Thông thường, công ty có thể thay đổi về giá, quy mô lực lượng bán hàng và chi phí quảng cáo sau một thời gian ngắn nhưng công ty chỉ có thể phát triển sản phẩm mới và thay đổi các kênh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CHIẾN LUỢC MARKETING MIX CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2019
S K L 0 0 5 4 7 2
GVHD: VÒNG THÌNH NAM SVTH: NGUYỄN THANH SANG MSSV: 15124132
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA KINH TẾ
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : T.S Vòng Thình Nam
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Sang
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
- -
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
- -
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Giảng viên hướng dẫn
T.S Vòng Thình Nam
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
- -
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Giảng viên phản biện
Th.S Nguyễn Thị Hồng
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quý Thầy Cô trong khoa Kinh
tế Nhờ sự giảng dạy tận tình của Thầy Cô trong suốt thời gian qua, em đã có đủ kiến thức
để hoàn thành khóa luận này
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường
đã tạo điều kiện cho em được cộng tác trong thời gian vừa qua Đặc biệt, em xin cảm ơn
Phòng Marketing, nơi đã gắn bó với em trong toàn bộ quá trình thực tập Bên cạnh đó, để
hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Hồng Ngọc – Giám
đốc Tiếp thị toàn quốc, chị Lương Thị Mai – Quản lý thương hiệu, chị Nguyễn Thị Mai
cùng với anh Dương Trọng Nghĩa đã cung cấp tài liệu và hướng dẫn em tận tình Nhờ đó,
em có đầy đủ thông tin để thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Vòng Thình Nam Thầy đã
hướng dẫn, phân tích, góp ý một cách tận tình để em có thể hoàn thiện khóa luận một cách
chỉnh chu và khoa học nhất
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Sang
Trang 7R&D: Research and Development
IT: Information Technology
EHS: Environment, Health and Safety
WCM: World Class Manufacturing
HPC: Hiep Phu Corporation
FAST500: Bảng xếp hạng 500 Doanh
nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
VD: Ví dụ
ĐVT: Đơn vị tính
SCG: Siam Cement Group
CĐU: Cường độ uốn
JIS: Japanese Industrial Standards Mpa: Megapascal
Mm: Millimeter Psi: Pounds per Square Inch Kg: Kilogram
TUV: Tổ chức quốc tế chứng nhận độc lập kiểm soát về kỹ thuật, an toàn
TP: Thành phố VNĐ: Việt Nam Đồng COD: Cash On Delivery VAT: Value-Added Tax ASO: Area Sales Officer KCN: Khu Công Nghiệp TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh CPCN: Cổ Phần Công Nghiệp FDI: Foreign Direct Investment GDP: Gross Domestic Product TPP: Trans-Pacific Partnership ASEAN: Association of Southeast Asian Nations
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường trong giai đoạn 2016 – 2018 Trang 20
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật Tấm xi măng vân gỗ DURAwood 28
Bảng 3.3 Quy cách và ứng dụng Tấm xi măng vân gỗ DURAwood 29
Bảng 3.4 Quy cách sản phẩm Tấm DURAflex 35
Bảng 3.5 So sánh giá bán các thương hiệu tấm trên thị trường 39
Bảng 3.6 Chiết khấu theo doanh số quý 41
Bảng 3.7 Chiết khấu ngoài doanh thu 41
Bảng 3.8 Chiết khấu chương trình quý I/2017 43
Bảng 3.9 Chi phí hoạt động quảng cáo 50
Bảng 4.1 Đề xuất Cơ cấu chiết khấu theo doanh thu tấm quy cách 1000 x 2000 60
Bảng 4.2 Đề xuất Chiết khấu theo thâm niên 60
Bảng 4.3 Đề xuất Nhân viên phát triển thị trường tỉnh 61
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường Trang 4 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ kênh phân phối của Công ty 45
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ doanh thu hoạt động bán hàng trong giai đoạn 2016 - 2018 21
