1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của phật giáo dưới triều lý

67 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Dưới Triều Lý
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 268,71 KB

Nội dung

Trong thực tế ít nhất về mặt hìnhthức Đạo Phật vẫn bị chi phối bởi định luật vô thường biến dịch của các pháp thếgian là có và không, thịnh và suy, vinh và nhục, khen và chê...Theo dòng

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

Chương 1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM 5

1.1 Bối cảnh lịch sử thời Lý 5

1.2 Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 7

1.2.1 Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ 8

1.2.2 Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Trung Quốc 12

Chương 2 GIỚI THIỆU CÁC HIỆN VẬT VỀ PHẬT GIÁO THƠI LÝ TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA 14

2.1 Giới thiệu khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 14

2.2 Một số hiện vật về Phật giáo thời Lý được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 17

2.2.1 Pho tượng Adiđà 17

2.2.2 Tượng Kim cương 19

2.2.3 Một số hiện vật điêu khắc đá 20

Chương 3.ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO DƯỚI TRIỀU LÝ 22

3.1 Nguyên nhân Phật giáo triều Lý phát triển hưng thịnh 22

3.1.1 Những ông vua kiêm thiền sư 22

3.1.2 Những Thiền sư là quốc sư 24

3.1.3 Các thần dân là Phật tử 25

3.2 Tiền đề kinh tế cho sự phát triển của Phật giáo triều Lý 27

3.2.1 Về kinh tế nông nghiệp 27

3.2.1.2 Sản xuất nông nghiệp và làm thủy lợi 28

Trang 2

3.2.1.3 Về thủ công nghiệp 29

3.2.1.3 Thủ công nghiệp nhà nước 29

3.2.1.4 Thủ công nghiệp nhân dân 29

3.2.1.5 Các ngành nghề khác 29

3.2.2 Về thương mại: 30

3.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với chính trị triều Lý 31

3.3.1 Tổ chức chính quyền 31

3.3.2 Tinh thần nhân ái, khoan dung trong luật pháp 31

3.3.3 “Yêu dân như con” là đạo trị nước của triều Lý 33

3.3.4 Mềm dẻo, linh hoạt và nhân văn trong chính sách đối ngoại 34

3.4 Ảnh hưởng Phật giáo đến văn hóa – xã hội thời Lý 34

3.4.1 Về phương diện văn học 35

3.4.2 Về phương diện mỹ thuật thời Lý 38

3.4.3 Sự dung hòa các hệ tư tưởng qua triều Lý 42

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phật giáo là một tôn giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở

miền bắc Ấn Độ vào cuối thế kỷ VI TCN và nó được truyền bá vào Việt Nam quamột hành trình dài

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trên dưới hai ngàn năm Giáo lý đạo Phật đã

ăn sâu, hội nhập vào các mặt sinh hoạt trong đời sống nhân dân từ tư tưởng vănhóa đến chính trị xã hội Trải qua nhiều thời đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần Đạo Phật

có lúc được xem là quốc giáo của dân tộc Tuy nhiên không phải lúc nào Đạo Phậtcũng ở đỉnh cao của sự hiện hữu và phát triển Trong thực tế ít nhất về mặt hìnhthức Đạo Phật vẫn bị chi phối bởi định luật vô thường biến dịch của các pháp thếgian là có và không, thịnh và suy, vinh và nhục, khen và chê

Theo dòng thời gian người Việt nam chúng ta càng ngày càng nhận thức thấuđáo hơn về giá trị của văn hoá Phật giáo trong nền văn hoá chung của dân tộc.Muốn hiểu sâu về văn hoá dân tộc không thể không hiểu sâu về văn hoá Phật giáo.Nói đến Phật giáo chúng ta không thể không nói đến Phật giáo thời Lý Đây là thời

kỳ mà có thể cho là cực thịnh nhất trong quá trình Phật giáo tồn tại ở Việt Nam.Phật giáo lúc này trở thành quốc giáo Phật giáo giữ vai trò là một trụ lớn của hệ tưtưởng và văn hóa Việt Nam

Chính vì tầm ảnh hưởng và vai trò to lớn của Phật giáo dưới triều Lý nên tôi đã

quyết định lựa chọn đề tài: Ảnh hưởng của Phật giáo dưới triều Lý nhằm tìm hiểu

Phật giáo thời kỳ này có nét đặc sắc nào mà lại có thể trở thành một trong nhữngcội nguồn sức mạnh, là sức sống tinh thần và vũ khí tinh thần của con người Việtdưới thời Lý trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc để xâydựng và bảo vệ nhà nước thống nhất, độc lập dưới thời nhà Lý

Nghiên cứu đề tài trên còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, nó gópphần tìm hiểu tinh hoa tư tưởng và văn hóa dân tộc trong quá khức, giúp chúng ta

Trang 4

tìm hiểu tính cách con người Việt Nam trong lịch sử, từ đó phát huy truyền thốngvăn hóa của dân tộc, có những biện pháp khắc phục thích hợp những mặt hạn chế

để có thể đưa đất nước ta ngày một phát triển hơn nữa

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: góp phần làm rõ, đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống về tầm ảnhhưởng quan trọng của Phật giáo Việt Nam dưới triều Lý Từ đó có thể phân tíchđược vai trò tích cực của Phật giáo đối với văn hóa tinh thần Việt Nam trên cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng dưới triều Lý

3 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài góp phần vào việc cung cấp cho mọi người những kiến thức lịch sử vềquá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và lý do tại sao Phật giáo dưới triều

Lý lại phát triển hưng thịnh đến mức trở thành quốc giáo Từ đó mọi người sẽ được

bổ sung và hoàn thiện kiến thức của mình về tầm ảnh hưởng sâu rộng của Phậtgiáo dưới triều Lý

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hường của Phật giáo phản ánh quacác hiện vật về triều Lý được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia từ đó cóthể cho chúng ta hiểu hơn về vai trò, vị trí của Phật giáo dưới triều Lý

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát điều tra thực địa: xem xét, tìm hiểu về một số hiện vậttại Bảo tàng và đến một số ngôi chùa để có một cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn

về Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu: đây là phương pháp chủ yếu

sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài Trên cơ sở những tài liệu như sách báo,tạp chí, mang internet… tiến hành phân tích, xử lý, chọn lọc thông tin phù hợp với

đề tài

- Phương pháp tổng hợp, so sánh: phương pháp này có tác dụng hệ thống hóa,tổng hợp lại các vấn đề để từ đó đưa ra được những kết luận chính xác, tổng hợpnhất về tầm ảnh hưởng của Phật giáo dưới triều Lý

6 Kết cấu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì bài viết gồm 3 chương:

Chương 1: Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam

Chương 2: Giới thiệu sơ lược về các hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng lịch

sử Quốc gia

Chương 3: Ảnh hưởng của Phật giáo dưới triều Lý

Trang 6

Chương 1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM1.1.Bối cảnh lịch sử thời Lý

Triều Lý được bắt đầu từ khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm

1009 kết thúc năm 1225, trải qua 9 đời vua tổng cộng là 216 năm Đây là một triềuđại tồn tại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, và cũng là một trong nhữngtriều đại phát triển rực rỡ về quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

Người có công lao lớn nhất đối với vương triều Lý là Lý Công Uẩn - vị vuasáng lập ra vương triều nhà Lý và kinh đô Thăng Long Vua họ Lý, tên là CôngUẩn, người châu Cổ Pháp, thuộc đạo Bắc Giang, mẹ ông họ Phạm, sinh ông ở chùaTiên Sơn Khi ông 3 tuổi, ông được nhà sư Lý Khánh Văn chăm sóc nuôi dạy.Ngay từ nhỏ, Lý Công Uẩn đã tỏ ra thông minh và có chí khí khác người Nhờ sựnuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn đã trở thànhngười xuất chúng, văn võ song toàn, làm đến chức Điện tiền chỉ huy sứ Khi LêNgọa Triều (Lê Long Đĩnh) mất, quần thần tôn ông lên làm vua, dời đô về Đại La,đặt niên hiệu Thuận Thiên (1010) Vua kính trời, yêu dân, khoan dung tô dịch,

trong nước yên ổn thái bình Vua ở ngôi 18 năm, thọ 58 tuổi Vốn là người xuất

chúng, nhìn xa trông rộng, Lý Thái Tổ nhận thấy, muốn xây dựng quốc gia ĐạiViệt đàng hoàng, cần phải có một kinh đô có quy mô lớn làm trung tâm chính trị,kinh tế, văn hóa và cũng theo quan niệm cổ xưa phải hợp với phong thủy để quốcgia dân tộc được phát triển Bởi vậy, việc lớn đầu tiên là dời đô

Mùa Thu tháng Tám năm 1010, vua Lý Thái Tổ xuống chiếu chuyển kinh đô

từ vùng đất Hoa Lư ra Đại La (hay La Thành) nay là Hà Nội

Trang 7

Trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), có đoạn viết “ Nơi ấy (chỉ thành Đại La) được cái thế rồng cuộn , hổ ngồi, đã thuận ngôi Nam - Bắc – Đông - Tây lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng Dân

cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước Cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Năm 1010, Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra Đại La, thuyền đỗ ở dưới thành thấy “córồng vàng hiện lên thuyền ngự, nhân đó đổi tên Đại La thành Thăng Long” (ThăngLong có nghĩa là rồng bay lên) Tên gọi đó cũng ẩn chứa khát vọng mong muốnthịnh vượng, hòa bình, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam thời bấy giờ và mãi mãimuôn đời sau

Sau khi định đô ở Thăng Long Lý Thái Tổ cùng các quần thần đã gấp rút xâydựng những công trình cơ bản của kinh thành Thăng Long Đến đầu năm 1011 thìhoàn thành Cùng với khu vực kiến trúc cung điện, lầu gác trong hoàng cung,Thăng Long thời Lý còn xây dựng kinh thành gồm cả khu vực rộng lớn phốphường, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp

Trong lịch sử việt nam, triều Lý là một triều đại lớn, để lại nhiều dấu ấn sâu sắctrên nhiều lĩnh vực khác nhau, về chính trị đây là hai triều đại tiêu biểu của chế độquý tộc trị nước, về kinh tế, đây cũng là một trong hai triều đại điền trang, thái ấp,

về văn hóa, triều Lý được các nhà nghiên cứu ghép chung với triều Trần và lấy tênchung đó đặt cho cả một giai đoạn từ thế kỉ thứ X, thời Lý có mấy sự kiện nỗi bậtnhư sau:

Trang 8

- Năm 1164, nhà Tống đã buộc phải thừa nhận ta là một quốc gia riêng Từ đâyngười Trung Hoa gọi nước ta là An Nam quốc

- Tháng 3 năm 1071 toàn thắng trong trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt

đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lăng của nhà Tống đối với nước ta

Về Văn Hóa:

- Năm 1070, cho lập văn miếu (nơi thờ Khổng tử và các bậc tiền bối nhà Nho)

mở đường cho Nho học phát triển ở nước ta một cách mạnh mẽ hơn

- Năm 1075 mở khoa thi Nho học đầu tiên, từ đây thi cử nho học được coi làmột trong những cơ sở để tuyển lựa quan lại

Tuy nhiên lãnh thổ nước ta từ năm 1069 có được mở rộng hơn Năm nay đạiViệt đánh Chiêm Thành và gắn liền với thắng lợi trận này triều Lý đã chiếm củaChiêm Thành ba châu (Địa Lí, Ma Linh và Bố Chính) đối chiếu với bản đồ hiệnđại ba Châu này nay tương ứng với toàn bộ tỉnh Quảng Bình cộng với một phầnphía bắc tỉnh Quảng Trị Cùng với quy luật phát triển tự nhiên việc mở rộng lãnhthổ này ắt có thể làm cho danh số tăng nhiều hơn trước

Triều Lý trải qua các đời vua sau đây:

- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)1010 -1028

- Lý Thái Tông (Lý Phật Mã)1028 -1054

- Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn)1054 -1072

Trang 9

- Lý Thần Tông (Lý Dương Hoán)1128 -1138

- Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ)1138 -1175

- Lý Cao Tông (Lý Long Trát)1175 -1210

- Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sâm)1210 -1224

- Lý Chiêu Hoàng (Lý Phật Kim)1224 -1225

1.2 Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam

Phật giáo là một trào lưu triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷthứ 6 TCN ở bắc Ấn Độ Người sáng lập ra hệ thống triết học - tôn giáo này là TấtĐạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya

Vị thái tử này (khoảng 563-483 TCN) đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từnăm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vươnggiả, nhưng trong một đêm tháng Hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hoàngcung đi tìm chân lý Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xácnhưng không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 48 ngày nhập định, Tất Đạt Đangộ rõ căn nguyên sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau,

và đề ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ đó cho chúng sinh, bằng học thuyết “Nhânduyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo”.Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm tinh thầntrong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác

Giáo lý nhà Phật tuy có nhiều tông phái khác nhau, nhưng tựu trung nhữngđiểm được đề cập sau đây vẫn là những nền tảng cơ bản

Thế giới, vũ trụ, theo quan niệm Phật giáo, là luôn vận động, biến đổi, các biếnđổi diễn ra nhanh như chớp mắt, và thế giới thì không có trước, không có sau, vôthủy, vô chung Đó cũng chính là lẽ vô thường, tức không có gì là tồn tại cố định,

mà có đó, mất đó Con người cũng thuộc dòng chảy không ngừng đó, nên không gì

là bản thân ta cả, tức vô ngã Những biến đổi này, nói theo ngôn ngữ hiện đại, là do

Trang 10

tự thân vận động, không xuất phát từ bên ngoài, mà từ lẽ nhân duyên, theo luậtnhân quả, nghiệp báo Tùy thuộc vào nghiệp báo mà biến đổi của các sinh linh diễn

ra trong cõi phàm và siêu phàm, hoán chuyển từ cõi này sang cõi kia, đó là luânhồi

Nhân sinh quan Phật giáo xuất phát từ quan niệm cho rằng đời là bể khổ, vànguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử, là những ham muốn nhục dục, xuất phát

từ sự che lấp trí tuệ bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), làm cho ta cố chấptrong việc phân biệt cái ta và cái khác ta, dẫn đến thái độ “ngã chấp”, trọng cái ta,khiến con người ta vô minh Muốn thoát khỏi bể khổ thì phải diệt dục, nhẫn nhục,

từ bi, hỉ xả, hy sinh, đi theo con đường của bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tưduy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánhđịnh

Những giáo lý mang nặng tính triết lý, đạo đức này đã có một ảnh hưởng sâurộng lên phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc, trong đó cóViệt Nam ta

1.2.1 Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ

Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật rakhông phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn

Độ Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyênsâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này

Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 179 TCN, vàlập thành quận Giao Chỉ Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhàHán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai quận là Giao Chỉ

và Cửu Chân

Trang 11

Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là LuyLâu, Lạc Dương và Bành Thành Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng không ghi nhậnđược rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ cóLuy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạpcho việc hình thành hai trung tâm kia

Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quantrọng và phồn thịnh Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao Châu làrất sớm, có lẽ từ đầu công nguyên

Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã có được sự giao thương mạnh mẽ với TrungĐông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấpnguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này Họ giong buồm, theo gió mùatây nam mà đi về đông Họ đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếpđường biển hay đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa Trong khi đợi gió mùađông bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần nhữngnét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ màcác thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phùtrợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trungtâm Phật giáo Luy Lâu

Một số chứng liệu, lập luận đáng chú ý khác cũng củng cố nguồn gốc khởi thủysớm sủa từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Trung Hoa Theo đóthì vào thời kỳ nhà Hán, Khổng và Lão giáo, đặt biệt là Khổng giáo, đã rất mạnh,giới trí thức Khổng, Lão đã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ vớinhững chuẩn mực đạo đức, xã hội của Khổng, Lão Do đó mà Phật giáo rất khó để

có thể thâm nhập Người Hán muốn đưa Phật giáo vào, sau đó đã phải mượn thuyết

“hóa Hồ” để dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc này [2] Trong khi đó, ở

Trang 12

Giao Châu, Phật giáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian, nên việc thâmnhập không gặp trở ngại, mà lại còn dễ dàng và nhanh chóng

Vào thời đó, dù từ Trung Hoa đã có con đường bộ đi đến Ấn gần hơn đườngbiển, nhưng con đường xuyên qua Trung Á lại chứa đựng nhiều hiểm nguy, vàđường biển lại là con đường an ninh hơn, không có núi non, sa mạc, hay cướp bóc,giết chóc Bằng chứng là vào đầu thế kỷ thứ tư, con đường bộ đã dễ đi hơn, nhưngđến cuối thế kỷ này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn, và đến tận thế kỷ thứbảy, Huyền Trang đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan mới đi trọn vẹncon đường

Ngoài ra còn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của Phậtgiáo Việt Nam Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự, Lý hoặcluận của Mâu Tử (165? 170? -?) đã được viết ở Giao Chỉ, chứ không phải ở mộtnơi nào khác sâu trong nội địa Hán Thứ hai, vào thế kỷ thứ hai, ở Giao Chỉ đã cómột tăng đoàn đến 500 vị và khoảng 15 bộ kinh, trong khi đến thế kỷ thứ ba ở Hánmới có tăng đoàn

Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền tín ngưỡng bản địa Đối với ngườidân nơi nàỵ, Ông Trời là một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt

kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác Quan niệm này khiến cưdân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật Ngoài ÔngTrời, họ cũng quan niệm có những vị thần thánh khác như Thần Sấm, Thần Mưa…như là những thủ hạ của Ông Trời Họ cũng coi Ma Xó là linh hồn của người chếtcòn tồn tại quẩn quanh trong nhà để phù trợ cho gia đình Điều này làm cho họcảm thấy dễ gần gũi khi thuyết luân hồi tiếp xúc với họ Người Giao Chỉ cũng tinvào nguồn gốc con rồng cháu tiên của mình Thêm vào đó, trong thời đại lịch sửnày, người Giao Chỉ không hề là những tín đồ trung kiên của Khổng, Lão giáo, nên

sự thâm nhập của Phật giáo không gặp phải sự cản trở có ý thức

Trang 13

Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng bản địa có sẵn với những sinh hoạt văn hóa, giáo lý

cơ bản của Phật giáo đã hình thành nên một loại tín ngưỡng Phật giáo bình dântrong thế kỷ đầu tiên của công lịch

Người Giao Chỉ xưa quan niệm Phật như là một vị Bụt (xuất phát từ “Buddha”),

có phép thần thông, nghe và biết mọi chuyện như Ông Trời, nhưng Bụt không ởtrên cao, mà thân cận với mọi người Bụt hiện ra dưới nhiều hình thức để cứungười, giúp đời Bụt thương người nhưng không trừng phạt kẻ ác như Ông Trờivẫn làm Phép Bụt là biểu hiện của quan niệm về Pháp trong thời kỳ này Đó làphép thần thông của Bụt Mà cũng là những điều người ta làm theo nếu tin vàoBụt, như đọc tam quy, cúng dường, bố thí… Pháp cũng là niềm tin vào nghiệp báo,luân hồi, linh hồn bất diệt Quan niệm về Tăng khi đó chỉ dừng lại ở tăng môn,chưa phải tăng đoàn Đó là những tu sĩ khoác áo vàng Đầu cạo trọc, rời bỏ giađình, của cải, thờ Bụt, đọc kinh Phạn Quan niệm về nghiệp báo, luân hồi là ở sựlàm lành gặp lành Người ta cũng quan niệm về từ bi, về công đức Làm công đứccho kiếp sau được tốt đẹp là dâng thức ăn cho tăng môn, bố thí cho người nghèokhó Quan niệm tiết dục cũng là ở chỗ bỏ bớt những hưởng thụ cho riêng mình, đểcho người khốn khó

Vào thế kỷ thứ hai, sự thâm nhập của Phật giáo đã ở vào một giai đoạn mới Đãhình thành tăng đoàn, công việc hành đạo từ đó mà cũng đi vào tổ chức, các tăng sĩbắt đầu dịch kinh, sáng tác, chùa chiền cũng đã được xây cất Ở thế kỷ này, sựhành đạo cũng gặp một ít trở ngại từ phía những người ủng hộ Khổng, Lão Tuynhiên, điều đó không thể ngăn cản được ảnh hưởng của Phật giáo vì nó đã thâmnhập vào dân gian

Tích Quang và Nhâm Diên là hai thái thú của hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.Hai người này đã đẩy mạnh việc truyền bá văn hóa Hán cả trong sinh hoạt kinh tế,phong tục tập quán, lẫn trong việc giáo dục, văn học Đến đời thái thú Sĩ Nhiếp thìHán học phát triển rất mạnh, nhưng chính điều này lại đóng vai trò lớn trong việc

Trang 14

truyền bá tư tưởng, văn hóa Phật giáo Việc ra đời của Lý hoặc luận, hay kinh Tứthập nhị chương, những tác phẩm Phật học viết bằng Hán tự, là minh chứng chođiều này

Những kinh điển đầu tiên được phiên dịch (như Tứ thập nhị chương) là đãnhắm vào người xuất gia, chứ không phải vào quần chúng Phật tử trong dân gian,

do xuất phát từ một thực tế là sự du nhập và định hình Phật giáo giai đoạn này đãmang tính học thuật chuyên sâu hơn Điều này cũng được thể hiện thông qua hệthống quan niệm giáo lý đã mang nhiếu nét kinh kệ hơn trước

Quan niệm về Phật thì vẫn nối tiếp tín ngưỡng bình dân về Phật trong thế kỷ trước,nhưng đã mang màu sắc Hán hơn khi những khái niệm của Khổng, Lão được đưavào Trong Lý hoặc luận, Phật đã được trình bày như nguyên tổ của Đạo và Đứcnhưng vẫn mang màu sắc biến hóa thần thông Về Pháp, giới Phật tử trí thức cócách quan niệm gần với “đạo” (sau thành “đạo pháp”) Trong giới Phật tử dân dã,pháp vẫn là phép Phật, là phép tam quy, ngũ giới, cúng dường Tăng đồ thì coi đạonhư lời Phật dạy về vô thường, vô ngã, cách giữ tâm gìn ý, tu chứng Niết bàn.Quan niệm về tăng là phải thực hiện 250 giới luật, cạo đầu, y vàng, từ bỏ tài sản,khất thực, hóa đạo Ni giới chưa có vào lúc này

Vào thời kỳ này, Niết bàn đã là mục đích của người xuất gia Luân hồi vànghiệp báo vẫn tiếp tục tồn tại trong tín ngưỡng dân gian Quan niệm vô ngã đãđược nói đến trong Tứ thập nhị chương, nhưng chưa phổ biến lắm trong trong dângian, có lẽ vì bị xem như mâu thuẫn với quan niệm linh hồn bất tử

Tinh thần hòa đồng giáo lý là nét nổi bật trong sự du nhập và định hình Phậtgiáo Giao Châu trong thế kỷ thứ hai này Phật giáo thâm nhập vào đây một cách

êm thấm, không có sự chống đối của tín ngưỡng dân gian Tuy Phật giáo cũng phải

có một ít nỗ lực trước giới cai trị Hán tộc, nhưng không bằng sự phản kháng, màbằng sự hòa đồng Điều này xuất phát từ tinh thần cởi mở của Phật học, và Phật tử

Trang 15

là không những đã sử dụng được từ ngữ Nho, Lão để truyền bá Phật giáo, mà cònlàm cho nghững người theo Khổng, Lão thấy được chiều sâu của Phật học

