1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần vinafco

63 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 85,33 KB

Cấu trúc

  • 1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài (2)
  • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (2)
  • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (2)
  • 1.5 Kết cấu nội dung của luận văn (3)
  • CHƯƠNG II. TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TSCĐ 2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản (3)
    • 2.1.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản (4)
    • 2.2 Một số lý thuyết về kế toán TSCĐ (5)
      • 2.2.1 Các quy định của chuẩn mực kế toán có liên quan (5)
        • 2.2.1.1 Quy định của chuẩn mực số 03 “ Tài sản cố định hữu hình” (5)
        • 2.2.1.2 Chuẩn mực số 04 “ Tài sản cố định vô hình” (7)
      • 2.2.2 Công tác kế toán tài sản cố định theo chế độ kế toán hiện hành (9)
        • 2.2.2.1 Chứng từ kế toán (9)
        • 2.2.2.2 Tài khoản và vận dụng tài khoản kế toán (10)
        • 2.2.2.3 Sổ kế toán (14)
    • 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước (14)
    • 2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài (17)
  • CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO (3)
    • 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề (18)
      • 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (18)
      • 3.1.2 Phương pháp xử lý tài liệu (20)
      • 3.1.3 Ý nghĩa của phương pháp nghiêp cứu (20)
    • 3.2 Tình hình và nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần Vinafco (21)
      • 3.2.1 Tổng quan về công ty Vinafco (21)
        • 3.2.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (21)
        • 3.2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty (23)
      • 3.2.2 Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần Vinafco (25)
    • 3.3 Thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Vinafco (26)
      • 3.3.1 Đặc điểm của kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp (26)
      • 3.3.2 Kế toán tài sản cố định tại công ty (28)
  • CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO (3)
    • 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu (42)
      • 4.1.1 Về tổ chức công tác kế toán (42)
      • 4.1.2 Kế toán tài sản cố định (45)

Nội dung

Xác lập và tuyên bố đề tài

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nói chung và kế toán tài sản cố định nói riêng, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Vinafco tôi đã chọn đề tài “ KẾTOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO” để nghiên cứu và hoàn thiện.

Mục tiêu nghiên cứu

Trước hết, để nghiên cứu đề tài đúng hướng cần tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Đề tài sẽ đề cập tới hệ thống các văn bản pháp quy với mục đích chính là hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp, nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát và toàn diện nhất Trong quá trình thực tập, tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế về công ty cũng như về hạch toán kế toán tại đơn vị Đề tài nghiên cứu của tôi nhằm cung cấp các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, đề tài sẽ đi làm rõ thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty, tìm hiểu sự vận dụng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán tại công ty.

Thứ hai, đánh giá tình trạng kế toán TSCĐ, chỉ ra những ưu, nhược điểm tồn tại trong công tác kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng

Thứ 3, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại đơn vị trên các nội dung về chứng từ, tài khoản và vận dụng tài khoản, sổ kế toán.

Kết cấu nội dung của luận văn

Luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:

CHƯƠNG I: “TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP”.

Chương 1 trình bày một cách khái quát về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, xác định phạm vi nghiên cứu và đưa ra kết cấu của luận văn.

TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TSCĐ 2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản

Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản

Khái niệm tài sản: Là một nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

Khái niệm TSCĐ: Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là tài sản cố định.

2.1.2 Đặc điểm, phân loại và vai trò của TSCĐ

Tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD của DN, là tư liệu lao động chủ yếu và không thay đổi hình thái hiện vật ban đầu.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh hay vào giá trị của SP,

DV mới tạo ra dưới hình thức khấu hao.

TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều hình thái biểu hiện, tính chất và tình hình sử dụng khác nhau; để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ cần thiết phải sắp xếp TSCĐ theo các tiêu thức phân loại nhất định,, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm riêng có của từng DN Thông thường có một số tiêu thức phân loại phổ biến:

Phân loại theo hình thái biểu hiện và đặc trưng kinh tế kỹ thuật thì TSCĐ được chia làm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

Phân loại theo quyền sở hữu TSCĐ được chia làm 2 loại: TSCĐ của DN vàTSCĐ thuê ngoài.

Phân loại theo mục đích sử dụng TSCĐ gồm có TSCĐ dùng trong hoạt động SXKD, TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.

Phân loại theo tình hình sử dụng thì TSCĐ được chia làm TSCĐ đang dùng, TSCĐ chưa cần dùng, TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý.

Phân loại theo nguồn hình thành thì TSCĐ được chia thành TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách, TSCĐ thuộc nguồn vốn tự bổ xung, TSCĐ thuộc nguồn vốn vay, TSCĐ thuộc nguồn vốn liên doanh.

 Vai trò của TSCĐ trong doanh nghiệp

Là cơ sở vật chất chủ yếu, quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động.

Là yếu tố quan trọng đánh giá vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một số lý thuyết về kế toán TSCĐ

2.2.1 Các quy định của chuẩn mực kế toán có liên quan

2.2.1.1 Quy định của chuẩn mực số 03 “ Tài sản cố định hữu hình”

Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC với những nội dung chủ yếu là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán TSCĐ hữu hình gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập BCTC. a Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;

Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. b Xác định giá trị ban đầu:

Tài sản cố định phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá bao gồm giá mua trừ các khoản được chiết khấu thương mại + (cộng) các khoản thuế không được hoàn lại + (cộng) các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác Đối với TSCĐ hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu thì nguyên giá bao gồm giá quyết toán công trình, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí (nếu có) Đối với TSCĐ mua là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất phải được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm thì nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Đối với TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế thì nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử. Đối với TSCĐ hữu hình thuê tài chính được thực hiện theo chuẩn mực số 06 “ Thuê tài sản” Đối với TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi thì với tài sản hữu hình mua dưới hình thức trao đổi tương tự thì nguyên giá của TSCĐ nhận về là giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi Nếu mua dưới hình thức trao đổi không tương tự thì nguyên giá là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền trả thêm hoặc nhận về. Đối với TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác thì nguyên giá được ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu cộng với các chi phí liên quan trực tiếp khác c Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng TSCĐ Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ. d Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu.

Sau khi ghi nhận giá trị ban đầu, trong quá trình sử dụng TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá , giá trị còn lại và khấu hao lũy kế; TSCĐ hữu hình phải được đánh giá lại theo quy định của nhà nước. e Khấu hao

Giá trị TSCĐ phải được khấu hao của TSCĐ hữu hình, được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà TS đem lại cho DN Số khấu hao từng kỳ được hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ

Ba phương pháp khấu hao TSCĐ gồm:

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Phương pháp khấu hao số lượng sản phẩm.

2.2.1.2 Chuẩn mực số 04 “ Tài sản cố định vô hình”

Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định vô hình gồm tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập BCTC a Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời định nghĩa về TSCĐ vô hình và bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. a Ghi nhận và xác định giá trị ban đầu:

TSCĐ vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá b Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình trong từng trường hợp: Đối với mua TSCĐ vô hình riêng biệt: Nguyên giá bao gồm giá mua trừ (-) các khoản chiết khấu thanh toán hoặc giảm giá, các khoản thuế không được hoàn lại, và các chi phí liên quan trực tiếp khác Đối với quyền sử dụng đất được mua cùng với nhà cửa, vật kiến trúc thì giá trị quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ hữu hình Đối với TSCĐ mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm nguyên giá là giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Đối với TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi Với trao đổi tương tự thì nguyên giá là giá trị còn lại của TS mang đi trao đổi Còn với trao đổi không tương tự thì nguyên giá là giá trị hợp lý của TS nhận về, sau khi đã điều chỉnh khoản thu về hoặc trả thêm. Đối với TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp thì nguyên giá là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn thì nguyên giá là số tiền trả khi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp

Với TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng các chi phí liên quan trực tiếp khác

Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản

TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là tài sản Chỉ có chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai thỏa mãn các điều kiện hình thành TSCĐ vô hình mới được ghi nhận là nguyên giá TSCĐ vô hình. c Ghi nhận chi phí

Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc chi phí trả trước d Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ trừ khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện là tăng lợi ích kinh tế trong tương lai và chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vô hình cụ thể. e Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

Sau ghi nhận ban đầu TSCĐ vô hình được xác định theo nguyên giá, giá trị còn lại và khấu hao lũy kế f Khấu hao

Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình được phản ánh một cách có hệ thống trong suốt quá trình sử dụng của nó Thời gian tính khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm Phương pháp trích khấu hao phải áp dụng thống nhất trong nhiều thời kỳ.

Có 3 phương pháp tính khấu hao như sau:

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Phương pháp khấu hao theo số lượng, sản phẩm.

2.2.2 Công tác kế toán tài sản cố định theo chế độ kế toán hiện hành.

Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đòi hỏi phải có chứng từ kế toán làm cơ sở pháp lý chứng minh cho nghiệp vụ đó Đối với kế toán TSCĐ cũng như vậy Các chứng từ kế toán chủ yếu liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ gồm:

Hóa đơn GTGT (Phụ lục số 2.1)

Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu 01-TSCĐ) (Xem phụ lục số 2.2)

Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu 02-TSCĐ) (Phụ lục số 2.3)

Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Mẫu 04-TSCĐ) (Phụ lục số 2.4)

Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu 05-TSCĐ) (Phụ lục số 2.5)

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu 06-TSCĐ) (Phụ lục số 2.6)

2.2.2.2 Tài khoản và vận dụng tài khoản kế toán

 TK 211 “tài sản cố định hữu hình”: Phản ánh tình hình biến động tăng giảm nguyên giá của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp.

Bên nợ: Nguyên giá tăng TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, biếu tặng

Bên có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do thanh lý, nhượng bán

Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.

Tài khoản 211 có 6 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 2111 – Nhà cửa vật kiến trúc

Tài khoản 2112 – Máy móc thiết bị

Tài khoản 2113 – Phương tiện vận tải truyền dẫn

Tài khoản 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý

Tài khoản 2115 – Cây lâu năm, xúc vật làm việc và cho sản phẩm

 TK 213 “ Tài sản cố định vô hình” phản ánh tình hình biến động tăng giảm nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp

Kết cấu của tài khoản:

Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng do mua sắm, trao đổi

Bên có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm do góp vốn, đánh giá lại

Dư bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp

Tài khoản 2131 – Quyền sử dụng đất

Tài khoản 2132 – Quyền phát hành

Tài khoản 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế

Tài khoản 2134 – Nhãn hiệu hàng hóa

Tài khoản 2135 – Phần mềm máy vi tính

Tài khoản 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

Tài khoản 2138 – Tài sản cố định vô hình khác

Kết cấu của tài khoản:

Bên nợ: Giá trị hao mòn giảm do thanh lý nhượng bán

Các tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình

Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình

Tài khoản 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư

Ngoài những tài khoản chủ yếu trên kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan như: TK 133, 111, 112, 241, 242, 411, 414, 441, 642, 641, 001

* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Căn cứ vào các chứng từ như HĐ GTGT, biên bản bàn giao TSCĐ, giấy báo nợ, giấy báo có, biên bản thanh lý TSCĐ Kế toán ghi tăng, giảm nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ tăng giảm do mua sắm, do nhận bàn giao, được cấp, XDCB hoàn thành bàn giao, được tặng , do thanh lý nhượng bán, do hết thời gian khấu hao một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới tình hình biến động của TSCĐ được phản ánh cụ thể tại “ sơ đồ hạch toán kế toán tăng giảm TSCĐ” (xem chi tiến tại phụ lục số 2.7)

TSCĐ tăng do nhận vốn góp hoặc cấp ghi Nợ TK 211,(213); Có TK 411

TSCĐ tăng do mua sắm dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT ghi Nợ TK 211, (213), 133; ghi Có TK 111, 112, 331, 341 Nếu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT ghi Nợ TK 211, (213); Ghi Có TK 111, 112, 331, 341 Đồng thời phải ghi bút toán chuyển nguồn Nợ TK 414, 441 và ghi Có TK 411.

TSCĐ tăng do mua nhập khẩu thì ghi Nợ TK 211; Ghi Có TK 3333, 111, 112,

331 Đối với thuế GTGT của hàng nhập khẩu ghi Nợ TK 133; Ghi Có TK 3331

(33312) Khi nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu ghi Nợ TK 333(3333, 33312); Ghi

Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước

 Công trình của tác giả Vương Thị Bạch Tuyết lớp K38D5 niên khóa 2002-2006 nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần ô tô vận tải

Hà Tây theo hướng vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam” thực hiện năm 2006 dưới sự hướng dẫn của thạc sỹ Vũ Mạnh Chiến Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: “Cơ sở lý luận chung về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp”. Nội dung của chương này khái quát hóa toàn bộ cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp nói chung.

Chương 2: “Thực trạng về công tác kế toán kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây” Nội dung chính của chương này trình bày tổng quan về doanh nghiệp, tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty trên các nội dung tổ chức luân chuyển chứng từ, vận dụng chứng từ, và tổ chức sổ kế toán

Chương 3: “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây” Chương này đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ tại đơn vị thực tập, làm rõ ưu, nhược điểm, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây.

Luận văn đã đề cập đến thực trạng về công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây trên các nội dung về chứng từ và luân chuyển chứng từ, tài khoản và vận dụng tài khoản, sổ sách kế toán của kế toán tăng giảm tài sản cố định, kế toán sửa chữa tài sản cố định và kế toán khấu hao tài sản cố định Đồng thời luận văn của tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện trên các nội dung là: Sự vận dụng chuẩn mực kế toán vào công tác kế toán tại đơn vị, ứng dụng phần mềm máy tính vào công tác kế toán, công tác sửa chữa tài sản cố định tài khoản sử dụng, phân loại tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định

 Công trình của tác giả Trần Nam Phương lớp K39D2 niên khóa 2003-2007 nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện phương pháp kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của công ty cổ phần bao bì Việt Nam trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam” dưới sự hướng dẫn của tiến sỹ Lê Thị Thanh Hải Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: “Những vấn đề chung về kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp” Nội dung chủ yếu của chương này là khái quát hóa cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp nói chung theo chế độ kế toán hiện hành trên các nội dung về chứng từ và luân chuyển chứng từ, tài khoản và vận dụng tài khoản, sổ sách kế toán.

Chương 2: “Thực trạng về công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần bao bì Việt Nam” Chương này khái quát tình hình tổng quan của doanh nghiệp, thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Vinafco trên các nội dung về chứng từ và luân chuyển chứng từ, tài khoản và vận dụng tài khoản, sổ sách kế toán.

Chương 3: “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần bao bì Việt Nam” Chương này mục đích chính là đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán tại công ty Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần bao bì Việt Nam.

Luận văn này đề cập đến thực trạng kế toán tài sản cố định trên các nội dung về chứng từ sử dụng, tài khoản và vận dụng tài khoản, sổ kế toán của tình hình tăng giảm tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định Đồng thời hoàn thiện trên các nội dung về tài khoản sử dụng, sổ sách kế toán, khấu hao tài sản cố định, kế toán sửa chữa

 Trên cơ sở hai luận văn trên, tôi có một vài nhận xét về kết quả nghiên cứu như sau: Nhìn chung cả hai đề tài đều có kết cấu giống nhau, luận văn đều được chia ra thành 3 chương Cả hai đã đạt được những kết quả là đã đưa ra lý luận chung đầy đủ và chi tiết về kế toán TSCĐ Thực trạng bám khá sát với thực tế của doanh nghiệp Các đề tài cũng đã đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện kế toán nói chung và kế toán TSCĐ Tuy nhiên cả hai đề tài trên đều đưa ra một khối lượng lý luận rất lớn, luận văn dài, không có danh mục từ viết tắt Thứ hai là các đề tài trình bày chưa được khoa học, luận văn trở nên dàn trải và không tạo các điểm nhấn Thứ ba là phần thực trạng,giải pháp tuy đưa ra khá nhiều và cụ thể nhưng sự thống nhất của hai phần này chưa cao Các giải pháp hoàn thiện này đã đề cập tới các khía cạnh khác nhau tuy nhiên vẫn chưa có sự đào sâu nghiên cứu và tạo điểm nhấn.

Do sự chi phối của phạm vi nghiên cứu, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức của công ty và của bộ máy kế toán khác nhau cho nên các giải pháp đưa ra tuy cùng trên cùng nội dung nhưng theo hướng khác nhau Trên quan điểm đó, tôi đã tiếp thu kinh nghiệm của các luận văn trên để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu Tiếp tục hoàn thiện kế toán tài sản cố định trên các nội dung về chứng từ và luân chuyển chứng từ, tài khoản và vận dụng tài khoản, sổ kế toán trong điều kiện và phạm vi nghiên cứu mới.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO

Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

* Tài liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp là thông tin được thu thập lần đầu cho một mục đích riêng biệt Để thu thập dữ liệu sơ cấp, đề tài đã sử dụng 3 phương pháp đó là

Phiếu điều tra chuyên sâu

Phương pháp xem xét tài liệu

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau Nếu sử dụng một phương pháp thì kết quả sẽ thiếu chính xác và đầy đủ, làm sai lệch bản chất vấn đề Vì vậy khi nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng kết hợp ba phương pháp trên nhằm thu thập và phân tích dữ liệu được tốt nhất Sau đây là nội dung và cách thức tiến hành các phương pháp:

 Phương pháp phiếu điều tra phỏng vấn chuyên sâu:(Xem phụ lục số 3.1 và 3.2)

Dựa vào yêu cầu của đề tài và đặc điểm riêng có của đơn vị thực tập mà tôi đã sử dụng phương pháp này Phiếu điều tra chuyên sâu được trình bày dưới dạng câu hỏi đóng với các câu hỏi đặt ra ngắn gọn, xúc tích, được xắp xếp đi từ bao quát tới cụ thể, từ tình hình chung của nền kinh tế tới môi trường doanh nghiệp và đi sâu vào đề tài nghiên cứu Hình thức này tạo cho người được phỏng vấn thuận lợi và dễ dàng trong trả lời các vấn đề đặt ra Nội dung phiếu điều tra chuyên sâu có ưu điểm là có thể thu thập ý kiến nhận xét mang tính chất cá nhân của người được phỏng vấn về cùng một vấn đề tạo ra sự đa dạng và phong phú Số lượng phiếu điều tra càng lớn thì độ khả thi và chính xác của thông tin càng cao Đồng thời có thể sử dụng các công cụ thống kê và phân tích cho các phiếu điều tra để đưa ra kết luận

Phiếu điều tra chuyên sâu được phát đi 20 phiếu và thu về 20 phiếu phát từ ngày24/03/2009 và nhận về ngày 26/03/2009 với 34 câu hỏi Trong đó các đối tượng được phỏng vấn bao gồm phòng nghiên cứu và phát triển, phòng dự án, phòng kế toán, phòng hành chính, phòng nhân sự và phòng tài chính.

 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được tiến hành trực tiếp giữa tác giả và các đối tượng được phỏng vấn Những đối tượng được phỏng vấn bao gồm phó tổng giám đốc phụ trách phần nghiên cứu và phát triển, kế toán trưởng và nhân viên kế toán trong phòng kế toán tại công ty Nội dung phỏng vấn trực tiếp cũng được giới hạn ở công tác hạch toán kế toán tại đơn vị Phương pháp này được tiến hành từ 16/03/2009 đến 20/03/2009 tại công ty Vinafco Phương pháp này nhằm mục đích chủ yếu là thu thập thông tin về thực trạng hạch toán kế toán nói chung và kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp nói riêng dưới góc độ là những người trực tiếp tiến hành công việc này Đồng thời thu thập ý kiến nhận xét làm tài liệu xử lý Nội dung chủ yếu của câu hỏi phỏng vấn trực tiếp sẽ được phản ánh tại (bảng phụ lục số 3.3) Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp tôi nhận thấy những ưu và nhược điểm của công tác kế toán nói chung và của công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp nói chung.

 Phương pháp xem tài liệu: Đây là phương pháp rất quan trọng trong khi thực hiện đề tài Nó có thể được tiến hành ở trong hoặc ngoài DN thông qua các dữ liệu được lưu trong máy vi tính dưới dạng các bản word, bảng excel, trong phần mềm kế toán ASIA và các tệp tài liệu được lưu trữ tại phòng kế toán Ngoài ra còn xem xét tài liệu ở những nguồn khác ngoài doanh nghiệp như từ giáo trình, từ các trang báo và các trang web trên internet Các thông tin thu thập được rất phong phú và đa dạng Phương pháp này cung cấp một lượng thông tin lớn và không thể thiếu được Nó được sử dụng trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị Tài liệu được xem xét chủ yếu là các chứng từ như phiếu chi, phiếu thu, giấy báo nợ, giấy báo có, hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Các sổ sách kế toán như sổ Đăng kýChứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết TSCĐ, sổ tổng hợp Và các biểu mẫu báo cáo nhưBCTC năm 2008, báo cáo kiểm toán 2008 Và các chính sách mà doanh nghiệp áp dụng như quyết định 15, quyết định số 206/QĐ-BTC của bộ tài chính, thông tư 89, thông tư 105 ban hành hướng dẫn thực thi kế toán

Là những thông tin đã có sẵn ở đâu đó, đã được thu thập thông tin vì mục đích khác Các nguồn tài liệu này là nguồn rẻ tiền và dễ chấp nhận nhưng phải đề phòng có thể bị cũ, không chính xác, không đầy đủ, và độ tin cậy thấp Vì thế khi thu thập dữ liệu thứ cấp cần có sự chọn lọc và so sánh đối chiếu với dữ liệu sơ cấp

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ là word và excel để tổng hợp và phân tích dữ liệu.

3.1.2 Phương pháp xử lý tài liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu là phép biện chứng duy vật lịch sử Từ các thông tin thu được, thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu xử lý, phân tích từ đó đưa ra được các vấn đề và giải pháp chính xác và phù hợp nhất Các phương pháp này tương đối hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của đề tài

3.1.3 Ý nghĩa của phương pháp nghiêp cứu

Các phương pháp nghiên cứu trên có vai trò to lớn và vô cùng quan trọng Nó giúp cho các thông tin thu thập được chính xác và đầy đủ, cung cấp một cái nhìn khái quát đến chi tiết nhất về những vẫn đề liên quan tới đề tài Đồng thời thông qua các phương pháp xử lý dữ liệu sẽ cung cấp các phát hiện, các điểm được và chưa được cần giải quyết Giúp tôi đưa ra những nhận định, những ý kiến đề xuất chính xác và hiệu quả nhất Độ tin cậy của mỗi phương pháp là khác nhau Vì thế mà tôi đã sử dụng đồng thời các phương pháp trên nhằm hạn chế những nhược điểm và tăng ưu điểm, tăng độ tin cậy tới mức tối đa Hiệu quả của các phương pháp này không những khá cao mà còn tương đối dễ sử dụng và mang tính kinh tế cao Vì vậy các phương pháp này rất phù hợp với năng lực của bản thân của tôi.

Tình hình và nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần Vinafco

3.2.1 Tổng quan về công ty Vinafco

3.2.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần Vinafco có mã chứng khoán là VFC có trụ sở chính tại 36 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội với tổng số vốn điều lệ là 200 tỷ có 479 lao động, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp vận tải.

Công ty có đơn vị tiền thân là công ty dịch vụ vận tải Trung ương thành lập vào ngày 16/12/1987 Ngày 2/8/1993 Bộ giao thông vận tải có quyết định số 1542/QĐ/TCCB-LĐ thành lập lại công ty dịch vụ vận tải Trung ương là một doanh nghiệp nhà nước Năm 2001 thực hiện chủ trương lớn của chính phủ là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công ty dịch vụ vận tải Trung ương cũng chính thức chuyển sang công ty cổ phần theo quyết định số 211/2001/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty dịch vụ vận tải Trung ương thành công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là công ty cổ phần dịch vụ vận tải Trung ương gọi tắt là công ty cổ phần Vinafco Công ty cổ phần mới thành lập có vốn điều lệ là 7,23 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước là 1,8 tỷ đồng Hiện nay công ty đã liên tục tăng vốn điều lệ lên

200 tỷ đồng Giá trị đóng góp cho nhà nước lớn, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện Ngày 26/06/2006 cổ phiếu của công ty được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty: Vận tải, giao nhận hàng hóa, cho thuê cho kho bãi, ủy thác nhập khẩu.

Sau đây là một số ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty:

Vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường sông, ô tô trong và ngoài nước; Đại lý vận tải hàng hóa, giao nhận kho vận tải quốc tế

Dịch vụ vận tải quốc tế trong đó có vận tải hàng quá cảnh; Đại lý vận tải biển và môi giới hàng hải;

Nhận ủy thác đại lý giao nhận, nhận ủy thác vận tải hàng không;

Kinh doanh vận tải và xếp dỡ, bảo quản các loại hàng hóa;

Nhận ủy thác nhập khẩu, làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa cho các chủ tàu;

* Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Vinafco:( Xem phụ lục số 3.4)

Bộ máy quản lý của công ty được cấu tạo theo mô hình phân cấp chức năng, quyền lực cao nhất là đại hội đồng cổ đông có vai trò quyết định tới những vấn đề quan trọng liên quan tới định hướng phát triển, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai Sau đó là ban quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ tổng công ty Hoạt động của công ty được phân tuyến thành hai khối khác nhau đó là khối tham mưu quản lý và khối sản xuất kinh doanh

* Khối tham mưu, quản lý

 Ban tổ chức hành chính:

Chức năng: Văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, quản lý mua sắm tài sản trang thiết bị khối văn phòng, công tác bảo vệ an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh, y tế và các nghiệp vụ khác về các thủ tục hành chính của công ty Đề xuất các chế độ, chính sách về nhân sự, tham mưu xây dựng và sửa đổi các quy chế quản lý, tư vấn về mặt pháp lý cho tổng giám đốc trong việc tham gia ký kết các hợp đồng

 Ban kế hoạch thị trường và đầu tư:

Chức năng: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của tổng công ty,hướng dẫn kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch của các đơn vị cũng như theo dõi, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đã đề ra, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược cho hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của tổng công ty.

Chức năng: Xây dựng kế hoạch và theo dõi quản lý tình hình sử dụng nguồn vốn của tổng công ty Tham mưu đề xuất các biện pháp phát triển nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn của tổng công ty

Chức năng: Lập và phân tích BCTC định kỳ quý và năm để phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán quy trình luân chuyển chứng từ phục vụ cho công tác kế toán, thống kê của tổng công ty, kiểm toán.

* Khối sản xuất kinh doanh

Bao gồm các đơn vị độc lập tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp Các đơn vị này nằm dưới sự chỉ đạo của ban quản trị của tổng công ty và thực hiện hoạt động theo định hướng chung của toàn bộ công ty.

3.2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

* Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp: (Xem phụ lục số 3.5)

 Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước ban quản trị và đại hội đồng cổ đông về công tác kế toán Là người chỉ đạo mọi hoạt động liên quan tới kế toán của công ty Phổ biến hướng dẫn chế độ tài chính cho các kế toán viên, kiểm tra đôn đốc tình hình thực hiện hạch toán của nhân viên kế toán

 Kế toán tiền và thuế: Thực hiện công việc hạch toán kế toán liên quan tới tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Làm ủy nhiệm chi, đi ngân hàng chi trả tiền, hạch toán cập nhật, theo dõi thường xuyên 08 ngân hàng, kế toán thuế hàng tháng làm báo cáo thuế cho cục thuế Hà Nội Báo cáo thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, theo dõi khách hàng và xuất hóa đơn thanh toán tiền hàng

 Thủ quỹ: Là người quản lý quỹ tiền của doanh nghiệp đảm nhiệm công việc bảo quản tiền, rút và nộp tiền ngân hàng, thu chi tiền Đồng thời tiến hành các công việc liên quan tới nhập xuất tiền tại quỹ doanh nghiệp như trả lương cho công nhân viên, tạm ứng

 Kế toán tài sản cố định: Đảm nhận công việc hạch toán kế toán liên quan đến tài sản cố định, quản lý tài sản cố định Theo dõi và lập kế hoạch khấu hao, thanh lý về tài sản cố định

 Kế toán văn phòng: Là người đảm nhiệm hạch toán các nghiệp vụ kế toán liên quan tới nội bộ văn phòng công ty ngoài những mảng kế toán đã được phân công rõ ràng cho từng nhân viên kế toán khác Đồng thời chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc của mình

 Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính định kỳ theo quý và theo năm, lập tờ kê khai thuế để nộp cho cơ quan nhà nước Theo dõi, giám sát và tổng hợp các báo cáo và tài liệu được chuyển từ các đơn vị hạch toán độc lập để lập báo cáo tài chính hợp nhất.

* Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Ngày đăng: 24/06/2023, 21:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luận văn tốt nghiệp đề tài “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây theo hướng vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam”năm 2006 của tác giả Vương Thị Bạch Tuyết lớp K38D5. Giáo viên hướng dẫn Ths.Vũ Mạnh Chiến Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty cổphần ô tô vận tải Hà Tây theo hướng vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam
2. Luận văn tốt nghiệp đề tài: “Hoàn thiện phương pháp kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của công ty cổ phần bao bì Việt Nam trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam” năm 2007 của tác giả Trần Nam Phương. Giáo viên hướng dẫn TS. Lê Thị Thanh Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện phương pháp kế toán tài sản cố địnhthuộc quyền sở hữu của công ty cổ phần bao bì Việt Nam trong điều kiện vậndụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
3. Luận văn tốt nghiệp đề tài: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi” năm 2004 của tác giả Nguyễn Thị Phương Mỹ lớp K36D5. Giáo viên hướng dẫn TS. Đỗ Minh Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công tythương mại dịch vụ Tràng Thi
4. “Chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC. Nhà xuất bản tài chính năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính năm2006
7. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định Khác
10. Thông tư số 89/2002/TT-BTC. Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w