1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng chiến lược marketing cho mô hình dịch vụ ăn uống tại nhà hàng cây đa hcmute

142 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Chiến Lược Marketing Cho Mô Hình Dịch Vụ Ăn Uống Tại Nhà Hàng Cây Đa HCMUTE
Tác giả Tạ Trần Tú Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Hoàng Thanh Thúy
Người hướng dẫn ThS. Lương Thế Bảo
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Nữ Công
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 11,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI (21)
    • 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (21)
    • 1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC (22)
      • 1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước (22)
      • 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước (25)
    • 1.3 ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐỀ TÀI (27)
    • 1.4 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI (28)
    • 1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (28)
    • 1.6 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU (28)
    • 1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 1.8 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI (29)
    • 1.9 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU (29)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX (32)
    • 2.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING MIX (32)
      • 2.1.1 Định nghĩa về Marketing Mix (32)
      • 2.1.2 Phân loại Marketing Mix (32)
      • 2.1.3 Các hình thức Marketing Mix (34)
      • 2.1.4 Vai trò của Marketing Mix (35)
      • 2.1.5 Thành phần của Marketing Mix 7P (35)
        • 2.1.5.1 Chiến lược sản phẩm (Product) (36)
        • 2.1.5.2 Chiến lược giá (Price) (36)
        • 2.1.5.3 Chiến lược phân phối (Place) (37)
        • 2.1.5.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion) (37)
        • 2.1.5.5 Con người trong Marketing dịch vụ (People) (37)
        • 2.1.5.6 Chứng cứ hữu hình (Physical Evidence) (38)
        • 2.1.5.7 Quy trình cung ứng (Processes) (38)
      • 2.1.6 Các chiến lược Marketing Mix 7P được ứng dụng trong nhà hàng (39)
      • 2.1.7 Quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược Marketing Mix 7P (40)
      • 2.1.8 Công việc chi tiết trong quy trình xây dựng kế hoạch Marketing (41)
        • 2.1.8.1 Nghiên cứu và phân tích thị trường (41)
        • 2.1.8.2 Lập kế hoạch (42)
        • 2.1.8.3 Thực thi (42)
        • 2.1.8.4 Kiểm tra và đánh giá (43)
    • 2.2 TỔNG QUAN DỰ ÁN “BẾP NHÀ NẮNG” (43)
      • 2.2.1 Thông tin chung (43)
      • 2.2.2 Mục tiêu (43)
      • 2.2.3 Thời gian (44)
      • 2.2.4 Đối tượng thực hiện (44)
  • CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 7P CHO NHÀ HÀNG (45)
    • 3.1 SƠ ĐỒ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 7P CHO DỰ ÁN BẾP NHÀ NẮNG (45)
    • 3.2 TRIỂN KHAI CÁC CÔNG VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC (47)
      • 3.2.1 Triển khai các công việc giai đoạn 1: Đánh giá và phân tích (47)
        • 3.2.1.1 Xác định mục tiêu Marketing của dự án (47)
        • 3.2.1.2 Phân tích các yếu tố tài chính, công cụ dụng cụ, nhân công (48)
        • 3.2.1.3 Nghiên cứu thị trường (49)
        • 3.2.1.4 Đánh giá rủi ro (51)
      • 3.2.2 Triển khai các công việc giai đoạn 2: Lên kế hoạch (52)
        • 3.2.2.1 Xác định nhiệm vụ Marketing (53)
        • 3.2.2.2 Lập kế hoạch nhiệm vụ Marketing theo thời gian và phân công (53)
        • 3.2.2.3 Tìm kiếm, thu thập nhà cung cấp (56)
      • 3.2.3 Triển khai các công việc giai đoạn 3: Thực hiện chiến lược (57)
        • 3.2.3.1 Chuẩn bị các phương tiện truyền thông (57)
        • 3.2.3.2 Tiến hành bố trí các các chiến lược Marketing Mix 7P (58)
        • 3.2.3.3 Quản lý thanh toán (69)
      • 3.2.4 Triển khai các công việc giai đoạn 4: Kiểm tra và đánh giá (69)
        • 3.2.4.1 Theo dõi tiến độ, kiểm tra (70)
        • 3.2.4.2 Giải quyết các vấn đề phát sinh (71)
        • 3.2.4.3 Đánh giá hiệu quả các chiến lược Marketing Mix 7P (72)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN (74)
    • 4.1 KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH (74)
      • 4.1.1 Kết quả xác định mục tiêu Marketing (74)
      • 4.1.2 Kết quả phân tích các yếu tố tài chính, công cụ dụng cụ, nhân công (76)
        • 4.1.2.1 Các yếu tố tài chính (76)
        • 4.1.2.2 Công cụ dụng cụ (76)
        • 4.1.2.3 Nhân công (76)
      • 4.1.3 Kết quả nghiên cứu thị trường (76)
        • 4.1.3.1 Kết quả phân tích thị trường SWOT (76)
        • 4.1.3.2 Kết quả xác định thị trường mục tiêu (79)
      • 4.1.4 Kết quả đánh các rủi ro (80)
    • 4.2 KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN LÊN KẾ HOẠCH (82)
      • 4.2.1 Kết quả lập kế hoạch nhiệm vụ Marketing theo thời gian (82)
      • 4.2.2 Kết quả phân công nhân sự (85)
      • 4.2.3 Kết quả thu thập nhà cung cấp (86)
    • 4.3 KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN (87)
      • 4.3.1 Kết quả chuẩn bị các phương tiện truyền thông (87)
      • 4.3.2 Kết quả quản lý tài chính (87)
      • 4.3.3 Kết quả tiến hành bố trí các chiến lược Marketing Mix 7P (88)
        • 4.3.3.1 Chiến lược sản phẩm (Product) (88)
        • 4.3.3.2 Chiến lược giá (Price) (96)
        • 4.3.3.3 Chiến lược xúc tiến (Place) (97)
        • 4.3.3.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion) (99)
        • 4.3.3.5 Con người trong dịch vụ (People) (108)
        • 4.3.3.6 Chứng cứ hữu hình (Physical Evidence) (109)
        • 4.3.3.7 Quy trình cung ứng (Process) (113)
    • 4.4 KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ (116)
      • 4.4.1 Kết quả theo dõi tiến độ, kiểm tra (116)
      • 4.4.2 Kết quả giải quyết vấn đề phát sinh (118)
      • 4.4.3 Kết quả đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing Mix 7P (118)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ (123)
    • 5.1 KẾT LUẬN (123)
    • 5.2 HẠN CHẾ (124)
    • 5.3 KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT (125)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (126)
  • PHỤ LỤC (74)

Nội dung

Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023 CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT NỮ CÔNG ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO MƠ HÌNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG CÂY ĐA HCMUTE GVHD: Th.S LƯƠNG THẾ BẢO SVTH:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX

TỔNG QUAN VỀ MARKETING MIX

2.1.1 Định nghĩa về Marketing Mix

Marketing Mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp có thể hiểu là các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng [24] Có rất nhiều mô hình Marketing Mix, tuy nhiên mô hình Marketing Mix 4P của McCarthy được xem là tồn tại lâu đời và được ứng dụng nhiều nhất Marketing 4P bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (chiêu thị), Place (địa điểm) [25] Sau đó, qua quá trình sử dụng và phát triển, Boom và Bitner (1981) nhận thấy Marketing 4P cần sự cải tiến để phù hợp với lĩnh vực khác nhau, khi xã hội phát triển đòi hỏi phải quan tâm khách hàng nhiều hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm lúc này không còn là hàng hoá mà là những dịch vụ vô hình

