1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3d sang thị trường thái lan tại công ty tnhh sản xuất tmdv vinacen

90 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Sản Phẩm Ốp Tường 3D Sang Thị Trường Thái Lan Tại Công Ty TNHH Sản Xuất TMDV Vinacen
Tác giả Trần Minh Đồng
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thanh Dũng
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu đang trở nên ngày càng quan trọng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây, quy mô của hoạt động này đã tăng nhanh, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của lĩnh vực xuất nhập khẩu và dịch vụ giao nhận hàng hóa. Việc xuất nhập khẩu tăng cho thấy quốc gia đó có nền kinh tế phát triển và ngược lại nếu xuất khẩu và nhập khẩu giảm thì cho thấy nền kinh tế của nước đó đang đi xuống. Nhờ đó, doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội xuất nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu hơn nữa. Điều này đóng góp vào sự phát triển của ngành vận tải trên toàn quốc và nâng cao khả năng cạnh tranh về kinh tế của Việt Nam so với các quốc gia khác trên thị trường quốc tế. Qua thời gian thực tập và làm việc tại công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen. Em nhận ra tầm quan trọng của việc xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường nước ngoài nó quan trọng với một doanh nghiệp như thế nào. Trong việc xuất khẩu hàng hóa đó cũng có những khó khăn lẫn thách thức nhất định không những thế phải duy trì và đẩy mạnh việc xuất khẩu nếu không muốn tụt lại phía sau nên em quyết định chọn một sản phẩm của công ty để làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp và đề tài của em là “ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen.” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thứ nhất, cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu sản phẩm tại các doanh nghiệp. Thứ hai, thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3d sang thị trường thái lan tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen. Thứ 3, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3d sang thị trường Thái Lan tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen. 3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ các nguồn tin cậy như các trang báo chính thống, sách báo, tạp chí, và các trang thông tin điện tử chính thức của các bộ ngành liên quan. Số liệu mà em sử dụng chủ yếu là kết quả của các nghiên cứu đã được tiến hành trước đây. Phương pháp xử lý số liệu: Em đã áp dụng phương pháp tổng hợp thống kê mô tả để xử lý các số liệu thu thập. Phương pháp này giúp em tổng kết, phân loại và mô tả các thông tin quan trọng từ dữ liệu thu thập. Phương pháp phân tích số liệu: Để đánh giá và so sánh các dữ liệu, em đã sử dụng phương pháp so sánh. Phương pháp này cho phép em xác định sự khác biệt và tương quan giữa các biến số trong số liệu. Phương pháp hỏi đáp: Em đã thu thập thông tin từ từng nhân viên trong phòng ban bằng cách tiến hành cuộc hỏi đáp trực tiếp và trò chuyện cá nhân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Em tập trung vào nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu của em giới hạn trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan, tập trung vào công ty TNHH sản xuất TMDV Vinancen. Thời gian nghiên cứu bao gồm từ năm 2020 2022. 5. Kết cấu đề tài nghiên cứu. Đề tài có kết cấu bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu sản phẩm tại các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3d sang thị trường thái lan tại vào công ty TNHH sản xuất TMDV Vinancen. Chương 3 : Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan tại vào Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Vinancen.

Trang 1

CHUYÊN NGÀNH NGOẠI THƯƠNG

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ỐP TƯỜNG 3D SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TMDV VINACEN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Một mùa tốt nghiệp nữa lại đến với tư cách là một sinh viên cuối khóa, thông

qua bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này em xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc

đến Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Kinh Tế, Đại Học Duy Tân vì đã cho em

môi trường học tập với đầy đủ cơ sở vật chất với đội ngũ giảng viên xuất sắc và

nhiệt huyết Em đã được trải nghiệm quá trình học tập chất lượng và có cơ hội tham

gia các hoạt động ngoại khóa, sự kiện và dự án nghiên cứu thú vị mà trường và

khoa đã tổ chức

Tiếp theo em xin chân thành cảm ơn Th.S Đặng Thanh Dũng đã là nguồn động

viên lớn lao và kiến thức sâu rộng của thầy đã đóng góp quan trọng vào sự thành

công của em trong bài tốt nghiệp cuối cùng Những bài giảng, hướng dẫn và gợi ý

của thầy đã giúp em hiểu rõ hơn về lĩnh vực quản trị kinh doanh và phát triển kỹ

năng quan trọng để áp dụng kiến thức vào thực tế

Tiếp đến em xin chân thành cảm ơn Giám đốc Nguyễn Văn Lĩnh và anh chị

đang công tác tại công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Vinacen đã ủng hộ

và trao cơ hội trong việc thực hiện các dự án nghiên cứu và thực tập Điều này đã

giúp em có thể áp dụng kiến thức vào thực tế, nắm bắt cơ hội học hỏi, và phát triển

kỹ năng làm việc trong môi trường doanh nghiệp

Mặc dù có sự giúp đỡ nhiệt tình ấy nhưng do sự hạn chế về thời gian cũng như

kiến thức nên đề tài của em vấn không thể tránh khỏi những sai sót khi làm bài

Kính mong nhận được nhưng phản hồi, đóng góp ý kiến từ quý thầy cô giáo để bài

chuyên để của em có thể tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, …tháng … năm 2023 Sinh viên thực hiện

Trần Minh Đồng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài “ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốptường 3D sang thị trường Thái Lan tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch

vụ Vinacen.” Là công trình nghiên cứu mà chính em đã thực hiện dưới sự giám sát

và hướng dẫn trực tiếp của thầy Đăng Thanh Dũng

Toàn bộ số liệu trong bài làm điều là số liệu thực được cung cấp bởi Công tyTNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen Tuyệt đối không có sự sao chép hayđạo nhái các đề tài có sẵn trên mạng Em xin chịu toàn bộ trách nhiệm và chịu hìnhthức xử lý của nhà trường nếu phát hiện có sự gian dối nào

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

1.1Khái niệm về hoạt động xuất khẩu

1.1.1Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu

1.1.2Vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.1.2.1Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối quốc gia

1.1.2.2Vai trò của động xuất khẩu đối với doanh nghiệp

1.2Các hình thức xuất khẩu

1.2.1Xuất khẩu trực tiếp

1.2.2Hình thức gia công

1.2.3Xuất khẩu ủy thác

1.2.4Xuất khẩu tại chỗ

1.2.5Tạm nhập tái xuất

1.3Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

1.3.1Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

1.3.1.1Khả năng tài chính của doanh nghiệp

1.3.1.2Trình độ quản lý

1.3.1.3Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

1.3.1.4Cơ sở vật chất của doanh nghiệp

1.3.1.5Hoạt động xúc tiến bán hàng

1.3.2Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2.1Các yếu tố thuộc môi trường tổng quát

1.3.2.2Các yếu tố thuộc môi trường ngành

1.4Những tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu

1.4.1Sản lượng sản phẩm xuất khẩu

1.4.2Giá trị kim ngạch xuất khẩu

1.4.3Lợi nhuận xuất khẩu

1.4.4Thị phần xuất khẩu

Tóm tắt chương 1

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ỐP TƯỜNG 3D SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN

XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VINACEN

2.1Khái quát về Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen

2.1.1Giới thiệu về công ty

2.1.2Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2.1.3Sơ đồ cơ cấu tổ chức

2.1.4Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

2.1.4.1Ban giám đốc:

2.1.4.2Các phòng ban:

2.2Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen

2.2.1Tình hình về tài sản của công ty

2.2.2Tình hình về sử dụng lao động của công ty

2.2.3Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.4Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.4.1Mặt đạt được

2.2.4.2Hạn chế

2.2.4.3Nguyên nhân của hạn chế

2.3Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen

2.3.1Tình hình xuất khẩu tấm ốp tường 3D của công ty sang các thị trường

2.3.1.1Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan

2.3.1.2Sản phẩm được xuất khẩu và bán chạy tại thị trường Thái Lan:

2.3.2Hình thức xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan

2.3.3Tình hình tiêu thụ tấm ốp tường 3D tại Thái Lan

2.3.4Các Quy định về hàng tấm ốp tường 3D nhập khẩu vào thị trường Thái Lan

2.3.5Quy trình xuất khẩu tấm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan

2.4Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan tại công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen

2.4.1Mặc đạt được

2.4.2Hạn chế

Trang 6

2.4.3Nguyên nhân hạn chế

2.4.3.1Hình thức sản phẩm khi xuất khẩu:

2.4.3.2Số lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Thái Lan:

2.4.3.3Quy trình xuất khẩu:

2.4.3.4Về hoạt động xúc tiến bán hàng và phân phối sản phẩm:

2.4.3.5Các hoạt động khác của công ty Vinacen:

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ỐP TƯỜNG 3D SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TM DV VINACEN

3.1ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VINACEN TRONG GIAI ĐOẠN 2023-2026

66 3.1.1Mục tiêu, định hướng của Công ty Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Vinacen trong giai đoạn 2023-2026

3.1.2Phương hướng phát triển của công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Vinacen

3.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ỐP TƯỜNG 3D SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TMDV VINACEN

3.2.1Hoàn thiện hình thức xuất khẩu

3.2.2Hoàn thiện quy trình xuất khẩu

3.2.3Nhóm giải pháp khác

3.2.3.1Nhóm giải pháp về lao động

3.2.3.2Nhóm giải pháp về tài chính và xúc tính bán hàng trên các nên tảng Online

73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất TMDV

Vinacen từ năm 2020 đến năm 2022

Bảng 2.2 Trang thiết bị văn phòng

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm 2020-2022

Bảng 2.4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2020-2022

Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu theo tường thị trường

Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D theo từng thị trường

Bảng 2.7 Sản phẩm được xuất khẩu và bán chạy tại thị trường Thái Lan:

