1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần vinafco

83 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Dịch Vụ Vận Tải Tại Công Ty Cổ Phần Vinafco
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Tuấn
Trường học Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Thương mại
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 270,85 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ KINH (3)
    • I. Dịch vụ và dịch vụ vận tải trong nền kinh tế quốc dân (3)
      • 1.1. Khái niệm về dịch vụ (3)
      • 1.2. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ (4)
      • 2.1. Khái niệm về dịch vụ vận tải (6)
      • 2.2. Các loại hình dịch vụ vận tải (7)
      • 3. Vai trò của dịch vụ vận tải trong nền kinh tế quốc dân (9)
        • 4.1. Thế giới (10)
        • 4.2. Việt Nam (12)
    • II. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải (15)
      • 1.1. Khái niệm kinh doanh (15)
      • 1.2. Hiệu quả kinh doanh (17)
      • 1.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại dịch vụ (18)
        • 1.3.1. Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội (19)
        • 1.3.2. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp (19)
        • 1.3.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh (20)
      • 1.4. Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp (20)
      • 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải (23)
        • 2.1. Nhóm các chỉ tiêu định lượng (23)
          • 2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu tổng hợp (23)
          • 2.1.2. Nhóm các chỉ tiêu bộ phận (26)
        • 2.2. Các chỉ tiêu định tính (27)
      • 1. Sự đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất của ngành (27)
      • 2. Trình độ quản lý của doanh nghiệp (28)
      • 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp (28)
      • 4. Sự cạnh tranh của các đối thủ (29)
  • CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO (31)
    • I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần VINAFCO (31)
      • 1. Khái quát về Công ty cổ phần VINAFCO (31)
      • 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần VINAFCO (31)
      • 3. Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh (36)
      • 4. Bộ máy tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (37)
      • 5. Đặc điểm môi trường kinh doanh của Công ty (40)
        • 5.1. Môi trường Vĩ mô (40)
        • 5.2. Môi trường vi mô (42)
    • II. Phân tích hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty cổ phần VINAFCO (47)
      • 1. Lĩnh vực kinh doanh vận tải của Công ty (47)
      • 2. Kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty cổ phần VINAFCO (48)
      • 3. Phân tích hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty (50)
        • 3.1. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh dịch vụ vận tải (50)
        • 3.2. Khả năng thanh toán của Công ty (50)
        • 3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (51)
        • 3.4. Hiệu quả sử dụng lao động và trang thiết bị của Công ty (52)
      • 4. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty cổ phần VINAFCO (54)
        • 4.1. Ưu điểm (54)
        • 4.2. Mặt tồn tại (56)
        • 4.3. Cơ hội (57)
        • 4.4. Thách thức (59)
    • I. Xu hướng phát triển của dịch vụ vận tải trong tương lai (60)
      • 1. Xu hướng phát triển của dịch vụ vận tải trên thế giới (60)
      • 3. Phương hướng phát triển của Công ty (63)
    • II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải tại Công ty cổ phần Vinafco (65)
      • 1. Quản trị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (65)
      • 2. Mở rộng các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ (69)
      • 3. Đầu tư, nâng cao chất lượng của phương tiện vận tải cũng như cơ sở vật chất của Công ty (72)
      • 4. Thành lập bộ phận thực hiện nghiệp vụ Marketing (73)
    • III. Một số kiến nghị với Nhà nước (76)
  • KẾT LUẬN (78)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ KINH

Dịch vụ và dịch vụ vận tải trong nền kinh tế quốc dân

1.Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm dịch vụ

1.1.Khái niệm về dịch vụ.

Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng dịch vụ và khái niệm dịch vụ đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu Đặc biệt ở các nước phát triển thì khái niệm này đã tồn tại và phát triển còn lâu hơn nữa và được các nhà kinh tế học quan tâm, nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều giác độ khác nhau Trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để diễn đạt và thông đạt hoá khái niệm dịch vụ như “ kinh tế tam đẳng”, “ kinh tế mềm” , “ làn sóng thứ ba”, “công nghiệp siêu hình”,.v.v… Tuy có nhiều tên gọi khác nhau và được tiếp cân dưới nhiều góc độ khác nhau song nguồn gốc cho sự ra đời của dịch vụ đó là nền kinh tế hàng hoá Trong tác phẩm của mình K.Mark đã chỉ ra rằng: dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế hàng hoá khi mà kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển Và tới một mức độ nào đó, dịch vụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia.

Tiếp cận dịch vụ dưới giác độ kinh tế Mark đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển của các hoạt động dịch vụ.

Thực vậy, cho tới ngày nay, tại các quốc gia phát triển ngành dịch vụ chiếm khoảng 70%-75% tổng sản phẩm quốc nội Điều đó cho thấy khi kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu kéo theo dịch vụ sẽ phát triển như Mark đã chỉ ra

Cho tới nay đã tồn tại rất nhiểu quan niệm khác nhau về dịch vụ của nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học, nhiều tổ chức khác nhau tuy nhiên tựu chung lại thì có thể hiểu dịch vụ theo hai cách sau:

Theo nghĩa rộng: Dịch vụ được xem là một lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân Theo cách hiểu này thì nền kinh tế được chia ra thành ba lĩnh vực sản xuất lớn đó là: sản xuất công nghiệp, sản xuât nông nghiệp, và dịch vụ Như vậy thì dịch vụ bao gồm tất cả các hoạt động tạo ra giá trị trừ các ngành sản xuất vật chất truyền thống là công nghiệp và nông nghiêp Theo cách tiếp cận nay thì dịch vụ có thể chia ra thành hai nhóm chính là : nhóm ngành dịch vụ có tính chất sản xuất vật chất như thương mại, tài chính, ngân hàng, vận tải.v.v và nhóm ngành dịch vụ không có tính chất sản xuất vật chất như: giao dục, y tế, luật pháp.v.v

Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là hoạt động nhằm tiếp tục, hỗ trợ, khuếch trương, hoàn thiện cho quá trình kinh doanh sản phẩm chính hay một loại sản phẩm hữu hình nào đó Nó bao gồm dịch vụ trước, trong và sau khi bán sản phẩm cho khách hàng.

 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì các sản phẩm dịch vụ phục vụ người tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng, tiện lợi và mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh cho các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

1.2.Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ

Nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản phẩm vật chất cụ thể, mà bên cạnh đó còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ Về bản chất, sản phẩm dịch vụ và sản phẩm vật chất có những đặc điểm khác biệt mà các tổ chức và cá nhân khi tham gia vào hoạt động kinh doanh phải lưu ý để có chương trình hành động, chiến lược cho phù hợp với từng loại hình kinh doanh.

Thứ nhất: Dịch vụ là sản phẩm vô hình, chất lượng dịch vụ khó đánh gíá vì nó chịu nhiều yếu tố tác động như người bán, người mua và cả thời điểm mua bán dịch vụ đó Sản phẩm dịch vụ không hiện hữu dưới dạng vật chất cụ thể Sản phẩm dịch vụ được tạo ra để phục vụ thì không thể xác định một cách cụ thể bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật Cái mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm dịch vụ đó lại chính là các phương tiện chuyển giao dịch vụ đó tới khách hàng.

Thứ hai: Sản phẩm dịch vụ không thể dự trữ Vì dịch vụ là một sản phẩm vô hình việc ung ứng và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời, một sản phẩm dịch vụ được tạo ra chính là lúc nó được tiêu dùng.

Thứ ba: Chất lượng dịch vụ là khó đánh giá Sản phẩm dịch vụ không định lượng được, không tiêu chuẩn hoá được do vậy không thể đăng ký bảo hộ nó mà chỉ có thể đăng ký biểu tượng hay biểu trưng của nó Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng cuộc tiếp xúc giữa người cung ứng và người sử dụng dịch vụ Điều này tạo nên sự khác biệt cần thiết trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp dịch vụ Nếu như trong chiến lược Marketing của mình doanh nghiệp sản xuất chỉ cần 4Ps (product, price, place, promotion) thì doanh nghiệp cần 5Ps (product, price, place, promotion, people) trong hoạt động Marketing của mình Như vậy trong kinh doanh dịch vụ thì yếu tố con người góp phần quan trọng vào việc đem lại chất lượng dịch vụ tốt.

Thứ tư: Là sản phẩm vô hình do vậy dịch vụ có sự khác biệt về chi phí so với các sản phẩm vật chất Đối với sản phẩm vật chất thì sản xuất có thể định mức và thống kê được tổng chi phí phải bỏ ra để có được sản phẩm Đối với sản phẩm dịch vụ thì việc lượng hoá các chi phí khó khăn hơn và việc định giá sản phẩm cũng linh động hơn so với sản phẩm vật chất.

Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh các sản phẩm vật chất và kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ Dịch vụ nói chung giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tiền tệ Dịch vụ là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu giúp doanh nghiệp giữ vững và phát triển thị trường một cách ổn định Dịch vụ còn làm thay đổi cơ bản cơ cấu của nền kinh tế quốc dân…

2.Khái niệm và các loại hình dịch vụ vận tải

2.1.Khái niệm về dịch vụ vận tải.

Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội Thật vậy, sự phân công lao động xã hội dẫn đến sự chuyên môn hoá sản xuất, chính yếu tố chuyên môn hoá sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng Khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng đòi hỏi phải có sự ra đời của vận tải Chính từ khâu lưu thông từ sản xuất tới tiêu dùng mà vận tải đã ra đời và từng bước phát triển, ngày càng trở nên đa dạng và không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của xã hội mà còn phục vụ cả nhu cầu đi lại của con người Ta có thể hiểu vận tải theo hai cách:

- Theo nghĩa hẹp: Vận tải là sự di chuyển về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm lao động và bản thân con người.

- Theo nghĩa rộng: Vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ một sự di chuyển vị trí nào của con người và vật phẩm có ý nghĩa kinh tế.

Trên thực tế, sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm là rất phong phú và đa dạng nhưng không phải mọi sự di chuyển của con người, của vật phẩm đều là vận tải Vận tải chỉ bao gồm những sự di chuyển do con người tạo ra để đáp ứng nhu cầu về sự di chuyển đó và nhằm mục đích kinh tế.

Hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải

1.Hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Trong quá trình phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, từ khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất con người luôn mong muốn tổ chức hoạt động của mình sao cho mang lại nhiều của cải nhất cho mình Kinh doanh cũng bắt đầu có từ đó Kinh doanh không nhất thiết phải thực hiện toàn bộ các công đoạn từ việc đầu tư, mua nguyên liệu, sản xuất và bán hàng thu tiền về Các doanh nghiệp nhiều khi chỉ thực hiện một trong số các công đoạn của quá trình đó mà thôi Việc tham gia vào bao nhiêu công đoạn và tham gia vào công đoạn nào của quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội phụ thuộc vào khả năng, tiềm lực, cũng như các yếu tố khác như chính sách của Chính phủ, môi trường kinh doanh… Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại- đó là xu thế phát triển của phân công lao động xã hội. Doanh nghiệp sản xuất sẽ thực hiện các công việc của nhà sản xuất còn các doanh nghiệp thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ sản phẩm Vậy kinh doanh là gì? Kinh doanh có thể được định nghĩa như sau:”

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Kinh doanh là một hoạt động kinh tế bởi kinh doanh và hoạt động kinh tế đều có chủ thể của nó và cả hai hoạt động đều có yếu tố kinh tế ở trong nó. Tuy nhiên có thể phân biệt kinh doanh với các hoạt động kinh tế khác ở chỗ:

- Kinh doanh phải gắn liền với thị trường Điều đó có nghĩa là khi các chủ thể kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thì phải gắn hoạt động đó với thị trường Phải tuân theo quy luật phổ biến của thị trường, đó là” quy luật cung cầu”, “quy luật giá trị”, “quy luật giá trị thặng dư” Phải chấp nhận cạnh tranh trên thương trường

- Kinh doanh phải gắn liền với sự vận động của vốn Các chủ thể kinh doanh sử dụng đồng vốn của mình để mua tư liệu sản xuất, hàng hoá để sản xuất kinh doanh kiếm lời Quy trình vận động của vốn kinh doanh được K.Mark biểu hiện dưới dạng sơ đồ sau:

Chủ thể kinh doanh dùng tiền (T) để mua hàng (H), hàng hoá (H) ở đây có thể là tư liệu sản xuất để người kinh doanh tổ chức quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới để tiêu thụ Cũng có thể hàng hoá (H) ở đây là hàng tiêu dùng mà nhà thương mại mua của nhà sản xuất để đem tiêu thụ thu lại số tiền (T`) lớn hơn số tiền (T) ban đầu để kiếm lời Sau đó chủ thể kinh doanh lại sử dụng số tiền (T`) để đầu tư tiếp tục mua hàng hoá (H`) Cứ như vậy chu trình chuyển hoá giữa tiền và hàng được diễn ra liên tục Khi dùng tiền (T) để mua hàng hoá (H) doanh nghiệp luôn kỳ vọng sẽ thu về được một khoản tiền (T`) lớn hơn T, đó là lúc doanh nghiệp thu được lợi nhuận Nhưng nhiều khi khoản tiền (T`) thu về lại không lớn hơn khoản tiền bỏ ra (T) đó là lúc doanh nghiệp không thu được lợi nhuận Do vậy khi tham gia vào kinh doanh các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để có thể thu được lợi nhuận trong cả kì kinh doanh của mình để có thê tồn tại và phát triển và ngày một lớn mạnh.

Như vậy từ những điểm khác biệt trên chúng ta có thể nhận thấy rằng nếu một cá nhân hay một tổ chức nào tham gia vào hoạt động kinh tế nhưng không nhằm mục đích sinh lời thì đó không phải là kinh doanh

Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thì bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào cũng muốn đạt được tối đa hiệu quả hoạt động kinh doanh Nhưng để có thể tối đa được hiệu quả kinh doanh thì phải nắm vững hiệu quả kinh doanh là gì? Đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh

Theo Adam Smith thì “ Hiệu quả kinh doanh là hiệu quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá” Quan điểm này cho thấy hiệu quả kinh doanh chỉ được đánh giá dưới góc độ doanh thu tiêu thụ hàng hoá Hiện nay, quan điểm này có lẽ không còn phù hợp nữa, bởi lẽ nếu như tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí trong hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ không những không tăng thêm mà còn giảm.

Quan điểm thứ hai cho rằng:” Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của doanh thu và tăng thêm của chi phí” Quan điểm này đã quan tâm tới mối tương quan giữa cái đạt được và cái phải bỏ ra để đạt được nó Tuy nhiên nó cũng mới chỉ phản ánh được sự tiến bộ của hoạt động sản xuất của kỳ thực hiện so với các kỳ kinh doanh trước chứ chưa chắc đã có lợi nhuận thực sự ngay cả khi mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng của chi phí.

Có quan điểm lại cho rằng “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phó bỏ ra để đạt được kết quả đó”.

Quan điểm thứ tư cho rằng “ Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua những chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn vật lực đã được huy động vào lĩnh vực kinh doanh”.

Tóm lại “ Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”

Với khái niệm này thì ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán, so sánh được và lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu… Ngoài ra nó còn được biểu hiện mức độ phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh Lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trìu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Như vậy cần hiểu hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng và định tính:

Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và chi phí để có được kết quả đó, hiệu quả định lượng chỉ có được khi kết quả lớn hơn chi phí.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO

Giới thiệu chung về Công ty cổ phần VINAFCO

1 Khái quát về Công ty cổ phần VINAFCO

- Tên công ty : Công ty cổ phần VINAFCO

- Tên tiếng Anh: VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION

- Địa chỉ công ty hiện nay: Số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện

- Biểu tượng của công ty:

- Vốn điều lệ của Công ty hiện tại : 51.222.610.000 ( năm mươi mốt tỷ hai trăm hai mươi hai triệu sáu tăm mười nghìn đồng) – Theo công văn xác nhận số 559/TVKT ngày 10/11/2005 của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC.

2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần VINAFCO

Công ty cổ phần VINAFCO mà tiền thân là Công ty dịch vụ vận tải trung ương được thành lập quyết định số 2339A QĐ/TCCB ngày 16 tháng 3 năm 1987.

Từ ngày đầ thành lập nhân lực của Công ty chỉ có 40 người chủ yếu là được điều động từ các vụ, văn phòng của Bộ sang, tài sản chỉ có 9 gian nhà cấp 4 tại 80B Trần Hưng Đạo, Hà Nội và một chiếc ôtô cũ Bộ cho mượn và

10 triệu đồng tiền vốn lưu động do Bộ cấp.

Từ khi thành lập đến năm 1992, Công ty đã phát triển nhanh chóng về quy mô tổ chức sản xuất và đầu tư.

Năm 1993 , toàn quốc thực hiện bước chuyển mạnh về đổi mới quản lý, săp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ Trưởng, Giải thể những doanh nghiệp làn ăn yếu kém, thua lỗ, thành lập lại những doanh nghiệp SXKD có hiệu quả Ngày

02 tháng 08 năm 1993 Bộ giao thông vận tải có quyết định số 1542QĐ/ TCCB- LĐ thành lập lại Công ty dịch vụ Vận tải Trung ương là một doanh nghiệp Nhà nước Trong năm 1993, Công ty thành lập thêm một đơn vị trực thuộc là Chi nhánh Công ty tại TP Hồ Chí Minh Khởi công xây dựng ngôi nhà 5 tầng tại 33C Cát Linh.

Năm 1995 , Bộ giao thông vận tải thành lập Công ty Dịch vụ vận tải, trong đó

Công ty dịch vụ vận tải Trung ương là một thành viên của Công ty.

Năm 1997 , Bộ giải thể Công ty Dịch vụ vận tải, Công ty dịch vụ vận tải

Trung ương trở về trực thuộc Bộ giao thông vận tải như trước.

Trong giai đoạn 1993 đến 1997 Công ty mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, đầu tư thêm trang thiết bị mới để mở rộng sản xuất kinh doanh:

- Ký hợp đồng đại lý cho hãng DANZAS của Thuỵ Sỹ ( 05/10/1994 )

- Liên doanh với 3 đối tác trong và ngoài nước là :

+ Công ty điện tử Hà Nội ( HANEL )

+ Hai đối tác Nhật Bản là Công ty SUMITOMO và SUZUYO để thành lập linh doanh tiếp vận Thăng Long ( DRACO ) vào ngày 19/10/1996

- Thành lập xí nghiệp Dịch vụ cơ kim khí trên cơ sở của Xưởng cơ khí thuộc Xí nghiệp Đại lý vận tải - Vật tư ký thuật vào ngày 20/4/1995.

- Ký hợp đồng đại lý với TARAY của Đài Loan ( 27/3/ 1997 ).

- Đầu tư mua 1 chiếc tàu biển chở hàng khô trọng tải 1200T mang tên VINAFCO-12 cuối tháng 12/1997.

Giai đoạn 1998-2000 Đây là giai đoạn thay đổi lớn về cơ cấu đầu tư, chuẩn bị cho cổ phần hoá Công ty Trong những năm cuóu của thập kỷ 90, hệ thống các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phát triển rất nhanh, đa dạng, nhiều thành phần, chất lượng dịch vụ được nâng cao Công ty dịch vụ vận tải Trung ương đứng trước thách thức của sự cạnh tranh quyết liệt. Để tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tập thể lãnh đạo Công ty đã tìm những giải pháp tích cực Đặt ra mục tiêu cần tập trung giải quyết là:

- Nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành cho trước mắt và lâu dai, coi đây là yếu tố quan trọng nhất để tồn tại và phát triển vững chắc.

- Xây dựng kế hoạch, quy mô phát triển trước mắt và lâu dài của Công ty.

- Nhanh chóng mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ gìn uy tín với khách hàng.

- Đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất.

- Chuẩn bị tư tưởng, nhận thức đúng đắn cho tập thể cán bộ công nhân viên để chủ động chuyển sang Công ty cổ phần theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Về đầu tư: Tổng số vốn đầu tư trong 3 năm: 58.410.381.927VNĐ

- Đầu tư dây chuyền vận chuyển NH3 : 2.136.546.113VNĐ

- Đầu tư thêm kho, bãi, xe tại Xí nghiệp Đại lý vận tải-Vật tư kỹ thuật: 3.421.771.600VNĐ

- Mua máy cắt phôi, dàn cán thép, lò đốt phôi… cho XN Dịch vụ cơ kim khí : 1.130.538.311VNĐ

- Bán 3 tàu biểm VINAFCO 01, VINAFCO 02, VINAFCO 12 để bổ sung vốn đầu tư đội tàu container trong đó: Mua tàu chở cotainer thú nhất trọng tải 4119T – 240 TEU với số vốn 36.250.000.000 VNĐ

- Mua thêm 500 vỏ container :6.150.451.903 VNĐ.

Những hạng mục đưa vào sử dụng đã mạng lại hiệu quả rõ rệt, khẳng định sự đúng đắn trong quyết định đầu tư đúng mục tiêu, đúng hướng của lãnh đạo Công ty.

Về tổ chức: Cuối năm 2000 thành lập Xí nghiệp Dịch vụ container và vận tải biển để quản lý và khai thác đội tàu container.

Chuẩn bị cho việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: Công ty dich vụ vận tải Trung ương. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đề ra Nghị quyết “ tiếp tục củng cố, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, bằng các giải pháp bán, giao khoá, giải thể, sát nhập, đấu thầu quản lý những doanh nghiệp Nhà nước quá nhỏ và những doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh đang bị thua lỗ Cổ phần hoá những doanh nghiệp Nhà nước quy mô vừa và nhỏ kinh doanh có hiệu quả nhằm huy động vốn của toàn xã hội, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước Đổi mới công nghệ tạo thêm việc làm, thay đổi phương thức quản lý, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nâng cao thu nhập của người lao động” Nhận thức được tính ưu việt của hình thức cổ phần hoá, và đặc điểm quy mô SXKD của Công ty, lãnh đạo Công ty thông qua Đại hội công nhân viên chức đã quyết định thành lập Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp để làm các thủ tục chuyển Công ty thành công ty cổ phần.

Năm 2001 : Năm 2001 là một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử phát triển của Công ty, đó là việc chuyển đổi từ Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương thành Công ty cổ phần theo chủ trương đổi mới, phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nàh nước, theo sự chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải.

Công ty đã thay đổi, phát triển về nhiều mặt như vốn, tài sảnm đầu tư, lao động, thu nhập và đặc biệt là hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Đièu lệ của Công ty cổ phần.

Về vốn: Từ một doanh nghiệp Nhà nước với số vốn Nhà nước 3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cổ phần hoá và cổ phần ưu đãi cho người lao động, vốn Nhà nước còn lại là 1,8 tỷ đồng Khi chuyển sang cổ phần, công ty đã phát hành cổ phiếu, huy động thêm 8,2 tỷ đồng của các cổ đông là cán bộ công nhân viên, nâng sổ vốn điều lê của công ty lên 10 tỷ đồng Từ một doanh nghiệp nhỏ đã trở thành một doanh nghiệp vừa Về vốn kinh doanh từ 81 tỷ đồng đã tăng lên

Về đầu tư: Công ty đã triển khai nhiều dự án, tổng số vốn đầu tư năm

2001 lên tới hơn 50 tỷ đồng.

- Mua thêm 1 tàu vận tải container trọng tải 5778T, sức chở 252TEU với số vốn đầu tư 37,5 tỷ đồng( 12/2001)

- Giải phóng và san lấp mặt bằng 3.900m2 đất tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội để chuẩn bị xây dựng Văn phòng Công ty.

- Hợp đồng thuê10.000m2 đất tại khu cong nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh để chuẩn bị xây dựng kho bãi, bãi container, xưởng sửa chữa, container.

- Góp vốn giai đoạn II vào Công ty Liên doanh DRACO để xây dựng Trung tâm phân phối tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long với số vốn 7,5 tỷ đồng.

- Chuẩn bị dự án khả thi để đầu tư thêm 1 dây chuyền cán thép công suất 140.000T/năm.

- Chuẩn bị dự án khả thi để thue đất xây dựng Trung tâm phân phối tại khu công nghiệp Đền Lừ, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Về tổ chức, lao động:

Phân tích hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty cổ phần VINAFCO

1 Lĩnh vực kinh doanh vận tải của Công ty

Như đã giới thiệu ở trên, Công ty cổ phần VINAFCO là một Công ty kinh doanh đa dạng nhiều lĩnh vực và nhiều mặt hàng Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Công ty vẫn là dịch vụ vận tải chiếm trên 80% doanh thu của Công ty Cũng như các công ty vận tải khác, VINAFCO cũng cung cấp nhiều loại hình vận tải Không chỉ tập trung đầu tư và phát triển vận tải đường biển, Công ty còn kết hợp các loại hình vận tải khác đặc biệt là vận tải đa phương thức để phù hợp với điều kiện địa hình Việt Nam Vận tải đa phương thức hiện nay là hoạt động quan trọng nhất của VINAFCO, trung bình hoạt động này chiếm tới hơn 70% khối lượng hàng hoá vận tải và 50% doanh thu của Công ty Với tuyến vận tải chủ yếu Bắc – Nam, VINAFCO tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ các công đoạn từ giao nhận, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, bảo quản, đóng gói, thủ tục hải quan đến điều phối phương tiện thích hợp để rút ngắn thời gian vận chuyển, đáp ứng nhu cầu của chủ hàng Cho tới nay, Công ty đã và đang phục vụ có hiệu quả cho hơn 100 khách hàng theo phương thức door to door thông qua trung tâm tiếp vận của Công ty tại các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Quy nhơn, và Thành phố Hồ Chí Minh và luôn đáp ứng, làm hài lòng mọi yêu cầu của khách hàng. Đối với lĩnh vực vận tải đường bộ, ngay từ ngày đầu mới hoạt động, Công ty đã cố gắng đầu tư một đội xe mạnh với nhiều chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng được những nhu cầu vận tải khác nhau của mỗi khách hàng. Đến nay, Công ty đã có một đội xe khá mạnh bao gồm cả xe tải nhẹ đến xe chở container Không giới hạn trong phạm vi quốc gia, Công ty đã thực hiện vận chuyển nhiều lô hàng đi Lào và các nước lân cận Bên cạnh đó, Công ty cũng đầu tư các phương tiện nâng hạ bao gồm xe cẩu , xe nâng Các phương tiện đó cùng với hệ thống hàng nghìn m2 kho bãi của lai, Công ty có kế hoạch đầu tư vào mở rộng trung tâm tiếp vận tại các điểm mối giao thông của Hà Nội để phục vụ vận tải, phân phối sản phẩm, nguyên vật liệu tới cho các doanh nghiệp trong phạm vi Hà Nội và các tỉnh lân cận Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, tính chất của từng trường hợp vận chuyển mà Công ty có thể sử dụng đường sắt, đường sông, đường hàng không để đảm bảo cho hàng hoá tới tay khách hàng đúng thời gian và đảm bảo an toàn về số lượng và chất lượng.

2 Kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty cổ phần VINAFCO trong một số năm gần đây

Trong suốt 18 năm hoạt động và phát triển, Công ty đã vận chuyển được một khối lượng hàng hoá lớn, góp phần vào đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước và phát triển thành một Công ty có uy tín trên thị trường vận tải trong nước Sau đây là kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty trong một số năm:

Bảng 2: Một số chỉ tiêu cơ bản qua một số năm.

( Nguồn: Các báo cáo tổng kết năm của Công ty )

Trên thị trường dịch vụ vận tải, sự gia tăng về nhu cầu vận tải hàng hoá của khách hàng ngày càng mạnh mẽ, tuy nhiên nguồn cung ứng dịch vụ này cũng không đứng im mà thậm chí còn tăng nhiều hơn Trong môi trường kinh doanh gặp không ít khó khăn bởi sự cạnh tranh của các hãng vận tải nhưng Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng mạnh, đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Qua bảng 2 cho thấy nhìn chung doanh thu và lợi nhuận hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty tăng qua các năm từ 2001 cho tới năm

2005 Chỉ sau 5 năm lợi nhuận của Công ty đã tăng gần gấp đôi từ 4.427 triệu đồng năm 2001 tăng lên 7.052 năm 2005 Trong năm 2002 tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty so với năm 2001 là 7,76% trong khi đó tốc độ tăng chi phí là7,65% dẫn đến lợi nhuận của Công ty tăng 10,6% Sang năm 2003 tốc độ tăng của lợi nhuận là 11,8% đạt 5.474 triệu đồng Năm 2004, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả thời kỳ đạt 14,3%, và tiếp cho tới nay tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức tương đối cao với 12,7% trong năm 2005 Sở dĩ trong hai năm gần đây Công ty đạt mức tăng trưởng cao như vậy là do Công ty đã chú rọng hơn tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đã thu hút được một lượng lớn khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của Công ty Hơn nữa việc tham gia vào lĩnh vực vận tải biển bằng tàu container và việc đầu tư mua tàu

VINAFCO18 và VINAFCO25 đã đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao cho hoạt động kinh doanh của Công ty

3 Phân tích hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty

Vận dụng các công thức đánh giá hiệu quả kinh doanh đã được nêu ra ở chương I , ta có các kết quả đánh giá sau:

3.1 Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh dịch vụ vận tải.

Bảng 3: Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh dịch vụ vận tải (2001-2005). Đơn vị: %

(Nguồn báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty)

Nhìn vào bảng 3 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Công ty năm sau đều cao hơn năm trước Tăng nhiều nhất là năm 2004, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng từ 2,622% năm 2003 lên 2,73% năm 2004, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí tăng từ 2,721% năm 2003 lên 2, 838% năm 2004 Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của Công ty đã tăng cường nâng cao cả về số lượng và chất lượng dịch vụ vận tải mà Công ty kinh doanh Tuy nhiên thì con số đó vẫn chưa cao, mới chỉ đạt ở mức hơn 2 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu hay 100 đồng chi phí Điều đó đòi hỏi Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể tăng được số lượng và chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

Từ năm 2003 đến 2005 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu luôn đạt trên 20 % , nó thể hiện cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì thu được lợi nhuận trên 20 đồng Với mức như vậy là tương đối cao, Công ty đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vay vào hoạt động kinh doanh Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh của Công ty luôn thấp do vậy sẽ là rất mạo hiểm khi môi trường kinh doanh không ổn định.

3.2.Khả năng thanh toán của Công ty.

Bảng 4: Khả năng thanh toán của Công ty.

Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,6 0,77 0,88

Hệ số thanh toán nhanh 0,49 0,61 0.74

( Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm cảu Công ty.)

Bảng 4 cho ta thấy khả năng thanh toán của Công ty là rất thấp đặc biệt là trong năm 2003, khả năng thanh toán nhanh chỉ đạt 49% Nhưng tình hình dần được cải thịên cho đến năm 2005 khả năng thanh toán nhanh đã đạt 74% tuy vẫn là ở mức thấp nhưng với xu thế như vậy có thể tin rằng trong tương lai sẽ có sự cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay, đảm bảo khả năng thanh toán cao.

3.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Bảng 5: Doanh thu trên một đồng chi phí và vốn của dịch vụ vận tải.

Doanh thu(tr.Đ) 123.372 132.946 130.309 165.040 185.671 Chi phí ( tr Đ) 118.945 128.050 144.835 158.783 178.618 Vốn ( tr Đ) 104.864 113.193 122.348 130.960 141.158

( Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm cảu Công ty.)

Từ những số liệu bảng 5 cho thấy trong 5 năm tỷ lệ doanh thu/ chi phí tăng không đáng kể, và đạt mức không phải là cao Năm 2005 doanh thu chỉ gấp 1,0395 lần chi phí Như vậy hiệu quả của việc sử dụng các chi phí là chưa cao Nguyên nhân của tình trạng này là Công ty còn có nhiều khoản chi vô ích, không hợp lý, vẫn có những chi phí sai mục đích Việc sử dụng chi phí chưa hợp lý là nguyên nhân dẫn đến việc giảm các chỉ tiêu TSLN1 và TSLN2.

Vốn kinh doanh của Công ty trong qua các năm đã được tăng lên đáng kể, hàng năm bình quân tăng lên khoảng 10 tỷ đồng chủ yếu là do các khoản mục đầu tư của Công ty đã được đưa vào hoạt động Trong các năm 2001 đến

2003 các khoản mục đầu tư vẫn chưa thể hiện rõ nét hiệu quả của nó, tỷ lệ doanh thu trên vốn đầu tư không tăng lên mà còn giảm Tuy nhiên sang năm

2004 và 2005 thì tỷ lệ này tăng lên rõ rệt Đây là bằng chứng của việc đáu tư đúng và hợp lý của Công ty.

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.

Lợi nhuận(tỷ.Đ) 3,178 3,525 3,941 4,505 5,077 Vốn cố định(tỷ.Đ) 64,01 68,71 75,26 80,79 88,8

(Nguồn: Báo cáo tải chính cuối năm của Công ty.)

Nhìn vào bảng 6 cho thấy hàng năm Công ty đều tăng vốn cố định và vốn lưu động Năm 2001 vốn cố định của Công ty là 64,01 tỷ đồng và vốn lưu động là 40,85 tỷ đồng, qua các năm tăng vốn cho tới năm 2005 vốn cố định của Công ty đã tăng lên 88,8 tỷ đồng và vốn lưu động tăng lên 52,31 tỷ đồng tức là tăng lên gần 1,5 lần.(Sở dĩ là doanh nghiệp vận tải do vậy vốn lưu động của Công ty nhỏ hơn so với vốn cố định) Qua các năm từ 2001 đến 2005 việc tăng vốn của Công ty là hoàn toàn hợp lý điều đó khẳng định lại một lần nữa hiệu quả đầu tư của Công ty Từ năm 2001 sức sinh lợi của vốn cố định đạt 4,97% và tăng đểu qua các năm cho tới năm 2005 chỉ tiêu này đã tăng lên đến 5,72% Sức sinh lợi của vốn lưu động cũng tăng lên đều đặn từ 7,78% năm 2001 đến năm 2005 chỉ tiêu này đã tăng lên 9,71% Sở dĩ có sự tăng trưởng đều đặn như vậy là do sau khi có sự đầu tư hàng năm thì hiệu quả của việc đầu tư đã mang lại sự tăng lên về lợi nhuận cho Công ty Trong những năm tới, Công ty còn có nhiều kế hoạch đầu tư thêm trong kinh doanh và hứa hẹn đạt hiệu quả cao.

3.4.Hiệu quả sử dụng lao động và trang thiết bị của Công ty.

Bảng 7: Năng suất lao động và khả năng sinh lợi của lao động

Công ty. Đơn vị: Nghìn đồng

( Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm cảu Công ty.)

Bảng 7 cho ta thấy năng suất lao động và sức sinh lợi của lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải của Công ty Năng suất lao động và sức sinh lợi của lao động đều tăng qua các năm từ 2001 cho tới 2005 Năm NSLĐ tăng nhiều nhất là năm 2003, tăng 26,568 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2004 SSLLĐ tăng nhiều nhất, tăng 0,791 triệu so với năm 2003 Từ năm

2001 đến 2005 năng suất lao động tăng bình quân là 16,265 triệu đồng và sức sinh lợi của lao động tăng bình quân là 0,570 triệu đồng Điều đó có được là do có sự chuyển đổi trong phương pháp quản lý của Công ty, đồng thời cũng do Công ty đã đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh vận tải, điển hình là việc đầu tư mua tàu VINAFCO18 và VINAFCO25 đã có hiệu quả rõ rệt Ngoài ra là quá trình hiện đại hoá phương tiện vận tải, nâng cấp xe cũng góp phần làm tăng doanh thu vận tải từ đó nâng cao năng suất lao động và sức sinh lợi của lao động.

Bảng 8: Khả năng sinh lời của phương tiện vận tải Đơn vị: %

( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Công ty)

Nhìn chung do phương tiện vận tải là những tải sản có giá trị lớn, cho nên qua các năm sức sinh lợi của phương tiện vận tải là tăng lên thế nhưng vẫn còn ở mức thấp Sức sinh lợi lớn nhất là năm 2005 cũng chỉ đạt 4,567%,tức là cứ 100 đồng nguyên giá của phương tiện vận tải thì đem lại lợi nhuận4,567 đồng Do các phương tiện vận tải được bổ sung thay thế nhiều và các phương tiện vận tải mới thường có giá trị lớn hơn nhiều so với phương tiện vận tải cũ, mà trong khi đó doanh thu dịch vụ vận tải có tăng nhưng lại tăng với tốc độ không đủ lớn so với tốc độ tăng của nguyên giá phương tiện vận tải Tuy nhiên, trong tương thì việc đầu tư mới phương tiện vận tải sẽ mang lại hiệu quả cao và sẽ khẳng định đây là bước đi đúng trong kinh doanh dịch vụ vận tải.

4 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty cổ phần VINAFCO

Xu hướng phát triển của dịch vụ vận tải trong tương lai

1 Xu hướng phát triển của dịch vụ vận tải trên thế giới

Trong nền kinh tế có xu hướng hội nhập, quốc tế hoá hiện nay, thì xu hướng container hoá trong ngành vận tải thế giới đã góp phần rất lớn vào thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế và ngược lại, chính thương mại quốc tế lại thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải phục vụ cho giao nhận hàng hoá trong buôn bán quốc tế Các phương tiện vận tải nhất là tàu container, các cảng container đã phát triển thành hệ thống trên thế giới Theo tài liệu của Viện nghiên cứu khoa học vận tải biển Nhật và công ty tư vấn vận tải viễn dương của Anh, vận tải container trên thế giới đã đạt tới 70 triệu TEU vào năm 1989, tăng lên 110 triệu TEU vào năm 2000 và đạt 140 triệu TEU vào năm 2004 Không thể phủ nhận được chính ưu thế của của phương thức vận chuyển hàng hoá bằng container đã làm cho sự phát triển của vận tải container ngày càng nhanh, hầu hết các tuyến đường biển chủ yếu trên thế giới chủ yếu trên thế giới đều đã mở luồng chuyên chở hàng hoá bằng container Xét theo cơ cấu hàng hoá được chuyên trở thì tỷ lệ hàng hoá được chuyên chở bằng đường biển ngày càng lớn, hiện nay thì tỷ lệ này đã đạt được trên hơn 90% tính theo số tấn hàng hoá vận chuyển Ngày nay, sự chuyên môn hoá trong sản xuất ngày càng rõ rệt, mối quan hệ phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng tăng làm cho khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế tăng nhanh Chính vì vậy nhu cầu vận chuyển ngày càng lớn đặc biệt là vận tải hàng hoá bằng container đường biển có xu thế ngày càng tăng

Trừ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đểu có biển Vì vậy, biển đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước thành viên và kinh tế biển gắn liền với thương mại và hàng hải Trong thời gian tới khi mà Việt Nam thực hiện theo lộ trình của AFTA thì khối lượng hàng hoá vận chuyển từ các quốc gia Đông Nam Á vào Việt Nam và ngược lại sẽ tăng lên rất lớn và chủ yếu là sử dụng đường biển để vận chuyển hàng hoá Cả hiện tại và trong tương lai thì vận tải biển sẽ vẫn là phương thức phổ biến trong các phương thức vận tải quốc tế.

2 Xu hướng phát triển của vận tải trong nước Ở Việt Nam, theo dự báo của Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải cho thấy ngành vận tải trong nước đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ rất nhanh ở khu vực châu Á và Đông Nam Á Mức tăng trưởng hàng năm đạt từ17% - 20% Đặc biệt là vận tải đường biển bằng tàu container thì sự phát triển của nó còn nhanh hơn rất nhiều Hai cảng lớn của thế giới la Hồng Kông vàSingapore đều liền kề với Việt Nam đã có tác động lớn đến nhu cầu tăng nhanh loại hình vận tải này Khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì nhu cầu vận tải lại càng trở nên cần thiết hơn Do đó, cần phải tăng cường các loại hình dịch vụ vận tải và vận tải đa phương thức được coi lài giải pháp hàng đầu để có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của khách hàng, tăng cường giao lưu kinh tế nâng cao trình độ công nghệ trong nước Chính nó cũng góp phần làm thay đổi bọ mặt công nghệ của chính ngành vận tải Với sự phát triển của dịch vụ vận tải đường biền Bắc – Nam cũng góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng an toàn giao thông và môi trường cho vận tải đường bộ.

Bảng 9: Dự báo hàng qua container qua đường biển Việt Nam năm 2010

Tên cảng Khối lượng hàng

( Nguồn: Viện khoa học kinh tế - GTVT).

Nhận thức được vai trò quan trọng của giao thông vận tải đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc tới việc phát triển giao thông nước nhà Trong những năm qua, rất nhiêu các công trình giao thông quan trọng, lớn, nhỏ, đường bộ cũng như đường sắt,đường sông cũng như đường biển, và đường hàng không đã được xây dựng đêt phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội Từ những kết quả đạt được trong những năm qua Bộ đã chỉ ra những việc chính cần phải làm trong giai đoạn 2005-2010 là: “ Hoàn thiện việc cải tạo, nâng cấp một số tuyến trọng điểm ở các vùng kinh tế tập trung như đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các tuyến đường hành lang Đông – Tây, trong khuôn khổ dự án phát triển và hợp tác kinh tế vùng Mê Kông mở rộng ( Việt Nam – Thái Lan – Lào – Camopuchia và tỉnh Vân Nam Trung Quốc), các tuyến thuộc địa bàn phát triển chiến lược kinh tế. Đối với Việt Nam, vị trí địa lý thuận lợi vơi biển Đông và chiều dài bờ biển trên 3000km kéo dài từ Bắc vào Nam là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển và vận tải hàng hoá bằng đươngg biển Hiện nay vận tải bằng đường biển chiếm khoảng 80% lượng hàng hoá vận chuyển của Việt Nam Có thể thấy rằng vận tải đường biển là một kênh phân phối quan trọng giúp các doanh nghiệp dễ dàng đưa các sản phẩm đến mọi miền đất nước Mặt khác, vận tải bằng đường biển cũng là sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp có hàng hoá cần vận chuyển có giá trị thấp và khối lượng lớn như: đá vôi, than… bởi đặc thù của vận tải bằng đường biển là vận chuyển với khối lượng lớn và chi phí thấp Chính vì vậy mà ngành vận tải đường biển có tiềm năng phát triển rất lớn.

3 Phương hướng phát triển của Công ty

Bắt đầu từ năm 2006 Công ty mới bắt đầu chuyển sang thực hiện cơ chế phân cấp quản lý theo mô hình Công ty Một số đơn vị chuyển sang hạch toán độc lập nên sẽ chủ động hơn trong hoạt động

Như đã biết thì Công ty cổ phần VINAFCO là một Công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực như vận tải , thương mại, sản xuất… Trong đó vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận thu về của Công ty Trong thời gian tớiCông ty chủ trương tiếp tục phát triển đội xe tải với các cở lớn nhỏ các loại để phục vụ vận tải hàng hoá đường bộ trên từng khu vực Ngoài đầu tư vào lĩnh phương tiện vận tải đường bộ, Công ty còn chủ trương xây dựng những công trình lớn có ý nghĩa phục vụ lâu dài hoạt động kinh doanh của Công ty như:Đầu tư xây dựng khu hỗn hợp văn phòng tại đường Phạm Hùng – Hà Nội; Đầu tư xây dựng hệ thống kho ở khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh; Đầu tư xe nâng chuyên dùng cho container rỗng tại bãi Hải Phòng; đầu tư xin đất xây dựng bến xe tải và dịch vụ công cộng tại Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội…

Lĩnh vực vận tải đường bộ là như vậy tuy nhiên, lĩnh vực đem lại doanh thu và lợi nhuận cao trong kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty lại là lĩnh vực vận tải đường biển bằng tàu container Có thể nói rằng, việc đầu tư vào vận tải container đường biển của VINAFCO nằm trong quy hoạch phát triển đội tàu biển của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của chuyên chở hàng hoá nội địa Mục tiêu của Công ty là nâng cấp dịch vụ vận tải đa phương thức mà mắt xích quan trọng nhất là vận tải container đường biển. Trước các đòi hỏi thực tế của thị trường vận tải hàng hoá nội địa, trong thời gian tới mục tiêu của Công ty là củng cố hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động kinh doanh Trong hoạt động của Công ty thì Công ty đã có chủ trương:” kết hợp hài hoà hỗ trợ lẫn nhau giữa các lại hình dịch vụ trên cơ sở lấy hoạt động dịch vụ vận tải làm nòng cốt” Cụ thể đê nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty và chuẩn bị làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài, ổn định Công ty tập trung giải quyết các vấn đề sau.

- Phát triển kinh doanh dịch vụ vận tải gắn liền với việc đẩy mạnh việc kinh doanh các loại hình dịch vụ và vận tải đa phương thức; củng cố năng lực của cán bộ trong Công ty sao cho vững mạnh về tổ chức, giỏi về nghiệp vụ; thực hiện phương châm vừa học, vừa làm, kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng đươc nhu cầu của hoạt động kinh doanh trước mắt và lâu dài.

- Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phuc vụ cho công tác vận chuyển hàng hoá cũng như các dịch vụ phục vụ khách hàng bằng các nguồn vốn.

- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Marketing trong chiến lược kinh doanh của mình với trọng tâm là nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đi kèm với hệ thống dịch vụ bổ sung hoàn hảo Tăng cường công tác thông tin quảng cáo để tạo ra uy tín, và dùng chất lượng dịch vụ của mình để khẳng định uy tín của Công ty trên thị trường Tiếp tục mở rộng mối quan hệ giao dịch với khách hàng, tìm kiếm thị trường mới, khác thác tối đa các thị trường tiềm tàng đồng thời giữ vững mối quan hệ đối tác với những khách hàng quen thuộc Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty nhằm giữ vững tị trường hiện có và nâng cao thị phần của mình trên thị trường trong nước.

- Duy trì mối quan hệ bạn hàng tin cậy với các nhà cung cấp đồng thời luôn tìm kiếm nhà cung cấp thay thế có hiệu quả cao để từ đó không ngừng giảm giá thành dịch vụ vận tải góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải tại Công ty cổ phần Vinafco

Căn cứ và kết quả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh dịch vụ này, cũng như các ưu điểm và những tồn tại, vướng mắc Đồng thời cũng dựa trên cơ sở các xu hướng phát triển của dịch vụ vận tải trên thế giới và trong nước, phương hướng, mục tiêu của Công ty trong thời gian tới Em xin đề xuất một số giải pháp sau để có thể góp phần vào nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận tải tại Công ty cổ phần Vinafco.

1 Quản trị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực a Lý do đề xuất giải pháp. Đối với bất kỳ một hoạt động nào, con người là yếu tố trung tâm quyết định thành công cho hoạt động đó Trong một tổ chức, con người là linh hồn vận hành tổ chức để tổ chức có thể thực hiện được chức năng của mình. Trong một tổ chức, nếu như nhân tố con người được coi trọng thì khả năng thành công của doanh nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều.

Thực tế hiện nay Công ty chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Số lao động gián tiếp của Công ty nhiều,song vẫn thiếu các cán bộ có trình độ chuyên môn Điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng của Công ty. b Nội dung giải pháp. Để có thể có được một đội ngũ nhân lực có chất lượng thì trước hết phải quan tâm ngay từ đầu và việc đầu tiên là phải làm tốt công tác tuyển mộ. Hiện nay, hàng năm thực hiện mở rộng quy mô đầu tư, Công ty cần tuyển thêm gần 100 nhân công mới, đơn cử năm 2006 Công ty dự định tuyển thêm

90 nhân viên mới Do vậy việc quan tâm, chuẩn bị cho công tác tuyển mộ là rất cần thiết phải được đặt ra ngay từ đầu

Ta có thể hiểu tình trạng thừa lao động là tình trạng một công việc được chia xẻ cho quá nhiều người mà lợi ích tăng thêm không đủ bù đắp chi phí số người tăng thêm đó, ngược lại, tình trạng thiếu lao động là khi số người lao động không đủ để có thể hoàn thành một khối lượng công việc cho đúng về thời gian và chất lượng Có những công việc đòi hỏi người lao động chỉ cần có một trình độ nhất định, cũng có những công việc lại đòi hỏi người lao động có những kỹ năng rất cao Do vậy tuỳ vào từng công việc cụ thể cũng như yêu cầu đặt ra mà người quản trị phải lựa chọn và phân công lao động cho phù hợp tránh tình trạng phân công không đúng người, đúng việc.

Bảng 10: Cơ cấu lao động Công ty theo trình độ năm 2005.

Trình độ >=Đại học Cao đẳng, trung cấp

Công nhân kỹ thuật phổ thông trung học

( Nguồn: Báo cáo tình hình lao động Công ty năm 2005).

Nhìn vào bảng 10 cho thấy số lượng lao động của Công ty có trình độ đại học và trên đại học chiếm một tỷ lệ lơn, với tổng số 562 lao động của toànCông ty thì nhóm lao động này đã chiếm 232 người và tương ứng với41,28% Như vậy, có thể nói rằng tỷ lệ lao động của Công ty là chưa hợp lý bởi sử dụng một số lượng lớn các lao động có trình độ đại học mà có các lao động này lại tham gia vào những công việc với yêu cầu công việc không đòi hỏi người có trình độ đại học Trong thời gian tới khi mà Công ty có chủ trương tuyển thêm nhân viên, để khắc phục vấn đề này, Ban Tổng giám đốc phải nhận thức được yêu cầu đổi mới cập nhật của phương pháp quản trị nhân lực và sau đó cần phải quán triệt các công việc sau:

- Hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty.

- Xây dựng bảng phân tích công việc với từng phòng ban, và bảng yêu cầu đối với người thực hiện công việc.

- Giảm biên chế nhân viên và chỉ dữ lại những nhân có năng lực.

- Lựa chọn những nhân viên có năng lực, có sức trẻ ở các phòng ban để đào tạo lại, sau đó căn cứ vào bảng phân tích công việc và cơ cấu tổ chức để xem xét và phân công công việc cụ thể cho phù hợp.

Yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển mộ là xây dựng tiêu chuẩn tuyển mộ của các ứng viên Tiêu chuẩn của việc tuyển mộ là phải dựa trên bảng phân tích công việc của từng phòng, ban, và của từng vị trí công việc cần tuyển Việc tuyển mộ cũng phải cần căn cứ vào các chiến lược và các kế hoạch phát triển Công ty Trước thềm của hội nhập quốc tế, với khối lượng hàng hoá được vận chuyển ngày càng nhiều thì yêu cầu của việc mở rộng kinh doanh, tăng thêm các bến bãi đỗ xe, các kho, các phương tiện vận tải, Công ty phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực mà trước hết là quan tâm đến cán bộ quản trị nhân lực, các cán bộ này phải được trang bị tốt về kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo trách nhiệm của mình trong việc xây dựng các trương trình phát triển nhân lực cho Công ty.

Hiện nay, Công ty luôn có xu thế tuyển thêm nhân lực mới Nhìn chung thì quy trình tuyển mộ của Công ty đã xoá bỏ đi phần lớn các nề thói của thời boa cấp Tuy nhiên cần phải hoàn thiện hơn nữa nội dung của bảng phân tích công việc để đảm bảo tìm được những lao động có trình độ và năng lực phù hợp với vị trí công việc yêu cầu.

Làm tốt công tác tuyển mộ lao động sẽ tạo cho Công ty một đội ngũ lao động có trình độ, có kiến thức và đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi một cách tốt nhất Với số lượng lao động hợp lý mà làm việc có hiệu quả, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà Công ty đặt ra đúng thời gian và chất lượng của công việc Có như vậy thỉ hiệu quả kinh doanh của Công ty mới có thể đạt được và có khả năng đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

Song song với việc tuyển mộ để chọn ra các ứng viên xuất sắc để gia nhập đội ngũ lao động Công ty thỉ một việc không thể bỏ qua là hoạt động đào tạo lại Khi mới tham gia vào thị trường lao động thì một thực tế của những lao động trẻ Việt Nam thường ít được tiếp xúc thực tế trong nhà trường mà chỉ dừng lại ở sách vở, do vậy đối với các lao động trẻ, Công ty cần phải đào tạo lại những thực tế cho họ khi tham gia lao động Đối với các cán bộ lâu năm, cũng cần phải thường xuyên tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, các cuộc hội thảo… để có thể học hỏi về các kinh nghiêm, các ứng dụng mới trong công việc mà đặc biệt là trong các ngành dịch vụ thì những hình thức của nó vô cùng đa dạng Do vậy phải thường xuyên có sự trau dồi kiến thức và kinh nghiệm mới Đối với các lãnh đạo và những lao động cấp cao thì vần đề này càng cần thiết để sao cho chiến lược, kế hoạch của họ xây dựng và điều hành không bị nỗi thời và đi đến kém hiệu quả.

Một vấn đề không thể không có đó là Công ty phải quan tâm đúng mức đến chế độ đãi ngộ, công tác khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần cho người lao động trong toàn Công ty.

Biện pháp khuyến khích vật chất hữu hiệu là thưởng Tuy nhiên hiện nay, việc thưởng của Công ty cũng mới chỉ dừng lại ở các ngày lễ, tết, cuối năm, mức thưởng thương không gắn trực tiếp với hiệu quả công việc mà người lao động thực hiện, như vậy vẫn chưa khuyến khích được các cá nhân hăng say lao động cống hiến cho hiệu quả chung của toàn Công ty Do vậy để khuyên khích lao động có hiệu quả thỉ ngoài các khoàn lợi ích kể trên thìCông ty cũng cần phải có những khuyến khích trực tiếp theo chính hiệu quả các công việc mà người lao động làm được Điều này lại phải căn cứ vào các bẳng phân tích công việc, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện của từng người, từng phòng ban…

Công ty cẩn xây dựng một quỹ tiền thưởng để thưởng ngay cho những người lao động có thành tích xuất sắc trong công tác, có sáng kiến trong việc hoàn thiện hoạt động kinh doanh của Công ty Mức thưởng của Công ty phải làm sao cho thực sự đó là một động lực để khích lệ người lao động trong côn việc Tuy nhiên việc đánh giá con người là việc làm phải thực hiện hết sức thận trọng, người thực hiện đánh giá phải thực sự công tâm, đánh giá đúng. Một sự đánh giá đúng, kịp thời có hiệu quả lớn trong việc động viên tinh thần của cán bộ công nhân viên trong Công ty, tuy nhiên ngược lại một sự đánh giá sai sẽ có hậu quả rất lớn

Cùng với việc khen thưởng các cá nhân, phòng, ban có đóng góp tích cực cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty cũng cần phải có những biện pháp kỷ luật và xử phạt những trường hợp lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao Mức phạt phải căn cứ vào nguyên nhân, mức độ vi phạm và những hậu quả của sai phạm Việc xử phạt cũng phải kịp thời, công bằng với mọi người, việc xử phạt phải có tính răn đe đối với cả những người phạm lỗi và những người chưa phạm lỗi.

2 Mở rộng các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ

- Chất lượng của dịch vụ góp phần phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

- Chất lượng của dịch vụ quyết định đến uy tín của Công ty trên thị trường.

- Chất lượng dịch vụ tạo nên hình ảnh của sản phâm, của Công ty trong tâm trí của khách hàng.

- Chất lượng dịch vụ là cơ sở để nâng giá, tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh.

Hiện nay thực trạng về chất lượng dịch vụ vận tải của Công ty cũng mới chỉ dừng lại ở mức trung bình, còn có thể tận dụng năng lực, nâng cao hơn nữa một bước chất lượng dịch vụ của Công ty đối với khách hàng làm thoả mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Một số kiến nghị với Nhà nước

Để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vận tải nói chung và các công ty vận tải hàng hoá nói riêng có đủ khả năng cạnh tranh, ổn định hoạt động kinh doanh, đề nghị Bộ giao thông vận tải sớm có biện pháp giám sát việc thực hiện nghị định 92/CP của Chính phủ và các quyết định 890/QĐ- GTVT, 4127/QĐ-BGTVT, 4128/QĐ-BGTVT, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho các phương tiện có thể tham gia giao thông thuận tiện và hạn chế tai nạn cũng như ách tắc giao thông.

Trong những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến động làm giá xăng dầu trên thế giới tăng lên nhiều kéo theo giá xăng dầu trong nước tăng lên đáng kể đặc biệt là trong tháng vừa qua là một sự đỉnh cao của tăng giá xăng dầu Điều đó ảnh hưởng lớn đến chi phí của các doanh nghiệp vận tải ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Để nghị Bộ Tài chính và Bộ

Thương mại có biện pháp sớm để giải quyết vấn đề tăng nhanh giá xăng dầu để có thể ổn định cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong nước.

Cho tới hiện nay hiện tượng tắc nghẽn giao thông khu vực thành phố

Hà Nội vẫn thường xuyên xảy ra, điều này ảnh hưởng đến tốc độ vận tải cũng như khả năng đáp ứng đúng lúc nhu cầu của khách hàng Do vậy đề nghị Chính phủ có kế hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải mới, mở rộng các tuyến đường đảm bảo thuận lợi cho xe tham gia giao thông có thể lưu hành nhanh chóng.

Phí cầu, đường cũng là một nhân tố làm phát sinh chi phí của các doanh nghiệp Hiện nay việc phân bố các trạm thu phí cũng như mức phí vẫn không hợp lý Vậy yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch phân bố lại các trạm và ổn định mức cước phí hợp lý.

Ngày đăng: 23/02/2024, 12:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w