Vì vậy, Marketing Mix 7P đã bổ sung 3 yếu tố mới vào nguyên tắc 4P, bao gồm: People (con người), Physical Evidence (chứng cứ hữu hình) và Processes (Quy trình cung ứng), để tạo thành 7P cho sản phẩm vô hình (dịch vụ) [26]

Vậy Marketing Mix là một khái niệm trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, đề cập đến tập hợp các yếu tố cơ bản mà một doanh nghiệp cần sử dụng để tiếp thị và bán sản phẩm hoặc đưa dịch vụ của mình đến khách hàng [27] Marketing 7P trong ngành dịch vụ là một phương pháp toàn diện, chi tiết và phù hợp, bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Đặc biệt, trong lĩnh vực ăn uống, Marketing Mix tập trung chủ yếu vào xúc tiến, đặc biệt là truyền thông [28]

Trong xã hội ngày càng phát triển, để cải tiến kịp với nhu cầu của thị trường, Marketing liên tục bổ sung các yếu tố để phù hợp với từng giai đoạn Đầu tiên Marketing Mix được hình thành dựa trên 4 yếu tố chính, ở giai đoạn này các chiến lược tập trung vào việc bán sản phẩm Sau này, xuất hiện các nghiên cứu bổ sung thêm các yếu tố để phù hợp hơn cho ngành dịch vụ Cụ thể tên gọi của 2 mô hình được xác định là mô hình Marketing Mix 4P và Marketing Mix 7P:

- Mô hình 4P truyền thống: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (chiêu thị),

Hình 2.1: Mô hình 4P truyền thống

Mô hình 4P là nền tảng bắt đầu cho chiến lược Marketing Mix Mô hình 4P là chiến lược Marketing Mix truyền thống, tập hợp các chiến lược Marketing Mix gồm Sản phẩm, giá cả, chiêu thị, địa điểm Đây là 4 chữ cái quan trọng để xây dựng kế hoạch Marketing

Mô hình 4P được áp dụng cho Marketing hàng hoá, thường tập trung vào việc tiếp cận thị trường và bán sản phẩm, chưa chú trọng đến vai trò và nhu cầu của khách hàng [29]

- Mô hình 7P trong ngành dịch vụ: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion

(chiêu thị), Place (địa điểm), People (con người), Physical Evidence (chứng cứ hữu hình) và Processes (quy trình cung ứng) [26]

Hình 2.2: Mô hình 7P trong ngành dịch vụ Để phù hợp với nhu cầu của thị trường, Mô hình 7P được thừa kế và nâng cấp từ mô hình 4P và kết hợp thêm 3 yếu tố đó là: People, Process và Physical Evidence Ba chữ P này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và sản phẩm của mình, tạo ra một trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và nâng cao giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ Mô hình 7P thường được sử dụng khi doanh nghiệp có sản phẩm là dịch vụ Khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà là những dịch vụ vô hình thì việc kết hợp thêm 3 yếu tố sẽ giúp tăng hiệu quả cho các chiến lược Marketing [24]

Mô hình 4P hay 7P đều là mô hình Marketing Mix Tuy nhiên với mô hình 4P, chiến lược Marketing tập trung vào các loại hình hàng hoá, vì vậy chưa chú trọng tới nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên mô hình 7P bổ sung thêm 3 yếu tố để phù hợp với các sản phẩm dịch vụ Trong xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người yêu cầu ngày càng cao

Vì thế, chúng ta đang bán không chỉ là sản phẩm, mà còn là các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cách tối ưu nhất, thế nên các chiến lược Marketing cần chú trọng tới nhu cầu của khách hàng nhiều hơn Trong mô hình kinh doanh “Bếp Nhà Nắng”, dự án chọn mô hình Marketing Mix 7P là giải pháp toàn diện để xây dựng các chiến lược từ sản phẩm đến dịch vụ

2.1.3 Các hình thức Marketing Mix

Từ giai đoạn Marketing Mix mới xuất hiện cho tới thời điểm hiện tại, Marketing Mix được chia thành rất nhiều hình thức nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách đa dạng Theo Võ Tuấn Hải - chuyên gia Marketing khi nhắc tới các hình thức Marketing Mix được các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng thì có các hình thức như: SEO (Search Engine Optimization), Print Marketing, Website/ Blog Marketing, Social Media Marketing, SEM (Search Engine Marketing), Video Ads… [30] cụ thể các hình thức này đều hình thành trong suốt quá trình phát triển của Marketing Mix, vì vậy ta có thể hiểu hình thức Marketing Mix phân tích cụ thể theo 2 hình thức như sau:

- Ở giai đoạn Marketing Mix mới xuất hiện, các hình thức được sử dụng trong giai đoạn này là in thành tờ rơi, in trên tạp chí, in thành các biển quảng cáo, in thành banner hoặc poster, đây là các hình thức Marketing đã có và được sử dụng từ rất lâu, hay cụ thể có thể gọi đây là hình thức Marketing Mix truyền thống [31]

- Ở thời điểm hiện tại, khi xã hội phát triển các hình thức tiếp thị mới cũng xuất hiện, trong thời đại công nghệ 4.0 các hình thức tiếp thị được sử dụng trong thời điểm này chủ yếu thông qua mạng xã hội hay các kỹ thuật số như các hình ảnh, video chứa nội dung sản phẩm được thể hiện qua công cụ như: Facebook, Zalo… hoặc thông qua Internet như

Google Đây là những hình thức tiếp thị mới, được sử dụng nhiều ở môi trường hiện tại, cụ thể có thể gọi đây là hình thức Marketing Mix hiện đại [32]

2.1.4 Vai trò của Marketing Mix

- Giúp định hình chiến lược: Giúp doanh nghiệp thấy được nhu cầu của thị trường, mong muốn của khách hàng, từ đó xác định được chiến lược Marketing hiệu quả cho sản phẩm của mình [33]

- Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Nhờ nắm bắt được nhu cầu của thị trường mà doanh nghiệp hiểu hơn về mong muốn của khách hàng, từ đây doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm phù hợp về mức giá, nơi bán mà khách hàng mong đợi [33]

TỔNG QUAN DỰ ÁN “BẾP NHÀ NẮNG”

Dự án ẩm thực sinh viên “Bếp Nhà Nắng” là dự án ẩm thực thường niên của sinh viên bộ môn ngành Quản trị Nhà hàng nhằm giúp cho sinh viên được làm quen với môi trường làm việc thực tế Từ đó, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này

- Tên dự án: Bếp Nhà Nắng

- Thông điệp: “Ấm như bếp nhà”

- Loại hình kinh doanh: Dịch vụ nhà hàng

- Địa điểm tổ chức: Nhà hàng Cây Đa trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM số 01 Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức

- Đối tượng khách hàng: Tất cả cán bộ giảng viên, CNVC trường Đại học Sư phạm

- Hình thức kinh doanh: Bán tại chỗ, bán mang đi và đặt hàng qua số hotline

- Mặt hàng kinh doanh: Cơm văn phòng và chè

- Chỗ ngồi tối đa: 70 người

Doanh thu tối thiểu trong 1 ngày là 2.000.000VNĐ riêng với ngày khai trương là 3.000.000VNĐ

Cung cấp dịch vụ tốt nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng Đặt khách hàng lên hàng đầu, tối ưu hóa thời gian đợi món

Quảng bá hình ảnh bộ môn đến với giảng viên và sinh viên trường

Nhóm Đồ án Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nữ công khóa 2019

Nhóm Đồ án Tốt nghiệp ngành Quản trị Nhà hàng.