1.2.2 Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Trung Quốc

Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc mở đầu vào năm 207 TCN, Triệu

Đà xâm lược Âu Lạc, sát nhập vào nước Việt Nam Sau đó năm 111 TCN nhà Hánxâm lược nước Nam Việt, trong đó có cả nước Âu Lạc Từ đây văn hóa TrungHoa, Nho giao, Đạo giáo và Phật giáo Đại thừa của Trung Hoa dồn dập xâm nhậpvào Việt Nam ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, chế độ phong kiến đề cao nhàvua và tầng lớp quan lại, quý tộc (vương quyền) đã dễ dàng tiếp thu Phật giáo Đạithừa (thần quyền) Đó là việc đề cao tôn thờ Đức Phật Thích Ca tối cao, vừa tônthờ tầng lớp các vị Bồ Tát bên dưới

Trung tâm Luy Lâu đã trở thành nơi trung chuyển Phật giáo từ Ấn Độ sangTrung Hoa Luy Lâu sớm có các nhà sư Ấn Độ đến truyền kinh Phật bằng tiếngPhạn Điều đó hấp dẫn các nhà sư Trung Quốc khi sang Ấn Độ, phải sang Luy Lâuhọc chữ Phạn và tìm hiểu Phật giáo qua các nhà sư Ấn Độ Ngược lại văn hóaTrung Hoa truyền sang, chữ Hán được phổ biến, đã khiến các nhà sư Ấn Độ muốnsang Trung Hoa truyền đạo, các vị sư cũng phải qua Luy Lâu học chữ Hán và tìmhiểu về Trung Quốc Sự giao thoa đó đã dẫn đến một thời kì có sự lựa chọn, dunghòa giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa

Thế kỷ I, II SCN ở Luy Lâu đã có sư Mâu Bác, Khương Tăng Hội, Khâu Đà La,Mahaky đến truyền đâọ Phật Kinh điển văn bản của Thiền tông là kinh Lăng giả,kinh giải thích mối quan hệ giữa Phật tinh và nhân tâm Thiền tông đề cao tamgiới, phủ nhận sự tồn tại của ngoại giới Thiền tông không tính đến tìm Phật cõiNiết Bàn xa xôi mà tìm Phật ngay trong tâm Phật tại tâm, tâm là Niết Bàn, là Phật.Quốc sư yên Tử nói với Trần Thái Tông: “Núi vốn không có Phật, Phật là ở nơitâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân thật” Tu theo Thiền tông đòi hỏi nhiều công

Trang 16

phu và khả năng trí tuệ, do vậy mà chỉ phổ biến ở giới trí thức thượng lưu Năm

580, tăng sĩ người Ấn Độ tên là Tì Ni Đa Lưu Chi sang Giao Châu đến Luy Lâuvào tu Phật ở chùa Pháp Vân, sau đó về tu ở chùa Trấn Quốc Các tăng sĩ ViệtNam đến thụ giáo với thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi khá đông như: Pháp Hiền, VạnHạnh, Từ Đạo Hạnh, Thanh Biện Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Tông sang GiaoChâu, tu ở chùa Kiến Sơ (Phù Đổng – Bắc Ninh) lập ra dòng thiền Quan Bích VôNgôn Thông

Cùng với Thiền Tông, Tịnh Độ tông cũng đã sớm qua Trung Quốc truyền vàonước ta Tịnh Độ tông chủ truông dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu giúpchúng sinh thoát khổ Đó là việc hướng họ đến một cõi Niết Bàn cụ thể là cõi Tịnh

độ, được hình dung là một cõi cực lạc do Đức Phật Adiđà cai quản Chỉ cần niệmđến tên Ngài là mọi phiền não, tội lỗi đều tan hết :”Nhất Cú Di Đà tiêu vạn tội” Tutheo Tịnh Độ tông là “hạnh trụ tọa tâm, bất uy nghi, nhất tâm bất loan quán tưởngđức Adiđà” nghĩa là không cần đến bàn thờ uy nghi chỉ cần trụ vững hạnh kiểmtốt, toàn niệm tên Đức Adiđà là có thể vãng lai sinh về thế giới cực lạc Thực chấttriết lý cơ bản của Tịnh Độ tông cũng là Phật ở trong tâm Hình dung cụ thể vềNiết Bàn là để có đích mà hướng tới, cúng tượng Phật và niệm danh Phật là đểthường xuyên nhớ tới lời dạy của người mà làm theo Nhờ cách tu đơn giản nhưvậy, Tịnh Độ tông đã trở thành Phật giáo của giới bình dân và phổ biến trên toàncõi Việt Nam, đâu đâu cũng gặp người dân tụng niệm :”Nam mô Adiđà Phật”,tượng Adiđà cũng thuộc loại tượng Phật lâu đời và phổ biến hơn cả

Mật tông là tông phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí như dùnglinh phù, mật chú, ấn quyết để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ vàgiải thoát Phật giáo Mật tông từ Tây Tạng qua con đường Vân Nam vào ViệtNam Phật giáo Mật tông du nhập vào nước ta không tồn tại như một tông pháiriêng, độc lập mà nhanh chóng hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian, đạo giáo phù

Trang 17

thủy với những truyền thống cầu đồng, dùng phấp thuật, yểm bùa, trị tà ma và chữabệnh.

Phật giáo du nhập vào nước ta cho đến đời Đường, lúc mà Phật giáo cực thịnh ởTrung Quốc, thì cũng là lúc Phật giáo Giao Châu phát triển mạnh Đại La trở thànhtrung lâm đầu mối Phật giáo ở Giao Châu, nhiều vị tăng người Việt xuất hiện.Tầng lớp nhà sư người Việt này đóng vai trò tiền thân cho các tầng lớp các nhà sưngười bản địa sau này lĩnh sứ mạng đáng kể vào văn hóa chính trị khi đất nướcgiành được quyền độc lập tự chủ

Trang 18

Chương 2

GIỚI THIỆU CÁC HIỆN VẬT VỀ PHẬT GIÁO THƠI LÝ TẠI

BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA2.1 Giới thiệu khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quốc gia được thành lập tháng 9 năm 2011 trên cơ sở sáp nhậpBảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam với nội dung trưngbày, giới thiệu toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời kì Tiền sử đến nay Tuy nhiên, để có một Bảo tàng Lịch sử quốc gia như ngày hôm nay chúng takhông thể không nhắc đến bề dày lịch sử của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảotàng Cách mạng Việt Nam

Trước hết, chúng ta đến với lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Lịch

sử Việt Nam Bảo tàng Lịch sử Việt Nam do người Pháp xây dựng năm 1926 vàkhánh thành năm 1932 mang tên Bảo tàng Louis Finot trưng bày về nghệ thuậtPhương Đông Năm 1958, chính phủ Việt Nam chính thức tiếp quản công trình vănhóa này và xúc tiến nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật và chuyển đổinội dung từ một bảo tàng mang tính nghệ thuật sang tính chất của một bảo tàngthuộc loại hình lịch sử xã hội Sau 5 tháng chỉnh lý nội dung trưng bày, ngày3/9/1858, Bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan giới thiệu về lịch sửViệt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945

Công trình kiến trúc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam do người Pháp xây dựng từnăm 1917, trước đây là Sở thương chính Đông Dương Năm 1954 miền Bắc giảiphóng, Bộ Chính trị giao cơ sở này và thành lập Bảo tàng Cách mạng Sau một

Trang 19

thời gian chỉnh lý, ngày 6/1/1959, Bảo tàng chính thức mở cửa đón khách thamquan giới thiệu về lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến nay

Phần trưng bày ngoài trời với những hiện vật thể khối lớn cũng tạo nên nét đặctrưng của Bảo tàng Lịch sử quốc gia Phía trước Bảo tàng giới thiệu sưu tập hiệnvật từ triều Lý đến triều Nguyễn và phía sau Bảo tàng là sưu tập hiện vật thuộc vănhóa Champa

Bên cạnh hệ thống trưng bày thường xuyên, hàng năm, Bảo tàng lịch sử quốcgia còn tổ chức từ 2 đến 4 cuộc trưng bày chuyên đề để giới thiệu những sưu tập cổvật đặc sắc, quý hiếm, và những nội dung lịch sử mà hệ thống trưng bày cố địnhchưa thể hiện được một cách toàn diện, sâu sắc nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,học hỏi của mọi đối tượng công chúng Chính những trưng bày chuyên đề này đãgóp phần làm bảo tàng luôn có sự đổi mới, sống động và hấp dẫn khách tham quanhơn

Qua những tài liệu, hiện vật trưng bày đặc biệt là những bộ sưu tập hiện vật giátrị, quý hiếm trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã giúp cho công chúng hiểuthêm lịch sử văn hóa lâu đời rực rỡ và truyền thống anh dũng, kiên cường chốnggiặc ngoại xâm trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Hệ thống trưng bày của bảo tàng - cuốn sử sống của dân tộc Việt Nam từ thờiTiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến ngày nay Với diện tích trưngbày gần 4.000 m2, với khoảng 10.000 tư liệu hiện vật, hệ thống trưng bày chính củabảo tàng gồm 2 phần trưng bày chính:

- Cơ sở 1 là phần trưng bày về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại: từ thời

tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến năm 1945 (Nước Việt NamDân chủ Cộng hòa ra đời ) Giai đoạn này được trưng bày tại số 1, Tràng Tiền,Hoàn Kiếm, Hà Nội Toàn bộ nội dung của phần trưng bày này được chia thànhcác giai đoạn sau:

Trang 20

Việt Nam - thời tiền sử:

Trọng tâm phần trưng bày này giới thiệu quá trình hình thành và phát triển xãhội con người sơ khai trên đất nước Việt Nam trong suốt thời đại đồ đá cách ngàynay từ 30 - 40 vạn năm đến 4.000 - 5.000 năm

Thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần

Phần trưng bày này bao gồm các thời kỳ lịch sử:

+ Thời dựng nước đầu tiên

+ Mười thế kỷ chống Bắc thuộc

+ Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê

+ Triều Lý

+ Triều Trần

Việt Nam - từ triều Hồ đến Cách mạng tháng Tám, 1945

Phần trưng bày này bao gồm các thời kỳ lịch sử sau:

+ Triều Hồ

+ Triều Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng

+ Triều Tây Sơn

+ Triều Nguyễn

+ Các phong trào chống Pháp và Cách mạng tháng Tám - 1945

Sưu tập điêu khắc đá Chămpa

Phần Trưng bày ngoài trời

- Cơ sở 2 là phần trưng bày về lịch sử Việt Nam giai đoạn cận hiện đại từ thế

kỷ 19 đến nay: Phần trưng bày này được thể hiện tại tòa nhà vốn trước kia là Sở

Thương chính Đông Dương (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), tọa lạc tại địa chỉ

Trang 21

Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam từ năm 1858 - 1945

Mở đầu giai đoạn này là những hiện vật, tài liệu, hình ảnh lịch sử về thực dânPháp xâm lược và áp đặt bộ máy thống trị của chủ nghĩa thực dân - phong kiến ởViệt Nam Kết thúc là cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản giành chính quyền thắng lợi trong toàn quốc và sự ra đờicủa Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 - 9 - 1945

Ba mươi năm kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước từ 1945 - 1975

Cuộc kháng chiến trường kỳ kéo dài 9 năm chống thực dân Pháp (1945-1954)

và 20 năm chống đế quốc Mỹ (1955-1975) của dân tộc Việt Nam là một cuộctrường chinh đầy gian khổ, hy sinh, một bản hùng ca bi tráng của dân tộc Nhândân Việt Nam với quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc sự thống trị của chủ nghĩa thựcdân cũ, đánh bại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới, giải phóng hoàn toànmiền Nam, thống nhất đất nước

Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh

Phần trưng bày giới thiệu khái quát lịch sử Việt Nam sau chiến tranh: Tổ quốcthống nhất; Các thành quả lao động của nhân dân; Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam trong xây dựng đất nước; Sự phát triển về kinh tế - văn hóa – xã hội;

Sự ổn định vững mạnh về chính trị trong thời kỳ đổi mới đất nước…

2.2 Một số hiện vật về Phật giáo thời Lý được trưng bày trong Bảo tàng

Lịch sử Quốc gia

Ở thời kỳ nhà Lý, Phật giáo được tôn sùng, được coi như quốc giáo Hầu hếtcác vua Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông)

Trang 22

đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sáchPhật…như: năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở cáchương ấp, tất cả 150 chỗ Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu ỶLan, vua Lý Cao Tông, Lý Thánh Tông, Lý Huệ Tông… Khắp nơi, nhiều chùachiền đã được xây dựng như: chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích, Long Đọi, BáoThiên, Bối Khê Năm 1129, triều đình mở hội khánh thành 84 bảo tháp Phần lớncác công trình này được nhà nước bảo trợ Đông đảo quần chúng bình dân tronglàng xã nô nức theo đạo Phật Trong dân gian, số sư sãi và tín đồ đạo phật chiếm tỷ

lệ khá đông, quá nửa dân làm sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa

Thời Lý, Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và ảnhhưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa - xã hội, in đậm dấu ấn trong mọi lĩnh vực.Những hiện vật như: tượng phật Adi đà, cột rồng, tượng Kim Cương, bia LinhXứng và những tác phẩm điêu khắc đá là những trang trí kiến trúc chùa Phật Tíchđược trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phần nào đã nói lên điều đó Sau đây

là một số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia:

2.2.1 Pho tượng Adiđà

Pho tượng Adiđà bằng đá được tạc năm 1057 Hiện nay, pho tượng gốc đượcthờ ở Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) - một trong những di tíchlịch sử văn hóa quốc gia tiêu biểu về nền mỹ thuật thời Lý Pho tượng gồm haiphần: phần tượng và phần bệ tượng Tượng Adiđà được tạc khá lớn thể hiện vẻ đẹpcủa một người đàn bà thế tục với vẻ mặt từ bi, đôi mắt nhìn xuống, sống mũithẳng, cao mà thanh, miệng hơi mỉm cười tạo cho vẻ mặt thêm thanh tú, trầm tư

mà rạng rỡ Tượng được tạc ngồi trên tòa sen, mặc áo cà sa với những nếp áo thanhmảnh và mềm mại ôm sát lấy thân hình tròn đầy của cơ thể mang phong cách nghệthuật Phật giáo thời Đường (Trung Hoa), thế kỷ 7 - 10

Trang 23

Phần bệ tượng hình bát giác được chạm khắc tinh xảo, chau chuốt, làm tônthêm giá trị của pho tượng Bệ tượng cao 90cm và cũng chia làm hai phần: phầndưới cùng của bệ tượng chạm nổi hình sóng nước gồm 6 lớp sóng cách điệu, đợtnày chồng lên đợt kia, tạo cảm giác như những đợt sóng đang xô không ngừng.Phần trên bệ tượng trang trí băng hoa cúc (một loại hoa biểu trưng cho sự thanhđạm) nối nhau thành hàng dài tạo thành một đồ án hoa văn liên hoàn, bất tận Cácbông hoa cúc được thể hiện dưới dạng “mãn khai” (hoa nở) và được nối với nhaubằng những dải hoa dây, xen kẽ là những hình người nhỏ ở trần, mặc váy ngắncàng tạo vẻ sinh động cho đồ án hoa văn Đặc biệt, trên bệ tượng còn chạm hìnhrồng mang phong cách đặc trưng của thời Lý với thân rồng trơn, tròn, uốn theokiểu thắt túi; chân rồng có 3 móng; bờm bay ngược về phía trước…Rồng thườngđược trang trí thành đôi chầu lá đề với ý nghĩa lá đề là biểu trưng cho sự giác ngộ.Hình ảnh con rồng là sản phẩm sáng tạo của nghệ nhân Đại Việt, thể hiện ướcvọng cầu mong mưa thuận, gió hòa nhân tố thiết yếu của nền kinh tế nông nghiệp.

Đề tài trang trí sồng – sóng nước là một trong những đề tài trang trí phổ biến, đặctrưng của nghệ thuật thời Lý - Trần

Pho tượng Adiđà được đánh giá là một pho tượng phật thời Lý tương đốinguyên vẹn cho đến ngày nay Nó không những thể hiện tài năng điêu luyện, bàntay khéo léo cùng khối óc tinh tế, tìm tòi, sáng tạo của các nghệ nhân Đại Việt xưa

mà còn là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho đỉnh cao của nghệ thuật Phậtgiáo thời Lý nói riêng và nghệ thuật phật giáo Việt Nam nói chung

Trụ đá chạm rồng và sóng nước (niên đại thế kỷ 11 - 13), chất liệu đá, đượcphát hiện tại Kim Mã (Hà Nội) Trụ đá được trang trí gồm hai phần, phần trêntrang trí hình rồng, phần dưới trang trí hình sóng nước Trụ rồng không còn nguyênvẹn mà chỉ còn lại một phần phía dưới

Trang 24

Thân trụ trang trí đôi rồng trong tư thế bay lên từ sóng nước – bắt nguồn từ sựtích vua Lý Công Uẩn nhìn thấy rồng vàng bay lên khi thuyền vua bắt đầu giá đáovùng sông nước Đại La Đôi rồng trong tư thế bay lên ở phần chân trụ Thân rồngcuộn khúc uốn lượn thuôn dần đến cuối đuôi được kết thúc ở đỉnh trụ Mình rồngtròn, trơn, uốn lượn mềm mại, khỏe khoắn mang nét tự nhiên, các khúc uốn lượnphình to nhưng co lại gần nhau, đều đặn, thon dần về đuôi Cặp rồng chầu nhau tạothành hình lá đề cách điệu Phần phía dưới trụ được tạo dáng như một lọ lục bìnhkhổng lồ được trang trí bằng hình ảnh sóng nước, với rất nhiều đợt sóng đang xôvào nhau, tạo cảm giác liên hồi, bất tận

2.2.2 Tượng Kim cương

Tượng Kim cương trưng bày ở đây được phát hiện ở chùa Phật Tích, niên đạinăm 1057 Tượng được tạc bằng chất liệu đá cát, song rất tiếc tượng không cònđược nguyên vẹn (tượng đã bị mất đầu, mất hai chân, mất gươm và đã bị sứt mẻ).Tuy nhiên, khi đối chiếu với tượng Kim cương cùng thời ở chùa Long Đọi (HàNam) ta có thể đoán được kích thước của tượng khi còn nguyên vẹn có thể có kíchthước lớn như một người thực với chiều cao khoảng 1,60m Quan sát tượng ta thấy

lá chắn phía trước áo giáp được trang trí tỉ mỉ bằng những bông hoa, hình xoắn.Trên toàn thân áo cũng được trang trí những bông hoa nhỏ nhiều cánh, trên cángươm có trang trí hình hoa cúc dây, một trong những họa tiết điển hình của nghệthuật thời Lý Tuy không còn nguyên vẹn nhưng những nét chạm trổ tinh xảo phầnnào thể hiện một nền mỹ thuật phát triển dưới triều Lý

Trang 25

Bia Linh Xứng được trưng bày giới thiệu ở đây không chỉ phản ánh về sự pháttriển của Phật giáo, về nghệ thuật thời Lý mà còn phản ánh về công cuộc giữ nướccủa dân tộc Việt Nam thời kỳ này Bia được phát hiện tại chùa Linh Xứng, HàTrung, Thanh Hóa Bia Linh Xứng dựng năm Thiên Phù Duệ Võ 7 (1126), cao134cm, rộng 70cm, nội dung văn bia do Pháp Bảo Đại sư soạn

Trán bia hình bán nguyệt, trên trán có khắc hàng chữ “Ngưỡng Sơn Linh Xứng

tự bi ký” (có nghĩa là bia ở chùa Linh Xứng, trên núi Ngưỡng Sơn) Thân bia khắcminh văn chữ Hán, toàn bộ văn bia được khắc chìm, nét chữ chân phương, rõ ràngkhắp mặt bia Nội dung văn bia nói về công lao cũng như sự quan tâm của LýThường Kiệt trong việc tìm đất, công đức tiền, của để xây dựng chùa Linh Xứng,đồng thời cũng phản ánh sự phát triển đến đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam trongthời kỳ này Trong văn bia có đoạn: “…Đạo Phật truyền sang nước ta đến nay đãhơn 2000 năm, càng ngày càng được sùng thượng Các nơi danh sơn thắng cảnh,chỗ nào cũng có khai thác để dựng giác trường Nhưng nếu không có các vươngcông đại nhân tận tâm giúp đỡ thì không thể nào thành công được Chùa LinhXứng ở núi Ngưỡng Sơn là của Thái úy lệnh công lập ra…” Như vậy, cùng với sự

ra đời của các ngôi chùa cùng thời cho chúng ta thấy rằng: vào thời Lý, các ngôichùa ra đời chủ yếu gắn với cung đình và phục vụ chủ yếu cho tầng lớp quý tộctriều Lý

2.2.3 Một số hiện vật điêu khắc đá

Tiếp theo phần trưng bày là một số hiện vật điêu khắc đá phát hiện tại chùa PhậtTích (Bắc Ninh) như: lá đề trang trí kiến trúc chạm rồng, đầu tượng tiên nữ, tượngphật, bệ kê chân cột, trang trí kiến trúc đá chạm rồng, hoa dây Trong đó, tiêu biểu

Trang 26

là tượng đầu người, mình chim đánh trống (kinnari) Đây là một bộ phận trang tríkiến trúc với chất liệu đá cát Tượng thể hiện một nhân vật thần linh với nửa trênhình người, hai tay bưng cái trống đeo ngang trước ngực, nửa dưới hình chim, thân

có cánh, chân có móng và đuôi dài cong Phong cách thể hiện tượng có nhiều nétgiống với pho tượng Adiđà, cũng với bộ mặt trầm tư, dịu dàng, đôi lông màythanh, mũi thẳng cao thể hiện khá rõ nét nhân chủng Chăm Về chiếc trống cơm,theo những nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng, trống ấy có nguồn gốc từ ChiêmThành (Chămpa) Tượng thể hiện sự kết hợp nhân - thần (một nét đặc trưng củanghệ thuật Chămpa ảnh hưởng vào nghệ thuật thời Lý) mà trong phong cách tạctượng của nghệ thuật Champa đó là hình ảnh của Kinari (Ca sĩ trên thiên đường).Như vậy, vào thời Lý, đã có sự giao lưu với văn hóa Champa, đặc biệt trong lĩnhvực kiến trúc, điêu khắc mà chúng ta còn thấy được qua pho tượng này

Được phát hiện tại Chùa Phật Tích, bệ kê chân cột cũng là một trong nhữnghiện vật tiêu biểu cho nghệ thuật triều Lý Bệ đá hình vuông, mặt trên (phần viềnquanh chân cột) trang trí hình cánh sen, trong lòng mỗi cánh sen trang trí đôi rồngthời Lý uốn cong tạo thành hình lá đề Bốn mặt bên trang trí dàn nhạc công đangbiểu diễn rất sinh động Toàn bộ các mảng chạm đã được người thợ diễn tả theophong cách thi vị hóa Những hình ảnh dâng hoa cúng phật, nhạc công tấu nhạctrên những làn sóng, mọi đường nét đều được cách điệu hóa một cách khéo léo vàtinh tế gợi lên không khí nhộn nhịp, vui tươi với nét mặt hồn hậu, dáng điệu uyểnchuyển của các điệu múa mà các thợ chạm của thời Lý mang lại đã thể hiện nguồncảm hứng tràn trề của họ trong quá trình sáng tác

Cũng như một số những di vật khác của chùa Phật Tích, những đề tài trang trítrên bệ đá kê chân cột đã thể thiện sự giao lưu, tiếp thu văn hóa của các nướcphương Nam, đặc biệt là nước Champa với điệu múa uốn nghiêng mình giống nhưkiểu múa Tribanga của Ấn Độ, Champa Kiểu múa đó còn được thấy ảnh hưởng

Trang 27

trên các bức phù điêu thời Trần như: bức chạm gỗ các tiên nữ múa công ở chùaThái Lạc Đặc biệt, với dàn nhạc công đang đánh mõ, kéo nhị, thổi sáo ngang, gẩyđàn tranh, hay nhạc công đang dập phách, gẩy đàn tỳ bà, thổi sáo dọc, đàn tam,đánh trống bồng mà hầu hết các loại nhạc cụ đó đều có nguồn gốc từ ChiêmThành, song theo sách “An Nam chí lược” của Lê Trắc thì chúng đã được sử dụngphổ biến ở nước ta dưới thời Lý – Trần Như vậy, qua các đề tài trang trí trên bệ đáphần nào phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền ca múa nhạc Đại Việt thời Lý,cũng như sự tiếp thu, giao lưu văn hóa của người Việt, góp phần vào sự phát triểnnền văn hóa nghệ thuật dân tộc

Sưu tập hiện vật đất nung, đá trưng bày ở đây không chỉ nói lên sự phát triểncủa nền kiến trúc, nghệ thuật triều Lý, mà còn thể hiện vai trò quan trọng của phậtgiáo, sự ảnh hưởng mạnh mẽ phật giáo đối với mọi mặt đời sống đặc biệt là đờisống của tầng lớp quý tộc thời Lý

Trang 28

Chương 3

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO DƯỚI TRIỀU LÝ

3.1 Nguyên nhân Phật giáo triều Lý phát triển hưng thịnh

Trong suốt quá trình phát triển lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đời Lý đãthể hiện sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập của dân tộc, nó đi đúngđường lối tu hành đạo Phật, dung hợp với bản sắc văn hóa dân tộc để tạo thành mộtnét đặc thù cho nền Thiền học và văn học Việt Nam thời Lý Trần Con đường nàyphù hợp với quy luật phát triển tâm thức để phát sinh tuệ giác, đưa con người đếnchỗ Giác ngộ giải thoát ngay trong hiện tại Tôn giáo là một lĩnh vực tinh thần, nógóp phần xây dựng nền đạo đức cho xã hội, đem lại sự bình an hạnh phúc cho conngười Phật giáo là một tôn giáo dạy tu trên nhân quả Con đường tu theo đạo Phật

là con đường chuyển hóa nội tâm theo quy luật vận hành của vũ trụ và nhân sinh.Nói theo đại đức Narada thì “Đạo Phật la con đường giải thoát”, vì thế người Phật

Trang 29

tử đến với đạo Phật không chỉ với niềm tin mà đến để thấy, để sống, để khai mởtâm năng, từ đó nhận ra đươc sựỉ thật của cuộc sống, những nguyên lý, những quyluật đang tác động chi phối cuộc sống, đó là luật nhân quả, luật vô thường và lýduyên sinh.

Đạo Phật vì lấy nhân quả để tu nên khi hành giả cãi rửa thân tâm, sống hướngthiện là góp phần xây dựng, cải tạo gia đình, xã hội, đem lại an vui hạnh phúc chomọi người Vì cá nhân có an vui thì gia đình, xã hội mới bình an Phật giáo Lý đãgóp phần xây dựng con người, xã hội như thế nào đã được chứng minh cụ thể quahành động của các vị vua trong triều đại đó Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phậtgiáo thời Lý đã đi đúng con đường này nên đã cống hiến cho dân tộc những danhtăng với trí tuệ minh triết, giúp vua, giúp nước thoát cảnh nông nô mà lịch sử cònghi lại và thế hệ mai sau còn nhắc đến, như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý NhânTông, Thiền sư Vạn Hạnh, Minh Không Thiền sư Đất nước hoàn toàn thoát khỏiách thống trị Bắc thuộc, tiến bước trên con đường xây dựng và phát triển xã hội.Sau đây là một số nguyên nhân khiến Phật giáo triều Lý phát triển hưng thịnh:

3.1.1 Những ông vua kiêm thiền sư

Khái niệm xuất thế của đạo Phật không còn là đi ở ẩn trên núi, hay ở trong rừng

mà có nghĩa là không bị ràng buộc hay bị chi phối bởi những giá trị thế tục tầmthường (danh lợi, quyền lực, tiền tài) Do không bị chi phối nên họ đã dồn hết tâmtrí vào việc phục vụ mọi người “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”

Họ dễ dàng cởi bỏ những vướng mắc, câu chấp, sống trọn vẹn với chân lý Chân lýtôn giáo là cái được sống, được thể hiện chứ không phải học hỏi, tìm tòi qua sách

vở hay tư duy khái niệm

Dưới triều đại Lý đã xuất hiện nhũng con người như thế Đó là những nhà vuathực nghiệm những chân lý Phật giáo ngay trong cuộc sống bằng sự nghiệp củamình, với họ chân lý không ở đâu xa lạ mà ở ngay trước mặt, ngay trong bản thân.Phật giáo Việt Nam vốn gắn bó giữa Đạo và Đời, tham gia tích cực vào sự nghiệp

Trang 30

chung của dân tộc, người tu hành và người công dân yêu nước dường như khôngtách rời mà hòa lẫn vào nhau Thiền được đưa vào cuộc sống phục vụ đất nước vànhân dân như những vị vua, Thiền sư hay những cư sĩ Thiền sư khi đất nước cầnthì tham chính đánh giặc, vừa làm việc đời, vừa làm việc đạo, tu dưỡng nhân cáchcon người, an nhiên tự tại, vô cấu vô ngại vui sống tự tin vào bản thân Chính cáitâm hồn nhiên, cỡi mở, bình đẳng, vị tha của họ theo đúng tôn chỉ của Phật giáo đãxóa đi những khác biệt và đạt đến chổ gặp gỡ với cá tính con người Việt Nam lạcquan, cởi mở, hào hiệp, nhân ái, làm cho Phật giáo Việt Nam mang màu sắc chung

là dung dị và đại chúng Một triết lý sống mở ra và khép lại những tín điều, giáođiều cứng nhắc Nhờ vậy ngay giữa lòng xã hội phong kiến đạo Phật Lý đã tạo ranhững mẫu người tuyệt vời mà muôn đời sau thế nhân vẫn còn ngưỡng mộ

Dưới đời Lý có những ông vua kiêm Thiền sư, có người xuất gia nhưng cóngười không xuất gia như:

- Lý Thái Tổ: tên là Lý Công Uẩn con nuôi của nhà sư Lý Khánh Vân chùa CổPháp Lúc nhỏ thọ giáo thiền sư Vạn Hạnh, lớn lên theo sư Vạn Hạnh vào Hoa Lưlàm quan dưới Triều Lê được quan đại thần Đào Cam Mộc cùng Tăng thống VạnHạnh suy tôn Hoàng đế lấy hiệu là Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 15 (1024)nhà vua cho tổ chức giảng dạy Phật pháp ngay trong nội thành để viẹâc tiện chodân chúng lui tới nghe pháp Nhà vua đã thỉnh Thiền sư Vạn Hạnh làm Quốc sư vàsuy tôn Phật giáo là quốc giáo Trong giai đoạn này vua Lý Thái Tổ cùng Thiền sưVạn Hạnh đã thảo chiếu dời đô Hoa Lư ra La Thành và đổi tên thành Thăng Long.Đây có thể nói là một dấu móc lịch sử, đánh dấu một sư thay đổi hoàn toàn về mọiphương diện trong triều đình nhà Lý, và là bước đột phá cho thế hệ mai sau, nó còn

có thể ảnh hưởng đến hôm nay

- Lý Thái Tông: Húy là Lý Phật Mã lên ngôi xưng là Lý Thái Tông niên hiệuThiên Thành Nhà vua thường đến hởi đạo nơi NgàiThiền Lão Thiền sư và được

Trang 31

vị vua sùng bái đạo Phật nhất Nhà vua còn để lại các tác phẩm văn học gồm: 2 bàichiếu, 2 bài thơ và 1 bài luận nghị.

- Lý Thánh Tông: sinh ngày 25 tháng 2 năm Thuận Thiên thứ 14 (1023), có thểnói đây là vị vua hiền từ và thương yêu dân nhất “Ta yêu con ta cũng như các bậccha mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ Trăm họ không hay biết nên phạm vào luậtpháp, ta rất thương xót Từ nay các tội bất kỳ nặng hay nhẹ cần răn dạy kỷ lưỡng

và nhất nhất đều phải khoan giảm Và nhà vua đã tha bổng cho người con trai nọ”

- Lý Nhân Tông: sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ, niên hiệu Long ChươngThiên Tự thứ nhất tức là ngày 23/2/1066 húy là Càn Đức lên ngôi vừa mới 7 tuổihiệu là Nhân Tông, làm vua được 56 năm hưởng thọ 62 tuổi, có thể nói vua LýNhân Tông là vị vua ở ngôi lâu nhất, và vị vua thọ nhất, vua cho lập quốc tử giám,

mở khoa thi tam trường, lập Viện Hàn Lâm, năm 1088 phong Thiền sư Khô Đầulàm quốc sư cố vấn việc triều chính Các tác phẩm của vua để lại hiện có 3 bài thơ,

4 bài chiếu và một số thư từ khác

- Lý Thần Tông đã phong Minh Không Thiền sư làm quốc sư Thời bấy giờ có

Ni sư Diệu Nhân con nuôi Lý Thánh Tông là Lý Phụng Nghi cùng với các Thiền

sư Thông Biện là bậc anh tài Lỗi lạc

- Lý Anh Tông tên là Thiên Tộ lên ngôi hiệu là Anh Tông, là đệ tử ngài Không

Lộ Thiền sư thuộc phái Thảo Đường

- Lý Cao Tông tên là Long Cán hiệu là Cao Tông vua mới có ba tuổi, Tô HiếnThành làm phụ chánh Cao Tông thọ giáo Thiền sư Trương Tam Tạng phái ThảoĐường Thời này có các danh tăng như Thường Chiếu, Quảng Nghiêm Thiền sư

- Lý Huệ Tông: nhà Lý bắt Đầu suy sụp năm 1224 Huệ Tông chán ngôi Hoàng

Đế truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng rồi xuất gia hiệu là Huệ Quang đạisư

3.1.2 Những Thiền sư là quốc sư

Trang 32

Từ vua Đinh Tiên Hoàng là vị vua đầu tiên đã định cấp bậc cho Tăng lữ Năm

971 một vi Thiền sư được phong làm Tăng thống Chế độ Tăng thống tại Việt Nambắt đầu từ đây Trong đời Lý, các vua cũng thỉnh thoảng đặt lại giai cấp Tăng sĩ,nhưng vẫn theo quy chế từ đời nhà Đinh, những chức vụ Tăng thống, Tăng lục, lụcTăng chính đại biền quan có giá trị về phương tiện tổ chức giáo hội liên hệ tớichính quyền và xã hội, chứ không phải những chức vụ liên hệ tới đời sống hànhđạo trong nội bộ tu viện như Hòa thượng, Yết ma, giáo thọ, giám viện , trụ trìv.v…

Những Tăng sĩ được xem như những vị lãnh đạo tinh thần cho triều đình và cho

cả nước thì được gọi là quốc sư Chữ quốc sư ở đây không có nghĩa là chức vụ cốvấn chính trị của vua mà chỉ có nghĩa là bậc thầy dạy đạo của cả nước Sau VạnHạnh, các vị Khô Đầu, Không Lộ, Thông Biện và Viên Chiếu là những người đượcban hiệu là quốc sư Các vị này đều là những vị học rộng Có nhiều lý do khiến cácThiền sư tham dự chính trị (tham dự chính sự mà không tham dự chính quyền, bởi

vì họ không nhận chức vụ trong nội các, chỉ tới giúp ý kiến, công việc rồi về chùa)

Lý do thứ nhất: Họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi vớiquần chúng và biết được những đau khổ của người dân đang bị một chính sách đô

hộ hà khắc bốc lột Lý do thứ hai: Họ không có ý muốn tranh ngôi với vua, khônggiành quyền hành và địa vị ngoài đời nên vua tin họ Lý do thứ ba: Họ không cốchấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp một vua mà thôi) như các nhà nho nên họ

có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào có thể đem lại hạnh phúc cho dân Lý dothứ tư : Các vua cần sức học của họ, các vua đều không phải giới tri thức

Sự sùng đạo Phật của các vua triều Lý cũng có tính cách tâm linh và tri thứchơn Họ đều có học Phật, thường vời các Thiền sư đến đàm luận về giáo lý, trongtriều đã xuất hiện nhiều người nho học Trong số này có nhiều người do các Thiền

sư đào tạo, vì vậy các Thiền sư chỉ đóng góp về phương diện chỉ đạo tinh thần mà

Trang 33

khỏi phải trực tiếp làm những việc như thảo chiếu dụ, tiếp sứ, văn thư, đưa sáchlược kinh tế và chính trị.

Hồi ban đầu lập quốc các Thiền sư đã mở các cuộc vận động gây ý thức quốcgia, đã sử dụng các môn học phong thủy và sấm vĩ trong các cuộc vận động thái

ấp, đã trực tiếp thiết lập hế hoạch, thảo văn thư, tiếp ngoại giao đoàn, bàn luận vềcác vấn đề quân sự Nhưng sau đó trong triều đã có đủ người lo việc ấy thì họ chỉgiữ vai trò hướng dẫn tin thần và cố vấn đạo đức Nhưng dù sao những Thiền sưthân cận với chính quyền vẫn rất ít, ngoài các vị Pháp Thuận, Khuông Việt, VạnHạnh, Huệ Sinh, Viên Chiếu, Mãn Giác, Chân Không, Giác Hải và Không Lộ lànhững vị thường đi lại mỗi khi có triệu thỉnh, nhiều Thiền sư đã từ chối về kinh sưkhi có chiếu mời Những Thiền sư có tham dự chính sự, như Thiền sư Vạn Hạnhtrong khi làm việc vẫn giữ thái độ xuất thế của mình, không muốn hòa mình vàovòng danh lợi

3.1.3 Các thần dân là Phật tử

Lịch sử Việt Nam trải qua gần một ngàn năm với những biến chuyển dữ dộinhững cuộc chiến tranh thần tốc chống đoàn quân xâm lược nước ta Triều đại Lýđào tạo ra những bậc anh hùng lỗi lạc trong công cuộc chống ngoại xâm cũng nhưxây dựng đất nước phồn vinh, đem lại sự an lạc cho xã hội Bên cạnh những thànhcông oanh liệt ấy lại còn có một tinh thần chiến đấu của nhân dân và sự lãnh đạosáng suốt của các vị vua Tất cả từ vua cho đến thần dân đều chung một tấm lòng,một niềm tin giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho toàn xã hội Thời đại Lýcác thần dân đều là Phật tử mộ đạo như sách thơ văn Lý nhà xuất bản văn nghệTp.HCM tr57 viết “Lý Thường Kiệt là tín đồ đạo Phật; Phật giáo là đạo chính củanước Đại Việt dưới triều Lý, đạo của vua, đạo của dân; vậy tại sao mà trong cuộcchiến đấu một mất một còn này, không phải Phật cứu độ mà thần” hay lịch sửP.G.V.N (L.M.T) tr.679 viết “đối với giới tại gia, họ có thể làm công quả cho chùa,như trường hợp mẹ của vua Lý Thái Tổ Thậm chí họ còn cúng nhà mình để làm

Ngày đăng: 21/02/2024, 13:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w