THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BĂC NINH GIAI ĐOẠN 2002- 2006
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH
1.1.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới:
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần của Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt
Hà Nội- Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước
1.1.1.2 Các yếu tố địa chất, khí hậu, thuỷ văn
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là37,9°C (tháng7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1)
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400- 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530- 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ.
* Về địa hình- địa chất: Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên Phong Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với
Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công trình Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và trung du Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng như một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình
- Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³ Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa
- Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³ Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3- 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1- 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m).
- Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài
385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê,sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3- 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị
1.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên- môi trường
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh qui về các dạng sau:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XDCB NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TẬP
1.2.1 Qui mô vốn đầu tư
Trong những năm qua, đặc biệt từ sau ngày tái lập tỉnh Bắc Ninh (tháng 1/1997), công tác đầu tư xây dựng tại Bắc Ninh khá sôi động và phát triển mạnh mẽ, phạm vi đầu tư rộng khắp ở tất cả các địa bàn thị xã và các huyện. Đối tượng đầu tư và nguồn vốn đầu tư cũng khá đa dạng, gồm:
- Các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông của TW trên địa bàn.
- Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông tỉnh.
- Dự án đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước thuộc tỉnh và huyện (huyện mới chia tách).
- Dự án đầu tư xây dựng các công trình cộng cộng như: Công viên, Nhà thi đấu đa năng, Bảo tàng, Thư viện, Trung tâm hội nghị thông tin, triển lãm, Khu vui chơi.
- Dự án đầu tư xây dựng các khu nhà ở.
- Dự án đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, nông nghiệp như: trạm bơm, kênh mương, chuồng trại, giống cây trồng v.v.
- Dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, dự án xây dựng các khu cụm công nghiệp làng nghề.
BẢNG 1.3 : TỔNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN TẠI TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2002 - 2006 Đơn vị: tỷ đồng
+ Vốn Bộ, ngành TW đầu tư trên địa bàn tỉnh 410 540 411, 572,3 625
Như vậy ta thấy qui mô vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh qua môt số năm từ năm 2002– 2006 có xu hướng tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng trung bình là 32,2 %; cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2006 so với năm 2005 đều tăng rát mạnh: vốn đầu tư trong nước 2006 tăng 486,5 tỷ đồng (11,21%), vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,588 tỷ đồng (62,2%)
Các lực lượng tham gia xây dựng gồm:
- Các nhà thầu thuộc các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân thuộc địa phương.
- Các nhà thầu thuộc các doanh nghiệp nhà nước của các tỉnh và Trung ương.
- Huy động lao động trong dân tự xây dựng.
Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua một vài năm theo các nguồn vốn thể hiện cụ thể trong bảng tổng hợp dưới đây:
BẢNG 1.4 : VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2002-2006 Đơn vị: triệu đồng
1 Vốn ngân sách đầu tư tập trung 74.750 84.490 112.109 98.000 88.700
3 Vốn Bộ, ngành TW đầu tư trên địa bàn 410.536 511.500 408.557 563.150 623.480
4 Vốn tín dụng ưu đãi,tín dụng đầu tư phát triển 85.652 85.100 93.215 96.536 105.620
5 Vốn tự có của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 220.150 655.250 365.240 458.500 569.350
6 Vốn dân cư, xã, phường 659.190 695.800 640.850 785.620 856.430
7 Vốn liên doanh với nước ngoài 52.005 60.300 39.170 65.980 76.530
8 Vốn của các doanh nghiệp nhà nước 6.500 30.100 9.562 8.930 12.690
Cơ cấu vốn đầu tư 100% 100% 100% 100% 100%
1 Vốn ngân sách đầu tư tập trung 4,77 3,93 6,61 4,63 3,7
3 Vốn Bộ, ngành TW đầu tư trên địa bàn 26,22 23,82 24,08 2661 26,01
4 Vốn tín dụng ưu đãi,tín dụng đầu tư phát triển 5,47 3,96 5,49 4,56 4,41
5 Vốn tự có của doanh nghịêp ngoài quốc doanh 14,06 30,51 21,53 2166 23,75
6 Vốn dân cư, xã, phường 42,09 32,39 37,77 3712 35,73
7 Vốn liên doanh với nước ngoài 3,32 2,82 2,32 313 3,19
8 Vốn của các doanh nghiệp nhà nước 0,42 14 0,56 0,42 0,53
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên điạ bàn tỉnh có xu hướng tăng liên tục qua các năm từ năm 2002 - 2006 Các nguồn vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn là những nguồn vốn đầu tư: Vốn dân cư, xã, phường; vốn tự có của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vốn Bộ ngành TW đầu tư trên địa bàn;tỏng ba nguồn vốn này thường chiếm trên 80% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2002- 2006 Vốn đầu tư xây dựng của khu vực dân cư chiếm tỷ trọng cao cho thấy khả năng, nguồn vốn to lớn còn trong dân cư và có thể huy động cho đầu tư phát triển, và cũng cho thấy tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo Đây là một lợi thế của Bắc Ninh vì đầu tư xây dựng là loại hình đầu tư dài hạn, mục đích là nhằm tạo ra cơ sở vật chất lâu dài cho quá trình phát triển kinh tế cũng như xã hội Đầu tư xây dựng cơ bản luôn là yếu tố đi trước tạo nền tảng, điều kiện cho các hoạt động đầu tư khác, tạo cơ sỏ vật chất cho công việc sản xuất kinh doanh sau này.