Biểu đồ 3.2 Thị phần sản phẩm DURAflex của Công ty năm 2018 23
Biểu đồ 4.1 Dự báo tăng trưởng của ngành xây dựng 2018 - 2025 56
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG
Hình 3.1 Ứng dụng tấm DURAwood Trang 25
Hình 3.2 Ứng dụng ốp trần nhà 25
Hình 3.3 Ứng dụng lót sàn nhà 25
Hình 3.4 Ứng dụng ốp tường trang trí 26
Hình 3.5 Ứng dụng làm lam che nắng, hàng rào 26
Hình 3.6 Những đặc tính nổi bật của tấm DURAwood 27
Hình 3.7 Các loại màu của tấm DURAwood 28
Hình 3.8 Tấm thạch cao Gyproc 31
Hình 3.9 Khung xương Vĩnh Tường 31
Hình 3.10 Logo tấm Sàn DURAflex 33
Hình 3.11 Nhân viên Vĩnh Tường và hơn 5000 người đi bộ vì nạn nhân chất độc màu da cam 49
Hình 3.12 Giải bóng đá nam thường niên của Công ty 49
Hình 3.13 tapchikientruc.com 51
Hình 3.14 Website sản phẩm: thegioivatlieuxanh.com 51
Hình 4.1 Đề xuất thay đổi bao bì cho kiện tấm DURAflex 58
Hình 4.2 Phân tích mức độ phổ biến của các từ khóa bằng Google Ad-Word 64
Trang 10MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG 3
1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường. 3
1.2 Cơ cấu tổ chức 4
1.3 Quá trình hình thành và phát triển 5
1.4 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 6
1.5 Định hướng phát triển 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX 7
2.1 Tổng quan về Marketing Mix 7
2.1.1 Khái niệm về Marketing Mix 7
2.1.2 Vai trò của Marketing Mix 7
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách Marketing Mix của doanh nghiệp 8
2.2.1 Nhân tố môi trường vĩ mô 8
2.2.2 Nhân tố môi trường ngành 8
2.2.3 Nhân tố môi trường nội tại 8
2.3 Các thành phần của chiến lược Marketing Mix trong hoạt động kinh doanh 8
2.3.1 Chính sách sản phẩm 8
2.3.2 Chính sách giá cả 10
2.3.3 Chính sách phân phối 12
2.3.4 Chính sách xúc tiến khuếch trương 16
2.4 Kết luận chương 2 18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG 19
3.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ 19
3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường 2016 - 2018 19 3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2016 – 2018 19
3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn 21
3.2.3 Hoạt động nghiên cứu thị trường 22
Trang 113.3 Thực trạng hoạt động Marketing Mix cho sản phẩm Tấm sàn DURAflex 22
3.3.1 Hoạt động liên quan về Sản phẩm 22
3.3.1.1 Đặc tính sản phẩm 23
3.3.1.2 Nhãn hiệu 33
3.3.1.3 Bao gói sản phẩm 33
3.3.1.4 Chất lượng sản phẩm và uy tín sản phẩm Công ty 35
3.3.1.5 Dịch vụ đi kèm 37
3.3.2 Hoạt động về Giá 37
3.3.3 Hoạt động Phân phối 44
3.3.4 Hoạt động Xúc tiến hỗn hợp 47
3.3.4.1 Quan hệ công chúng 47
3.3.4.2 Hoạt động quảng cáo 49
3.3.4.3 Hoạt động khuyến mại 50
3.3.4.4 Quảng cáo trên Tạp chí và Online 51
3.4 Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing Mix tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường 52
3.4.1 Những thành quả đạt được 52
3.4.2 Những vấn đề còn tồn tại 54
3.5 Kết luận chương 3 54
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG 56
4.1 Cơ sở đề ra giải pháp 56
4.1.1 Tiềm năng phát triển của ngành xây dựng tại Việt Nam 56
4.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường 57
4.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường 57
4.2.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường 57
4.2.2 Hoạt động về Sản phẩm 58
4.2.3 Hoạt động về Giá 59
4.2.4 Hoạt động về Phân Phối 61
4.2.5 Hoạt động Xúc tiến 62
4.3 Kết luận chương 4 65
PHẦN KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 68
Trang 13sự nắm quyền kiểm soát nhà phân phối lớn nhất tại Việt Nam về các tấm thạch cao công nghiệp và khung xương thép cho hệ thống vách ngăn và trần thạch cao
2 Mục tiêu nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu cần tập trung làm rõ các mục tiêu sau:
- Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường
- Từ đó tìm ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó
- Dựa trên những hạn chế đó, đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động Marketing tại đơn vị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược Marketing Mix của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường
Trang 142
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin (sơ cấp và thứ cấp)
- Phân tích và xử lý dữ liệu: Dữ liệu từ doanh nghiệp, các website ngành, tổng cục thống kê
Trang 153
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG 1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường
Thông tin chung:
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường
Tên viết tắt: VTI
Trụ sở chính: Cao ốc IPC, 1489 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7,
dự nhận Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia do Thủ tướng chính phủ trao tặng vào năm 2012 Năm 2015 Vĩnh Tường trở thành thành viên của tập đoàn Saint-Gobain
(Nguồn: vinhtuong.com)
Trang 16Kiểm soát nội
bộ &
pháp
lý
Tài chính &
Kế toán
Kỹ thuật
Bán
hàng
Cung ứng
Nhân
sự
Tiếp thị
Bán
hàng
Quản lý thương hiệu
Tiếp thị thị trường
Tiếp thị kỹ thuật
số
Thiết
kế
Phát triển giải pháp
kỹ thuật
& Tư vấn
kỹ thuật
Đào tạo
kỹ thuật
R&D
Đối tác Nhân
sự
Lương
và Phúc lợi
Đào tạo và Phát triển
Tổ chức Hành chính
Quản
lý chi phí
Hỗ trợ chung
về Kế toán - FSSC
Hậu cần
Thu mua
Kho
Chăm sóc khách hàng
Sản xuất
Bảo trì
Quản lý Quy trình & Kiểm soát Chất lượng
EHS
WCM
Trang 175
1.3 Quá trình hình thành và phát triển
Sau đây là các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường:
- Năm 1991: Cửa hàng Vật liệu xây dựng Vĩnh Tường
- Từ 1997 – 2004: Xây dựng nhà máy đầu tiên tại Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân
- Từ 2005 – 2006:
+ Thành lập VTI & VTJ
+ Khánh thành nhà máy khu vực miền Bắc
- Từ 2007 – 2009:
+ Khánh thành nhà máy Hiệp Phước
+ Saint-Gobain trở thành đối tác chiến lược của VTI (Vĩnh Tường)
+ Thành lập VTJ Campuchia
+ Khánh thành nhà máy tại Campuchia
- Năm 2010:
+ Xây dựng nhà máy tại Hưng Yên
+ Doanh thu vượt 1000 tỷ
+ Đạt giải Bạc Giải thưởng Chất Lượng Quốc Gia
Trang 186
+ Doanh thu vượt 1350 tỷ
+ Kí kết thỏa thuận “Hợp tác toàn diện” cùng BlueScope Steel Việt Nam
+ Đạt giải Vàng Giải thưởng Chất Lượng Quốc Gia
+ Đạt giải thưởng “Sản phẩm Vàng – Dịch vụ Vàng 2012”, VNR500, FAST500
- Năm 2015: Trở thành Thành viên của Tập đoàn Saint-Gobain
- Năm 2016: Xây dựng nhà máy Hiệp Phú DURAflex thứ hai
- Tháng 3/2019: Khánh thành nhà máy sản xuất tấm thạch cao Gyproc Hải
Phòng
(Nguồn: vinhtuong.com)
1.4 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường chuyên cung cấp các giải pháp sáng tạo
về trần, sàn và vách ngăn, cung ứng đa dạng sản phẩm và dịch vụ hàng đầu cho ngành xây dựng Việt Nam
Ba thương hiệu chính là Vĩnh Tường (khung), Gyproc (tấm thạch cao) và DURA (tấm Fiber Cement)
1.5 Định hướng phát triển
Trích lời của ông Trần Đức Huy – Tổng Giám Đốc Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường trong cuộc trao đổi với Tạp chí Doanh Nhân Online: “Chúng tôi tập trung vào tăng trưởng bền vững Để Vĩnh Tường duy trì được tốc độ tăng trưởng trong những năm tới, chúng tôi sẽ đầu tư mạnh hơn vào việc sáng tạo thêm những sản phẩm mới để phục vụ những thị trường mới Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn sẽ tạo ra những sự khác biệt trong các giá trị chúng tôi đem lại cho khách hàng để cạnh tranh Trước đây chúng tôi tập trung mang lại giá trị cho thợ thi công, đại lý thì sắp tới chúng tôi sẽ tạo nên nhiều khác biệt trong việc tạo ra những lợi ích cho người sử dụng cuối cùng là chủ nhà.”
(Nguồn: Tạp chí Doanh Nhân Online)
Trang 197
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX
2.1 Tổng quan về Marketing Mix
2.1.1 Khái niệm về Marketing Mix
Marketing Mix (hay còn gọi là Marketing tổng hợp) là tập hợp những công cụ Marketing được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu
Các công cụ Marketing Mix được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường Có thể nói Marketing Mix
là một giải pháp có tính tình thế của tổ chức
Các công cụ Marketing Mix gồm có: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place) và Xúc tiến (Promotion), gọi là thuật ngữ 4P
2.1.2 Vai trò của Marketing Mix
Marketing Mix đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và xây dựng các chiến lược Marketing của công ty Bất cứ công ty nào khi hoạch định cho mình một chiến lược cũng đều phải tiến hành phân tích, đánh giá 4P Xác định đúng cho phép công ty đưa
ra các chiến lược hợp lý và giảm thiểu rủi ro
Mỗi biến số của Marketing Mix có thể thay đổi tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty Thông thường, công ty có thể thay đổi về giá, quy mô lực lượng bán hàng và chi phí quảng cáo sau một thời gian ngắn nhưng công ty chỉ có thể phát triển sản phẩm mới
và thay đổi các kênh phân phối của mình sau một thời gian dài Vì vậy, công ty ít thay đổi chiến lược Marketing Mix của từng thời kỳ trong thời gian ngắn, mà chỉ thay đổi một số biến trong chiến lược Marketing Mix Mặc khác, nó cho phép công ty có thể phân bổ kinh phí Marketing cho sản phẩm, các kênh phân phối, các phương tiện khuyến mãi và địa bàn tiêu thụ
Ngoài ra, thông qua các hoạt động của Marketing Mix, có thể kiểm soát các chương trình, đánh giá được các rủi ro và lợi ích của các quyết định, các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp đang áp dụng
Trang 208
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách Marketing Mix của doanh nghiệp
Marketing Mix không có khuôn mẫu chung nào cho mọi trường hợp mà nó thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng như sau:
2.2.1 Nhân tố môi trường vĩ mô
Đó chính là vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Nếu doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần tốn nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng
2.2.2 Nhân tố môi trường ngành
Còn được coi là yếu tố thị trường Tùy thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải có chiến lược Marketing Mix khác nhau
VD: Sức mua của thị trường thành thị cao hơn sức mua của thị trường vùng sâu, vùng xa Vì vậy chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm ở các thị trường đó phải khác nhau
2.2.3 Nhân tố môi trường nội tại
Còn gọi là nhân tố sản phẩm Sản phẩm khác nhau phải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác nhau
2.3 Các thành phần của chiến lược Marketing Mix trong hoạt động kinh doanh
2.3.1 Chính sách sản phẩm
Đây là nền tảng của chính sách Marketing hỗn hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn dành cho sản phẩm mới và chiến lược Marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Quản lý chất lượng tổng hợp:
Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng cần
gì, cần bao nhiêu, cần vào thời điểm nào và khả năng thanh toán của họ ra sao, mà còn phải
Trang 219
biết họ đòi hỏi mức độ chất lượng như thế nào, chất lượng nào có thể cho họ thoả mãn nhất Tuy nhiên sự đòi hỏi về chất lượng của khách hàng là không có giới hạn, để quyết định mức định lượng thích hợp, công ty phải nghiên cứu mức chất lượng của những sản phẩm cạnh tranh thay thế Từ đó, xác định những yêu cầu chất lượng với thiết kế và định hướng quản lý chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm
Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm:
Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thành công của việc phát triển sản phẩm mới Việc lựa chọn nhãn hiệu phải bảo đảm những yêu cầu tối thiểu sau:
- Phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm
- Phải hàm chứa ý đồ về định vị
- Phải hàm ý về chất lượng
- Tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ
- Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác
- Hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu
Bao bì sản phẩm phải đảm bảo thực hiện đồng thời bốn chức năng: bảo quản hàng hoá, thông tin về hàng hoá, thẩm mỹ (tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng) và chức năng thương mại Những yếu tố của một nhãn hàng tốt:
- Gợi mở một cái gì đó về đặc tính của sản phẩm chẳng hạn như lợi ích, giá trị sử dụng của sản phẩm
- Dễ phát âm, đánh vần và dễ nhớ
- Dễ phân biệt với các nhãn hàng khác
Trang 22Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi
là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là ở những thị trường
mà thu nhập của dân cư còn thấp Trong việc phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp phải
có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm chỗ đứng vững chắc trên thị trường và cạnh tranh với các đối thủ khác
Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục tiêu cơ bản sau đây:
- Để tồn tại (giá cao hơn chi phí)
- Để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt
- Để tăng thị phần
- Để thu hồi vốn nhanh
- Để dẫn đầu về chất lượng
Trang 2311
- Các mục tiêu khác: Một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số mục tiêu cụ thể hơn Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chặn cạnh tranh hay đặt giá bằng giá của đối thủ cạnh tranh để bình ổn thị trường Giá có thể được quyết định ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can thiệp của Chính phủ Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể dựa vào ý muốn chủ quan của mình để định giá, mà cần phải tuân thủ những ràng buộc nhất định
Chính sách Giá hớt váng (Market-Skimming Pricing) và Giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing):
Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xem xét nên áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường hay giá thâm nhập thị trường
Chính sách giá hớt váng thị trường: Đây là chiến lược áp dụng mức giá cao nhất
mà khách hàng sẵn sàng chi ngay khi sản phẩm/ dịch vụ vừa xuất hiện trên thị trường để đưa doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp lên ngưỡng cao nhất có thể Điều kiện áp dụng như sau:
- Sản phẩm/ dịch vụ có chu kỳ sống ngắn
- Mức cầu cao, khách hàng ít nhạy cảm về giá
- Sản phẩm độc đáo
- Giá cao góp phần tạo nên hình ảnh thượng hạng
Chính sách giá thâm nhập thị trường: Trong chiến lược này, một mức giá thấp ban
đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức Tuy nhiên, để áp dụng chính sách này, nên có những điều kiện sau:
- Sản phẩm có mức cầu giãn lớn
- Giá đơn vị của sản phẩm sẽ phải giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất theo quy mô lớn
Trang 24+ Chiết khấu số lượng: Là sự giảm giá cho những người mua nhiều Chiết khấu
này phải được áp dụng cho mọi khách hàng nhằm khích lệ họ mua nhiều nhờ đó giảm được nhiều phí tổn và tăng được tổng lợi nhuận của công ty
+ Chiết khấu tiền mặt: Chiết khấu tiền mặt là sự giảm giá cho những người mua
nào thanh toán sớm
+ Chiết khấu theo mùa: Là sự giảm giá cho các khách hàng mua hàng hay dịch vụ
vào mùa vắng khách
Ngoài ra, còn một số loại chiết khấu khác
- Các khoản hoa hồng: Khi đại lý bán đúng giá mà doanh nghiệp đưa ra sẽ được
hưởng hoa hồng, coi như là thù lao bán hàng
2.3.3 Chính sách phân phối
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vào cùng một lĩnh vực kinh doanh Các doanh nghiệp sản xuất khó có thể bán trực tiếp sản phẩm của mình đến người tiêu dùng cuối cùng mà họ phải sử dụng đến “các trung gian Marketing” Thông qua các trung gian, hàng hóa được chuyển đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, thỏa mãn tốt hơn mục đích của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng Chính những người làm nhiệm vụ trung gian này đã tạo nên kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
Trang 2513
Vấn đề tiêu thụ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Đây chính là chức năng phân phối của Marketing Mix Chức năng này được thực hiện thông qua mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Các kênh phân phối của Marketing Mix làm nên sự khác nhau giữa các doanh nghiệp Phát triển các chiến lược Marketing Mix thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay là một điều khó khăn, phức tạp Việc đạt được lợi thế về tính ưu việt của sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn Các doanh nghiệp nhận thấy rằng để cạnh tranh thành công không chỉ là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà cần phải có cách tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn Chỉ có thông qua các kênh phân phối những khả năng này mới được thực hiện
Chức năng cơ bản của tất cả các kênh phân phối là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng với đúng mức giá mà họ có thể mua, đúng chủng loại mà họ cần, đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu
Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong chiến lược Marketing Mix về sản phẩm mới là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường
Mạng lưới bán hàng đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau, có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến các khách hàng một cách thành công Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng hoá mới của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
Trang 2614
- Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập mối quan hệ bền vững với các trung gian
Khái niệm Đại lý của nhà sản xuất:
Đó là một hãng bán buôn trung gian, bán một phần hoặc tất cả dòng sản phẩm của doanh nghiệp ở một vùng lãnh thổ định trước Một đại lý của nhà sản xuất rất có ích trong
ba tình huống dưới đây:
- Một doanh nghiệp nhỏ với một số loại sản phẩm nhất định và không có lực lượng bán hàng Như vậy, đại lý là người đảm nhiệm công tác bán hàng
- Một doanh nghiệp muốn thêm một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc có thể không có liên quan vào dòng sản phẩm sẵn có của mình Nhưng đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm đối với sản phẩm mới hoặc đối với một phần thị trường mới Phân phối sản phẩm mới này có thể giao cho đại lý đảm trách
- Một doanh nghiệp muốn thâm nhập vào một thị trường mới nhưng đội ngũ bán hàng của họ chưa đủ phát triển để có thể đảm nhiệm Doanh nghiệp có thể sử dụng một nhà đại lý quen thuộc với mảng thị trường đó
Có ba loại kênh phân phối chính:
Kênh phân phối trực tiếp:
Là kênh phân phối mà trong đó thành phần tham gia chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng Hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không hề phải qua bất kỳ trung gian phân phối nào
Mô hình: Nhà sản xuất (Producer) Người tiêu dùng (Consumer)
Kênh phân phối gián tiếp:
Theo kết cấu giữa nhà sản xuất và trung gian phân phối, kênh phân phối sẽ được chia thành:
Trang 2715
- Kênh phân phối truyền thống: Hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối trình tự
từ nhà sản xuất qua tất cả các trung gian phân phối rồi mới đến tay người tiêu dùng, cụ thể bao gồm:
tiêu dùng thông qua nhà bán lẻ
Mô hình: Nhà sản xuất Nhà bán lẻ (Retailer) Người tiêu dùng
+ Kênh phân phối 2 cấp: Hàng hóa sản xuất ra trước hết sẽ được phân phối qua 2
trung gian là nhà bán sỉ/nhà bán buôn và nhà bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng
Mô hình: Nhà sản xuất Nhà bán sỉ/nhà bán buôn (Wholesaler) Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
+ Kênh phân phối 3 cấp: Hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối qua chuỗi 3 trung
gian bao gồm cò mối, nhà bán sỉ/nhà bán buôn, nhà bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng
Mô hình: Nhà sản xuất Môi giới (Agents and Brokers) Nhà bán sỉ/nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng
- Kênh phân phân phối hiện đại: Nhà sản xuất và các trung gian phân phối sẽ hợp
lại thành một thể thống nhất Hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối trực tiếp từ thể thống nhất ấy đến tay người tiêu dùng
Ưu điểm của loại hình kênh phân phối hiện đại so với các loại hình kênh phân phối truyền thống là tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng
Kênh phân phối đa cấp:
Các thành phần tham gia trong kênh phân phối (trừ nhà sản xuất) đóng vai trò vừa
là trung gian phân phối, vừa là người tiêu dùng
Ưu điểm của loại hình kênh phân phối này là tiết kiệm được chi phí quảng bá sản phẩm, nhưng lại phải trả tiền hoa hồng lớn cho các các thành phần trung gian Hiện nay,
Trang 2816
kênh phân phối đa cấp mới xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên, do được áp dụng với mục đích xấu nên loại hình kênh phân phối này bị người Việt xa lánh
(Nguồn: marketingchienluoc.com)
2.3.4 Chính sách xúc tiến khuếch trương
Thành phần này bao gồm nhiều hoạt động dùng để thông đạt và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu Doanh nghiệp phải thiết lập những chương trình như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tuyển mộ, huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng, nâng cao khả năng bán hàng nhằm tăng doanh số bán hàng Các phương pháp xúc tiến bán hàng:
Trang 2917
- Chống lại các sản phẩm thay thế
- Xây dựng thiện chí của công chúng đối với doanh nghiệp
Hỗ trợ bán hàng:
Hãy xem xét hai chính sách sau:
- Chính sách "kéo": Chính sách này được sử dụng khi mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lượng bán và đòi hỏi phải thâm nhập vào một thị trường mới Để khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm mới và thuyết phục họ không dùng các sản phẩm khác, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như coupon, chiết khấu thanh toán, phát hàng thử, và các loại tiền thưởng
- Chính sách "đẩy": Chính sách này góp phần hỗ trợ hoạt động bán lẻ và thiện chí của các đại lý Các hoạt động hỗ trợ trong chính sách này có thể là đào tạo cho đội ngũ bán hàng của nhà đại lý bán lẻ, trình bày các điểm bán hàng, và trợ cấp quảng cáo
Tài liệu quảng cáo:
Ưu điểm:
- Chi phí thấp hơn quảng cáo và bán trực tiếp
- Đem đến cho khách hàng một nội dung quảng cáo đáng tin cậy hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
- Thu hút được sự chú ý của nhiều người hơn
- Khách hàng có thể có được nhiều thông tin hơn
- Đúng lúc hơn
Quan hệ đối ngoại:
Những hoạt động này được tổ chức nhằm xây dựng và phát triển một hình ảnh hay một mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và công chúng (khách hàng), những nhân viên,
Trang 30tố tích cực hay thụ động)
Các doanh nghiệp muốn chiến thắng trên thị trường phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả bằng các sản phẩm và giá cả hợp lý, tạo sự tiện lợi cho khách hàng và phải có cách thông đạt thích hợp, rõ ràng
Trang 3119
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG
3.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm thuộc ngành hàng công nghiệp năng, vật liệu mới Khách hàng thường quen với việc đổ đúc thay vì sử dụng tấm sàn thay cho việc đổ đúc Ngành hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau từ sản phẩm trong nước đến ngoài nước như tấm mica, coffa Sự lựa chọn giải pháp sử dụng tấm phụ thuộc nhiều vào xu hướng đổi mới của thầu thợ thi công
Thị trường tiêu thụ: Ngành vật liệu xanh và chủ yếu là ngành Fiber Cement, thị trường vật liệu xây dựng xanh và vật liệu mới đem lại các giải pháp khác nhau về trần và vách cho người tiêu dùng
3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường
2016 - 2018
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2016 – 2018
Có thể nói sự tồn tại của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh, một sản phẩm tốt nhưng doanh thu bán hàng thấp thì hoạt động của các bộ phận khác không thể duy trì Vì doanh thu từ hoạt động kinh doanh là nguồn phục hồi những tổn thương về mặt chi phí trong quá trình sản xuất Doanh thu hoạt động kinh doanh lớn và lợi nhuận cao là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tận dụng lợi thế lớn về quy mô sản xuất và xây dựng vị thế của doanh nghiêp Để có thể hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường, ta theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau:
Trang 3220
Bảng 3.1: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh
Tường trong giai đoạn 2016 – 2018
(Nguồn: Phòng Tài chính & Kế toán)
Từ bảng 3.1, ta thấy doanh số Công ty trong giai đoạn 2016 – 2018 tăng trưởng đều đặn, tỷ lệ tăng trưởng 15.6 – 23.5%/năm Từ đó kéo theo số ngân sách nộp cho nhà nước cũng tăng lên, tăng mạnh nhất ở giai đoạn 2016 – 2017 (+35.2%) Vốn chủ sở hữu cũng vì thế mà tăng trưởng khá đều, 2016 – 2017: tăng 34.7%, 2017 – 2018: tăng 34.5% Song, vốn điều lệ vẫn không có gì thay đổi qua các năm, vẫn giữ nguyên ở mức 230 tỷ đồng
2016 2017 2018 2016/2017 2017/2018
+/- % +/- % Vốn điều lệ (tỷ
Vốn chủ sở hữu
(tỷ đồng) 469 632 850 163 34.7% 218 34.5% Tổng doanh thu
(tỷ đồng) 2102 2430 3000 328 15.6% 570 23.5% Nộp ngân sách
(tỷ đồng) 54 73 98 19 35.2% 25 25.5%
Trang 3321
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu hoạt động bán hàng trong giai đoạn 2016 - 2018
(Nguồn: Phòng Tài chính & Kế toán)
Biểu đồ 3.1 phản ánh doanh thu hoạt động bán hàng của Công ty giai đoạn 2016 –
2018 Trong giai đoạn này, doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng đều, tốc độ tăng trung bình là 19.55%/năm Giai đoạn 2017 – 2018 tăng nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng là 23.5% Nguyên nhân là do đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai, chuyên cung ứng tấm dày
1220 x 2440 và 1000 x 2000 (sản phẩm chủ lực và chiếm tỷ trọng doanh số cao trên thị trường) Ngoài ra, việc áp dụng thêm các chính sách bán hàng về chiết khấu doanh số giúp công ty gia tăng số khách hàng mới (năm 2017 tăng thêm 40 và năm 2018 tăng thêm 100)
3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
- Có nhà máy hiện đại, được trang bị máy móc theo tiêu chuẩn nước ngoài
- Quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhân viên trẻ, khỏe, nhiệt huyết
Biểu đồ Doanh thu bán hàng công ty Cổ phần Công nghiệp
Vĩnh Tường từ 2016 - 2018 (ĐVT: tỷ đồng)
Doanh thu
Trang 3422
- Khả năng nhận diện thương hiệu ngày càng được cải thiện
- Định hướng phát triển rõ ràng, chiến lược phát triển kinh doanh được hoàn thiện
- Chính sách giá bán, chính sách chiết khấu đại lý tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng thị phần
Khó khăn:
- Thị trường vật liệu xây dựng biến động theo từng giai đoạn
- Nhiều sản phẩm thay thế giải pháp tấm sàn như: tấm mica, tấm alu, tấm dăm tre
- Tình trạng thiếu hụt hàng trong mùa cao điểm xây dựng
3.2.3 Hoạt động nghiên cứu thị trường
Hoạt động này chưa được chú trọng và thực hiện tại công ty, chủ yếu là thông tin cập nhật tình hình thị trường từ các nhân viên kinh doanh Chưa tổ chức những cuộc khảo sát lấy ý kiến khách hàng Do vậy, trong thời gian tới cần chú trọng hơn vào hoạt động này,
vì thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường, chúng ta có thể nắm bắt được tình hình thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng để đưa ra các sản phẩm phù hợp, mang tính cạnh tranh cao
3.3 Thực trạng hoạt động Marketing Mix cho sản phẩm Tấm sàn DURAflex
3.3.1 Hoạt động liên quan về Sản phẩm
Có thể nói trên thị trường hiện nay không chỉ là cuộc chiến về thương hiệu sản phẩm
mà còn là cuộc chiến về chất lượng, về giá, về dịch vụ hậu mãi, nhưng trong đó yếu tố chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu Ban giám đốc Công ty rất chú trọng vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra để có thể nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường Để minh chứng cho điều đó thì sản phẩm tấm Fiber Cement DURAflex đã đạt tiêu chuẩn ASTM C1108 của Mỹ
Trang 3523
3.3.1.1 Đặc tính sản phẩm
Biểu đồ 3.2: Thị phần sản phẩm DURAflex của Công ty năm 2018
(Nguồn: Phòng Kinh doanh nhà máy HPC)
Trên thị trường vật liệu xây dựng trong nước hiện tại là cuộc chiến giữa những sản phẩm nội địa và những sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài Thị trường tấm hiện tại là cuộc chiến giữa Thông Hưng, Smileboard, Vivaboard, SCG, Shera… Trong đó Thông Hưng là doanh nghiệp trong nước chuyên cung ứng các sản phẩm tấm sàn và có thâm niên trên 10 năm trong thị trường Ngoài ra, còn có sự tham gia của doanh nghiệp thuộc tập đoàn xây dựng có danh tiếng trong khu vực châu Á như SCG Mặc dù ma trận các đối thủ như vậy nhưng Tấm DURAflex vẫn chiếm được thị phần khoảng 39%, SCG (Smartboard): 35%, Thông Hưng: 15%, các loại tấm còn lại khoảng 15%
(Theo nguồn khảo sát phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Hiệp Phú – đơn vị Thành viên của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường)
Sản phẩm Tấm DURAflex là sản phẩm mang lại doanh số chủ yếu của Công ty - trên 95% doanh số hàng năm Bên cạnh đó, Công ty cũng đang tập trung phát triển các dòng sản phẩm mới như Tấm chống cháy, Tấm vân gỗ siêu bền DURAwood Nguyên vật liệu sản xuất ra Tấm Fiber Cement chủ yếu là nhập khẩu từ những nhà cung cấp uy tín trên thị
Trang 36và dễ bị hỏng trong môi trường độ ẩm cao Tấm Thông Hưng được sản xuất bởi công nghệ trong nước do vậy chất lượng tấm khá kém
Đối với Brand DURA, Công ty có những dòng sản phẩm sau:
Tấm Xi măng DURAflex
3.5 - 6 mm: Ứng dụng làm trần nổi, trần chìm
6 - 10 mm: Ứng dụng làm vách ngăn, tường ngăn
12 - 25 mm: Ứng dụng làm sàn giả, gác lửng, sàn nâng
Tấm Xi măng vân gỗ DURAwood
DURAwood là vật liệu có nền là tấm xi măng DURAflex - sản phẩm kết hợp vật liệu chủ yếu là xi măng Portland, cát, vôi và được tăng cường bởi sợi Cellulose thông qua các quá trình thủy hóa, chưng hấp tạo ra tấm phẳng nhân tạo, nhưng bề mặt được tạo vân hoặc xớ xước giả giống gỗ thật
Hiện nay, xu hướng sử dụng vật liệu gỗ dùng để ốp tường nội, ngoại thất, lót sàn, làm lam che nắng, hàng rào đang ngày một gia tăng Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng vật liệu gỗ không thể đáp ứng cho lối sống công nghiệp với yêu cầu về số lượng lớn và thời gian cung ứng nhanh Ngoài ra, gỗ tự nhiên có nhiều nhược điểm như: dễ bị mối mọt, cong vênh, mục nát, dễ bắt cháy, ẩm mốc và không thân thiện với môi trường
Nắm bắt được nhu cầu đó, Vĩnh Tường đã cho ra đời một loại sản phẩm đáp ứng được độ thẩm mỹ của gỗ nhưng lại có thể khắc phục được các nhược điểm của gỗ - Tấm xi măng vân gỗ DURAwood
Trang 3725
(Nguồn: Phòng Marketing)
Tấm Xi măng vân gỗ DURAwood dùng làm ốp tường nội, ngoại thất, ốp trần, lót sàn, làm sàn cầu thang, lam che nắng, hàng rào… Đây là vật liệu xanh thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe và có ưu điểm vượt trội như bền chắc, chống mối mọt, mục nát Đặc biệt, tấm xi măng vân gỗ DURAwood là vật liệu thay thế gỗ nhưng không có tính bắt cháy, có thể chịu được nhiệt độ cao
Hình 3.3: Ứng dụng lót sàn nhà Hình 3.2: Ứng dụng ốp trần nhà
Hình 3.1: Ứng dụng tấm DURAwood
Trang 3826
(Nguồn: Phòng Marketing)
Ngoài ra, Tấm Xi măng vân gỗ DURAwood còn được ứng dụng để ốp tường ngoài trời
Tấm xi măng vân gỗ DURAwood được tạo thành trên nền tấm DURAflex nên có độ
co ngót thấp (< 0.1%), trong quá trình sử dụng không bị cong vênh, đảm bảo chất lượng và
vẻ đẹp thẩm mỹ
Trang 3927
Hình 3.6: Những đăc tính nổi bật của tấm DURAwood
(Nguồn: Phòng Marketing)
Có 2 dòng sơn sử dụng cho tấm vân gỗ DURAwood:
Dòng sơn nước phổ thông
• Đặc điểm: Sử dụng sơn nước TOA NanoShield
• Ứng dụng: Trần, vách, ốp tường, lam che nắng, hàng rào
• Màu sắc đa dạng, dễ tìm kiếm ngoài thị trường
Dòng sơn cao cấp
• Đặc điểm: Sử dụng sơn gốc dầu chuyên dụng
• Ứng dụng: Làm sàn
Trang 40Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật tấm xi măng vân gỗ
Khối lượng thể tích 1.25 – 1.45 g/cm3 ASTM C1185
Chống cháy (1) Không cháy BS 476 part 4