Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển du lịch văn hóa, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thànhQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước taQuản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực Đông Bắc nước ta
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
Học viện Hành chính Quốc gia
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Nguyễn An Thịnh
2 TS Trịnh Thanh Hà
Phản biện 1: ………
……… ………
Phản biện 2: ………
………
Phản biện 3: ………
………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ – Phòng họp …… Nhà……… Học viện Hành chính Quốc gia, số 77, Đường Nguyễn Chí Thanh,
quận Đống Đa, TP Hà Nôi
Thời gian: vào hồi ………giờ…….ngày……tháng…….năm
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch văn hóa là một loại hình ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu ngành du lịch Du lịch văn hóa giúp quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam với những giá trị văn hóa truyền thống hun đúc từ hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, du lịch văn hóa còn góp phần nâng cao vị thế của con người Việt Nam năng động, thân thiện, giàu lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, góp phần đưa văn hóa Việt Nam đến gần hơn với các nền văn hóa trên thế giới trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu, rộng và toàn diện về mọi mặt như hiện nay
Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển du lịch văn hóa, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về
“Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” xác định rõ quan điểm: “Phát
triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc;”[3]
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng
01 năm 2020 về phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030,
với quan điểm: “Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với
bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc” và mục tiêu đến năm
2030: “Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững Việt
Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững” [69]
Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về du
lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta” làm luận án tiến sĩ của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
- Nghiên cứu, tổng hợp các quan điểm, định hướng, xu thế phát triển và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Khu vực Đông Bắc Việt Nam bao gồm 09 tỉnh là: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh
Trang 4- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc từ năm 2018 đến năm 2023 (thời điểm Luật Du lịch năm 2017
có hiệu lực và cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của
lịch văn hóa nói riêng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
4.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học
4.2.3 Phương pháp chuyên gia
4.2.4 Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp
4.2.5 Phương pháp so sánh
5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận án cần giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
- Quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta được thực hiện dựa trên cơ sở khoa học nào?
- Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta hiện nay được thực hiện như thế nào?
- Để hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước
ta trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp căn bản nào?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Du lịch văn hóa có vai trò quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế
- văn hóa - xã hội của các vùng miền đất nước Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch văn hóa được thực hiện có hiệu quả không chỉ đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước mà còn góp phần khơi dậy tiềm năng văn hóa, bản sắc vùng miền và thúc đẩy ngành công nghiệp không khói phát triển bền vững
- Khu vực Đông Bắc Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính
sách, nguồn lực,…cho phát triển du lịch văn hóa
- Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại Khu vực Đông Bắc hiện
nay bên cạnh một số kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế
Trang 56 Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu hệ thống lý
luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta
Thứ hai, luận án hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước
về du lịch văn hóa nói chung từ đó vận dụng trong quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta
Thứ ba, đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về du lịch văn hóa và những điểm đặc
trưng của hoạt động này mà các nghiên cứu đi trước chưa đề cập hoặc đã đề cập nhưng còn những điểm cần phát triển, bổ sung
Thứ tư, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà
nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch văn hoá tại khu vực này
Thứ năm, luận án nghiên cứu, tổng hợp một số quan điểm, định hướng, xu thế
phát triển của du lịch văn hoá trong thời gian tới và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước về du lịch văn hóa tại các địa phương khu vực Đông Bắc nước ta theo hướng kết hợp giữa sự đổi mới trong quản lý của nhà nước với việc huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đối với việc phát triển
du lịch văn hóa
7 Ý nghĩa của luận án
- Luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hoá cũng như có giá trị tham khảo trong học tập, nghiên cứu giảng dạy về du lịch văn hoá và quản lý nhà nước về du lịch văn hoá
- Luận án có ý nghĩa thực tiễn trong việc hoạch định, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu gồm 04 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Trang 6- Jafar Jafari (2000), Encyclopedia of Tourism, tạm dịch là “Bách khoa toàn thư về
du lịch” Đây là một công trình có giá trị được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về
du lịch dày công biên soạn [95]
- Raoul V Bianchi (2003), Place and power in tourism development: Tracing
the complex articulation of community and locality, tạm dịch là “Vị trí và sức mạnh
trong phát triển du lịch: Tìm kiếm các liên kết phức tạp của cộng đồng và địa phương” [101]
- Himani Kaul, Shivangi Gupta (2009), Sustainable Tourism in India, tạm dịch là
Du lịch bền vững tại Ấn Độ Bài viết cung cấp một cái nhìn toàn diện về các khía cạnh khác nhau của du lịch bền vững [97]
- Fatmagul Cetinel and Medet Yolal (2009), Public Policy and Sustainable
Tourism in Turkey, tạm dịch là “Chính sách công và du lịch bền vững ở Thổ Nhĩ Kỳ”
Bài viết này tập trung phân tích các chính sách của nhà nước về du lịch bền vững, thảo luận các kế hoạch, dự án trong tương lai của Chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ [107]
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
- Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn
Ngọc Khán (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo
dục Nhóm tác giả nhận định du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt [40]
- Trịnh Quang Hảo (2004), Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp quản lý
khai thác tài nguyên du lịch Việt Nam, đề tài khoa học cấp nhà nước Đề tài đã hệ
thống hóa được những vấn đề lý luận chung về tài nguyên du lịch, quản lý khai thác tài nguyên du lịch [19]
- Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, NXB Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh Đây là cuốn sách giáo trình đề cập đến những vấn đề cơ bản về du lịch một cách có hệ thống [59]
- Nguyễn Văn Mạnh (2007) “Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 115 Bài báo đã cho thấy
nguồn tài nguyên du lịch hiện nay ở nước ta chưa được thống kê, phân loại và xếp hạng để khai thác một cách hiệu quả bền vững [43]
- Trần Sơn Hải (2011), phát triển nguồn nhân lực du lịch khu vực duyên hải Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành
chính Quốc gia, Hà Nội Tác giả luận án đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực du lich, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng khung lý thuyết về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực du lịch [21]
- Nguyễn Phạm Hùng (2017), Văn hóa du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Cuốn sách là công trình đầu tiên nghiên cứu môt cách hệ thống và sâu rộng về văn hóa du lịch ở Việt Nam, cung cấp những tri thức cơ bản về văn hóa, các loại hình văn hóa, các khía cạnh khác nhau của văn hóa du lịch, các lĩnh vực khác nhau của du lịch văn hóa, [29]
- Đỗ Thị Thanh Hoa (2017), Quản lý nhà nước đối với sự dịch chuyển lao động
du lịch trong quá trình hội nhập cộng đồng ASEAN, đề tài cấp bộ [22]
Trang 7- Trần Thị Xuân Mai (2019), Quản lý nhà nước về du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia [45]
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
- Arthur Pederson (2002), Managing Tourims at World Heritage Sites tạm dịch là
“Quản lý du lịch tại các khu di sản thế giới” [92]
- Marianne Lehtimaki (2008), Cultural Heritage and Tourism: Potential, Impact,
Partnership and Governance, tạm dịch là “Di sản văn hóa và du lịch: Tiềm năng, Tác
động, Quan hệ đối tác và Quản trị” [98]
- Greg Richards và Wil Munsters (2010) “Cultual tourism research methods” tạm
dịch là “Phương pháp nghiên cứu du lịch văn hóa” [94]
- Bob và Hilary (2012)“Cultural tourism the partnership between tourism and
cultural heritage management” tạm dịch là “Du lịch văn hóa: Mối quan hệ đối tác
giữa du lịch và quản lý di sản văn hóa” Cuốn sách này nghiên cứu mối quan hệ giữa
du lịch và quản lý di sản văn hoá [93]
- Milanie Kay Smith và Mike Robinson (2006) “Cultural tourism in a changing
world” tạm dịch là “Du lịch văn hóa trong một thế giới đang thay đổi” [99]
1.1.2.2 Các công trình trong nước
- Hoàng Thị Điệp (2011), “Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch văn
hóa tại các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam”, [16]
- Nguyễn Phạm Hùng (2013), “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng
sông Hồng”, Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội [28]
- Trương Quang Dũng, (2014) “Vấn đề phát triển du lịch văn hóa chất lượng
cao”, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [13]
- Trần Thúy Anh (2016), “Du lịch văn hóa –những vấn đề lý luận và nghiệp vụ”,
NXB Giáo dục Việt Nam Với bố cục 03 chương: chương 1: Các khái niệm cơ bản; Chương 2: Các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch văn hóa; Chương 3: Kỹ năng, nghiệp vụ du lịch văn hóa theo định hướng phát triển bền vững cuốn sách đã cung cấp một cách tương đối đầy đủ những vấn đề cơ bản trong giảng dạy, nghiên cứu du lịch văn hóa [2]
- Đào Minh Ngọc (2017), “Phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam đảm bảo mục
tiêu phát triển bền vững”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội, số 8 năm
2017 [46]
- Đào Minh Ngọc (2018), “Ảnh hưởng của khoảng cách văn hoá quốc gia tới đánh
giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hoá: Nghiên cứu ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân [47]
- Nguyễn Trường Tân (2018), “Cẩm nang du lịch văn hóa tâm linh Việt Nam”,
NXB Thanh niên Cuốn sách cung cấp những thông tin quan trọng về các địa chỉ cần đến, được chọn lọc và rút ra từ những nguồn sử liệu và các địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh trải khắp Việt Nam [54]
- Nguyễn Thị Thanh Mai, Đỗ Thị Phương, Vũ Thu Thảo (2020), “Phát triển du
lịch văn hóa tại tỉnh Tuyên Quang”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Đại học Tân Trào
[44]
Trang 8- Lê Thị Thanh Huyền (2021), “Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam”
Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội [33]
- Nguyễn Đức Thắng (2022), “Vai trò của du lịch văn hóa trong phát triển công
nghiệp văn hóa tại Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật [62]
1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
1.1.3.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
- UNESCO (2006), “Tourism, Culture and Sustainable Development: Current
Policy Research on Cultural Tourism in the Baltic region” tạm dịch là “Du lịch,
Văn hóa và phát triển bền vững: Công trình nghiên cứu chính sách hiện tại về du lịch văn hóa vùng Baltic” [105]
- Jessica Chen (2008), “Research on Korean government and cultural tourism” tạm dịch là “Nghiên cứu về chính phủ Hàn Quốc và du lịch văn hóa”, Cao đẳng ngôn
ngữ Wenzao Ursuline [106]
- Hamimi Omar (2013), “The development of sustainable cultural heritage
tourism in Malaysia: Implications for planning and management”, Newcastle
University Tạm dịch là “Sự phát triển của du lịch di sản văn hóa bền vững ở Malaysia: Hàm ý cho quy hoạch và quản lý” [96]
1.1.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
- Lê Hồng Lý (2011), Giáo trình “Quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du
lịch”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [42]
- Học viện Hành chính Quốc gia (2015), Kỷ yếu Hội thảo “Quản lý nhà nước
về di sản văn hoá và hình ảnh điểm đến du lịch tại các tỉnh miền Trung” Hội thảo
được tổ chức vào ngày 31/5/2025 tại thành phố Huế đã thu hút được nhiều nhà khoa học tham gia viết bài tham luận [25]
- Đắc Linh (2018), “Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị
di sản”, Báo Nhân dân, tháng 4/2018 [37]
- Nguyễn Phúc Lưu (2021), “Phát triển du lịch di sản văn hóa theo hướng bền
vững: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế quốc
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội [41]
- Phạm Thị Thu Cúc (2023) “Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hoá – một trong
những ngành công nghiệp văn hoá quan trọng của thủ đô Hà Nội”, Tạp chí Cộng sản
tháng 7, năm 2023 [12]
1.2 Đánh giá các nghiên cứu đã tổng quan và định hướng nghiên cứu của đề tài luận án
1.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, đưa ra được những vấn đề lý luận chung về du lịch, du lịch văn hóa,
quản lý du lịch văn hóa từ nhiều cách tiếp cận khác nhau
Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã có nhiều đóng góp ý nghĩa về mặt lý luận,
cung cấp một hệ thống lý thuyết tương đối đầy đủ về QLNN về du lịch văn hóa
Thứ ba, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách, phương
pháp, kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
Thứ tư, một số công trình cũng đã phân tích, làm sáng tỏ thực tiễn phát triển du
lịch văn hóa tại một số địa phương, khu vực
Trang 9Thứ năm, nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch văn hóa; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch văn hóa từ các góc độ khác nhau
1.2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, số lượng các công trình về du lịch văn hóa, mối quan hệ giữa phát triển
du lịch và bảo tồn văn hóa khá nhiều nhưng những công trình đề cập đến quản lý nhà nước về du lịch văn hóa còn khiêm tốn
Thứ hai, khu vực Đông Bắc nước ta là khu vực có tài nguyên du lịch văn hóa
phong phú đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực để phát triển du lịch văn hóa
Thứ ba, tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện, có tính hệ thống về cả mặt lý luận và thực tiễn đối với hoạt động quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc Việt Nam
Thứ tư, các công trình chưa phản ánh rõ được thực trạng tình hình phát triển du
lịch văn hóa cũng như thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại khu vực Đông Bắc nước ta
1.2.3 Định hướng nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch văn hóa trên các khía cạnh:
Thứ hai, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch văn hóa tại khu vực Đông
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch văn hóa tại khu vực
Đông Bắc nước ta
Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
DU LỊCH VĂN HÓA 2.1 Một số vấn đề chung về du lịch văn hóa
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm du lịch
“Du lịch là hoạt động của con người di chuyển từ nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá, trải nghiệm, nâng cao hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội”
2.1.1.2 Khái niệm du lịch văn hóa
Từ những phân tích trên, tác giả luận án đưa ra định nghĩa về “du lịch văn hóa”
như sau: Du lịch văn hoá là một loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác
các giá trị văn hoá để đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu của du khách nhằm mang lại lợi ích kinh tế đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, đảm bảo sự phát triển bền vững.Theo cách tiếp cận này thì văn hóa được xem
là điều kiện, chất liệu để phát triển du lịch đồng thời du lịch là động lực là môi trường
để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
2.1.1.3 Khái niệm tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa ở đây được hiểu là toàn bộ giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có khả năng và điều kiện tạo thành sản phẩm du lịch văn hoá, đáp ứng nhu cầu du khách, là yếu tố cơ bản để hình thành điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch,…tài nguyên du lịch văn hóa thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân Tài
Trang 10nguyên du lịch văn hóa có những đặc điểm như: đa dạng; dễ biến đổi; tồn tại phụ thuộc vào con người; Quá trình hình thành, phát triển theo quy luật phát triển xã hội
2.1.2 Đặc điểm của du lịch văn hoá
Thứ nhất, Du lịch văn hoá phát triển dựa trên việc khai thác các giá trị văn hoá truyền thống
Thứ hai, Du lịch văn hoá có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế -xã hội
Thứ ba, Du lịch văn hoá mang tính liên vùng
Văn hoá được hình thành từ quá trình lao động sản xuất của con người trong các cộng đồng dân cư theo từng vùng miền do vậy du lịch văn hoá mang tính liên vùng rõ nét
Thứ tư, Du lịch văn hoá chịu tác động bởi yếu tố tự nhiên, xã hội
Du lịch văn hoá cũng giống như các loại hình du lịch nói chung đều chịu tác động bởi các yếu tố tự nhiên, xã hội
2.1.3 Vai trò của du lịch văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
2.1.3.1 Đối với sự phát triển kinh tế
Ngành du lịch đóng góp một phần đáng kể trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân
ở nhiều quốc gia Đặc biệt; hiện nay ngành Du lịch được xem như là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn; được chú trọng đầu tư; không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia
2.1.3.2 Đối với sự phát triển xã hội
Việc khai thác và phát triển loại hình du lịch văn hóa mang lại nhiều lợi ích về mặt
xã hội cho quốc gia và cho mỗi địa phương Du lịch văn hóa phát triển góp phần từng bước giải quyết việc làm cho người lao động, điều chỉnh sự phân công lao động trong
xã hội từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và góp phần giảm thiểu
sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng miền, các khu vực và địa phương trong cả nước
2.1.3.3 Du lịch văn hóa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
Một trong những mục tiêu quan trọng của du lịch văn hóa là góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa dân tộc Đây là một trong những phương thức phát huy tốt nhất những giá trị văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa,
là phương thức bảo tồn di sản văn hóa gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội
2.2 Quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
2.2.1 Khái niệm
Quản lý nhà nước về du lịch văn hóa được hiểu là sự tác động bằng quyền lực của Nhà nước đối với ngành du lịch văn hóa nhằm tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch văn hóa, đảm bảo phát triển du lịch văn hóa góp phần đẩy mạnh kinh
tế gắn với bảo tồn được tài nguyên du lịch văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch văn hóa
2.2.2 Đối tượng và chủ thể quản lý nhà nước về du lịch văn hoá
2.2.2.1 Chủ thể
Chủ thể quản lý nhà nước về du lịch văn hoá: Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước các lĩnh vực hoạt động
Trang 11của quốc gia trong đó có du lịch văn hoá Chính phủ phân cấp quản lý nhà nước về du lịch văn hoá theo thẩm quyền: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Cấp Trung ương: Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước
2.2.2.2 Đối tượng
Đối tượng quản lý nhà nước về du lịch văn hoá là hoạt động du lịch văn hoá Các
cá nhân, đơn vị liên quan và các hoạt động tổ chức triển khai du lịch văn hoá đều là đối tượng quản lý nhà nước về du lịch văn hoá
2.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Một là, định hướng sự phát triển của du lịch văn hóa bằng các chiến lược, chương
trình, kế hoạch và các chính sách trên cơ sở tuân thủ quy luật khách quan của thị trường và nguyên tắc trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Hai là, nhà nước tạo môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách và huy động các
nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa
Ba là, quản lý nhà nước về du lịch văn hoá góp phần định hướng bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay, Việt Nam có điều kiện mở rộng, giao lưu với nhiều nền văn hoá trên thế giới
Bốn là, quản lý nhà nước về du lịch văn hoá góp phần thúc đẩy sự phát triển
chung của ngành du lịch Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân
2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
2.2.3.1 Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch văn hóa
Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoach phát triển du lịch văn hóa
là một trong những nội dung mang tính tiền đề, nền tảng quyết định sự phát triển của
du lịch văn hóa
Thứ hai, chiến lược phát triển du lịch văn hoá phải phù hợp với từng giai đoạn và
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững Phát triển bền vững về phát triển du lịch văn hoá là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta vì các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể nếu không được khai thác, sử dụng, bảo tồn hợp lý sẽ bị mai một thậm chí bị biến mất hoàn toàn, không có khả năng khôi phục được
Thứ ba, chiến lược phát triển du lịch văn hóa ở địa phương phải gắn với chiến lược
phát triển chung của ngành du lịch cũng như chiến lược phát triển du lịch văn hóa của quốc gia Mục tiêu phát triển du lịch văn hóa là phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn,
du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
2.2.3.2 Xây dựng và thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về phát triển du lịch văn hóa
Để quản lý nhà nước về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, nhà nước cần
có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để làm cơ sở pháp lý và công cụ quản lý
Việc tổ chức nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và kịp thời Thực hiện tốt nội dung xây dựng và hoàn thiện hệ
Trang 12thống văn bản quy phạm pháp luật về du lịch văn hoá là cơ sở để ban hành và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch văn hoá, là điều kiện
để quản lý du lịch văn hoá bằng pháp luật và theo pháp luật
2.2.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch văn hóa từ trung ương đến địa phương, quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước và xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động của cả hệ thống để tạọ sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành nhằm quản lý du lịch văn hoá theo mục tiêu đã đề ra
2.2.3.4 Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Trong hoạt động quản lý nhà nước, xét đến cùng, thể chế, chính sách được triển khai trong thực tiễn thông qua hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng do đội ngũ công chức vận hành Do vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa là một nội dung quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
2.2.3.5 Quản lý, sử dụng các nguồn lực vật chất để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Thể chế về đầu tư ngân sách, huy động, quản lý, sử dụng ngân sách, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch văn hóa yêu cầu xác định nguồn lực cần huy động và có thể huy động được, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu liên quan đến phát triển
du lịch văn hóa; xác định cơ chế điều hành tối ưu trong thực tiễn quản lý nhà nước về
du lịch văn hóa;
2.2.3.6 Hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch văn hóa, xúc tiến, quảng bá hoạt động du lịch văn hóa trong và ngoài nước
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp việc mở rộng quan
hệ, tiếp thu kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước tiên tiến
và các tổ chức quốc tế là xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia
2.2.3.7 Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ để quản lý du lịch văn hóa
Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Đối với ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, sự tiến bộ của khoa học, công nghệ đã tạo nên sự thay đổi rõ nét, những chuyển biến quan trọng trong tổ chức, quản lý, vận hành hoạt động: ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý, cập nhật thông tin, quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch, tạo sự kết nối du lịch toàn cầu
2.2.3.8 Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về phát triển du lịch văn hóa
Thanh tra là phạm trù để chỉ hoạt động của hệ thống cơ thanh tra nhà nước bao gồm hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Kiểm tra được hiểu
là hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước
Trang 13cấp dưới nhằm xem xét đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới, kiểm tra chức năng
và kiểm tra nội bộ
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
2.3.1 Các yếu tố về chính sách phát triển du lịch văn hóa
Chính sách phát triển du lịch văn hóa là yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hướng lớn đến sự phát triển của ngành du lịch văn hóa Để phát triển du lịch văn hóa cần phải có định hướng phát du lịch đúng đắn, phù hợp
2.3.2 Yếu tố thể chế
Hệ thống thể chế là căn cứ và tiền đề pháp lý cho các hoạt động quản lý, điều hành
của bộ máy hành chính nhà nước, chủ yếu tập trung ở 2 nhóm: Một là, hệ thống các
quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
2.3.3 Yếu tố về điều kiện tự nhiên, văn hóa
Mỗi ngành, lĩnh vực sẽ có những điều kiện nhất định để phát triển Đối với ngành du lịch nói chung, du lịch văn hóa nói riêng, điều kiện tự nhiên, văn hóa là tiền đề căn bản cho sự phát triển của ngành Đặc thù của ngành là tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa phụ vụ nhu cầu khám phá, trải nghiệm của khách du lịch do vậy mỗi địa phương muốn phát triển du lịch văn hóa cần khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý, lợi thế về tài nguyên văn hóa (khu di tích, các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán của người dân địa phương,…) để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa phù hợp
2.3.4 Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước
2.3.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Tổ chức bộ máy là yếu tố quan trọng tác động đến việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về du lịch văn hóa Theo đó, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch văn hóa đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải quan tâm đến việc xây dựng tổ chức
2.3.4.3 Nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo cho quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
- Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc là nơi diễn ra các hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ
- Thiết bị vật chất, khoa học - kỹ thuật: Để thực hiện được nhiệm vụ, các chủ thể
có thẩm quyền quản lý nhà nước về du lịch văn hóa cần phải được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học kỹ thuật
- Tài chính: Nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về du lịch văn hoá rất đa dạng bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài chính từ huy động