Quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trờiQuản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trời
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
Ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 9.34.04.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Bùi Quang Tuấn
2 PGS TS Đỗ Văn Quang
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn An Thịnh
Phản biện 2: PGS.TS Ngô Quang Minh
Phản biện 3: PGS.TS Ngô Thắng Lợi
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam tuyên bố “sẽ xây dựng và triển khai các
biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển,
cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” Việt
Nam cũng đã tham gia cam kết giảm 30% lượng phát thải khí mê-tan vào năm
2030 so với mức phát thải năm 2020; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, Tuyên bố Glasgow của các Lãnh đạo về rừng và
sử dụng đất nhằm ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030; tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu nhằm huy động nguồn lực cho thích ứng với biến đổi khí hậu
Một số sự kiện lớn trong năm 2022 có thể hiểu rõ hơn về tình hình của ngành năng lượng: (1) Năm 2022 là khoảng thời gian đầu tiên ghi nhận nhiều dự án năng lượng gió vận hành đầy đủ theo kỳ báo cáo tài chính năm sau khi cơ chế giá FIT hết hạn cuối năm 2021 (năm thứ hai đối với điện mặt trời), nhằm đánh giá hiệu quả vận hành trong điều kiện địa lý thực tế của Việt Nam; (2) Quy hoạch điện VIII (QHD8), đóng vai trò xương sống, định hướng cho sự phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt chính thức; (3) Cơ chế giá năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp mới đã được ban hành Mặc dù khiến một số nhà đầu tư hụt hẫng vì giá bán thấp hơn kỳ vọng, cơ chế giá mới vẫn mang lại một số điểm sáng cho giai đoạn phát triển NLTT tiếp theo, đặc biệt là điện gió (gần bờ và xa bờ) với giá bán cao nhất; (4) EVN công bố ước tính lỗ 28.900 tỷ đồng vào năm 2022 và có thể lỗ lớn hơn nếu không thực hiện quyết liệt các giải pháp cắt giảm chi phí đầu vào, tối ưu hóa vận hành hệ thống điện Nguyên nhân chính được cho là do giá đầu vào của nhiên liệu hóa thạch bao gồm
Trang 4dầu, than, khí tăng nhanh khi huy động sản xuất điện từ nhóm nhiệt điện; (5) Năm
2022 là năm thứ ba liên tiếp La Nina xảy ra ở Bắc bán cầu, hiện tượng thời tiết này không phổ biến và chỉ xảy ra ba lần trong 50 năm
Để trả lời cho câu hỏi: Quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: trường hợp điện mặt trời gồm những hoạt động nào? Hoạt động đó đang diễn ra ở Việt Nam như thế nào và Nhà nước đã quản lý hoạt động đó ra sao? Hoạt động quản lý của nhà nước trong điều kiện hiện nay và tầm nhìn trong 10 năm nữa có phù hợp không và cần có những giải pháp nào giúp hoàn thiện quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam và điện mặt trời để đạt được hiệu quả cao nhất? Đây được xem là vấn đề cấp bách đặt ra đáng được quan tâm và nghiên cứu Chính vì thế NCS lựa chọn luận án “Quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trời” để nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về năng lượng tạo và điện mặt trời ở Việt Nam, Luận án đề xuất một số định hướng
và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam
và trường hợp điện mặt trời
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận
án để tìm ra những giới hạn và khoảng trống nghiên cứu, tạo cơ sở cho việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm các cơ sở lý luận về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời; quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và trường hợp điện mặt trời nói riêng; các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và trường hợp điện mặt trời nói riêng
Trang 5- Xác định những hạn chế, bất cập, những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và trường hợp điện mặt trời nói riêng
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và trường hợp điện mặt trời nói riêng theo nội dung quản lý và các tiêu chí đánh giá Tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và trường hợp điện mặt trời nói riêng
- Xác định mục tiêu, định hướng phát triển thị trường về năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và trường hợp điện mặt trời nói riêng cũng như quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và trường hợp điện mặt trời nói riêng Từ đó Luận án đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và trường hợp điện mặt trời nói riêng trong thời gian từ nay đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: trường hợp điện mặt trời
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung vào các nội dung quản lý nhà nước về năng
lượng tái tạo ở Việt Nam: trường hợp điện mặt trời cụ thể: (1) Trong các chủ thể liên quan, Luận án tập trung nghiên cứu chủ thể là các cơ quan quản lý trực tiếp như Bộ Công thương và các cơ quan quản lý trực tiếp khác