Bảng 2.8 Danh sách đại lý ở thị trường Thái Lan

Bảng 2.9 Số lượng Voucher quay về tại các thành phố ở Thái Lan

Bảng 2.10 Sơ đồ quy trình xuất khẩu tấm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan

DANH MỤC SƠ ĐỒ- HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Vinacen

Đồ thị 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đồ thị 2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo tường thị trường

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và thương mại quốc tế, hoạtđộng xuất nhập khẩu đang trở nên ngày càng quan trọng và mạnh mẽ hơn bao giờhết Trong những năm gần đây, quy mô của hoạt động này đã tăng nhanh, đóng góptrực tiếp vào sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của lĩnh vực xuất nhậpkhẩu và dịch vụ giao nhận hàng hóa Việc xuất nhập khẩu tăng cho thấy quốc gia đó

có nền kinh tế phát triển và ngược lại nếu xuất khẩu và nhập khẩu giảm thì cho thấynền kinh tế của nước đó đang đi xuống

Nhờ đó, doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội xuất nhập khẩu hàng hóamột cách nhanh chóng Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là đẩy mạnh các hoạt độngxuất khẩu hơn nữa Điều này đóng góp vào sự phát triển của ngành vận tải trên toànquốc và nâng cao khả năng cạnh tranh về kinh tế của Việt Nam so với các quốc giakhác trên thị trường quốc tế Qua thời gian thực tập và làm việc tại công ty TNHHSản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen Em nhận ra tầm quan trọng của việc xuấtkhẩu hàng hóa sang một thị trường nước ngoài nó quan trọng với một doanh nghiệpnhư thế nào Trong việc xuất khẩu hàng hóa đó cũng có những khó khăn lẫn tháchthức nhất định không những thế phải duy trì và đẩy mạnh việc xuất khẩu nếu khôngmuốn tụt lại phía sau nên em quyết định chọn một sản phẩm của công ty để làm đềtài chuyên đề tốt nghiệp và đề tài của em là “ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sảnphẩm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan tại Công ty TNHH Sản xuất Thươngmại dịch vụ Vinacen.”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Thứ nhất, cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu sản phẩm tại các doanh nghiệp.Thứ hai, thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3d sang thị trườngthái lan tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen

Thứ 3, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3d sang thịtrường Thái Lan tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ các nguồn tin cậy nhưcác trang báo chính thống, sách báo, tạp chí, và các trang thông tin điện tử chínhthức của các bộ ngành liên quan Số liệu mà em sử dụng chủ yếu là kết quả của cácnghiên cứu đã được tiến hành trước đây.

Phương pháp xử lý số liệu: Em đã áp dụng phương pháp tổng hợp thống kê mô

tả để xử lý các số liệu thu thập Phương pháp này giúp em tổng kết, phân loại và mô

tả các thông tin quan trọng từ dữ liệu thu thập

Phương pháp phân tích số liệu: Để đánh giá và so sánh các dữ liệu, em đã sửdụng phương pháp so sánh Phương pháp này cho phép em xác định sự khác biệt vàtương quan giữa các biến số trong số liệu

Phương pháp hỏi đáp: Em đã thu thập thông tin từ từng nhân viên trong phòngban bằng cách tiến hành cuộc hỏi đáp trực tiếp và trò chuyện cá nhân

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Em tập trung vào nghiên cứu về hoạt độngxuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu của em giới hạn trong hoạt độngxuất khẩu sản phẩm ốp tường 3D sang thị trường Thái Lan, tập trung vào công tyTNHH sản xuất TMDV Vinancen Thời gian nghiên cứu bao gồm từ năm 2020 -2022

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Đề tài có kết cấu bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu sản phẩm tại các doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3d sang thịtrường thái lan tại vào công ty TNHH sản xuất TMDV Vinancen

Chương 3 : Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm ốp tường 3Dsang thị trường Thái Lan tại vào Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụVinancen

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế mà một quốc gia hoặc doanhnghiệp trong quốc gia này bán hàng hoặc sản phẩm cho các thị trường nước ngoài Đặc điểm chính của hoạt động xuất khẩu:

Xuất khẩu là hoạt động thương mại quốc tế: Xuất khẩu là một phần quan trọngcủa thương mại quốc tế, cho phép hàng hóa và dịch vụ được chuyển đổi và chuyểngiao giữa các quốc gia

Chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ qua biên giới: Xuất khẩu bao gồm việc chuyểnhàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ từ quốc gia xuất khẩu sang quốc gia nhập khẩuthông qua biên giới quốc tế

Mục tiêu thị trường nước ngoài: Xuất khẩu nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụcủa một quốc gia đến các thị trường nước ngoài, nơi mục tiêu chính là khách hàng

và doanh nghiệp ở các quốc gia khác

Tạo nguồn thu nhập cho quốc gia xuất khẩu: Xuất khẩu có thể tạo ra thu nhậpcho quốc gia xuất khẩu, giúp cân đối thương mại và cung cấp nguồn thuế và việclàm

Đối diện với quy định và hạn chế: Xuất khẩu đòi hỏi tuân thủ các quy định, hạnchế, và thủ tục hải quan của cả quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu Điều nàybao gồm việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vận chuyển, và hải quan

Cạnh tranh quốc tế: Xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đốithủ quốc tế Điều này thúc đẩy sự nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũngnhư sự đổi mới và cải tiến

Chịu ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế và chính trị: Hoạt động xuất khẩu thường bịảnh hưởng bởi biến động kinh tế toàn cầu, thỏa thuận thương mại quốc tế, và chínhtrị quốc tế

Có thể liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ: Xuất khẩu có thể bao gồm cả việcxuất khẩu hàng hóa vật lý (như máy móc, sản phẩm nông nghiệp, hàng thực phẩm)lẫn dịch vụ (như dịch vụ tài chính, giáo dục, hoặc du lịch)

Trang 12

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Một số vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu:

Tạo nguồn thu nhập và việc làm: Xuất khẩu là một nguồn thu nhập quan trọngcho quốc gia xuất khẩu Nó tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao độngtrong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm

Cân đối thương mại: Xuất khẩu giúp cân đối thương mại của một quốc gia Khigiá trị xuất khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu, quốc gia sẽ có thặng dư thương mại,góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế

Tạo nguồn thuế và tài trợ cho chính phủ: Hoạt động xuất khẩu tạo ra thuế và cácnguồn thu thuế khác cho chính phủ Những nguồn thuế này có thể được sử dụng đểđầu tư vào hạ tầng, dịch vụ công cộng, và các dự án phát triển khác

Thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến: Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cácdoanh nghiệp xuất khẩu thường phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển Điều nàythúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong các ngành công nghiệp

Mở cửa thị trường quốc tế: Xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng khách hàng

và thị trường tiềm năng Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh

và tăng doanh số bán hàng

Đa dạng hóa nền kinh tế: Sự phụ thuộc vào một thị trường trong nước có thể làmcho nền kinh tế của một quốc gia trở nên yếu đuối Xuất khẩu giúp đa dạng hóa nềnkinh tế, giảm rủi ro và tạo sự ổn định

Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài: Các quốc gia xuất khẩu có thểthu hút đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư quốc tế Điều này có thể giúp tăngcường cơ sở hạ tầng và sự phát triển kinh tế tổng thể

Phát triển cộng đồng địa phương: Xuất khẩu có thể tạo ra lợi ích không chỉ choquốc gia mà còn cho các khu vực và cộng đồng địa phương bằng cách tạo ra việclàm và cơ hội kinh doanh

Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Xuất khẩu tạo cơ hội cho sự hợp tác và kết nối quốc

tế, thúc đẩy hòa bình và ổn định trong các mối quan hệ quốc tế

Trang 13

Cải thiện chất lượng cuộc sống: Từ thu nhập tăng cơ hội tiếp cận với sản phẩm

và dịch vụ tốt hơn, xuất khẩu có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dântrong quốc gia xuất khẩu

1.1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối quốc gia.

Tạo nguồn thu nhập và việc làm: Xuất khẩu tạo ra thu nhập quan trọng cho ViệtNam thông qua việc bán sản phẩm và dịch vụ cho thị trường quốc tế Nó cũng cungcấp cơ hội việc làm cho hàng triệu người lao động trong các ngành công nghiệp sảnxuất và xuất khẩu

Cân đối thương mại: Xuất khẩu giúp cân đối thương mại của Việt Nam bằngcách tạo ra thặng dư thương mại, nghĩa là giá trị xuất khẩu vượt quá giá trị nhậpkhẩu Điều này giúp tăng cường tính ổn định và thương mại của quốc gia

Tạo nguồn thuế và tài trợ cho chính phủ: Hoạt động xuất khẩu tạo ra thuế và cácnguồn thu thuế khác cho chính phủ, cung cấp nguồn tài trợ quan trọng cho các dự

án phát triển và cơ hội đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Thúc đẩy đầu tư nước ngoài: Xuất khẩu có thể giúp thu hút đầu tư nước ngoàivào Việt Nam từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế Điều này có thể tạo ra cơhội cải thiện hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp

Phát triển nguồn cung ứng và chuỗi giá trị: Xuất khẩu tạo cơ hội cho Việt Namphát triển nguồn cung ứng và chuỗi giá trị trong các ngành sản xuất và xuất khẩu.Điều này có thể giúp tăng cường hiệu suất và chất lượng sản phẩm

Đóng góp vào phát triển kỹ thuật và công nghệ: Để cạnh tranh trên thị trườngquốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển Điềunày có thể thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong nhiều lĩnh vực công nghiệp

Tạo cơ hội thị trường quốc tế: Xuất khẩu giúp mở rộng cơ hội tiếp cận thị trườngquốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việcphát triển kinh doanh và tăng doanh số bán hàng

Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Xuất khẩu tạo cơ hội cho Việt Nam hợp tác và kết nốivới các quốc gia và đối tác quốc tế Nó có thể thúc đẩy sự hòa bình và ổn định trongcác mối quan hệ quốc tế

1.1.2.2 Vai trò của động xuất khẩu đối với doanh nghiệp.

Trang 14

Mở rộng thị trường: Xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội tiếp cận thịtrường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh và tăng doanh

số bán hàng Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự phụ thuộc vào thịtrường trong nước

Diversification (đa dạng hóa) thu nhập: Xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập từcác thị trường khác nhau, giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập của doanh nghiệp Điềunày có thể làm giảm rủi ro do phụ thuộc vào thị trường nội địa

Tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận: Bằng cách tiếp cận các thị trường quốc tế,doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận Thị trường quốc tế cóthể cung cấp lượng đơn hàng lớn hơn và giá bán hấp dẫn hơn

Tạo điều kiện cho tăng trưởng: Xuất khẩu có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởngnhanh hơn và phát triển toàn cầu Điều này có thể dẫn đến sự mở rộng của doanhnghiệp, tạo ra cơ hội mới và tạo giá trị gia tăng

Thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến: Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cácdoanh nghiệp xuất khẩu thường phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển Điều nàythúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong sản phẩm và dịch vụ

Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Cạnh tranh trên thị trường quốc tếđòi hỏi doanh nghiệp phải cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ Điềunày có lợi cho người tiêu dùng và cả người sáng lập doanh nghiệp

Tạo cơ hội đầu tư nước ngoài: Xuất khẩu có thể thu hút đầu tư nước ngoài vàodoanh nghiệp từ các nhà đầu tư quốc tế Điều này có thể giúp doanh nghiệp mởrộng quy mô và nâng cao khả năng cạnh tranh

Hợp tác quốc tế: Xuất khẩu tạo cơ hội cho doanh nghiệp hợp tác với các đối tácquốc tế, cung cấp cơ hội để học hỏi và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm

Thúc đẩy thương hiệu: Tham gia vào hoạt động xuất khẩu có thể giúp xây dựng

và thúc đẩy thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

1.2 Các hình thức xuất khẩu

1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là một phần của hoạt động xuất khẩu trong đó các sản phẩmhoặc dịch vụ của một doanh nghiệp được bán trực tiếp cho khách hàng hoặc đối tác

ở thị trường nước ngoài Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tự mình thực hiện quá

Trang 15

trình xuất khẩu, từ việc tìm kiếm khách hàng đến việc thực hiện các thủ tục xuấtkhẩu và giao hàng Hiện nay trên toàn cầu tất cả các công ty đang cố gắng để có thể

tự mình xuất khẩu trực tiếp để giảm thiểu các chi phí trung gian từ đó làm tăngdoanh thu và lợi nhuận cho công ty Ngoài ra nó còn giảm kiểm soát hàng hóa mộtcách dễ dàng và thuận lợi hơn từ đó có thể kiểm soát lượng hàng hóa xuất ra thịtrường

- Những vai trò quan trọng của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

a) Tự Quản Lý Thị Trường Quốc Tế:

Doanh nghiệp tự quản lý và kiểm soát quá trình xuất khẩu, bao gồm việc xâydựng chiến lược tiếp thị, giá cả, phân phối, và dịch vụ sau bán hàng tại thị trườngđích

b) Xây Dựng Thương Hiệu Quốc Tế:

Xuất khẩu trực tiếp cho phép doanh nghiệp xây dựng và quản lý thương hiệu của

họ trên thị trường quốc tế, tạo dựng lòng tin và uy tín trong mắt khách hàng quốc tế.c) Kiểm Soát Chất Lượng:

Doanh nghiệp có kiểm soát hoàn toàn quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩmhoặc dịch vụ, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trườngđích

d) Tối Ưu Hóa Lợi Nhuận:

Hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận, bởi vì họkhông phải chia sẻ lợi nhuận với bất kỳ đối tác trung gian nào

e) Tận Dụng Cơ Hội:

Doanh nghiệp có khả năng tận dụng cơ hội thị trường một cách nhanh chóng vàlinh hoạt, phản ánh phản ứng nhanh chóng của thị trường đối với thay đổi và cơ hộimới

f) Giảm Rủi Ro Quá Trình Môi Giới:

Do không phải sử dụng đại lý hoặc môi giới xuất khẩu, doanh nghiệp có thểgiảm rủi ro liên quan đến việc làm việc với bên ngoài và tăng sự kiểm soát

g) Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia:

Xuất khẩu trực tiếp có thể đóng góp vào phát triển kinh tế quốc gia bằng cáchtạo ra việc làm và thuế thu vào từ hoạt động xuất khẩu

Trang 16

1.2.2 Hình thức gia công.

Hình thức gia công (còn được gọi là OEM - Original Equipment Manufacturerhoặc CMO - Contract Manufacturing Organization) là một loại hoạt động xuất khẩutrong đó doanh nghiệp gốc chuyển giao quyền sản xuất và công nghệ sản phẩm chomột đối tác sản xuất ở quốc gia khác Doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc sản xuấthàng hóa hoặc dịch vụ dưới tên thương hiệu của doanh nghiệp của mình và thườngthì họ là người xuất khẩu sản phẩm hoặc dịch vụ đó Vì vậy họ có thể dễ dàng kiểmsoát chất lượng sản phẩm, quản lý quá trình sản xuất và định hình chiến các lượcthương hiệu Nhằm mục đích tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình

- Vai Trò của Doanh Nghiệp Gốc trong hình thức gia công (OEM hoặc CMO):a) Tập Trung vào Phát Triển Sản Phẩm và Thương Hiệu:

Doanh nghiệp gốc có thể tập trung vào việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ,nghiên cứu và phát triển, và xây dựng chiến lược thương hiệu thay vì phải quản lýquá trình sản xuất

b) Mở Rộng Thị Trường Quốc Tế:

Hình thức gia công giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế mà họ có thểkhông thể tiếp cận một cách hiệu quả bằng cách sản xuất tại quốc gia gốc

c) Tận Dụng Kiến Thức Chuyên Môn:

Sử dụng kiến thức và kỹ thuật sản xuất của đối tác sản xuất để nâng cao chấtlượng và hiệu suất sản phẩm hoặc dịch vụ

d) Quản Lý Quá Trình Sản Xuất:

Đối tác sản xuất phải quản lý quá trình sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụtheo tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp gốc

e) Giúp Doanh Nghiệp Gốc Tiếp Cận Thị Trường Đích:

Đối tác sản xuất thường có kiến thức sâu rộng về thị trường đích và tập quán củangười tiêu dùng, giúp doanh nghiệp gốc tiếp cận thị trường hiệu quả hơn

f) Thực Hiện Quyền Sở Hữu Trí Tuệ:

Đối tác sản xuất phải tuân theo quyền sở hữu trí tuệ và các yêu cầu về thiết kếsản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đúng cách

1.2.3 Xuất khẩu ủy thác.

Trang 17

Xuất khẩu ủy thác (hay còn gọi là Export Commission) là một hình thức hoạtđộng xuất khẩu trong đó một doanh nghiệp (thường được gọi là công ty xuất khẩu)

ủy thác cho một đối tác hoặc người môi giới xuất khẩu để thực hiện quá trình xuấtkhẩu sản phẩm hoặc dịch vụ Đối tác hoặc người môi giới xuất khẩu thường nhậnmột khoản hoa hồng hoặc phí dựa trên giá trị của các giao dịch xuất khẩu được thựchiện Ưu điểm của hình thức này là bên thứ 3 sẽ am hiểu hơn về tập quán, thịtrường, công tác chuẩn bị để có thể xuất nhập khẩu hàng hóa cho bên nhờ ủy thác

Từ đó dễ dàng thập nhập thị trường và hàng hóa sẽ dễ tiếp cận đến người tiêu dùnghơn Ngoài ra xuất khẩu ủy thác còn làm giảm các rủi ro về chi phí và pháp lý chobên nhờ ủy thác khi năng lực xuất khẩu hàng hóa chưa cho hoặc con yếu

- Vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu trong việc mở rộng thị trường cho bênnhờ ủy thác:

a) Tập Trung vào Sản Phẩm và Thương Hiệu:

Doanh nghiệp xuất khẩu tập trung vào việc phát triển sản phẩm và xây dựng chiếnlược thương hiệu thay vì dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho quá trình xuấtkhẩu

b) Tiếp Cận Thị Trường Mới:

Hình thức xuất khẩu ủy thác giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếp cận cácthị trường quốc tế một cách hiệu quả

c) Giảm Rủi Ro:

Bên nhờ ủy thác giảm rủi ro về chi phí và pháp lý liên quan đến việc xuất khẩu, bởi

vì đối tác hoặc người môi giới xuất khẩu chịu trách nhiệm về các khía cạnh này.d) Kiến Thức Địa Phương:

Đối tác hoặc người môi giới xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấpkiến thức địa phương, giúp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được tùy chỉnh đểphù hợp với thị trường đích

e) Quản Lý Quá Trình Xuất Khẩu:

Họ quản lý quá trình xuất khẩu từ đầu đến cuối, đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch

vụ đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường quốc tế

f) Xây Dựng Mối Quan Hệ:

Trang 18

Đối tác hoặc người môi giới xuất khẩu giúp xây dựng mối quan hệ với các kháchhàng quốc tế và làm cầu nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và thị trường mục tiêu.g) Tiếp Cận Sản Phẩm và Dịch Vụ:

Họ được tiếp cận với sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua đối tác hoặc người môi giớixuất khẩu và có cơ hội tiêu dùng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ

h) Nhận Được Dịch Vụ Tốt:

Khách hàng quốc tế cần nhận được dịch vụ tốt từ đối tác hoặc người môi giới xuấtkhẩu, bao gồm quy trình đặt hàng, vận chuyển và hỗ trợ sau bán hàng

1.2.4 Xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ (hay còn được gọi là On-site Export) là một hình thức hoạtđộng xuất khẩu trong đó sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp trựctiếp tại vị trí của doanh nghiệp , sau đó xuất khẩu đến thị trường quốc tế Điều này

có nghĩa là quá trình sản xuất và xuất khẩu diễn ra tại cùng một địa điểm

- Đây là một hình thức xuất khẩu đặc biệt và có những đặc điểm như sau:a) Sản Xuất và Xuất Khẩu tại Một Địa Điểm:

Trong hình thức xuất khẩu tại chỗ, sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất và tiếpthị tại cùng một địa điểm, không cần phải chuyển giao qua biên giới hoặc từ nơi sảnxuất đến nơi nhập khẩu

b) Kiểm Soát Chất Lượng và Quá Trình Sản Xuất:

Doanh nghiệp có kiểm soát hoàn toàn quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩmhoặc dịch vụ, đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể của thịtrường đích

c) Tiết Kiệm Chi Phí Vận Chuyển và Thời Gian:

Hình thức này tiết kiệm chi phí vận chuyển và thời gian so với việc sản xuất tạimột nơi và sau đó vận chuyển đến nơi nhập khẩu

Trang 19

Tạm nhập tái xuất (Reimport) là một quy trình hoặc hình thức xuất khẩu trong

đó một sản phẩm hoặc hàng hóa đã xuất khẩu từ một quốc gia được tái nhập và xuấtkhẩu trở lại cùng với một số sửa đổi, bổ sung hoặc xử lý Quy trình này có mục tiêuchính là tái sử dụng, sửa chữa, hoặc cải tiến sản phẩm trước khi nó được xuất khẩutrở lại thị trường quốc tế

- Một số ví dụ có thể coi là tạm nhập tái xuất:

a) Xuất khẩu tức thời:

Hàng hóa được nhập vào một quốc gia với mục đích tạm thời để sau đó đượcxuất khẩu ngay lập tức sang một quốc gia khác Điều này có thể xảy ra trong trườnghợp khi một doanh nghiệp thương mại quốc tế hoặc trung gian chuyển hàng từ nướcnhập khẩu đầu tiên sang nước thứ hai mà không giữ hàng hóa lại

b) Xuất khẩu sau chế biến hoặc sửa chữa:

Hàng hóa được nhập vào một quốc gia để được chế biến, sửa chữa hoặc làmmới, sau đó được xuất khẩu sang một quốc gia khác với giá trị gia tăng

c) Xuất khẩu sau triển lãm hoặc sự kiện thương mại:

Một số sản phẩm có thể được nhập vào một quốc gia để tham gia triển lãm, hộichợ hoặc sự kiện thương mại và sau đó được xuất khẩu sau sự kiện đó kết thúc

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình thựchiện hoạt động xuất khẩu và ảnh hưởng đến sự thành công của nó trên thị trườngquốc tế

Một số yếu tố bên trong doanh nghiệp:

Sản phẩm hoặc dịch vụ: Chất lượng, độc đáo, và tính cạnh tranh của sản phẩmhoặc dịch vụ là yếu tố quan trọng đối với sự thành công trong hoạt động xuất khẩu.Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đáp ứng được nhucầu của thị trường quốc tế và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định tương ứng

Quản lý xuất khẩu: Sự quản lý hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, bao gồm quản

lý đội ngũ xuất khẩu, quản lý rủi ro, và quản lý tài chính, là quan trọng để đảm bảorằng các quy trình xuất khẩu diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả

Trang 20

Chiến lược xuất khẩu: Doanh nghiệp cần xác định chiến lược xuất khẩu rõ ràng,bao gồm việc lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng mối quan hệ với khách hàngquốc tế, và định rõ cách tiếp cận thị trường.

Nhân lực và đào tạo: Nhân lực có kiến thức và kỹ năng về xuất khẩu là tàinguyên quan trọng Doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực để

họ có khả năng hiểu biết về quy định thị trường quốc tế và quản lý xuất khẩu

Tài chính và nguồn vốn: Sự cung cấp nguồn vốn đủ để hỗ trợ hoạt động xuấtkhẩu, bao gồm việc xây dựng quan hệ tín dụng, có thể quyết định sự thành công củahoạt động xuất khẩu

Nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm và dịch vụ mới cóthể tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Hệ thống quản lý chất lượng: Các doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý chấtlượng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của họđáp ứng các yêu cầu chất lượng của thị trường quốc tế

Hệ thống hỗ trợ kỹ thuật: Đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng hỗ trợ kỹthuật cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ ở các thị trường quốc tế

Thương hiệu và tiếp thị: Quản lý thương hiệu và tiếp thị quốc tế là yếu tố quantrọng để tạo dựng uy tín và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ củadoanh nghiệp

Chính sách và quy định: Hiểu rõ và tuân thủ các quy định và chính sách thươngmại quốc tế và quốc gia là quan trọng để tránh xung đột và vi phạm pháp luật

1.3.1.1 Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong hoạt độngxuất khẩu Để thành công trong xuất khẩu, doanh nghiệp cần có khả năng tài chính

để hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu và đối phó với các rủi ro tài chính

Một số điểm quan trọng về khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt độngxuất khẩu:

Nguồn vốn đầu tư ban đầu: Để bắt đầu hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp cần

có nguồn vốn đầu tư ban đầu để chuẩn bị sản phẩm, xây dựng quan hệ với kháchhàng quốc tế, và thực hiện các thủ tục xuất khẩu Điều này bao gồm cả việc xâydựng kho hàng, mua nguyên liệu, và phát triển mạng lưới vận chuyển

Trang 21

Khả năng cung cấp tín dụng xuất khẩu: Doanh nghiệp cần xem xét khả năngcung cấp tín dụng xuất khẩu cho khách hàng quốc tế Điều này có thể giúp họ cạnhtranh trên thị trường và thu hút các đối tác quốc tế.

Quản lý rủi ro tài chính: Hoạt động xuất khẩu có thể đối mặt với các rủi ro tàichính như thay đổi tỷ giá hối đoái, rủi ro tín dụng của khách hàng, và rủi ro về thanhtoán Doanh nghiệp cần có chiến lược để quản lý và giảm thiểu các rủi ro này.Phát triển nguồn cung ứng tài chính: Để đảm bảo rằng sản phẩm có sẵn và đápứng được nhu cầu của thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần xem xét việc phát triểncác nguồn cung ứng tài chính, bao gồm các nguồn vay và hỗ trợ tài chính từ các tổchức tài chính

Tuân thủ các quy định về tài chính: Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định tàichính và hải quan liên quan đến xuất khẩu, bao gồm việc nộp thuế và các khoản phíliên quan đến thương mại quốc tế

Diversification và quản lý tiền tệ: Diversification, tức là sự đa dạng hóa các giaodịch và hoạt động tài chính quốc tế, có thể giúp giảm rủi ro và tăng cường khả năngthích nghi với biến đổi tỷ giá hối đoái

Hệ thống quản lý tài chính: Doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý tài chính hiệuquả để theo dõi, báo cáo và kiểm soát các hoạt động tài chính liên quan đến xuấtkhẩu

Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp có thểtồn tại và phát triển trong hoạt động xuất khẩu Điều này đòi hỏi việc quản lý tàichính một cách cẩn thận và chiến lược hóa các quyết định tài chính liên quan đếnxuất khẩu

Một số yếu tố quan trọng về trình độ quản lý trong hoạt động xuất khẩu:

Kiến thức về xuất khẩu: Các quản lý cần có kiến thức về quy trình xuất khẩu,quy định thương mại quốc tế, thị trường mục tiêu, và các yếu tố liên quan đến xuất

Trang 22

khẩu Điều này bao gồm hiểu biết về hải quan, phân loại hàng hóa, thỏa thuậnthương mại tự do, và các vấn đề khác.

Khả năng phân tích thị trường: Trình độ quản lý cần có khả năng phân tích thịtrường để xác định các cơ hội và rủi ro trên thị trường quốc tế Họ cần biết cáchnghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh, và đưa ra chiến lược tiếp cận thịtrường hiệu quả

Quản lý rủi ro: Khả năng quản lý rủi ro là quan trọng trong hoạt động xuất khẩu.Các quản lý cần biết cách đánh giá và giảm thiểu các rủi ro tài chính, rủi ro hậu quả,

và các rủi ro liên quan đến thị trường quốc tế

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Trình độ quản lý cần có kỹ năng giao tiếp xuấtsắc để thiết lập và duy trì mối quan hệ với đối tác quốc tế Điều này bao gồm khảnăng đàm phán hợp đồng, thương lượng giá cả, và giải quyết xung đột

Tích hợp nguồn lực: Các quản lý cần biết cách tận dụng nguồn lực nội bộ và tíchhợp chúng vào quá trình sản xuất và xuất khẩu Điều này có thể bao gồm tối ưu hóachuỗi cung ứng, quản lý nguồn nhân lực, và sử dụng tài nguyên tài chính một cáchhiệu quả

Quản lý thời gian và tài chính: Trình độ quản lý cần biết cách quản lý thời gian

và tài chính một cách hiệu quả để đảm bảo rằng các giao dịch xuất khẩu được thựchiện đúng hạn và trong ngân sách

Tư duy chiến lược: Trình độ quản lý cần có khả năng tư duy chiến lược để xácđịnh các mục tiêu dài hạn và phát triển chiến lược xuất khẩu cụ thể để đạt được cácmục tiêu này

Lãnh đạo và quản lý đội ngũ: Trình độ quản lý cần có khả năng lãnh đạo vàquản lý đội ngũ để đảm bảo rằng nhân viên của họ có đủ kiến thức và động lực đểthực hiện xuất khẩu một cách hiệu quả

1.3.1.3 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt độngxuất khẩu Khả năng và đào tạo của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năngthực hiện xuất khẩu một cách hiệu quả và thành công

Một số yếu tố quan trọng liên quan đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp tronghoạt động xuất khẩu:

Trang 23

Kiến thức và kỹ năng về xuất khẩu: Nhân viên cần được đào tạo và trang bị kiếnthức về quy trình xuất khẩu, quy định thương mại quốc tế, và các yếu tố liên quanđến xuất khẩu Điều này bao gồm hiểu biết về hải quan, phân loại hàng hóa, tạo hóađơn xuất khẩu, và các quy tắc thương mại quốc tế.

Ngoại ngữ và giao tiếp: Khả năng sử dụng ngoại ngữ và giao tiếp hiệu quả vớikhách hàng quốc tế là quan trọng Nhân viên có thể phải làm việc với đối tác vàkhách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau, vì vậy khả năng giao tiếp đa dạng là mộtlợi thế

Quản lý thời gian và dự án: Nguồn nhân lực cần có khả năng quản lý thời gian

và dự án để đảm bảo rằng các giao dịch xuất khẩu được thực hiện đúng hạn và theo

kế hoạch

Khả năng đàm phán và xử lý xung đột: Trong quá trình ký kết hợp đồng vàthương lượng giá cả, khả năng đàm phán và xử lý xung đột là quan trọng để đảmbảo rằng các giao dịch xuất khẩu được thực hiện một cách công bằng và có lợi chodoanh nghiệp

Kiến thức về thị trường đích: Để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và xây dựng mốiquan hệ với khách hàng quốc tế, nhân viên cần hiểu biết về thị trường đích, baogồm về văn hóa kinh doanh, quy định và quy tắc thương mại của thị trường đó.Lãnh đạo và quản lý đội ngũ: Những người có trách nhiệm quản lý đội ngũ xuấtkhẩu cần có khả năng lãnh đạo và quản lý để đảm bảo rằng nhóm làm việc một cáchhiệu quả và đạt được mục tiêu xuất khẩu

Tính sáng tạo và phản ứng: Khả năng đưa ra giải pháp sáng tạo và phản ứng linhhoạt trong trường hợp không lường trước là quan trọng trong hoạt động xuất khẩu,bởi vì thị trường quốc tế có thể thay đổi nhanh chóng

Tuân thủ quy định và chính sách: Nguồn nhân lực cần tuân thủ các quy định vàchính sách thương mại quốc tế và quốc gia liên quan đến xuất khẩu Điều này baogồm việc đảm bảo rằng các giao dịch xuất khẩu tuân thủ với luật pháp và quy định

1.3.1.4 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt độngxuất khẩu, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất, lưu trữ, và vậnchuyển sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường quốc tế

Trang 24

Một số yếu tố quan trọng liên quan đến cơ sở vật chất của doanh nghiệp tronghoạt động xuất khẩu:

Kho hàng và lưu trữ: Cơ sở vật chất cần có kho hàng và hệ thống lưu trữ hiệuquả để đảm bảo rằng sản phẩm có sẵn khi cần và có khả năng đáp ứng nhu cầu củathị trường quốc tế

Nhà máy và trang thiết bị: Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, nhàmáy và trang thiết bị là quan trọng để sản xuất hàng hóa theo quy mô và chất lượng

đủ để xuất khẩu

Phương tiện vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển như xe tải, container, vàmáy bay chở hàng là cần thiết để vận chuyển sản phẩm từ cơ sở sản xuất đến cảngbiển hoặc sân bay để xuất khẩu đến thị trường quốc tế

Hệ thống thông tin và công nghệ: Cơ sở vật chất cần có hệ thống thông tin vàcông nghệ để quản lý quy trình xuất khẩu, theo dõi hàng hóa, và tương tác với đốitác quốc tế

Trụ sở và văn phòng: Trụ sở và văn phòng của doanh nghiệp cũng là cơ sở vậtchất quan trọng để quản lý hoạt động xuất khẩu, tiếp cận thị trường, và thực hiệncác giao dịch thương mại quốc tế

Hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng: Cơ sở vật chất cần phải có hệ thốngsản xuất hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm Điều này bao gồm các thiết bị

và quy trình kiểm tra chất lượng

Khuôn viên và hạ tầng: Khuôn viên và hạ tầng của doanh nghiệp, bao gồm cơ sở

hạ tầng giao thông và điện nước, cũng ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển và cungcấp sản phẩm

Bảo vệ môi trường và an toàn lao động: Các yếu tố liên quan đến bảo vệ môitrường và an toàn lao động cũng là quan trọng trong cơ sở vật chất của doanhnghiệp và có thể ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ các quy định xuất khẩu

Cơ sở sản xuất thứ cấp: Đôi khi, doanh nghiệp có thể sử dụng cơ sở sản xuất thứcấp hoặc đối tác sản xuất để sản xuất sản phẩm xuất khẩu

Bảo trì và sửa chữa: Bảo trì và sửa chữa định kỳ của cơ sở vật chất là quan trọng

để đảm bảo rằng mọi thiết bị và trang thiết bị hoạt động một cách hiệu quả

1.3.1.5 Hoạt động xúc tiến bán hàng.

Trang 25

Hoạt động xúc tiến bán hàng là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị củamột doanh nghiệp để thúc đẩy sản phẩm hoặc dịch vụ của họ và tạo ra doanh số bánhàng Trong hoạt động xuất khẩu, hoạt động xúc tiến bán hàng cũng đóng một vaitrò quan trọng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng quốc tế và mở rộng thịtrường xuất khẩu.

Một số phương pháp và yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động xúc tiến bánhàng trong ngữ cảnh xuất khẩu:

Nghiên cứu thị trường: Để xác định các cơ hội xuất khẩu và xúc tiến bán hànghiệu quả, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường đích mục tiêu Điều này baogồm việc hiểu biết về khách hàng tiềm năng, nguồn cung ứng, đối thủ cạnh tranh,

và yếu tố văn hóa kinh doanh trong thị trường đó

Xây dựng mối quan hệ: Quan hệ tốt với khách hàng quốc tế là quan trọng tronghoạt động xuất khẩu Doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì mối quan hệ đáng tincậy với các đối tác và khách hàng quốc tế qua việc thường xuyên liên lạc và tươngtác

Chiến lược giá cả và hợp đồng: Xác định chiến lược giá cả phù hợp với thịtrường đích là một phần quan trọng của hoạt động xúc tiến bán hàng Hợp đồngcũng cần được đàm phán một cách cẩn thận và đảm bảo rằng các điều khoản vàđiều kiện rõ ràng

Tiếp thị và quảng cáo: Sử dụng các chiến lược tiếp thị và quảng cáo thích hợp đểtạo thương hiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường quốc tế Điềunày có thể bao gồm tiếp thị trực tuyến, quảng cáo truyền hình, và các chiến dịch tiếpthị khác

Tham gia triển lãm và hội chợ thương mại quốc tế: Tham gia vào các triển lãm

và hội chợ thương mại quốc tế có thể giúp doanh nghiệp tạo cơ hội gặp gỡ và tiếpcận khách hàng quốc tế một cách trực tiếp

Hỗ trợ khách hàng: Đảm bảo rằng khách hàng quốc tế được hỗ trợ tốt sau khigiao dịch được ký kết là quan trọng để duy trì mối quan hệ dài hạn và tạo uy tín.Tuân thủ quy định và chính sách: Đảm bảo rằng tất cả hoạt động xúc tiến bánhàng tuân thủ với các quy định thương mại quốc tế và quốc gia liên quan đến xuấtkhẩu

Trang 26

Đánh giá và điều chỉnh chiến lược: Theo dõi kết quả của hoạt động xúc tiến bánhàng và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế và phản hồi từ thị trường.

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.

1.3.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường tổng quát.

Các yếu tố thuộc môi trường tổng quát, còn được gọi là yếu tố macro, là nhữngyếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát trực tiếp, nhưng chúng cóthể ảnh hưởng đến hoạt động và quyết định kinh doanh của doanh nghiệp Để hiểu

và thích nghi với môi trường tổng quát, doanh nghiệp cần phải theo dõi và đánh giánhững yếu tố này

Một số yếu tố quan trọng thuộc môi trường tổng quát:

Tình hình kinh tế toàn cầu: Sự biến động trong tình hình kinh tế toàn cầu, baogồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình thị trường tài chính, và biến đổi tỷ giá hốiđoái, có thể ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu và nhập khẩu của doanh nghiệp.Chính trị và hệ thống pháp luật: Các sự kiện chính trị, thay đổi chính trị, và sự

ổn định chính trị trong nước và trên thế giới có thể ảnh hưởng đến quy định vàchính sách thương mại quốc tế

Văn hóa và xã hội: Yếu tố văn hóa và xã hội có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và

sở thích của khách hàng quốc tế Sự hiểu biết về các giá trị, thói quen, và tập tục củathị trường đích là quan trọng để thành công trong hoạt động xuất khẩu

Công nghệ và sự thay đổi công nghệ: Sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ

có thể tạo ra cơ hội mới hoặc đe dọa doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Sự đầu tưvào nghiên cứu và phát triển công nghệ có thể là lợi thế cạnh tranh

Tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh: Sự biến động trong tình hình thịtrường và cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác cũng là yếu tố quan trọng Thịtrường đích có thể có sự biến động về cầu và cung cấp, và đối thủ cạnh tranh có thểtạo ra áp lực giá cả và chất lượng sản phẩm

1.3.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành.

Các yếu tố thuộc môi trường ngành là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đếnmột ngành kinh doanh cụ thể Những yếu tố này có thể bao gồm sự cạnh tranh,khách hàng, nhà cung cấp, quy định, và các yếu tố khác mà một doanh nghiệp phảiđối mặt khi hoạt động trong ngành đó

Trang 27

Một số yếu tố quan trọng thuộc môi trường ngành:

Sự cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh trong ngành có thể ảnh hưởng đến khả năngdoanh nghiệp thu hút và duy trì khách hàng Các đối thủ cạnh tranh có thể làm tăng

áp lực giá và đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng và hiệu suất để cạnhtranh hiệu quả

Khách hàng và thị trường: Yếu tố này liên quan đến đặc điểm của khách hàng vàthị trường mà doanh nghiệp phục vụ Điều này bao gồm sự đa dạng của khách hàng,nhu cầu của họ, và phản ứng của thị trường đối với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.Nhà cung cấp và nguồn cung ứng: Sự tin cậy và hiệu suất của nhà cung cấp cóthể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụđúng hẹn Thay đổi trong nguồn cung ứng có thể có tác động đáng kể đến hoạt độngkinh doanh

Quy định và luật pháp: Các quy định và luật pháp ngành có thể ảnh hưởng đếnquy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, và các yếu tố khác trong hoạt động kinhdoanh Tuân thủ các quy định và luật pháp là quan trọng để tránh rủi ro pháp lý

Cơ hội và mối đe dọa: Sự xuất hiện của cơ hội mới hoặc các mối đe dọa trongngành có thể tạo ra sự biến động và yêu cầu sự đánh giá và điều chỉnh chiến lượckinh doanh

Cấu trúc ngành: Cấu trúc của ngành có thể ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh vàquyền đàm phán của các doanh nghiệp trong ngành Cấu trúc này có thể là tập đoànlớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc cơ cấu tỷ trọng

1.4 Những tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu.

1.4.1 Sản lượng sản phẩm xuất khẩu.

Sản lượng sản phẩm xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạtđộng xuất khẩu của một doanh nghiệp Sản lượng này thường được đo lường dướidạng số lượng sản phẩm hoặc giá trị tương ứng trong đơn vị tiền tệ Quản lý sảnlượng xuất khẩu đòi hỏi sự quan tâm và kế hoạch kỹ lưỡng để đảm bảo rằng doanhnghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế và tối ưu hóa lợi nhuận

1.4.2 Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Giá trị kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ màmột quốc gia xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong một khoảng thời gian cụ thể

Trang 28

Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩuđối với nền kinh tế của một quốc gia và đo lường hiệu suất xuất khẩu của quốc giađó.

1.4.3 Lợi nhuận xuất khẩu.

Lợi nhuận xuất khẩu là khoản tiền mà một doanh nghiệp hoặc quốc gia kiếmđược sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu Điều nàybao gồm cả chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và giao hàng, thuế xuất khẩu, chiphí quảng cáo và tiếp thị, và các chi phí khác Lợi nhuận xuất khẩu là một chỉ sốquan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh trong hoạt động xuất khẩu và tạo ra giátrị cho doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia

1.4.4 Thị phần xuất khẩu

Thị phần xuất khẩu là tỷ lệ giữa giá trị xuất khẩu của một doanh nghiệp, ngànhcông nghiệp, hoặc quốc gia trong một thị trường quốc tế so với tổng giá trị xuấtkhẩu trong thị trường đó Thị phần xuất khẩu thường được tính bằng cách chia giátrị xuất khẩu của thực thể cụ thể cho tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ thị trườnghoặc ngành công nghiệp trong cùng khoảng thời gian

Tóm tắt chương 1

Trong nội dung chương 1 tác giả trình bài trong chuyên đề những nội dung cơ bản

về hoạt động xuất khẩu nói chung Và trong đó tác giả trình bày 4 nội dung liênquan về lý thuyết cơ bản liên quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ,các hình thức xuất khẩu, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu củadoanh nghiệp và những tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu và đây là cơ sở đểnghiên cứu về thực trong của công ty trong chương 2

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ỐP TƯỜNG 3D SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN

XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VINACEN 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen.

2.1.1 Giới thiệu về công ty.

- Tên Công ty : Công ty TNHH Sản Xuất Thương mại Dịch vụ Vinacen

- Tên viết tắt: VINACEN CO., LTD

- Tên quốc tế: VINACEN PRODUCTION TRADING SERVICE COMPANYLIMITED

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Địa chỉ: 04 Nhơn Hòa 22, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Thành phố ĐàNẵng

- Người đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Lĩnh

- Mã số thuế: 0401516271

- SĐT: 0906540038

- Email: kinhdoanh@vinacen.vn

- Quản lý bởi: Chi cục thuế khu vực Cẩm Lệ - Hòa Vang

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Được thành lập vào ngày 24/10/2012 Lấy tên là Công ty TNHH Sản xuấtThương mại Dịch vụ Vinacen Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vựcsản xuất các sản phẩm ốp tường bằng nhựa, với công nghệ tiên tiến từ Thụy Sĩ cácsản phẩm được sản xuất tại công ty đều được đặt chất lượng lên hàng đầu Sảnphẩm sau khi tung ra thị trường đã được rất nhiều người yêu thích và hiện đang cómặt tại 63 tỉnh thành của Việt Nam không những thế nó còn được bạn bè quốc tếyêu thích và chọn lựa làm sản phẩm ốp chính trong ngôi nhà, nơi làm việc của họ.Quá trình thành lập ban đầu còn nhiều khó khăn nhưng hiện nay công ty có chỗđứng trên thị trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng Ngoài ra các nhân viêncủa công ty luôn được trao dồi thêm kiến thức, kĩ năng và trình độ để có thể đápứng được và làm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng

Với sứ mệnh mang đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cùng dịch vụhậu mãi tốt nhất Với đôi tác Vinacen luôn đề cao tinh thần “hợp tác song phương –

Trang 30

đôi bên cùng phát triển” Đối với nhân viên luôn xây dựng môi trường làm việcsáng tạo, tạo điều kiện có thu nhập cao, cơ hội công bằng cho tất cả các nhân viêncùng nhau phát triển.

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

2.1.3.1Sơ đồ cơ cấu hoạt động của công ty

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Vinacen

(Nguồn Phòng Kế toán)

Để có được một sản phẩm tốt phải có được đội ngũ chất lượng cao để có đượcđội ngũ chất lượng cao thì phải có những người dẫn dắt Nếu thiếu bất kỳ khâutrong đó sản phẩm sẽ dễ thất bại ngay Vì thấy được điều đó Công ty luôn cơ cấuđổi mới để có được các liên kết giữa các phòng ban chặt chẽ hơn Nếu chú trọngvào khâu cơ cấu tổ chức sẽ làm nên được một tổ chức mạnh hơn từ đó tạo ra các sảnphẩm chất lượng cao để phục vụ khách hàng Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHHSản Xuất Thương mại Dịch vụ Vinacen như trên

Bộ phận kếtoán

Bộ phận quản lý nhân sự

PhòngIT

Phòng kếtoán

Bộ phậnR&D

Bộ phậnquản lýxưởngPhòng sản xuất

Trang 31

Công ty TNHH Sản Xuất Thương mại Dịch vụ Vinacen có một văn phòng đạidiện ở Thái Lan với kích thước khá nhỏ diện tích khoảng 24m2 năm ở huyện BangKruai, tỉnh Nonthaburi, Thái Lan Tuy có diện tích khá khiêm tốn chỉ vỏn vẹnkhoảng 24m2 nhưng có làm một mắt xích vô cùng quan trọng để xúc tiến các hoạtđộng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thông tin khách hàng và gửi về công tychính để có thể đưa ra các giải pháp, hướng đi Tuy nhỏ là vậy nhưng văn phòng tạiThái Lan thực hiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho Công ty tất cả sự thành bại tạithị trường Thái Lan đều nằm ở đấy.

Văn phòng đại diện là một loại tổ chức doanh nghiệp hoặc công ty thiết lập ra

để đại diện cho một phần hoạt động kinh doanh của họ tại một vị trí khác, thường làtại một địa phương hoặc quốc gia khác Chức năng nhiệm vụ của phòng ban

2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

2.1.4.1 Ban giám đốc:

a) Giám đốc: Giám đốc Công ty là là người đứng đầu quản lý và điều hànhcông ty

- Những mảng mà giám đốc phụ trách bao gồm:

Phụ trách công tác Tổ chức – Nhân sự, thi đua, khen thưởng và kỷ luật

Phụ trách công tác Tài chính – Kế toán

Phụ trách công tác về Kinh doanh

Đề xuất, ra các quyết định kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và chiến lược kinhdoanh

Tìm kiếm, lựa chọn nhà phân phối, hình thức phân phối, thời gian cung cấpsản phẩm cho khách hàng

Quy mô, phương thức đầu tư phát triển thị trường

Ký kết các hợp đồng của công ty

Phó Giám đốc: Phó giám đốc là một vị trí quản lý trong một tổ chức đứng saugiám đốc của công ty Phó Giám đốc sẽ hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý tổ chức,đảm bảo hoạt động hàng ngày diễn ra trơn tru và hiệu quả Khi Giám đốc vắng mặthoặc có việc đột xuất thì phó Giám đốc sẽ được ủy quyền thay mặt giám Đốc thựchiện mọi việc mà công ty cần kết quả hoạt động Ngoài ra phó Giám đốc còn cónhiệm vụ thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận

Trang 32

- Những mảng mà giám đốc phụ trách bao gồm:

Quản lý tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và giao nhận hàng hóa theo kế hoạch.Tham gia vào việc giám sát hoạt động thị trường và theo dõi kênh phân phối

Ký kết các hợp đồng kinh tế dưới sự ủy quyền của Giám đốc Công ty

Điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty theo sự ủy quyền của Giámđốc công y, đặc biệt trong trường hợp Giám đốc Công ty vắng mặt

Đảm bảo công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình phân phối vàtiêu thụ

Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao khi được ủy quyền bởi Giám đốc Côngty

2.1.4.2 Các phòng ban:

Các phòng ban là mắt xích không thể thiếu của công ty nó giúp cho Giámđốc hoặc phó Giám đốc biết được tình hình kinh doanh, hoạt động của công ty nhưthế nào, từ đó dễ dàng lên kế hoạch hoặc khắc phục những điểm chưa tốt để bộmáy hoạt động trơn tru hơn

a) Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh là một bộ phận vô cùng quan trọng công ty, đây là nơichịu trách nhiệm về việc tiếp thị, bán hàng và quản lý các hoạt động liên quan đếndoanh số bán hàng và tạo doanh thu của công ty

Chức năng chính của phòng kinh doanh là phát triển, duy trì và mở rộng mốiquan hệ với khách hàng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và thực hiện các hoạtđộng để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty được tiếp cận và tiêuthụ một cách hiệu quả

Bộ phận kinh doanh trong nước: Là một trong những bộ phận quan trọngnhất của phòng kinh doanh Bộ phận kinh doanh trong nước chuyên về các hoạtđộng kinh doanh và thị trường nội địa Chức năng của bộ phận kinh doanh trongnước là quản lý, phát triển và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trong phạm vilãnh thổ Việt Nam

- Nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh trong nước bao gồm:

Phân tích thị trường nội địa: Nghiên cứu và đánh giá thị trường nội địa đểhiểu nhu cầu, xu hướng và cơ hội kinh doanh trong nước

Trang 33

Phát triển chiến lược tiếp thị trong nước: Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảngcáo đặc biệt cho thị trường nội địa để thu hút và duy trì khách hàng trong nước Xây dựng mối quan hệ với đối tác trong nước: Tạo và duy trì mối quan hệ vớicác đối tác, nhà cung cấp và đối tác kinh doanh trong nước.

Thực hiện các hoạt động bán hàng và tiếp thị: Tổ chức và thực hiện các chiếndịch bán hàng, quảng cáo, và tiếp thị dưới sự quản lý của bộ phận kinh doanh trongnước

Phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị trường nội địa: Đảm bảo rằngsản phẩm và dịch vụ của công ty phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước.Quản lý doanh số bán hàng và lợi nhuận: Theo dõi và báo cáo về doanh số bánhàng, lợi nhuận, và hiệu suất của bộ phận kinh doanh trong nước để đảm bảo hoạtđộng hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh trong nước

Bộ phận kinh doanh quốc tế: Là một phần quan trọng không thua kém gì bộphận kinh doanh trong nữa bởi vì đây là bộ phận chuyên về việc quản lý và thựchiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế Chức năng chính của bộphận kinh doanh quốc tế là tập trung vào mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh vàtạo cơ hội kinh doanh trên toàn cầu hoặc ở các quốc gia ngoài nước

- Các chức năng chính của bộ phận kinh doanh quốc tế là:

Nghiên cứu thị trường quốc tế: Đánh giá thị trường quốc tế để hiểu nhu cầu,văn hóa, quy định và cơ hội kinh doanh trong các quốc gia khác nhau đặc biệt là cácthị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Philippines và một số thị trường khácnhư Ấn Độ, Mỹ, Anh

Phát triển chiến lược tiếp thị quốc tế: Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáođặc biệt cho thị trường quốc tế để thu hút khách hàng và mở rộng mối quan hệ kinhdoanh ở nước ngoài là các thị trường mà công ty đang nhắm đến Đông Nam Á nhưThái Lan, Lào, Philippines và một số thị trường khác như Ấn Độ, Mỹ, Anh Xây dựng mối quan hệ quốc tế: Tạo và duy trì mối quan hệ với các đối tác, nhàcung cấp, và đối tác kinh doanh ở các quốc gia khác

Phát triển chiến lược xuất khẩu và nhập khẩu: Đảm bảo rằng sản phẩm hoặcdịch vụ của công ty Vinacen có thể được xuất khẩu hoặc nhập khẩu một cách hiệuquả và tuân thủ các quy định quốc tế

Trang 34

Thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế: Tổ chức và thực hiện các hoạtđộng bán hàng, quảng cáo, và tiếp thị ở các thị trường quốc tế.

Quản lý rủi ro và tuân thủ quy định quốc tế: Đảm bảo rằng công ty Vinacenluôn tuân thủ các quy định và quy tắc kinh doanh quốc tế và quản lý các rủi ro liênquan đến hoạt động quốc tế nơi mà có các hoạt động kinh doanh của Vinacen.b) Phòng sản xuất:

Theo dõi tình hình sản xuất, tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm để cung ứngsản phẩm ra thị trường Phòng sản xuất cũng chịu trách nhiệm về việc quản lý bộphận Xưởng và bộ phận R&D

c) Bộ phần quản lý xưởng:

Có nhiệm vụ quản lý, giám sát, kiểm tra, rà sát các hoạt động sản xuất của phânxưởng cũng như quản lý các trang thiết bị xem xét tình hình như độ hư hỏng tạiphân xưởng để kịp thời báo cáo việc hư hỏng để khắc phục và sửa chữa tránh tìnhtraạg hư hại thêm hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng tiến độ tạo ra sản phẩm cungcấp cho khách hàng

d) Bộ phận R&D:

Có nhiệm vụ nghiên cứu sản phẩm để tạo ra các sản phẩm ngày càng tiến bộhơn phù hợp với các yêu cầu khắt khe của khách hàng Ngoài ra bộ phận R&D cònphải nghiên cứu các phát minh khoa học để có thể áp dụng vào việc tạo ra các sảnphẩm mới đáp ứng được các nhu cầu khách hàng nhưng vẫn phải tối ưu chi phí sảnxuất

e) Phòng Kế toán:

Đảm nhận nhiệm quản lý 2 bộ phận trong phòng ban một là Bộ phận quản lýnhân sự và hai Bộ phận kế toán

- Phòng Kế toán có chức năng một số chức năng quan trọng như sau:

Quản lý ghi chép tài chính: Phòng kế toán thực hiện ghi chép, sắp xếp và báocáo về các giao dịch tài chính của công ty Vinacen, bao gồm thu, chi, công nợ, vàcác khoản tài sản và nợ

Lập báo cáo tài chính: Phòng kế toán chuẩn bị báo cáo tài chính như báo cáolãi/lỗ, báo cáo tài sản và nợ, và báo cáo dòng tiền cho Giám Đốc hoặc phó Giám

Trang 35

đốc Những báo cáo này cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá hiệu suất tàichính của công ty.

Thực hiện kiểm toán và đảm bảo tuân thủ: Phòng kế toán hỗ trợ trong quá trìnhkiểm toán nội bộ hoặc bên ngoài để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ của thôngtin tài chính

Quản lý thuế: Phòng kế toán đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy định thuế

và thực hiện kế hoạch thuế hiệu quả

Phân tích dữ liệu tài chính: Phòng kế toán thực hiện phân tích số liệu tài chính

để cung cấp thông tin cho Giám đốc hoặc phó Giám đốc về hiệu suất kinh doanh và

đề xuất cải tiến

Quản lý nguồn vốn: Phòng kế toán theo dõi và quản lý nguồn vốn của tổ chức,bao gồm việc quản lý tiền mặt, đầu tư, và tài chính dài hạn

Bộ phận quản lý nhân sự: Có vai trò vô cùng quan trọng và được xem là huyếtmạch của công ty Vì khi có những nguồn nhân sự chất lượng thì công ty sẽ hoạtđộng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn ngược lại khi công ty có nguồn chất lượng khôngđảm bảo hoặc yếu thì quá trình hoạt động của công ty có dấu hiệu sa suốt điều nàyđược thể hiện rõ trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp Ngoài ra bộ phận quản

lý nhân sự còn phải báo cáo chất lượng nhân sự cho Giám đốc hoặc phó Giám đốcmột các thường xuyên từ đó Giám đốc sẽ đưa ra quyết định sa thải hoặc tuyển dụngthêm nhân sự mới cho công ty

 Bộ phận kế toán: có nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý tài chính và tàisản của tổ chức

f) Phòng IT :

Là một bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và duy trì các hệ thống, máy tính, vàcông nghệ thông tin liên quan đến hoạt động mua bán các sản phẩm của công ty.Chức năng của phòng IT chủ yếu liên quan đến công nghệ thông tin và các hệ thống

kỹ thuật số của công ty

Nhận xét đánh giá cơ cấu tổ chức của công ty:

Vì đây là một doanh nghiệp nhỏ nên một số bộ phận sẽ đảm nhận nhiều côngviệc từ bộ phận khác Điều này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí là tập trungviệc phát triển sản phẩm để tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu khách

Trang 36

hàng ngày càng cao như hiện nay Tuy phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng một lúcnhưng các bộ phận đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của mình Từ đó đẩymạnh các hiểu quả làm việc giữa các phòng ban với nhau

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Vinacen.

Công ty Vinacen đã trải qua một sự phát triển nhanh chóng kể từ khi bắt đầuhoạt động Diện tích phân xưởng sản xuất là 386 m2 vào năm 2015, với 3 dâychuyền sản xuất hoạt động và năng suất đạt 224,000 m2 nhựa ốp/năm Vào năm

2020, công ty đã mở rộng diện tích thêm 34m2 tức là diện tích bấy giờ là 420 m2 và

đã hoạt động 4 dây chuyền sản xuất, sản phẩm đạt 420,000 m2 nhựa ốp/năm Năm

2022, công ty đã tiếp tục mở rộng diện tích lên đến 500 m2 và bắt đầu vận hành 5dây chuyền với năng suất đáng kể là 700,000 m2 nhựa ốp/năm Điều này thể hiện

sự quyết tâm của công ty trong việc đầu tư và phát triển diện tích phân xưởng sảnxuất cùng với việc áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại để nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm Cụ thể, công ty luôn cập nhật các công nghệ sản xuất

và vật liệu trang trí từ Châu Âu, đặc biệt từ Thuỵ Sĩ, nghiên cứu và tung ra thịtrường những mẫu sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thịtrường, và thưởng cho các nhân viên đạt thành tích xuất sắc nhằm thúc đẩy năngsuất và tinh thần làm việc Tất cả những thành tích đạt được ở trên điều được thểhiện rõ thông qua kết quả hoạt động của công ty Vinacen dưới đây:

Trang 37

Đơn vị (VND)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chênh lệch năm 2021/2020 Chênh lệch năm 2022/2021 Giá trị % Giá trị %

1 Doanh thu bán hàng và

CCDV 18,099,253,308 19,004,215,973 44,243,170,605 904,962,665 5% 25,238,954,632 133% 2.Các khoản giảm trừ 35,393,492 42,472,190 106,180,476 7,078,698 20% 63,708,286 150%

3 Doanh thu thuần 18,063,859,816 18,961,743,783 44,136,990,129 897,883,967 5% 25,175,246,346 133%

9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 232,759,770 214,138,988 446,898,758 -18,620,782 -8% 232,759,770 109%

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt

Trang 38

Từ năm 2020 đến năm 2022, Công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen đã trảiqua một số biến động quan trọng trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh:

Doanh thu thuần: Trong ba năm, doanh thu thuần của công ty tăng lên đáng kể.Năm 2022, đặc biệt, là năm có doanh thu thuần lớn nhất với 44,243,170,605 đồng

so với năm 2021 thì tăng lên đến 133% đây là điều đáng mừng vì sau đại dịch đaphần các công ty nhỏ hoặc siêu nhỏ đều chết hoặc không có lợi nhuận Tuy năm

2021 vẫn còn dịch Covid-19 nhưng nhờ sự thúc đẩy của chính phủ về việc tiếp cầnvới các vốn vay với lãi suất thấp doanh nghiệp đã dần phục hồi so với năm 2020 là5% tuy đây chỉ là mức tăng nhẹ nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng và là bànđạp để có những bước tiến vượt bật như năm 2023

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán tăng theo doanh thu năm 2020 tính theo tỷtrọng là khoảng 77% năm tiếp theo là năm 2020 thì tăng lên 78% điều này thể hiệnviệc quản lý chi phí sản xuất không được tốt do vẫn tăng đều theo mỗi năm Điềunày cũng dễ hiểu vì chi phí thuê nhân công cao do việc làm và tình trạng giãn cách

xã hội do dịch Covid -19 gây ra Năm 2022 có bước chuyển mình mạnh mẽ, giá vốntăng mạnh, nhưng tỷ trọng giá vốn trên doanh thu giảm xuống 68% Điều này chothấy công ty quản lý chi phí sản xuất đã có hiệu quả

Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng tăng trong ba năm liên tiếp do đầu tư vàobán hàng, phục vụ khách hàng và lấy lại thị phần Tăng cường chi phí này là việccần thiết để tăng cường tiếp cận và mở rộng thị trường, nâng cao doanh thu chocông ty

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này tăng mạnh vào năm 2022, gấp đôinăm 2021 Điều này cho thấy công ty đang đầu tư mạnh vào quản lý sản xuất vàkinh doanh, đồng thời quy trình sản xuất và quản lý kinh doanh cần được cân nhắc

Trang 39

Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế chịu sự tác động trực tiếp từ doanh thu

và chi phí Năm 2022, lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể, đặc biệt là mức tăng tới329% Điều này cho thấy việc quản lý khai thác các nguồn lực cũng như việc điềuchỉ lãi suất và các quyết định của chính phủ là chính xác tại thời điểm đó Tuy năm

2021 và năm 2020 lợi nhuận sau thuế âm nhưng việc trụ vững trước Covid-19 đã làmột điều đáng mừng của doanh nghiệp Công ty cần tiếp tục cân nhắc cách quản lýchi phí và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuậncao hơn

Tổng quan, Công ty Vinacen đã có sự phát triển tích cực trong giai đoạn từ 2020đến 2022, với doanh thu và lợi nhuận tăng Tuy nhiên, việc quản lý chi phí và đầu tưquá mạnh mẽ vào quá trình sản xuất và kinh doanh có thể là một mối quan tâm để tối

ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo sự bền vững trong tương lai

2.2.1 Tình hình về tài sản của công ty.

Số

TT Tên thiết bị Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chênh lệch năm 2021/2020 Chênh lệch năm 2021/2020 Giá trị % Giá trị %

Bảng 2.2 Trang thiết bị văn phòng

Công ty có văn phòng đặt tại địa chỉ 04 Nhơn Hòa 22, Phường Hòa An, QuậnCẩm Lệ, TP Đà Nẵng, được trang bị đầy đủ trang thiết bị văn phòng Diện tích mặt

Trang 40

bằng văn phòng rộng rãi với 120m², đáp ứng đầy đủ các nhu cầu làm việc của côngnhân viên tại công ty nó cũng đủ lớn để phục vụ nhu cầu khác như phân phối sảnphẩm của công ty Công ty cũng sở hữu các phương tiện bao gồm 1 xe tải chở hàng

và 1 xe ôtô Xưởng sản xuất của công ty nằm tại Đường số 10, Khu Công nghiệpHòa Khánh, Đà Nẵng Trong nhà máy có đầy đủ các máy móc và thiết bị sản xuấtnhư máy sản xuất hàng, máy pha màu, máy phun sơn, máy dập, máy cắt, máy đónggói, và bộ mẫu.Tất cả các tài sản và cơ sở vật chất này đảm bảo hoạt động sản xuất,kinh doanh và phân phối sản phẩm của công ty, cung cấp điều kiện làm việc tốt đểnâng cao hiệu suất của nhân viên Ngoài ra tại văn phòng công ty tại 04 Nhơn Hòa

Điện thoại di động:

Số lượng điện thoại di động tăng từ 6 máy năm 2020 lên 7 máy năm 2021 vàduy trì ở mức 7 năm 2022 Chênh lệch giá trị giữa năm 2021 và năm 2020 là 1chiếc, tương đương với tăng trưởng 16,67% Và không có thay đổi giữa năm 2021

và năm 2022 Tất cả các máy đều đang trong tình trạng hoạt động tốt và chưa hưhỏng nên số lượng không giảm xuống Số lượng nhân viên năm 2020 và năm 2021

có thay đổi và tăng lên nên bắt buộc công ty phải bổ sung một máy điện thoại diđộng để nhân viên cho thể hoàn thành công việc của mình

Ngày đăng: 22/02/2024, 09:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w