Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI
VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỖ ANH TUẤN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Trang 2Hà Nội - 2024
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
họp tại: Học viện Hành chính quốc gia
vào hồi: …giờ ngày tháng năm 2024
Trang 3Có thể tìm hiểu luận án tại:
1 Thư viện Quốc gia
2 Thư viện Học viện Hành chính quốc gia
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, vai trò, tầm quan trọng của phòng, chống BBPN qua biên giới
Đấu tranh chống BBN nói chung và BBPN nói riêng đã và đang trở thànhmối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia trên thế giới BBPN nhằm mục đíchlạm dụng tình dục đã và đang trở thành một thực tế phổ biến ở nhiều nước và cảcộng đồng quốc tế Trong những năm gần đây, tình hình BBPN qua biên giớivẫn có những diễn biến phức tạp với tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt độngphạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia
Và một trong những nguyên nhân không thể không thể xem xét đó là bất cập từhoạt động QLNN về phòng chống BBPN qua biên giới hiện nay
Thứ hai, thực trạng QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới
Hoạt động QLNN về phòng, chống BBPN đã đạt những thành tựu cơ bản như:
hệ thống chính sách, pháp luật tương đối đầy đủ, bộ máy QLNN đồng bộ, thốngnhất; nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở vật chất, trang thiết
bị được tăng cường; hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác QLNN về phòng,chống BBPN qua biên giới cũng đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc như:quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, sơ hở để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất
là trong quản lý người nước ngoài, quản lý cư trú, quản lý an ninh biên giới,xuất nhập cảnh, hôn nhân có yếu tố nước ngoài Hệ thống pháp luật triển khaithi hành Luật Phòng, chống mua bán người chưa đầy đủ, đồng bộ, thống nhấtcông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và chấp hành pháp luật về phòng,chống BBPN còn chưa sâu rộng, nhiều nạn nhân còn chưa biết đến quy định củapháp luật; công tác quản lý xuất nhập, cảnh, QLNN tại khu vực biên giới, nhất làtuyến đường bộ còn nhiều sơ hở, lực lượng mỏng, chưa kiểm soát hết đượcđường mòn, lối mở
Thứ ba, dưới góc độ khoa học
Từ trước đến nay việc nghiên cứu phòng, chống BBPN qua biên giới chủ yếuđược tiếp cận dưới góc độ khoa học luật học, tội phạm học…thiếu vắng nhữngcông trình nghiên cứu một cách chuyên biệt, toàn diện để giải quyết vấn đề BBPNqua biên giới dưới góc độ quản lý công
Từ các lý do trên cho thấy, việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước
về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công có tính cấp thiết cả về lý luận và thựctiễn
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích
Luận án góp phần bổ sung, xây dựng lý luận và đánh giá thực trạngQLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất
Trang 5các giải pháp tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở ViệtNam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu qua
đó xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu củaluận án; Nghiên cứu cơ sở lý thuyết QLNN về phòng, chống BBPN qua biêngiới; nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở cácnước để rút ra những bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam hiện nay;Phân tíchthực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những
ưu điểm, hạn chế trong hoạt động QLNN về việc phòng, chống BBPN qua biêngiới ở Việt Nam; Nghiên cứu, đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp tăngcường QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới được tiếp cận
dưới góc độ hẹp gắn với hoạt động cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các
cá nhân, tổ chức được trao quyền
Về không gian và thời gian: Nghiên cứu QLNN về phòng, chống BBPN
qua biên giới trên địa bàn t uyến biên giới của Việt Nam với các nước (baogồm biên giới đường bộ, các cửa khẩu quốc tế qua đường biển, đường hàngkhông) trong thời gian từ năm 2011 đến nay
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng, d u y v ậ t lịch sử của chủ nghĩa Mác lê nin và tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm, chủ trương của Đảng ta và quy định của pháp luật vềquản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống vi phạm pháp luật
Phương pháp nghiên cứu
Về các phương pháp nghiên cứu, luận án kết hợp sử dụng các phương phápnghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội để giải quyết các câu hỏi nghiên cứuđặt ra, bao gồm: phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phântích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
- BBPN qua biên giới là gì? Tình hình BBPN qua biên giới ở Việt Nam rasao? Dẫn đến những hậu quả gì?
- Thực trạng QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam hiệnnay có những kết quả gì đạt được? Hạn chế và nguyên nhân?
Trang 6- Giải pháp nào để tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biêngiới ở Việt Nam trong thời gian tới?
Giả thuyết nghiên cứu
Tình hình BBPN qua biên giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã vàđang và sẽ diễn biến phức tạp, gây nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho xã hội Vì vậymột trong giải pháp đó là tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biêngiới
Thực tiễn về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam thời gian qua
đã đạt những kết quả nhất định; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòihỏi của thực tiễn Còn nhiều bất cập trong hoạt động QLNN về phòng, chốngBBPN qua biên giới mà phải khắc phục
Để tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Namcần thực hiện đồng bộ, có hệ thống các giải pháp
6 Những đóng góp mới của luận án
Dưới góc độ là một công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án
bổ sung, hoàn thiện thêm khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, phươngpháp QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới Những đóng góp nàykhông chỉ giúp cho việc tiếp cận nghiên cứu QLNN về phòng chống BBPN quabiên giới ở Việt Nam hiện nay của các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn là tàiliệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội
Trên cơ sở kết quả phân tích, tổng hợp, luận án đã đưa ra những dự báo vềtình hình BBPN qua biên giới trong thời gian tới, đề ra các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả, hiệu lực QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới, trong đó cómột số điểm mới về giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN và kiện toàn bộ máy tổ
chức cơ quan QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới.
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án làm sâu sắc, hoàn thiện hơn lý luận QLNN về phòng, chống BBPNqua biên giới nói chung và Việt Nam nói riêng Trên cơ sở tổng hợp, hệ thốnghóa các văn bản pháp luật về phòng, chống BBPN qua biên giới và các số liệunghiên cứu từ thực tiễn, luận án đã làm rõ về thực trạng phòng, chống loại tộiphạm này ở Việt Nam; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chế của QLNN vềphòng, chống BBPN qua biên giới và những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực,hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này để đề xuất các giải pháp phù hợp Kết quảnghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng cơ chế, chínhsách, lựa chọn phương thức quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảQLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam trong tình hình mới.Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây dựngchính sách về đấu tranh chống loại tội phạm này Cũng có thể làm tài liệu thamkhảo đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản lý công,chính sách công, chuyên ngành luật học và các chuyên ngành có liên quan
Trang 78 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
4 chương
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Các công trình nghiên cứu trong và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán người nói chung
và tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới nói riêng
Việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán phụ nữqua biên giới là cần thiết để nhận diện khách thể và đối tượng của quản lý nhànước trong lĩnh vực này Trong các công trình nghiên cứu được luận án khảocứu, có những công trình nghiên cứu trực diện về tội phạm buôn bán phụ nữ, cónhững công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán người Tuy nhiên, trong sốnạn nhân buôn bán người thì phụ nữ vẫn chiếm đa số; chính vì thế việc tìm hiểumột số công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán người vẫn cung cấp những
dự liệu cần thiết để triển khai đề tài nghiên cứu
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu dưới góc độ khoa học quản lý công tìm hiểuquản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới còn rất mới
mẻ, chủ yếu tiếp cận dưới góc độ khoa học luật học đặc biệt chuyên ngành luậthình sự Vì vậy khi tiếp cận, chưa tìm thấy một công trình khoa học nào nghiêncứu dưới góc độ trực diện quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữqua biên giới
1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
1.2.1 Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa
Các nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phòng, chống BBN nói chung
và BBPN nói riêng giải mã những khái niệm như buôn bán người, phòng chốngBBN, nguyên nhân, điều kiện, hậu quả BBN và BBPN; các giải pháp phòng,chống BBN nói chung và BBPN nói riêng Các công trình nghiên cứu nói trên đã
đề cập đến những quan điểm và thực trạng tình hình tội phạm buôn người, đặcbiệt là tội phạm BBPN qua biên giới
Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung một số khía cạnh trong nội dung củaQLNN về phòng chống BBN nói chung và BBPN nói riêng như những vấn đềliên quan đến pháp luật về phòng, chống BBN; vấn đề tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế trong phòng, chống BBN; chỉ ra nhữngbất cập trong QLNN về phòng chống BBN nói chung … đồng thời đã đưa ranhững giải pháp mang tính đặc thù theo điều kiện hoàn cảnh pháp luật của mỗi
Trang 8Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nghiên cứu khoa học thì các công trình nghiên cứu
đó mới chỉ đề cập một khía cạnh khái quát về vi phạm này, chưa nghiên cứu sâumang tính tổng thể, toàn diện các nội dung của QLNN về phòng, chống BBPN đặtbiệt là trong không gian “qua biên giới” thì còn rất sơ sài
Như vậy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phòng, chốngBBPN qua biên giới dưới góc độ quản lý công
1.2.2 Những vấn đề đặt ra mà luận án tiếp tục giải quyết
Trên cơ sở những vấn đề chưa được giải quyết trong các công trình đãđược công bố, Luận án sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn đề sau:
Một là, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, luận
án sẽ phân tích làm rõ lý luận QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ởViệt Nam như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của QLNN về phòng,chống BBPN qua biên giới; kinh nghiệm của một số quốc gia trong phòng,chống BBPN qua biên giới và bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam
Hai là, phân tích, đánh giá tình hình QLNN về phòng, chống BBPN qua
biên giới ở Việt Nam; chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trongQLNN về phòng chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam; đánh giá hệ thống tổchức bộ máy phòng, chống BBPN qua biên giới từ Trung ương tới địa phương; đềxuất giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức về phòng, chống BBPN qua biên giới
Ba là, đề xuất những giải pháp khả thi tăng cường QLNN về phòng chống
BBPN qua đường biên giới ở Việt Nam trong thời gian tới
Trang 9CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ
NỮ QUA BIÊN GIỚI
2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
2.1.1 Khái niệm buôn bán phụ nữ qua biên giới
BBPN qua biên giới có thể được định nghĩa như sau: Buôn bán phụ nữ qua biên giới là việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận phụ nữ qua biên giới bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt hay lạm dụng quyền lực hoặc hoàn cảnh dễ bị tổn thương để thu tiền hay lợi nhuận nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Từ khái niệm trên, đặc điểm BBPN qua biên giới được xác định như sau:Hành vi: thực hiện một hoặc nhiều hành vi như tuyển dụng, vận chuyển, chuyểngiao, chứa chấp và tiếp nhận người Không gian: từ biên giới trên đất liền, trên không, trênbiển từ lãnh thổ nước này sang quốc gia khác Nạn nhân: phụ nữ Phương thức, thủđoạn: sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắtcóc, lừa gạt hay lạm dụng quyền lực Mục đích: Nhận tiền hoặc giao tiền, tài sảnhoặc lợi ích vật chất khác để bóc lột
2.1.2 Khái niệm phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
Việc xác định nội hàm khái niệm phòng, chống BBPN qua biên giới trên cơ
sở nội hàm thuật ngữ phòng, chống BBN bao gồm ba nhóm hoạt động (hoặc 3nhóm nhiệm vụ) sau:
i).Phòng ngừa BBPN qua biên giới: áp dụng tổng thể các biện pháp kể cảkinh tế, văn hoá – xã hội, chính trị, pháp luật và các nghiệp vụ cần thiết nhằmphòng, tránh cho phụ nữ không trở thành nạn nhân bị mua bán cũng như hướng tớikhắc phục, triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện dẫn dẫn đến hành vi BBPN quabiên giới ii) Phát hiện và xử lý BBPN qua biên giới: khi có hành vi BBPN quabiên giới xảy ra thì phải kịp thời phát hiện để giải cứu nạn nhân phụ nữ và xử lýnghiêm minh, đúng người đúng tội vừa trừng phạt, giáo dục cải tạo người vi phạm.iii) Bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp củangười phụ nữ; giúp họ sớm tái hoà nhập cộng đồng, khôi phục lại cuộc sống bìnhthường
Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu: Phòng, chống BBPN qua biên giới là tổng thể các biện pháp do cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức trong xã hội áp dụng nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với hành vi BBPN phụ nữ qua biên giới; khôi phục, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ bị xâm hại.
Trang 102.1.3 Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ
nữ qua biên giới
Từ phân tích trên có thể hiểu, QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới
là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức xã hội do Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở thực thi pháp luật, nhằm thực hiện các chức năng QLNN trong lĩnh vực phòng, chống BBPN qua biên giới để duy trì an ninh, trật tự trong
xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ.
Từ khái niệm trên, có thể thấy một số đặc điểm của QLNN về phòng,chống BBPN qua biên giới cũng xuất phát từ cách tiếp cận đặc điểm chung củaQLNN như sau:
Chủ thể QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới là trước hết và chủ yếu
cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền Đối tượng của QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới rất rộng bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức
trong xã hội có liên quan đến hoạt động phòng, chống BBPN qua biên giới; trong
số đó có hai nhóm đặc thù, liên quan trực tiếp : i) các tổ chức, cá nhân là công dânViệt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi BBPN qua biêngiới; ii) phụ nữ - đối tượng thụ hưởng chính sách và sự bảo vệ của Nhà nước và xãhội không bị xâm hại bởi hành vi BBPN qua biên giới Còn những đối tượng khác
có liên quan ở mức độ gián tiếp ví dụ thông qua công tác tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật; hoạt động thanh tra, kiểm tra… để phòng, chống BBPN quabiên giới
Khách thể của QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới là trật tự quản
lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống BBPN qua biên giới được điều chỉnhkhông chỉ bởi quy phạm pháp luật hành chính mà cả quy phạm pháp luật hình
sự Mục đích của QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới hướng tới: i)
phòng ngừa không để xảy ra tình trạng BBPN qua biên giới; ii) phát hiện và xử
lý vi phạm BBPN qua biên giới iii) hỗ trợ và bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bị buôn
bán qua biên giới Nội dung QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới Cơ sở QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới là tình trạng xã hội liên quan đến
hoạt động này và hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ,trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến phòng, chống BBPN qua biêngiới
2.2 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
2.2.1 Ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
Xuất phát từ mục đích của QLNN về phòng, chống buôn bán phụ nữ quabiên giới đã phân tích ở trên nên chính sách, pháp luật về phòng chống buôn bánphụ nữ qua biên giới cũng gồm 3 nhóm: i)chính sách, pháp luật phòng ngừaBBPN qua biên giới ii) chính sách, pháp luật phát hiện, xử lý BBPN qua biên
Trang 11giới ; iii) chính sách, pháp luật hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bị buôn bánqua biên giới.
2.2.2 Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
Thứ nhất, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống BBPN qua biên giới
Thứ hai, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống BBPN qua biên giới
Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân sự làm công tác QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới
Thứ tư, đảm bảo các điều kiện tài chính, hậu cần, trang thiết bị cho QLNN
về phòng, chống BBPN qua biên giới
Thứ năm, hợp tác quốc tế về phòng, chống BBPN qua biên giới
2.2.3 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ
nữ qua biên giới
Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về phòng, chống BBPN qua biên giới cũng là một nội dung QLNN rất
quan trọng nhằm đưa pháp luật về phòng, chống BBPN vào đời sống, kịp thờiphát hiện, chấn chính những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện pháp luật về phòng,chống BBPN qua biên giới Cùng với việc quy định trách nhiệm phát hiện hành vi
vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người thông qua hoạt động kiểm tra,thanh tra của cơ quan, tổ chức, cũng nhấn mạnh trách nhiệm phát hiện, ngăn chặnhành vi vi phạm thông qua hoạt động nghiệp vụ của lực lượng phòng, chống muabán người trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân Bên cạnh đó, cần nhấnmạnh trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bánngười thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức Theo đó, các
cơ quan, tổ chức phải thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình; trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm thì phải xử lý theo thẩmquyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật,đồng thời, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông qua hoạt động kiểm tra,thanh tra có trách nhiệm chủ động phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiếnnghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chốngmua bán người
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
2.3.1 Hệ thống chính sách, pháp luật
Để có thể triển khai các hoạt động QLNN trên tất cả các lĩnh vực, các cơquan chức năng, người có thẩm quyền cũng như các đối tượng chịu sự quản lýđều phải dựa trên cơ sở một khung pháp lý hoàn thiện, một chính sách nhất
Trang 12quán, đầy đủ, toàn diện Điều đó sẽ giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân biết phải làmgì? Làm như thế nào? Và không được làm gì?Chính vì thế, hệ thống chính sách,pháp luật về phòng, chống BBPN qua biên giới là một trong những yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới Nếu có một
hệ thống chính sách, pháp luật đầy đủ, phù hợp hoạt động QLNN đương nhiên
sẽ được thúc đẩy và ngược lại sẽ kìm hãm, cản trở hoạt động QLNN trong lĩnhvực này Ví dụ nếu như không có chính sách, pháp luật quy định về hợp tácquốc tế trong phòng, chống BBPN qua biên giới thì đương nhiên các cơ quan cóthẩm quyền không tiến hành các hoạt động ký kết các điều ước quốc tế, cũngnhư không triển khai các hoạt động dẫn độ tội phạm, tiếp nhận các nạn nhân,bảo hộ công dân…
2.3.2 Sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong nước
Đặc thù của QLNN trong phòng, chống BBPN qua biên giới liên quan đếnnhiều cơ quan nhà nước khác nhau cũng như phải phát huy được sức mạnh tậpthể của cả hệ thống chính trị Ví dụ: liên quan đến việc ban hành chính sách,pháp luật các cơ quan theo chức năng của mình sẽ tham mưu ở những lĩnh vựckhác nhau Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có thể tham mưu chính sách, pháp luậttrong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật Bộ Tư pháp có thể tham mưu vềnội dung, hình thức, chủ thể tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Ngoạigiao tư vấn quy định về hợp tác quốc tế Bộ Lao động thương binh xã hội thammưu về chính sách bảo trợ, giúp đỡ nạn nhân là phụ nữ bị buôn bán qua biêngiới Bộ Tài chính tham mưu về chính sách liên quan đến cơ sở vật chất, tàichinh, kĩ thuật phục vụ QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới, Bộ Nội vụtham mưu về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện hoạtđộng QLNN …Chính vì liên quan đến nhiều cơ quan có chức năng khác nhauđòi hỏi công tác phối hợp trong hoạt động QLNN phải nhịp nhàng, ăn khớp nếukhông sẽ dẫn đến cản trở, trì trệ trong hoạt động QLNN làm giảm hiệu lực, hiệuquả của lĩnh vực này
2.3.3 Sự hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có chung đường biên giới
QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới có yếu tố đặc thù là “biên giới”
có nghĩa là có nhiều vấn đề phát sinh không thuộc thẩm quyền tài phán của mộtquốc gia nhất định như điều tra, xử lý, dẫn độ tội phạm, bảo hộ nạn nhân Vì vậy
sự hợp tác giữa các quốc gia đặc biệt là các quốc gia có chung đường biên giới làmột trong những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về phòng, chống BBPN qua biên
Trang 132.3.4 Trình độ, nhận thức của người dân
Trình độ, nhận thức của người dân là một trong những yếu tố ảnh hướngđến QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới Khi người dân có trình độ,nhận thức đúng đắn thì sẽ không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi viphạm pháp luật trong lĩnh vực này; sẽ chủ động tham gia phối hợp với các cơquan chức năng để thực hiện các hoạt động phòng, chống BBPN qua biêngiới Ngược lại khi trình độ, nhận thức của người dân còn hạn chế, khôngnhận thức rõ mối nguy hiểm, tác hại, hậu quả của BBPN qua biên giới thì sẽrất dễ đến trực tiếp tham gia vi phạm hoặc bị lợi dụng tiếp tay cho hành vi viphạm; nghiệm trọng hơn cản trở các hoạt động QLNN trong lĩnh vực này củacác cơ quan và người có thẩm quyền
2.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
2.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
2.4.1.1 Kinh nghiệm của các nước châu Á - ASEAN
Kinh nghiệm của Thái Lan
Theo Báo cáo của Chính phủ Thái Lan, một trong những chính sách đểchính phủ phòng, chống MBN nói chung và phòng, chống MBPN qua biên giớinói riêng tại Thái Lan, Chính phủ tăng cường chỉ đạo thanh tra lao động để đảmbảo nghiêm ngặt việc người sử dụng lao động tuân thủ với luật lao động Mộtkinh nghiệm nữa, Chính phủ Thái Lan tiếp tục mở rộng năng lực lao động thanhtra viên và cán bộ thực thi pháp luật Kinh nghiệm thứ ba là cải thiện đường dâynóng và cơ chế tiếp nhận khiếu nại
Chính phủ Thái Lan đã thành lập các Đội xác định và hỗ trợ nạn nhân bịmua bán đa ngành; xây dựng Hướng dẫn, thủ tục để giúp việc xác minh nạn nhânđược chính xác, dựa trên các định nghĩa và các yếu tố của hành vi buôn bánngười, nêu các thông lệ phù hợp khi xác minh nạn nhân, các quy định của phápluật, chính sách và các cơ chế chuyển tuyến/hỗ trợ nạn nhân
Kinh nghiệm Philippines
Về mặt quản lý nhà nước, Philippin chú trọng xây dựng, hoàn thiện thiếtchế tham gia phòng, chống BBN nói chung và BBPN qua biên giới nói riêng rất
đa dạng Philippines đã thành lập một thiết chế chuyên trách trong lĩnh vực
chống tội phạm buôn người là Hội đồng liên cơ quan chống buôn người Agency Council Against Trafficking: IACAT) theo Luật chống hành vi buôn bán bán người năm 2003 (Anti-Trafficking in Persons Act of 2003) IACAT là cơ
(Inter-quan điều phối chính việc tổ chức và giám sát việc thực hiện các quy định củaluật 2003 cũng như chính sách quốc gia khác liên quan đến chống buôn bán
Trang 14người Cơ cấu tổ chức IACAT bao gồm Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng BộPhúc lợi xã hội và phát triển làm đồng chủ tịch, cùng với các thành viên Chínhphủ và một số tổ chức phi chính phủ khác, trong đó có Viện Đào tạo và Trung
tâm Chính sách Ople (The Blas F Ople Policy Center and Training Institute).
Viện Đào tạo và Trung tâm Chính sách Ople là một tổ chức phi Chính phủ cóvai trò quan trọng ở Philippines, là đơn vị liên kết chặt chẽ với Bộ Lao động, BộNgoại giao, Ủy ban về người Philippines ở nước ngoài và các tổ chức thành viêncủa IACAT trong các hoạt động vận động, bảo vệ quyền và phúc lợi cho ngườilao động nhập cư, người lao động Philippines ở nước ngoài
2.4.1.2 Kinh nghiệm của Zimbabwe
Tương tự như Philippines và nhiều quốc gia khác, Zimbabwe cũng áp dụngviệc thành lập một cơ quan quốc gia chuyên trách là Ủy ban liên bộ chống buôn
bán người (Anti-Trafficking Inter Ministerial Committee: ATIMC) theo Điều 9 Luật Chống buôn bán người (Trafficking in Persons Act) Zimbabwe triển khai
các chương trình phát triển nhận thức cộng đồng hoặc các biện pháp khác đểtuyên truyền, giáo dục người dân về các nội dung liên quan đến buôn bán ngườinhư: nguyên nhân dẫn đến nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; thủ đoạn
mà tội phạm buôn người thường sử dụng để lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc nạnnhân; thông tin về các cơ quan có thẩm quyền hoặc địa chỉ mà người dân có thểtìm đến khi bị tội phạm buôn người tấn công
2.4.1.3 Kinh nghiệm của Australia
Úc cũng đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân cùng đồng hành vớichính quyền trong việc chống buôn bán người nói chung và phụ nữ nói riêng Cụ
thể, Luật Nô lệ hiện đại 2018 (Modern Slavery Act 2018) đã quy định các doanh
nghiệp và tổ chức tư nhân phải thực hiện báo cáo hàng năm về việc phòng ngừacác rủi ro về tội phạm buôn bán người và chế độ nô lệ hiện đại trong chính hoạtđộng của các doanh nghiêp và tổ chức này, không chỉ giới hạn phạm vi hoạtđộng tại Úc mà còn trong chuỗi liên kết của doanh nghiệp, tổ chức trên phạm vitoàn cầu Chính phủ Ô-xtrây-lia hợp tác với một số tổ chức chuyên môn để cungcấp hỗ trợ cho các nạn nhân bao gồm: Chương trình hỗ trợ những người bị muabán do Chính phủ tài trợ được thực hiện bởi Hội Chữ thập đỏ Ô-xtrây-lia Tổchức Salvation Army điều hành Ngôi nhà an toàn dành riêng cho các nạn nhân.Ngôi nhà an toàn hoạt động dựa trên sự đóng góp của cộng đồng
Chính phủ Australia tích cực tham gia vào các diễn đàn khu vực Châu Á –Thái Bình Dương; các diễn đàn tương trợ tư pháp về hình sự quốc tế; Tiến trìnhBali về việc giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp, nạn buôn người và tội phạmxuyên quốc gia; xây dựng Chiến lược hành động quốc gia trong công tác đấutranh phòng, chống tội phạm mua bán người và nô lệ giai đoạn 2015 – 2019.Bên cạnh đó, Chính phủ Australia đã ký kết các hiệp định, điều ước với 57 nướctrên thế giới về việc tương trợ, phối hợp trong lĩnh vực hình sự, trong đó có ViệtNam và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới
Trang 152.4.1.4 Kinh nghiệm của các nước châu Âu
Khung pháp lý và chính sách của EU về phòng, chống BBN lấy nạn nhânlàm trung tâm, đặc biệt lưu ý các nhóm dễ bị tổn thương là phụ nữ, trẻ em vàgắn liền với quyền con người Chỉ thị chống BBN là một trong các văn bảnpháp luật cơ bản của EU nhằm giải quyết nạn BBN Chỉ thị quy định: Các quytắc tối thiểu liên quan đến định nghĩa tội phạm và các biện pháp trừng phạt; Cácđiều khoản chung để tăng cường bảo vệ, giúp đỡ và hỗ trợ nạn nhân, cũng nhưcác biện pháp phòng ngừa; Các tác nhân chính trong đấu tranh phòng, chống tộiphạm
2.4.2 Giá trị tham khảo đối với Việt Nam
Thứ nhất, chú trọng xây dựng các thiết chế mạnh, các cơ quan chuyên trách
để tập trung phòng, chống BBN nói chung trong đó có BBPN qua biên giới Traoquyền hạn, nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chuyên trách để tập trung phòng,chống BBPN qua biên giới
Thứ hai, tăng cường phối hợp, tuyên truyền để nhân dân nêu cao cảnh giác,
tránh rơi vào cạm bẫy của kẻ buôn người Tận dụng kinh nghiệm của các nước,nhận diện và thường xuyên cập nhật, làm rõ âm mưu, thủ đoạn, phương thứchoạt động của loại tội phạm này trong khu vực và trong phạm vi lãnh thổ quốcgia có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai công tác đấu tranh phòng, chốngBBPN qua biên giới
Thứ ba, phát huy vai trò thanh tra, kiểm tra, kịp thời giải quyết các khiếu
nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động để cơ sở phát hiện, phòng ngừa hành viBBPN qua biên giới
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong
công tác phòng ngừa, đấu tranh là một yêu cầu quan trọng, đặc biệt giữa cácquốc gia có chung đường biên giới
Trang 16CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI Ở
3.1.2 Thực trạng phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam
Thứ nhất, phòng ngừa buôn bán phụ nữ qua biên giới
Việc phòng ngừa xã hội còn được thực hiện thông qua việc lồng ghép nộidung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạonghề, giải quyết việc làm, bảo trợ xã hội, bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em Cùngvới công an các đơn vị, địa phương, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cảnh sátbiển đã xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp phòng ngừa nghiệp vụnhư:Xây dựng các kế hoạch nghiệp vụ, điều tra cơ bản, nắm tình hình tội phạmmua bán người và các đối tượng có liên quan; triến khai các biện pháp nghiệp vụkết họp tuần tra, kiếm soát và quản lý địa bàn, quản lý xuất, nhập cảnh qua biêngiới; rà soát các đường dây, băng nhóm, đối tượng nổi lên, số có tiền án, tiền sự,
Trang 17môi giới, cò mồi và nghi vấn hoạt động mua bán người; các trường họp phụ nữvắng mặt tại địa phương lâu ngày, lấy chồng nước ngoài, có con lai về thăm thân;
số xuất, nhập cảnh trái phép; số nạn nhân trở về địa phương; xác lập đấu tranhchuyên án , kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người và lợi dụngđưa người di cư trái phép qua biên giới để lừa bán Riêng lực lượng Bộ đội Biênphòng, Cảnh sát biến tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của phápluật đế phát hiện ngăn chặn các hành vi mua bán người, nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản trong quản lý địa bàn, đối tượng tậptrung điều tra thu thập tình hình địa bàn nội, ngoại biên và các tuyến trọng điểm
về mua bán người
Thứ hai, tình hình tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới
- Hỗ trợ nạn nhân gắn với công tác tiếp nhận: cung cấp nơi ăn nghỉ tạm thời,
tư vấn tâm lý xã hội, đối với các trường hợp ốm đau, sức khỏe yếu được hỗ trợchữa trị ban đầu; trợ cấp tiền tàu xe, tiền ăn khi trở về gia đình
- Hỗ trợ tại cộng đồng: hỗ trợ pháp lý, học nghề, hỗ trợ việc làm, học văn hóa vàbảo vệ nạn nhân tố giác tội phạm
- Hỗ trợ tại Trung tâm, Nhà tạm lánh dành cho nạn nhân
- Hỗ trợ thông qua các hoạt động lồng ghép, phòng ngừa và tái hòa nhập cộngđồng tại xã, phường, thị trấn như: tổ chức các lớp dạy nghề cho phụ nữ thuộc diện
hộ nghèo, hỗ trợ tạo việc làm để có mức thu nhập ổn định; hỗ trợ vay tín dụng, cấpphát học phí, học bổng gắn với các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức vềphòng, chống mua bán người
- Hỗ trợ thông qua các mô hình do các dự án quốc tế hỗ trợ về kinh phí và kỹthuật như: mô hình “Nhóm tự lực” được thực hiện tại Thanh Hóa, Bắc Giang, TâyNinh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình; mô hình “kết hợp hỗ trợ nạn nhân bị muabán với phòng, chống mại dâm, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS” tại Hải Phòng
và mô hình “Phòng ngừa phụ nữ có nguy cơ dẫn đến hoạt động mại dâm và dựphòng lây nhiễm HIV” tại Đà Nẵng… Các mô hình này đã được đánh giá cao vềtính hiệu quả và thực tiễn Sự thành công của các mô hình bước đầu đã giúp đỡđược những nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, thông qua việc sử dụng đồng vốnsinh kế hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cuộc sống, được tiếp cận các dịch vụ hỗtrợ hòa nhập cộng đồng bền vững
Thứ ba, tình hình phát hiện, xử lý tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới
Từ năm 2012 đến nay, lực lượng Công an đã điều tra khám phá 461 vụ/809đối tượng, 903 nạn nhân Đã khởi tố điều tra 409 vụ/770 bị can, đề nghị truy tố 394vụ/646 đối tượng Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Bộ đội biên phòng trên cáctuyến biên giới đã phát hiện, ngăn chặn và triệt phá gần 1000 đường dây tội phạm
tổ chức BBPN và trẻ em qua biên giới, bắt 1892 đối tượng môi giới, dẫn dắt và chủmưu cầm đầu, khởi tố 152 vụ với 316 bị can, giải thoát gần 3000 phụ nữ và trẻ em
bị buôn bán qua biên giới Riêng năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng bộ
Trang 18đội biên phòng đã phát hiện bắt giữ 42 vụ với 67 đối tượng BBPN qua biên giới; đãphối hợp giải thoát được gần 100 phụ nữ bị lừa bán ra nước ngoài; khởi tố điều tra
36 vụ với 51 bị can; làm rõ 24 đường dây BBPN qua biên giới Việt Nam Trong
đó, năm 2022, lực lượng chức xác định được 134 nạn nhân nữ bị mua bán liên
quan đến các vụ án, trong đó mua bán người sang Trung Quốc: 29 vụ/61 đối tượng/39 nạn nhân.Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 04 đối tượng về hành vi Mua bán người sang Campuchia với mục đích bóc
lột tình dục, cưỡng bức lao động và phối hợp với Bộ Đội biên phòng tỉnh Tây Ninh
hỗ trợ, giải cứu 03 nạn nhân nữ trở về địa phương.
3.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam
3.2.1 Kết quả đạt được
3.2.1.1 Ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
Về chính sách, pháp luật trong nước, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bảnquy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất, nâng cao hiệu quả QLNN
phòng, chống BBN nói chung, BBPN nói riêng Hiện nay các chính sách, pháp luật về phòng, chống BBPN qua biên giới nằm chung trong nhóm các văn bản chính sách, pháp luật về phòng, chống BBN chứ không có văn bản đặc thù
Trước hết là các văn bản có tính cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩmquyền tham gia vào phòng, chống BBN nói chung và BBPN nói riêng như LuậtHôn nhân và gia đình, Bộ Luật Hình sự, Luật Bình đẳng giới , đặc biệt là LuậtPhòng, chống mua bán người 2011 Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản
để cụ thể hóa các quy định của luật, bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác phòng,chống BBN, cụ thể: Để triển khai thi hành Luật, thực hiện nhiệm vụ được giao,các bộ, ngành đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, trìnhcấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quyphạm pháp luật
Đánh giá chung: Việc ban hành các văn bản bảo đảm thể chế hóa đầy đủ
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tácphòng, chống mua bán người nói chung và MBPN nói riêng; bảo đảm tính hợphiến, hợp pháp, kịp thời, hiệu quả, minh bạch và khả thi; tạo cơ sở chính trị, pháp lýquan trọng để tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống muabán người, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước Đồng thời, tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm vàchỉ ra những bất cập trong chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người
để tham mưu sửa đổi trong thời gian tới Các văn bản này là cơ sở pháp lý quantrọng để tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống MBPNqua biên giới, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước
Trang 193.2.1.2 Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn bán
phụ nữ qua biên giới
Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ
nữ qua biên giới
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác phòng,chống mua bán người, các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáodục các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người Trong những năm qua,công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng,
chống BBPN qua biên giới được các cơ quan chức năng đặc biệt chú trọng Các hoạt động tuyên truyền này nằm trong chương trình chung của tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống BBN của các cơ quan chức năng.
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ
nữ qua biên giới
Hiện nay, Việt Nam chưa có cơ quan quản lý chuyên trách về phòng, chốngBBN nói chung và BBPN qua biên giới nói riêng; quản nhà nước đối với côngtác này nằm trong khuôn khổ QLNN về phòng, chống BBN, được tổ chức từtrung ương đến địa phương, trong đó các bộ, ngành và chính quyền cơ sở đóngvai trò then chốt, thực hiện đấu tranh phòng, chống BBN nói chung, BBPN nóiriêng Theo quy định tại điều 41 của Luật Phòng, chống mua bán người 2011, hệthống cơ quan QLNN về BBN bao gồm:
- Chính phủ đóng vai trò thống nhất quản lý nhà nước;
- Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện QLNN về phòng,chống mua bán người;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Ngoạigiao, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, BộThông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện QLNN
về phòng, chống mua bán người;
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm thực hiện QLNN về phòng, chống mua bán người tại địa phương.Ngoài ra,với đặc thù hoạt động QLNN về phòng, chống BBPN qua biêngiới có liên quan đến nhiều cơ quan chức năng khác nhau nên Việt Nam đã
thành lập Ban chỉ đạo Phòng, chống mua bán người (Ban chỉ đạo 138/CP).
Ban chỉ đạo với chức năng chỉ đạo các nỗ lực chống mua bán người của ViệtNam trong đó có BBPN qua biên giới do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban,
Bộ trưởng và một Thứ trưởng Bộ công an là các phó ban
Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự làm công tác phòng, chống BBPN qua biên giới
Công tác tổ chức, cán bộ cho công tác phòng, chống mua bán người đã
Trang 20được các bộ, ngành, địa phương quan tâm Một số bộ, ngành thường xuyên tổchức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Bộ Công an đã tham mưu Chínhphủ đề ra giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác liên quan đếnphòng, chống BBN trong Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn
2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 Tham mưu Ban Chỉ đạo 138/CP chỉđạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng pháp luật,nghiệp vụ và tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chốngBBN và bảo vệ nạn nhân bị mua bán Chỉ đạo các học viện, trường Công annhân dân lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào trong cácchương trình đào tạo; các đơn vịêc nghiệp vụ, tổ chức tập huấn, hướng dẫn côngtác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và nghiệp
vụ điều tra các vụ án BBN
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức hàng năm tập huấn nâng cao nănglực cho đội ngũ cán bộ của ngành và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện côngtác hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức 27lớp tập huấn cho 1.250 cán bộ Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Đội công tác xãhội tình nguyện, Trung tâm bảo trợ xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Phòng Lao động -Thương binh và xã hội về nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác hỗ trợ nạnnhân Phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức 10 lớp tập huấn cho gần 400 cán
bộ về kỹ năng quản lý ca, phương pháp tiếp cận lấy nạn nhân là trung tâm và hỗ trợdựa trên hiểu biết về sang chấn tâm lý Phối hợp với Dự án hợp tác hành động chốnglại nạn mua bán người của Liên hợp quốc (UNACT, IOM, ASEAN ACT) tổ chức
10 lớp tập huấn về phòng, chống mua bán người cho gần 300 đại biểu đại diện cácngành, đoàn thể: Lao động- Thương binh và Xã hội, Công an, Y tế, Bộ đội biênphòng, Hội Liên hiệp phụ nữ
Thứ tư, đảm bảo các điều kiện tài chính, hậu cần, trang thiết bị cho hoạt động QLNN
Hoạt động QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới liên quan đếnnhiều bộ ngành, nhiêu khâu hoạt động khác nhau nên nguồn kinh phí đòi hỏi khálớn; mỗi mắt khâu trong quy trình QLNN đòi hỏi nguồn tài chính khác nhau Ví
dụ để đảm bảo hoạt động phòng ngừa BBPN qua biên giới, từ tháng 12/2017,Chính phủ đã nâng cấp đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em, tư vấn phòng, chốngMBN 18001567 nâng cấp thành Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em với
số máy 111, đây cũng là tổng đài tư vấn và hỗ trợ nạn nhân bị MBN Bộ Công
an đẩy mạnh ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cướccông dân và kết quả triển khai Đề án 06 của Chính phủ về “phát triển ứng dụng
dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc giagiai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” để quản lý chặt chẽ địa bàn,quản lý đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bánngười Triển khai dự án hộ chiếu điện tử và tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0
để nâng cao năng lực quản lý di cư, giấy tờ đi lại như triển khai hệ thống khaibáo tạm trú cho người nước ngoài trên Internet, …
Trang 21Theo thống kê, cả nước có 425 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó 195 cơ sởcông lập và 230 cơ sở ngoài công lập, thuộc các loại hình cơ sở trợ giúp xã hộitheo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định vềthành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
Thứ năm, hợp tác quốc tế
Về hình thức hợp tác quốc tế đa phương, Việt Nam đã tham gia các điềuước quốc tế có liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ cũng như phòng,chống BBPN cụ thể: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoánăm 1966 (Việt Nam tham gia ngày 24/9/1982); Công ước quốc tế về các quyềndân sự và chính trị năm 1966 (Việt Nam tham gia ngày 24/9/1982); Công ước vềloại trừ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (Việt Namtham gia ngày 17/02/1982); Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam
và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau (Công ước số 100)(1996); Công ước của Liên Hiệp Quốc năm 2000 (Công ước Palermo) về chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt nạn mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Việt Nam tham gia
cả hai văn kiện nói trên vào năm 2012); Công ước ASEAN về chống mua bánngười, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP) năm 2015
Về hình thức hợp tác quốc tế song phương, Việt Nam đã ký kết 23 điều ước
đa phương có quy định về tương trợ tư pháp hình sự về dẫn độ; 26 hiệp định cóquy định về tương trợ tư pháp hình sự; 15 hiệp định về chuyển giao người đangthi hành hình án phạt tù
3.2.1.3 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm, pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới
Bộ Công an thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ (6 tháng và 01 năm)nội dung thực hiện pháp luật, các chương trình, kế hoạch công tác phòng, chốngmua bán người, lồng ghép với kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm tại cácđịa phương theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo 138/CP Lực lượng chứcnăng (Công an, Biên phòng, Cảnh sát biển) tăng cường tuần tra, kiểm soát chặtchẽ biên giới, cửa khẩu, vùng biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt độngBBPN qua biên giới
Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã phối hợp Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức thanh tra, kiểm tra các công ty, doanh nghiệp cóđăng ký ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động, kịp thời phát hiện, xử lýnghiêm các sai phạm trong hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài Riêng năm 2022, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đãphối hợp tiến hành thanh tra đột xuất 05 doanh nghiệp, phát hiện 15 thiết sót, saiphạm (như: không thực hiện đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho ngườilao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; không trực tiếp tuyển chọn lao động;đơn phương thanh lý hợp đồng không đúng quy định; chưa chủ động báo cáo cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có vụ việc phát sinh để hỗ trợ người lao