Trang 6trường hợp điện mặt trời ở Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2023
+ Thời gian áp dụng đề xuất, định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đến năm 2035
4 Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan QLNN các cấp
từ trung ương đến cơ sở Do đó, luận án này nghiên cứu hoạt động quản lý của cấp trung ương và cấp địa phương đối với quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo
và điện mặt trời Cách tiếp cận quản lý như trên là phù hợp với mô hình QLNN mang tính tập trung của Việt Nam
Khung lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu trong đó trình bày nội dung
và mối quan hệ giữa các yếu tố có tác động đến quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và điện mặt trời
Luận án tiếp cận theo hướng từ góc độ vai trò của nhà nước trong quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và điện mặt trời để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của các tác nhân kinh tế và giải quyết vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và điện mặt trời
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước năng lượng tái tạo
và điện mặt trời tại Việt Nam ở góc độ vĩ mô, chủ yếu đi sâu phân tích chức năng của chủ thể quản lý nhà nước theo hướng tiếp cận nội dung của quá trình quản lý gồm hoạch định chính sách, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bàn giấy, tổng quan tài liệu: đề tài thực hiện thu
thập, phân tích các nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu, đề tài trong và ngoài nước đã được thực hiện Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu, từ các khái niệm, đến quy định pháp lý và thực tế phát triển NLTT, điện mặt trời, cũng như quản lý nhà nước về điện mặt trời được tổng hợp, phân tích bằng phương pháp này
Trang 7Phương pháp thống kê mô tả: đề tài sử dụng thống kê mô tả để trình bày và
phân tích các loại số liệu khác nhau thu thập được từ thực tế và từ các nghiên cứu, điều tra trước đây về NLTT và điện mặt trời
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này là việc đánh giá cùng
một vấn đề hoặc một chủ thể nghiên cứu ở hai hoặc nhiều thời điểm khác nhau hoặc ở các địa điểm khác nhau nhằm tìm kiếm sự khác biệt, xu hướng thay đổi Đồng thời, phương pháp so sánh, đối chiếu cũng là một công cụ tốt để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các thay đổi ghi nhận được
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, mô tả bằng biểu đồ, bảng, hình vẽ làm nổi rõ thực trạng QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời Từ mối quan hệ biện chứng, luận án đưa ra nhận xét về thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời
Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp các tài liệu, đó là các quan điểm, chủ trương của Nhà nước và quan điểm của cá nhân, ý kiến của một số đối tượng có liên quan được điều tra, phỏng vấn để đưa ra quan điểm, mục tiêu, định hướng QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời Dùng phương pháp biện chứng, logic để đưa ra những giải pháp, đề xuất để hoàn thiện QLNN
về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời trong thời gian tới
Phương pháp chuyên gia: Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo
ý kiến các nhà khoa học về các nội dung liên quan ở các chương, mục, tiểu mục của luận án Đồng thời, để khẳng định rõ nét hơn những kết quả đạt được, hạn chế
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm mục đích xây dựng nền tảng cơ sở lý luận cho nghiên cứu QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời, thực trạng QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời,
Trang 8đề xuất khung lý thuyết, xác định các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời
Tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp các dữ liệu, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá và tổng hợp, từ đó có những dữ liệu, số liệu về thực trạng QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời, thực trạng công tác QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời Sau đó, cùng với việc phân tích dữ liệu sơ cấp, luận án đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời đến năm 2030
Dữ liệu thứ cấp trong luận án được thu thập thông từ các nguồn tài liệu sau:
từ internet và các tài liệu, số liệu từ các bài viết, tạp chí, sách báo điện tử, kỷ yếu hội thảo, tham luận và luận án tại thư viện Học viện Khoa học xã hội, thư viện Trường Đại học, Thư viện Quốc gia… cũng được tham khảo trong quá trình nghiên cứu của luận án, các nguồn tham khảo này đều đảm bảo độ tin cậy cao Ngoài ra, để làm giàu thêm hàm lượng khoa học và bổ sung tài liệu tham chiếu, luận án còn thu thập số liệu từ:
Luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện mặt trời
Số liệu tổng hợp tại Bộ Công thương, tại các Sở Công thường tại Việt Nam, liên quan đến: (1) Thực trạng QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời; (2) Thực trạng QLNN về năng lượng tái tạo và điện mặt trời; (3) Các mục tiêu, định hướng của nhà nước đối với QLNN về năng lượng tái tạo và điện mặt trời trong thời gian tới
Các báo cáo đánh giá thực hiện các Đề án, Chương trình, Dự án liên quan đến QLNN về năng lượng tái tạo và điện mặt trời
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm mục đích xây dựng hoàn chỉnh khung nghiên cứu phù hợp với điều kiện nghiên cứu là QLNN về năng lượng tái
Trang 9tạo và điện mặt trời Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập, điều tra lần đầu tiên
để đạt được mục đích của nghiên cứu Dữ liệu này được thu thập thông qua phỏng vấn và các phiếu điều tra (bảng hỏi)
Phân tích IPA
Luận án sử dụng mô hình IPA của Martilla và James (1977) được đánh giá dựa trên sự khác biệt giữa ý kiến của cán bộ quản lý về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của các tiêu chí đánh giá đối với quản lý nhà nước về điện mặt trời tạo thành một biểu đồ hai chiều để dễ dàng hơn cho việc giải thích dữ liệu thu thập Mô hình IPA được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về quản lý và Marketing (Martilla & James, 1977), dịch vụ du lịch và khách sạn (Martin, 1995; Phan Thị Thanh Trúc, 2017); y tế (Nitse & Bush, 1993; Nguyễn Thị Kim Quyền
& Huỳnh Bảo Tuân, 2019); giáo dục (Alberty & Mihailik, 1989; Bảo Trung & Nguyễn Thị Tố Loan, 2020); ngân hàng (Ennew và cộng sự, 1993)
Chính vì vậy, áp dụng phương pháp tích hợp IPA-Kano để đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng tiêu chí là phù hợp và khả thi nhất Bởi
mô hình tích hợp cho phép đo lường hoạt động quản lý dựa vào sự khác biệt giữa
ý kiến của những nhà quản lý, đối tượng quản lý, các nhà nghiên cứu về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các tiêu chí của chủ thể quản lý là cơ quan quản
lý QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời
a Phỏng vấn sâu bán cấu trúc
Việc thu thập được diễn ra một cách độc lập, đảm bảo người được phỏng vấn không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài hay bị chi phối bởi quan điểm, cách suy và cảm xúc của người khác Cách thức thực hiện là việc phỏng vấn trực tiếp giữa người hỏi và người được phỏng vấn Đây là phương pháp nghiên cứu rất phù hợp để khám phá quan điểm và suy nghĩ của đối tượng nghiên cứu
Luận án lựa chọn mẫu khảo sát phỏng vấn có tính chủ đích nhằm thực hiện nghiên cứu đánh giá hướng tiếp cận nội dung quản lý, xây dựng và lựa chọn các tiêu chí đánh giá, xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về năng lượng tái tạo
Trang 10và điện mặt trời Bao gồm: chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực điện mặt trời thuộc các học viện, trường đại học và viện nghiên cứu; cán bộ quản lý tại Bộ Công thương Đây là những người nắm bắt rõ thực trạng QLNN về năng lượng tái tạo và điện mặt trời, có kiến thức đầy đủ, tường minh về quản lý trong lĩnh vực QLNN về năng lượng tái tạo và điện mặt trời, trực tiếp điều hành, quản lý và thụ hưởng trong năng lượng tái tạo, điện mặt trời, đồng thời vừa có lý luận kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động QLNN về năng lượng tái tạo và điện mặt trời Với kích thước mẫu này đạt tới số lượng phần tử tính tới điểm bão hoà, nghĩa là không thể thu thập thông tin thêm được nữa
5 Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Trên cơ sở xác định rõ khoảng trống kiến thức của các nghiên cứu trước, luận án đã khái quát hoá và làm rõ nét hơn các vấn đề về lý luận xung quanh quản
lý quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và điện mặt trời cũng như mối quan hệ giữa chủ thể quản lý nhà nước về điện mặt trời theo cách tiếp cận vấn đề dưới góc độ quản lý kinh tế và hướng nghiên cứu chức năng, các nội dung quản lý nhà nước về điện mặt trời
Luận án đã xây dựng hệ thống 04 tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về điện mặt trời bao gồm: (1) tiêu chí hiệu lực, (2) tiêu chí hiệu quả, (3) tiêu chí phù hợp
và (4) tiêu chí bền vững đồng thời xác định 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước về điện amwtj trời Đây là các tiêu chí và các yếu tố hàm chứa nội dung khoa học bám sát với đề tài, toán học cũng như kinh tế lượng Chính vì vậy, việc sử dụng các tiêu chí đánh giá và các nhóm yếu tố ảnh hưởng đóng vai trò quan trọng trong đo lường, đánh giá đúng mức độ các kết quả thực hiện quản lý nhà nước về điện mặt trời, từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng và đưa ra kết luận
về kết quả của quá trình quản lý nhà nước về điện mặt trời ở Việt Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận án là một công trình nghiên cứu mới, toàn diện mang tính hệ thống về quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và điện mặt trời Luận án đã đúc kết được
Trang 11một số bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về điện mặt trời ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo
và điện mặt trời tại một số quốc gia trên thế giới
Luận án đánh giá được thực trạng nội dung quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và điện mặt trời tại Việt Nam thông qua hệ thống 04 tiêu chí đánh giá Bằng kết quả khảo sát và quá trình phân tích định lượng mô hình Kano - IPA đối với hệ thống các tiêu chí đánh giá, luận án đã nhận thấy vẫn tồn tại khoảng cách giữa việc đưa ra chính sách với việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về điện mặt trời ở Việt Nam Bên cạnh đó, luận án đã phân tích 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về điện mặt trời Việt Nam Từ kết quả phân tích, luận
án đã tìm ra một số thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó trong hoạt động quản lý nhà nước về điện mặt trời ở Việt Nam
Luận án dựa trên cơ sở các kết quả từ quá trình nghiên cứu thực trạng và những nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và điện mặt trời ở Việt Nam để đề xuất những quan điểm, định hướng và một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường quản lý nhà nước về điện mặt trời ở Việt Nam đến năm 2030; Các giải pháp của luận án có tính khả thi cao và đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước
Luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý có thẩm quyền trong lĩnh vực năng lượng tham khảo trong việc ban hành các chính sách quản lý nhà nước về điện mặt trời
ở Việt Nam Ngoài ra, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan tại các trường đại học, học viện
7 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận
án được kết cấu thành 4 chương:
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ ĐIỆN MẶT TRỜI
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỆN MẶT
TRỜI Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỆN MẶT TRỜI Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến năng lượng tái tạo
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và điện mặt trời
1.2 Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công bố nghiên cứu giải quyết
Như vậy qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
có liên quan đến QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời có thể rút
ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, các công trình này đã đánh giá khái quát được tác động của QLNN
đối với sự phát triển của năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời tại mỗi quốc gia, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện vào những năm đầu của quá trình phát triển của năng lượng tái tạo, và hầu hết ở các nước đã và đang phát triển, nơi có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời, khác hẳn với môi trường cho phát triển năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời của Việt Nam
Thứ hai, cho đến nay các điều kiện về môi trường quốc tế, môi trường quốc
gia cũng như những xu thế mới của năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời
đã có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển chung của khoa học kĩ thuật và kinh tế
Trang 13thế giới do đó các tác động của QLNN đối với năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời cũng cần phải được xem xét trong các điều kiện mới, bối cảnh mới
Thứ ba, Xác định những quan điểm chỉ đạo, phương hướng chiến lược và
giải pháp để thực hiện chiến lược, cơ chế chính sách, các phương thức cần được
áp dụng để thúc đẩy việc quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: trường hợp điện mặt trời trong những năm tới
Thứ tư, các nghiên cứu trên chưa đề cập sâu tới các vấn đề lí luận của QLNN
đối với năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời như: khái niệm, mục tiêu và nội dung QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời; chưa đề cập sâu tới vai trò quản lý của nhà nước đối với năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời; chưa đưa ra được phương pháp cụ thể để đánh giá các nội dung QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời
Các "khoảng trống" trên sẽ là cơ sở để luận án tập trung làm rõ các vấn đề còn tồn tại cả về mặt lý luận và thực tiễn trong QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về năng lượng tái tạo: trường hợp điện mặt trời
1.3 Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết
Trên cơ sở tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu và trên cơ sở “khoảng trống tri thức” trong các nghiên cứu trước đây, đề tài luận án dự kiến sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề để giải đáp những câu hỏi nghiên cứu sau: Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu, luận án tiếp tục bổ sung và hoàn thiện theo những nội dung cụ thể như sau:
Luận án tiến hành nghiên cứu và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản xung quanh quản lý nhà nước về năng lượng năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trời;
Luận án nghiên cứu các nội dung cụ thể liên quan quản lý nhà nước về năng lượng năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trường hợp điện mặt trời dựa trên 4 chức