Vốn ngân sách đầu tư tập trung hàng năm mà tỉnh Bắc Ninh được TW giao cho quản lý chiếm tỷ lệ khoảng 4% trong tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh Mặc dù, nguồn vốn đầu tư tập trung chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đây lại là nguồn vốn khá quan trọng Nguồn vốn đầu tư tập trung mà TW giao cho Tỉnh quản lý và sử dụng cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương là hai nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào các công trình công cộng, công trình tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh Từ hai nguồn vốn này cơ sở vật chất như: đường xá, cầu cống, công trình công cộng- xã hội, hệ thống điện nước… được xây dựng tạo cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác sau đó, tạo điều kiện cho thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa bàn Tỉnh, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của Tỉnh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động. Để đánh giá cơ cấu vốn đầu tư XDCB tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002 –
2006 ta xem biểu đồ sau:
BIỂU 1.1: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN TẠI TỈNH BẮC NINH
(Nguồn vốn ngân sách tập trung)
Như vậy trong giai đoạn 2002 – 2006, trong tổng khối lượng vốn đầu tư toàn tỉnh Bắc Ninh thì vốn đầu tư của khu vực dân cư, xã, phường chiếm tỷ lệ cao nhất 36%; sau đó đến nguồn vốn của các Bộ ngành TW đầu tư trên địa bàn tỉnh: 25%, với hàng loạt những công trình lớn vể giao thông, thuỷ lợi; vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh chiếm tỷ lệ 23%, với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình nhà làm việc của các cơ quan đoàn thể, giao thông nội tỉnh Đánh giá về cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2002 – 2006 của tỉnh Bắc Ninh cho thấy vốn trong dân cư là rất lớn, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh đóng vai trò quan trọng, từ đó đặt ra một yêu cầu là làm sao huy động tốt nguồn vốn trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trên đây là cơ cấu vốn đầu tư XDCB tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002 –
2006 Để thấy rõ hơn tỷ lệ vốn đầu tư XDCB so với tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002 – 2006, ta xem bảng sau:
BẢNG 1.5: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRONG TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI
TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2002 - 2006
Cơ cấu vốn đầu tư XDCB tỉnh Bắc Ninh theo nguồn vốn giai đoạn 2002 - 2006
Vốn ngân sách tập trung Vốn ngân sách tỉnhVốn Bộ, ngành TW Vốn tín dụng ưu đãi,tín dụng Vốn tự có của DN ngoài quốc doanh Vốn dân cư, xã, phườngVốn liên doanh với nước ngoài Vốn của các DN NN
Năm Vốn đầu tư toàn tỉnh (V)
Vốn đầu tư XDCB (V1) Giá trị
Tỷ lệ vốn đầu tư XDCB so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002 – 2006 chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt trong hai năm 2002 và
2003 Điều này là hoàn toàn hợp lý vì Bắc Ninh là một tỉnh mới tái lập
(1997), nhu cầu đầu tư XDCB, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế còn rất lớn Trong năm 2002 và 2003, tỷ lệ vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư của Tỉnh luôn đạt tỷ lệ trên 90%, đây là một tỷ lệ cao, phản ánh tình hình xây dựng diễn ra sôi động tại tỉnh Bắc Ninh, với hàng loạt những công trình, cơ quan làm việc, nhà ở dân cư, đường giao thông, cầu cống được xây dựng mới và đưa vào khai thác nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của Tỉnh
Trong những năm còn lại của giai đoạn 2002 – 2006 tỷ lệ vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư khoảng trên 40%, điều đó là hợp lý khi mà các công trình XDCB của những năm trước dần phát huy tác dụng, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tập trung vào phát triển các lĩnh vực khác; nhưng với một tỷ lệ vốn đầu tư khá cao như vậy giành cho XDCB vẫn cho thấy sự sôi động trong phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại Bắc Ninh.
1.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách tập trung
Trong công tác quản lý và kế hoạch hoá đầu tư, các nhà quản lý thường phân chia đầu tư theo các tiêu thức khác nhau Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cũng vậy, việc phân chia hoạt động đầu tư XDCB theo những tiêu thức khác nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng ta sẽ xem xét cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư tập trung tỉnh Bắc Ninh theo: ngành kinh tế, vùng kinh tế (các huyện) và theo cấp quản lý.
Trong thời gian qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế và của cơ chế quản lý đổi mới, lĩnh vực đầu tư đã có những chuyển biến rõ rệt Do mở rộng quyền tự chủ của các ngành, các địa phương và cơ sở tự quyết định đầu tư, nhất là các công trình xây dựng bầng vốn tự có, nhiều ngành, đơn vị đã phát huy khả năng tiềm tàng của mình để tăng năng lực sản xuất, xây dựng các công trình mới và đưa vào sử dụng có hiệu quả Về phía Nhà nước thì có điều kiện tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, các công trình này đòi hỏi vốn lớn nên tư nhân khó đảm nhiệm được.
Cơ cấu đầu tư đã được điều chỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức mạnh của sản phẩm, giảm nhẹ tình hình đầu tư phân tán, kém hiệu quả, chuyển hướng đầu tư cho các công trình vừa và nhỏ, việc phân bổ vốn và đầu tư dần theo hướng hợp lý, phù hợp với điều kiện, nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của vùng, ngành đó để đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất, chú trọng hơn vào đầu tư đồng bộ, bảo đảm sự phát triển bền vững Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản chú ý, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình then chốt của nền kinh tế bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như: vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn huy động trong dân… trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là rất quan trọng, nó có vai trò đầu tư định hướng cho cả nền kinh tế của Tỉnh.
1.2.2.1 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng phân theo ngành
Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế nhằm mục đích quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành kinh tế hiệu quả hơn, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các ngành kinh tế; qua đó xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của Tỉnh.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1.1 Định hướng phát triển ngành
Khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao Tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản Phát triển nông nghiệp gắn với việc xây dựng nông thôn mới, kinh tế phát triển, văn minh, lành mạnh. Đẩy mạnh sản xuất lương thực nhằm bảo đảm an toàn vững chắc lương thực Phấn đấu năm 2010 đạt 500.000 tấn, lương thực bình quân đầu người là 500kg, diện tích lúa 79.000 ha, năng suất lúa 61 tạ/ha/vụ, cây công nghiệp ngắn ngày 6500 ha, rau đậu các loại 15000 ha.
Trong trồng trọt chú trọng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, có kế hoạch sử dụng đất hợp lý để phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, mở rộng diện tích lúa mùa sớm Điều chỉnh cơ cấu cây trồng vụ đông theo hướng phát triển cây lạc thu đông, khoai tây và các cây rau cao cấp Tiếp tục phát triển lúa xuân muộn và gieo cấy các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để nhanh chóng hình thành vùng lúa hàng hoá, vùng cây trồng có giá trị và xuất khẩu như dưa chuột, ớt, tỏi, lạc…Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các đơn vị dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá: phát triển mạnh đàn bò lấy thịt và sữa; phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc; nuôi cá giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển nuôi cá đồng trũng và các con đặc sản theo kiểu trang trại chăn nuôi công nghiệp; phát triển trồng dâu để sản xuất tơ tằm xuất khẩu Phấn đấu đến năm 2010: đàn bò: 52.000 con , tăng 22% ; đàn lợn: 550.000 con, tăng 31%; gia cầm: 4,5 triệu con , tăng 28,6%; sản lượng cá: 10.000 tấn, tăng 47,6% so với năm 2000
2.1.1.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Cải tạo và đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, khai thác một cách có hiệu quả các cơ sở công nghiệp hiện có
Phát triển công nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp nông thôn Hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề như: Đa Hội, Phong Khê, Đồng Kỵ, Đình Bảng, Đại Bái, Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Thanh Khương, Táo Đôi, Đại Phúc Có cơ chế hỗ trợ để phát triển các làng nghề truyền thống, ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và phát triển sản xuất các mặt hàng có lợi thế của địa phương như: giấy, gỗ mỹ nghệ, sắt thép, tơ tằm, giày thể thao, may mặc, gạch ốp lát, kính xây dựng, chế biến tinh bột nông sản thực phẩm, dược liệu, nước giải khát, thức ăn gi a súc, bao bì nhựa, chế tạo phụ tùng, lắp ráp xe máy, điện tử và điện lạnh Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tiên Sơn Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh Cùng với Tổng Công ty điện lực Việt Nam xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động trạm biến thế trung gian Đông Bình (Gia Bình), từng bước triển khai đầu tư cải tạo lưới điện thị xã Bắc Ninh và các huyện trong tỉnh.
Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm các loại hình mới bao gồm cả dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm thương mại Bắc Ninh; các cụm Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ ven các đường quốc lộ, tỉnh lộ Củng cố thương nghiệp quốc doanh ở thị xã và các thị trấn, đồng thời khuyến khích thương nghiệp ngoài quốc doanh, mở rộng mạng lưới chợ nông thôn Tăng cường công tác quản lý thị trường chống trốn, lậu thuế, sản xuất và lưu thông hàng giả.
Tranh thủ mọi nguồn vốn, từng bước đầu tư khu du lịch, nghỉ cuối tuần: Đền Đầm (Từ Sơn), Phật Tích (Tiên Du), Đồng Trầm (TP Bắc Ninh), Trùng tu các di tích lịch sử như: Luy Lâu, cụm di tích Lăng Kinh Dương Vương, Đền Đô, Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp Thực hiện dịch vụ hoá và xã hội hoá các dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, vui chơi giải nhằm từng bước tăng trưởng kinh tế dịch vụ Đây là một trong những giải pháp quan trọng để tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
Tăng khối lượng, nâng cao chất lượng và an toàn trong vận tải hành khách, hàng hoá trên cả đường bộ, đường sông Tiếp tục hiện đại hoá thông tin liên lạc, mở rộng dịch vụ điện thoại thuê bao, phấn đấu đến năm 2007 có 6,5 máy điện thoại trên 100 dân.
Phát triển các dịch vụ đa dạng như: dịch vụ thông tin, tư vấn kỹ thuật công nghệ, tài chính, ngân hàng, pháp luật, tư vấn tìm kiếm mở rộng thị trường, tư vấn phát triển sản xuất, kinh doanh.
* Sự nghiệp giáo dục - đào tạo
Phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"; có chính sách và cơ chế khuyến khích để tạo nguồn lực góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá
Phát triển giáo dục mầm non, tăng tỷ lệ trẻ em được chăm sóc ở các nhà trẻ, nhóm trẻ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trong các ngành học, cấp học Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học, dạy nghề.
Tăng cường cơ sở vật chất trường học, phấn đấu đến năm 2010 có 100% số phòng học phổ thông được xây dựng kiên cố Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt đối với đội ngũ giáo viên các cấp Có chính sách hỗ trợ đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
* Sự nghiệp y tế , chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, lấy chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng bệnh làm trọng tâm, xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhằm nâng cao thể lực và tuổi thọ trung bình cho nhân dân Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế Bảo vệ, chăm sóc và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phòng chống AIDS và các bệnh xã hội khác.
Tranh thủ mọi nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh, từng bước đầu tư nâng cấp các bệnh viện huyện, các trạm y tế xã Nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu.Tiếp tục thực hiện mua bảo hiểm y tế cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.
* Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao
Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin, báo chí đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đời sống tinh thần của nhân dân.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BẮC NINH
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BẮC NINH
2.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách và môi trường pháp lý
2.2.1.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Cần chủ động cập nhật, bổ sung các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành; trong đó xây dựng các chương trình phát triển, xác định các dự án đầu tư Gắn quy hoạch với kế hoạch và với nhu cầu thị trường Trên cơ sở đó hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý trong từng ngành, từng vùng.
* Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Trước hết phải rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội(2001- 2010) Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp điều kiện cụ thể và hướng phát triển theo tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội luôn đóng vai trò định hướng trong phát triển kinh tế xã hội, nó được ví như một cái khung để định hướng các kế hoạch, quy hoạch ngắn hạn phát triển theo Để nền kinh tế phát triển đúng định hướng, theo chiều hướng tích cực thì công tác lập quy hoạch tổng thể đóng vai trò quan trọng trong đó Khi quy hoạch tổng thể chính xác thì việc lập quy hoạch cho từng ngành, từng lĩnh vực cũng có căn cứ, có định hướng đúng đắn Quy hoạch tổng thể cần được lập dựa trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung của cả nước, gắn với điều kiện cụ thể của địa phương, nhằm phát huy những lợi thế của địa phương mình, tận dụng những cơ hội phát triển từ bên ngoài, theo đúng xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước và thế giới.
Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, trọng điểm đảm bảo ưu tiên đầu tư xây dựng cho những mục tiêu quan trọng, mũi nhọn của nền kinh tế Việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, ngành lại phải căn cứ vào quy hoạch chung của tỉnh, đảm bảo yêu cầu về tính khả thi, hiện thực, đúng thực tế, phát huy những tiềm năng phát triển của ngành và của vùng kinh tế Cụ thể là những vùng (huyện) nào phát triển ngành nghề gì, trồng cây gì, nuôi con gì đều cần căn cứ vào điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội của vùng đó, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung
Cần chú ý đến việc quy hoạch phát triển những vùng, ngành trọng điểm nhằm tận dụng lợi thế so sánh của ngành nghề và của vùng đó so với các ngành, vùng khác trong tỉnh và so sánh với các địa phương khác.
Xây dựng quy hoạch phát triển không gian đô thị như quy hoạch chung Thành phố Bắc Ninh, quy hoạch phát triển không gian ven quốc lộ 1A (mới), quốc lộ 18, làm cơ sở thiết lập các dự án đầu tư theo kế hoạch Có quy hoạch cụ thể phát triển Thành phó Bắc Ninh thành trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh, phát triển cơ sở hạ tầng, không gian ven đường quốc lộ 1A mới nhằm tận dụng lợi thế, những điều kiện phát triển thuận lợi thu được từ giao thông thuận tiện, qua đó thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn tỉnh.
* Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Bắc Ninh theo sự phát triển không gian, phù hợp hiện tại và xu hướng trong tương lai trên cơ sở khoa học và thực tiễn Tiếp tục soát xét lại quy hoạch chi tiết các khu thương mại - dịch vụ, văn hoá thể thao, vui chơi giải trí và khu dân cư, khu đô thị mới Có sự rà soát liên tục về sự hợp lý của các khu thương mại, văn hoá thể thao, dân cư để có sự đánh giá, diều chỉnh kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển chung; đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc có liên quan. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp tập trung như:
Mở rộng khu công nghiệp Quế Võ, Tiên Sơn, khu công nghiệp Đại Đồng, Hoàn Sơn, Nam Sơn, Hạp Lĩnh, Yên Phong Việc quy hoạch các khu công nghiệp luôn có ý nghĩa quan trọng với bất kỳ tỉnh nào, và với Bắc Ninh cũng vậy Các khu công nghiệp cần được quy hoạch tốt, đảm bảo tính đồng bộ về điều kiện giao thông, hệ thống điện, nước, an ninh… đảm bảo các điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty hoạt đôngj trong khu công nghiệp Bên cạnh các yếu tố trên cũng cần trú trọng đến việc quy hoạch hệ thống tài chính ngân hàng, với những ngân hàng nhằm đáp ứng việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất
Bên cạnh việc tập trung quy hoạch các khu công nghiệp cũng cần chú ý tói công tác quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, qua đó đảm bảo cho sự phát triển của các làng nghề, cụm công nghiệp tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho tỉnh.
Rà soát quy hoạch chi tiết các huyện lỵ, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp,đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt Việc rà soát lại các quy hoạch chi tiết các huyện lỵ có ý nghĩa đảm bảo cho các quy hoạch đó thống nhất với quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch phát triển vùng, phát triển ngành; qua đó giải quyết kịp thời những vướng mắc liên quan, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh cho địa phương.
2.2.1.2 Hoàn thiện các văn bản pháp lý qui định về công tác XDCB
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực XDCB của Tỉnh Đảm bảo tính thống nhất về nội dung giữa các văn bản của các Sở, Ban, Ngành liên quan; và sự thống nhất giữa văn bản của TW với văn bản của địa phương, tránh tình trạng luật của Nhà nước qui định một kiểu, văn bản của địa phương ban hành lại không phù hợp, thống nhất với những qui định của nhà nước gây khó khăn cho nhà đầu tư, cản trở công tác thi hành pháp luật tại địa phương.
Tổ chức tập huấn thường xuyên về nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng ở các cấp, các ngành, ít nhất 6 tháng 1 lần về nội dung: Cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý đầu tư xây dựng hiện có và mới bổ sung, công tác quản lý chất lượng công trình, công tác quản lý đô thị đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Trên cơ sở quyết định số 83/2003/QĐ-UB, ngày 16/9/2003 của UBND tỉnh và phân công phân cấp quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Bắc Ninh, tiếp tục đề xuất UBND tỉnh mạnh dạn phân cấp nhiều hơn nữa cho các ngành và địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ, lợi ích, có như vậy mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành trong công tác quản lý đầu tư xây dựng Đề nghị UBND tỉnh ban hành chế tài quản lý lực lượng tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng trên địa bàn, chế tài về công tác quyết toán công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định của Nhà nước. Để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật tại địa phương trong lĩnh vực XDCB, nâng cao chất lượng công trình XDCB có thể áp dụng một số biện pháp hành chính sau:
- Kiên quyết không bố trí chủ đầu tư dự án cho các đơn vị đã vi phạm quản lý dây dưa, kéo dài thời gian quyết toán công trình không theo quy định của pháp luật.
- Không chấp nhận dự án đầu tư, khi chủ trì kiến trúc không có chứng chỉ hành nghề được cấp của cơ quan có thẩm quyền (Sở xây dựng).
- Không cho phép cán bộ giám sát thi công công trình không có chứng chỉ về tư vấn giám sát do cơ quan có thẩm quyền cấp (Cục giám định nhà nước và chất lượng công trình xây dựng - Bộ xây dựng).
- Các nhà thầu có vi phạm những điều sau đây không được tham gia đấu thầu công trình tại Bắc Ninh:
+ Thi công công trình trước đó đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng không thực hiện quyết toán theo quy định.
+ Phạm quy từ 2 lần trở lên khi tham gia dự thầu tại Bắc Ninh (hồ sơ bị loại)
+ Vi phạm về quản lý chất lượng công trình theo Bộ xây dựng.
2.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách tập trung
2.2.2.1 Cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hàng năm
Trong công tác quản lý kinh tế nói chung và trong công tác quản lý đầu tư XDCB nói riêng, công tác lập kế hoạch luôn đóng vai trò quan trọng, nó có vai trò quyết định trong sự thành công hay thất bại và tính hiệu quả của công tác đầu tư Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư thường được xác định vào cuối năm để phân bổ vốn cho năm sau, qua đó vốn đầu tư sẽ tập trung vào những ngành, công trình nào có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết hơn, cần phải đầu tư ngay, để làm động lực thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Việc phân bổ khối lượng vốn đầu tư bao nhiêu cho một ngành được tính toán dựa trên nhu cầu thực tế của ngành đó, định hướng phát triển kinh tế Để nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ, cấp phát vốn đầu tư có thể tập trung vào một số biện pháp sau: