1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt: Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 470,56 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / -/ - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ BÍCH THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2024 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, chính phủ thông minh là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư Nhiệm vụ này cũng được Đảng ta xác định rõ tại Văn kiện Nghị quyết Đại hội XIII “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng và thực hiện chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công của những đối tượng khó khăn đặc thù Thúc đẩy việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng hướng tới cơ quan nhà nước "không giấy tờ" Hoàn thiện các hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công các cấp kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia Hoàn thiện các quy trình, TTHC phù hợp với hoạt động của chính phủ số, cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII - Tập 2, trang 65, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2021) Chỉ số DVCTT là một trong ba trụ cột chính bên cạnh chỉ số hạ tầng công nghệ, chỉ số nguồn nhân lực và là chỉ số có trọng số điểm cao nhất để xếp hạng chỉ số phát triển chính phủ điện tử của một quốc gia Theo thời gian cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ quan điểm về DVCTT cũng có nhiều thay đổi Đặc biệt, trước xu thế của chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đòi hỏi CQHCNN cần đưa ra các giải pháp đồng bộ và toàn diện hơn để vừa có thể tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, vừa có thể khắc phục hạn chế nội tại về thể chế, nhân lực, hạ tầng cũng như có sự quan tâm thấu hiểu sâu sắc đến đối tượng thụ hưởng để việc cung ứng DVCTT cho người dân, doanh nghiệp đạt như mong đợi Muốn vậy, sự chỉ đạo hoạt động định hướng này của Nhà nước phải dựa vào những phân tích khoa học trên cơ sở thực tiễn triển khai và cần phải có đổi mới, sáng tạo từ tư duy đến hành động để thích ứng với sự biến động của công nghệ số, chuyển đổi linh hoạt việc cung ứng DVCTT theo hướng đảm bảo nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật, trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước, đồng thời là Thành phố đứng thứ nhất về diện tích và đứng thứ 2 hai về dân số của cả nước với hơn 8,5 triệu người, do đó việc hoàn thiện QLNN về DVCTT để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không chỉ đem lại lợi ích cho thành phố Hà Nội mà còn tạo ra những lợi ích lan tỏa cho cả nước Thời gian qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế nghiên cứu về DVCTT và cung ứng DVCTT ở các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, điểm chung của các công trình này là đang tiếp cận DVCTT thiên về công nghệ, thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, tổng thể tiếp cận DVCTT dưới góc độ quản lý nhà nước, đặc biệt là tìm kiếm mô hình cung cấp DVCTT phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Mặt khác, việc triển khai trên thực tế tại mỗi cơ quan, địa phương lại có sự khác nhau do có những đặc thù riêng về dân số, kinh tế - xã hội Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Xác lập căn cứ khoa học và thực tiễn từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN đối với DCVTT trong các CQHC thành phố Hà Nội 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu về DVCTT và QLNN về DVCTT - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với DVCTT trong các CQHCNN, từ đó kế thừa và hoàn thiện nội dung QLNN về DVCTT - Nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với DVCTT trong các CQHCNN thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế về QLNN đối với DVCTT trong các CQHC thành phố Hà Nội - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện các nội dung QLNN đối với DVCTT trong CQHC thành phố Hà Nội 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Là nội dung QLNN đối với DVCTT trong các CQHC thành phố Hà Nội 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nội dung QLNN về DVCTT trong các CQHC cụ thể là nghiên cứu nội dung QLNN đối với DVHCCTT là các dịch vụ hành chính công do cơ quan hành chính nhà nước cung cấp trên môi trường điện tử gồm các hoạt động cấp các loại giấy phép và hoạt động cấp các loại giấy chứng nhận, xác nhận, thông báo kết quả thực hiện của cơ quan hành chính nhà nước Luận án không nghiên cứu nội dung QLNN đối với các loại hình DVC khác Do đó, khái niệm DVCTT trong Luận án được hiểu là DVHCCTT Giới hạn về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động QLNN đối với DVCTT trong các CQHC cấp địa phương của thành phố Hà Nội (không nghiên cứu các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố) Giới hạn về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2023 vì nó gắn với 2 quá trình thay đổi trong nội dung hoạt động QLNN đối với DVCTT chuyển từ chính phủ điện tử lên chính phủ số, xây dựng chính quyền số 4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động cung cấp DVCTT 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp một số phương pháp chủ yếu như sau: 4.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp 4.2.2 Phương pháp thu thập nghiên cứu tài liệu thứ cấp 4.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 4.2.4 Phương pháp khảo sát, quan sát và nghiên cứu, phân tích thông tin, dữ liệu thống kê tại Cổng dịch vụ công quốc gia và các cổng dịch vụ công của thành phố Hà Nội 5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1 Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu 1: Cho đến nay trên thế giới và Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu nào về các khái niệm liên quan đến DVCTT và QLNN đối với DVCTT? Sự phát triển của khái niệm 4 DVCTT gắn với xây dựng chính phủ điện tử và chính phủ số?Nội dung QLNN đối với DVCTT trong CQHC gồm những nội dung gì? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Các yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động QLNN đối với DVCTT trong CQHC trong bối cảnh xây dựng chính phủ số, chính quyền điện tử hiện nay? - Câu hỏi nghiên cứu 3: QLNN đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng nào và những điểm còn tồn tại hạn chế là gì? - Câu hỏi nghiên cứu 4: Để nâng cao hiệu quả QLNN về DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội cần những giải pháp cơ bản nào? 5.2 Giả thuyết khoa học (i) Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt là công cuộc chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số sẽ có nhiều tác động mạnh mẽ đến hoạt động QLNN về DVCTT của các cơ quan hành chính điển hình như: phải đẩy mạnh cung cấp DVCTT trên môi trường điện tử; thay đổi mô hình cung cấp tạo ra các dịch vụ mới để phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn; phải đảm bảo các điều kiện để thực hiện DVCTT (gồm: thể chế, hạ tầng số, nhân lực, nguồn lực); phải quan tâm đến yếu tố an toàn an ninh thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân… (ii) QLNN đối với DVCTT trong bối cảnh chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm: yếu tố khách quan (Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa; Bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng phát triển của chính phủ điện tử, chính phủ số; quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội; kỹ năng sử dụng CNTT và thói quen của người dân); yếu tố chủ quan (Quan điểm, định hướng của Đảng; chức năng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; sự quan tâm chỉ đạo của người đứng đầu; kỹ năng sử dụng CNTT, thái độ phục vụ của đội ngũ công chức trong bộ máy) (iii) QLNN đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, dưới tác động mạnh mẽ của công cuộc chuyển đổi số và xây dựng chính phủ số, chính quyền điện tử thì công tác QLNN đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội vẫn chưa theo kịp và còn nhiều tồn tại, hạn chế (iv) Để hoàn thiện QLNN về DVCTT cần có các giải pháp đồng bộ, toàn diện, trong đó tập trung vào một số giải pháp cơ bản như: xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng nền tảng dùng chung; tạo lập môi 5 trường giao dịch điện tử cho công dân, tổ chức; nâng cao kỹ năng số, thái độ phục vụ của công chức; đổi mới mô hình cung cấp DVCTT; đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao khả năng sử dụng DVCTT cho người dân; bảo đảm an toàn an ninh thông tin… 6 Đóng góp mới và ý nghĩa của Luận án 6.1 Đóng góp mới của Luận án 6.1.1 Về lý luận: (i) Làm rõ lý luận nội dung quản lý nhà nước về DVCTT trong các CQHC; (ii) Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về DVCTT trong các CQHC; (iii) Xác định được yêu cầu của hoạt động QLNN về DVCTT trong các CQHC trong bối cảnh xây dựng chính phủ điện tử hướng đến chính phủ số hiện nay; (iv) Đề xuất mô hình cung cấp DVCTT theo chuỗi sự kiện, liên tục và chủ động; đề xuất tiêu chuẩn phục vụ của cán bộ, công chức trong cung cấp DVCTT… 6.1.2 Về thực tiễn: (i) Khắc họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng QLNN về DVCTT trong các CQHC thành phố Hà Nội hiện nay, bao gồm: kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và những vấn đề quan trọng cần giải quyết nhằm phù hợp với bối cảnh xây dựng chính phủ số, chính quyền số, đô thị thông minh; (ii) Cung cấp những định hướng và giải pháp để hoàn thiện QLNN về DVCTT trong các CQHC thành phố Hà Nội phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, chính quyền số, đô thị thông minh góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng cung cấp DVCTT của thành phố Hà Nội 6.2 Ý nghĩa của Luận án: 6.2.1 Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về QLNN đối với DVCTT trong bối cảnh chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, có đóng góp khoa học cho khoa học quản lý công 6.2.2 Ý nghĩa thực tiễn: (i) Đánh giá được thực trạng hoạt động QLNN đối với DVCTT trong các CQHC thành phố Hà Nội trong thời gian qua; đề xuất được các định hướng và giải pháp để hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới; (ii) Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể góp phần nâng cao chất lượng cung cấp DVCTT trong vai trò của Chính phủ phục vụ, kiến tạo phát triển; (iii) Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý, lãnh đạo hoạch định chính 6 sách liên quan đến QLNN về DVCTT ở Hà Nội có cách nhìn chân thực, rõ nét hơn về thực trạng QLNN đối với DVCTT để góp phần nâng cao chất lượng cung cấp DVCTT của Thành phố Đồng thời là tài liệu tham khảo cho các học viên, sinh viên, nhà khoa học 7 Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về các công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với DVCTT Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội Chương 4: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu quản lý nhà nước về dịch vụ công trực tuyến 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dịch vụ công, dịch vụ hành chính công và dịch vụ công trực tuyến 1.1.1.1 Về dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến Theo thời gian, khái niệm về dịch vụ điện tử hay DVCTT xuất hiện và có sự thay đổi gắn với sự phát triển về khoa học công nghệ và xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hiện nay Theo tác giả Rowley với bài báo “An analysis of the e-service literature: towards a research agenda Internet Research: Electronic Networking Applications and Policy, 16, 879-897”, dịch vụ điện tử được hiểu là “những hành động, nỗ lực, nghĩa vụ được thực hiện thông qua trung gian là công nghệ thông tin” Tiếp cận DVCTT dưới góc độ quản lý chất lượng, tại công trình “E- services quality managerment” của tác giả Lorena BATAGAN và cộng sự (2009) dịch vụ điện tử được định nghĩa là “sự tương tác theo quy trình dựa trên nền tảng Internet để cung cấp các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất” Theo tác giả Ida Lindgren và Gabriella Jansson, tại công trình “Electronic services in the public sector: A conceptual framework, 2013, Government Information Quarterly, (30), 2, 163-172) “Dịch vụ điện tử có thể được hiểu là dựa trên internet, có tính tương tác và được tích hợp với các công nghệ và quy trình liên quan trong tổ chức cung cấp” Theo tác giả Jesper Holgersson DVCTT “là các dịch vụ công được cung cấp và sử dụng thông qua các phương tiện truyền thông điện tử ví dụ như Internet” Định nghĩa này so với định nghĩa của Rowley và Lindgren and Gabriella Jansson có bước phát triển mới nó quan tâm đến yếu tố “sử dụng” bên cạnh yếu tố “cung cấp” của DVCTT Bài báo "The nature of public e-services and their quality dimensions" Government Information Quarterly 33.4 (2016): 647-657 của nhóm tác giả Jansen, Arild, and Svein Ølnes, 2016 đưa ra khái niệm dịch vụ công điện tử “là một chuỗi các tương tác kỹ thuật số riêng biệt giữa nhà cung cấp dịch vụ và người nhận dịch vụ nhằm tăng thêm một số giá trị cho người nhận” 8 Cũng tiếp cận dưới góc độ tương tác điện tử, nhóm tác giả Lindgren et al , 2019 với bài báo nghiên cứu “Close encounters of the digital kind: A research agenda for the digitalization of public services”, page 428- 436; https://doi.org/10.1016/j.giq 2019.03.002 đã phân loại tương tác của công dân với tổ chức công gồm 2 loại là tương tác một phần và tương tác hoàn toàn trong khái niệm dịch vụ công điện tử Theo Lynn và các cộng sự trong Chương 3 của cuốn sách “Digital Towns Accelerating and Measuring the Digital Transformation of Rural Societies and Economies”, chapter 3, Pages 49-68, https://doi.org/10.1007/978-3-030-91247-5, Dịch vụ công kỹ thuật số là “Việc cung cấp dịch vụ công sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong đó sự tương tác với một tổ chức khu vực công được thực hiện qua trung gian bởi hệ thống CNTT” Sách trắng của nhóm tác giả McBride, K., Lume, H., Hammerschmid, G., Raieste, A (2023) “Proactive Public Services – the new standard for digital a conceptual clarification of proactive digital public services governments” đề cập đến khái niệm “Dịch vụ công chủ động là các dịch vụ công kỹ thuật số đang được chủ động cung cấp cho những người dùng có đủ điều kiện đã được nhà cung cấp dịch vụ xác định trước” Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Ngọc Hiến cho rằng, dịch vụ công bao gồm nhiều loại dịch vụ khác nhau, có thể khác nhau về tính chất Theo tác giả Lê Chi Mai, dịch vụ công “là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng xã hội” Theo tác giả Chu Văn Thành, dịch vụ công là những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng, công dân, theo nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội Đồng quan điểm với phân tích của tác giả Lê Chi Mai, các tác giả Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa tiếp tục khẳng định DVHCC là dịch vụ gắn liền với chức năng QLNN nhằm đáp ứng các yêu cầu của người dân, đối tượng cung ứng các DVHCC là do cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng DVHCC 9 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến 1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài Nhóm tác giả Karin Axelsson, Ulf Melin and Ida Lindgren với bài báo “Exploring the importance of citizen participation and involvement in e-government projects: Practice, incentives, and organization”, (2010) đã chỉ ra rằng có thể áp dụng các lý thuyết về tham gia của người dùng để triển khai xây dựng các dự án về cung cấp dịch vụ điện tử của Chính phủ Nghiên cứu lý do vì sao người dùng lại chưa thật sự mặn mà với việc sử dụng các DVCTT do chính phủ cung cấp tác giả Barth, M., Veit, D J (2011) với công trình “Electronic Service Delivery in the Public Sector: Understanding the Variance of Citizens' Resistance United States: Universität Augsburg”, đã chỉ ra 3 đặc điểm chính của một dịch vụ công ảnh hưởng đến sự ủng hộ của người dân khi thực hiện DVCTT Tác giả Ida Lindgren (2013) trong công trình Luận án “Public e- Service Stakeholders: A study on who matters for public e-service development and implementation” đã xây dựng khái niệm, thuộc tính của các bên liên quan trong triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ điện tử Tác giả Jesper Holgersson và Fredrick Karlsson, (2014) trong công trình “Public e-service development: understanding citizens’ conditions for participation” đã chỉ ra một số lợi ích của người dùng khi tham gia phát triển các dịch vụ trực tuyến ở các phương diện thiết kế và phát triển dịch vụ Quan tâm đến vấn đề tuyên truyền, phổ biến DVCTT, Kašćelan, Ljiljana, và cộng sự (2018) trong bài báo “Analysis of the Diffusion of E-services in Public Sector” cho thấy có sự ảnh hưởng từ các yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường đến việc phổ biến dịch vụ điện tử trong khu vực công, cũng như sự khác biệt về các yếu tố tác động độc lập đến việc phổ biến dịch vụ điện tử Về các mô hình cung cấp DVCTT, nhóm tác giả Vintar, M and Leben, (2002) với công trình “The Concepts of an Active Life-event Public Portal” đã phát triển một nguyên mẫu hoạt động của một cổng thông tin dựa trên sự kiện cuộc sống đang hoạt động Nhóm tác giả Todorovski, Ljupčo và cộng sự (2006) đã đề xuất phương pháp tích hợp các dịch vụ điện tử dựa trên các sự kiện đời sống 10 trình phát triển, vai trò, các lĩnh vực ứng dụng của thẻ định danh điện tử của Phần Lan 1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Tác giả Đỗ Mai Thanh, (2012) với công trình “Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam” Tác giả Bế Trung Anh (2012) với công trình nghiên cứu “Phát triển chính phủ điện tử nhằm nâng cao tính minh bạch của các dịch vụ công ở Việt Nam” Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả Trương Điện Thắng (2013), với công trình “Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về cung cấp DVCTT tại thành phố Đà Nẵng” Quách Thị Minh Phượng, Phạm Văn Phong (2017) trong bài viết “Những vấn đề đặt ra đối với chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay” Nghiên cứu về một dịch vụ hành chính công cụ thể được cung cấp bằng hình thức trực tuyến, trong công trình "Nhân tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ thuế trực tuyến của cơ quan thuế - nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội", tác giả Nguyễn Thùy Linh Tác giả Nguyễn Việt Nga (2019), trong bài viết "Đẩy mạnh DVCTT để đáp ứng nền kinh tế số” Nghiên cứu về chất lượng DVCTT cấp huyện, tác giả Nguyễn Thị Hoài Thương (2022) trong bài viết “Giải pháp nâng cao chất lượng DVCTT cấp huyện hiện nay” Xem xét việc cung cấp DVCTT trong bối cảnh chuyển đổi số, trong bài viết “Cung ứng DVCTT trong bối cảnh chuyển đổi số”, tác giả Đoàn Hồng Linh Trên cơ sở những kết quả trong cung cấp DVCTT tại Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, bài viết “Cung cấp DVCTT mức độ 3 tại Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Đức Thắng Trong công trình “Chất lượng dịch vụ hành chính công trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tác giả Vũ Quỳnh đã tập trung nghiên cứu về chất lượng DVHCC, các tiêu chí để đánh giá chất lượng DVHCC và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng DVHCC với phạm vi trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn Hà Nội Trong bài viết "Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công 12 đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân", Tác giả Vũ Thị Hoài Phương đã chỉ ra vai trò của nhà nước đối với quản lý DVHCC, đồng thời xác định các nhân tố tác động đến việc cung ứng DVHCC Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp DVCTT trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam, tác giả Phạm Thị Hồng Thắm (2022), trong bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp DVCTT trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam” tại Hội thảo “Chuyển đổi số tại bộ, ngành, địa phương- Lý luận và thực tiễn”, đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng Tác giả Lê Thị Oanh (2022) với công trình luận văn "Tiếp cận và sử dụng DVCTT của người dân tại thành phố Đà Nẵng: khó khăn và giải pháp", đã chỉ ra sáu yếu tố có ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng DVCTT của người dân Tại tọa đàm chuyên đề “Đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của 63 cổng DVCTT cấp tỉnh lần thứ nhất, năm 2023” diễn ra vào ngày 11/7/2023, Báo cáo của nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) phối hợp với Chươn g trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho thấy có 3 loại rào cản khiến người dân chưa sử dụng nhiều DVCTT Dương Quốc Chính (2022) với Luận án “Cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam” đã làm rõ được những tác động của CMCN 4.0 tới hoạt động cung ứng DVHCC ở Việt Nam và xác định được những điểm đặc trưng, nội hàm của cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0; Trong bài báo “Giải pháp đẩy mạnh DVCTT của cơ quan quản lý nhà nước”, nhóm tác giả Bùi Quỳnh Trang, Lã Thị Quỳnh Mai, (2023) đã chỉ ra 04 nguyên nhân khiến DVCTT chưa phát huy được hiệu quả 1.2 Nhận xét, đánh giá về các công trình tổng quan và hướng nghiên cứu đề tài 1.2.1 Những kết quả nghiên cứu đã được làm rõ mà Luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển Một là, đối với vấn đề lý luận về DVCTT, các nghiên cứu nước ngoài tương đối phong phú, đa dạng Hai là, các công trình nghiên cứu trong nước đã quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng cung cấp DVHCC đặt trong bối cảnh xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số Ba là, các nghiên cứu đã trình bày, đánh giá thực trạng cung cấp DVCTT gắn với quá trình xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, 13 chính phủ số trên thế giới Bốn là, các nghiên cứu của quốc tế cũng đã chỉ ra xu hướng cung cấp DVCTT của các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh xây dựng chính phủ số mạnh mẽ hiện nay 1.2.2 Những khoảng trống nghiên cứu đặt ra: (i) Các nghiên cứu về DVCTT hầu hết được tiếp cận dưới góc độ kỹ thuật tập trung vào nghiên cứu hoạt động cung cấp DVCTT; (ii) Vẫn còn tồn tại sự chưa thống nhất đối với khái niệm “DVCTT” giữa các nhà nghiên cứu; (iii) Chưa có công trình nghiên cứu tổng thể, toàn diện, chuyên sâu về nội dung QLNN đối với DVCTT trong các cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh xây dựng chính phủ số; (iv) Vấn đề đặt ra là nếu tìm kiếm được mô hình cung cấp DVCTT phù hợp trong bối cảnh xây dựng Chính phủ số của Việt Nam thì có thể tạo nên sự đột phá 1.2.3 Hướng nghiên cứu của đề tài: (i) làm rõ nội dung QLNN đối với DVCTT trong các CQHC, chỉ rõ tác động của các nội dung này đến hiệu quả của hoạt động cung cấp DVCTT trong các CQHC; (ii) Phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động QLNN đối với DVCTT trong CQHC trong bối cảnh xây dựng chính phủ số, chính quyền điện tử hiện nay; (iii) Tìm kiếm mô hình cung cấp DVCTT phù hợp với xu hướng xây dựng chính phủ số Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2.1 Khái quát dịch vụ công trực tuyến trong các cơ quan hành chính nhà nước 2.1.1 Khái quát về cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước 2.1.2 Dịch vụ công Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu chung thiết yếu của cộng đồng và toàn xã hội, phục vụ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân và tổ chức, do nhà nước trực tiếp đảm 14 nhận hoặc ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng xã hội Qua cách hiểu trên chúng ta có thể rút ra đặc trưng của dịch vụ công gồm: Thứ nhất, dịch vụ công phục vụ những nhu cầu cơ bản, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và người dân, thực hiện công bằng và ổn định xã hội Thứ hai, mọi người dân đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ công với tư cách là đối tượng phục vụ của Nhà nước Thứ ba, dịch vụ công do các tổ chức của Nhà nước hoặc do các tổ chức, đơn vị được Nhà nước uỷ quyền cung cấp Thứ tư, Nhà nước chịu trách nhiệm bảo đảm cung cấp dịch vụ công cho xã hội thông qua xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý, chính sách, thanh tra, kiểm tra, quy định giá và phí dịch vụ Thứ năm, dịch vụ công có thể có hình thái hiện vật hay phi hiện vật Thứ sáu, hoạt động cung ứng dịch vụ công có thể được Nhà nước tài trợ toàn bộ hoặc do người sử dụng trả phí 2.1.3 Dịch vụ hành chính công 2.1.3.1 Khái niệm Dịch vụ hành chính công là các dịch vụ công mà nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức phải sử dụng khi thực hiện quyền và nghĩa vụ Đó là các dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do CQHCNN (hoặc tổ chức được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà CQHCNN đó quản lý Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một hoặc một nhóm TTHC để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân 2.1.3.2 Đặc điểm của Dịch vụ hành chính công DVHCC có các đặc trưng sau: (i) Chủ thể cung cấp dịch vụ hành chính công là CQHCNN có thẩm quyền; (ii) Là những dịch vụ mà nhà nước bắt buộc, khuyến khích người dân phải làm để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; (iii) Mọi người dân đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp nhận và sử dụng; (iv) Mỗi DVHCC gắn với một hoặc một nhóm TTHC nhất định để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân 2.1.3.3 Các loại hình dịch vụ hành chính công cơ bản - Phân theo tính chất, Dịch vụ hành chính công chia làm 6 loại cơ bản sau đây: các hoạt động cấp các loại giấy phép; hoạt động cấp các 15 loại giấy xác nhận, chứng thực; thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính; hoạt động giữ gìn an ninh trật tự và an ninh công cộng của cảnh sát và công an; hoạt động xử phạt vi phạm hành chính; hoạt động xuất, nhập cảnh bao gồm tất cả các TTHC liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh - Phân theo phương thức cung cấp, DVHCC được phân làm 2 loại gồm DVHCC cung cấp trực tiếp và DVHCC cung cấp trên môi trường điện tử 2.1.4 Dịch vụ công trực tuyến 2.1.4.1 Khái niệm Theo định nghĩa trong văn bản cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam, “DVCTT là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của CQHCNN được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng” (Nghị định 43/2011/NĐ-CP) Và mới nhất theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ, “DVCTT của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng” Theo tác giả Luận án, đặt trong bối cảnh xây dựng Chính phủ số hiện nay và trong xu hướng phát triển, cung cấp DVCTT trên thế giới, trong Luận án này, khái niệm DVCTT và Dịch vụ hành chính công trực tuyến được phát biểu như sau: - DVCTT của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp một phần hoặc hoàn toàn cho các tổ chức, cá nhân sử dụng trên môi trường điện tử - Dịch vụ hành chính công trực tuyến là các dịch vụ hành chính công được cơ quan hành chính nhà nước cung cấp một phần hoặc hoàn toàn cho các tổ chức, cá nhân sử dụng trên môi trường điện tử 2.1.4.2 Phân loại dịch vụ công trực tuyến 2.1.4.3 Lợi ích khi triển khai các dịch vụ công trực tuyến 2.2 Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến 2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến Theo tác giả QLNN đối với DVCTT là việc nhà nước sử dụng các công cụ và cơ chế quản lý để tác động trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình cung cấp DVC trên môi trường điện tử do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng DVC 16 Từ khái niệm trên, QLNN đối với DVCTT được nhận diện qua những đặc điểm sau đây: - Về chủ thể QLNN đối với DVCTT Chủ thể QLNN đối với DVCTT là các CQHCNN được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, quyền quản lý được phân cấp - Về đối tượng quản lý Đối tượng quản lý của QLNN về DVCTT là các CQHCNN cung cấp DVCTT thuộc phạm vi được phân giao 2.2.2 Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến Nhà nước cần tiến hành QLNN đối với DVCTT vì các lý do sau đây: Một là, xuất phát từ chức năng của nhà nước và đặc điểm của DVHCC Hai là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ buộc Nhà nước phải nhanh chóng thay đổi hệ thống thể chế để có thể quản lý việc cung cấp DVCTT một cách hiệu quả Ba là, Nhà nước phải điều phối thông qua các công cụ chính sách để đảm bảo sự công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận DVCTT đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế trong xã hội Bốn là, hoạt động cung cấp DVCTT là hoạt động phục vụ của nhà nước, kết quả của việc cung cấp DVCTT sẽ là thước đo sự hài lòng của công dân, tổ chức Năm là, hoạt động cung cấp DVCTT được thực hiện thông qua môi trường điện tử, do đó việc bảm đảm hạ tầng số và các kênh cung cấp DVCTT là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng 2.2.3 Yêu cầu của quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến (i) Cần có hệ thống pháp lý đầy đủ điều chỉnh các quy định về hoạt động cung cấp, khai thác, sử dụng DVCTT ; (ii) QLNN đối với DVCTT phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng phục vụ của nhà nước; (iii) Phải xây dựng các nền tảng số, hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, dùng chung để đảm bảo cho hoạt động cung cấp DVCTT Cần có tính chủ động và sáng tạo để bắt kịp các thành tựu của khoa học và công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (iv) Cần có tính chủ động và sáng tạo để bắt kịp và ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (v) Cần phải quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cung cấp DVCTT cũng như đào tạo người sử dụng để đảm bảo các DVCTT được khai thác, sử 17 dụng hiệu quả; (iv) Phải công khai, minh bạch trong quá trình cung cấp DVCTT đồng thời phải bảo vệ được dữ liệu của người dùng 2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến 2.3.1 Xây dựng chiến lược, chính sách, thể chế về cung cấp dịch vụ công trực tuyến 2.3.2 Tạo lập môi trường giao dịch điện tử và các điều kiện bảo đảm cung cấp dịch vụ công trực tuyến 2.3.2.1 Xây dựng kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến 2.3.2.2 Tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính 2.3.2.3 Truyền thông về dịch vụ công trực tuyến 2.3.3.4 Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến 2.3.3 Quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ công trực tuyến 2.3.4 Thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến 2.3.5 Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị, giải quyết các khiếu nại, tố cáo vi phạm trong cung cấp, khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ công trực tuyến 2.4.1 Yếu tố khách quan 2.4.1.1 Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa và sự phát triển của khoa học và công nghệ 2.4.1.2 Đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và định hướng phát triển của mỗi địa phương, vùng miền 2.4.1.3 Quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội 2.4.1.4 Trình độ CNTT và thói quen của người dân 2.4.2 Yếu tố chủ quan 2.4.2.1 Sự quan tâm, chỉ đạo của người đứng đầu 2.4.2.2 Trình độ chuyên môn và kỹ năng công nghệ thông tin, thái độ phục vụ của đội ngũ công chức 2.5 Kinh nghiệm của thế giới và một số địa phương trong nước về quản lý và cung cấp DVCTT 2.5.1 Kinh nghiệm của thế giới 2.5.1.1 Kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp 2.5.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 18 2.5.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 2.5.2.1 Kinh nghiệm cung cấp DVCTT của Quảng Ninh 2.5.2.2 Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Đà Nẵng 2.5.3 Giá trị tham khảo cho Việt Nam và thành phố Hà Nội Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Tình hình kinh tế - xã hội và những tác động của tình hình kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến 3.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ hành chính công trực tuyến trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội 3.2.1 Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách, thể chế, quy định về hoạt động cung cấp DVCTT 3.2.2 Tạo lập môi trường giao dịch điện tử và các điều kiện bảo đảm cung cấp dịch vụ công trực tuyến * Xây dựng kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến * Tái cấu trúc quy trình thực hiện thủ tục hành chính * Truyền thông về dịch vụ công trực tuyến * Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến 3.2.3 Quản lý, xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến 3.2.4 Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cung cấp, khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến 3.2.5 Thanh tra, kiểm tra và đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến 3.2.6 Kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của thành phố Hà Nội 3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trực tuyến trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội 19 3.3.1 Ưu điểm 3.3.1.1 Về xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến 3.3.1.2 Về tạo lập môi trường giao dịch điện tử và các điều kiện bảo đảm cung cấp dịch vụ công trực tuyến * Xây dựng kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến * Về chuẩn hóa quy trình thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến * Tuyên truyền khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến 3.3.2 Hạn chế 3.3.2.1 Về tổ chức thực hiện thể chế, chính sách và cung cấp DVCTT 3.3.2.2 Về tạo lập môi trường giao dịch điện tử và các điều kiện bảo đảm cung cấp DVCTT * Xây dựng kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến * Về tái cấu trúc quy trình thực hiện TTHC * Tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến 3.3.2.3 Về quản lý và xây dựng nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ công trực tuyến 3.3.2.4 Về theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến 3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 3.3.3.1 Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, chưa bắt kịp được xu hướng cung cấp DVCTT trên thế giới cũng như chưa ứng dụng được những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình cung cấp DVCTT Thứ hai, xuất phát từ tính đặc thù về vị thế chính trị - kinh tế - xã hội của Hà Nội Thứ ba, giai đoạn 2011 đến 2020, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về DVCTT còn thiếu Thứ tư, thói quen sử dụng DVCTT của người dân vẫn còn hạn chế 3.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, nhận thức của một số đơn vị của Thành phố về phát triển Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh nói chung và hoạt động quản lý nhà nước đối với DVCTT nói riêng còn chưa đồng đều Thứ hai, việc phối hợp giữa các các cơ quan, đơn vị của Thành phố với nhau và với các Bộ, ngành chủ quản còn hạn chế, thiếu chủ 20

Ngày đăng: 26/03/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w