1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị u xơ tử cung bằng phẫu thuật mở bụng tại bệnh viện trung ương thái nguyên

89 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị U Xơ Tử Cung Bằng Phẫu Thuật Mở Bụng Tại Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên
Tác giả Lê Khánh Chi
Người hướng dẫn BSCKII. Phạm Thị Quỳnh Hoa
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Sản phụ khoa
Thể loại luận văn bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (14)
    • 1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý của tử cung (14)
    • 1.2. Bệnh u xơ tử cung (17)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (37)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (37)
    • 2.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu (38)
    • 2.4. Phương pháp thu thập số liệu (40)
    • 2.5. Phương pháp xử lý số liệu (41)
    • 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (41)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (59)
    • 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (42)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (43)
    • 3.3. Nhận xét kết quả điều trị bệnh UXTC bằng phẫu thuật mở bụng (50)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (59)
    • 4.2. Đặc điểm lâm sàng , cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (60)
    • 4.3. Kết quả điều trị u xơ tử cung bằng phẫu thuật mở bụng (67)
  • KẾT LUẬN (77)

Nội dung

Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u xơ tử cung bằng phẫu thuật mở bụng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với

TỔNG QUAN

Cấu tạo giải phẫu và sinh lý của tử cung

Hình thể ngoài và liên quan

Mặt trước dưới còn gọi là mặt bàng quang, áp vào mặt trên của bàng quang, ở đây phúc mạc tạo nên túi cùng bàng quang tử cung

Mặt sau trên được đặt tên là mặt ruột, vì liên quan với ruột non và đại tràng sigma, ở đây phúc mạc tạo nên túi cùng tử cung trực tràng

Tử cung hình nón cụt hơi dẹt trước sau mà đỉnh quay xuống dưới có một thân hình thang kích thước trung bình 4x4,5cm, cổ tử cung kích thước trung bình 2,5x2,5cm và phần thắt lại ở giữa thân và cổ gọi là eo dài trung bình 0,5cm [22]

Hai mặt của tử cung liên tiếp phía trên bởi đáy tử cung và gặp nhau ở hai bên và tạo nên bờ phải và bờ trái, đây là chỗ bám của dây chằng rộng Động mạch tử cung chạy song song với bờ tử cung trong hai lá của dây chằng rộng

Bờ và đáy tử cung gặp nhau ở góc bên, đây là nơi nối tiếp với vòi tử cung và là nơi bám của dây chằng tròn tử cung và dây chằng riêng buồng trứng

Là phần nối liền cổ và thân, bình thường không rõ dài khoảng 0,5cm, nhưng khi có thai thì eo phát triển nhanh và tạo thành đoạn dưới của tử cung

Bình thường dài 2-3cm, rộng 2cm Khi chưa sinh cổ tử cung mật độ chắc, tròn đều Có âm đạo bám vào theo một mặt phẳng từ trên xuống dưới ra trước chia cổ làm hai phần:

Phần trên âm đạo: Liên quan với mặt sau bàng quang ở trước dưới và trực tràng ở phía sau Đối với bàng quang, cổ tử cung chỉ ngăn cách bằng tổ chức lỏng lẻo, còn với trực tràng có túi cùng tử cung trực tràng xen vào

Phần âm đạo nhìn như một mỏm cá mè Ở đỉnh mỏm là lỗ tử cung, lỗ được giới hạn phía trước, phía sau bằng mép trước và mép sau Âm đạo bám cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo, là một túi bịt gồm 4 phần: trước, sau, phải và trái, trong đó túi bịt sau là sâu nhất liên quan túi cùng trực tràng tử cung nên thường được sử dụng để thăm khám

Tử cung là một xoang rỗng ở thân hình tam giác gọi là buồng tử cung, thông thương với ống tử cung, ống này thông thương với âm đạo qua lổ tử cung Lòng tử cung là một khoang dẹt theo chiều trước sau và thắt lại ở chỗ eo tử cung chia thành buồng tử cung và ống cổ tử cung Hai thành trước và sau của buồng tử cung áp sát vào nhau Chiều sâu trung bình từ lỗ cổ tử cung tới đáy buồng tử cung khoảng 7cm [22]

Từ ngoài vào trong tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp

- Lớp ngoài: gồm những sợi cơ dọc

- Lớp giữa: dày nhất, gồm các lớp cơ đan chéo bao quanh các mạch máu

- Lớp trong: là lớp cơ vòng, có 1 vài sợi cơ dọc Ở đoạn dưới tử cung hầu hết là lớp cơ vòng, không có lớp cơ đan chéo Động mạch tử cung: Là nhánh của động mạch hạ vị, đi thẳng theo thành chậu hông xuống dài khoảng 6cm, tiếp theo đi vào trong về phía cổ tử cung khoảng 3cm Khi đến phần trên âm đạo giáp cổ tử cung thì quặt ngược lên tạo thành quai động mạch Tiếp đó hai động mạch tử cung chạy dọc theo hai bờ bên của tử cung, nằm giữa hai lá của dây chằng rộng, đoạn này động mạch xoắn hình lò xo Động mạch tử cung bắt chéo trước niệu quản, chỗ bắt chéo cách eo tử cung 1,5cm

Hình 1.1 Tử cung nhìn ngoài

1.1.2 Phương tiện giữ tử cung:

Tử cung được giữ tại chỗ nhờ các yếu tố:

- Đường bám của âm đạo vào CTC

- Tư thế của tử cung

- Các dây chằng giữ tử cung gồm:

 Dây chằng ngang cổ tử cung: là một dải xơ cơ đi từ cổ tử cung và thành bên âm đạo chạy bám vào thành bên của chậu hông Ở bờ trên của dây chằng này có động mạch tử cung đi đến cổ tử cung, sau khi bắt chéo trước niệu quản

 Dây chằng tử cung cùng: đi từ mặt sau cổ tử cung vòng quanh trực tràng để bám vào mặt trước xương cùng

 Dây chằng mu cổ tử cung: đi từ mặt trước cổ tử cung đến mặt sau xương mu

 Dây chằng tròn: đi từ góc bên của tử cung đến lổ bẹn sâu qua ống bẹn bám tận ở môi lớn, dây chằng này giữ tử cung ở tư thế gập trước

 Dây chằng rộng: gồm hai lá phúc mạc liên tiếp lên hai mặt tử cung, căng từ bờ bên tử cung và vòi tử cung đến thành bên chậu hông Có hai mặt: trước và sau, mặt sau có gắn mạc treo buồng trứng, có bốn bờ: bờ trên, tự do bọc lấy vòi tử cung; bờ trong bám lấy bờ bên của tử cung; bờ ngoài bám vào thành chậu; bờ dưới là đáy dây chằng rộng

Ngoài các phương tiện trên, tử cung còn được giữ trong vị trí bởi đáy chậu, sự bền vững của đáy chậu phụ thuộc vào trung tâm gân của đáy chậu, cho nên tổn thương trung tâm gân đáy chậu dể đưa đến hiện tượng sa sinh dục.

Bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính của cơ tử cung [4][19][26]

U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ 35 tuổi trở lên, chiếm 20% Đối với phụ nữ da màu (nhất là phụ nữ da đen) tỷ lệ này tăng từ 3 - 4 lần Nhìn chung bệnh u xơ tử cung thường gặp ở lứa tuổi 35-50 tuổi, còn phụ nữ ở tuổi 20 gặp khoảng 3% [4] Theo Aamir T Khan và cs một nghiên cứu được thực hiện ở Hoa Kỳ với những phụ nữ được chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi 35 và 49 tuổi (những người được kiểm tra bằng tự báo cáo, bệnh án và siêu âm) cho thấy tỷ lệ mắc u xơ tử cung ở tuổi 35 là 60% ở phụ nữ Mỹ gốc Phi, tăng lên 0,80% ở tuổi 50, trong khi phụ nữ da trắng có tỷ lệ mắc bệnh 40% ở độ tuổi 35 và gần 70% ở độ tuổi 50,9 [32]

Cơ chế bệnh sinh UXTC còn chưa biết rõ ràng, điều này lý giải đến nay vẫn chưa có điều trị căn nguyên [4][26] Có nhiều giả thuyết được nêu lên:

Vai trò riêng rẽ của Estrogen và Progesteron chưa được xác định, vai trò của chúng có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các yếu tố tăng trưởng như EGF (Epidermal Growth Factor) và IGF1 (Insulike Growth Factor1)

Người ta tìm thấy có các rối loạn ở nhiễm sắc thể 6, 7, 10, 11, 14 trong tế bào khối u

1.2.4 Phân loại u xơ tử cung

- Dựa vào tương quan vị trí giữa đường kính ngang lớn nhất của khối u xơ với cơ tử cung chia làm ba loại [4]:

+ U xơ dưới thanh mạc: phát triển từ cơ tử cung ra phía thanh mạc tử cung, thường có nhân to, có thể thành một khối u có cuống gây xoắn và hoại tử

+ U xơ kẽ (u cơ tử cung): phát sinh từ lớp cơ tử cung, thường nhiều nhân và làm cho tử cung to lên một cách toàn bộ, gây rối loạn kinh nguyệt rõ rệt, hay gây sảy thai, đẻ non

+ U xơ dưới niêm mạc: là những u xơ có nguồn gốc từ lớp cơ nhưng phát triển dần vào buồng tử cung, đội lớp niêm mạc lên, có khi to chiếm toàn bộ buồng tử cung U xơ dưới niêm mạc đôi khi có cuống, có thể thò ra ngoài cổ tử cung gây nhiễm khuẩn và chảy máu

- So với vị trí giải phẫu của tử cung chia làm 3 loại:

Hình 1.2 Các vị trí u xơ tử cung so với thành tử cung

Hình 1.3 Phân loại UXTC theo FIGO 1.2.5 Vị trí, số lượng, kích thước của khối u xơ

Vị trí u xơ tử cung thay đổi tùy theo các phần khác nhau của tử cung Vị trí thường gặp nhất là ở thân tử cung chiếm 96%, ở eo tử cung 3% còn u xơ ở cổ tử cung rất hiếm gặp khoảng 1%

Về số lượng: Theo nghiên cứu của một số tác giả thấy một u xơ đơn độc được phát hiện là 88% các trường hợp và nhiều u xơ được phát hiện trong 12% các trường hợp Monnier và cộng sự thấy tần số gặp u xơ đơn độc cao gấp 3 lần loại nhiều u xơ

Về kích thước của khối u: thay đổi từ bé như hạt đậu cho đến rất to hàng chục cm đường kính

Theo Võ Thị Ngọc Ánh số lượng u xơ trung bình 1,8 ± 0,2, đa số bệnh nhân chỉ có 1 khối u chiếm 61,4%, vị trí chủ yếu ở thân (84,9%), trong cơ tử cung (81,0%), phân loại chủ yếu là FIGO4 (77,0%), đường kính trung bình 21,5 ± 1,0 mm [1]

Theo Mikaela Erlinda G.Martinez và cs những bệnh nhân trải qua nghiên cứu có một khối u lớn duy nhất; kích thước trung bình của khối u được loại bỏ là 10,4 ± 3,09 cm trong đường kính lớn nhất [47] Theo Rebecca Mallick kích thước trung bình của khối u xơ được loại bỏ là 7,66 ± 2,83 (7,34–7,99) cm [53]

1.2.6 Chẩn đoán u xơ tử cung

Hầu hết UXTC khi còn nhỏ thường không có biểu hiện lâm sàng, được phát hiện do đi khám phụ khoa vì lý do vô sinh, chậm có thai hoặc u xơ tử cung được phát hiện trong chương trình phát hiện sớm ung thư phụ khoa hay qua siêu âm Các triệu chứng của UXTC phụ thuộc vào vị trí, kích thước, số lượng khối u

Ra huyết từ tử cung: đây là triệu chứng chính gặp trong 60% trường hợp

[20], thường được thể hiện dưới dạng cường kinh và rong kinh Hầu hết có phối hợp kinh mau và vòng kinh ngắn dần lại, ngày kinh dài ra (thường từ 10 - 25 ngày) Rong kinh đơn thuần hiếm gặp, chỉ chiếm 10% số trường hợp, mà thường là rong kinh, rong huyết làm cho người bệnh có cảm giác ra máu liên tục

Ra dịch loãng như nước đặc biệt trước hành kinh thường gặp ở u dưới niêm mạc hoặc u có cuống Đau hoặc tức bụng kéo dài có thể do khối u chèn ép vào tạng bên cạnh Đau dữ dội, đau chói là triệu chứng gợi ý đến biến chứng xoắn của khối u xơ tử cung

Một số triệu chứng khác: đái rắt, bí đái, táo bón mãn tính, phù chi dưới hoặc bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối u ở vùng hạ vị là những triệu trứng liên quan đến mức độ phát triển khối u

Theo Võ Thị Ngọc Ánh Đau bụng và rối loạn kinh nguyệt là hai triệu chứng thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 51,4% và 30,0% [1]

Theo Ahmed A.Alharbi chỉ định cắt tử cung phổ biến nhất là chảy máu, với 114 trường hợp (43,3%) Người bệnh có biểu hiện rong kinh chiếm 93 trường hợp (35,4%), tình cờ siêu âm chiếm 90 trường hợp (34,2%), đau bụng dưới chiếm 76 trường hợp (28,9%), vô sinh chiếm 35 ca (13,3%), đau bụng kinh 15 ca (5,7%), nạo hút thai chiếm 12 ca (4,6%), triệu chứng đường tiết niệu chiếm 11 ca (4,2%), đau bụng kinh chiếm ba trường hợp (1,1%), và táo bón chiếm ba trường hợp (1,1%) [33]

Nếu khối u xơ nhỏ thăm khám ngoài sẽ không thấy bất thường ở ổ bụng Nhưng nếu khối u to, sờ nắn sẽ thấy một khối u ở vùng hạ vị, mật độ chắc

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Là 250 bệnh nhân được chẩn đoán UXTC đã được phẫu thuật mở bụng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Những bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán là UXTC, đã được phẫu thuật mở đường bụng có kết quả giải phẫu bệnh là u xơ tử cung

Hồ sơ ghi đầy đủ thông tin đáp ứng với tiêu chuẩn nghiên cứu

- Có kết quả giải phẫu bệnh lý sau phẫu thuật không phải là UXTC

- U xơ tử cung kèm theo một số bệnh khác: u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, có thai…

2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2018 đến 31/12/2020

2.1.4 Địa điểm nghiên cứu: Khoa sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang Kỹ thuật thu thập số liệu hồi cứu dựa trên bệnh án của các bệnh nhân UXTC được phẫu thuật mở đường bụng tại khoa sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/01/2018 đến 31/12/2020

2.2.2.Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích, cách lấy mẫu thuận tiện

- Toàn bộ bệnh nhân UXTC vào điều trị phẫu thuật mở bụng tại Khoa Sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/01/2018 đến 31/12/2020 đã được lựa chọn theo các tiêu chuẩn trên.

Các chỉ số và biến số nghiên cứu

2.3.1 Các chỉ số nghiên cứu

Ghi chép các thông tin cần thu thập từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mổ UXTC đã lựa chọn Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo lý do vào viện

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo tiền sử sản-phụ khoa

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo tiền sử mổ vào ổ bụng, tiểu khung

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo thể tích tử cung qua thăm khám trên lâm sàng

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo độ di động của tử cung

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo thể nhân xơ trên siêu âm

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo vị trí nhân xơ trên siêu âm

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo số lượng nhân xơ trên siêu âm

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo xét nghiệm huyết sắc tố Hb-thiếu máu Nhận xét kết quả điều trị

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo phương pháp xử trí trước mổ

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo số đơn vị máu được truyền

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo phương pháp phẫu thuật UXTC

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo tình trạng viêm dính tiểu khung

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo tai biến trong mổ

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo tai biến, biến chứng sau mổ

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo thời gian điều trị hậu phẫu

- Tỷ lệ bệnh nhân theo phân bố theo sử dụng kháng sinh điều trị sau mổ

2.3.2 Các biến số nghiên cứu

- Tuổi: độ tuổi của bệnh nhân, gồm các nhóm tuổi :< 30 tuổi, 30-39 tuổi, 40-49 tuổi, ≥50 tuổi

- Nghề nghiệp: cán bộ, công nhân, làm ruộng, khác

- Địa dư: nơi bệnh nhân sinh sống: thành thị, nông thôn

- Lý do vào viện: là triệu chứng (thường là cơ năng hoặc toàn thân) khiến bệnh nhân vào viện: đau hạ vị; rối loạn kinh nguyệt; khác (khám phụ khoa, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết niệu)

- Tiền sử sản khoa: số con đã có

- Tiền sử phụ khoa: mổ bóc UXTC; mổ vì khối u phụ khoa khác Kinh nguyệt: đã mãn kinh hay chưa

- Tiền sử mổ vào ổ bụng, tiểu khung: các phẫu thuật can thiệp vào ổ bụng, tiểu khung như: viêm ruột thừa; mổ lấy thai; chửa ngoài tử cung; u nang buồng trứng…

- Tiền sử bệnh nội khoa kèm theo: tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh khác

- Thể tích tử cung qua thăm khám: TC to tương đương TC có thai 1 tháng; 2 tháng; ≥3tháng

- Độ di động của tử cung: dễ; hạn chế; không di động

- Siêu âm chẩn đoán: giúp chẩn đoán bệnh UXTC, xác định vị trí, số lượng, kích thước khối UXTC

- Thể nhân xơ: dưới thanh mạc; kẽ; dưới niêm mạc; thể phối hợp (u dưới thanh mạc + u kẽ; u kẽ + u dưới niêm mạc; u dưới niêm mạc + u dưới thanh mạc; u dưới thanh mạc + u kẽ + u dưới niêm mạc)

- Vị trí nhân xơ: ở thân TC; eo TC; Trong dây chằng rộng; ở CTC; thể phối hợp

- Số lượng nhân xơ: có thể có 1 hay nhiều nhân xơ

- Xét nghiệm lượng huyết sắc tố: mẫu máu được đưa vào và nhờ máy đếm tự động, loại máy ADVIA 2120i Giúp xác định nồng độ hemoglobin trong máu từ đó đánh giá tình trạng có hay không có thiếu máu và mức độ thiếu máu của bệnh nhân [30]

- Xử trí trước mổ: không xử trí; nạo BTC cầm máu; tăng co TC; truyền máu; phối hợp

- Số đơn vị máu được truyền: 1 đơn vị; 2 đơn vị;  3đơn vị

- Phương pháp phẫu thuật UXTC: bóc nhân xơ bảo tồn tử cung; cắt tử cung không hoàn toàn; cắt tử cung hoàn toàn

- Cách xử trí 2 phần phụ: để lại 2 phần phụ; cắt phần phụ 1 bên; cắt cả 2 phần phụ

- Viêm dính tiểu khung: có; không

- Tai biến trong mổ: chảy máu; tổn thương tiêu hóa; tổn thương tiết niệu

- Tai biến, biến chứng sau mổ: chảy máu mỏm cắt; chảy máu thành bụng; tổn thương tiêu hóa; tổn thương tiết niệu; nhiễm trùng thành bụng; nhiễm trùng mỏm cắt…

- Thời gian điều trị hậu phẫu: thời gian tính từ ngày mổ đến ngày ra viện

- Sử dụng kháng sinh sau mổ: sử dụng 1 kháng sinh hay kháng sinh phối hợp.

Phương pháp thu thập số liệu

- Công cụ dùng để thu thập số liệu gồm: Phiếu thu thập số liệu bệnh án: là phiếu ghi nhận các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước trong và sau phẫu thuật của bệnh nhân thông qua hồ sơ bệnh án Phiếu thu thập số liệu phải đáp ứng nội dung và mục tiêu tiêu nghiên cứu

- Lập danh sách BN phẫu thuật UXTC thống kê tại phòng KHTH

- Lựa chọn bệnh án của các bệnh nhân theo tiêu chuẩn lụa chọn

- Thu thập thông tin vào phiếu nghiên cứu, trong quá trình thu thập bỏ nhứng hồ sơ không đủ tiêu chuẩn để hạn chế sai số, tất cả những thông tin đã được thống nhất phương pháp thu thập và kiểm tra độ chính xác.

Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập sẽ được xử lý trên máy vi tính theo phần mềm SPSS 18.0

Xử lý số liệu theo các thuật toán thống kê y học

- Đối với biến rời rạc tính tỷ lệ %

- Đối với những biến liên tục tính giá trị X

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Tất cả các hoạt động tiến hành trong nghiên cứu này đều tuân thủ theo qui định và nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam

- Đề tài đã được Hội đồng thông qua đề cương của Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên thông qua và sự đồng ý của Hội đồng khoa học của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho phép

- Đây là một nghiên cứu hồi cứu, sử dụng các số liệu có sẵn trên hồ sơ bệnh án, không can thiệp trực tiếp vào đối tượng nghiên cứu

- Tất cả các thông tin đều được mã hoá và giữ bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không nhằm mục đích nào khác

3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu

Tuổi Số lượng(n) Tỷ lệ %

Tổng 250 100 Độ tuổi trung bình 45,88 ± 6.06

- Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 45,88 ± 6,06 tuổi; thấp nhất 27 tuổi, cao nhất là 64 tuổi

- Nhóm tuổi từ 40-49 chiếm tỷ lệ cao nhất 62%; nhóm tuổi ≥ 50 tuổi chiếm 26,4%; nhóm tuổi 30-39 chiếm 10,4%; nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi < 30 tuổi chiếm 1,2%

Bảng 3.2: Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Trong 250 bệnh nhân phẫu thuật UXTC thì số bệnh nhân làm nghề khác chiếm tỉ lệ cao nhất 37,2 % Tiếp đến là công nhân chiếm 22,4 %; bệnh nhân làm ruộng chiếm 21,6%; thấp nhất là bệnh nhân là cán bộ chiếm 18,8%

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về địa dư của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân cư trú tại thành thị là 49,2%; tỷ lệ bệnh nhân cư trú tại nông thôn là 50,8%

3.2 Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện

Lý do vào viện Số lượng (n) Tỷ lệ % Đau bụng hạ vị 92 36,8

Nhận xét: Bệnh nhân vào viện vì lý do đau bụng hạ vị chiếm 36,8%; bệnh nhân vào viện vì lý do rối loạn kinh nguyệt chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,4%; bệnh nhân vào viện vì lý do khác chiếm 6,8%

Bảng 3.4: Tiền sử phẫu thuật ổ bụng

Tiền sử phẫu thuật ổ bụng Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ổ bụng chiếm 10,4%; bệnh nhân không có tiền sử phẫu thuật ổ bụng chiếm 89,6%

Bảng 3.5: Tiền sử bệnh nội khoa

Tiền sử bệnh nội khoa Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân UXTC phải phẫu thuật không có bệnh nội khoa kèm theo chiếm 85,6%, có bệnh nội khoa kèm theo chiếm 14,4% Trong đó tỷ lệ bệnh tăng huyết áp chiếm 9,2%, bệnh tiểu đường chiếm 2,8%, bệnh khác chiếm 2,4%.

Bảng 3.6: Phân bố theo số con đã có

Số con Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật UXTC chưa có con chiếm 0,8%; đã có 1 con chiếm 5,2%; có từ 2 con trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 94%

Kinh nguyệt Số lượng (n) Tỷ lệ %

Còn kinh nguyệt 192 76,8 Đã mãn kinh 58 23,2

Nhận xét: Bệnh nhân còn kinh nguyệt chiếm 76,8% Bệnh nhân đã mãn kinh chiếm 23,2%; thấp nhất là mãn kinh 1 năm, cao nhất là mãn kinh 15 năm

Bảng 3.8: Kích thước tử cung qua thăm khám

Kích thước tử cung qua thăm khám

To bằng tử cung có thai 1 tháng 7 2,8

To bằng tử cung có thai 2 tháng 167 66,8

To bằng tử cung có thai ≥ 3 tháng 76 30,4

Nhận xét: Kích thước tử cung qua thăm khám: tử cung to bằng tử cung có thai 1 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,8%; tử cung to bằng tử cung có thai 2 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 66,8%; tử cung to bằng tử cung có thai ≥ 3 tháng chiếm tỷ lệ 30,4%

Bảng 3.9: Độ di động tử cung Độ di động tử cung Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Độ di động của tử cung tốt chiếm 88,4%; độ di động của tử cung hạn chế chiếm 8,8%; tử cung không di động chiếm 2,8%

3.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng

Bảng 3.10: Tình trạng thiếu máu khi vào viện

Tình trạng thiếu máu Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật UXTC không thiếu máu 68,8%;

Có thiếu máu mức độ nhẹ chiếm 18,8%; thiếu máu mức độ vừa chiếm 8,8%; thiếu máu mức độ nặng 3,6%

Bảng 3.11: Đặc điểm về vị trí nhân xơ theo siêu âm

Vị trí nhân xơ Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Vị trí UXTC ở thân tử cung chiếm tỉ lệ cao nhất 86%; vị trí ở eo tử cung chiếm 8%; vị trí phối hợp 6%; vị trí trong dây chằng rộng và cổ tử cung không có trường hợp nào

Bảng 3.12: Đặc điểm số lượng nhân xơ theo siêu âm

Số lượng nhân xơ Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tử cung có 1 nhân xơ tử cung chiếm 58,4%; tỷ lệ bệnh nhân tử cung có nhiều nhân xơ chiếm 41,6%

Bảng 3.13: Liên quan giữa số lượng nhân xơ và mức độ thiếu máu

- Trong số 146 bệnh nhân có một nhân xơ có 76,1% bệnh nhân không thiếu máu; 18,5% bệnh nhân thiếu máu nhẹ; 4,1% bệnh nhân thiếu máu vừa và 1,3% bệnh nhân thiếu máu nặng

- Trong số 104 bệnh nhân có nhiều nhân xơ có 58,7% bệnh nhân không thiếu máu; 19,2% bệnh nhân thiếu máu nhẹ; 15,4% bệnh nhân thiếu máu vừa và 6,7% bệnh nhân thiếu máu nặng

- Có sự khác biệt giữa số lượng nhân xơ và mức độ thiếu máu Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p

Ngày đăng: 20/02/2024, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN