ thường được cô đặc Có 4 phương pháp cô đặc chính: ly tâm, bay hơi tự nhiên, tách lớp, điện ly Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau Nhưng thông thường cao su thiên nhiên được tổng hợp thành 2 dạng phổ biến là cao su tờ và cao su cốm Cao su sử dụng trong nhà máy gồm 3 loại SVR 10, SVR 3L và SRL 3.

1.1.1 Tính chất của cao su thiên nhiên:

Công thức hóa học: (C5H8)n Khối lượng riêng: 0,91 ÷ 0,93.

Tan trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vòng, không tan trong rượu, xeton Cao su thiên nhiên có sức dính tốt, đàn hồi tốt, lực kéo đứt và xé rách cao, sinh nhiệt thấp, tốc độ lưu hóa nhanh, giá thành rẻ, các khuyết điểm cao su thiên nhiên là tính chống tác dụng của

Cao su thiên nhiên có khả nẳng phối hợp tốt với các phụ gia, chất độn trên máy luyện kín hay luyện hở Dễ dàng cán tráng hay ép, sức dính tốt, có thể trộn với loại cao su không phân cực khác như SBR, NBR, BR, Chlorobutyl, với bất kỳ tỷ lệ nào.

Cao su thiên nhiên có khả năng lưu hóa với lưu huỳnh và các loại xúc tiến thông dụng Cao su thiên nhiên được dùng để sản xuất các mặt hàng dân dụng như săm lốp xe đạp, xe máy, ôtô, các sản phẩm phục vụ công nghiệp như băng tải, dây couroa, giày, làm việc trong môi trường không có dầu mỡ, hoặc được dùng trong sản phẩm y tế hay thực phẩm

Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa cây cao su, trải qua phản ứng trùng hợp tạo thành isopren với đôi chút tạp chất Điều này giới hạn các đặc tính của cao su Thêm vào đó, những hạn chế còn ở tỷ lệ các liên kết đôi không mong muốn và tạp chất phụ từ phản ứng trùng hợp mủ cao su tự nhiên Vì những lý do trên, các chỉ số đặc tính của cao su tự nhiên bị suy giảm ít nhiều, mặc dù quá trình lưu hóa có giúp cải thiện trở lại.

Cao su tổng hợp được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bao gồm isopren (2- methyl-1,3-butadiene), 1,3-butadiene, chloroprene (2-chloro-1,3-butadiene) và isobutylene (methylpropene) với một lượng nhỏ phần trăm isoprene cho liên kết chuỗi Thêm vào đó, các cấu trúc đơn này có thể trộn với các tỷ lệ mong muốn để tạo phản ứng đồng trùng hợp mà kết quả là các cấu trúc cao su tổng hợp có các tính chất vật lý, cơ học và hóa học khác nhau.

Một số loại cao su tổng hợp dùng trong xí nghiệp luyện:

1.2.1 Cao su butadiene (BR, KBR):

Là sản phẩm được trùng hợp từ butadiene 1,3 Ngoại quan có màu trắng trong Có công thức:

Có cấu trúc không gian đều hòa, có chứa nhiều nối đôi trong phân tử nên có thể lưu hóa bằng hệ thống lưu huỳnh Phối trộn được hầu hết với các loại su không phân cực Cao su

BR có khả năng chống mài mòn tốt, chịu ma sát tốt, tính chống mệt mỏi lớn Nhược điểm của BR là tính chống cắt xé, lực xé rách thấp Tùy thuộc vào các hãng sản xuất mà cao su

BR có các ký hiệu BR40, BR1000, BR01 …

1.2.2 Cao su butadiene – styrene (SBR):

Cao su butadiene – styrene là sản phẩm đồng trùng hợp từ butadiene 1,3 và styrene Ngoại quan có màu nâu đen, cao su SBR có độ cứng lớn, khả năng chống ma sát, mài mòn tốt nên thường dùng trong sản xuất mặt lốp xe máy và ôtô hoặc dùng trong các sản phẩm chịu mài mòn khác Tùy thuộc vào phương pháp tổng hợp mà có nhiều loại cao su SBR khác nhau, thường gặp nhất là SBR1502 (cao su không độn trùng hợp ở nhiệt độ thấp), SBR 1712 (cao su độn dầu trùng hợp ở nhiệt độ thấp), nhược điểm của SBR là tính chống xé rách và tính chống nứt thấp, lực kéo đứt thấp, sinh nhiệt cao, ít kín khí, tính chịu nhiệt và chống hóa chất thấp.

1.2.3 Cao su butyl (Butyl 286 loại 1 và loại 2)

Cao su butyl là sản phẩm đồng trùng hợp của izobutylen với các hợp chất hai nối đôi khác, chủ yếu là isopren Cao su butyl có ngoại quan màu trắng Tính chất công nghệ và tính chất cơ lý của cao su butyl phụ thuộc vào khối lượng phân tử và hàm lượng các mắc xích dạng đien có trong mạch đại phân tử.

CÔNG NGHỆ LUYỆN CAO SU

1.1 Mỏy luyện hở 2 trục ỉ660x2100 cú bộ đảo

Hình 17: Hệ thống 3 máy luyện hở

Gồm động cơ để tạo sự quay cho trục là một motor điện, hộp giảm tốc, bộ truyền động và hai trục cán, trục cán bộ đảo, tay đảo.

 Kiểu trục: Bề mặt trục trước, sau láng mặt

 Tốc độ dài trục trước: 30 m/phút

 Tỷ tốc hai trục luyện: 1:1,09

 Làm mát trục luyện bằng nước tuần hoàn, nước vào có nhiệt độ: 27 o C

 Độ lệch nhiệt độ nước làm mát vào và ra trục: ≤ 3 ÷ 5 o C

 Nhiệt độ gối trục tăng không quá 20 o C

Truyền động được truyền từ động cơ chính qua hộp giảm tốc nhờ các khớp nối, qua bộ truyền bánh răng ở ngoài dẫn đến hai trục luyện, hai trục luyện quay ngược chiều nhau và cán ép su ở giữa khe hở hai trục luyện Khe hở này được hiệu chỉnh bằng hệ thống vitme đai ốc Để cho su được đảo đều thì trên máy luyện hở còn có hệ thống đảo su, gồm hai trục cán nhỏ và một hệ thống đảo su chuyển động qua lại Su được chuyển lên nhờ hệ thống đảo su làm su đảo ngược lại và được ép qua hệ thống hai trục cán nhỏ.

1.2 Máy luyện kín 370 lít và máy luyện kín 270 lít

Hình 18: Máy luyện kín 270 lít và 370 lít

Máy luyện kín là một thiết bị chính trong công nghệ cao su Người ta phân loại máy luyện kín thường dựa vào thể tích buồng luyện, thể tích càng lớn thì công suất càng cao Cơ chế tăng độ dẻo trong máy luyện kín là sự oxi hóa mãnh liệt cao su ở nhiệt độ cao (160÷190℃) ở trong lòng máy, nhờ ma sát của cao su trên mặt hai trục quay và thân của buồng luyện Do đó động cơ vận hành máy thường mạnh hơn động cơ của máy cán hai trục nếu cùng một thể tích su Về mặt cấu tạo thì máy luyện kín gồm buồng luyện được là bằng thép theo tiêu chuẩn bên trong có tráng một lớp crôm cứng chống mài mòn, trong buồng luyện có hai trục luyện hình ovan quay ngược chiều nhau Thể tích buồng luyện được giới hạn bằng một quả nén có tác dụng nén vật liệu xuống buồng máy và giữ các chất này nằm luôn ở trong buồng máy nhờ hệ thống thủy lực Phần trên thân máy là phểu nạp liệu và phần dưới là lỗ tháo liệu đã hỗn luyện.

Thường thành buồng máy, các trục quay, quả chắn và bộ phận tháo có thể được giải nhiệt hoặc đôi lúc được nâng nhiệt bằng sự luân chuyển nước hoặc hơi nóng bên trong các bộ phận này.

1.2.2 Thông số máy luyện kín

 Dung tích máy luyện: 402 lít

 Tốc độ trục: 6 ÷ 60 vòng/phút

 Áp lực thực tế trên bề mặt ram ép trên: 0 ÷ 0,6 MPa (thay đổi vô cấp)

 Công suất động cơ chính: 2250KW

 Tổng dung tích buồng luyện: 250 lít

 Tốc độ trục: 4 ÷ 40 vòng/phút

 Áp lực thực tế trên bề mặt ram ép trên: 0 ÷ 0,6 MPa (thay đổi vô cấp)

 Rôto có kết cấu 4 cánh

Các nguồn năng lượng điện, khí nén, nước dẫn động vào hệ thống máy Khi động cơ khởi động thì truyền năng lượng đến bộ truyền động chuyển động làm quay hộp giảm tốc thông qua các khớp nối và bánh răng làm quay trục luyện Cửa nạp mở để nạp nguyên liệu sau đó đóng, ram ép ở phía trên sau khi nạp liệu xong ram ép ép xuống, cửa xả đóng, nêm ở vị trí cài Sau thời gian nhào luyện bơm thủy lực hoạt động mở nêm, mở cửa xả, hoàn thành một quy trình luyện của máy

Hiện trong xí nghiệp có 4 máy luyện kín, tùy theo từng giai đoạn mà luân phiên luyện các giai đoạn của các BTP khác Các máy luyện giai đoạn I thường có nhiều bụi than và hóa chất nhiều gây ô nhiễm, thường làm cho máy bị hỏng các phần điện, các ống dẫn dầu, ống dẫn nước… để khắc phục tình trạng này thì cần phải bảo dưỡng máy theo định kì, vận hành theo đúng quy trình.

1.3 Máy ép đùn cán tấm 2 trục vít

Máy đùn trục vít là công nghệ trong xí nghiệp cán luyện Máy đùn dùng để luyện cao su ở nhiệt độ cao Máy đùn luyện gồm hệ thống xilanh, trong xi lanh chứa 2 trục vít quay ngược chiều nhau để luyện sản phẩm đồng đều Máy đùn được cấp liệu từ máy luyện kín, dùng nước để làm mát khống chế nhiệt độ trục vít đùn và xilanh Máy đùn do nhiệt độ cao nên chỉ dùng để luyện những BTP chưa có chất lưu hóa ở quá trình hỗn luyện Đầu định hình là hệ thống 2 trục cán su thành tấm.

1.3.2 Thông số của máy ép đùn

 Kớch thước trục vớt: ỉ416/ỉ936x1475mm

 Tốc độ quay trục vít: 1,5 ÷ 17,5 vòng/phút

 Động cơ máy ép đùn hai trục vít: Công suất 150KW, động cơ thay đổi tốc độ kỹ thuật số, kiểu làm mát hoàn toàn kín.

 Kớch thước trục cỏn: ỉ508x1067mm

 Tốc độ dài trục cán: 2,6 ÷ 26,5 vòng/phút

 Độ cao trục trên nâng lên khi bảo trì: ≤ 200mm

 Động cơ máy cán hai trục: Công suất 150KW, kiểu làm mát kín toàn bộ

 Nhiệt độ nước làm mát vào và ra lệch: ≤ 30C

 Độ rộng tấm su sản xuất: ~ 750 mm (tấm su có thể mở rộng ra đến 800 mm)

 Độ dày tấm su sản xuất: 4 ÷ 12 mm, dung sai độ dày tấm su: ±1 mm

Sau khi vật liệu đã được luyện ở máy luyện kín sẽ được đưa vào máy đùn Su được cấp liệu vào máy đùn sẽ được trục vít quay tạo áp lực nhào trộn vào đẩy su ra khỏi đầu đùn qua hệ thống cán hai trục quay ngược chiều, su ra đi qua mày cán tạo ra bán thành phẩm dạng tấm và đi qua bể chứa chất cách lý rồi được băng tải đưa lên hệ thống làm mát bằng quạt Sau đó được đưa vào hệ thống xếp su và chờ công đoạn tiếp theo.

Hệ thống làm nguội bằng chất cách ly có pha tacl, bột talc có tác dụng chống dính cho su khi xuất tấm, sau đó được đưa lên hệ thống quạt để làm mát và thổi khô, được đặt sau hệ thống làm mát bằng chất cách ly Sau khi khô, kéo tấm su BTP đến hệ thống cân và xếp BTP (nếu xuất tấm).

1.4.2 Thông số của dàn làm nguội

 Lượng su chứa trên hệ thống:

+ Hệ thống đồng bộ với máy luyện kín 370 lít: 6 tấn

+ Hệ thống đồng bộ với máy luyện kín 270 lít: 4 tấn

 Công suất làm mát của hệ thống:

+ Hệ thống đồng bộ với máy luyện kín 370 lít: 8 - 10 tấn/h

+ Hệ thống đồng bộ với máy luyện kín 270 lít: 6 - 8 tấn/h

 Nhiệt độ cao su đầu vào:

+ Cao su luyện giai đoạn đầu: < 1700C

+ Cao su luyện giai đoạn cuối: < 1100C

 Nhiệt độ cao su đầu ra yêu cầu: ≤ 400C

 Độ rộng tấm su : ≤ 750 mm

 Độ dày tấm su : 4 ÷ 12 mm

 Trọng lượng cân mỗi pallet tối đa: 1500 kg

 Con lăn tiếp nhận và băng tải tiếp nhận: Tốc độ cần được điều chỉnh với tốc độ xuất tấm của các máy chủ (máy ép đùn cán tấm đối với luyện giai đoạn đầu và giai đoạn chuyển đoạn hoặc máy luyện hở đối với luyện giai đoạn cuối).

Su sau khi ra khỏi hệ thống luyện máy luyện hở hoặc máy đùn được kéo thành tấm qua hệ thống chất cách ly làm mát Sau khi được làm mát bằng nước, su được các bộ phận vận chuyển sang một dàn làm nguội, dàn làm nguội này được bố trí nhiều máy quạt công suất lớn có tác dụng thổi khô và làm mát su để su trở về nhiệt độ bình thường Cuối dàn làm nguội su được đưa lên hệ thống xếp su sau đó được cân và cắt dải su rồi chờ đến giai đoạn tiếp theo.

Chuẩn bị các loại hóa chất nhóm 2: Silica và các loại than đen được hệ thống khí nén đưa lên tầng 4, ở tầng 4 có hệ thống lọc bụi nhằm làm sạch các loại chất độn Than đen và silica sau khi được thổi qua các tấm lọc dạng ống thì bụi bẩn sẽ đi qua được hệ thống lưới lọc và được hút thải ra môi trường còn các hạt than đen hay silica sẽ va vào lưới lọc mất quán tính và rơi xuống silo chứa ở tầng 3 Để chuẩn bị độn cho đúng lưu lượng thì dưới hệ thống silo chứa là 1 hệ thống cân Tùy vào đơn phối liệu mà hệ thống sẽ mở van để cấp loại than và silica mà ta cần xuống thẳng máy luyện kín Ngoài ra ở tầng 3 còn có hệ thống dẫn dầu hóa dẻo xuống thẳng trực tiếp buồng luyện kín.

Chuẩn bị các loại hóa chất nhóm 3: Các silo chứa hóa chất nhóm 3 được đặt ở tầng 3, silo chứa này cũng có hệ thống thống lọc không khí Sau khi cấp hóa chất vào 20 silo chứa thì hóa chất này sẽ được đưa xuống hệ thống cân ở tầng 2 Tùy theo đơn phối liệu mà chúng ta sẽ phối hợp các loại hóa chất khác nhau Có 2 dạng nạp liệu, đối với nhưng hóa chất dạng bột được nạp liệu bằng 2 trục vít, còn đối với hóa chất dạng hạt thì được nạp bằng cách rung Lượng hóa chất sẽ đi từ hóa chất số 1 đến số 20, đến hóa chất mình cần trộn thì hệ thống nạp liệu sẽ làm liệu rơi vào túi PE, túi PE có thể tan trong cao su nên được cho thẳng vào luyện mà không cần bỏ Sau khi hóa chất có trong bì PE, nó làm nặng hệ thống cân ở dưới và đến số cân đã cài đặt thì sẽ dừng cấp liệu và được chuyển qua hóa chất cần trộn thứ

2 Quá trình trộn sẽ diễn ra 1 vòng từ hóa chất số 1 đến hóa chất số 20 và được công nhân xếp lên xe đẩy.

Chuẩn bị các loại hóa chất nhóm 1: Các silo chứa hóa chất ở nhóm 1 được đặt ở tầng 2, quá trình cân hóa chất tương tự như cách cân của nhóm 3.

Chuẩn bị cao su: Các cao su được nhập về kho sẽ được đưa đến máy luyện cùng với các hóa chất trên Để đảm bảo tính đồng nhất cho hỗn hợp cao su, cần hoá dẻo sơ bộ trước ngay giai đoạn đầu với strutol A86 hay UP92.

Thông thường một đơn pha chế được cân theo các thành phần riêng biệt như sau:

 Cao su (NR, BR40, SBR1712, TN1, CN1, CN3 )

 Các chất có lượng nhỏ như: ZnO, stearic acid, phòng lão, chất làm mềm rắn (chất làm mềm lỏng được cân riêng).

 Các loại chất độn (chất độn hoạt tính và chất độn trơ được cân riêng)

 Xúc tiến và lưu huỳnh.

2.2 Quy trình luyện cao su

2.2.1 Quy trình luyện sử dụng máy luyện kín 370 lít

Trong xưởng luyện có 2 máy luyện kín 370 lít với cấu tạo giống nhau có thể luân phiên sử dụng Tùy vào loại cao su, chất lượng sản phẩm mong muốn mà sẽ được chia ra thành nhiều giai đoạn

2.2.1.1 Đối với sản phẩm cần có độ dẻo cao và hóa chất được trộn đồng đều Đầu tiên chúng ta sẽ tiến hành sơ luyện với trên máy luyện kín Cao su và chất hóa dẻo được đưa lên hệ thống cân Sau khi đủ lượng cân thì công nhân tiến hành cho chạy băng tải đưa cao su và chất hóa dẻo đến vùng gần cửa nạp liệu Sau đó mở cửa nạp liệu và tiếp tục cho chạy băng tải để cao su và chất hóa dẻo đi vào máy luyện kín Sau khi cao su và chất hóa dẻo được đưa hết vào trong buồng luyện sẽ tiến hành đóng cửa nạp liệu Sau đó hệ thống cấp than đen và silica ở tầng 3 sẽ được đưa vào đầu máy luyện kín Thường sẽ cấp silica trước vì nó khó phân tán Sau đó thì dầu hóa dẻo cũng được bơm thằng vào buồng trộn Sau khi đủ nguyên liệu thì dùng ram ép ở trên đỉnh đầu máy trộn kín ép chặt nguyên vật liệu xuống và tiến hành trộn Lúc đầu sự cắt mạnh ở cao su là do cắt mạch cơ học giữa đỉnh roto và buồng luyện, sau khi cho than đen thì mới cắt mạch bằng nhiệt Các nguyên liệu được phân tán vào trong cao su chủ yếu diễn ra tại đỉnh roto và vách buồng trộn Sau khi được trộn đều ở máy luyện kín, khối cao su sẽ được đưa qua máy ép đùn cán tấm 2 trục vít để tiếp tục trộn và gia nhiệt Hai trục vít ngược chiều nhau vì xilanh to sẽ ko có ma sát giữa xilanh và trục vít nên phải làm ngược chiều để cuộn su vào tăng hiệu quả trộn Máy đùn được gia nhiệt và khống chế nhiệt độ khoảng 145 ÷ 150℃ bằng nước Số vòng quay của trục vít là 7r/min, áp lực tại vị trí đầu đùn 125 kg, khe hở giữu hai trục cán 3mm, tốc độ cán 5m/min Su trong máy đùn được nhào trộn theo chiều quay của trục vít, trục vít quay tạo áp lực là nhiệt độ máy đùn tăng nên không dùng để luyện su khi cho lưu huỳnh, vì ở nhiệt độ cao nếu có chất lưu hóa sẽ gây hiện ra tượng tự lưu Sau khi nhiệt độ và hỗn hợp đồng đều sẽ đi qua đầu cán để tạo tấm nhờ áp lực do trục vít tạo ra sẽ đẩy su ra khỏi đầu cán Các tấm cao su ra khỏi máy cán sẽ được qua hệ thống làm mát chứa chất cách ly và sau đó được đưa lên hệ thống làm mát tấm cao su bằng quạt Sau đó được đưa lên tầng trên rồi qua hệ thống xếp chồng vào pallet để tiếp tục giai đoạn hỗn luyện

XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT LỐP Ô TÔ

TỔNG QUAN VỀ LỐP Ô TÔ

1 Kết cấu và tác dụng

Hình 19: Kết cấu lốp BIAS

Là phần chịu tải trọng chính của lốp, trong đó có nhiều lớp vải mành đã cán tráng dán lên nhau Ngoài ra, giữa các lớp vải có thêm tầng cao su tăng dính ở các lốp có nhiều vải mành. Các lớp vải mành được sắp xếp từ trong ra ngoài với mật độ giảm dần để tăng độ bám dính giữa các lớp với mặt lốp và giảm chấn động từ bên ngoài vào làm hỏng tầng vải mành. Trong loại lốp BIAS, các tầng vải mành được dán chéo nhau một góc độ nhất định, đó là góc thành hình và số lớp vải là chẵn.

Bảng 3: Các loại vải mành trong lốp oto

Loại vải Kết cấu Mật độ Công dụng

Vải mành tầng trong 1260D2, 1680D2,1260D3 88 ÷ 100 Các lớp vải tầng trongVải mành tầng ngoài 1260D2, 1680D2,1260D3 72 ÷ 75 Các lớp vải tầng ngoài

Vải mành hoãn xung 1260D2, 1680D2,1260D3 48 ÷ 52 Các lớp vải tầng hoãn xung

Vải bọc tanh 840D1, bạt 78 ÷ 82 Bọc tanh

Vải bạt bọc gót 1260D1 60 ÷ 65 Bọc gót lốp

1.2 Tầng hoãn xung Ở loại lốp BIAS, tầng hoãn xung được hình thành từ các lớp vải thưa đã cán tráng cao su dày, được đặt giữa tầng vải mành và mặt lốp Tầng hoãn xung có tác dụng giảm bớt lực tác động bên ngoài truyền từ mặt lốp vào để bảo vệ các lớp vải cứng, ngoài ra còn tăng độ bám dính của mặt lốp và vải.

Là phần cao su bao phủ bên ngoài lốp, bao gồm:

 Cao su mặt chạy: là phần cao su tiếp xúc với mặt đường có tác dụng bám đường, chịu lực ma sát, chịu mài mòn, chịu va đập, chịu tác động của môi trường.

 Cao su hông lốp: là phần cao su nằm ở hai bên hông lốp, có tác dụng bảo vệ các tầng vải mành, chịu được lực uốn gập, chịu tác động của môi trường.

 Cao su đế lốp: là phần cao su nằm bên trong lớp cao su mặt chạy, là lớp đệm trung gian của phần mặt lốp và các tầng vải, chịu được tác dụng của lực bên ngoài, sinh nhiệt ít.

Là phần lốp tiếp xúc với vành, giúp cho lốp bám chặt vào vành xe, mỗi gót lốp được hình thành từ các lớp vải mành bọc qua các vòng tanh Mỗi bên gót lốp thường có từ 1 đến 3 vòng tanh Các vòng tanh được gia công từ những sợi thép, được bọc cao su và quấn cao su tam giác hoặc su tròn, được bọc bởi vải bọc tanh, tất cả nhằm mục đích bảo vệ lớp vải mành, liên kết với vành bánh xe.

1.5 Tầng cao su da dầu hay cao su kín khí

Cao su da dầu trong loại lốp có săm là lớp cao su ở trong cùng của lốp, có tác dụng bảo vệ cho săm khỏi hỏng khi cọ xát với tầng vải mành Đối với lốp không có săm làm tầng cao su kín khí được pha chế để không cho khí nén thấm ra ngoài lốp khi sử dụng.

Các vòng tanh được gia công từ những sợi thép, được bọc cao su và quấn cao su tam giác hoặc su tròn, được bọc bởi vải bọc tanh, tất cả nhằm mục đích bảo vệ lớp vải mành, liên kết với vành bánh xe.

Lốp thường có các kí hiệu sau:

 Chiều rộng mặt cắt lốp – Đường kính vành lắp ráp, đơn vị: inch, Vd: 9 – 20.

 Đối với lốp Radial, thương có thêm kí tự R, Vd: 7R16.

 Đường kính lốp × bề rộng hông, đơn vị tính là mm × mm, Vd: 800×200, kí hiệu này thường dùng cho lốp máy bay.

3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp ô tô

CÁC CÔNG ĐOẠN GIA CÔNG

1 Ép đùn mặt lốp Ép đùn mặt lốp là quá trình tạo ra mặt lốp bằng phương pháp đẩy ép hỗn hợp cao su dưới áp suất qua đầu định hình Quá trình ép đùn được thực hiện bằng máy ép đùn trục vít, vật liệu được ép liên tục qua đầu tạo hình bằng vít quay với tốc độ xác định.

Hình 20: Mặt lốp sau khi ép đùn

Công đoạn ép đùn mặt lốp được tiến hành trên các hệ thống ép đùn khác nhau Hiện tại xí nghiệp có hai hệ thống ép đùn cao Hệ thống ép đùn lốp tải nhẹ bao gồm hệ thống ép đùn nguội và ép đùn nóng và hệ thống ép đùn Đức Đây là hệ thống ép đùn nguội 3 thành phần.

Nguyên liệu sử dụng cho dây chuyền ép đùn 3 thành phần gồm các loại cao su BTP sau:

Cao su M41 dùng cho các mặt lốp chạy trên mặt đường phẳng, cán nhựa.

Cao su M42, M43 dùng cho các mặt lốp chạy trên các công trường, mặt đường gồ ghề, ít bằng phẳng.

1.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ Đùn đầu tổng

Máy đùn QSM 150 Máy đùn QSM 200

Băng tải vận chuyển QSM 150

Băng tải vận chuyển QSM 200

Cao su đế lốp Cao su mặt chạy

Băng tải sau máy cán Trục cán Cân trọng lượng 1m, kiểm tra bề rộng mặt lốp

Băng tải co Băng tải đỡ

Băng tải quạt thổi khô

Hệ thống làm mát Băng tải xiên hướng lên

Cân tổng thể sản phẩm

Cơ cấu dao cắt xiên

Băng tải xiên đi xuống

Băng tải lấy thành phẩm

1.2.1 Hệ thống băng tải QSM 120, QSM 150, QSM 200

Các băng tải là loại băng tải kiểu đai, được truyền động nhờ các động cơ xoay chiều 3 pha. Ngoài khả năng đảo chiều, tốc độ băng tải còn có thể được điều chỉnh vô cấp Các băng tải giống nhau hoàn toàn về mặt cấu tạo, cách thức hoạt động, chúng chỉ khác nhau về bề rộng.

Bề rộng của các băng tải tăng dần từ băng tải QSM 120, QSM 150 đến QSM 200 để có thể chuyển được các loại cao su khác nhau để nạp vào cửa nạp liệu của các đầu đùn Trên mỗi băng tải có gắn các cảm biến sau:

 Cảm biến sức căng : Để thực hiện chức năng an toàn Khi tấm su bán thành phẩm bị rối, cuộn lại, tác động vào cảm biến này, băng tải sẽ ngừng hoạt động.

 Cảm biến kim loại : Để phát hiện kim loại lẫn trong tấm su Khi phát hiện có kim loại, thì sẽ đóng van khí nén, hạ con lăn “phát hiện kim loại” giúp người vận hành phát hiện được đoan su có lẫn kim loại để loại bỏ kim loại.

 Ngoài ra còn có cảm biến áp lực phát hiện việc thiếu su tấm để báo hiệu bằng đèn cho người vận hành biết.

Hình 21: Máy đùn trục vít QSM

Máy đùn là bộ phận quan trọng nhất trong dây chuyền ép đùn Có 3 máy đùn nằm theo thứ tự từ trên xuống: QSM 120, QSM 200, QSM 150 Tại đầu đùn tổng (nơi tiếp giáp của 3 máy đùn) có bộ ghép để gắn kết ba thành phần như mặt lốp, hông lốp, đế lốp thành một dải mặt lốp hoàn chỉnh dài vô tận và có hệ thống tiếp điểm an toàn Một khi các tiếp điểm này mở ra thì hệ thống không thể làm việc được Ngoài ra, còn có các cảm biến nhiệt độ và cảm biến áp suất để kiểm tra nhiệt độ và áp suất tại các phần đầu đùn Đầu đùn tổng gồm phần trên, phần giữa và phần dưới được đóng mở bằng hệ thống xilanh piston khí nén và được gia nhiệt hoặc làm mát bằng nước nóng hoặc nước lạnh

Ngay tại miệng đầu đùn tổng là nơi lắp đặt overlap và thước, tùy theo quy cách mặt lốp mà ta lắp đặt overlap và thước khác nhau Overlap và thước được gia nhiệt bằng điện trở để làm nóng overlap và thước trước khi được đùn ra mặt lốp overlap là thước được giữ chặt trong quá trình thi công mặt lốp nhờ ngàm (lược) trên và dưới vận hành bằng hệ thống xilanh piston khí nén.

 Dẫn dòng: Dẫn dòng cao su từ các máy đùn chảy vào overlap, có hình thang cân, ở giữa thiết kế nhô lên để dòng cao su chảy sang hai bên trước rồi mới tràn lên chảy ở giữa, giúp cho cao su ra đều.

 Overlap: Thành hình sơ bộ mặt chạy, hông lốp, đế lốp và dẫn chúng vào thước.

 Thước: Ghép các thành phần lại với nhau để tạo thành mặt lốp hoàn chỉnh

Hai bộ phận chính của máy đùn là xilanh và trục vít:

Trục vít quay trong xilanh nhờ một động cơ điện xoay chiều 3 pha, có thể được gia nhiệt hoặc làm mát nhờ nước nóng hoặc lạnh Tốc độ và nhiệt độ của trục vít có thể được điều chỉnh tại màn hình và trên panel điều khiển ở phòng máy trung tâm Trục vít gồm có 3 đoạn làm việc: phần nạp liệu, phần nén ép, phần đẩy liệu Trong phần nạp liệu, khoảng không gian giữa các cánh vít lớn để đảm bảo cao su dễ nạp đầy vào xilanh Cao su tiếp theo đi vào phần nén ép, tại đây do tác dụng của lực xé trượt tăng, nên nhiệt độ tăng lên giúp quá trình hóa dẻo và đảo trộn cao su thành một khối đồng nhất Nó còn có tác dụng như một bơm để tạo ra áp suất đẩy vật liệu ở dạng lỏng thoát ra khỏi đầu đùn Sau đó cao su chảy qua phần đẩy liệu, nhiệt độ được tăng lên và độ nhớt giảm xuống rồi qua đầu miện hình để tạo hình sản phẩm.

Là một ống hình trụ có 2 lớp vỏ để chứa nước nóng hoặc nước lạnh để gia nhiệt hoặc làm nguội Bên trên thành xilanh có gắn các chốt đảo su (pin), có vai trò đảo các dòng chảy của cao su giúp quá trình hóa dẻo và trộn được đồng đều và nhanh chóng Tuy nhiên các chốt đảo cao su lại ảnh hưởng đến sự thoát không khí trong máy Do đó, số dòng và số lượng chốt đảo su trên một dòng phải được tính toán sao cho phù hợp Chế độ gia nhiệt trên thành xilanh được chia thành 2 vùng và được cài đặt nhiệt độ trong quá trình vận hành là khác nhau.

Hình 24: Mặt cắt ngang xilanh máy đùn trục vít QSM

Quá trình hoạt động của máy đùn: Qua cửa nạp liệu, cao su rơi vào rãnh vít, khi trục vít quay, cao su bị cuốn vào rãnh vít và sẽ được tải dần về phía trước đến vùng nén ép Trong quá trình vận chuyển, cao su sẽ nhận được nhiệt độ cấp từ bên ngoài qua thành xilanh và nhiệt do ma sát giữa thành xylanh và trục vít nên cao su sẽ được hóa dẻo và cuối cùng ở dạng chảy nhớt liên tục Ở vùng ép xuất, nhờ ma sát mà cao su ở trạng thái chảy nhớt được đẩy tới phía trước tạo ra một áp lực ở đầu vít đẩy cao su thoát ra khỏi đầu đùn Lượng không khí vào máy cùng với cao su sẽ được đẩy ngược ra sau nhờ áp suất hình thành trong máy.

Năng suất của máy đùn:

Bảng 4: Năng suất máy đùn trong xưởng oto

Máy đùn QSM 120 QSM 200 QSM 150

Một số thông số chính của máy ép đùn:

Bảng 5: Thông số máy đùn

Số hàng chốt Z = 10 (6 chốt mỗi hàng) Z = 12 (8 chốt mỗi hàng) Z = 12 (8 chốt mỗi hàng) Đường kính trục vít D = 120 mm D = 150 mm D = 200 mm

Phạm vi tốc độ trục vít

2 phần ống xilanh dạng chốt, được thiết kế cho gia nhiệt và làm nguội bằng nước Có 10 hàng chốt, mỗi hàng 6 chốt.

2 phần ống xilanh dạng chốt, được thiết kế cho gia nhiệt và làm nguội bằng nước.

Có 12 hàng chốt, mỗi hàng 8 chốt.

2 phần ống xilanh dạng chốt, được thiết kế cho gia nhiệt và làm nguội bằng nước.

Có 12 hàng chốt, mỗi hàng 8 chốt.

Số vùng gia nhiệt/ làm nguội trên ống xilanh

Có thiết kế vòng ren bắt đầu xoắn kép theo chiều tay phải, vùng trộn nằm trong khu vực tiếp liệu và các rãnh để tiếp nhận các chốt.

Trục vít được làm bằng thép đặc biệt, bề mặt được tôi cứng bằng Nitrua.

Có thiết kế vòng ren bắt đầu xoắn kép theo chiều tay phải, vùng trộn nằm trong khu vực tiếp liệu và các rãnh để tiếp nhận các chốt.

Trục vít được làm bằng thép đặc biệt, bề mặt được tôi cứng bằng Nitrua.

Có thiết kế vòng ren bắt đầu xoắn kép theo chiều tay phải, vùng trộn nằm trong khu vực tiếp liệu và các rãnh để tiếp nhận các chốt.

Trục vít được làm bằng thép đặc biệt, bề mặt được tôi cứng bằng Nitrua.

Số vùng gia nhiệt/ làm nguội trục vít 1 1 1

Băng tải đỡ chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là đỡ dải mặt lốp từ đầu đùn đi ra Nhờ hệ thống xilanh piston mà băng tải có thể được nâng lên hay hạ xuống mỗi khi thay thế các loại thước, lắp hộp cassette hoặc phục vụ công tác sữa chữa.

Băng tải co có hệ thống các con lăn có đường kính bằng nhau, có chiều dài 2050 mm chia làm 3 phần và có động cơ riêng để có thể điều chỉnh tốc độ Có tác dụng làm mát, ổn định mặt lốp, mặt lốp ít bị co ngót Cũng bằng cách thay đổi tốc độ của băng tải co này mà có thể điều chỉnh khối lượng trên một đơn vị chiều dài hoặc tầm dày của mặt lốp và kéo định hướng mạch phân tử Việc hoạt động của 3 băng tải được điều khiển bằng panel điều khiển tại phòng máy trung tâm Thông thường tốc độ băng tải sau luôn luôn nhỏ hơn tốc độ của băng tải trước

1.2.5 Băng tải cân liên tục

Có gắn thiết bị cân làm nhiệm vụ đo trọng lượng của 0,5m chiều dài mặt lốp Đây là công cụ dùng để kiểm soát quá trình Khi trọng lượng mặt lốp lớn hơn trọng lượng yêu cầu thì tăng tốc độ băng tải lên Ngược lại, khi trọng lượng nhỏ hơn trọng lượng yêu cầu thì giảm tốc độ băng tải.

XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT SĂM, LỐP XE MÁY, XE ĐẠP

XƯỞNG SẢN XUẤT LỐP XE ĐẠP, XE MÁY

1 Thành phần và tác dụng

Là phần cao su tiếp xúc với mặt đường có tác dụng bám đường, chịu ma sát, chịu mài mòn, va đập, chịu được các tác động của môi trường.

Là phần cao su nằm ở hai bên hông lốp có tác dụng bảo vệ các tầng vải mành, chịu được lực uốn gập, chịu được các tác động của môi trường, thông thường đối với lốp xe đạp và xe máy thì cao su mặt chạy và hông lốp là một ngoại trừ lốp có hông là cao su màu.

Là cao su dùng để tráng lên 2 mặt của các lớp vải, tăng sự bám dính của các tầng vải với nhau, đối với lốp xe đạp có thể tráng cao su lên 1 mặt vải.

Dùng để bọc các sợi tanh, cao su cần có độ bám dính tốt với kim loại.

Là các sợi thép có  0,96 mm, có tác dụng giúp lốp bám vào vành xe, sợi thép có độ bền uốn, bền bẻ gập, bám dính tốt với cao su

Hình 35: Cấu trúc xe đạp, xe máy

Là phần cơ bản của lốp, giúp lốp có hình dạng, chịu được tải trọng, quyết định đến độ bền sử dụng của lốp.

Bề rộng hông lốp-đường kính vành, đơn vị: mm-mm

Ví dụ: 37-622 mm Đường kình ngoài lốp x chiều cao mặt cắt lốp x bề rộng hông lốp, đơn vị: inch x inch x inch

Giải thích: 28 là đường kính ngoài lốp, 1 5/8 là chiều cao mặt lốp 1+5/8 inch, 1 3/8 bề rộng hông lốp 1+3/8 inch Đường kính ngoài lốp x chiều rộng hông lốp C, đơn vị: mm x mm

Giải thích: 700 là đường kính lốp, 35 là bề rộng hông lốp, C là kích thước vành xe

2.2 Đối với lốp xe máy

Bề rộng hông lốp – đường kính vành – M/C – số lớp bố danh nghĩa – TT – chỉ số tải – M

Giải thích: Bề rộng hông lốp là 2.7 inch, ‘’-‘’ nghĩa là lốp bố chéo, đường kính vành là 17 inch, ‘’M/C’’ lốp xe máy, 6PR là 6 lớp bố danh nghĩa, TT là lốp có săm, 47 là chỉ số tải, M là chỉ số tốc độ (130 km/h)

3 Các loại cao su bán thành phẩm dùng trong sản xuất lốp xe đạp-xe máy

Bảng 12: Các loại cao su bán thành phẩm dùng trong sản xuất lốp xe đạp-xe máy

STT Kí hiệu Tên gọi

01 M11 Cao su mặt lốp xe đạp đen

02 M22 Cao su mặt lốp xe đạp đỏ

03 M14 Cao su mặt lốp xe đạp leo núi

04 T12 Cao su vải mành xe đạp đỏ

05 T13 Cao su vải mành se đạp trắng

06 H13 Cao su hông lốp trắng

07 H14 Cao su hông lốp cam

08 T21 Cao su vải mành xe máy

09 M21 Cao su mặt lốp xe máy

11 C12 Cao su cốt hơi xe đạp

12 C21 Cao su cốt hơi xe máy

4 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp xe đạp, xe máy

Sản xuất lốp xe máy được thực hiện theo trình tự sau: nguyên liệu cung cấp cho xí nghiệp xe đạp, xe máy là su bán thành phẩm, BTP sau khi về xí nghiệp xe đạp, xe máy đưa qua máy luyện để thực hiện quá trình nhiệt luyện Su sau khi nhiệt luyện sẽ được đưa qua một trong hai công đoạn: qua máy cán tráng hoặc qua đùn mặt lốp Sau khi qua máy cán tráng nhận được bán thành phẩm vải đã được cán su, vải này sẽ được đưa qua máy cắt vải mành xe máy để cắt thành những đoạn vải có kích thước của chiếc lốp để sử dụng làm lớp trong của lốp Một phần su sau khi nhiệt luyện được đưa qua đùn mặt lốp, sau khi qua khỏi máy đùn mặt lốp bán thành phẩm sẽ cho những đoạn su có chiều dài bằng chu vi của chiếc lốp và có hình dạng ban đầu của mặt ngoài chiếc lốp Ngoài ra để tạo thành chiếc lốp còn có một thành phần nữa đó là tanh, tanh xe được tạo ra từ hệ thống tanh Tanh có nhiệm vụ đảm bảo phần chịu lực cho viền chiếc lốp khi lắp vào vành khi sử dụng Các thành phần: vải mành, su đã được đùn mặt lốp, tanh xe sẽ được đưa qua bộ phận thành hình lốp xe máy, xe đạp, sau khi qua giai đoạn thành hình sẽ nhận được hình dáng ban đầu của chiếc lốp Để có được chiếc lốp hoàn chỉnh thì sau khi thành hình sẽ được đưa qua giai đoạn lưu hoá, ở giai đoạn này có nhiệm vụ làm cho chín su đồng thời tạo nên những hoa văn trên chiếc lốp Lưu hoá là giai doạn cuối cùng để tạo ra một chiếc lốp Để có thể đưa ra thị trường lốp phải được qua bộ phận kiểm tra chất lượng gọi là KCS để công nhận lốp đạt chất lượng.

KCS Lưu hóa Thành hình Ép đùn mặt lốp (XM) Cán hình mặt lốp (XĐ)

Cán tráng Vải mành Ép bọc tanh

Nhiệt luyệnCao su BTP

II CÁC CÔNG ĐOẠN GIA CÔNG

1.1.1 Cao su bán thành phẩm

Bảng 13: Thông số cao su bán thành phẩm dùng trong cán tráng xe đạp-xe máy

Tên BTP Mã hiệu Độ nhớt

Mooney Điểm lưu hóa Độ cứng shore A ts1 (phút) tc90 (phút)

Là loại vải có kết cấu chủ yếu là các sợi dọc, rất ít sợi ngang với công dụng để giữ cho sợi dọc khỏi bị xô lệch Hiện nay, vải mành được chế tạo từ sợi polyamide.

Lựa chọn vải mành có kết cấu gồm sợi dọc, sợi ngang với mật độ hoặc cường lực sợi tùy thuộc vào yêu cầu từng sản phẩm Và tương ứng với từng loại vải mành thì các thông số kỹ thuật khi gia công sẽ khác nhau.

Bảng 14: Thông số vải mành được sử dụng trong công nghệ cán tráng xe đạp xe máy

Loại vải Số sợi đơn xe thành sợi dọc

Mật độ sợi dọc (sợi/dm)

Mật độ sợi ngang (sợi/dm) Công dụng

Vải phin có kết cấu sợi dọc và sợi ngang thẳng góc nhau, mật độ xấp xỉ nhau, có thể là sợi bông hay sợi nylon, cường lực sợi vải không cao nên thường dùng vào mục đích có yêu cầu không cao lắm như bọc gót lốp xe đạp, nối đầu tanh xe máy, tanh ôtô, … Tại XN XĐ-XM, vải phin dùng để nối đầu tanh Vải nguyên liệu từ khi mở bao bì đến khi đưa vào cán tráng không được quá 2 giờ Các cuộn vải không tráng hết thì phần còn lại phải đóng gói và bảo quản như vải nguyên.

1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ

Giàn Bù Quấn Trục châm bọt khí

Nhiệt luyện thô Ổn định

Hệ thống máy nhiệt luyện gồm:

+ Máy nhiệt luyện thô: gồm 2 máy luyện hở 560 Cao su bán thành phẩm đưa từ xưởng Cao su bán thành phẩm đưa từ xưởng luyện về được nhiệt luyện trên máy luyện thô, khi cao su đã ôm toàn bộ trục thì dùng dao cắt đảo 2 lần bằng tay và sau đó cắt dải đưa lên băng tải chuyển sang máy luyện tinh Khi cao su đã chuyển sang máy nhiệt luyện tinh gần hết Bắt đầu đưa tấm cao su khác lên để tiếp tục nhiệt luyện thô

+ Máy nhiệt luyện tinh: Trên máy nhiệt luyện tinh cao su tiếp tục được nhiệt luyện đạt độ dẻo yêu cầu Phía trên máy nhiệt luyện tinh có gắn 1 trục phụ, trục này có tác dụng đảo liên tục cao su trên khe trục (theo mô hình

Hepner) Lúc này cao su cũng được xuất dải chuyển lên băng tải qua máy cấp su.

Loại su được sử dụng là cao su tờ, cần lực xé lớn (> cao su cốm) nên tỉ tốc của 2 trụng của máy khoảng 1.15 ÷

1.17 Nhiệt độ sau 3 lần luyện của cao su là 95-100 0 C

Tiêu chuẩn quy trình nhiệt luyện

Cự ly trục (mm) Xuất tấm 6 ÷ 8

Nhiệt độ cho phép của cao su trên máy luyện (℃) 90 ÷ 100

 Một máy cấp cao su vào khe trục chìa và trục trên.

 Một máy cấp cao su vào khe trục giữa và khe trục dưới (chỉ dùng với VMXM).

Cuộn vải sau khi đã tháo bao bì và dán cao su nối vải ở đầu cuộn vải được lắp vào trục nhả vải Hệ thống nhả vải gồm 2 trục nhả vải để đảm bảo tính liên tục và rút ngắn thời gian thao tác khi thay cuộn vải. Để nối hai cuộn vải với nhau, ngay sau trục nhả vải có đặt bàn nối vải Bàn nối vải gồm bàn kẹp trên và bàn kẹp dưới, được gia nhiệt bằng điện trở Hai đầu của hai cuộn vải được đặt chồng lên nhau và phần dán cao su được đặt ngay giữa hai bàn kẹp.

1.2.3.2 Các thông số yêu cầu khi nối vải:

 Nhiệt độ nối vải là 185℃.

 Thời gian nối vải 55 giây.

Loại vải sử dụng: nylon 6 hoặc nylon 66, có ưu điểm nổi bật là chịu nhiệt tốt và độ bền cơ lý cao.

Gồm nhiều trục, các trục quay liên tục trong quá trình hoạt động Một nửa số trục có vân có tác dụng giàn vải sang hai bên để vải không bị gấp lại Các trục được phân bố trên hai dãy. Dãy trên có thể di chuyển lên xuống Mục đích để dự trữ vải trong lúc hệ thống làm việc phía trước hoặc phía sau tạm dừng.

Giàn bù 1đặt kế tiếp bàn nối vải Khi chuẩn bị nối vải dãy trên của giàn bù được điều chỉnh đi lên Thời gian đang nối vải trên máy cũng là lúc giàn bù đi xuống Sau giàn bù 1 là thiết bị định tâm có 2 đèn báo hiệu 2 bên mép vải nối với thiết bị điều khiển tự động Giàn bù 2 đặt ngay sau hệ thống làm mát Hoạt động khi thay cuộn vải đã quấn đủ chiều dài và bắt đầu quấn cuộn mới.

XƯỞNG SẢN XUẤT SĂM LỐP XE ĐẠP, XE MÁY

Cao su bán thành phẩm được đưa về từ xí nghiệp cán luyện Su có dạng tấm được đưa cho vào máy luyện 450 để nhiệt luyện, làm cho su mềm dẻo Máy nhiệt luyện là hệ thống gồm hai trục quay ngược chiều nhau, sử dụng nước để làm mát Khi su đạt yêu cầu xuất thành

Cao su BTP Luyện hở Đùn lọc

Máy cán 2 trục Đùn trục vít

Hệ thống thối bột tacl

Hệ thống làm mát và thổi khô

Hệ thống đục lỗ, dán van

Hệ thống phủ bột tacl

Xe máy dải được đưa vào máy ép đùn lọc, có tác dụng lọc tạp chất bên trong su, su được ép qua lưới lọc, tạp chất bị giữ lại Sau khi su lọc xong được cho qua máy luyện 400 rồi qua máy luyện 345 luyện cho đạt độ mềm dẻo sau đó nạp vào máy ép đùn săm Tại đầu đùn có hệ thống thổi khí, thổi theo bột talc vào trong ống Săm xe ra khỏi máy đùn ở dạng ống được băng tải chuyển qua hệ thống làm mát bằng nước, sau đó qua hệ thống thổi khô rồi săm được làm sạch sẽ qua bộ phận đột lỗ và dán van Phôi săm sau khi ép đùn được chuyển qua bộ phận cắt nối Tại đây, săm được cắt theo chiều dài quy định theo từng loại quy cách và nối hai đầu săm Săm bán thành phẩm được đưa qua bộ phận lưu hóa Hệ thống máy lưu hóa sử dụng hơi để gia nhiệt, hơi được bơm vào bên trong săm để làm chín phần bên trong và gia nhiệt khuôn bên ngoài để làm chín săm từ bên ngoài Săm sau khi lưu hóa được chuyển qua bộ phận hút chân không và KCS sau đó được đóng gói và đem xuất vào kho.

Cao su bán thành phẩm được đưa về từ xí nghiệp cán luyện Su có dạng tấm được đưa cho vào máy luyện hở để nhiệt luyện, làm cho su mềm dẻo trước khi cho vào máy đùn lọc Máy nhiệt luyện là hệ thống gồm hai trục quay ngược chiều nhau, sử dụng nước để làm mát Khi su đạt yêu cầu xuất thành dải được đưa vào máy ép đùn lọc Máy đùn lọc có tác dụng luyện đều thêm lẫn nữa ở nhiệt độ 70-75 o C và lọc tạp chất bên trong su bởi vì chúng ta đang làm săm nên cao su phải đảm bảo độ sạch tránh xăm lốp bị hư hỏng sau này Sau được luyện đều trong máy đùn trục vít và dần dần được đi đên đầu đùn Trước đầu đùn có 1 lưới lọc bằng kim loại với kích thước lỗ rất nhỏ, áp lực sinh ra từ trục vít sẽ ép su qua lưới lọc còn tạp chất bị giữ lại Sau khi su lọc xong được cho qua máy luyện luyện cho đạt độ mềm dẻo và khống chế nhiệt độ không cho bị tự lưu sau đó được cắt thành 2 dải su và được băng tải nạp vào 2 máy đùn săm Tại mỗi đầu đùn có hệ thống thổi khí, thổi theo bột talc vào trong ống, bột tacl có tác dụng chống dính cho lốp vì sau khi ra khỏi đầu đùn săm xe dạng ống rất dẻo nên dễ dính lại với nhau Tiếp tục thì săm xe được qua hệ thống làm mát bằng nước, sau đó qua hệ thống sấy cho ráo nước rồi tiếp túc đi qua bộ phận độn lỗ, dán van Van được bôi trước lớp keo dán là xăng công nghệ Sau đó đối với săm xe máy sẽ được đi qua buồng phủ bột tacl lên bề mặt săm, lý do phủ bột khô là vì nó sẽ cách ly đều các mặt, ngoại quan đẹp hơn và không cần quét bột ở công đoạn nối Và cuối cùng, săn sẽ đi qua hệ thống cắt, trước hệ thống cắt có 1 máy đếm chiều dài để cắt cho chính xác và xếp vào xe đẩy.

2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng săm

Su nạp liệu đã đạt yêu cầu hay chưa, lượng su vào nhiều hay ít khi nhiệt độ quá cao su bị xốp có thể xảy ra hiện tượng tự lưu, nhiệt độ thấp su không láng mặt làm cho lượng su vào máy nhiều Khi đạt nhiệt độ thích hợp, su linh động, nhuyễn

Lưới lọc bẩn khi thấy sur a chậm và sợ su xắm thì phải thay lưới

Tốc độ ép đùn, tốc độ phun bột talc (tốc độ nhanh  săm nhỏ, nhẹ)

Tỷ lệ hồi liệu cho phép là 10%

Gồm 10 máy và được nối bằng cách sử dụng nhiệt Săm sau khi được ra khỏi hệ thống đùn sẽ cần 2 tiếng để ổn định tính chất vật lý hoàn toàn Trước khi đưa vào máy, người ra sẽ phủ

2 đầu lốp vào bột tacl để chống dính cao su lên dao cắt 2 đầu su được đặt vào 2 bàn đặt của máy, lúc này dao cắt sẽ cắt 1 phần của săm lốp Dao cắt được gia nhiệt bằng điện, mỗi máy được gia nhiệt khác nhau tùy thuộc vào chiều dày của dao để đạt được nhiệt độ thích hợp, bề mặt dao cắt được vác góc nghiêng để tạo vết cắt ngọt và bức xạ nhiệt từ dao làm cho su nóng đều Su sau khi nóng sẽ được má kẹp săm ở 2 bên dán lại và tháo sản phẩm chất lên xe.

 Kẹp nối (do bs lớn hoặc thao tác của công nhân).

 Hở nhiệt (do nhiệt độ dao cắt cao làm cho su bị cháy)  hạ nhiệt độ dao cắt.

 Ba via (do dao cắt nguội, nhiệt độ không đủ làm cho mối nối bị bavia)  tăng nhiệt độ dao cắt.

 Lệch nối (do bs không đều đầu to đầu nhỏ hoặc do thao tác của công nhân).

 Dãn nối: Thao tác công nhân lấy săm trên máy nối chậm, phủ ít bột talc ở hai đầu nối, do máy nối lệch cấp hoặc lực ép không đủ.

Hệ thống lưu hóa săm là lưu hóa khuôn, sử dụng hơi để gia nhiệt, hơi được bơm vào từ bên trong làm chín săm từ bên trong và gia nhiệt khuôn bên ngoài để chín săm từ bên ngoài Nội áp hơi nhiệt 8.3 ± 0.2 kg/cm², nhiệt độ hơi nóng 176 ± 1.5ºC, thời gian lưu hóa đối với săm xe máy là 3 phút 30 giây và săm xe đạp là 3 phút 40 giây Săm sau khi nối sẽ cuốt để kiểm tra săm bị phế hay không rồi được bơm định hình, trít parafin cho kín lỗ chân van để không bị xì hơi Sau đó được đưa vào khuôn lưu hóa Van được đặt vào hệ thống thổi khí nóng để gia nhiệt từ bên trong Nhiệt được gia nhiệt từ ngoài và trong sẽ làm sản phẩm chất lượng hơn.

+ Phôi săm không đủ trọng lượng, không đều.

+ Thao tác công nhân (vô khuôn lâu, để săm trong khuôn lâu gây quá nhiệt).

+ Kẹp trong (do thao tác công nhân trít parafin không kỹ làm cho săm bị xì trước khi được cấp hơi hoặc do săm nhỏ khi thao tác công nhân nhét săm vào).

+ Kẹp ngoài (do bs lớn, thao tác công nhân bơm săm to).

+ Do máy (bị tụt dầu hoặc khi hai máy gần nhau đóng khuôn cùng lúc khiến áp lực không đủ làm cho khuôn không đóng kín gây kẹp).

+ Lậu nhiệt (bề mặt ngoài của săm sần sùi, do hơi tràn ra bên ngoài thân săm).

− Phồng su van (do lúc quét van keo không đều, chỗ dày chỗ mỏng).

− Tràn su van (do bộ phận cắt nối nối săm quá dài hoặc quá ngắn).

− Thủng nối (do bộ phận cắt nối nối săm mối nối không đạt yêu cầu, khi qua bộ phận lưu hóa gây phế).

− Hở mí van (do bộ phận ép đùn dán van không kỹ gây hở mí khi lưu hóa).

− Tạp chất, tạp chất BTP (do bộ phận ép đùn đùn săm không tốt, có phần săm bị chết trong thân săm, khi qua lưu hóa gây thủng săm).

Săm sau khi lưu hóa sẽ được cho bộ phận hút chân không để hút chân không trong van và vặn ty van sau đó chuyển cho bộ phận KCS kiểm tra, phúc tra săm để loại trừ sản phẩm phế. Tất cả những sản phẩm đạt loại 1 thì tiến hành đóng gói và lưu kho.

Cao su bán thành phẩm được đưa vào máy đùn và đùn ra dạng ống, sau đó được cắt bằng máy và ngâm vào nước lạnh để làm nguội ống su Sau khi ổn định dưới nước thì các ống su được đem qua máy cắt thành những miếng ống nhỏ để tạo ra phôi van Phôi van sau đó được đưa qua khu lưu hóa chân van Ở đây có các khuôn để mình sắp chân van và van vào. Trước khi lưu hóa công nhân sẽ phun 1 lớp silicon để chống dính Khuôn van sẽ được cho vào máy lưu hóa trước rồi mới đưa khuôn chứa chân van vào sau Sau khi van và chân van sắp xếp đầy đủ trên khuôn lưu hóa thì tiến hành lưu hóa Thời gian lưu hóa là 5 phút ở nhiệt độ 1700 C Sau khi lưu hóa xong sẽ được công nhân kiểm tra và đưa qua công đoạn mài.Công đoạn mài để tạo độ nhám cho chân van giúp dán vào săm dễ hơn.

Đà nẵng, ngày 09 tháng 01 năm 2023

Ngày đăng: 21/02/2024, 14:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w