Quản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt NamQuản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM NHẬT LINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƯ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9340410.01
TÓM TĂT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2024
Trang 2LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Lê Văn Chiến
2 TS Nguyễn Thùy Anh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm tiến sĩ luận án họp tại
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
– Thư viên Quốc gia
– Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1 Tên luận án: Quản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam
2 Tác giả: Phạm Nhật Linh
3 Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế
4 Mã số: 9340410.01
5 Giáo viên hướng dẫn 1: PGS.TS Lê Văn Chiến
Giáo viên hướng dẫn 2: TS Nguyễn Thùy Anh
6 Tên đơn vị đào tạo SĐH: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
7 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
7.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra giải pháp để thực hiện đúng quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ, thực hiện CMCN 4.0 ở Việt Nam
7.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu để kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước; tìm ra khoảng trống nghiên cứu để tránh trùng lặp, làm cho luận án có giá trị lý luận và thực tiễn
- Tổng kết, bổ sung, hoàn thiện lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ trong điều kiện CMCN 4.0; khái quát kinh nghiệm thực tiễn về xác định, thực hiện quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ ở một số quốc gia
- Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ ở Việt Nam trong điều kiện CMCN 4.0
- Đề xuất các quan điểm định hướng và giải pháp để làm tròn quản lý nhà nước thúc đẩy phát triển công nghệ ở Việt Nam nhằm thực hiện CMCN 4.0, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển theo định hướng XHCN vào năm 2045
Trang 48 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8.1 Đối tượng nghiên cứu
Ngày nay, công nghệ đang trở thành nguồn lực trực tiếp quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động kinh tế, từ đó quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế Vì vậy, phát triển công nghệ đang trở thành yêu cầu cấp bách với mọi quốc gia Để phát triển công nghệ, cần có sự tham gia của các chủ thể kinh tế thị trường Phát triển công nghệ phải dựa trên nền tảng kinh tế thị trường hiện đại, mang tính toàn cầu Đặc biệt, phát triển công nghệ phải dựa vào CMCN 4.0 và góp phần thực hiện cuộc cách mạng này ở Việt Nam
Dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án không đơn thuần nghiên cứu phát triển công nghệ, mà phát triển công nghệ gắn với vai trò của chủ thể nhà nước, trong mối quan hệ với các chủ thể sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình)
8.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ trong nền kinh tế
Về không gian: nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và một số doanh nghiệp điển hình có kết quả phát triển công nghệ nổi bật
Về thời gian, CMCN 4.0 bắt đầu xuất hiện trên thế giới vào những năm đầu của thế kỷ 21 và tác động đến phát triển công nghệ ở Việt Nam muộn hơn Vì vậy, tác giả lựa chọn khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2023 để khảo sát, đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ ở Việt Nam
9 Phương pháp nghiên cứu
9.1 Cơ sở lý luận được sử dụng
Dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ ở Việt Nam trong mối quan hệ với thị trường để xác định chức năng, nhiệm vụ của nhà nước cần phải thực hiện để phát huy những ưu thế, khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường trong phát triển công nghệ Vì vậy, tác giả sử dụng kết hợp hai hệ quan điểm:
Trang 5Thứ nhất, quan điểm của Các Mác về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường Nhà nước là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, thường xuyên tác động đến cơ sở hạ tầng Sự can thiệp của nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển hoặc có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, thậm chí một ngành, một lĩnh vực kinh tế Nếu sự can thiệp của nhà nước phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển Ngược lại, nếu sự can thiệp đó trái chiều với vận động của các quy luật kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ cũng vậy Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nếu sự can thiệp nhà nước tương hợp với các quy luật thị trường thì sẽ thúc đẩy công nghệ phát triển
Thứ hai, quan điểm của P.A Samuelson về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường Theo Samuelson, thị trường thông qua quan hệ cạnh tranh, cung-cầu và giá cả sẽ điều tiết và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả Thị trường là nhân tố chủ đạo sẽ dẫn dắt các quan hệ kinh tế, điều tiết phân bổ các nguồn lực và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có không ít khuyết tật và để sửa chữa chúng cần có sự can thiệp của nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước có vai trò tạo dựng khuôn khổ hành lang pháp lý cho sự hoạt động hiệu quả của các thị trường; sửa chữa những thất bại của thị trường; cung ứng những hàng hóa dịch vụ công mà tư nhân không làm và tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định để nền phát triển kinh tế
Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước cũng không phải là công cụ hoàn hảo
để sửa chữa những thất bại của thị trường Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế có thể làm méo mó các quan hệ thị trường, cũng có thể tạo ra những thất bại mà trong một số trường hợp nhất định, thất bại đó còn lớn hơn thất bại của thị trường Để hạn chế những tác động tiêu cực do sự can thiệp của nhà nước gây ra, nhà nước nên can thiệp vào nền kinh tế theo nguyên tắc tương hợp-hỗ trợ các quan hệ thị trường
Từ hai quan điểm đó, tác giả luận án cho rằng, quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ cần được nghiên cứu trong sự tương tác với thị trường nhằm phát huy ưu việt, khắc phục các nhược điểm của cả nhà nước và thị trường, trong bối cảnh CMCN 4.0
Trang 69.2 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
9.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn dữ liệu của nghiên cứu này là khảo sát 8624 được lấy từ Khảo sát
Doanh nghiệp Việt Nam 2020 tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê (GSO) phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thu thập Dữ liệu bao gồm thông tin về các đặc điểm khác nhau của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp có địa bàn trên cả nước, hoạt động trong tất cả các ngành quy định tại Tiêu chuẩn Phân ngành Công nghiệp Việt Nam 2018 Bảng câu hỏi khảo sát phát triển công nghệ của doanh nghiệp bao gồm:
- Tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất, kinh doanh
- Việc triển khai công nghệ trong doanh nghiệp bao gồm nghiên cứu các loại công nghệ, áp dụng các loại công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận công nghệ của CMCN 4.0
Sau khi loại bỏ các lỗi dữ liệu, các giá trị còn thiếu, nghiên cứu này áp
dụng trên 5209 doanh nghiệp Việt Nam tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam 9.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
9.2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Các tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được hệ thống hóa theo các nội dung nghiêncứu Các thông tin và số liệu sơ cấp được xử lý bằng các phần mềm máy
tính như Excel, SPSS và STATA Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so
sánh, mô hình đánh giá Phương pháp này được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn
từng khía cạnh khác nhau trong QLNN về phát triển công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam; và tổng hợp để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá, và tìm ra những thành công và hạn chế của QLNN về phát triển công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam
Trang 79.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả, so sánh
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng
kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được Nghiên cứu
sẽ sử 78 dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng phát triển công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam Các số liệu tuyệt đối, tương đối, tần suất và tỷ lệ phần trăm được tính toán và thể hiện qua các bảng biểu, sơ
đồ, hình vẽ minh họa các nội dung đề cập ở trên
Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng nhằm thể hiện sự biến động
hay sự sai khác của các chỉ tiêu theo thời gian, không gian hay theo các nhóm đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp phân tích so sánh được sử dụng để đánh giá phát triển công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 theo không gian, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, loại hình công nghệ doanh nghiệp triển khai, áp dụng
9.2.2.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích các yếu tố bên
trong có ảnh hưởng đến tình hình phát triển hay tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức đó (phân tích các điểm mạnh, điểm yếu) đồng thời phân tích các yếu tố bên ngoài mà các đơn vị, tổ chức phải đối mặt (các cơ hội và thách
thức) Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để
phân tích và chỉ ra điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weaknesses) của QLNN về phát triển công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 Phương pháp SWOT cũng được
sử dụng nhằm phân tích và chỉ ra những cơ hội, thách thức trong phát triển công nghệ trong thời gian tới Kết quả của phân tích SWOT là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy QLNN về phát triển công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 trong thời gian tới
9.2.2.4 Phương pháp phân tích định lượng
Sau khi lựa chọn được 5209 doanh nghiệp, luận án phân loại có 1661 doanh nghiệp đang triển khai và tiếp tục mở rộng triển khai công nghệ và có
3548 doanh nghiệp không (hoặc không có ý định) triển khai công nghệ
Luận án này sử dụng mô hình hồi quy logistic để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển công nghệ của doanh nghiệp
Trang 810 Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Xác định nội dung vai trò và phương thức thực hiện quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ trong mối quan hệ với thị trường; trên cơ
sở đó xem xét nhà nước đã phát huy những ưu thế, hạn chế những khuyết tật của
cơ chế thị trường trong phát triển công nghệ như thế nào
- Đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất những quan điểm định hướng và giải pháp để phát huy quản lý nhà nước thúc đẩy phát triển công nghệ ở Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn
2045
11 Những kết quả từ các nghiên cứu trước và khoảng trống