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 7P CHO NHÀ HÀNG

SƠ ĐỒ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 7P CHO DỰ ÁN BẾP NHÀ NẮNG

DỰ ÁN BẾP NHÀ NẮNG Để dự án “Bếp Nhà Nắng” được nhận biết rộng rãi và thu hút khách hàng trong quá trình diễn ra, việc lên kế hoạch Marketing cụ thể và chi tiết từng giai đoạn là vô cùng quan trọng Cần phân tích và đánh giá một cách rõ ràng, mang lại hiệu quả tối đa cho dự án Quá trình lên kế hoạch Marketing tổng quát cho dự án được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.1: Quy trình lập kế hoạch Marketing Mix 7P cho dự án Bếp Nhà Nắng

Quá trình lên kế hoạch Marketing Mix 7P cho dự án “Bếp Nhà Nắng” được chia thành

- Giai đoạn 1: Đánh giá và phân tích

Trong giai đoạn này, tập trung vào xác định mục tiêu Marketing cụ thể của dự án Sau đó, bộ phận tiến hành phân tích các yếu tố quan trọng bao gồm tài chính, cơ sở vật chất CCDC và nhân công Đồng thời, thực hiện nghiên cứu thị trường để hiểu rõ đối tượng khách hàng, thị trường và cạnh tranh Cuối cùng, đánh giá và định danh các rủi ro tiềm năng và đề xuất biện pháp phòng ngừa

- Giai đoạn 2: Lên kế hoạch

Sau khi đã đánh giá và phân tích các mục tiêu Marketing, xác định nhiệm vụ Marketing cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra Tiếp theo, lập kế hoạch nhiệm vụ Marketing theo thời gian, đảm bảo sự phù hợp và hợp lý Sau đó, phân công công việc cho nhân sự để đảm bảo sự rõ ràng và hiệu quả Cuối cùng, tìm kiếm và thu thập thông tin về nhà cung cấp phù hợp để đảm bảo nguồn cung ứng cho dự án

- Giai đoạn 3: Thực hiện chiến lược

Sau khi lên kế hoạch Marketing, chuẩn bị các phương tiện truyền thông như xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng cáo và các công cụ truyền thông khác Tiếp theo, tiến hành bố trí các chiến lược Marketing Mix 7P nhằm thu hút và tương tác với khách hàng Cuối cùng, quản lý thanh toán và đảm bảo rằng quy trình thanh toán diễn ra suôn sẻ và đáng tin cậy

- Giai đoạn 4: Kiểm tra và đánh giá

Trong giai đoạn cuối cùng, ta theo dõi tiến độ và kiểm tra thực hiện kế hoạch Marketing Khi có vấn đề phát sinh, cần nhanh chóng giải quyết để đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ Cuối cùng, tiến hành đánh giá kết quả khảo sát để đo lường hiệu quả và học hỏi kinh nghiệm cho các dự án tương lai

Qua các giai đoạn trên, chúng ta có một kế hoạch Marketing tổng quát và cụ thể cho dự án “Bếp Nhà Nắng” Việc tuân thủ và thực hiện kế hoạch này sẽ giúp đạt được mục tiêu Marketing và mang lại thành công cho dự án.

TRIỂN KHAI CÁC CÔNG VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

3.2.1 Triển khai các công việc giai đoạn 1: Đánh giá và phân tích

Sơ đồ 3.2: Giai đoạn đánh giá và phân tích Để đánh giá được rủi ro của dự án thì cần xác định mục tiêu Marketing của dự án Sau khi xác định được mục tiêu, phân tích các yếu tố hỗ trợ thực hiện mục tiêu đó Tiếp theo, tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định điểm mạnh, điểm yếu Từ đó, mới có thể đánh giá rủi ro của dự án

3.2.1.1 Xác định mục tiêu Marketing của dự án Để đóng góp vào thành công của dự án “Bếp Nhà Nắng”, chúng ta cần đặt ra những mục tiêu cụ thể và xây dựng kế hoạch thực hiện một cách chặt chẽ và hợp lý Trong việc xây dựng kế hoạch Marketing, mục tiêu của dự án là nền tảng để xác định những mục tiêu Marketing

Sơ đồ 3.3: Quy trình xác định mục tiêu Marketing

Sau khi đã hoàn thành bảng kế hoạch của dự án và xác định mục tiêu dự án, bước tiếp theo là tiến hành phân tích và đánh giá từng mục tiêu Điều này đảm bảo rằng mục tiêu Marketing được xác định một cách chặt chẽ và phù hợp với tầm nhìn và mục tiêu tổng thể của dự án “Bếp Nhà Nắng”

3.2.1.2 Phân tích các yếu tố tài chính, công cụ dụng cụ, nhân công

Phân tích các yếu tố bao gồm tài chính, ccdc, nhân công, nhằm xác định được các hoạt động, CCDC phục vụ cho Marketing cần chi trả, đồng thời xác định bộ phận Marketing gồm có những ai Từ đó, tiến hành lập bảng kế hoạch công việc

Sơ đồ 3.4 : Quy trình xác định các yếu tố tài chính, CCDC, nhân công

Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập các thông tin từ thị trường bên ngoài từ đó xác định thị trường mục tiêu Việc nghiên cứu sẽ bao gồm các những việc như phân tích các đối thủ cạnh tranh, phân tích nhu cầu của thị trường và khách hàng, thông thường để tránh các sai sót trước khi xác định một mục tiêu, doanh nghiệp thường sử dụng mô hình SWOT để tìm hiểu thông tin về tình hình hoạt động của thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh, từ đó hiểu được nhu cầu của khách hàng, xác định được thị trường mục tiêu Dưới đây là quy trình phân tích mô hình SWOT và quy trình xác định thị trường mục tiêu: a Phân tích mô hình ma trận SWOT

Sơ đồ 3.5: Quy trình phân tích ma trận SWOT

Sau khi nghiên cứu thị trường và doanh nghiệp dựa trên nền tảng mô hình SWOT, từ đó có thể nhận ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp Qua đó, có thể liệt kê được cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việc phân tích mô hình SWOT sẽ giúp ta có cái nhìn bao quát hơn về bản thân doanh nghiệp và thị trường nhằm xác định các chiến lược một cách hiệu quả hơn b Xác định thị trường mục tiêu

Sơ đồ 3.6: Quy trình xác định thị trường mục tiêu

Việc nghiên cứu thị trường là bước đầu vô cùng quan trọng và không thể thiếu Từ đây, ta có thể phân chia thị trường thành các nhóm nhỏ và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Từ phân khúc thị trường có thể chọn lọc và tập trung vào khách hàng mục tiêu mà nhà hàng muốn hướng đến và phục vụ Cuối cùng, đưa ra được chiến lược Marketing phù hợp với thị trường mục tiêu cụ thể cho dự án

Sơ đồ 3.7: Quy trình đánh giá các rủi ro Để phân tích rủi ro cần xem xét các yếu tố trong chiến lược Marketing có thể gặp phải rủi ro về thay đổi thị trường, phản hồi tiêu cực từ khách hàng, cạnh tranh mạnh, vấn đề kỹ thuật hoặc vấn đề tài chính…Tiếp theo đó, đánh giá hậu quả: Xác định những hậu quả tiềm năng mà các rủi ro có thể gây ra đối với hoạt động Marketing Điều này giúp hiểu rõ tác động tiêu cực mà các rủi ro có thể gây ra, chẳng hạn như mất doanh số, tổn thất về thương hiệu, giảm sự tin tưởng của khách hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận Sau đó, đưa ra các chiến lược phòng ngừa có thể bao gồm việc xây dựng kế hoạch khắc phục, lựa chọn các phương thức quảng cáo đa dạng, tối ưu hóa quy trình Marketing và tăng cường quan hệ với khách hàng Bước tiếp theo, lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro bằng các biện pháp phòng ngừa cụ thể để đối phó với các rủi ro đã xác định Tạo ra kế hoạch chi tiết với các hành động cụ thể, nguồn lực cần thiết và lịch trình thực hiện Đảm bảo rằng kế hoạch phòng ngừa rủi ro là khả thi và được tích hợp vào chiến lược Marketing chung Tiếp đến đo lường rủi ro giúp đánh giá mức độ ưu tiên từ đó ưu tiên các rủi ro để tập trung vào việc quản lý Sau cùng, theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã áp dụng

Bảng 3.1: Kế hoạch phòng ngừa rủi ro của dự án

STT Rủi ro Mức độ rủi ro Ảnh hưởng Cách đề phòng

3.2.2 Triển khai các công việc giai đoạn 2: Lên kế hoạch

Sơ đồ 3.8: Giai đoạn lên kế hoạch Để lên kế hoạch Marketing cần xác định nhiệm vụ Marketing Sau đó, lập kế hoạch nhiệm vụ Marketing theo thời gian: Tạo ra một kế hoạch chi tiết cho nhiệm vụ Marketing Xác định các hoạt động cần thực hiện, ngày bắt đầu và kết thúc của mỗi hoạt động, nguồn lực cần thiết và tiến độ hoàn thành dự kiến Kế đến, phân công nhân sự để xác định vai trò và trách nhiệm của từng thành viên Cuối cùng, xác định những nhà cung cấp có thể cung cấp các dịch vụ và sản phẩm cần thiết cho chiến dịch Marketing

3.2.2.1 Xác định nhiệm vụ Marketing

Sơ đồ 3.9: Quy trình xác định nhiệm vụ Marketing Để xác định được nhiệm vụ Marketing cần phải xác định mục tiêu tổng thể muốn đạt được Điều này có thể bao gồm tăng doanh số bán hàng, tăng cường tương tác khách hàng, và nhiều mục tiêu khác Tiếp theo, phân tích và xác định từng mục tiêu cụ thể muốn đạt được trong chiến dịch Marketing Dựa trên mục tiêu cụ thể, xác định các nhiệm vụ Marketing cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó

3.2.2.2 Lập kế hoạch nhiệm vụ Marketing theo thời gian và phân công a Lập kế hoạch các nhiệm vụ Marketing theo thời gian

Sau khi xác nhận được nhiệm vụ của Marketing thì sẽ đưa ra được bảng kế hoạch Marketing theo từng giai đoạn để đảm bảo để các nhiệm vụ được hoàn thành đúng mục đích và thời gian đã đặt ra Kế hoạch nhiệm vụ Marketing sẽ được chia thành 2 giai đoạn: trước ngày mở bán và trong ngày mở bán

Sơ đồ 3.10: Quy trình lập bảng kế hoạch mục tiêu Marketing theo thời gian

Từ đó có thể đưa ra được kế hoạch chính của 2 giai đoạn: trước mở bán và trong khi mở bán như sau:

- Kế hoạch trước khi mở bán: với nhiệm vụ thu hút khách hàng, ta có thể thu hút thông qua 2 hình thức là thương hiệu tốt và bán các sản phẩm dịch vụ, được thể hiện qua:

+ Thiết lập mức giá phù hợp

+ Thiết lập các kênh tiêu thụ sản phẩm

- Kế hoạch trong khi mở bán: với nhiệm vụ giữ chân khách hàng ta có thể thu hút thông qua 2 hình thức là đưa ra sản phẩm hiệu quả và sự thỏa mãn của khách hàng, cụ thể được thể hiện qua:

+ Sản phẩm dịch vụ phong phú

+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tốt

+ Nguồn nhân lực có chất lượng cao

+ Các sản phẩm có chất lượng cao b Phân công nhân sự

Sơ đồ 3.11: Quy trình phân công nhân sự

Việc phân công nhân sự chi tiết của bộ phận Marketing phải dựa vào công Marketing cần làm, từ đó tiến hành đo lường, phân tích đưa ra số lượng nhân sự phù hợp từng công việc Sau đó mới đưa ra bảng phân công nhân sự Marketing hợp lý cho từng công việc

Ngoài ra, bộ Marketing cần sẽ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân sự thông qua bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc dưới đây:

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ hoàn thành công việc

STT Công việc Người thực hiện Đánh giá

3.2.2.3 Tìm kiếm, thu thập nhà cung cấp

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH

4.1.1 Kết quả xác định mục tiêu Marketing

Bảng 4.1: Kết quả xác định mục tiêu Marketing

DỰ ÁN MỤC TIÊU MARKETING KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Doanh thu tối thiểu trong 1 ngày là

2.000.000VNĐ riêng với ngày khai trương là

Tìm hiểu nhu cầu khách hàng sau đó đưa ra các chiến lược truyền thông quảng bá rộng rãi và thu hút khách hàng Cụ thể sử dụng 3 chiến lược truyền thông chính

- Mạng xã hội: Fanpage: Sinh viên bộ môn Quản trị Nhà Hàng – Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

- Các chương trình khuyến mãi + Tặng chè mít trong ngày khai trương 21/03/2023 + Tặng 100 phần Panna cotta cho 100 khách hàng mang tờ rơi tới khi sử dụng sản phẩm trong ngày 22/03 – 23/03/2023 + Tặng chè xoài tri ân khách hàng

- Trung bình số lượng khách hàng trong 1 ngày là 98 (phụ lục 6)

- Số lượt tiếp cận trang: 1.127 – 5.834 lượt

- Tặng 148 phần chè mít cho khách hàng ngày khai trương

- Tặng 100 phần panna cotta cho khách hàng khi mang tờ rơi tới sử dụng sản phẩm (phụ lục 6)

- Tặng 42 phần chè xoài tri ân khách hàng (phụ lục 6)

Cung cấp dịch vụ tốt nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng - Thu thập được 69 ý kiến đóng góp từ khách hàng (phụ lục 1)

4 Đặt khách hàng lên hàng đầu, tối ưu hóa thời gian đợi món

Quảng bá hình ảnh bộ môn đến với giảng viên và sinh viên trường

Các bài đăng trên Fanpage Sinh viên Bộ môn Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống duy trì được lượt tương tiếp cận ở mức ổn định 1.127 – 5.834

Thông qua việc thực hiện những mục tiêu Marketing thu được kết quả như sau: thành công thu hút 98 khách hàng trung bình trong 1 ngày thông qua bài đăng thông báo dự án với 72 lượt tương tác trên kênh truyền thông sự kiện, có thể thấy được việc sử dụng kênh truyền thông để Marketing là một chiến lược Marketing hiệu quả, tối ưu và tiết kiệm thời gian Không những vậy, với mục tiêu quảng bá hình ảnh về ngành Quản trị Nhà hàng đến gần hơn với sinh viên và giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM thông qua những bài đăng trong xuyên suốt quá trình diễn ra sự kiện, đã thu hút được số lượt tương tác trong khoảng 1.127 – 5.834 lượt tiếp cận, cho thấy việc sử dụng hình ảnh để truyền tải nội dung thay vì những văn bản khô khan, cứng nhắc sẽ giúp người xem dễ dàng tiếp cận, và thu thập thông tin sự kiện một cách có hiệu quả hơn

Với mục tiêu lắng nghe ý kiến đóng góp từ khách hàng và cải thiện dịch vụ, đã thu thập được 69 lượt khảo sát (phụ lục 1), chúng em đã có một nguồn thông tin quý giá để đánh giá và cải thiện các khía cạnh của dự án “Bếp Nhà Nắng”

Ngoài ra để đạt được mục tiêu doanh số cho dự án, các chương trình khuyến mãi đã thu hút được rất nhiều khách hàng, đặc biệt trong ngày khai trương với 148 phần chè mít được phục vụ khách hàng, duy trì liên tục chương trình tặng 100 phần panna cotta cho khách hàng mang tờ rơi tới kèm khi sử dụng dịch vụ và tri ân được 42 phần chè xoài tới khách hàng trong ngày mở bán cuối cùng

4.1.2 Kết quả phân tích các yếu tố tài chính, công cụ dụng cụ, nhân công

4.1.2.1 Các yếu tố tài chính

Theo nguồn vốn ban đầu là 11.000.000VNĐ, ngân sách bộ phận Kế toán chi cho bộ phận Marketing là 2.200.000VNĐ (20% tổng số nguồn vốn) Từ đó, bộ phận sẽ cân nhắc và đưa ra các chiến lược phù hợp với dự án nhưng vẫn nằm trong số tiền cho phép

Theo như kế hoạch kinh doanh (phụ lục 5), nhà hàng “Bếp Nhà Nắng” được mở ở xưởng thực hành của bộ môn Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống vì vậy rất thuận lợi có việc triển khai các hoạt động Marketing Bởi vì trong xưởng thực hành đã được trang bị đầy đủ hệ thống chỗ ngồi, máy lạnh, yếu tố ánh sáng và Tivi rất thuận lợi để phục vụ khách hàng Ngoài ra trong xưởng còn có sẵn các kệ để trưng bày các ấn phẩm truyền thông Vì vậy bộ phận Marketing chỉ cần kiểm tra xem số lượng có đủ với yêu cầu sử dụng hay không, sau đó lên kế hoạch mua các CCDC dành cho các chiến lược khác, sao cho giảm thiểu việc mua thêm các CCDC, hạn chế tài chính vượt tầm kiểm soát

Bảng 3.5: Danh sách bộ phận Marketing

STT Họ và Tên Mã số sinh viên

4.1.3 Kết quả nghiên cứu thị trường

4.1.3.1 Kết quả phân tích thị trường SWOT

Bằng cách phân tích và xác định các yếu tố trong ma trận SWOT, nhà hàng có thể nhìn nhận rõ hơn về tình hình tổng thể và sử dụng thông tin này để phát triển chiến lược và kế hoạch phù hợp để tận dụng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức Sau đây là bảng phân tích ma trận SWOT của nhà hàng “Bếp Nhà Nắng”:

Bảng 4.2: Kết quả phân tích mô hình ma trận SWOT Điểm mạnh Cơ hội

- Sản phẩm mới lạ, đa dạng hóa sản phẩm theo từng ngày bán

- Sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe (nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng)

- Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, được trang trí và trình bày đẹp mắt

- Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu: ngon, chất lượng, giá thành ổn

- Địa điểm bán thoáng mát, chỗ ngồi rộng rãi, không gian đẹp

- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động

- Nhu cầu ăn uống cho giảng viên ngày càng tăng cao khi chất lượng của canteen Trường ngày càng giảm

- Nhu cầu về không gian chỗ ngồi rộng rãi, thoáng mát ngày càng được đề cao

- Ngoài đối tượng khách hàng mục tiêu là giảng viên còn có đối tượng là sinh viên quan tâm, có nhu cầu trải nghiệm Điểm yếu Thách thức

- Thời gian truyền thông ngắn, khách hàng chưa biết đến thương hiệu

- Mới vào thị trường nên khó có được lòng tin của khách hàng, khó thuyết phục được khách hàng

- Đội ngũ nhân viên còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh

- Nguồn vốn bị giới hạn

- Thị trường có tính cạnh tranh cao

- Khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp với giá phải chăng

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh có thương hiệu lâu năm trong cùng khu vực: canteen Trường, các quán ăn lân cận…

- Giá cả hơi cao so với cơm văn phòng

Ngoài ra, phân tích các đối thủ cạnh tranh cũng là cách tiếp cận khách hàng tối ưu nhất Canteen thuộc khuôn viên trường là đối thủ cạnh tranh mà chúng ta cần phân tích, gồm điểm mạnh và điểm yếu như sau: Điểm mạnh

- Đối tượng khách hàng đa dạng: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có đông đảo sinh viên, giảng viên và nhân viên Do đó, canteen có thể hướng đến nhiều đối tượng khách hàng và tăng cơ hội bán hàng của mình

- Vị trí đắc địa: Canteen tin được đặt tại vị trí gần các khu vực học tập, tòa nhà trung tâm, là nơi giao nhau trên các con đường chính trong khuôn viên trường,… Giúp cho sinh viên và giảng viên dễ dàng đến ăn và tiết kiệm thời gian

- Giá cả hợp lý: Giá thành dao động từ 25.000VNĐ – 35.000VNĐ, là mức giá hấp dẫn đối với giảng viên và cả sinh viên

- Thực đơn đa dạng: Canteen có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của khách hàng từ món chính, món ăn nhanh cho đến các loại đồ uống, bánh kẹo… Điểm yếu

- Không đảm bảo chất lượng thực phẩm: Đây là một điểm yếu thường gặp đối với canteen trong trường học Vì lượng khách hàng nhiều và thường đến ăn hàng ngày, do đó chất lượng thực phẩm và giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn có thể không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng

- Nhân viên thiếu kinh nghiệm: Do đây là mô hình kinh doanh trong trường học, nên có thể nhân viên phục vụ trong canteen là sinh viên thực tập hoặc nhân viên mới Thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến các vấn đề về dịch vụ và chất lượng thực phẩm

- Không đủ chỗ ngồi: Vì số lượng khách hàng đông đảo, do đó sẽ có những lúc không đủ chỗ ngồi hoặc chỗ ngồi không đủ thoải mái Không gian ồn ào, nóng bức dẫn đến trải nghiệm khách hàng không được tốt

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN LÊN KẾ HOẠCH

4.2.1 Kết quả lập kế hoạch nhiệm vụ Marketing theo thời gian

Dựa vào kết quả phân tích thị trường SWOT và xác định thị trường mục tiêu, bộ phận marketing đã lập được bảng kế hoạch các công việc cụ thể như sau:

Bảng 4.5: Kết quả lập kế hoạch Marketing theo thời gian (1)

Thiết kế và in ấn các ấn phẩm truyền thông

Chụp hình sản phẩm Phác thảo bản thiết kế trên giấy Phác thảo bản thiết kế bằng phần mềm (corel)

Hoàn thành file ấn phẩm Kiểm tra và duyệt các ấn phẩm Khảo sát nhà cung cấp Đưa thiết kế cho nhà cung cấp

In ấn và kiểm tra và chỉnh sửa các ấn phẩm (nếu có)

Hoàn thành in ấn các ấn phẩm

Chuẩn bị truyền thông trước ngày mở bán (tuần

Phát tờ rơi trong khuôn viên trường ĐH SPKT Đặt standee Chuẩn bị nội dung, hình ảnh bài thông báo nhà hàng sắp mở Chuẩn bị nội dung và hình ảnh bài đăng cảm ơn khách hàng trong ngày khai trương

Bảng 4.6: Kết quả lập kế hoạch Marketing theo thời gian (2)

Lựa video, hình ảnh chiếu tivi Chụp ảnh dự án

Chuẩn bị truyền thông cho mở bán

(tuần 2) Đặt standee Đánh giá và phân tích hiệu quả các chiến lược truyền thông nhằm áp dụng cho tuần kế tiếp Tổng hợp ý kiến đóng góp của khách hàng và đưa ra phương pháp nhằm cải thiện dịch vụ Chuẩn bị nội dung, hình ảnh thông báo mở lại nhà hàng

Chuẩn bị truyền thông sau dự án

Chuẩn bị nội dung, hình ảnh bài đăng cảm ơn khách hàng đã ủng hộ trong 2 tuần mở bán

Thu thập thông tin khảo sát từ khách hàng Đánh giá và phân tích hiệu quả các chiến lược truyền thông được sử dụng trong dự án

Kết quả bảng 4.5 và bảng 4.6 đã cho thấy các công việc của bộ phận Marketing được thực hiện ở trước dự án và sau dự án

4.2.2 Kết quả phân công nhân sự Để đảm bảo các công việc được thực hiện đúng kế hoạch, vì vậy cần phân công các công việc cụ thể cho từng thành viên theo bảng 4.7:

Bảng 4.7: Kết quả phân công nhân sự

THỰC HIỆN GHI CHÚ Trước mở bán

1 Chụp hình sản phẩm Thúy

2 Thiết kế logo, standee Tú Anh

3 Thiết kế tờ rơi, menu Thảo

4 Khảo sát nhà cung cấp Thảo, Thúy

5 Nhận bản in từ nhà cung cấp và kiểm tra Tú Anh

6 Phát tờ rơi Cả nhóm

8 Chuẩn bị nội dung thông báo chuẩn bị mở bán Thảo

9 Chuẩn bị hình ảnh/video bài thông báo chuẩn bị mở bán Thảo

10 Chuẩn bị nội dung bài cảm ơn khách hàng trong ngày khai trương Thúy

11 Chuẩn bị hình ảnh/video bài cảm ơn khách hàng trong ngày khai trương Tú Anh

12 Chụp ảnh trong quá trình chạy bán Thúy

13 Setup hình ảnh menu và video Tú Anh

14 Đánh giá và phân tích hiệu quả các chiến lược truyền thông nhằm áp dụng cho tuần kế tiếp Cả nhóm

15 Tổng hợp ý kiến đóng góp của khách hàng và đưa ra phương pháp nhằm cải thiện dịch vụ Cả nhóm

16 Chuẩn bị nội dung bài thông báo chuẩn bị mở lại nhà hàng Thảo

17 Chuẩn bị hình ảnh/video thông báo chuẩn bị mở lại nhà hàng Tú Anh

18 Chuẩn bị nội dung bài đăng cảm ơn khách hàng đã ủng hộ trong 2 tuần mở bán Thảo

19 Chuẩn bị hình ảnh/video bài đăng cảm ơn khách hàng đã ủng hộ trong 2 tuần mở bán Tú Anh

20 Thu thập thông tin khảo sát từ khách hàng Thúy

21 Đánh giá và phân tích hiệu quả các chiến lược truyền thông được sử dụng trong dự án Cả nhóm

Thông tin từ bảng 4.7 cho thấy nhiệm vụ, công việc được phân công rõ ràng của từng thành viên trong bộ phận Marketing

4.2.3 Kết quả thu thập nhà cung cấp

Sau khi khảo sát thị trường và phân tích các các nhà cung cấp đã lựa chọn, “Bếp Nhà Nắng” đã lựa chọn các nhà cung cấp sau đây:

Bảng 4.8: Kết quả thu thập nhà cung cấp

STT NHÀ CUNG CẤP ẤN PHẨM

1 Công ty TNHH Quảng cáo VIETADV Standee

2 Công ty TNHH SX TM DV Hoa Sen Việt Logo

3 Tiệm in Huy Phát Tờ rơi, menu

Sau khi lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp, bộ phận đã tổng hợp được số lượng cũng như chất liệu in ấn các ấn phẩm như sau:

Bảng 4.9: Kết quả số lượng và chất liệu các ấn phẩm

STT ẤN PHẨM SỐ LƯỢNG CHẤT LIỆU

1 Standee 2 Chất liệu PP, đục lỗ

2 Logo 800 In decal, bế thành phẩm

3 Tờ rơi 1000 Bột giấy cây bạch đàn

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

4.3.1 Kết quả chuẩn bị các phương tiện truyền thông

Mục tiêu của Marketing là thu hút và giữ chân khách hàng, đặc biệt là thầy cô Vì vậy, để đạt được mục tiêu này, chúng em đã lựa chọn sử dụng các công cụ truyền thông như video, hình ảnh và ấn phẩm, cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn Một số phương tiện cụ thể hỗ trợ Marketing phổ biến và hiệu phù hợp với ngân sách và mục tiêu Marketing của nhà hàng:

- Mạng xã hội: Fanpage: Sinh viên bộ môn Quản trị Nhà Hàng – Đại học Sư phạm

- Quảng cáo ngoài trời: Standee, tờ rơi

- Đưa ra các chương trình khuyến mãi: trong ngày đầu khai trương, các khuyến mãi trong quá trình thực hiện và kết thúc dự án:

+ Tặng chè trong ngày khai trương

+ Tặng 100 phần panna cotta khi mang tờ rơi

+ Tặng chè tri ân khách hàng

- Công cụ phân tích và đo lường: Lượt xem trang, lượt tương tác, Google form

4.3.2 Kết quả quản lý tài chính

Sau quá trình thực hiện dự án, “Bếp Nhà Nắng” đã tổng hợp kinh phí truyền thông theo bảng dưới đây:

Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kinh phí truyền thông

Từ bảng tổng hợp kinh phí có thể thấy dự án “Bếp Nhà Nắng” sử dụng kinh phí cân đối, đạt được các mục tiêu và yêu cầu đề ra trong các chiến lược và đảm bảo được số tiền sử dụng cho bộ phận Marketing Trước dự án kinh phí thực tế được bộ phận kế toán chi cho bộ phận Marketing là 20% tổng vốn của dự án là 2.200.000 VNĐ Để đảm bảo được mức chi phí chi cho bộ phận Marketing không vượt quá số tiền cho phép, các thành viên trong bộ phận đã xây dựng các chiến lược khuyến mãi phù hợp với kinh phí, lựa chọn kênh truyền thông quảng cáo không mất phí và tìm những nơi có giá cả in ấn tốt, chất lượng ổn định để sử dụng Vì vậy kinh phí được cân bằng và nằm trong khoảng chi phí cho phép

4.3.3 Kết quả tiến hành bố trí các chiến lược Marketing Mix 7P

4.3.3.1 Chiến lược sản phẩm (Product) a Đưa ra các sản phẩm

Sau khi nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu để dễ tiếp cận khách hàng và tạo ra sự khác biệt trong các sản phẩm, chúng em lên ý tưởng menu 6 món cho 6 ngày bán:

Bảng 4.11: Bảng tổng hợp món ăn dự kiến

5 Bánh đa cua Hải Phòng

Cụ thể để xác định được các sản phẩm, món ăn có được khách hàng đón nhận hay không? Có thu hút khách hàng hay không? Chúng em thực hiện nấu, kiểm tra công thức các món ăn và cho khách hàng sử dụng thử bằng việc mang các phần ăn đi đến từng phòng học trong thời gian giải lao và nhờ giảng viên đánh giá trực tiếp qua form khảo sát Kết quả thu được về hương vị như sau:

Bảng 4.12: Kết quả khảo sát hương vị món ăn

Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung các món ăn được khách hàng yêu thích và đón nhận tích cực, hương vị món ăn được đánh giá ngon và rất ngon khá cao Ngoài ra, để đa dạng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn, nhà hàng cung cấp thêm sản phẩm phụ, cụ thể

Huế Cơm Bibimbap Cari gà Bánh đa cua Cơm gà lá sen Phở gà

Kết quả khảo sát hương vị món ăn

Rất ngon Ngon Bình thường Chưa đặc sắc là các món chè Nhằm phát huy những món ăn đã được đánh giá cao, nhà hàng xác định menu chính thức với các món ăn chính và phụ với thời gian phục vụ cụ thể như sau:

- Ngày 21/03: Cơm cung đình Huế và chè mít

- Ngày 22/03: Cơm gà và chè đậu xanh trân châu

- Ngày 23/03: Cơm Bibimbap Hàn Quốc và chè bà ba

- Ngày 28/03: Bánh đa cua Hải Phòng và chè ngô non sữa dừa

- Ngày 29/03: Cơm gà lá sen và chè long nhãn

- Ngày 30/03: Phở gà Hà Nội và chè xoài b Thiết kế các ấn phẩm truyền thông

Dựa vào bảng kế hoạch kinh doanh (phụ lục 5) và thông qua nghiên cứu thị trường để nắm được xu hướng và sở thích của khách hàng Từ đó triển khai được bảng như sau:

Bảng 4.13: Kết quả phác thảo các ấn phẩm truyền thông

PHẨM YÊU CẦU Ý TƯỞNG BẢN PHÁC THẢO

- Màu chủ đạo: nâu và vàng

- Có tên và slogan của nhà hàng

- Logo phải thể hiện được hình ảnh đặc trưng của ngành (ví dụ: nón bếp, dao, muỗng, nĩa…)

Với dự án mang tên

“Bếp Nhà Nắng”, bộ phận đã lấy ý tưởng là ông mặt trời đội chiếc nón bếp nhằm thể hiện đây là một dự án ẩm thực để khách hàng có thể hình dung và ghi nhớ được thương hiệu của nhà hàng

Không những vậy, tên và slogan của dự án còn được nối với nhau để tạo thành một hình tròn nhằm thể hiện một sự hoàn hảo, không có sự phân chia hay tách biệt

- Màu chủ đạo: vàng hoặc nâu

- Thể hiện được tên và logo

- Thể hiện ngày và thời gian bán

- Thể hiện giá bán của món ăn

- Có hình ảnh minh họa

- Có mã QR đóng góp ý kiến

Dựa theo yêu cầu của bảng kế hoạch kinh doanh

(phụ lục 5), menu được thiết kế theo dạng đứng và phân chia món theo từng ngày, giúp khách hàng có thể nhìn được bao quát hết các món ăn cũng như giá cả từng ngày

Ngoài ra, bộ phận còn đưa những hình ảnh thực tế của các món ăn vào trong menu giúp khách hàng dễ hình dung các món ăn, tạo sự hấp dẫn, muốn được trải nghiệm

- Màu chủ đạo: vàng hoặc nâu

- Thể hiện logo nhà hàng, logo trường và logo bộ môn

- Thể hiện thời gian khai trương

- Thể hiện món ngày đầu bán và các chương trình khuyến mãi (tặng panna cotta và tặng chè mít)

- Có các thông tin liên hệ như: số hotline, Facebook và địa chỉ của nhà hàng

- Đối với mặt sau, phải thể hiện được menu món ăn

Dựa theo bảng kế hoạch kinh doanh (phụ lục 5), bộ phận đó lấy gần ẵ kớch thước của tờ rơi là hình ảnh món ăn ngày đầu mở bán nhằm thể hiện được khẩu phần cũng như chất lượng của món ăn

Không những vậy, các thông tin khuyến mãi được để ở chính giữa – vị trí đắc địa nhất của tờ rơi cùng với hình ảnh thực tế đi kèm, để khách hàng có thể nhìn thấy rõ các chương trình khuyến mãi của nhà hàng Đặc biệt hơn, mặt sau của tờ rơi bộ phận đã cố ý để menu của nhà hàng để khách hàng có thể tham khảo các món ăn mà nhà hàng phục vụ

- Màu chủ đạo là màu vàng hoặc nâu

- Thể hiện được logo nhà hàng, logo trường và logo của bộ môn

- Thể hiện món tuần đầu bán, các món chè và giá bán

- Có các chương trình khuyến mãi (tặng panna cotta và tặng chè mít)

- Có các thông tin liên hệ như: số hotline, Facebook và địa chỉ của nhà hàng

- Thông báo nhà hàng chỉ còn mở cửa 3 ngày (với standee tuần 2)

- Dựa theo bảng kế hoạch kinh doanh (phụ lục

5), các thông tin khuyến mãi của tuần đầu tiên được nằm ở vị trí trung tâm của standee, ngoài ra cùng với hình ảnh thực tế đi kèm cùng thời gian, giá cả của

3 món trong tuần đầu nhằm thể hiện được khẩu phần cũng như chất lượng món ăn

- Ở standee thuộc tuần thứ 2, cung cấp thông tin về thời gian hoạt động trong tuần, cũng như hình ảnh thực tế, thời gian, giá cả của các món thuộc tuần

- Cả 2 standee đều có đầy đủ logo trường, ngành và logo dự án Ngoài ra các thông tin liên lạc được bố trí dưới cùng của standee

Kết quả bảng 4.12 cho thấy yêu cầu, ý tưởng và bản phác thảo cụ thể của từng ấn phẩm: logo, menu, standee, tờ rơi một cách rõ ràng

Bảng 4.14: Kết quả thiết kế các ấn phẩm truyền thông

THỰC HIỆN KẾT QUẢ THU ĐƯỢC CHẤT LIỆU

1 Logo In decal, bế thành phẩm

3 Tờ rơi mặt trước Bột giấy cây bạch đàn

4 Tờ rơi mặt sau Bột giấy cây bạch đàn

5 Standee tuần 1 Chất liệu PP, đục lỗ

6 Standee tuần 2 Chất liệu PP, đục lỗ

Qua bảng 4.13, thể hiện được kết quả hoàn thành cũng như chất liệu in ấn của từng ấn phẩm

KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ

4.4.1 Kết quả theo dõi tiến độ, kiểm tra

Bảng 4.19: Kết quả theo dõi tiến độ công việc

STT CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ

3 Thiết kế tờ rơi, menu ✓

4 Khảo sát nhà cung cấp ✓

5 Nhận bản in từ nhà cung cấp và kiểm tra ✓

✓ Có thay đổi vị trí

✓ Có thay đổi vị trí

8 Chuẩn bị nội dung thông báo chuẩn bị mở bán

9 Chuẩn bị hình ảnh/video bài thông báo chuẩn bị mở bán ✓

10 Chuẩn bị nội dung bài cảm ơn khách hàng trong ngày khai trương  Do một vài vấn đề phát sinh (bảng 4.19) nên không thực hiện được

Chuẩn bị hình ảnh/video bài cảm ơn khách hàng trong ngày khai trương

12 Chụp ảnh trong quá trình chạy bán ✓

13 Setup hình ảnh menu và video ✓

14 Đánh giá và phân tích hiệu quả các chiến lược truyền thông nhằm áp dụng cho tuần kế tiếp

Tổng hợp ý kiến đóng góp của khách hàng và đưa ra phương pháp nhằm cải thiện dịch vụ

16 Chuẩn bị nội dung bài thông báo chuẩn bị mở lại nhà hàng ✓

17 Chuẩn bị hình ảnh/video bài thông báo chuẩn bị mở lại nhà hàng ✓

18 Chuẩn bị nội dung bài đăng cảm ơn khách hàng đã ủng hộ trong 2 tuần mở bán ✓

19 Chuẩn bị hình ảnh/video bài đăng cảm ơn khách hàng đã ủng hộ trong 2 tuần mở bán ✓

20 Thu thập thông tin khảo sát từ khách hàng ✓

21 Đánh giá và phân tích hiệu quả các chiến lược truyền thông được sử dụng trong dự án

Kết quả từ bảng 4.18 cho thấy các thành viên bộ phận Marketing hoàn thành tương đối tốt các công việc, cụ thể là 18/22 các công việc

4.4.2 Kết quả giải quyết vấn đề phát sinh

Bảng 4.20: Kết quả giải quyết vấn đề phát sinh

STT VẤN ĐỀ PHÁT SINH HƯỚNG GIẢI QUYẾT

1 Không xin được giấy phép để đặt standee trước thang máy

Thay đổi vị trí đặt standee ở xưởng bộ môn ngành QTNH

2 Bảo vệ nhắc nhở trong quá trình phát tờ rơi Nhận sự trợ giúp từ giáo viên

3 Bị phản ánh nên không thể đăng bài content

Tạm ngưng đăng content 1 thời gian và đăng lại sau khi mọi việc được giải quyết

4.4.3 Kết quả đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing Mix 7P

Sau quá trình thực hiện các chiến lược Marketing, thu được hiệu quả của các chiến lược như sau:

Bảng 4.21: Kết quả đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing

STT Ý TƯỞNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Quảng bá bằng phương tiện truyền thông

Theo form khảo sát, khách hàng biết đến nhờ hình thức quảng bá bằng các phương tiện truyền thông đạt tới 55,1% (phụ lục 3)

Nhưng theo thống kế trên fanpage đã tiếp cận được 5.834 người trong ngày đầu tiên đăng tải và nhận được lượt tương tác cao nhất lên đến 1.188 lượt với số lượt hiển thị bài viết tới khách hàng là 6.677 lượt trong 4 ngày 20,27,29/03/2023 và ngày 06/04/2023 (bảng 4.14)

Theo thống kê cho thấy, chiến lược quảng bá bằng các phương tiện truyền thông khá là hiệu quả, tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng

Theo form khảo sát, có tới 69,6% khách hàng biết tới nhà hàng nhờ hình thức phát tờ rơi (phụ lục 3)

Cụ thể có 48/69 khách hàng biết tới nhà hàng thông qua hình thức này (phụ lục 3)

Từ đó có thể thấy, chiến lược phát tờ rơi khó nắm bắt được số lượng chính xác để xác định đây có phải là một chiến lược hiệu quả hay không

Theo form khảo sát, chỉ có 17.4% khách hàng biết tới nhà hàng nhờ hình thức standee (phụ lục 3)

Qua đó có thể thấy, chiến lược đặt standee không thể nắm bắt được chính xác những người tiếp cận nhà hàng bằng hình thức này

Vì vậy không thể xác định được đây có phải là một chiến lược hiệu quả hay không

Các chương trình khuyến mãi

Với khuyến mãi trong ngày khai trương, “Bếp Nhà Nắng” đã tặng được 148 phần chè cho khách hàng

Với khuyến mãi trong 2 ngày tiếp theo (22/03/2023 và 23/03/2023),

“Bếp Nhà Nắng” đã tặng 100 phần Panna Cotta cho khách hàng mang theo tờ rơi (phụ lục 6)

Với ngày cuối cùng, “Bếp Nhà Nắng” đã tặng 48 phần chè nhằm tri ân khách hàng thân thiết đã ủng hộ trong suốt quá trình dự án diễn ra (phụ lục 6)

Các chương trình khuyến mãi đạt hiệu quả lên đến 10% doanh thu của dự án

5 Quy trình cung ứng dịch vụ

“Bếp Nhà Nắng” đã ghi nhận và lắng nghe các đánh giá từ khách hàng, từ đó giải quyết những vấn đề mà nhà hàng đang mắc phải một cách tích cực Điều đó được thể hiện qua (phụ lục 1) cho thấy ngày 2 ngày đầu tiên (21/03 và 22/03),

“Bếp Nhà Nắng” đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi về quá trình phục vụ của nhà hàng như “tốc độ phục vụ chậm” hay “phục vụ chưa

Quy trình cần được cải thiện, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong quá trình diễn ra dự án Vì thế, khi số lượng khách hàng quá đông trong một khung giờ, khiến các bạn lúng túng, hoàn thành chưa tốt công việc được giao Các thành viên cần nắm rõ công việc được nhiệt tình”… Nhưng qua các ngày sau, “Bếp Nhà Nắng” đã có những cải thiện đáng kể, không còn nhận được những feedback phàn nàn về quá trình phục vụ, thay vào đó là những lời khen “phục vụ dễ thương” , “các em rất nhiệt tình hỗ trợ” hay “các bạn lên món nhanh chóng, phục vụ tận tình”… Đặc biệt đối với thầy T.V.A, qua lần thứ 2 trải nghiệm, “Bếp Nhà Nắng” đã nhận được lời đánh giá rất tích cực từ thầy “Quay trở lại và thấy các bạn tiến bộ hơn rất nhiều, cải thiện được không gian ấm cúng, yên tĩnh” (phụ lục 1) cụ thể, nhiệm vụ của mình trước khi diễn ra dự án Tuy nhiên, từ góp ý của khách hàng đã thay đổi tích cực hơn qua từng ngày hoạt động tiếp theo

Dựa vào bảng đánh giá hiệu quả chiến lược, có thể thấy việc sử dụng các phương tiện truyền thông và chương trình khuyến mãi trong chiến lược chiêu thị (Promotion) đã đạt thu về hiệu quả tương đối tốt Tuy nhiên, chiến lược quy trình cung ứng dịch vụ (Process) cần được cải thiện… trong ngày khai trương đầu tiên 21/03/2023 nhận được 15 ý kiến đóng góp từ khách hàng, tuy nhiên 6/15 ý kiến phàn nàn về vấn đề phục vụ chậm hoặc chất lượng món ăn chưa tốt (phụ lục 1), nguyên nhân của việc này là do nhà hàng chưa kiểm soát kỹ được quy trình phục vụ cũng như nhân viên chưa có kinh nghiệm đào tạo xử lý các tình huống khi có sự cố khẩn cấp Điều này đã gây ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng, cụ thể là trong ngày ăn đầu tiên bán được 148 phần ăn, tuy nhiên ngày thứ 2 chỉ bán được

76 phần (phụ lục 6), giảm bao 51,35% so với ngày đầu Để khắc phục điều này nhà hàng đã kiểm soát quy trình và các bộ phận tốt hơn, kết quả theo phụ lục 1…đối với thầy T.V.A, qua lần thứ 2 trải nghiệm, “Bếp Nhà Nắng” đã nhận được lời đánh giá rất tích cực từ thầy

“Quay trở lại và thấy các bạn tiến bộ hơn rất nhiều, cải thiện được không gian ấm cúng, yên tĩnh”

Trong quy trình xây dựng chiến lược Marketing Mix 7P của nhà hàng “Bếp Nhà Nắng”, chiến lược thu về được hiệu quả và được đánh giá cao trong việc quảng bá, thu hút khách hàng là chiến lược chiêu thị Nhóm Marketing chưa thể thực hiện đo lường được hiệu quả cụ thể của các chiến lược còn lại, tuy nhiên qua quá trình xây dựng các chiến lược và trải nghiệm thực tế, để xây dựng được quy mô kinh doanh tốt, bước đầu tiên là phải xây dựng nền tảng sản phẩm và dịch vụ tốt, từ đó kết hợp các chiến lược chiêu thị phù hợp nhằm quảng cáo và thu hút khách hàng nhiều hơn Để giữ chân khách hàng lâu dài, đòi hỏi nhà hàng cần xây dựng và kết hợp tất cả các chiến lược một cách hoàn hảo, mỗi chiến lược đều mang tới hiệu quả tích cực tới nhà hàng, đây là yếu tố quyết định sự thành công trong việc xây dựng chiến lược Marketing nhà hàng.

Ngày đăng: 23/02/2024, 10:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN