1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Môi Trường Biển Ở Việt Nam
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, PGS.TS. Trần Thị Cúc
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 802,65 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt NamQuản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HOÀNG NHẤT THỐNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 9 34.04.03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Hành chính Quốc gia

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

2 PGS.TS Trần Thị Cúc

Phản biện 1: ………

………

Phản biện 2: ………

………

Phản biện 3: ………

………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….… Nhà …… ,

Học viện Hành chính Quốc gia, số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi………giờ……… ngày …… tháng…… năm ……

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

Trong tiến trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý môi trường nói chung, quản lý môi trường biển nói riêng Quản lý nhà nước (QLNN) về môi trường biển ở nước ta đã đạt được một

số kết quả đáng ghi nhận song còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém

Để hoàn thiện QLNN về môi trường biển trong bối cảnh hiện nay, cần phải đánh giá thực trạng; đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về môi trường biển Vì vậy, với mong muốn đóng góp một phần vào việc hoàn thiện quản lý môi trường

biển, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về môi trường

biển ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý

công

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ được cơ sở khoa học trong QLNN về

môi trường biển ở Việt Nam; đánh giá thực trạng QLNN về môi trường biển ở Việt Nam; đưa ra được các phương hướng và đề xuất được các nhóm giải pháp tương ứng

để cải thiện công tác QLNN về môi trường biển ở Việt Nam trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá tổng quan tình hình và phân tích “khoảng trống” trong nghiên cứu

về quản lý môi trường biển trên thế giới và trong nước; lựa chọn các vấn đề có thể kế thừa, phát triển và cần tiếp tục giải quyết trong Luận án

- Nghiên cứu cơ sở khoa học trong QLNN về môi trường biển ở Việt Nam

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cúu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài Luận án có đối tượng nghiên cứu chính là

QLNN về môi trường biển ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: các vùng biển Việt Nam; vùng ven biển Việt Nam

- Về thời gian: Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong Luận án chủ yếu từ

năm 2015 đến nay; phương hướng, giải pháp QLNN được xác định đến năm 2030

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu 09 nội dung cơ bản của QLNN về

môi trường biển: (1) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức về quản lý môi trường biển; (2) Tổ chức và vận hành bộ máy QLNN về môi trường biển; (3) Bố trí và sử dụng các nguồn lực cho quản lý môi trường biển; (4) Thiết lập và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển; tổ chức đánh giá môi trường biển; (5) Tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo và vùng bờ; bảo vệ, phục hồi môi trường biển, các hệ sinh thái biển; (6) Đào tạo nguồn nhân lực khoa học

và quản lý môi trường biển; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường biển; (7) Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ phục

vụ quản lý môi trường biển; (8) Hợp tác quốc tế về quản lý môi trường biển; (9) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý môi trường biển

4 Phương pháp luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận: Để thực hiện đề tài Luận án, NCS đã sử dụng phương

pháp luận về quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn Max - Lênin

4.2 Cách tiếp cận: Tiếp cận tổng hợp và thống nhất trong QLNN đối với biển

Trang 5

3

và hải đảo (B&HĐ) nói chung và môi trường biển nói riêng; tiếp cận thích ứng; tiếp cận dựa trên hệ sinh thái; tiếp cận phát triển bền vững; tiếp cận từ nguồn lực

4.3 Phương pháp nghiên cứu: Kế thừa các tài liệu hiện có; phân tích, tổng

hợp, đánh giá các tài liệu nguồn thứ cấp; so sánh - lựa chọn; điều tra xã hội học; khảo sát thực địa; chuyên gia; đánh giá SIR; phân tích SWOT; dự báo và các phương pháp bổ trợ khác

5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

5.1 Giả thuyết khoa học

QLNN về môi trường biển ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực song cũng còn những bất cập, hạn chế Do vậy, QLNN về môi trường biển ở Việt Nam chỉ được cải thiện khi có các định hướng đúng và giải pháp đồng bộ

Thực tiễn QLNN về môi trường biển đòi hỏi ban hành hệ thống chính sách, pháp luật (CSPL) kịp thời, phù hợp nếu không sẽ phát sinh ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ sinh thái biển, ven biển và nguồn lợi đa dạng sinh học biển, ven biển cũng như môi trường sống của cư dân Nếu CSPL được ban hành mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện tốt, không được kiểm tra, thanh tra, giám sát một cách đúng đắn thì CSPL đã ban hành không có giá trị thực tế, không đi vào cuộc sống hằng ngày

5.2 Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu được đề tài Luận án xác định là các câu hỏi sau:

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Các kết quả nghiên cứu về QLNN về môi trường biển

đến nay đã giải quyết những vấn đề gì và những khoảng trống nào cần nghiên cứu tiếp?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: QLNN về môi trường biển ở Việt Nam hiện nay được

thực hiện như thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Để cải thiện công tác QLNN về môi trường biển ở Việt

Nam trong thời gian tới cần điều chỉnh những định hướng và đề xuất giải pháp nào?

6 Đóng góp mới của luận án

6.1 Về mặt lý luận

- Hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm: biển, môi trường biển và QLNN về môi trường biển

Trang 6

4

- Tạo dựng được khung lý thuyết của QLNN về môi trường biển ở Việt Nam, bao gồm quan điểm, sự cần thiết, nguyên tắc, đặc điểm cơ bản, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về môi trường biển

- Đóng góp vào việc hoàn thiện và cung cấp tài liệu tham khảo cho việc QLNN

về môi trường biển ở Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quản lý môi trường biển của một số nước trên thế giới

7.2 Ý nghĩa về thực tiễn

Cung cấp thông tin tham khảo cho các cơ quan Việt Nam trong thực thi QLNN

về biển thông qua các bài học kinh nghiệm về QLNN về môi trường biển được đúc rút

từ một số quốc gia trên thế giới; tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quản lý công, hành chính công, chính sách công

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, Luận án được cấu trúc bởi 4 chương sau:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về môi trường biển trên thế giới và ở Việt Nam

- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam

- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam

- Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam

Trang 7

5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI

TRƯỜNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1 Tình hình nghiên cứu quản lý môi trường biển trên thế giới và ở VN

- Các nghiên cứu quản lý môi trường biển trên thế giới

- Các nghiên cứu quản lý môi trường biển trong nước

1.2 Một số nhận xét về những công trình đã nghiên cứu

1.2.1 Các vấn đề đã làm được

- Các công trình nghiên cứu đã nêu bật được vị trí, vai trò của biển và đại dương, giá trị của môi trường biển đối với từng quốc gia và nhân loại; đề cập một cách tổng quan về tài nguyên, môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển và suy giảm

đa dạng sinh học biển

- Các công trình đã phân tích, đánh giá tổng thể, toàn diện hệ thống lý luận về môi trường biển, quản lý môi trường biển; đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường biển và đại dương ở phạm vi toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương

- Các công trình nghiên cứu đã có những đánh giá tổng quan về môi trường biển, những đặc trưng chủ yếu của môi trường biển VN; đề cập đến các vấn đề, nội dung cơ bản, nguyên tắc và cách tiếp cận trong QLNN về biển đảo ở nước ta

1.2.2 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ

- Cần tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện về các yếu tố môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên biển và vùng bờ Việt Nam; chất thải rắn vùng ven biển, môi trường nước biển, suy giảm đa dạng sinh học biển và vùng bờ Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

- Cần tiếp tục nghiên cứu QLNN về môi trường biển ở phạm vi quốc gia

- Cần có những nghiên cứu tiếp một cách tổng quát, toàn diện các giải pháp QLNN về môi trường biển

1.2.3 Những vấn đề cần phải giải quyết trong Luận án

- Làm sáng tỏ cơ sở khoa học QLNN về môi trường biển

- Đánh giá thực trạng QLNN về môi trường biển, xác định quan điểm, đề ra phương hướng và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị chính sách hoàn thiện QLNN về môi trường biển ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 8

6

- Nghiên cứu đầy đủ các vấn đề của QLNN về môi trường biển

- Phân tích bối cảnh hiện nay để có thêm căn cứ đề xuất giải pháp cải thiện công tác QLNN về môi trường biển ở Việt Nam trong thời gian tới

Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Ở VIỆT NAM

2.1 Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về môi trường biển

2.1.1 Các khái niệm liên quan

- Biển: là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, có chế độ thủy văn riêng, được giới hạn ở phía ngoài bởi hệ thống đảo, bán đảo và giới hạn ở phía trong bởi bờ lục địa mà tại đó các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo thực hiện chủ quyền theo các chế độ pháp lý khác nhau đối với từng vùng biển quốc gia (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa)

và mọi quốc gia sử dụng vùng biển quốc tế ngoài quyền tài phán quốc gia

- Môi trường biển: có thể được hiểu là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho khối nước biển, vùng ven biển, hải đảo; trầm tích đáy biển, không khí sát mặt biển; các hệ sinh thái biển, đảo tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật

- QLNN về môi trường biển: là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng bộ máy, công cụ của mình thực thi chức năng quản lý môi trường biển Việt Nam theo quy định của pháp luật để môi trường biển được bảo vệ đáp ứng yêu cầu của con người, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Các khái niệm liên quan khác

2.1.2 Sự cần thiết QLNN về môi trường biển: Nhà nước là chủ thể quản lý mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm môi trường biển Chỉ có Nhà nước mới đủ khả năng tổ chức quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường biển

2.1.3 Nguyên tắc QLNN về môi trường biển: (1) Phòng ngừa trong quản lý

môi trường biển; (2) Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển; (3) Bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong quản lý môi trường biển; (4) Tham gia của các bên liên

Trang 9

7

quan trong quản lý môi trường biển; (5) Hiệu quả trong quản lý môi trường biển; (6) Linh hoạt trong quản lý môi trường biển; (7) Người gây ô nhiễm biển phải trả tiền; (8) Thực thi các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển

2.1.4 Đặc điểm của QLNN về môi trường biển

- Quản lý môi trường biển trên không gian rộng lớn, từ vùng biển gần bờ đến vùng biển khơi

- Quản lý môi trường biển do nhiều cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện

- Quản lý môi trường biển đòi hỏi nguồn lực lớn

- QLNN về môi trường biển vừa có tính chất quốc gia, vừa mang yếu tố quốc tế

2.1.5 Nội dung của QLNN về môi trường biển

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức về quản lý môi trường biển

- Tổ chức và vận hành bộ máy QLNN về môi trường biển

- Bố trí và sử dụng các nguồn lực cho quản lý môi trường biển

- Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo và vùng bờ; bảo vệ, phục hồi môi trường biển, các hệ sinh thái biển

- Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và quản lý môi trường biển; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường biển

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý môi trường biển

- Hợp tác quốc tế về quản lý môi trường biển

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện CSPL quản lý môi trường biển

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về môi trường biển: Chính trị - pháp

lý; kinh tế; văn hóa, phong tục, tập quán; yếu tố quốc tế; tổ chức bộ máy QLNN về môi trường biển; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý và viên chức phục vụ quản lý môi trường biển; vai trò của các bên liên quan

2.2 Quản lý môi trường biển của mội số nước khu vực biển Đông Á và kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam

NCS tìm hiểu kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Australia về quản lý môi trường biển, cho thấy có thể rút ra một số bài học kinh

Trang 10

8

nghiệm sau rất phù hợp với điều kiện Việt Nam để có thể vận dụng trên thực tế:

- Xây dựng CSPL về quản lý môi trường biển đặt trong tổng thể xây dựng CSPL quản lý B&HĐ theo phương thức tổng hợp

- Xây dựng CSPL về quản lý môi trường biển xem xét đến yếu tố đặc thù từng vùng biển

- Xây dựng CSPL quản lý môi trường biển cần đầy đủ, toàn diện và bảo đảm

sự thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật; bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế

- Thiết lập bộ máy quản lý môi trường biển thống nhất, đồng bộ

- Thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước Việt Nam với các đối tác quốc tế trong quản lý môi trường biển quốc gia và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ môi trường biển và đại dương

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở

VIỆT NAM

3.1 Tổng quan về môi trường biển Việt Nam

3.1.1 Môi trường biển Việt Nam

- Các yếu tố môi trường tự nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên biển Việt Nam

3.1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường biển và suy giảm đa dạng sinh học biển Việt Nam

- Chất thải rắn vùng ven biển: gia tăng từ các hoạt động KTXH như nguồn thải

công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, du lịch, sinh hoạt, y tế,…

- Môi trường nước mặt lục địa vùng ven biển: Gia tăng ô nhiễm khi nhiều

thành phần các chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép, dao động từ 1,5 đến 3 lần

- Môi trường nước biển ven bờ và nước biển khơi: Chất lượng tương đối tốt

- Suy giảm đa dạng sinh học biển

- Một số sự cố môi trường biển

Trang 11

9

3.2 Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường biển

3.2.1 Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức về quản lý môi trường biển

Trong những năm qua, việc xây dựng và ban hành CSPL về quản lý môi trường, trong đó có môi trường biển đã được nhà nước Việt Nam đẩy mạnh với các

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sau:

(1) Pháp luật quy định về bảo vệ môi trường chung (trong đó có môi trường biển)

(2) Pháp luật về quản lý tổng hợp và thống nhất về B&HĐ (trong đó có quản

lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường B&HĐ)

(3) Pháp luật ngành, lĩnh vực liên quan đến quản lý môi trường biển

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn và định mức về môi trường biển; các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch ở phạm vi quốc gia để thực hiện mục tiêu và hành động chính sách quản lý môi trường biển

3.2.2 Thực trạng tổ chức và vận hành bộ máy QLNN về môi trường biển

- Quản lý môi trường biển ở Việt Nam do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ nhất định, được Chính phủ giao, bao gồm: Nhóm cơ quan QLNN về môi trường chung; Nhóm cơ quan QLNN tổng hợp tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường B&HĐ; Nhóm các cơ quan liên quan khác

- Toàn ngành môi trường có 5.635 người, trong đó số lượng công chức, viên chức (CCVC) thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường B&HĐ ở cấp trung ương là 375 người, các địa phương có biển là 199 người

3.2.3 Thực trạng bố trí và sử dụng các nguồn lực cho quản lý môi trường biển

Thời gian qua, việc bố trí và sử dụng nguồn lực cho quản lý môi trường biển được đặt trong tổng thể bố trí và sử dụng các nguồn lực của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường B&HĐ Trong giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được Bộ TN&MT giao thực hiện 50 dự án, nhiệm vụ từ nguồn chi sự nghiệp Dự toán chi ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 là: 921,254 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước: 887,928 tỷ đồng (Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: 62,689 tỷ đồng

Trang 12

10

3.2.4 Thực trạng thiết lập và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển; tổ chức đánh giá môi trường biển

Trong những năm qua, các bộ, ngành và địa phương có biển đã tiến hành xây dựng và vận hành các trạm quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển với các loại hình khác nhau nhằm phục vụ quản lý của bộ, ngành, địa phương Các trạm quan trắc tài nguyên, môi trường biển chủ yếu đáp ứng nhu cầu quản lý của từng bộ, ngành

và địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin tài nguyên, môi trường biển của Việt Nam mang tính hệ thống, đồng bộ và toàn diện

Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường B&HĐ bắt đầu được triển khai xây dựng

từ năm 2008, đến nay, đã tổ chức được dữ liệu thành 17 nhóm Một số địa phương có biển cũng đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng hợp phục

vụ quản lý tổng hợp vùng bờ trên địa bàn

Để nắm bắt hiện trạng môi trường biển phục vụ cho công tác quản lý, Bộ TN&MT cũng đã chỉ đạo và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường biển năm 2010, báo cáo hiện trạng môi trường B&HĐ quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; đánh giá tải lượng chất thải ảnh hưởng đến môi trường biển; điều tra, đánh giá hiện trạng và tác động của các nguồn

thải trên biển đến môi trường

3.2.5 Thực trạng kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo và vùng bờ; bảo vệ, phục hồi môi trường biển, các hệ sinh thái biển

Trong phạm vi quản lý môi trường chung, thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền đã tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và Kế hoạch hành động bảo vệ môi trường quốc gia trong từng giai đoạn tương ứng; tập trung ưu tiên triển khai các nhiệm vụ về phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực bị ô nhiễm; kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây

ô nhiễm; cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm Hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng nhằm phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường Hàng năm, các địa phương có biển đều tiến hành các hoạt động kiểm kiểm soát ô nhiễm môi trường B&HĐ trên địa bàn trên cơ sở triển khai bộ chỉ số và

Trang 13

11

việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường B&HĐ

Triển khai pháp luật tài nguyên, môi trường B&HĐ, các địa phương có biển đã

tổ chức thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn

3.2.6 Thực trạng đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường biển; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường biển

Chỉ riêng giai đoạn 2016 - 2018, trong Bộ TN&MT có 3.219 lượt công chức, 1.106 lượt viên chức và 1.076 lượt CCVC lãnh đạo, quản lý tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về các nội dung phục vụ QLNN (trong đó có quản lý môi trường biển) Các địa phương có biển đã lồng ghép công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và quản lý môi trường biển ở mức độ khác nhau thông qua các chương trình, dự án, hội nghị, hội thảo, tập huấn những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường B&HĐ

Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về quản lý môi trường biển đã được các ngành, các cấp quan tâm triển khai trong tổng thể giáo dục, tuyên truyền về B&HĐ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về cả nội dung và hình thức, tạo nên sự lan toả đến các cấp chính quyền, mọi tầng lớp nhân dân cũng như dư luận trong và ngoài nước

3.2.7 Thực trạng nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ phục vụ quản

lý môi trường biển

Trong giai đoạn 2011 - 2021, ở cấp trung ương đã tổ chức triển khai nghiên cứu và ứng dụng 48 đề tài khoa học, công nghệ cấp bộ về B&HĐ, trong đó có 27 đề tài phục vụ quản lý môi trường biển Ở địa phương, bước đầu đã có một số tỉnh, thành phố có biển tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường biển

Việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ góp phần tăng cường nguồn lực cho quản lý môi trường biển ở Việt Nam, song ở địa phương hoạt động này rất khiêm tốn

3.2.8 Thực trạng hợp tác quốc tế về quản lý môi trường biển

Thời gian qua, Bộ TN&MT đã tổ chức nhiều hoạt động hợp tác quốc tế với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực về biển, trong đó có quản lý môi trường biển Đó là triển khai các dự án, nhiệm vụ, thỏa thuận quốc tế về môi trường biển với các nước

Ngày đăng: 20/02/2024, 14:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w