11.1 Những kết quả đã được tác giả luận án kế thừa
Thứ nhất, tác giả luận án kế thừa những nghiên cứu về vấn đề lý luận
chung về KHCN, CMCN và CMCN 4.0, quản lý nhà nước
Thứ hai, tác giả luận án kế thừa những nghiên cứu về ý nghĩa lý luận và
thực tiễn được rút ra từ sự tác động của CMCN 4.0 và sự phát triển KHCN đến
sự tăng trưởng của kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam
Thứ ba, tác giả luận án kế thừa những nghiên cứu về ảnh hưởng của nhà
nước đối với sự phát triển và tăng trưởng về kinh tế, xã hội, chính trị ở Việt Nam
Những kết quả nghiên cứu này đã giúp cho tác giả luận án có những tư liệu phong phú về mọi khía cạnh tác động của cuộc CMCN 4.0, sự bùng nổ của KHCN đến sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Bên cạnh đó, tác giả có thêm những góc nhìn khác nhau về quản lý nhà nước trong bối cảnh hiện nay
Thứ tư, tác giả luận án kế thừa những thông tin có tính dự bảo về sự tác
động của CMCN 4.0 cũng như sự phát triển của KHCN đến Việt Nam cũng như
sự thay đổi, điều chỉnh quản lý nhà nước trong bối cảnh hiện nay
Những kết quả này cũng sẽ giúp tác giả luận án có thêm những cơ sở để
Trang 9dự báo những vấn đề đặt ra và bước đầu xây dựng những giải pháp cho việc thực hiện quản lý nhà nước về phát triển công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay
11.2 Những khoảng trống nghiên cứu
Một là, tác giả luận án nhận thấy rằng, sự hiểu biết về quản lý nhà nước
đối với phát triển công nghệ trong nhiều nghiên cứu trước đây chưa thật sự chính xác và rõ ràng
Hai là, không ít đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về phát triển công
nghệ ở Việt Nam trước đây không đặt trong bối cảnh cách mạng 4.0 Cuộc CMCN này đã làm thay đổi rất nhiều thứ, bản thân dòng chảy công nghệ cũng phát triển ở một tầm mới, không chỉ đơn thuần là các phát minh về công nghệ
Vì vậy, tác giả sẽ tập trung để làm rõ về phát triển công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 này trên các khía cạnh như: phát triển công nghệ nào, phát triển như thế nào, những cơ hội và thách thức…
Ba là, quản lý nhà nước đối với phát triển công nghệ trong CMCN 4.0
thay đổi như thế nào? Với nhữn thay đổi đó, nhà nước có thể và cần phải làm để phát triển công nghệ, thực hiện CMCN 4.0
12 Đánh giá tổng hợp về quản lý nhà nước trong phát triển công nghệ
12.1 Những thành tựu chủ yếu
Báo cáo chỉ số ĐMST toàn cầu năm 2019 (Global Innovation Index 2019, GII 2019) được thực hiện bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) kết hợp với Trường Đại học Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) và các đối tác Chỉ số cung cấp các số liệu chi tiết về hiệu suất ĐMST của 129 quốc gia và nền kinh tế trên toàn thế giới Với 80 tiểu chỉ số/tiêu chí, GII 2019 cho thấy một tầm bao quát về ĐMST gồm: môi trường chính trị, giáo dục, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển kinh doanh từ các phép đo truyền thống như đầu tư R&D, công bố bằng sáng chế và thương hiệu quốc tế đến các chỉ số mới hơn như tạo ứng dụng cho điện thoại di động và xuất khẩu công nghệ cao Theo đó, Việt Nam đã tăng 3 bậc, từ vị trí 45 lên vị trí 42 trên tổng số 129 nền kinh tế được xếp hạng Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam tăng hạng và vị trí 42
Trang 10cũng là vị trí cao nhất mà Việt Nam đạt được từ trước đến nay Thứ hạng năm
2019 của Việt Nam đã được cải thiện 17 bậc so với thứ hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapo và Malaysia
Trang csis.org của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) 17/2 đăng bài nhận định Việt Nam đang trở thành cường quốc kỹ thuật số mới ở Đông Nam Á, song để vươn xa hơn, Việt Nam cần vượt qua hai thách thức, gồm đột phá chuỗi giá trị kỹ thuật số và phát triển các mũi nhọn công nghệ trong tương lai Tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế Internet Việt Nam đang thua một số nước láng giềng, với ước tính khoảng 21 tỷ USD vào năm 2021, song con số đó dự kiến sẽ đạt 150 - 220 tỷ USD vào năm 2030
Việt Nam có tỷ lệ sử dụng Internet là 70,3% (đứng thứ 4 ở Đông Nam Á)
do tỷ lệ dân số thành thị tương đối thấp (38% vào năm 2021) Tuy nhiên, nhân khẩu học thanh niên của Việt Nam là một yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy sự chấp nhận công nghệ trên toàn quốc lớn hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu Báo cáo mức độ sẵn sàng về kỹ thuật số của PwC Việt Nam năm 2021 cho thấy 42% người Việt Nam được hỏi bày tỏ sự hào hứng về việc đưa công nghệ vào công việc, so với mức trung bình toàn cầu là 16% Tuy nhiên, đối với Việt Nam, việc áp dụng công nghệ không chỉ là kết quả tự phát của người dân Nền kinh tế
kỹ thuật số chỉ là một khía cạnh trong tham vọng tổng thể của đất nước về CMCN 4.0 Theo kế hoạch này, Việt Nam dự kiến lọt vào danh sách 40 quốc gia
có thành tích hàng đầu trong Chỉ số Đổi mới toàn cầu, top 30 trong Chỉ số an ninh mạng toàn cầu của Liên minh viễn thông quốc tế và top 50 trong Chỉ số Phát triển chính phủ điện tử của Liên hợp quốc vào năm 2030 Chính phủ Việt Nam mong muốn nền kinh tế kỹ thuật số đóng góp vào khoảng 30% GDP và năng suất tăng trung bình 7,5% hàng năm Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu hoàn thiện và thiết lập các thành phố thông minh tại các khu kinh tế trọng điểm trên cả nước
Các chính sách có vai trò định vị Việt Nam như một trung tâm khu vực về sản xuất công nghệ và chất bán dẫn Khi Mỹ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng,