1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kết quả thực tập và thực trạng chất lượng về cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng lá hẹ tại chicland hotel da nang

52 17 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Kết Quả Thực Tập Và Thực Trạng Chất Lượng Về Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Của Nhà Hàng Lá Hẹ Tại Chicland Hotel Đà Nẵng
Tác giả Tô Nguyễn Nhật Vy
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thị Thùy Trang
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị du lịch & khách sạn
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 4,22 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Chicland Đà Nẵng (9)
  • 1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của khách sạn (10)
    • 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của khách sạn (10)
    • 1.2.2. Chức năng và nhiêm vụ của các bộ phận trong khách sạn (11)
  • 1.3. Hệ thống sản phẩm và dịch vụ của khách sạn Chicland Đà Nẵng (13)
    • 1.3.1. Dịch vụ lưu trú (13)
    • 1.3.2. Dịch vụ ăn uống (15)
    • 1.3.3. Dịch vụ bổ sung (17)
  • 1.4. Đội ngũ lao động tại khách sạn Chicland Đà Nẵng (20)
  • CHƯƠNG II: BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ HÀNG LÁ HẸ TẠI KHÁCH SẠN (22)
    • 2.1. Giới thiệu về nhà hàng Lá Hẹ của khách sạn Chicland Đà Nẵng (22)
      • 2.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà hàng (24)
      • 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí công việc (24)
    • 2.2. Báo cáo quá trình thực tập và những kinh nghiệm đạt được trong quá trình thực tập tại nhà hàng Lá Hẹ của khách sạn Chicland Đà Nẵng (25)
      • 2.2.1. Quá trình thực tập tại khách sạn (25)
      • 2.2.2. Kết quả thực tập (26)
    • 2.3. Thực trạng chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng Lá Hẹ tại khách sạn Chicland Đà Nẵng (29)
      • 2.3.1. Trang thiết bị của nhà hàng (29)
      • 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng (32)
    • 2.4. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng Lá Hẹ thuộc khách sạn Chicland Đà Nẵng (39)
      • 2.4.1. Ưu điểm (39)
      • 2.4.2. Những hạn chế (39)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TẠI NHÀ HÀNG LÁ HẸ CỦA KHÁCH SẠN CHICLAND ĐÀ NẴNG (41)
    • 3.1. Phương hướng và mục tiêu của khách sạn và nhà hàng trong thời gian đến (41)
      • 3.1.1. Phương hướng (41)
      • 3.1.2. Mục tiêu (41)
    • 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật trong nhà hàng (42)
      • 3.2.1 Giải pháp bổ sung thay mới (42)
      • 3.2.2 Giải pháp về đào tạo và hướng dẫn nhân viên sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật.36 (44)
      • 3.2.3 Giải pháp về công tác quản lý (45)
      • 3.2.4 Công tác bảo trì - bảo dưỡng (47)

Nội dung

Những năm gần đây ngành kinh doanh khách sạn tại Đà Nẵng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Có hàng chục khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn nhỏ được xây dựng và đi vào hoạt động. Bên cạnh việc phục vụ lưu trú thì hầu như các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đều có nhà hàng để phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách, mặt khác các nhà hàng có các món ẩm thực của địa phương đã góp phần quảng bá ra thế giới những món ăn mang đậm hồn Việt. Và Khách sạn Chicland cũng không ngoại lệ, không những kinh doanh về dịch vụ lưu trú, mà còn xây dựng thêm nhà hàng nằm trong khách sạn để đảm bảo nhu cầu cũng như chất lượng dịch vụ ăn uống của khách. Những tác động tiêu cực của dịch COVID19 đến ngành du lịch năm 2020 là rất nặng nề. Những tác hại của đó khiến một số khách sạn phải tạm dừng hoạt động thế nên những cơ sở vật chất cũng phải tạm ngừng hoạt động một thời gian theo, đến khi trở lại thì các khách sạn phải sửa chữa, cải thiện lại để hoạt động trở lại một cách an toàn và đảm bảo cho du khách. Trong quá trình thực tập em đã quan sát, thực hành và nhận ra được những ưu điểm, những hạn chế của cơ sở vật chất Nhà hàng. Từ những lí do trên, em quyết định chọn đề tài “BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP VÀ THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ HÀNG LÁ HẸ TẠI CHICLAND HOTEL DA NANG” để làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình. Bố cục bài chuyên đề báo cáo gồm có những phần sau: Chương I: Giới Thiệu Khái Quát Về Khách Sạn CHICLAND Đà Nẵng Chương II: Báo Cáo Thực Tập Và Thực Trạng Về Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Của Nhà Hàng Lá Hẹ Tại Khách Sạn CHICLAND Đà Nẵng Chương III: Giải Pháp Nhầm Nâng Cao Về Chất Lượng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Tại Nhà Hàng Lá Hẹ Của Khách Sạn CHICLAND Đà Nẵng

Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Chicland Đà Nẵng

Hình 1.1 Khách sạn Chicland Đà Nẵng

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

Công ty cổ phần Chic-Land được biết đến là thương hiệu hàng đầu về Thời trang cao cấp Chicland Fashion và sau đó đã tiếp nối xây dựng một chuỗi khách sạn vào năm

2016 Đến năm 2019, khách sạn Chicland Đà Nẵng được thành lập và đi hoạt động Tòa khách sạn gây ấn tượng nhờ tông màu của bê tông trần không trát, tạo nên điểm nhấn cho không gian thiết kế, tạo sự yên bình, trầm tĩnh, toát lên sự tinh tế đậm chất mỹ thuật Nổi bật trên trục đường Võ Nguyên Giáp, Chicland hiện lên như một ốc đảo tươi mát cạnh bên bờ biển Mỹ Khê với 21 tầng nổi được bao phủ cây xanh toàn bộ 4 mặt đứng của tòa nhà. Khách sạn có vị trí vô cùng thuận lợi cho du khách khi tọa lạc tại 210 đường Võ Nguyên Giáp, Sơn Trà, Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 3km, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng 8km, gần biển.

Hình 1.2 Logo của khách sạn Chicland Đà Nẵng

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

Thông tin cơ bản: Địa chỉ: 210 Đường Võ Nguyên Giáp, P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng Điện thoại: (+84) 236 223 2222 - Hotline: 0868599288

Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của khách sạn

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của khách sạn

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Chicland Đà Nẵng

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự khách sạn Chicland Đà Nẵng)

: Mối quan hệ trực tuyến

: Mối quan hệ chức năng

Nhận xét: Về cơ bản sơ đồ cơ cấu hoạt động của khách sạn Chicland Đà Nẵng có đầy đủ các bộ phận và các chức vụ Mọi hoạt động trong khách sạn đều được trao đổi trực tiếp giữa Ban Giám đốc với các bộ phận thông qua mạng lưới vi tính Với mô hình quản lý như trên Ban Giám đốc kịp thời theo dõi được mọi hoạt động trong khách sạn Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng và được phân công công việc một cách hợp lý Và các bộ phận cũng sẽ có sự liên kết qua lại với nhau đảm bảo công việc được diễn ra một cách trơn tru nhất nhằm đem lại dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Chức năng và nhiêm vụ của các bộ phận trong khách sạn

Bộ phận này bao gồm: Ban Giám đốc, Trợ lý Tổng Giám đốc và Đại diện Chủ đầu tư cùng với các trưởng bộ phận lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn Đề ra những chế độ, quy tắc hoạt động của khách sạn và cơ chế vận hành cơ cấu bộ máy tổ chức của các bộ phận. b Bộ phận lễ tân

Chức năng: Tư vấn, góp ý về tình hình của khách sạn, nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng, xu hướng trong tương lai…

Nhiệm vụ: Đón tiếp, nhận, giải quyết yêu cầu của khách hàng và chuyển thông tin của khách hàng đến các bộ phận liên quan - hướng dẫn khách, làm thủ tục đăng ký phòng và trả phòng cho khách… c Bộ phận buồng phòng

Chức năng: Cung cấp sản phẩm dịch vụ chính tại khách sạn, chịu trách nhiệm về sự nghỉ ngơi lưu trú của khách hàng tại khách sạn; phối hợp chặt chẽ, nhất quán với bộ phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng.

Nhiệm vụ: Chuẩn bị buồng, đảm bảo phòng sạch sẽ, luôn ở chế độ sẵn sàng đón khách - vệ sinh buồng phòng hàng ngày… d Bộ phận nhà hàng

Chức năng: Cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng; hoạch toán chi phí tại bộ phận.

Nhiệm vụ: Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống gồm 3 hoạt động chính: chế biến, lưu thông và tổ chức phục vụ dịch vụ ăn uống tại khách sạn - phục vụ ăn uống cho nhân viên khách sạn - cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo… e Bộ phận bếp

Chức năng: Cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách lưu trú, hạch toán chi phí, tạo thêm lợi nhuận cho khách sạn, phục vụ ăn uống cho nhân viên khách sạn.

Nhiệm vụ: Nắm vững kế hoạch, thực đơn yêu cầu chế biến của khách về thức ăn để tính tiêu chuẩn, tính giá thành, lập dự trù chuẩn bị nguyên liệu để kịp khi phục vụ khách… f Bộ phận kĩ thuật

Chức năng: Quản lý, giám sát các hệ thống kỹ thuật và thiết bị trong khách sạn đảm bảo vận hành tốt, không gặp sự cố, trục trặc trong quá trình hoạt động.

Nhiệm vụ: Theo dõi, bảo trì thường xuyên các thiết bị trong khách sạn - sửa chữa các công cụ, thiết bị khi có yêu cầu của bộ phận khác… g Bộ phận an ninh

Chức năng: Đảm bảo an toàn cho khách hàng, tài sản của khách sạn và khách hàng, chịu trách nhiệm về an ninh trong khách sạn.

Nhiệm vụ: Tuần tra, canh gác theo ca, luôn ở tư thế sẵn sàng khi gặp sự cố, trông giữ xe cho khách và cho nhân viên các bộ phận khác trong khách sạn. h Bộ phận Spa

Chức năng: Cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị khách sạn, đảm bảo không gian thoải mái cho khách hàng.

Nhiệm vụ: Tư vấn, hướng dẫn khách hàng về các dịch vụ/ trị liệu dựa trên tình trạng và yêu cầu của khách Phục vụ khách hàng và thực hiện các dịch vụ như chăm sóc da mặt, massage, bấm huyệt, i Bộ phận kế toán

Chức năng: Quyết định các chiến lược về tài chính; tìm vốn, nguồn vốn cho khách sạn; theo dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi, công nợ…

Nhiệm vụ: Lập chứng từ trong việc hình thành và sử dụng vốn - lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, quản lý và giám sát thu, chi… j Bộ phận nhân sự

Chức năng: Quản lý, tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân viên…

Nhiệm vụ: Tổ chức, sắp xếp cán bộ, nhân viên, ban hành các thể chế, quy chế làm việc - theo dõi, đánh giá nhân viên các bộ phận và tiếp nhận ý kiến từ cấp trên…

Hệ thống sản phẩm và dịch vụ của khách sạn Chicland Đà Nẵng

Dịch vụ lưu trú

Khách sạn Chicland là khách sạn tiêu chuẩn 4 sao trong chuỗi khách sạn cao cấp.

Hệ thống phòng nghỉ vô cùng sang trọng với những tiện nghi hiện đại như điều hòa, tivi với truyền hình cáp, bàn làm việc, tủ quần áo và phòng tắm riêng Khách sạn có 150 phòng từ tiêu chuẩn đến loại hình căn hộ.

Bảng 1.1 Hệ thống hạng phòng của khách sạn Chicland Đà Nẵng

STT Loại phòng Mô tả Hình ảnh

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn một phần biển.

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn một phần biển, có ban công.

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn một phần biển, nằm vị trí cao tầng.

STT Loại phòng Mô tả Hình ảnh

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn một phần biển, nằm vị trí cao tầng, có ban công Hình1.6 Phòng Deluxe Balcony

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn trực diện biển.

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn trực diện biển, có ban công.

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn một phần biển, nằm vị trí cao tầng, có khu bếp nhỏ Hình1.9 Phòng Studio

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn một phần biển, có ban công, khu bếp nhỏ.

STT Loại phòng Mô tả Hình ảnh

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn trực diện biển, nằm vị trí cao tầng, có ban công, khu bếp nhỏ Hình1.11 Phòng Ocean Fornt

- Phòng dành cho 2 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn trực diện biển, nằm vị trí cao tầng, có ban công lớn, khu bếp nhỏ Hình1.12 Phòng Ocean Fornt

- Phòng dành cho 4 người lớn, 2 trẻ em (dưới 6 tuổi), hướng nhìn trực diện biển, có ban công lớn, khu bếp nhỏ, 2 phòng tắm và 2 phòng ngủ Hình1.13 Phòng 2 Bedroom

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

Dịch vụ ăn uống

Trải nghiệm ẩm thực tinh tế từ hệ thống nhà hàng & bar - nơi các món ăn từ các nền văn hóa gặp gỡ và kết hợp với nhau tạo nên sự pha trộn các hương vị độc đáo.

Chicland cung cấp nhiều món ăn đa dạng từ bữa sáng, bữa tối chuyên dụng hay đồ ăn nhẹ nửa đêm. a Nhà hàng Lá Hẹ

- Hoạt động: Buffet sáng (6h30 - 10h30) và Alacarte (10h30 - 22h00)

- Sáng tạo dựa trên những món ăn truyền thống Việt Nam, món ăn tại đây được kết hợp giữa sắc màu ẩm thực Việt với cách chế biến đậm chất phương Tây mới lạ.

Hình 1.14 Nhà Hàng Lá Hẹ

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng) b Trà House & Bistro

- Nơi thuận tiện cho việc gặp các đối tác cùng ngồi thưởng thức trà đạo, các loại thức uống khác kết hợp với ẩm thực Á - Âu tạo không gian ấm cúng, yên tỉnh tới du khách.

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng) c Chicland Lounge

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

- Khách hàng có thể đắm chìm vào âm nhạc cùng với những ly cocktail hoặc trải nghiệm ẩm thực nơi đây trong khung cảnh hiện đại, quyến rũ của thành phố Đà Nẵng từ trên cao.

Dịch vụ bổ sung

Cung cấp, đáp ứng thoả mãn những nhu cầu đa dạng của khách hàng Mang lại thêm nhiều lợi ích, tăng thêm giá trị kinh tế cho doanh thu khách sạn a Bể bơi vô cực

Trải nhiệm không thể bỏ qua khi đến với khách sạn Chicland, bể bơi vô cực nằm trên tầng 21 của khách sạn, cung cấp tầm nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp của bãi biển Mỹ Khê.

Du khách vừa được thỏa thích ngâm mình thư giãn dưới làn nước mát mẻ vừa được ngắm nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp của bãi biển Mỹ Khê.

Hình 1.17 Bể bơi vô cực

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng) b Phòng tập Gym

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

Khách sạn Chicland sở hữu phòng tập gym có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ hiện đại, được bố trí tại tầng 21 Khu vực này mở cửa mỗi ngày và miễn phí cho du khách lưu trú Ở đây, du khách có thể được nạp năng lượng và rèn luyện sức khỏe tạo sự dẻo dai, săn chắc cho cơ thể. c The Spa

The Spa được bố trí tại tầng 21 nằm cạnh phòng Gym Được thiết kế không gian an tĩnh, hương thơm nhẹ nhàng kết hợp với âm nhạc du dương cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp mang đến cho khách hàng những liệu trình thư giãn, tận hưởng thoải mái. Thời gian hoạt động hằng ngày: 10h00 - 22h00(thời gian nhận khách muộn nhất là 21h30).

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng) d Phòng Hội nghị - Sự kiện

Hình 1.20 Phòng hội nghị - Sự kiện

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

Phòng Hội nghị - Sự kiện cung cấp tất cả trang bị hệ thống âm thanh, trang thiết bị đầy đủ Khu vực tổ chức các buổi tiệc, hội thảo, sự kiện đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng và hỗ trợ set up, trang trí theo yêu cầu Thời gian hoạt động hằng ngày: 10h30 -23h00.

Đội ngũ lao động tại khách sạn Chicland Đà Nẵng

Bảng 1.2 Đội ngũ lao động của khách sạn Chicland Đà Nẵng

STT Tên bộ phận SL

Nam Nữ ĐC CĐ TCN TA TK

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

Một số bộ phận trong khách sạn có số lượng lớn như bộ phận Ẩm thực, bộ phận Buồng, bộ phần Bếp có thể đáp ứng được với quy mô 150 phòng của khách sạn Chicland. Ngược lại có một số bộ phận lại có lượng nhân viên ít hơn như là bộ phận kế toán, bộ phận spa.

Hiện nay khách sạn có tỷ lệ lao động nam nữ tương đối đồng đều Lao động nữ chủ yếu tập trung ở các bộ phận như là nhà hàng, kế toán, nhân sự, Lý do là bởi các bộ phận này đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo Còn các bộ phận cần đến sức khỏe như là bảo vệ, tu sửa,… thì phù hợp hơn với nam giới

- Về trình độ học vấn

Hầu hết đội ngũ lao động đều tốt nghiệp các trường Đại học Còn số ít khác thì cao đẳng, trung cấp nghề Tại các bộ phận như là Ban quản lí, Nhân sự, Lễ tân, Kế toán thì hầu hết đều từ trình độ đại học trở lên bởi tính chất công việc cần đến trình độ chuyên môn cao. Còn các bộ phận khác thì học việc và phát triển kinh nghiệm qua thời gian đi làm.

- Về trình độ ngoại ngữ: Đa số nhân viên đều thành thạo, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh Đây là lợi thế tốt vì Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến, đa số khách du lịch quốc tế sử dụng tiếng Anh khi công tác hay lưu trú tại khách sạn

BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ HÀNG LÁ HẸ TẠI KHÁCH SẠN

Giới thiệu về nhà hàng Lá Hẹ của khách sạn Chicland Đà Nẵng

Nhà hàng Lá Hẹ nằm tại tầng 3 của khách sạn, có sức chứa khoảng 180 khách, với thiết kế nội thất đơn giản nhưng đầy sang trọng Xung quanh nhà hàng được lắp sử dụng gạch không nung, là vật liệu thân thiện với môi trường Gạch không nung có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm tốt giúp tạo không gian yên tĩnh, mát mẻ trong khách sạn. Nơi đây chuyên về các món ăn Việt Nam và phục vụ bữa sáng, bữa trưa và bữa tối để có thể đáp ứng mọi nhu cầu ăn uống của khách du lịch.

Nhà hàng được phục vụ theo 2 loại hình và có thời gian hoạt động:

Hình 2.1 Thiết kế gạch không nung tại Nhà hàng Lá Hẹ

(Nguồn: Website của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

2.1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà hàng

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Chicland Đà Nẵng

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự khách sạn Chicland Đà Nẵng)

: Mối quan hệ trực tuyến

: Mối quan hệ chức năng

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí công việc a Trưởng bộ phận nhà hàng

Thực hiện các chế độ quản lý: quản lý về lao động, kỹ thuật, tài sản và vật tư hàng hoá, vệ sinh,… Và giám sát các hoạt động diễn ra trong bộ phận nhà hàng để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt. b Giám sát nhà hàng

Là người chịu trách nhiệm kiểm soát quy trình chuẩn bị, phục vụ khách hàng Lên lịch làm việc cho nhân viên nhà hàng, giải quyết phàn nàn của khách, đào tạo nhân viên mới Giám sát quá trình làm việc của nhân viên, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

Nhân viên pha Nhân viên chế phục vụ

Trưởng ca nhà hàngTrưởng bộ phận c Trưởng ca nhà hàng

Hỗ trợ quản lý và giám sát quá trình làm việc của nhân viên, kiểm tra quy trình phục vụ khách hàng một cách kỹ lưỡng, tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ Đồng thời cũng tham gia trực tiếp vào quy trình. d Nhân viên tiếp đón

Thường là nhân viên nữ và là người tạo ấn tượng tốt đầu tiên với thực khách Chào đón khách, nhận thông tin đặt bàn của khách, hướng dẫn khách vào chỗ ngồi Hỗ trợ phục vụ khi nhà hàng đông khách. e Nhân viên phục vụ

Thực hiện quy trình phục vụ khách hàng, bảo quản các dụng cụ làm việc, phối hợp làm việc với các nhân viên khác, báo cáo tất cả những sự cố xảy ra với cấp trên Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu, quy định của nhà hàng. f Nhân viên pha chế

Chuẩn bị các nguyên vật liệu, tiếp nhận order, pha chế và phục vụ các loại đồ uống theo yêu cầu của khách hàng Đảm bảo chất lượng nguyên liệu, vệ sinh trong quầy sạch sẽ.

Báo cáo quá trình thực tập và những kinh nghiệm đạt được trong quá trình thực tập tại nhà hàng Lá Hẹ của khách sạn Chicland Đà Nẵng

2.2.1 Quá trình thực tập tại khách sạn

Bảng 2.1 Quá trình thực tập tại khách sạn Chicland Đà Nẵng

Tuần Nội Dung Công Việc

1 - Tham quan, tìm hiểu về khách sạn

- Làm quen các dịch vụ, khu vực, nhân viên khách sạn

- Chuẩn bị công cụ, dụng cụ

- Học về quy trình 2 loại hình phụ vụ

- Được hướng dẫn về cách pha cà phê sáng, các loại trà đạo, nước uống khác

Tuần Nội Dung Công Việc

- Set up chuẩn bị phục vụ khách ăn Buffet sáng

- Quan sát và phục vụ khách hàng tại nhà hàng Lá Hẹ

- Dọn dẹp, lau chùi các dụng cụ ăn uống, gấp khăn ăn

4 - Học, nắm rõ menu của nhà hàng

- Đếm số lượng khăn ăn và đi thu dọn công cụ, dụng cụ của từng tầng

- Set up chuẩn bị phục vụ khách ăn Alacarte

- Quan sát và phục vụ khách hàng tại nhà hàng Lá Hẹ

- Dọn dẹp, lau chùi các dụng cụ ăn uống, gấp khăn ăn

- Set up chuẩn bị 2 loại hình phục vụ theo khung giờ

- Quan sát và phục vụ khách hàng tại nhà hàng Lá Hẹ

- Tổng vệ sinh nhà hàng theo quý

7 - Dọn kho nguyên vật liệu

- Sắp xếp, phân loại, kiểm kê hàng hóa.

- Set up chuẩn bị 2 loại hình phục vụ theo khung giờ

- Quan sát và phục vụ khách hàng tại nhà hàng Lá Hẹ

- Dọn dẹp, lau chùi các dụng cụ ăn uống, gấp khăn ăn

Sau khi hoàn thành quá trình thực tập tại khách sạn Chicland Đà Nẵng, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức và bài học Quá trình thực tập giúp em vận dụng được những kiến thức đã học ở trường vào môi trường làm việc thực tế.

Em nhận thấy bản thân đã được sử dụng kiến thức từ thầy cô giảng dạy rất có ích trong công việc Được áp dụng vào môi trường thực tế giúp em hình dung rõ hơn về ngành học Ngoài ra khi tham gia thực tập tại khách sạn Chicland Đà Nẵng giúp em học hỏi thêm rất nhiều kinh nghiệm thực tế trong công việc Khả năng làm việc nhóm được phát huy tối đa Khả năng xử lý tình huống được học hỏi qua những tình huống thực tế giúp em có rất nhiều bài học vô cùng bổ ích.

Khác xa với môi trường trường học, ở môi trường làm việc năng động như khách sạn; phải có sự chủ động trong công việc nếu không muốn bản thân trở nên yếu kém, thụt lùi trong công việc Bản thân em phải chủ động trong việc học hỏi, chủ động giải quyết vấn đề, chủ động va chạm để rèn luyện và nâng cao kỹ năng Sự chủ động chính là lợi thế để có thể hiểu biết thêm được nhiều kiến thức hơn trong ngành nghề.

- Phát triển mối quan hệ:

Thực tập là cơ hội giúp em mở rộng các mối quan hệ bởi sẽ được tiếp xúc với rất nhiều người trong quá trình thực tập, từ khách hàng đến cấp trên hay những người tài giỏi, có kinh nghiệm, những người đi trước hay thậm chí là những người đồng nghiệp, những người bạn tốt Những mối quan hệ này giúp em được học hỏi nhiều hơn và tạo cơ hội cho sự phát triển sau này của bản thân.

Sau những ngày tháng học tập tại trường khả năng giao tiếp của em đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên việc không có cơ hội tiếp xúc với khách nước ngoài, làm khả năng phản xạ của em chưa được nhanh nhạy Vì vậy khi được làm việc tại khách sạn Chicland Đà Nẵng em có cơ hội tiếp xúc với nhiều du khách quốc tế lưu trú và trải nghiệm dịch vụ tại đây Giúp bản thân em nâng cao khả năng giao tiếp tiếng anh của mình Không những giao tiếp với du khách tại khách sạn, còn có thể giao lưu với thực tập sinh nước ngoài Điều đó giúp em không những học hỏi về ngoại ngữ mà học hỏi thêm cả về văn hóa.

Tại khách sạn Chicland Đà Nẵng em nhận thấy đây là một nơi làm việc rất chuyên nghiệp Nhân viên luôn được tôn trọng và tiếp đãi khách hàng cựu kỳ tốt Không những thế các nhân viên trong mỗi bộ phận luôn làm việc đồng đều, linh hoạt cùng nhau để mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Vì thế tất cả nhân viên luôn hòa đồng cả trong và ngoài công việc.

Từ đó, em có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, cũng như học hỏi những người đi trước để cải thiện những điểm yếu để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và theo đuổi ngành nghề yêu thích của bản thân trong tương lai. a Những hạn chế trong quá trình thực tập tại khách sạn Chicland Đà Nẵng

- Tuần đầu còn bỡ ngỡ, lo lắng về môi trường mới

- Còn ngại về giao tiếp với các đồng nghiệp, thụ động trong công việc

- Còn hạn chế về trình độ chuyên môn khi giao tiếp với khách

- Còn lúng túng trong việc nhận order, bưng món cho khách

- Vào những ngày khách đông, dọn bàn phục vụ thiếu linh hoạt, còn chậm chạp khiến khách phải đợi

- Việc tiếp xúc với môi trường mới cùng với những công cụ dụng cụ, món ăn còn lạ lẫm. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc phân loại và nhận biết chính xác b Biện pháp để khắc phục nhược điểm của bản thân

- Biết kiểm soát cảm xúc phù hợp không để cảm xúc cá nhân xen lẫn trong lúc làm việc, phải luôn tươi cười khi phục vụ khách và ứng xử khéo léo hơn

- Phải luôn nhanh tay lẹ mắt để hoàn thành tiến độ công việc Phải trao dồi vốn từ nhiều hơn để có thể giao tiếp với khách hàng Linh hoạt, nhanh nhẹn chủ động hơn trong quá trình phục vụ khách

- Trao dồi các kĩ năng mềm và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ Xem trước và nắm rõ các món ăn trong menu khi nhận order, bưng món cho khách

- Rèn luyện cho bản thân tính tỉ mỉ, cầu tiến và hạn chế sai xót xảy ra khi được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp Chủ động tìm hiểu, học hỏi trong quá trình làm việc.Rút ra những kinh nghiệm thực tế cho bản thân, cũng như học hỏi những người đi trước để cải thiện những điểm yếu của chính mình và có thể định hướng được cho tương lai cố gắng, hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày

Thực trạng chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng Lá Hẹ tại khách sạn Chicland Đà Nẵng

Cơ sở vật chất kĩ thuật là nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ ăn uống, là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phục vụ khách Trang thiết bị phải thể hiện được đẳng cấp của nhà hàng, phải có đầy đủ vật dụng cần thiết cũng như dụng cụ phục vụ khách luôn trong tình trạng sẵn sàng đón tiếp khách Như vậy khi bước vào nhà hàng, khách sẽ cảm nhận được nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ khách với những gì tốt nhất cùng với trang thiết bị đầy đủ nhất Điều đó sẽ làm cho cảm nhận của khách hàng về nhà hàng tốt hơn.

2.3.1 Trang thiết bị của nhà hàng

Bảng 2.2 Tình trạng sử dụng trang thiết bị của nhà hàng Lá Hẹ

STT Tên thiết bị SL Tình trạng

8 Hệ thống chữa cháy tự động 6 4 2

(Nguồn: Bộ phận Nhà hàng Lá Hẹ của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

Nhìn chung, Các trang thiết bị nhà hàng Lá Hẹ tương đối tốt và đầy đủ, chỉ có một số trang thiết bị hư hỏng và cần được thay thế mới Các trang thiết bị đều được kiểm tra một cách kỹ lưỡng về nơi sản xuất và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Hệ thống điện: Trong tất cả các khu vực phục vụ ăn uống đều được lắp đặt hợp lý tùy theo vị trí và được thiết kế có tính thẩm mỹ, an toàn Các tổ hợp phích cắm được bố trí quanh không gian phục vụ Bên cạnh đó, ở những địa điểm chính được lắp đặt hệ thống đèn với bộ lưu trữ điện phòng trong trường hợp cúp điện đột xuất.

- Hệ thống ánh sáng: Hệ thống bóng đèn chiếu sáng được sử dụng là những bóng đèn huỳnh quang và đèn leb có ánh sáng vàng và công suất tiêu hao điện năng thấp.

- Hệ thống âm thanh: Hệ thống loa nghe nhạc của nhà hàng được đặt âm trên trần, tạo ra âm thanh du dương làm cho khách cảm thấy thoải mái.

- Hệ thống chữa cháy: Được bố trí đúng với quy định và luôn sẵn sàng hoạt động trong trường hợp có sự cố cháy nổ

2.3.2 Công cụ, dụng cụ phục vụ ăn uống của nhà hàng

Bảng 2.3 Tình trạng sử dụng công cụ, dụng cụ của nhà hàng Lá Hẹ

STT Loại Tên dụng cụ SL Tốt Hỏng Cũ

Khay chứa dụng cụ ăn 11 9 0 2

Tủ đựng dụng cụ ăn 2 2 0 0

STT Loại Tên dụng cụ SL Tốt Hỏng Cũ

(Nguồn: Bộ phận Nhà hàng Lá Hẹ của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

Về công cụ dụng cụ phục vụ ăn uống tại nhà hàng Lá Hẹ khá đầy đủ và đa dạng. Tất cả dụng cụ đều được kiểm tra và vệ sinh liên tục để đảm bảo luôn mang lại một chất lượng tốt nhất cho khách hàng Tuy nhiên có một số công cụ dụng cụ bị hỏng và rất cũ cần thay thế gấp và một số dụng cụ có số lượng ít cần được mua thêm để làm phương án dự phòng Cụ thể:

- Đồ gỗ: Các loại bàn ghế gỗ bị trầy và phai màu sơn, khay đựng dụng cụ ăn bị ố, mục ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nhà hàng

- Kim Loại: Đây là nhóm dụng cụ mà khách sử dụng nhiều nhất, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và cảm giác của khách tại nhà hàng Tuy nhiên dao, muỗng, nĩa đã qua nhiều năm sử dụng bị mòn và biến dạng.

- Sành Sứ: Nhóm công cụ dụng cụ ăn chiếm nhiều nhất và rất dễ bị rơi vỡ nhất, nên cần bảo quản kỹ lưỡng Hiện tại thì số lượng đồ vỡ, nứt khá nhiều cho thấy việc bảo quản và sử dụng chưa được tốt.

- Thủy Tinh: Thủy tinh tại nhà hàng chất liệu khá mỏng phần lớn khách dùng đựng nước lạnh và nước trái cây Tuy nhiên một số khách dùng đựng nước nóng và gây nứt ly.

- Đồ Vải: Đồ vải tại nhà hàng có một số loại rất dễ bám bụi và dễ bị ẩm mốc, bạc màu Đặc biệt vào mùa mưa thì đồ vải bị thiếu hụt nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng

- Loại khác: Một số placemat vẫn còn bám vết bẩn của thức ăn cũ, chất liệu bị cũ, chưa được bảo quản tốt gây mất thẩm mỹ Trong mùa cao điểm, vì tấm placemat còn hạn chế dẫn đến việc lượng khách đông không đủ để phục vụ.

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng a Đầu tư và lựa chọn nhà cung ứng Để vừa đảm bảo được chất lượng dịch vụ vừa nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà hàng Lá Hẹ đã phải cân nhắc lựa chọn mua các nhà cung ứng uy tín, chất lượng tốt mà giá cả vừa phải

Nhà hàng xem xét mục đích và mục tiêu sử dụng trang thiết bị Tính toán thật kĩ lưỡng về định giá cơ sở vật chất kỹ thuật sao cho phù hợp với tình hình tài chính của khách sạn Tránh trường hợp mua về nhưng không sử dụng gây lãng phí hao tổn chi phí của khách sạn Khi xác định nhu cầu cơ sở vật chất kỹ thuật nhà hàng cần mua thì Ban quản lý tiến hành nghiên cứu và lựa chọn nhà cung ứng phù hợp theo các bước như sau:

- Bước 1:Tìm hiểu và thu thập thông tin nhà cung ứng

- Bước 2:Đánh giá ưu nhược điểm của nhà cung ứng.

- Bước 3: So sánh các tiêu chuẩn đặt ra như giá cả, giá trị sử dụng,…của nhà cung ứng đó có phù hợp với nhà hàng.

- Bước 4: Đến tận nơi nhà cung ứng để trực tiếp thấy và kiểm chứng chất liệu và xem xét lại các thông tin mà trước đó đã thu thập

- Bước 5: Chọn nhà cung ứng.

- Bước 6: Soạn thảo văn bản hợp đồng và các đơn đặt hàng gửi đến nhà cung ứng đã chọn

Bảng 2.4 Một số nhà cung ứng mà Chicland hiện đang dùng

STT Tên Nhà cung ứng Đặc điểm

- Chất liệu inox 304 bền bỉ không gỉ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được sử dụng để chuẩn bị, phục vụ và ăn thức ăn trong văn hóa phương Tây với các vật dụng chính yếu gồm dao, thìa, dĩa.

- Thiết kế hiện đại đa dạng với nhiều kích cỡ và công dụng tương ứng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phục vụ và ăn uống.

CK (xuất xứ Việt Nam)

- Độ bền cao, có khả năng chịu được sự thay đổi đột ngột, không bị nứt ngay khi mới lấy ra từ lò nướng (180°C) và đặt dưới vòi nước chảy.

- Không hấp thụ nước, khả năng chống vết bẩn cao.

- An toàn khi sử dụng trong máy rửa chén, lò vi sóng, tủ đông.

(Nguồn: Bộ phận Nhà hàng Lá Hẹ của khách sạn Chicland Đà Nẵng)

Đánh giá chung về thực trạng chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng Lá Hẹ thuộc khách sạn Chicland Đà Nẵng

- Cơ sở vật chất trong nhà hàng và sảnh đón tiếp của nhà hàng Lá Hẹ được bố trí với khoảng cách tương đối hợp lí Từ ghế của bàn này đến ghế của bàn kia cách nhau một khoảng tầm 1,5m với diện tích này giúp nhân viên có thể thuận lợi di chuyển khi phục vụ và dọn dẹp

- Việc bố trí sắp xếp bàn ghế, trang trí trong nhà hàng rất linh hoạt Trong một số dịp đặc biệt, nếu khách muốn có không gian yên tĩnh lãng mạn cho gia đình hoặc các cặp đôi tình nhân, nhà hàng sẽ sắp xếp vị trí và số lượng bàn ghế theo yêu cầu cho khách.

- Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà hàng khá đầy đủ, đồng bộ về số lượng, trang thiết bị khá hoàn chỉnh đáp ứng tốt trong quá trình phục vụ khách

- Các hệ thống trong nhà hàng được bố trí hợp lý, có chất lượng và hoạt động tốt khi sử dụng trong quá trình phục vụ khách.

- Cách thức lựa chọn nhà cung ứng rõ ràng, kỹ lưỡng để có thể đảm bảo được chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như giá thành phù hợp với tài chính nhà hàng.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, khách sạn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục để cho việc kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn. a Về trang thiết bị

- Hệ thống điều hòa ở một số khu vực như hostess, quầy cà phê không hoạt động dẫn đến tình trạng những ngày hè nắng nóng gây khó chịu cho khách và nhân viên.

- Xe đẩy cũ, thường xuyên bị rớt bánh xe tạo ra sự mất thẩm mỹ cho du khách và gây bất tiện cho nhân viên.

- Vào mùa cao điểm, nhà hàng chỉ có 1 xe đẩy dẫn đến tình trạng thu chén dĩa dơ chậm ảnh hưởng đến việc set up bàn mới cho khách. b Về công cụ dụng cụ

- Quá trình sử dụng công cụ dụng cụ đã lâu dẫn đến hao mòn nhưng vẫn chưa được đầu tư thay thế kịp thời

- Đồ vải còn cũ, khăn ăn bị phai màu gây mất thẩm mỹ chưa mang lại được sự sang trọng của nhà hàng.

- Placemat vẫn còn bám vết thức ăn cũ, còn hạn chế về số lượng dẫn đến không đủ để phụ vụ khách vào mùa cao điểm c Về các yếu tố ảnh hưởng

- Thời gian kiểm kê 6 tháng 1 lần sẽ không thể quản lí hết được đối với các công cụ dụng cụ số lượng lớn, chưa phân loại cơ sở vật chất rõ ràng, tình trạng mất mát lúc sử dụng và bảo quản vẫn còn xảy ra làm hao hụt các trang thiết bị, dụng cụ.

- Công tác đào tạo hướng dẫn còn hạn chế, đa phần là do nhân viên hướng dẫn nhân viên sau.

- Đội ngũ lao động chưa thật sự tỉ mĩ, đôi lúc chưa nhận rõ vai trò dẫn đến tình trạng thờ ơ, không chú ý đến cách bảo quản trang thiết bị, công cụ và dụng cụ phục vụ ăn uống.

- Việc sắp xếp bảo quản cơ sở vật chất còn lộn xộn gây ra việc tốn thời gian tìm kiếm lúc cần thiết.

- Các quy định về xử phạt trong nhà hàng chưa được cụ thể và chưa xác định rõ trách nhiệm cũng như hình thức xử lý

- Công tác bảo trì - bảo dưỡng chưa được đảm bảo, hư hỏng vẫn lặp lại và khi cần gấp thì không có nhân viên kỹ thuật hỗ trợ.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TẠI NHÀ HÀNG LÁ HẸ CỦA KHÁCH SẠN CHICLAND ĐÀ NẴNG

Phương hướng và mục tiêu của khách sạn và nhà hàng trong thời gian đến

Trong những năm gần đây nhiều khách sạn mới ra đời cùng cạnh tranh và phát triển với cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, tiện nghi Điều đó tạo ra sự cạnh tranh và phát triển vô cùng mạnh mẽ trong ngành lưu trú, dịch vụ ăn uống Để hoạt động kinh doanh khách sạn có hiệu quả cao và tạo được chỗ đứng trên thị trường du lịch nhằm đòi hỏi khách sạn Chicland Đà Nẵng không ngừng nỗ lực cố gắng về mọi mặt.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Đổi mới và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung Đầu tư cơ bản,chiều sâu, đào tạo cho nhân sự để giữ vững chất lượng dịch vụ và sản phẩm khách sạn 4 sao đạt tiêu chuẩn.

Tăng cường công tác quảng bá, mở rộng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, các trung gian lữ hành, các cơ quan tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương Tiếp tục thúc đẩy mạnh công tác liên doanh, liên kết và hợp tác kinh tế theo phương trâm đôi bên cùng có lợi.

Việc xác định mục tiêu, chiến lược cho hoạt động kinh doanh và phát triển của khách sạn là điều mà Ban lãnh đạo khách sạn phải quan tâm hàng đầu Vậy nên khách sạn Chicland Đà Nẵng đã không ngường đầu tư về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như chất lượng dịch vụ để có thể đưa ra những mục tiêu khách sạn hướng đến:

- Hoàn thiện thực trạng các quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng để mang đến sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

- Tăng cường đội ngũ cán bộ công nhân viên để phục vụ khách hiệu quả hơn kết hợp với việc gửi đi đào tạo và mở rộng các lớp bồi dưỡng.

- Tăng doanh thu hơn so với năm trước Chú tâm đến việc khai thác, giữ cho được mối quan hệ chặt chẽ với những khách hàng trung thành.

- Quan tâm hơn nữa công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác phục vụ khách ăn uống tại nhà hàng khách sạn.

- Tìm kiếm và thu thập thông tin và những ý kiến đóng góp của từng khách hàng khác nhau để từ đó thiết kế sản phẩm dịch vụ của mình ngày càng hoàn thiện hơn.

Giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật trong nhà hàng

Qua quá trình thực tập tại nhà hàng Lá Hẹ em nhận thấy cơ sở vật chất khá đầy đủ, hệ thống kỹ thuật phục vụ khách đáp ứng được nhu cầu cũng như chất lượng món ăn hay chất lượng phục vụ trực tiếp của nhân viên nhà hàng tương đối tốt Bên cạnh đó cũng còn gặp phải nhiều hạn chế cần được khắc phục Để chất lượng dịch vụ trong nhà hàng được hoàn thiện hơn về mặt công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật cần có những giải pháp cụ thể

3.2.1 Giải pháp bổ sung thay mới

Khách hàng quan tâm đến mức độ hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật ở nhà hàng.

Vì vậy mà các vật dụng trong nhà hàng phải đảm bảo sạch sẽ, còn hoạt động tốt, khách hàng không muốn sử dụng các thiết bị đã cũ, tồi tàn, nhìn mất thẩm mỹ.

Giám sát hoặc Trưởng ca phải thường xuyên giám sát, tiến hành kiểm tra các tình trạng hệ thống trang thiết bị trong nhà hàng Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nào cũng có một mức sử dụng nhất định, nên cần có những kế hoạch cho các trang thiết bị sắp hết hạn hoặc không thể vận hành trong thời gian tới, linh hoạt trong quá trình xử lý, mua mới bổ sung trang thiết bị, công cụ dụng cụ đã bị hỏng hay quá cũ

Bảng 3.1 Đề xuất cần thay mới, bổ sung với các trang thiết bị, dụng cụ

STT Tên SL Đơn vị tính

2 Hệ thống chữa cháy tự động 2 Cái

7 Khay chứa dụng cụ ăn 2 Cái

13 Dĩa (lớn và nhỏ) 251 Cái

15 Chén dụng gia vị 5 Cái

17 Khăn lau dụng cụ 21 Cái

(Nguồn: Tô Nguyễn Nhật Vy đề xuất dựa trên thực trạng nhà hàng Lá Hẹ)

Dựa vào tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật mà đưa ra giải pháp mua mới và bổ sung cho hiệu quả Chẳng hạn như: placemat thường thì trong quá trình phục vụ khách đông, nhân viên sẽ chỉ lấy khăn lau sơ và với lượng khách đông tình trạng placemat bị thiếu không đủ cho khách Chính vì vậy mà nhà hàng cần có chính sách về khoản phí dự trù cho các trường hợp bắt buộc phải mua mới, bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật để không làm gián đoạn ảnh hưởng đến quá trình khách sử dụng dịch vụ cũng như quá trình phục vụ khách

Bên cạnh đó, việc đầu tư trang thiết bị một cách đồng bộ, chọn lựa các nhà cung ứng có uy tín, thương hiệu cao, ban đầu giá thành đầu tư sẽ cao nhưng về lâu về dài sẽ ít tốn kém hơn trong công tác bảo trì Chất lượng luôn đi đôi với giá cả Việc nhà hàng cần là luôn chọn trang thiết bị cơ sở vật chất có chất lượng cao nhất có thể, phù hợp với mục tiêu sử dụng, phù hợp với tài chính nhà hàng

Bảng 3.2 Một số nhà cung ứng mà nhà hàng Lá Hẹ có thể xem xét và lựa chọn

STT Nhà cung ứng Đặc điểm

- Sản phẩm đồ vải khách sạn của Hantex sử dụng chất liệu Cotton cao cấp, thiết kế theo phong cách tối giản mà tinh tế.

- Đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và màu sắc, giúp các nhà hàng dễ dàng có những chọn lựa phù hợp, tạo nên hình ảnh đồng bộ, chuyên nghiệp cho không gian nhà hàng.

- Thấm hút tốt giúp cho việc lau chùi và vệ sinh dễ dàng hơn.

- Đồ bền cao và tính năng chống nhăn, sản phẩm có thể giặt và làm sạch dễ dàng, đồng thời vẫn giữa được độ mới và độ bền sau nhiều lần sử dụng.

- Nhãn hiệu ly cốc nổi tiếng của Thái Lan được ưa chuộng trên toàn thế giới Nhà sản xuất cung cấp đồ thủy tinh chất lượng cao.

- Sản phẩm đẹp thủy tinh trong suốt với giá cả phải chăng Đảm bảo chất lượng, mẫu mã các sản phẩm đa dạng chuyên nghiệp phù hợp với mọi đối tượng người dùng và độ an toàn vệ sinh tuyệt đối.

- Tạo nên sự độc đáo, và giá trị cho mọi tầng lớp khách hàng của ngành ẩm thực.

3.2.2 Giải pháp về đào tạo và hướng dẫn nhân viên sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhân viên cần là những người đi đầu trong công tác bảo vệ và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật Vì vậy khách sạn Chicland Đà Nẵng luôn quan tâm đến việc tuyển dụng và bồi dưỡng nhân viên Tuy nhiên, đối với việc đào tạo và huấn luyện nhân viên sử dụng trang thiết bị của nhà hàng thì vẫn còn chưa tốt

Bộ phận nhà hàng, nghiệp vụ chính là đáp lại các yêu cầu về đồ ăn, thức uống cho khách, cơ sở vật chất chiếm đa số là đồ kim loại, sành sứ, máy cà phê, mỗi thiết bị tại mỗi bộ phận có yêu cầu và cách sử dụng không giống nhau

- Đối với nhân viên mới vào nghề, cần phải học và nhắm rõ các quy tắc sử dụng trang thiết bị và lau công cụ dụng cụ Khi sử dụng cơ sở vật chất, phải có sự giám sát hướng dẫn của cấp trên Tránh trường hợp không nắm rõ thông tin dẫn tới sử dụng sai cách, sai quy tắc khiến các trang thiết bị hư hỏng, dụng cụ ăn uống( dao, muỗng, nĩa, ly tách,…) bấm dấu vân tay.

- Đối với các nhân viên cũ đã qua đào tạo, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ Tiếp tục đưa ra quy tắc nếu có các trang thiết bị mới để nhân viên học và nhắm rõ cách thứcsử dụng, bảo quản - bảo dưỡng trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật

Bên cạnh đào tạo cách sử dụng cho nhân viên thì còn cần đào tạo các kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật Để trong quá trình sử dụng, nhân viên không hiểu nhầm cách dùng dẫn tới hư hỏng trang thiết bị Luôn tuyên truyền về ý thức tự giác trong việc bảo vệ tài sản chung của nhà hàng Gắn nhiệm vụ đi đôi với quyền lợi của nhân viên trong việc bảo quản để nhân viên có trách nhiệm hơn.

3.2.3 Giải pháp về công tác quản lý

Trong suốt 5 năm mở cửa và kinh doanh nhà hàng, dù thường xuyên kiểm tra nhưng chất lượng cơ sở vật chất của một số trang thiết bị vẫn không được đảm bảo. Nguyên nhân là do việc sắp xếp không gọn gàng dẫn đến việc trong lúc kiểm tra một số công cụ dụng cụ bị lãng quên bỏ sót Để đạt hiệu quả sử dụng cao hơn đối với cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà hàng nên lên danh sách, phân loại rõ ràng các loại đồ dùng trang thiết bị trong nhà hàng, đưa ra bắt buộc đối với nhân viên sau mỗi ca phải đảm bảo kho của mình được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, phân riêng các loại để tiện cho việc kiểm tra, việc kiểm tra phải có tham dự của Giám sát hoặc Trưởng ca nhà hàng Ngày nào ra ngày đó, chốt sổ và lưu lại hồ sơ cho những đợt kiểm tra tiếp theo.

Công tác kiểm kê số lượng và chất lượng của nhà hàng chưa đạt yêu cầu, thời gian kiểm tra còn quá lâu Nếu hư hại khó hoặc bị mất khó có thể phát hiện kịp thời Do đó, nhà hàng nên đổi mới chính sách kiểm kê thường xuyên Ví dụ như: Đồ thủy tinh, đồ dụng cụ ăn uống(dao, muỗng nĩa), chén bát và tách trà:

- Vị trí nhà hàng Lá Hẹ:

+ Thời gian kiểm kê số lượng – chất lượng: Mỗi ngày, sau khi sử dụng.

+ Người chịu trách nhiệm: Nhân viên làm việc trong ca đó.

+ Thời gian kiểm kê số lượng – chất lượng: 2 tháng/lần

+ Người chịu trách nhiệm: Giám sát hoặc Trưởng ca, nhân viên

Ngày đăng: 25/02/2024, 08:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w