CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về kế toán nhà hàng
2.1.1 Khái niệm về kế toán nhà hàng
Kế toán nhà hàng là thuật ngữ rộng được sử dụng cho các quy trình khác nhau liên quan đến việc quản lý hồ sơ tài chính và giao dịch của nhà hàng Nó liên quan đến mọi thứ từ theo dõi doanh thu và chi phí đến bảng lương và quản lý chi phí hoạt động Mục tiêu chính của kế toán nhà hàng là đảm bảo quản lý chính xác và hiệu quả các giao dịch tài chính, điều này sẽ trao quyền cho chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt và vẫn tuân thủ (Katie Nelson, 2023)
2.1.2 Công việc của kế toán nhà hàng
Theo nghiên cứu của Ms.Smile, 2018 cho thấy công việc hàng ngày của bộ phận kế toán là nhận các loại hóa đơn, chứng từ xuất - nhập hàng hóa từ các bộ phận rồi nhập số liệu vào phần mềm của hệ thống Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các loại chứng từ xuất - nhập Báo cáo với cấp trên nếu phát hiện có sự sai sót trong chứng từ Cũng như thực hiện việc ghi chép, tính toán chính xác các thông tin gồm: chi phí, hoạch tác thu nhập, thuế VAT, công nợ, theo quy định của nhà hang Sau đó sẽ lưu trữ các loại hóa đơn, chứng từ đúng vị trí, tránh tình trạng thất lạc, hỏng, rách,
Sau đó sẽ kiểm soát giá cả hàng hóa nhập vào thì bộ phận kế toán sẽ là người đứng ra nhận báo giá hàng hóa từ các nhà cung cấp thực phẩm, nước uống, nguyên vật liệu, có liên quan Khi nhận báo giá từ phía nhà cung cấp thì bộ phận kế toán sẽ cùng với bếp trưởng hay quản lý để thực hiện việc tính giá và lên giá vốn cho từng món trong nhà hàng sao cho phù hợp Cuối cùng bộ phận sẽ theo dõi và kiểm soát lượng hàng hóa đặt từ nhà cung cấp đã đúng như trên giấy tờ hay chưa và đảm bảo được lượng hàng tồn nếu có (Moon, 2021)
Thang bảng lương được hiểu là hệ thống các nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động Tùy theo năng lực, vị trí công việc và mức độ phức tạp của công việc, doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng Vì vậy bộ phận kế toán phải xây dựng thang bảng lương cho nhân viên sao cho phù hợp với mức độ làm việc và các vị trí trong từng bộ phận (Hướng dẫn Xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp, 2022)
Một trong những yêu cầu của các nhà quản lý đối với bộ phận kế toán là phải có các báo cáo tài chính để thông qua các báo cáo thì họ có thể theo dõi và nắm bắt được tình hình kinh doanh của nhà hàng.
Tổng quan về kế hoạch tài chính
2.2.1 Khái niệm về kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính là một bản kế hoạch được xây dựng dựa trên các báo cáo về nguồn thu, đầu tư, sản xuất,…để xác định năng lực tài chính hiện tại của một doanh nghiệp Từ bản kế hoạch này, những người lãnh đạo có thể đưa ra hướng đi nhằm kiểm soát và điều chỉnh dòng tiền sao cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp Lập kế hoạch tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp có được cơ sở vững chắc về dòng tiền của công ty, từ đó tạo điều kiện để triển khai các dự án đầu tư, đồng thời tránh được những rủi ro có thể gặp phải khi hoạt động kinh doanh Không chỉ thế, tài chính còn có mối liên hệ trực tiếp tới sự hiệu quả trong các phương án và mục tiêu của một công ty, bởi vậy việc lập kế hoạch tài chính là vô cùng quan trọng (Quang, 2022)
Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán đồng thời đây cũng là khái niệm cơ bản trong kinh tế học và kinh doanh Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiên phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch,… nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá tình sản xuất, kinh doanh (TACA, 2023)
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 14, định nghĩa như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” (VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác, 2002)
Như vậy, hiểu theo chuẩn mực hay hiểu theo bất kỳ cách thức nào thì doanh thu hay tổng doanh thu của doanh nghiệp đều là phần lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có được từ các hoạt động của mình, góp phần làm gia tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
2.2.4 Định nghĩa điểm hòa vốn Điểm hòa vốn (Break Even Point) được định nghĩa là doanh số bán hàng cần thiết để nhà hàng bắt đầu có lợi nhuận Nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu trong một giai đoạn đề ra bằng với chi phí Điểm hòa vốn có thể dựa trên số lượng sản phẩm (đơn hàng) bán ra hoặc doanh thu thu về (Ý nghĩa điểm hòa vốn? Cách tính điểm hòa vốn khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn, 2021)
- Điểm hòa vốn = Định phí+ biến phí
Lợi nhuận sản phẩm/ dịch vụ (OPENEND, 2023)
- Định phí hàng tháng: là các chi phí cố định hàng tháng dù bạn có bán được sản phẩm/ dịch vụ hay không bạn vẫn phải chi Thông thường định phí hàng tháng sẽ gồm các hạng mục sau: phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, điện nước, thuê kho bãi, thuê xe, dịch vụ bảo vệ, rác, PCCC, thuế phí khác,…
- Biến phí hàng tháng: là các khoảng chi phí biến đổi theo số lượng sản phẩm/ dịch vụ tiêu thụ trung bình hàng tháng Có thể hiểu bao gồm: phí hủy hàng, khấu hao tài sản, khấu hao sản phẩm, khuyến mãi, hoa hồng cho bên thứ 3, marketing…
- Lợi nhuận trên một dịch vụ/ sản phẩm = giá bán – giá gốc (chi phí sản phẩm/ dịch vụ) – hoa hồng nhân viên (nếu có)
Lợi nhuận (Profit) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh Thực tế, đó chính là chỉ số dùng để phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp Dựa vào chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp, đó cũng chính là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai để họ có thể tiến hành đầu tư (Công thức tính lợi nhuận, 2020)
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS-Return On Sales) hay tỷ suất lợi nhuận ròng là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay có thể hiểu là tỷ suất sinh lời của doanh thu Chỉ số ROS giúp đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bằng cách phân tích phần trăm tổng doanh thu được chuyển thành lợi nhuận hoạt động
ROS = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần
- Doanh thu thuần là khoản thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã loại các khoản giảm trừ doanh thu
- Lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận sau thuế cuối cùng là doanh nghiệp thu được (UBOT, 2022)
2.2.7 Bảng dự toán chi phí nhà hàng
2.2.7.1 Khái niệm về bảng dự toán chi phí
Dự toán chi phí mở nhà hàng là một trong những khâu cực kỳ quan trọng đối với bất cứ ai muốn bắt đầu kinh doanh về lĩnh vực này Nếu nói kế hoạch xây dựng nhà hàng là nền móng thì việc lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng là yếu tố “cốt lõi” không thể bỏ qua Việc dự toán chi phí không chỉ đơn thuần là đưa ra con số tài chính chung chung, mà đó phải là danh sách cụ thể những khoản chi, dự trù các tình huống rủi ro với số liệu được tính toán chi tiết, sát với thực tế sẽ bỏ ra (Lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng cho người mới bắt đầu kinh doanh, 2022)
2.2.7.2 Các khoản chi phí cần có trong bảng dự toán chi phí nhà hàng
Tùy vào từng mô hình và quy mô kinh doanh nhà hàng mà bảng dự toán chi phí mở nhà hàng của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau, thường chi phí mở nhà hàng được phân ra thành chi phí cố định và chi phí biến đổi Dưới đây là các khoản chi cần nắm và hiểu đúng để có cách lập bảng dự toán chi phí chính xác
- Chi phí thuê mặt bằng
Tùy theo mô hình nhà hàng, số lượng khách phục vụ để mỗi nhà hàng sẽ tìm kiếm diện tích khác nhau Giá thuê mặt bằng cũng chênh lệch phụ thuộc vào các yếu tố: tổng diện tích, gần hay xa trung tâm, thuận tiện di chuyển v.v… Xét theo quy mô kinh doanh, chi phí cho mặt bằng không chiếm quá 20% tổng chi phí đầu tư (Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng cho người bắt đầu tập tành kinh doanh, 2019)
- Chi phí thiết kế trang trí nội thất Đây là chi phí để giúp nhà hàng, quán ăn có diện mạo thu hút khách hàng hơn Nó bao gồm chi phí sửa chữa, sơn, trang trí Loại chi phí trang trí này chỉ nên chiếm khoảng từ 3 - 5 % tổng phí đầu tư
- Chi phí mua trang thiết bị
Mua thiết bị, vật dụng kinh doanh là khoản chi không thể thiếu trong bảng dự toán chi phí mở nhà hàng Cần lên danh sách trước những vật dụng cần thiết cho bếp và khu vực phục vụ khách hàng để giảm tối đa các hao phí Chi phí cho việc đầu tư trang thiết bị cũng không nên quá 25% tổng phí đầu tư (Lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng cho người mới bắt đầu kinh doanh, 2022)
- Chi phí nguyên vật liệu
Những nhà hàng nhỏ mới kinh doanh là nên tìm kiếm đại lý nguyên liệu uy tín, đảm bảo Chi phí nguyên vật liệu có thể chiếm khoảng 25 - 40% trên tổng vốn đầu tư của nhà hàng Ngoài ra giá nguyên liệu có thể sẽ thay đổi tùy thời điểm, cần có phần biến phí để có thể dự đoán trước các chênh lệch trong giá cả (Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng cho người bắt đầu tập tành kinh doanh, 2019)
Quy trình thu chi tiền trong kế toán nhà hàng
2.3.1 Quy trình thu chi tiền
Quy trình thu chi tiền mặt là nghiệp vụ kế toán phổ biến tại các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lập phiếu thu – phiếu chi, ủy nhiệm thu – ủy nhiệm chi hợp pháp và theo đúng chế độ kế toán Hơn nữa, việc xây dựng quy trình thu chi với từng đầu mục công việc rõ ràng và các quy định cụ thể có liên quan sẽ giúp người thực hiện biết được những việc mình cần làm, cách thức thực hiện công việc đó để thu về kết quả Như vậy, nhân viên sẽ nắm chắc được quyền hạn và nghĩa vụ công việc của mình để thực hiện tốt, tránh sai sót trong quá trình làm việc và nhất là rút ngắn thời gian hoàn thành công việc (Kiều
Sơ đồ 2.1 Quy trình thu chi tiền (Linh Mai, 2023)
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ người đề nghị thanh toán
Người gửi đề nghị thanh toán sẽ gửi 1 bộ hồ sơ đến bộ phận kế toán Kế toán thanh toán nên có những hướng dẫn chung cho người lao động trong công ty và các biểu mẫu, giấy tờ cần điền khi làm hồ sơ thanh toán
Các hướng dẫn chung này có thể in ra gửi đến từng bộ phận trong công ty hoặc làm bản mềm rồi gửi qua email Hiện nay có rất nhiều công ty vẫn chưa hướng dẫn được cho người lao động về chuẩn chung của các biểu mẫu, giấy tờ cần điền khi làm hồ sơ thanh toán Do đó, việc xảy ra sai sót và phải duyệt đi duyệt lại ở bước này là rất phổ biến Thay vào đó, có thể làm sẵn các biểu mẫu để sử dụng cho toàn công ty
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và lập chứng từ thu chi
+ Khi kiểm tra hồ sơ cần kiểm tra một lượt các giấy tờ trong bộ đề nghị thanh toán:
Kiểm tra xem đã đủ giấy tờ chưa: Giấy đề nghị thanh toán hoặc đề nghị tạm ứng, hóa đơn, biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu, phiếu xuất kho Tùy vào quy định của từng công ty, không phải công ty nào cũng yêu cầu có đầy đủ các giấy tờ này Có công ty sẽ chỉ yêu cầu hóa đơn là có thể thanh toán được rồi
Kiểm tra tất cả các chữ ký trên hóa đơn Nếu mua hàng thì phải có chữ ký của bên bán hàng Ngoài ra trên đề nghị thanh toán cần có chữ ký duyệt của trưởng bộ phận
+ Tiếp theo, cần kiểm tra chi tiết các dữ liệu trong hồ sơ ví dụ như:
• Chữ viết không tẩy xóa,
• Hóa đơn ghi đầy đủ và chính xác về tên, mã số thuế, địa chỉ công ty; chứng từ ghi đầy đủ nội dung Cả hai loại giấy tờ này phải còn nguyên vẹn, không rách, không chắp vá
• Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ Cần kiểm tra xem bên xuất hóa đơn còn hoạt động hay không và ngành nghề mà họ xuất hóa đơn có được đăng ký kinh doanh hay không
• Kiểm tra ngày chứng từ có phù hợp với ngày phát sinh nghiệp vụ kinh tế không
• Địa điểm trên hóa đơn và địa điểm phát sinh hoạt động kinh tế có phù hợp hay không
+ Cuối cùng là lập chứng từ thu chi tiền, đối với thu, chi tiền gửi ngân hàng thì lập ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc,…
• Nếu công ty thanh toán trực tiếp tại quầy: Một số phần mềm kế toán có tích hợp chức năng in ủy nhiệm chi nên có thể thực hiện ngay trên phần mềm kèm theo bước hạch toán chứng từ Nếu không phải viết tay vào chứng từ ngân hàng đã in sẵn hoặc đánh máy theo mẫu của ngân hàng
• Nếu công ty sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến: Lập lệnh chuyển tiền trên website của ngân hàng nơi công ty mở tài khoản
- Bước 3: Trình kế toán trưởng kế duyệt
Kế toán trưởng sẽ xem xét lại một lượt các chứng từ đã được kế toán thanh toán duyệt qua Lúc này phải trả lời mọi câu hỏi về bộ chứng từ nên hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra thật kỹ chứng từ trước khi đi đến bước này Ở một số công ty, kế toán trưởng được quyền duyệt chi mọi thứ không phải đưa qua Giám đốc nên sau bước này có thể chi tiền và xin chữ ký Giám đốc sau
- Bước 4: Trình Giám đốc ký duyệt
Trừ những khoản chi lớn, những khoản chi có tính chất đặc biệt thì Giám đốc thường sẽ ký duyệt hầu hết các khoản chi mà kế toán trưởng đã duyệt Hãy đảm bảo rằng có thể trả lời được mọi câu hỏi của Giám đốc về lý do chi trả cho các khoản chi được trình lên
- Bước 5: Thực hiện thu, chi tiền, hạch toán, kiểm tra lại hạch toán
Sau khi các khoản thu, chi được duyệt: thủ quỹ thực hiện thu, chi tiền mặt
2.3.2 Các mẫu phiếu thu – chi
- Mẫu phiếu thu: Mẫu phiếu thu theo thông tư 200, thông tư 133
- Mẫu phiếu chi: Mẫu phiếu chi theo thông tư 200, thông tư 133
- Mẫu phiếu yêu cầu thanh toán: (theo thông tư 133)
Trong quá trình làm việc, các hoạt động thực hiện vì mục đích chung của tập thể, phát sinh từ chi phí của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp diễn ra liên tục Đơn cử như việc đi công tác, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm,… Lúc này, giấy đề nghị thanh toán là công cụ hữu hiệu để người lao động có thể thanh toán các khoản này Có thể hiểu, mẫu Giấy đề nghị thanh toán là một loại giấy tờ được cá nhân sử dụng trong trường hợp muốn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thanh toán lại những khoản tiền đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc là những khoản tạm ứng (Linh Trang, 2021)
Ngoài ra, Giấy đề nghị thanh toán được coi là hợp lệ và được duyệt khi cá nhân tự bỏ tiền của mình chi cho những công việc, hoạt động chung của tập thể mà có được sự đồng ý, chỉ đạo của cấp trên Ngược lại, đối với trường hợp cá nhân tự ý chi mà không có sự cho phép của cấp trên thì coi như đề nghị thanh toán đó không hợp lệ và cá nhân đó sẽ không được thanh toán khoản tiền đã bỏ ra (Kim Oanh, 2023).
Giới thiệu dự án BẾP NHÀ NẮNG
- Địa chỉ: Số 1, đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức
- Loại hình ĐKKD: Hộ Kinh doanh
- Mở cửa từ ngày 21/03/2023 đến 30/03/2023
+ Giờ hoạt động: 10h00 sáng đến 14h chiều (vào thứ ba, tư, năm trong tuần) + Nhà hàng hoạt động trong hai tuần
+ Số lượng nhân viên: 23 người
- Thông số tài chính cơ bản
+ Mức vốn đầu tư: 11,000,000 đồng
+ Thời gian hoàn vốn: 2 ngày (kể từ ngày khai trương)
- Tên nhà hàng: Bếp Nhà Nắng
- Ý nghĩa tên dự án: Nắng còn được tượng trưng là mặt trời hay thể hiện được sự ấm cúng Bếp Nhà giúp khách hàng cảm nhận được sự thân thiện, quen thuộc cũng như sự chăm sóc và yêu thương bởi những người thân yêu của họ trong chính căn bếp của mình
Với Slogan: Ấm như bếp nhà chúng em xem nó như một sợi dây vô hình để kết nối khách hàng lại với nhau sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi
Họ có thể đến nhà hàng cùng với đồng nghiệp, những người thân yêu cùng nhau quay quần bên mâm cơm còn nóng và tâm sự với nhau về những chuyện đời thường
Hình 2.1: Logo Bếp Nhà Nắng
Logo sử dụng màu vàng và màu nâu là 2 màu chủ đạo vì màu vàng tượng trưng cho mặt trời, mà mặt trời thì phải có nắng giống như tên nhà hàng của tụi em Ngoài ra, màu vàng còn thể hiện sự lạc quan, tích cực giống như tinh thần của các nhóm góp phần làm nên sự kiện nhà hàng này
Dự án Bếp Nhà Nắng với quy mô kinh doanh nhỏ nên sẽ gồm 4 bộ phận là: phối hợp tạo nên một dự án thành công Trong đó bộ phận tài chính sẽ đảm nhiệm các công việc sau:
- Hoạch định nguồn vốn và phân chia kinh phí cho từng bộ phận
- Xây dựng thang bảng lương cho nhân viên, chi trả tiền lương cho từng bộ phận nhân viên.
- Lập báo cáo tình hình kinh doanh của nhà hàng.
- Kiểm tra thanh toán và hoạch toán phát sinh, tổng hợp tình hình thu chi và báo cáo.
+ Tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm và vận dụng những kiến thức đã học vào dự án ẩm thực
+ Đạt được mục tiêu doanh thu
+ Giúp quý thầy cô có một trải nghiệm tốt khi đến với nhà hàng
+ Góp phần quản bá hình ảnh ngành Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống của trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đến với sinh viên ngành khác.
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Lập kế hoạch tài chính cho dự án “Bếp Nhà Nắng”
Sau khi đã xác định được mục tiêu dựa trên bản kế hoạch kinh doanh, việc tiếp theo là xây dựng bảng kế hoạch tài chính cho dự án, dưới đây là trình tự các bước để xây dựng một bảng kế hoạch tài chính cho dự án: Để có thể kinh doanh được thuận lợi thì cần phải xác định được nhiệm vụ của tài chính, sau khi đã xác định được nhiệm vụ thì chúng ta có thể phân loại chúng theo nhóm để có thể phân chia kinh phí cho từng bộ phận Tiếp đến là lên kế hoạch tài chính rồi triển khai kế hoạch, cuối cùng là lập các báo cáo tài chính để có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của dự án có đạt với mục tiêu ban đầu
Xác định nhiệm vụ tài chính
Triển khai và Lập báo cáo tài chính
Lên kế hoạch tài chính
Phân loại các nhiệm vụ tài chính
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện kế hoạch tài chính dự án "Bếp Nhà Nắng"
3.1.1 Xác định nhiệm vụ tài chính
Sơ đồ 3.2: Các bước để xác định nhiệm vụ tài chính Để xác định được nhiệm vụ của bộ phận tài chính cần làm thì chúng ta cần dựa trên bản kế hoạch kinh doanh dự án Thông qua kế hoạch kinh doanh chúng ta có thể xác định được mục tiêu của dự án hướng tới Sau khi xác định được mục tiêu dự án chúng ta sẽ xác định được mục tiêu tài chính cần có mà dự án đưa ra và cuối cùng chúng ta có thể đánh giá và đưa ra các nhiệm vụ tài chính cần có trong bộ phận
3.1.2 Phân loại các nhiệm vụ tài chính
Sơ đồ 3.3: Phân loại nhiệm vụ tài chính
Sau khi có các nhiệm vụ của tài chính chúng ta cần phân tích các nhiệm vụ để đưa ra các đánh giá cho từng nhiệm vụ rồi phân loại chúng vào các nhóm tài chính sao cho phù hợp
3.1.3 Lên kế hoạch tài chính
Dự án “Bếp nhà Nắng” có quy mô nhỏ được thực hiện trong 6 ngày, cùng với ngân sách chỉ 11.000.000 triệu đồng được sinh viên thực hiện tại sảnh nhà hàng Khoa Thời và du lịch Dưới đây là các bước trong bảng kế hoạch tài chính:
Sơ đồ 3.4: Quy trình các bước trong bản kế hoạch tài chính
Dựa vào bản kế hoạch tài chính chúng ta biết được nguồn vốn là bao nhiêu rồi phân chia kinh phí cho từng bộ phận, sau đó các bộ phận sẽ lên bảng dự trù kinh phí gửi về bộ phận kế toán kiểm tra Tiếp theo bộ phận kế toán sẽ tính điểm hòa vốn dựa vào mục tiêu ban đầu của dự án để có thể kiểm soát được số sản phẩm cần bán trong một ngày là bao nhiêu và siết lại định lượng sao cho phù hợp
Sau đó bộ phận kế toán sẽ lên quy trình thu ngân cũng như là quy trình thu chi Cuối cùng bộ phận kế toán sẽ lên timeline về quy trình thu chi để các bộ phận có thể nắm rõ thời gian để gửi các chứng từ, hóa đơn về bộ phận đúng hạn
3.1.4 Triển khai kế hoạch và lập các báo cáo tài chính
Trong quá trình thực hiện dự án bộ phận kế toán có nhiệm vụ triển khai các công việc như quy trình thu ngân, thực hiện các nhiệm vụ của quy trình thu chi cho dự án Sau khi dự án kết thúc bộ phận kế toán phải hoàn thành các báo tài chính như là: báo cáo doanh thu, lợi nhuận và các chi phí của các bộ phận
3.1.4.1 Tính điểm hòa vốn Đây là một dự án kinh doanh diễn ra trong 6 ngày, vì thế trước khi bắt đầu hoạt động, để dự án hoạt động có mục đích và có cơ sở để thúc đẩy doanh thu và kinh doanh an toàn nên nhóm đã tính điểm hòa vốn dựa vào định phí, biến phí và lợi nhuận sản phẩm/dịch vụ
- Định phí gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí gas, điện nước
- Biến phí gồm các chi phí như marketing, lương nhân viên, mua nguyên vật liệu, trang trí nội thất và chi phí khác
- Lợi nhuận sản phẩm/dịch vụ được tính dựa vào trung bình giá bán các sản phẩm – trung bình giá gốc các sản phẩm
Sau khi tính được điểm hòa vốn bộ phận kế toán sẽ đặt ra được mục tiêu lợi nhuận mong muốn trong 6 ngày bán phải có được lãi là 50% vốn
3.1.4.2 Quy trình thu ngân của dư án
Thu ngân tiếp nhận đơn đặt hàng của khách thông qua số hotline hoặc trực tiếp tại nhà hàng Thu ngân ghi nhận thông tin đặt hàng và xác nhận lại với khách 1 lần nữa Việc thanh toán sẽ được tiến hành sau khi khách ăn xong, trong quá trình khách hàng dùng bữa, thu ngân tiến hành tổng xuất hóa đơn Sau khi phục vụ khách hàng xong, khi khách muốn thanh toán, thu ngân sẽ trình hóa đơn đã xuất cho khách kiểm tra và thanh toán Thu ngân nhận tiền khách đưa và hoàn trả tiền thừa cho khách (nếu có), kết thúc quy trình thanh toán
Sơ đồ 3.5: Quy trình thu ngân
- Tổng quan về quy trình thu chi:
Sơ đồ 3.6: Tổng quan quy trình thu chi Giải thích quy trình:
- Bước 1: Các bộ phận gửi phiếu yêu cầu thanh toán cho bộ phận kế toán
- Bước 2: Bộ phận kế toán kiểm tra phiếu yêu cầu thanh toán, chữ kí, thông tin của phiếu yêu cầu thanh toán đã đủ chưa
- Bước 3: Bộ phận kế toán lập phiếu thu chi có xác nhận chữ ký của Bộ phận kế toán và các bộ phận cần thu chi (thông tin, ngày tháng rõ ràng) Sau khi nhận tiền từ Bộ phận kế toán thì các bộ phận khác ghi dòng chữ “Đã nhận tiền” vào kế bên chữ ký trong phiếu thu chi Đồng thời, mỗi bộ phận giữ 1 bản phiếu thu chi để lưu trữ
- Bước 4: Sau khi các bộ phận hoàn tất mua nguyên vật liệu để sử dụng thì gửi hóa đơn của cửa hàng cho Bộ phận kế toán kiểm tra và lưu vào sổ sách
Lưu ý: Nếu không có hóa đơn, hợp đồng để chứng minh cho Bộ phận kế toán thì các Bộ phận khác gửi lại phần tiền chi cho Bộ phận kế toán (Nếu như các bộ phận tìm được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng mà giá thành rẻ hơn mức cần chi thì báo cáo cho
Bộ phận kế toán qua hóa đơn mua nguyên liệu và Bộ phận kế toán sẽ thu lại phần tiền thừa sau khi mua nguyên liệu Đồng thời, các Bộ phận khác cập nhật lại số tiền cần chi cho nguyên liệu đó)
- Quy trình chi tiết về thu chi:
Sơ đồ 3.7: Chi tiết về quy trình thu chi
3.1.4.4 Timeline hoạt động quy trình thu chi
Sau khi có được quy trình thu chi thì chúng ta tiến hành lập bảng timeline để thực hiện các chứng từ cho đúng thời hạn đã nêu
STT NGÀY SỐ TIỀN NỘI DUNG GHI CHÚ
Bộ phận kế toán chi cho bộ phận bếp
Phiếu chi do kế toán cung cấp (gồm 2 bản) mỗi bên giữ 1 bản để đối chiếu
Bộ phận kế toán chi cho bộ phận marketing
Phiếu chi do kế toán cung cấp (gồm 2 bản) mỗi bên giữ 1 bản để đối chiếu
3 03/04/2023 660,000 VNĐ Bộ phận kế toán chi cho bộ phận hậu cần
Phiếu chi do kế toán cung cấp (gồm 2 bản) mỗi bên giữ 1 bản để đối chiếu
Bộ phận kế toán chi cho chi phí thuê mặt bằng, tiền gas, điện – nước
Phiếu chi do kế toán cung cấp (gồm 2 bản) mỗi bên giữ 1 bản để đối chiếu
Bộ phận kế toán chi cho chi phí nhân công
Phiếu chi do kế toán cung cấp (gồm 2 bản) mỗi bên giữ 1 bản để đối chiếu
Nhận các loại hóa đơn, chứng từ, bảng chi phí từ các bộ phận đã mua hàng và nhập số liệu vào
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Kết quả xác định nhiệm vụ tài chính
STT Yêu cầu tài chính Nhiệm vụ
1 Tính điểm hòa vốn và đưa ra mục tiêu lợi nhuận Bán được ít nhất 101 phần ăn/ ngày
Siết lại định lượng món ăn và tìm nguồn hàng cung ứng phù hợp với mục tiêu
3 Lãi 50% vốn Tìm được nguồn khách hàng tiềm năng
4 Phân bổ kinh phí cho từng bộ phận Kiểm soát các chi phí từng bộ phận
5 Thực hiện thu chi Xây dựng quy trình thu chi
6 Báo cáo kết quả kinh doanh Lập các báo cáo tài chính
7 Trả lương nhân viên Xây dựng bảng lương nhân viên
Bảng 4.1: Xác định nhiệm vụ tài chính
Qua bảng 4.1 được trình bày ở trên đã thể hiện được kết quả nhiệm vụ của bộ phận tài chính cần làm là gì Thông qua đó có thể thấy được rằng để dự án thành công thì bộ phận tài chính cần quan tâm rất nhiều đến các yêu cầu của bảng kinh doanh lập ra ví dụ như:
- Với số vốn là 11,000,000 đồng để đạt được mục tiêu hòa vốn thì số lượng suất ăn phải bán ít nhất là 101 suất/ ngày
- Do tình hình kinh tế khó khăn nên tỷ lệ foodcost của dự án chọn là 40% để có thể giữ được lãi là 50% thì chúng ta phải siết định lượng của các món ăn, tìm nhà cung cấp nguyên liệu giá rẻ phù hợp với tiêu chí mà vẫn giữ được chất lượng món ăn.
Kết quả phân loại nhiệm vụ tài chính
STT Nhiệm vụ tài chính Bộ phận phụ trách
1 Bán được 101 suất ăn/ngày Bộ phần Sale
2 Siết cost định lượng món ăn Chi phí nguyên vật liệu
3 Tìm nguồn hàng cung ứng hợp lý Bộ phận thu mua
4 Kiểm soát các chi phí từng bộ phận Kế toán chi phí
5 Xây dựng quy trình thu chi Kế toán thu chi
6 Lập các báo cáo tài chính Kế toán tổng hợp
7 Xây dựng bảng lương nhân viên Tài chính lương
Bảng 4.2: Phân loại nhiệm vụ tài chính
Dựa vào bảng 4.2 chúng ta thấy được có rất nhiều nhiệm vụ khác nhau được đưa ra để thực hiện tốt các mục tiêu dự án Để quản lý các nhiệm vụ không bị chồng chéo lên nhau thì chúng ta nên phân loại chúng cho từng bộ phận để có thể dễ dàng quản lý
Ví dụ như công việc của bộ phận thu mua là tìm được nguồn hàng cung ứng phù hợp với tỷ lệ foodcost thì trước hết bộ phận thu mua phải lên được kế hoạch thu mua cho các nguyên liệu món ăn rồi quy trình nhập hàng ra sao để phù hợp và kiểm soát được số lượng hàng tồn Xây dựng bảng lương nhân viên của tài chính lương phải lên được bảng tiền lương phù hợp cho từng vị trí của nhân viên và có các chế độ phúc lợi.
Kết quả của kế hoạch tài chính
4.3.1 Kết quả phân bố kinh phí các bộ phận
Dự án “Bếp nhà Nắng” có quy mô nhỏ được thực hiện trong 6 ngày, cùng với ngân sách chỉ 11.000.000 triệu đồng được sinh viên thực hiện tại sảnh nhà hàng Khoa Thời và du lịch, do đó các chi phí như trang thiết bị, các loại giấy phép kinh doanh, phần mềm quản lý nhà hàng sẽ không cần chi trả vì đã được sảnh nhà hàng cung cấp và cùng với sự hỗ trợ của các sinh viên thực hiện dự án tham gia Cho nên các tỷ lệ phân chia nguồn vốn sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp với loại hình và quy mô của Dự án “Bếp nhà
BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH NHÀ HÀNG " BẾP NHÀ
Thành tiền Tổng tiền bộ phận NGUỒN VỐN 100 11,000,000
KẾ TOÁN Chi phí thuê mặt bằng 5% 550,000 đ 4,510,000đ
Chi phí gas, điện nước 10% 1,100,000 đ Chi phí nhân công 20% 2,200,000 đ
Các loại giấy phép kinh doanh 4% 440,000 đ
BẾP Nguyên vật liệu 33% 3,630,000đ 3,630,000 đ MARKETING Marketing 20% 2,200,000đ 2,200,000đ
HẬU CẦN Thiết kế trang trí nội thất 6% 660,000đ 660,000đ
Bảng 4.3: Bảng dự toán chi phí kinh doanh
❖ Chi tiết phân chia và thông tin Bảng dự toán:
- Chi phí mặt bằng và phí gas, điện nước chiếm 15% nguồn vốn: Dự án sử dụng sảnh nhà hàng của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Ngân sách thanh toán cho mục này là 1,650,000 VNĐ nhằm mục đích góp vào quỹ chung nhà hàng phục vụ cho mục đích bảo dưỡng nhà hàng định kỳ (Đã bao gồm chi phí sử dụng gas, điện nước, thiết bị máy móc, thiết bị có sẵn của nhà hàng)
- Chi phí thiết kế trang thiết bị nội thất (6%): Với 660,000 VNĐ này sẽ được dùng việc mua vật liệu trang trí sảnh nhà hàng, các vật dụng, công cụ hỗ trợ cho dự án
- Chi phí mua nguyên vật liệu (33%): Chi phí này đã bao gồm cho viêc test sản phẩm mới và nguyên liệu phục vụ đủ trong quá trình kinh doanh Cụ thể với 3,630,000 VNĐ được dùng mua các nguyên liệu cơ bản và vật dụng như ly nhựa, hộp đựng thức ăn, bao bì,…
- Chi phí Marketing (20%): Do sản phẩm kinh doanh còn mới chưa được nhiều người biết đến nên marketing là 1 điều không thể thiếu, dẫn chi phí chi trả trong giai đoạn đầu của marketing sẽ khá cao Với 2,200,000VNĐ bộ phận marketing chi trả cho việc thiết kế, in ấn tờ rơi, standee, menu nhà hàng, (Chạy truyền thông) là khá hợp lý
- Chi phí nhân công (20%): Với 2,200,000 VNĐ số tiền này sẽ được chi trả cho toàn bộ nhân sự của BẾP NHÀ NẮNG
- Chi phí khác (2%): 330,000 VNĐ Đây là khoản tiền dự phòng chi cho các khoản phát sinh rủi ro cho dự án
- Các loại giấy phép kinh doanh (4%): 440,000VNĐ khoản tiền chi cho các loại giấy phép như là giấy vệ sinh an toàn thực phẩm,…nhưng do quy mô nhỏ nên khoản chi phí này không sử dụng tới
4.3.2 Kết quả dự trù kinh phí của từng bộ phận
- Bộ phận Bếp: bao gồm các chi phí như mua nguyên liệu để bán cho từng ngày, mua dụng cụ để hỗ trợ bán mang đi và chi phí test món ăn Tổng chi phí bên bộ phận Bếp = 19,996.302 + 1,695.421 + 929,700 = 22,621,423đ
LIỆU ĐƠN VỊ TÍNH ĐỊNH LƯỢNG ĐƠN GIÁ
42 Gia vị rêu cua cục 10 2,500 25,000
GIÁ NGUYÊN LIỆU CHÈ 6 MÓN
Bột con cá dẻo Kg 0.4 100,000 40,000
Bao nhựa cái 276 150 41,400 Đường Đường cát trắng Kg 16 20,000 320,000
Muối Muối Kg 0.05 7,000 350 Đá Đá bi bịch 6 20,000 120,000 Đậu
Các loại củ Đậu xanh
Nước dão dừa kg 3 - - sữa tươi ml 1 30,000 30,000
COST CÔNG CỤ DỤNG CỤ
STT TÊN DỤNG CỤ ĐVT SỐ
LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
1 Hộp đựng cơm 4 ngăn Hộp 100 2,200 220,000
2 Tô giấy đựng cơm,phở Tô 150 1,600 240,000
Bảng 4.4: Dự trù kinh phí bộ phận Bếp
- Bộ phận marketing: gồm các chi phí in ấn, thiết kế, dụng cụ để test món và chi phí của các chương trình khuyến mãi.
STT Nội dung Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
10 Chén test món cho khách Cây 3 15,000
11 Đũa test món cho khách Bọc 1 20,000
12 Chi phí thiết kế Ấn phẩm 6 - ₫ - ₫
Sử dụng nhân lực có sẵn
Bảng 4.5: Dự trù kinh phí bộ phận marketing
- Bộ phận hậu cần: gồm các chi phí setup, dụng cụ vệ sinh và chi phí phục vụ
MỤC NGUYÊN VẬT LIỆU GIÁ TRỊ DỰ
6 In số bàn, phiếu bàn đã đặt 5,000
11 Vệ sinh Túi đựng rác 35,000
- Bộ phận kế toàn: chịu trách nhiệm lên bảng lương cho nhân viên, phụ trách vị trí thu ngân và các chi phí thuê mặt bằng, điện nước,…
15 Khăn lau khô chén đũa 20,000
Bảng 4.6: Dự trù kinh phí bộ phận Hậu cần
Bảng 4.7: Dự trù kinh phí bộ nhân sự
Hạng mục Thành tiền Định phí 1,650,000
Lợi nhuận sản phẩm/ dịch vụ 27,000 Điểm hòa vốn 6 ngày 391 phần
Mục tiêu lợi nhuận lãi 50%vốn 595 phần
Bảng 4.9: Điểm hòa vốn và mục tiêu lợi nhuận
Qua bảng 4.9 có thể thấy điểm hòa vốn của dự án trong 6 ngày là 391 phần thì mới đủ hòa vốn, vậy trung bình mỗi ngày nhà hàng phải bán được 65 phần ăn Từ đó có thể lên được mục tiêu lợi nhuận mong muốn của 6 ngày nhà hàng phải đạt lãi là 50% vốn
Bộ phận Hạng mục Thành tiền
Chi phí thuê mặt bằng 550,000 Chi phí điện nước, gas 1,100,000 Các loại giấy phép kinh doanh 440,000 Chi phí khác 220,000
Bảng 4.8: Dự trù các loại chi phí
Số phần ăn mục tiêu = (Định phí + Biến phí + 5,500,000)/lợi nhuận sản phẩm/dịch vụ = 595 phần
=> Trung bình mỗi ngày nhà hàng phải bán 99 phần ăn Nếu thấp hơn số này xem như không đạt chỉ tiêu, vượt số này xem như lãi vượt mong đợi.
Kết quả của triển khai kế hoạch và lập các báo cáo tài chính
4.4.1 Kết quả triển khai kế hoạch
4.4.1.1 Kết quả tính điểm hòa vốn
Sau khi dự án kết thúc nhóm đã tổng hợp và thấy được dự án diễn ra trong 6 ngày nhưng đã hoàn thành tốt mục tiêu hòa vốn đưa ra ban đầu là 391 phần song song đó cũng cho thấy dự án không đạt được mục tiêu lợi nhuận đưa ra là 595 phần được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.10: Số phần ăn 6 ngày
4.4.1.2 Kết quả quy trình thu chi
- Bộ phận marketing: Bộ phận marketing gửi phiếu yêu cầu thanh toán cho bộ phận Tổng với số tiền được chi là 20% nguồn vốn (2.200.000đ)
Bộ phận kế toán lập phiếu chi tiền cho Marketing
Sau khi đã hoàn thành xong dự án Bếp Nhà Nắng, bộ phận Marketing có những khoản chi như sau:
Bảng 4.11: Kinh phí bộ phận marketing
Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng sau hoàn thành dự án, bộ phận Marketing đã siết chặt được các chi phí so với dự kiến lúc đầu đưa ra nên số tiền chi thực tế đã giảm đi nhiều so với dự kiến nhằm mục đích phù hợp với chi phí đã chia ban đầu
Bộ phận Bếp gửi phiếu yêu cầu thanh toán cho kế toán với số tiền được chi là 33% nguồn vốn (3.630.000đ/ ngày) => Chi phí 6 ngày là 21.780.000đ
Bộ phận Kế toán lập phiếu chi tiền cho bộ phận Bếp:
Sau khi đã hoàn thành xong dự án Bếp Nhà Nắng, bộ phận Bếp có những khoản chi như sau:
CHI PHÍ TEST MÓN ĂN
TỔNG (1) 1,703,200 NGUYÊN LIỆU TEST MÓN CHÈ
Bột sương sáo g 25 7,500 Đường Đường cát trắng Biên Hòa g 1230 27,060
Muối Muối g 4 28 Đá Đá bi g 2000 4,000 Đậu/Hạt/
Củ Đậu xanh (tách vỏ) g 450 17,100
Dừa Nước cốt dừa ml 550 16,500
STT TÊN GIÁ COST NGUYÊN
STT TÊN GIÁ COST NGUYÊN
Tổng chi phí nguyên vật liệu = (1)+(2)+(3)+(4) = 1,703,200 + 262,371 + 17,368,800 + 1,924,943 = 21,259,314đ
Do mô hình kinh doanh của nhà hàng thuộc dạng nhỏ nên không đủ chi trả tiền nguyên liệu cho bộ phận bếp 1 lần Vì vậy tiền chi cho bộ phận Bếp mua nguyên vật
TỔNG (2) 262,371 liệu là tiền xoay dòng từ doanh thu bán của 1 ngày dựa vào tỉ lệ % nguồn vốn đã chia ban đầu Trong khi thực hiện dự án, bộ phận Bếp đã siết chặt giá cost nguyên liệu của các món ăn ít hơn với số tiền dự kiến ban đầu là 520,686 đồng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng món ăn Với số tiền còn dư bộ phận Kế toán lập phiếu thu cho bộ phận Bếp gửi lại tiền thừa:
- Bộ phận hậu cần: gửi phiếu yêu cầu thanh toán cho bộ phận Tổng với số tiền được chi là 6% nguồn vốn (660.000đ)
Bộ phận Kế toán lập phiếu chi tiền cho bộ phận Hậu cần :
Sau khi đã hoàn thành xong dự án Bếp Nhà Nắng, bộ phận Hậu cần có những khoản chi như sau:
BÁO CÁO CHI PHÍ THỰC TẾ KINH PHÍ HẬU CẦN
STT HẠNG MỤC NGUYÊN VẬT
LIỆU GIÁ TRỊ THỰC TẾ
6 In số bàn, phiếu bàn đã đặt 17.500
15 Khăn lau khô chén đũa 20.000
Hoàng Thị Thu Phương Qua số liệu trên thấy được do dự án được thực hiện tại xưởng nhà hàng của Khoa nên các trang thiết bị điều có đầy đủ (vd: quạt, bình hoa, bìa đựng menu, các vật dụng vệ sinh khác…) nên bộ phận hậu cần chỉ tốn số ít chi phí để mua các vật liệu còn thiếu để phục vụ Sau khi hoàn thành dự án bộ phận Hậu cần sử dụng ít hơn số tiền được chi là 129,050 đồng nên bộ phận Kế toán lập phiếu thu cho bộ phận Hậu cần gửi lại tiền thừa:
- Bộ phận kế toán: chi trả lương nhân công, chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện/ nước/ gas và chi các chi phí khác
+ Chi phí nhân công: Bộ phận kế toán gửi phiếu yêu cầu thanh toán chi phí nhân công với số tiền được chi là 20% nguồn vốn (2,200,000đ/ngày) => Chi phí nhân công 6 ngày là 13,200,000đ
Sau khi đã hoàn thành xong dự án Bếp Nhà Nắng, chi phí nhân công có những khoản chi như sau:
- Bảng chấm công nhân viên chính thức:
BẢNG CHẤM CÔNG THỜI VỤ
STT HỌ VÀ TÊN VỊ
Phụ bếp 7 OFF 7 OFF 7 OFF 21
Phụ bếp 7 OFF 7 OFF 7 OFF 21
3 Lê Đức Chung Phụ bếp - - - 5 - - 5
4 Lưu Xuân Bách Phục vụ OFF 4 4 OFF 4 4 16
Tiếp thực OFF 4 4 4 OFF OFF 12
- Bảng lương nhân công thời vụ
- Bảng lương nhân viên chính thức
Vì đây là dự án do sinh viên ngành Kỹ thuật nữ công thực hiện nên nguồn lực nhân sự để chạy dự án ẩm thực 1 phần là chính các bạn đang thực hiện đồ án Bếp Nhà Nắng Còn một số nhân sự còn lại được sự hỗ trỡ của các bạn/ các em trong trường với mức lương chi trả hạn chế của dự án
+ Chi phí thuê mặt bằng, gas và điện nước: Bộ phận kế toán gửi phiếu yêu cầu thanh toán chi phí thuê mặt bằng, gas và điện nước với số tiền được chi là 15% nguồn vốn (1.650.000đ)
Sau khi đã hoàn thành xong dự án Bếp Nhà Nắng, chi phí thuê mặt bằng, gas và điện nước có những khoản chi như sau:
- Chi phí gas, điện nước là 1.100.000đ
- Chi phí thuê mặt bằng (đã bao gồm trang thiết bị, máy móc và dụng cụ nấu có tại nhà hàng) là 550.000đ
Dự án được kinh doanh tại xưởng nhà hàng nên không mất tiền thuê mặt bằng và mua trang thiết bị nhưng chúng em sẽ lấy số tiền đã chia theo tỉ lệ % nguồn vốn ban đầu để chi trả cho xưởng để trả tiền gas và đưa vào quỹ để bảo dưỡng các trang thiết bị theo định kỳ
+ Chi phí mua sổ order: Với mô hình kinh doanh quy mô nhỏ nên chúng em không sử dùng phần mềm order mà thay vào đó sẽ order bằng tay dưới hình thức bằng
TÊN SỐ LƯỢNG GIÁ TIỀN
=> Tổng bộ phận kế toán chi = 2,181,000 + 6,027,000 + 1,650,000 + 219,000 10,077,000 đồng
4.4.2 Kết quả các báo cáo tài chính
4.4.2.1 Bảng báo cáo kết quả thu chi dự án
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM, ngày 24 tháng 04 năm 2023
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU CHI TÀI CHÍNH
Số hiệu tài khoản Nội dung Số phát sinh Ghi chú
Chi phí hoạt động nghiệp vụ
Thu hoạt động tài chính 34.923.000
Doanh thu ngày 1 8.170.000đ Doanh thu ngày 2 4.238.000đ Doanh thu ngày 3 5.825.000đ
Doanh thu ngày 4 6.410.000đ Doanh thu ngày 5 6.180.000đ Doanh thu ngày 6 4.100.000đ
Bộ phận Hậu cần gửi lại tiền thừa 129,050đ
Chi phí các loại giấy phép kinh doanh 440,000đ
III CHÊNH LỆCH THU CHI (III = II -
4.4.2.2 Tổng kết doanh thu thực tế trong 6 ngày
Trong 6 ngày kinh doanh dự án đã bán được 586 phần ăn và 272 phần chè, doanh thu thu về là 34,923.000VNĐ, chi tiết được thể hiện trong bảng sau:
NH Mang đi TỔNG GIÁ
Chè đậu xanh trân châu 18 11 29 15,000 435,000
NH Mang đi TỔNG GIÁ
NH Mang đi TỔNG GIÁ
NH Mang đi TỔNG GIÁ
Bảng 4.12: Doanh thu trong 6 ngày
Qua bảng trên có thể thấy được tình hình doanh thu có chiều hướng giảm đi 50% vào ngày thứ 2 có thể do một số nguyên nhân như hoạt động Marketing chưa hợp lý, do sản phẩm kinh doanh hoặc chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được như cầu của khách hàng Thấy được tình hình đó bộ phận kế toán đã thông báo cho các bộ phận khác để điều chỉnh lại chiến lược, nhân sự hay chất lượng sản phẩm để cải thiện mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt Vì vậy doanh thu của các ngày tiếp theo đã có chiều hướng thay đổi tích cực
Dự án “Bếp nhà Nắng” diễn ra trong 6 ngày tổng doanh thu bán được 34,920,000 đồng, khi đã trừ các khoản chi phí từ các bộ phận thì tổng nguồn vốn sau dự án là 11,000,000 đồng và lợi nhuận sau dự án đạt được 853,022 đồng Tỷ suất lợi nhuận dự án (ROS) đạt 2,44%.